May 9, 2024

Làm rõ vụ bệnh nhân bị u buồng trứng phải, bác sĩ mổ bên trái

Ngày 9-5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam sau khi có thông tin phản ánh sự việc tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam người “bệnh được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, bác sĩ lại phẫu thuật buồng trứng trái”.

Làm rõ vụ bệnh nhân bị u buồng trứng phải, bác sĩ mổ bên trái- Ảnh 1.

Phiếu siêu âm ngày 16-4 của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xác định chị L. bị “u bì buồng trứng phải”. Ảnh: Trần Thường

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chủ động chỉ đạo có báo cáo làm rõ thông tin nêu trên, xử lý nghiêm các vi phạm của cá nhân, tập thể theo đúng quy định (nếu có).

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam rút kinh nghiệm về sự cố gây ảnh hưởng tới uy tín chung của ngành y tế; có biện pháp để không xảy ra các sự việc tương tự.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam chịu trách nhiệm trên địa bàn trong triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng, nâng cao an toàn người bệnh, phòng tránh các nguy cơ, sự cố y khoa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời nghiêm túc thực thực hiện quy định về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Trước đó, Báo Người Lao Động đã đưa tin về trường hợp người bệnh là chị Nguyễn Thị Minh L. (SN 1988; trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, nhưng bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam lại phẫu thuật bóc u nang bì buồng trứng trái. Vụ việc đang được xác minh, làm rõ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức

Ngày 9-5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết đơn vị này vừa có công văn thu hồi lô thuốc điều trị một số bệnh ung thư não nhập khẩu từ Đức.

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức- Ảnh 1.

Lô thuốc bị thu hồi do vi phạm mức độ 3

Theo đó, Đoàn thanh tra của Bộ Y tế đã thanh tra xác suất tại Công ty TNHH Dược phẩm và hóa chất Nam Linh (Công ty Nam Linh), có địa chỉ tại 915/27/12 đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM.

Trong quá trình thanh tra, đoàn phát hiện 1 lô thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg (số GĐKLH VN2-626-17, số lô: 2J6001, ngày sản xuất: 17-8-2022, hạn dùng: 31-8-2025. Thuốc do Công ty Haupt Pharma Amareg GmbH (Đức) sản xuất; chủ sở hữu sản phẩm là Công ty Hikma Pharma GmbH (Đức). Công ty Nam Linh là đơn vị đăng ký và nhập khẩu thuốc.

Tuy nhiên, lô sản phẩm trên không có tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt theo quy định.

Trước vi phạm trên, Cục Quản lý dược đã ra quyết định thu hồi toàn quốc thuốc Temozolomid Ribosepharm 100mg vì vi phạm mức độ 3.

Cục Quản lý dược yêu cầu Công ty Nam Linh phối hợp với nhà cung cấp và phân phối thuốc gửi thông báo thu hồi lô thuốc trên trong thời hạn 2 ngày kể từ khi có công văn thông báo. Đồng thời, công ty phải gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý dược, gồm: Số lượng nhập khẩu, ngày nhập khẩu, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng lô thuốc nêu trên.

Cục Quản lý dược cũng đề nghị Sở Y tế TP HCM có trách nhiệm kiểm tra và giám sát Công ty Nam Linh thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Điều trị bệnh vảy nến ở tuyến tỉnh được chi trả như trung ương

Ngày 9-5, thông tin việc chuyển giao kỹ thuật y tế chuyên sâu về tuyến cơ sở tại lễ ký kết hợp tác và khai trương phòng khám chuyên về bệnh vảy nến của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, PGS-TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết công tác phát triển lĩnh vực da liễu chuyên sâu đang được bệnh viện thực hiện ở một số địa phương.

Điều trị bệnh vảy nến ở tuyến tỉnh được chi trả như trung ương- Ảnh 1.

Thăm khám cho bệnh nhân vảy nến tại phòng khám vảy nến, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Đến nay, bệnh viện đã nhận được đề nghị của hơn 20 bệnh đa khoa tuyến tỉnh ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên về việc hỗ trợ xây dựng phòng khám chuyên về bệnh vảy nến.

Năm 2024, bệnh viện sẽ đồng hành cùng các tỉnh thành lập các phòng khám này. Đây là chuỗi các hoạt động của công tác phát triển da liễu chuyên sâu mà Bệnh viện Da liễu Trung ương thực hiện ở một số tỉnh, thành.

Trước đó, cuối tháng 12-2023, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái xây dựng mô hình phòng khám về bệnh vảy nến. Từ đó đến nay, hầu hết bệnh nhân vảy nến đã được quản lý và điều trị hiệu quả tại địa phương này.

PGS Doanh cho biết với vai trò là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện đã và đang hỗ trợ các tỉnh thành lập phòng khám chuyên về bệnh vảy nến nhằm giúp bệnh viện tuyến tỉnh quản lý, điều trị bệnh nhân vảy nến hiệu quả nhất. Từ đó giảm chi phí và thời gian đi lại cho người bệnh.

“Không chỉ tập huấn về chuyên môn, cung cấp mẫu bệnh án, hội chẩn trực tuyến về các ca bệnh… chúng tôi cam kết đồng hành cùng các đơn vị trong suốt hành trình”- PGS Doanh nhấn mạnh.

Vảy nến là một trong những bệnh da mạn tính hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, chiếm khoảng 2-3% dân số.

Bệnh dễ tái phát lại liên quan đến vẻ bề ngoài, thẩm mỹ nên người bệnh khi bị mắc bệnh vảy nến hay ngại ngùng, giấu bệnh và nhiều người thường nghe theo lời quảng cáo chữa khỏi hẳn bệnh vảy nến nên đã tự ý đi điều trị, gây hậu quả nặng nề.

Điều trị bệnh vảy nến ở tuyến tỉnh được chi trả như trung ương- Ảnh 2.

Đại diện Novartis cam kết hỗ trợ việc thành lập phòng khám vảy nến tại địa phương

Theo PGS Doanh, những năm gần đây, nhiều phương pháp điều trị mới được áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh vảy nến như: Liệu pháp ánh sáng, thuốc sinh học nếu bệnh nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc toàn thân thông thường. Các thuốc sinh học là cuộc cách mạng giúp kiểm soát tốt bệnh lý này, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống người bệnh.

Tuy vậy, hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nên việc quản lý bệnh vảy nến là hết sức cần thiết trong chiến lược điều trị.

Việc thành lập các phòng khám chuyên sâu sẽ giúp y tế tuyến cơ sở phát triển hơn về chuyên môn, giúp quản lý bệnh nhân toàn diện hơn. Khi đến khám tại các cơ sở này, người bệnh vảy nến sẽ được tiếp cận, sử dụng các thuốc và phương pháp mới tương tự bệnh viện tuyến cuối mà vẫn được Quỹ BHYT chi trả đầy đủ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sở Y tế TP HCM thông tin bước đầu về nhiều vụ sinh viên nhập viện sau bữa ăn chiều

Chiều 9-5, Sở Y tế TP HCM cho biết sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến nhiều sinh viên thuộc ký túc xá ĐH QG TP HCM, ngành y tế TP đã điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ.

Theo đó, khoảng 21 giờ ngày 8-5 đến 2 giờ 30 phút ngày 9-5, Trạm Y tế Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG đã tiếp nhận 19 trường hợp sinh viên có các triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, đi tiêu lỏng sau khi ăn tối tại nhà ăn của trường.

Trạm y tế đã thực hiện khám và chuyển các em đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Tất cả sinh viên được nhập viện để khám, xét nghiệm và theo dõi điều trị.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) khẩn trương phối hợp với Trung tâm Y tế TP Thủ Đức điều tra dịch tễ, đánh giá nguy cơ và can thiệp theo quy trình xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Thông tin điều tra ban đầu ghi nhận 19 sinh viên, có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá ĐHQG ở các phòng, dãy khác nhau (13 em ở ký túc xá khu B, 5 em ở ký túc xá khu A, 1 em ở ký túc xá ĐH Ngân Hàng).

Tất cả các em đều ăn tối ở căn tin B4 ký túc xá khu B. Sau khi ăn khoảng 2-3 giờ thì xuất hiện triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, sau đó có tiêu lỏng.

Hiện sức khoẻ các em đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Từ những thông tin trên, bước đầu tổ công tác nhận định đây là một trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể. HCDC cùng với Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và Sở An toàn thực phẩm đang tiếp tục tiến hành điều tra, xác định nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm.

Trung tâm Y tế TP Thủ Đức sẽ phối hợp phòng y tế của ký túc xá ĐHQG tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường.

Liên tiếp gần đây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP cũng như tại các tỉnh. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vì vậy, cần lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, những hàng quán lề đường cũng như tại chính mỗi gia đình. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm từ người chế biến cho đến người sử dụng. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục các biện pháp điều tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến những trường hợp nêu trên.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

21 sinh viên ký túc xá ĐHQG TP HCM nhập viện sau bữa ăn chiều

Ông Lại Thế Tuân, Trưởng Phòng Tổng hợp Ký túc xá ĐHQG TP HCM, cho biết trong 2 ngày 8 và 9-5, ĐHQG TP HCM ghi nhận 21 trường hợp sinh viên bị ngộ độc thực phẩm phải đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức điều trị. Trong đó, tối 8-5 có 19 trường hợp, sáng nay có thêm 2 sinh viên phải nhập viện để theo dõi, điều trị.

Ông Tuân cho biết những sinh viên bị ngộ độc thực phẩm đã dùng bữa ăn tối tại ký túc xá. Hiện cơ quan chức năng đã tổ chức lấy mẫu, phân tích để tìm hiểu nguyên nhân.

Đại diện Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG TP HCM cho biết tình trạng 21 sinh viên bị ngộ độc thực phẩm đã ổn định.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức cho biết khoảng 22 giờ ngày 8-5, một số sinh viên tại ký túc xá xuất hiện triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… sau bữa ăn chiều cùng ngày, 19 em nhập Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức cấp cứu.

Tại bệnh viện, bác sĩ thăm khám và chẩn đoán ngộ độc cấp. Các bệnh nhân được điều trị kháng sinh, truyền dịch…, hiện sức khỏe tạm ổn định. Bệnh viện cũng đã có báo cáo gửi Sở Y tế TP HCM để có bước xử lý tiếp theo.

Ngày 2-5, tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM) cũng tiếp nhận 15 trẻ là học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức nhập viện trong tình trạng nôn ói, đau bụng, sốt, tiêu chảy… sau khi ăn sushi, bánh mì… trước cổng trường.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm,TS-BS Võ Hồng Minh Công, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), khuyến cáo nên mua thực phẩm sạch đã kiểm dịch. Không chọn rau củ dập nát, thịt, hải sản có mùi khác lạ. Khi chế biến cần phải sạch sẽ, tránh cất giữ thực phẩm sống và chín gần nhau. Cùng với đó, bảo quản thực phẩm đúng cách, không để thực phẩm đã chế biến ở nhiệt độ phòng quá lâu. Ngoài ra, không ăn hàng quán ngoài lề đường.

Bác sĩ Công cũng lưu ý thêm khi ngộ độc xảy ra cần ngưng ăn, thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Nếu người bệnh tỉnh táo nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Đặc biệt, không sử dụng thuốc chống nôn, không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Nếu các triệu chứng không cải thiện cần đến cơ sở y tế gần nhất, để theo dõi và điều trị.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL

Ngày 9-5, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tổ chức họp báo thông tin về trường hợp ghép thận thành công đầu tiên ở khu vực ĐBSCL.

Video quá trình ghép thận cho bệnh nhân

Bệnh nhân là ông V.D.K (34 tuổi; ngụ tỉnh Bến Tre). Cách đây khoảng 6 năm, bệnh nhân thấy mờ mắt nên đi khám thì được chẩn đoán tăng huyết áp, suy thận mạn nên điều trị nội khoa. Đến năm 2022, bệnh nhân thấy phù, khó thở nên đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nhập viện thì được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối và được chỉ định lọc máu cấp cứu, đồng thời tiến hành thẩm phân phúc mạc.

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 1.
VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 2.
VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 3.
VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 4.

Ê-kíp đã trải qua 5 giờ căng thẳng

Khi biết thông tin bệnh viện này được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người hiến sống và từ người hiến chết não, bệnh nhân đã tự nguyện đăng ký chờ ghép thận. Sau đó, qua tư vấn của các bác sĩ, bệnh nhân và gia đình đã đồng ý thực hiện phẫu thuật ghép thận từ người hiến là anh trai ruột của bệnh nhân.

Trải qua quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ngày 25-4, hơn 20 bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện đã thực hiện ca ghép thận đầu tiên này với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia bác sĩ từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).

Sau 5 giờ phẫu thuật, nước tiểu xuất hiện sau khi nối niệu quản; ca ghép nối thận thành công trong sự vỡ òa của ê-kíp cả 2 bệnh viện.

Sau 2 tuần phẫu thuật lấy thận, người hiến đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Bệnh nhân K. dự kiến sẽ được xuất viện trong ngày 9-5.

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 5.

BIDV trao bảng tượng trưng tặng 200 triệu đồng hỗ trợ viện phí cho gia đình bệnh nhân ghép thận

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 6.

Mẹ bệnh nhân K. phát biểu tại buổi họp báo

Tại buổi họp báo, mẹ của bệnh nhân K. đã xúc động và cảm ơn 2 bệnh viện cùng Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam (đơn vị hỗ trợ 200 triệu đồng trong tổng số 270 triệu đồng viện phí cho ca phẫu thuật, số còn lại do các nhà hảo tâm đóng góp).

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 7.

BS.CKII Phạm Thanh Phong phát biểu tại buổi họp báo

Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyện môn của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, sau ca ghép thận đầu tiên thành công, hiện có thêm 3 trường hợp khác đã đăng ký thực hiện các quy trình để hiến và ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Các trường hợp này sẽ được tư vấn kỹ đồng thời thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, đánh giá khả năng phù hợp để xem xét chỉ định ghép thận trong thời gian tới.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một muỗng dầu ô liu, giảm nguy cơ tử vong vì căn bệnh đáng sợ

Nhà dinh dưỡng Anne-Julie Tessie từ Đại học Havard (Mỹ) phát hiện ra rằng dầu ô liu – một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải “lành mạnh nhất thế giới” – có thể phòng ngừa và ngăn chặn sự thoái hóa thần kinh trong bệnh Alzheimer.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Alzheimer là bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh mất trí nhớ. Nhóm bệnh này hiện là nguyên nhân gây tử vong sớm đứng hàng thứ 7 thế giới và chưa có phương pháp điều trị thực sự hữu hiệu.

Một muỗng dầu ô liu, giảm nguy cơ tử vong vì căn bệnh đáng sợ- Ảnh 1.

Dầu ô liu là một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng – Ảnh đồ họa AI

Theo Healthline, nhóm nghiên cứu Havard đã phân tích bộ dữ liệu khổng lồ của hơn 92.000 người được theo dõi từ những năm 1990. Trong những năm sau đó, đã có 4.751 người lần lượt qua đời vì Alzheimer.

Kết quả phân tích mối tương quan giữa chế độ ăn và nguy cơ bệnh này cho thấy với 7g dầu ô liu mỗi ngày (một muỗng súp hoặc nửa muỗng canh) có thể giúp giảm tới 28% nguy cơ tử vong vì căn bệnh nan y này.

“Dầu ô liu có thể phát huy tác dụng chống viêm và bảo vệ thần kinh do hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao và các hợp chất khác có đặc tính chống oxy hóa như vitamin E và các polyphenol” – các tác giả viết trên tạp chí khoa học JAMA Network Open.

Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy các loại chất béo cụ thể, chẳng hạn như axit béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu, có thể có lợi ích bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Trong khi đó, các hợp chất nhóm polyphenol có thể giúp ngăn ngừa các mảng beta-amyloid liên quan đến bệnh Alzheimer.

Đây là một phát hiện quan trọng trong bối cảnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác không ngừng gia tăng toàn cầu và phòng ngừa vẫn là chiến lược chính.

Ngoài Alzheimer, dầu ô liu cũng được coi là một thực phẩm tốt cho hệ tim mạch, chuyển hóa… từ đó giúp phòng ngừa một loạt bệnh mạn tính khác.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?

Chị Nguyễn Thị Minh L. (SN 1988; trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) phản ánh, do cảm thấy bị đau phần bụng nên chị đến Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Quảng Nam khám.

Ngày 16-4, kết quả siêu âm xác định “tử cung DAP#41mm, nội mạc #6mm – Hai phần phụ: Buồng trứng phải có khối tăng âm, bờ đều, ranh giới rõ kích thước #38×33”.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 1.

Phiếu siêu âm ngày 16-4 của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xác định chị L. bị “u bì buồng trứng phải”

Bác sĩ kết luận chị bị “u bì buồng trứng phải”, cần phải nhập viện để phẫu thuật vì khối u đã lớn. Lúc này, chị L. xin về nhà để sắp xếp công việc, chuẩn bị các điều kiện để đi phẫu thuật.

Ngày 19-4, chị L. ra Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng khám cho an tâm. Tương tự BV Đa khoa Quảng Nam, kết quả siêu âm xác định chị L. bị u buồng trứng phải, vòng đúng vị trí trong tử cung. Các bác sĩ cũng khuyên cần nhập viện sớm để phẫu thuật.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 2.

Kết quả siêu âm ngày 19-4 của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cũng xác định chị L. bị “u buồng trứng phải”, riêng buồng trứng trái bình thường, không hề có u

Thấy kết quả siêu âm tại Đà Nẵng tương tự ở Quảng Nam, chị L. quyết định về BV Đa khoa Quảng Nam phẫu thuật để được gần nhà, dù gia đình có nhiều người khuyên nên phẫu thuật ở Đà Nẵng cho yên tâm.

Ngày 22-4, chị L. nhập viện, sau đó được đưa đi làm các xét nghiệm liên quan. Ngày 23-4, chị L. được đưa đi phẫu thuật. Đến ngày 28-4, chị L. được cho đi siêu âm lại, ngày 29-4 thì cho xuất viện, hẹn ngày 2-5 xuống lấy giấy ra viện.

Theo chị L., lúc siêu âm ngày 28-4, chị nghe mọi người bàn tán, hỏi “ai chịu trách nhiệm ca mổ này”. Lúc này, chị cảm thấy khá bất an vì mọi người mổ như chị sau khi siêu âm xong đều được cho xuất viện, riêng chị nghe mọi người trao đổi “nên cho về hay đưa về khoa”. Sau đó, chị được đưa về khoa và không hề được giải thích gì, sau đó thì được xuất viện.

Về nhà, chị L. vẫn bị đau bụng trầm trọng, các triệu chứng không hề thuyên giảm. Lúc này, chị cứ nghĩ cơn đau là do các vết mổ.

Đến chiều 2-5, chị L. đến nhận hồ sơ ra viện thì mới tá hỏa khi phát hiện giấy ra viện của chị ghi “phẫu thuật nội soi bóc u nang bì buồng trứng trái”, chứ không phải buồng trứng phải.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 3.

Khi nhận giấy ra viện, chị L. hoang mang phát hiện mình được phẫu thuật “bóc u nang bì buồng trứng trái”

Cảm thấy hết sức hoang mang, chị L. gọi điện cho người nhà và được khuyên nên đến cơ sở y tế khác để kiểm tra. Sau đó, chị đến BV Đa khoa Thái Bình Dương – Tam Kỳ siêu âm thì kết quả các khối u nang bì buồng trứng phải vẫn còn y nguyên.

Chị L. cho biết sau đó, người nhà đến bệnh viện để hỏi thì các bác sĩ giải thích quanh co, nói rằng trong quá trình phẫu thuật, phát hiện buồng trứng trái “có khối u lớn, có nguy cơ vỡ” nên thực hiện mổ bóc tách khối u ở buồng trứng trái!?

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 4.

Kết quả siêu âm ngày 2-5 tại BV Đa khoa Thái Bình Dương – Tam Kỳ cho thấy các khối u nang buồng trứng phải của chị L. vẫn còn nguyên

Điều đáng nói là bản thân chị và gia đình không hề được bác sĩ thông tin việc phẫu thuật buồng trứng trái, không được tư vấn, dặn dò về việc các khối u buồng trứng phải “vẫn còn nguyên, chưa được bóc tách”.

Đáng chú ý, kết quả siêu âm của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng ngày 19-4 xác định buồng trứng trái có kích thước, hình thái trong giới hạn bình thường, không có u.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 5.

Chị L. chịu nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần khi chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía bệnh viện

Để tìm hiểu sự việc, ngày 6-5, phóng viên Báo Người Lao Động gọi điện thoại cho ông Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam thì ông Ẩn nói chưa nghe khoa báo cáo.

Sáng 8-5, phóng viên gọi điện lại thì ông Ẩn đề nghị liên hệ với ông Nguyễn Tam Thăng, Phó Giám đốc BV và cho biết “Đảng ủy, Ban giám đốc BV giao cho ông Thăng giải quyết sự việc”.

Sáng cùng ngày, chúng tôi gọi điện thoại đặt lịch làm việc thì ông Thăng nói bận phẫu thuật, hẹn đầu giờ chiều. Đầu giờ chiều 8-5, chúng tôi gọi điện hẹn làm việc thì ông Thăng lại đề nghị phóng viên liên hệ… trưởng khoa sản.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 6.

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam 2 lần gửi văn bản yêu cầu BV Đa khoa Quảng Nam báo cáo

Sở chỉ đạo, bệnh viện chậm trễ báo cáo

Ngày 6-5, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam gửi công văn yêu cầu BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam khẩn trương báo cáo quá trình điều trị bệnh nhân Nguyễn Thị Minh L. Thời gian báo cáo trước 9 giờ sáng ngày 7-5. Tuy nhiên, đến ngày 8-5, BV Đa khoa Quảng Nam không báo cáo.

Sáng 8-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát công văn lần 2, yêu cầu BV Đa khoa Quảng Nam báo cáo trước 11 giờ ngày 8-5. Dù vậy, đến hết ngày 8-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vẫn chưa nhận được báo cáo của BV Đa khoa Quảng Nam.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhóm người ngộ độc nặng vì ăn sâu ban miêu

Chiều 8-5, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết Trung tâm Chống độc đang điều trị cho ba bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.

Trước đó, tối 5-5, năm người ở tỉnh Yên Bái cùng ăn cơm tối với món sâu ban miêu chiên. Trong năm người có ba người ăn sâu ban miêu, hai người còn lại không ăn.

Nhóm người ngộ độc nặng vì ăn sâu ban miêu- Ảnh 1.

Sâu ban miêu gây ngộ độc cho nhiều người sau khi ăn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau khi ăn khoảng 1-3 giờ đồng hồ, ba người ăn sâu ban miêu có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, tiểu buốt, tiểu khó, có người tiểu ra máu…

Sáng hôm sau, ba người được đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, các bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc sâu ban miêu và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết sâu ban miêu có thân màu đen hoặc có các điểm màu vàng hoặc đỏ nhạt với dải ngang màu đen.

Đây thực chất là một loài bọ cánh cứng, chứa chất độc Cantharidin – một chất rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể.

Khi ăn phải, chất độc này đầu tiên sẽ gây tổn thương đường tiêu hóa, gây phồng rộp, bỏng đường tiêu hóa, hoại tử dạ dày, ruột… Bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu thường bị tổn thương đa cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp… và tỉ lệ tử vong lên đến hơn 50%.

Các bệnh nhân ngộ độc Cartharidin cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ có nguy cơ biến chứng rất nặng.

Trước đó, Trung tâm Chống độc từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc, nguy kịch do ăn sâu ban miêu. Một số trường hợp còn nhầm sâu ban miêu với bọ xít, dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo nếu tiếp xúc với sâu ban miêu và bị chất độc gây bỏng rát, đỏ rộp da hay mắt, người dân cần rửa vùng bỏng rát bằng nước sạch và nhanh chóng đến ngay bệnh viện.

Trong y tế, sâu ban miêu được ứng dụng trong một số bài thuốc y học cổ truyền, song vì độc tính cao nên các chuyên gia y tế khuyến nghị người dân không nên tự ý thu bắt và sử dụng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé gái 5 tuổi bị rận và trứng bám chi chít trên mi mắt

Chiều 8-5, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết cùng ngày, bệnh nhi bị rận và trứng bám dày đặc vào mi mắt đã đến tái khám, kết quả đã hoàn toàn bình phục.

Bé gái 5 tuổi bị rận và trứng bám chi chít trên mi mắt- Ảnh 1.

Bé gái đến tái khám vào ngày 8-5

Trước đó, bệnh nhi H.B.H (5 tuổi; ngụ TP Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng rận mi chi chít trên mi mắt.

Bé gái 5 tuổi bị rận và trứng bám chi chít trên mi mắt- Ảnh 2.

Rận mi mắt gây ngứa ngáy, khó chịu trên mi mắt bé gái 5 tuổi

Theo người nhà, trước khi nhập viện, bệnh nhi có triệu chứng ngứa mắt, thường xuyên dụi mắt và phát hiện trên lông mi có nhiều vật thể bám vào.

Khi thấy tình trạng ngứa, khó chịu ở mắt bé không thuyên giảm dù đã được điều trị tại nhà bằng nước muối sinh lý nên gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ để được thăm khám.

Bệnh nhi được bác sĩ chẩn đoán bị rận bám ở mí mắt và chỉ định tiến hành lấy sạch rận, trứng rận ở lông mi.

Quá trình điều trị được bác sĩ thực hiện nhanh chóng, giúp bệnh nhi loại bỏ rận mi, trứng rận và hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc mắt tránh lây lan và tái nhiễm.

Bé gái 5 tuổi bị rận và trứng bám chi chít trên mi mắt- Ảnh 3.

Bệnh nhi H.B.H được bác sĩ Lê Viết Pháp tiếp nhận điều trị rận mi mắt ngay trong đêm

Bác sĩ Lê Viết Pháp, Quyền Trưởng Khoa Khám và Cấp cứu của Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, cho biết rận mi ở trẻ có thể lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc giữa cha mẹ bị nhiễm bệnh và con cái của họ hoặc lây truyền gián tiếp qua quần áo hoặc khăn tắm bị nhiễm. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hưởng ứng Tháng Công nhân, VNVC tặng 10.000 liều vắc-xin uốn ván miễn phí

Chiều 8-5, Hệ thống trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC cho hay hưởng ứng Tháng Công nhân, trung tâm vừa trao tặng miễn phí 10.000 mũi vắc-xin uốn ván hấp thụ cho lao động nữ đang mang thai và 100% vắc-xin lao cho lao động nữ vừa mới sinh con.

Hưởng ứng Tháng Công nhân, VNVC tặng 10.000 liều vắc-xin uốn ván miễn phí - Ảnh 1.

Hàng ngàn liều vắc-xin được tặng miễn phí cho người lao động

Hoạt động trao tặng này dành cho người lao động tại các KCN tỉnh Hà Nam, nhằm nâng cao tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin bảo vệ sức khỏe công nhân lao động.

Cùng với việc thăm hỏi đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động thể thao, VNVC còn tặng hàng chục ngàn phiếu quà tặng, phiếu ưu đãi tiêm vắc-xin cho tất cả công nhân lao động tại đây có con dưới 6 tuổi 1 voucher 50.000 đồng và có con dưới 18 tuổi 1 voucher 100.000 đồng.

Đây cũng là dịp tạo điều kiện cho các công nhân có điều kiện tiếp cận gần hơn với vắc-xin, hình thành thói quen tiêm chủng phòng bệnh cho bản thân và gia đình, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. 

“Qua đó cũng góp phần lan tỏa ý nghĩa, giá trị để các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, công đoàn cơ sở nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động”- đại diện lãnh đạo VNVC nhấn mạnh. 

Tháng Công nhân là hoạt động ý nghĩa của các đơn vị doanh nghiệp khi cùng nhau tổ chức hội nghị Công đoàn nhằm động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, chăm lo đời sống và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là người lao động nữ, lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da

Theo lời kể của gia đình, bé gái (trú thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) đang chơi thì nhìn thấy lọ đựng hóa chất NaOH do anh trai mua về làm thí nghiệm nên cho vào miệng ăn vì tưởng nhầm là đường.

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da- Ảnh 1.

Bé gái 5 tuổi nhập viện sau khi ăn nhầm hóa chất NaOH (Ảnh do Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cung cấp)

Sau đó, bé xuất hiện tình trạng đau rát, loét, sưng nề và xung huyết khoang miệng, tổn thương vùng hạ họng, nôn, khàn tiếng. Gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh để điều trị.

Quá trình thăm khám, bác sĩ kết luận niêm mạc thực quản của trẻ bị phù nề, xung huyết, dạ dày có dịch vị lẫn máu đông, niêm mạc phù nề xung huyết…

Hiện tại, sức khỏe trẻ ổn định, các tổn thương đã dần hồi phục, có thể tự ăn và vừa được xuất viện.

Theo các chuyên gia, hóa chất NaOH có tên gọi khác là Natri Hidroxit hoặc xút vảy, xút ăn da. Đây là hóa chất xếp hạng 1 các loại hóa chất nguy hiểm, có tính ăn mòn cao, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, thường tồn tại ở thể rắn, có màu trắng, không mùi và tan nhanh trong nước lạnh.

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da- Ảnh 2.

Hóa chất NAOH nhìn giống như đường

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo trẻ em là lứa tuổi rất hiếu động và tò mò với những đồ vật trong phạm vi hoạt động của mình. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ khi chơi, cất kỹ và để xa tầm với của trẻ các đồ vật sắc nhọn hay hóa chất để tránh cho trẻ tiếp xúc phải, hạn chế nguy cơ gặp tai nạn sinh hoạt.

Trường hợp không may tai nạn xảy ra, gia đình nên cấp cứu bé bằng cách rửa vết thương liên tục bằng nguồn nước sạch có sẵn gần nhất. Sau đó, đưa con đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiếp tục xử trí nhằm hạn chế tổn thương sâu cho trẻ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

AstraZeneca thu hồi vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu: Việt Nam còn bao nhiêu liều?

Hãng dược AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vắc-xin COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới.

AstraZeneca thu hồi vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu: Việt Nam còn bao nhiêu liều?- Ảnh 1.

Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.

AstraZeneca cho biết họ đã bắt đầu thu hồi vắc-xin ngừa COVID-19 trên toàn thế giới do “dư thừa các loại vắc-xin cập nhật sẵn có” kể từ sau đại dịch.

Tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vắc-xin COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó nước ta đã tiếp nhận vắc-xin AstraZeneca qua các chương trình tài trợ. Đã có hàng chục triệu liều vắc-xin của AstraZeneca được tiêm chủng tại Việt Nam

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết hiện Việt Nam đã không còn vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca. Những liều vắc-xin cuối cùng đã sử dụng tiêm chủng trước tháng 7-2023.

Trước đó, tháng 2-2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 800.000 liều vắc-xin AstraZeneca có hạn dùng đến tháng 7-2023 cho các địa phương để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Hiện, Việt Nam chỉ còn một lượng nhỏ vắc-xin COVID-19 của Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9-2024 để dự phòng tiêm chủng cho đối tượng nguy cơ cao.

Vắc-xin COVID-19 của hãng AstraZeneca vào Việt Nam từ tháng 2-2021 và là vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam từ tháng 2-2021.

Đây cũng là loại vắc-xin được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tác dụng bất ngờ của 3 vitamin lên bệnh cao huyết áp

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa Ninh Hạ và Bệnh viện Đa khoa Đại học Y khoa Ninh Hạ (Trung Quốc) đã nghiên cứu trên dữ liệu của hơn 7.300 người, thu thập bởi một cuộc khảo sát quốc gia.

Trong đó, họ được ghi nhận chi tiết các chỉ số huyết áp, mức độ vitamin C được nạp vào cơ thể cũng như mức độ homocysteine – một axit amin được tạo ra trong quá trình chuyển hóa methionine, một axit amin thiết yếu khác mà chúng ta lấy từ thực phẩm. 

Tác dụng bất ngờ của 3 vitamin lên bệnh cao huyết áp- Ảnh 1.

Không chỉ việc giảm muối, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B9, B12, C cũng quan trọng với bệnh nhân cao huyết áp – Ảnh đồ họa AI

Kết quả cho thấy nồng độ homocysteine cao liên quan đến mức huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương cao hơn, đồng thời nồng độ axit amin này cũng tương quan nghịch với vitamin C.

Nồng độ vitamin C cao liên quan đến mức huyết áp tâm thu thấp hơn một chút, trong khi huyết áp tâm trương thấp hơn rõ rệt.

Theo các tác giả, nồng độ homocysteine trong huyết tương tăng cao gây ra stress oxy hóa và rối loạn chức năng nội mô, từ đó dẫn đến co mạch, tăng độ cứng động mạch và suy giảm khả năng giãn mạch của oxit nitric, cuối cùng góp phần làm tăng huyết áp.

Trong khi đó, vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng trung hòa các gốc tự do, làm giảm căng thẳng oxy hóa và tổn thương tế bào. 

Vì vậy, tác dụng giảm huyết áp mà một số nghiên cứu dạng quan sát trước đó đã chỉ ra rất có thể là tác dụng thông qua trung gian là homocysteine.

Ngoài vitamin C, các bằng chứng trước đó cho thấy các loại vitamin B là vitamin B9 (axit folic) và vitamin B12 cũng đem lại hiệu ứng tương tự.

Thông qua bằng chứng mới, các tác giả đã góp phần xác nhận giả thuyết việc bổ sung vitamin C hỗ trợ khống chế bệnh cao huyết áp.

Vitamin C dồi dào trong trái cây có múi (cam, chanh, bưởi, quýt…), dâu, kiwi, ổi, ớt chuông, bông cải xanh và một số rau màu xanh lá đậm khác.

Rau màu xanh lá đậm, cam, dâu… cũng là nguồn cung cấp axit folic tốt. Ngoài ra còn có bơ, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…

Vitamin B12 thì chủ yếu dồi dào trong sản phẩm động vật như cá, thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, hải sản. Một số nấm và hạt cũng có vitamin B12 ở mức độ thấp hơn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), Thalassemia là một bệnh di truyền bẩm sinh, gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Đây cũng là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gen và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 1.

Thalassemia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi

Hơn 10 triệu người có gen bệnh Thalassemia

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần điều trị.

Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

Theo ước tính, một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỉ đồng để điều trị và đến năm 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì cuộc sống.

Với trên 20.000 người bệnh mức độ nặng phải điều trị cả đời, mỗi năm Việt Nam cần trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Ngày 8-5 là Ngày Thalassemia thế giới. Chủ đề năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Theo Cục Dân số, hiện nay số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Thống kê cho thấy tỉ lệ người mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh khoảng 9,7%. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen Thalassemia lên tới 40-70%.

Hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ người dân tộc thiểu số mang gen Thalassemia cao.

Đây là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gen bệnh.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Thalassemia?

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 2.

Xét nghiệm sàng lọc cho học sinh ở tỉnh Hà Giang

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mang gen Thalassemia cao trên thế giới. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người trong độ tuổi sinh đẻ cần xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh để tránh sinh con bị bệnh.

Theo các bác sĩ, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia.

Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau cần được tư vấn trước khi dự định có thai.

Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ Việt kiều tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ: Làm rõ chuyên môn hành nghề, xử lý nghiêm

Sáng 8-5, Sở Y tế TP HCM cho hay sau khi truyền thông phản ánh về việc một nữ Việt kiều Mỹ (64 tuổi) tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ (hút mỡ, cắt mí, thay túi độn ngực), Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng (quận 7) mới báo cáo sự cố y khoa về Sở Y tế.

Ngay sau đó, sở đã làm việc với các đơn vị liên quan là Bệnh viện Tân Hưng và Bệnh viện Quân y 175.

Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Bệnh viện Quân y 175 tổ chức họp kiểm thảo tử vong theo quy định. Điều này nhằm phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình chẩn đoán, điều trị và cấp cứu người bệnh; giúp phát hiện những bất cập (nếu có) trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng để rút kinh nghiệm và tránh lặp lại.

Đồng thời, yêu cầu Thanh tra Sở Y tế tiếp tục xác minh việc tuân thủ các quy trình chuyên môn, quy định của ngành đối với bệnh viện và người hành nghề, cương quyết xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.

Qua trường hợp này, Sở Y tế trân trọng ghi nhận và đề nghị các bệnh viện thuộc bộ, ngành đóng trên địa bàn TP tiếp tục đồng hành với ngành y tế TP trong công tác chăm sóc người bệnh; kịp thời thông tin về các phòng chuyên môn Sở Y tế biết khi tiếp nhận các trường hợp người bệnh được chuyển đến có dấu hiệu nghi ngờ bị sự cố trong quá trình điều trị trước đó.

Sở yêu cầu tất cả bệnh viện trên địa bàn nghiêm túc phổ biến và nghiên cứu, vận dụng triển khai hiệu quả các khuyến cáo của hội đồng quản lý chất lượng khám, chữa bệnh liên quan đến an toàn người bệnh trong phẫu thuật. Bên cạnh đó, tăng cường triển khai các hoạt động an toàn người bệnh trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. 

Đây là căn cứ để Sở Y tế kiểm tra, đánh giá và công khai kết quả chất lượng đối với các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ để người dân chọn lựa khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Xác định nguyên nhân hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Chiều 7-5, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Võ Thị Ngọc Lắm cho hay đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở TP Long Khánh.

Xác định nguyên nhân hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai- Ảnh 1.

Lực lượng chức năng đã xác định đa phần các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Cụ thể, đa phần các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli và một số vi khuẩn khác.

Trước đó một ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM cũng tìm thấy vi khuẩn Salmonella trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhi P.H.M. (14 tuổi, một trong những bệnh nhân của vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Long Khánh).

Vi khuẩn Samonella có trong thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh khi nhiễm Salmonella là từ 6-72 giờ sau khi ăn, thông thường từ 18-36 giờ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau quặn bụng, tiêu chảy, ớn lạnh, sốt. Một số ít người còn bị buồn nôn, ói mửa.

Liên quan vụ việc trên, TP Long Khánh đã chuyển hồ sơ cho Công an TP Long Khánh để điều tra làm rõ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM: Điều tra dịch tễ vụ 2 trẻ nghi ngộ độc sau khi ăn mì Ý tại trường

Chiều 7-5, Sở Y tế TP HCM cho biết liên quan đến 2 trường hợp là học sinh tại Trường Tiểu học Linh Chiểu (TP Thủ Đức) và Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4) nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn mì Ý tại trường phải nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) điều trị, ngành y tế TP đã điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ tại cộng đồng.

Theo đó, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) phối hợp với các trung tâm y tế địa phương tiến hành điều tra dịch tễ. 

Kết quả, tổ công tác ghi nhận tại cả 2 trường học không ghi nhận dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm tập thể. Bên cạnh đó, bữa trưa bán trú của 2 trường được cung cấp bởi 2 công ty khác nhau. Tuy nhiên, đáng chú ý, trong ngày 4-5 là thời điểm trẻ xuất hiện triệu chứng nghi ngộ độc có sự trùng hợp ngẫu nhiên tại Trường Tiểu học Linh Chiểu có 82 trẻ nghỉ học.

Qua tìm hiểu, nhà trường cho biết nguyên nhân nghỉ học của trẻ, có đến hơn 50 trẻ nghỉ học vì lý do không liên quan đến sức khỏe (như đi thi tiếng Anh, đi du lịch cùng gia đình, do việc nhà…), số còn lại thì nghỉ học vì các lý do thông thường như ho, cảm, mệt (không có triệu chứng rối loạn tiêu hoá)… Đây cũng là số tương đương với số trường hợp nghỉ học trung bình hàng ngày của trường. 

Ngoài 2 học sinh nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nhà trường khẳng định không ghi nhận thêm học sinh nào đi khám bệnh hoặc nhập viện vì nhiễm trùng tiêu hóa.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận điều trị 2 bệnh nhi là học sinh của 2 trường tiểu học trên nhập viện trong tình trạng tiêu chảy, sốt, ói… Tuy nhiên, khi xét nghiệm tìm nguyên nhân, cơ quan chức năng không phát hiện tác nhân gây bệnh. 

Sở Y tế lưu ý tình hình thời tiết nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao, không chỉ từ các bữa ăn tập thể mà còn ở từng gia đình.

Sở Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè sắp tới, các bậc phụ huynh cần quan tâm hướng dẫn cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, không tự ý mua và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Công Thương nêu rõ quan điểm về thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử (TLĐT) đang được sử dụng ngày càng nhiều, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, lứa tuổi học sinh; và đã có nhiều hệ lụy do tác hại của sản phẩm này. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có cuộc trao đổi với Báo Người Lao Động về việc quản lý các loại hình của TLĐT.

+ Phóng viên: Ngày 4-5, Ủy ban Xã hội của Quốc hội (QH) phối hợp với Ủy ban Văn hóa Giáo dục của QH tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng chống tác hại của TLĐT, thuốc lá nung nóng (TLNN). Vậy hai loại hình sản phẩm này được nhận diện thế nào?

+Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: TLNN bao gồm điếu TLNN và thiết bị nung nóng điếu thuốc lá. Điếu TLNN được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, bao gồm hỗn hợp phụ phẩm nguyên liệu thuốc lá đã qua chế biến như thuốc lá tấm… Khi sử dụng, điếu thuốc lá được nung nóng bằng thiết bị điện tử và tạo ra khí hơi (aerosol) có chứa nicotine và các hóa chất khác.

TLĐT bao gồm dung dịch TLĐT và thiết bị làm nóng dung dịch thuốc lá điện tử; cung cấp nicotine cho người sử dụng thông qua thiết bị điện tử làm bay hơi dung dịch TLĐT tạo ra khí hơi (aerosol) có chứa nicotine và các thành phần khác. TLĐT có nhiều chủng loại đa dạng trong đó có hệ thống đóng và hệ thống mở.

Bộ Công Thương nêu rõ quan điểm về thuốc lá điện tử- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng

Hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27-6-2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, Luật PCTHTL không đề cập cụ thể và không có định nghĩa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) như TLĐT và TLNN. Vì vậy, hiện có khoảng trống pháp lý trong việc quản lý loại hình sản phẩm mới này.

Trong khi đó, tình hình buôn lậu và sử dụng sản phẩm này đang rất phức tạp, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chỉ xử lý hành chính và chưa có chế tài để xử lý hình sự tương tự như hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm thuốc lá nhập lậu là hàng cấm (hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu ngoại nhập lậu với số lượng từ 1.500 bao có thể xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật).

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã có đề xuất chính sách quản lý các loại hình sản phẩm này thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức có liên quan nghiên cứu xây dựng quy định phù hợp để quản lý các sản phẩm TLĐT, trình Thủ tướng Chính phủ” tại Nghị định số 106/2017/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã hoàn thiện Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý TLĐT tại thị trường Việt Nam” vào năm 2020.

Bộ Công Thương cũng đã tổ chức hội thảo giữa các cơ quan quản lý nhà nước với sự tham gia của các bộ, ngành: Tư pháp, Y tế, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan để trao đổi về định hướng chính sách, có tham khảo kinh nghiệm quản lý quốc tế của các nước để đề xuất chính sách quản lý sản phẩm TLTHM phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

Tại công văn số 5200/TTr-BCT ngày 26/8/2021, Bộ Công Thương đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng các Phương án quản lý các loại TLTHM tại Việt Nam. Theo đó, Bộ Công Thương cũng đã rất thận trọng trong việc đề xuất chính sách quản lý các loại hình sản phẩm mới này theo hướng chỉ kiến nghị Thủ tướng cho phép thí điểm việc sản xuất, nhập khẩu và lưu thông thuốc lá làm nóng như sản phẩm thuốc lá trong thời gian 2 năm theo quy định của Luật PCTHTL và giao Bộ Công Thương xây dựng Cơ chế thí điểm quản lý thuốc lá làm nóng trên cơ sở các ý kiến đã được thống nhất giữa các bộ, ngành.

Đối với TLĐT, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế thành lập Tổ công tác nghiên cứu, đề xuất chính sách quản lý thí điểm đối với TLĐT trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm TLĐT tại Việt Nam.

+Tại Phiên giải trình, Bộ Y tế đề nghị cấm TLĐT và TLNN, quan điểm của Bộ Công Thương đối với việc này thế nào?

Trong quá trình xây dựng chính sách thí điểm quản lý TLĐT và TLNN, Bộ Công Thương đã xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Bộ Công Thương đã tổ chức 2 cuộc làm việc giữa Lãnh đạo Bộ Công Thương và Lãnh đạo Bộ Y tế để thống nhất quan điểm về chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời trực tiếp, công khai trước Quốc hội: “Trong quá trình xây dựng chính sách quản lý thí điểm TLTHM, Bộ Công Thương đang xây dựng phương án quản lý tiệm cận gần nhất với ý kiến của Bộ Y tế để có thể trình Chính phủ theo hướng phù hợp với Hiến pháp, Luật Đầu tư các qui định khác liên quan và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ đảm bảo chặt chẽ, phù hợp Chiến lược Quốc gia về giảm thiểu tác hại của thuốc lá, an toàn sức khỏe người sử dụng, dung hòa quyền lợi giữa các chủ thể liên quan và phù hợp thông lệ quốc tế”.

Căn cứ sự phù hợp của sản phẩm theo định nghĩa của Luật PCTHTL, ý kiến của các Bộ, ngành, khuyến cáo của WHO và kinh nghiệm quốc tế, Bộ Công Thương đến nay mới chỉ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm việc quản lý TLNN như sản phẩm thuốc lá trong thời gian 2 năm và chưa cho phép lưu hành sản phẩm TLĐT tại Việt Nam trong khi chưa ban hành chính sách quản lý.

Đối với quan điểm của Bộ Y tế về việc cấm TLĐT và TLNN, Bộ Công Thương cho rằng Bộ Y tế có trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá một cách có cơ sở khoa học đối với tác hại của các loại sản phẩm này tới sức khỏe người sử dụng. Trường hợp các sản phẩm này có tác hại tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Nhiều nước mạnh tay với thuốc lá điện tử

Cục Hải quan Thái Lan sẽ phạt các công ty nhập khẩu thuốc lá điện tử mức phạt gấp đôi giá trị sản phẩm cộng thêm thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT). Người phát ngôn Panthong Loykulnan của Cục Hải quan Thái Lan cuối tuần rồi cho biết thêm thuốc lá điện tử bị tịch thu sẽ bị xử lý tương tự các mặt hàng hạn chế nhập khẩu như rượu, thuốc lá, hàng hóa vi phạm bản quyền… Biện pháp này được triển khai trong bối cảnh ngày càng nhiều thanh thiếu niên và học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, ông Panthong khẳng định.

Ông Warawut Yancharoen, trợ lý văn phòng Thủ tướng Srettha Thavisin, cho biết tình trạng buôn bán thuốc lá điện tử trong trường học khiến Thủ tướng Srettha lo lắng. Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết và ngăn chặn thuốc lá điện tử trong học đường – ông Warawut thông báo, đồng thời cho biết cuộc khảo sát gần đây của Viện Thanh niên Thái Lan (TYI) cho thấy thủ đô Bangkok có tổng cộng 72 cửa hàng thuốc lá điện tử, với 51 trong số này gần trường học.

Khảo sát còn phát hiện một số sản phẩm thuốc lá điện tử được điều chỉnh để gia tăng sức hấp dẫn đối với trẻ em, khi sử dụng nhân vật hoạt hình có màu sắc sặc sỡ trên bao bì và những hương vị như kẹo, trái cây, bạc hà… “Thuốc lá điện tử trong học đường là một vấn đề nghiêm trọng. Có những học sinh sử dụng thuốc lá điện tử ở tuổi 13. Đáng ngại hơn, một số học sinh còn bán thuốc lá điện tử trong trường học” – ông Warawut chia sẻ với The Bangkok Post.

Trước đó, vào tháng 3, chính phủ New Zealand quyết định cấm thuốc lá điện tử sử dụng một lần và tăng mức phạt từ 6.000 USD lên 60.000 USD đối với các nhà bán lẻ bán thuốc lá điện tử cho người dưới 18 tuổi. Lệnh cấm tương tự cũng đã được chính phủ Anh ban bố vào tháng 1. Tính đến tháng 12-2023, theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 34 quốc gia cấm thuốc lá điện tử.

Cao Lực

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Ngày 7-5, ông Tăng Quốc Lập, Phó chủ tịch UBND TP Long Khánh (Đồng Nai), cho biết liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) khiến 568 người nhập viện khám và điều trị, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra- Ảnh 1.

Tính đến nay, chỉ còn 124 bệnh nhân nằm theo dõi tại bệnh viện

Cụ thể, trên địa bàn vừa qua xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghi ngờ là do ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh).  Tính đến sáng 7-5 chỉ còn 124 bệnh nhân còn nằm theo dõi tại Bệnh viện Long Khánh và Bệnh viện Cao su Đồng Nai. 

Tất cả đều ổn định không có dấu hiệu nặng. Riêng ca nặng ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) vẫn đang theo dõi chưa có chuyển biến. Các ca ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều ổn, 1 ca nặng đã có dấu hiệu tích cực

Sau khi nhận được thông tin, UBND TP Long Khánh đã chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ. Quá trình kiểm tra và làm việc, ghi nhận tiệm bán bánh mì thịt trên phục vụ khoảng 1.000 ổ/ngày không có giấy phép kinh doanh tại địa chỉ trên và không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tại đây, có 4 người làm việc trực tiếp không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, không có giấy khám sức khỏe.

Tuy nhiên, theo quy định cần chờ kết quả xét nghiệm của Viện Y tế công cộng TP HCM để chứng minh hành vi “bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm” của chủ cơ sở kinh doanh trên.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra- Ảnh 3.

Đại diện Công an TP Long Khánh thông tin về sự việc

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Long Khánh, trong 568 ca ngộ độc trên, có những ca rất nặng và đa số là trẻ em. Vụ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, do đó căn cứ quy định tại Bộ Luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, UBND TP Long Khánh đã chuyển các hồ sơ xác minh bước đầu về cơ sở kinh doanh nói trên cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Long Khánh để điều tra làm rõ theo quy định pháp luật.

Trong khi đó, thượng tá Lê Chí Hiếu, Phó trưởng Công an TP Long Khánh, cho biết vụ việc đang được Bộ Công an quan tâm. Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp Công an TP Long Khánh vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc.

Cơ quan công an đã tiến hành lấy mẫu bánh mì để giám định nhằm xác định nguyên nhân ngộ độc, đồng thời làm việc với một số bệnh nhân và người liên quan.

“Cơ quan điều tra đang xác minh, truy xuất nguồn gốc nguồn nguyên liệu thực phẩm mà tiệm bánh sử dụng, chế biến dẫn đến vụ việc. Với sự việc phức tạp diễn ra, nhiều người bị ảnh hưởng đến sức khỏe đã đủ xác định có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm” – thượng tá Hiếu nhìn nhận.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư

Viết trên European Journal of Nutrition, nhóm tác giả từ Viện Kiểm soát ung thư thuộc Trung tâm Ung thư quốc gia Nhật Bản cho biết có những bằng chứng cho thấy tiêu thụ cá và động vật có vỏ được cho là yếu tố bảo vệ khỏi bệnh ung thư nói chung.

Tuy nhiên, dường như ở một số người, thói quen này lại phản tác dụng đối với bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, họ đã đi tìm nguyên nhân.

Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư - Ảnh 1.

Cá tươi tốt cho sức khỏe, nhưng cá khô chứa nhiều muối có thể gây hại – Ảnh đồ họa AI

Dữ liệu của hơn 90.000 tình nguyện viên đã được phân tích và có 2.701 trường hợp ung thư dạ dày phát sinh trong thời gian theo dõi trung bình là 15 năm.

Các món ăn được xem xét đến bao gồm cá tươi, cá muối (theo cách gọi của người Việt là khô cá) và các động vật có vỏ khác.

Các kết quả cho thấy một món duy nhất làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày là cá muối. Trong đó, nguy cơ ung thư dạ dày ở nhóm nam giới ăn nhiều cá muối nhất cao hơn đến 43% đối với người hiếm hoặc không ăn.

Đối với phụ nữ, những người ăn nhiều cá muối nhất bị tăng nguy cơ 33%.

Trái lại, những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm chứa PUFA n-3 từ biển – một axit béo có trong cá và các loại hải sản – sẽ giảm nhẹ nguy cơ ung thư dạ dày.

Những bằng chứng khoa học trước đó cho thấy độ mặn của các món cá được ướp muối rồi phơi/sấy này có thể là nguyên nhân.

Nồng độ muối cao ở vùng trong dạ dày có thể phá hủy hàng rào niêm mạc, gây viêm và tổn thương.

Điều này sẽ dẫn đến các triệu chứng như xói mòn lan tỏa và thoái hóa niêm mạc, có thể gây ra những thay đổi tăng sinh và tăng cường tác dụng của các yếu tố gây ung thư có nguồn gốc từ thực phẩm.

Tổn thương niêm mạc cũng có thể làm tăng sự xâm nhập của vi khuẩn HP, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ dạ dày.

Trong khi đó, bản thân cá tươi – nhất là nhóm cá dầu (cá béo) – là một thực phẩm được chứng minh là tốt về nhiều mặt, nhiều chất dinh dưỡng tốt và chất chống oxy hóa, có thể giúp đẩy lùi các bệnh tim mạch, chuyển hóa, ung thư, cải thiện chức năng sinh lý….

Tuy nhiên nghiên cứu mới cho thấy việc biến nó thành món cá giàu muối có thể hủy hoại các tác dụng có lợi của siêu thực phẩm này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một Việt kiều tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ ở TP HCM

Ngày 7-5, thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin một nữ Việt kiều Mỹ (64 tuổi) tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, đơn vị này đã vào cuộc xác minh, làm rõ nguyên nhân.

Thông tin vụ việc trước đó, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng (quận 7) để làm phẫu thuật hút mỡ bụng toàn phần, hút mỡ eo, đùi và cánh tay; tái tạo thành bụng phức tạp; cấy mỡ vùng mông; cắt da thừa mí mắt; thay túi độn ngực 2 bên.

Sau 3 ngày phẫu thuật, bệnh nhân được đánh giá sức khỏe diễn tiến tốt. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đi lại vận động nhẹ khoảng 10 phút thì đột ngột than chóng mặt, tay chân vã mồ hôi, khó thở.

Bệnh nhân nhanh chóng được hồi sức tích cực nhưng rơi vào hôn mê, thở máy.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 cấp cứu với chẩn đoán suy đa cơ quan nghi do phản vệ độ 3, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi do huyết khối.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được hồi sức tích cực, đặt ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu liên tục, thở máy… Tuy nhiên, sau một tháng điều trị, tình trạng bệnh ngày càng diễn tiến nặng, không có dấu hiệu phục hồi. Đến 7 giờ, ngày 3-5, bệnh nhân đã tử vong.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM: Sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường, 2 trẻ nhập viện

Sáng 7-5, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) vừa có báo cáo nhanh gửi Sở Y tế TP HCM về việc đang điều trị nội trú cho 2 trường hợp trẻ có triệu chứng về đường tiêu hóa sau khi ăn mì Ý sốt cà tại trường dù cả 2 trẻ học 2 trường khác nhau.

Theo đó, trường hợp thứ nhất là bé trai (9 tuổi) học sinh Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, quận 4, TP HCM. Bệnh nhi nhập viện với chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, viêm họng cấp, theo dõi ngộ độc. Sau khi nhập viện bệnh nhân tỉnh nhưng tiêu lỏng thêm 10 lần, không nhầy mái, CRP tăng nhẹ, siêu âm quai ruột nhiều dịch, tăng nhu động, soi phân đại thể không bất thường. Bé được điều trị kháng sinh, bù nước.

Khai thác bệnh sử, ngày 3-5, bé sốt cao, ói 8 lần, tiêu lỏng, không đau bụng. Người nhà cho biết thêm trong trường cũng có 6 bé bị sốt, ói sau ăn trưa cùng ngày với mì Ý sốt cà ở trường.

Trường hợp thứ 2 là bé gái (11 tuổi) học sinh Trường Tiểu học Linh Chiểu, TP Thủ Đức. Bé gái được chẩn đoán lúc nhập viện ói cấp, theo dõi viêm dạ dày ruột, theo dõi ngộ độc thực phẩm. Bệnh sử, tối 3-5, bé đau bụng quanh rốn, ói ra thức ăn cũ từ trưa 3 lần, không sốt, không tiêu lỏng. Đáng chú ý, người nhà cho biết trưa cùng ngày bé có ăn mì Ý sốt cà ở trường. Đến hôm sau (ngày 4-5), bé ói ra thức ăn và dịch xanh 5 lần nên được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.

Sau nhập viện, bé không sốt, không ói, không đau bụng thêm, không dấu mất nước, xét nghiệm có CRP tăng nhẹ 53.3 mg/L, siêu âm các quai ruột nhiều dịch và hơi, xét nghiệm bệnh phẩm tìm tác nhân chưa có kết quả.

Cả 2 bệnh nhi được điều trị kháng sinh, bù nước và lấy mẫu phân xét nghiệm. Ngày 6-5, kết quả xét nghiệm không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Liên quan đến vụ 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm, sáng 7-5, lãnh đạo Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM) cho biết kết quả xét nghiệm phân và máu của các bệnh nhi nghi ngộ độc thực phẩm sau khi sushi, bánh mì… mua trước cổng trường cũng không tìm ra vi khuẩn gây bệnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Giãn kê đơn thuốc để người bệnh bớt khổ

Mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường gần 5 năm nay, bà Nguyễn Thị Thu Hằng (76 tuổi; ngụ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phải thường xuyên đến bệnh viện tái khám để được bác sĩ kê đơn thuốc. Do điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nên tình trạng bệnh của bà khá ổn định và hơn 1 năm nay không phải thay đổi thuốc.

Đề xuất ít nhất 2 tháng/lần

“Mỗi lần đến bệnh viện phải dậy sớm để xếp hàng, lấy máu xét nghiệm, đo huyết áp… Lần nào đi khám cũng tới trưa muộn mới xong. Mùa đông thì đỡ nhưng mùa hè nắng nóng thì rất mệt mỏi. Có tháng ngại đi, tôi mang đơn của bác sĩ ra hiệu thuốc để tự mua uống” – bà Hằng chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi ngày, các bệnh viện đa khoa đều có rất đông bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đến khám và lĩnh thuốc theo định kỳ. Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn (TP Hà Nội) ngày nào cũng có rất đông người chờ khám, chờ lấy thuốc theo chế độ BHYT, phần lớn đều là người cao tuổi. Bà Nguyễn Thị Minh (65 tuổi) cho biết nhà cách bệnh viện gần 10 km, phải đi 2 tuyến xe buýt nên lần nào đến hẹn tái khám, bà cũng phải dậy từ sớm để 6 giờ có mặt tại bệnh viện. “Tâm lý chung là ai cũng muốn đến bệnh viện sớm để khám bệnh, xét nghiệm, chụp chiếu và lấy thuốc nên đi sớm nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh phải xếp hàng chờ đợi, rất mệt mỏi” – bà Minh rầu rĩ.

Giãn kê đơn thuốc để người bệnh bớt khổ- Ảnh 1.

Nhiều người cho rằng việc tăng thời gian tái khám lên ít nhất 2 tháng là phù hợp

Mới đây, BHXH Việt Nam đề xuất nâng thời gian kê đơn thuốc điều trị các bệnh mạn tính đã ổn định lên tối thiểu 2 – 3 tháng, thay vì 1 tháng như hiện nay. Cụ thể, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đã ổn định sức khỏe, bệnh nhân HIV đã điều trị thuốc kháng ARV từ 12 tháng trở lên, sức khỏe ổn định thì số lượng thuốc được kê đơn đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Với trường hợp bệnh nhân điều trị mạn tính tại tuyến y tế cơ sở thì cơ sở y tế cấp thuốc điều trị không quá 30 ngày.

Nhiều ý kiến cho rằng việc nâng thời gian kê đơn thuốc tối thiểu lên 60 ngày cũng đồng nghĩa là bệnh nhân và người nhà sẽ đỡ vất vả, bớt nhọc nhằn hơn trong mỗi lần đi lại để tái khám và nhận thuốc BHYT, nhất là những người bệnh ở tỉnh lẻ hoặc các huyện xa trung tâm.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, đề xuất nêu trên dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, có sự tiếp thu ý kiến của giới chuyên môn. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng kê đơn thuốc thời gian 60 ngày. Ở nước ta, trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bệnh nhân là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính cần điều trị dài ngày đã được kê đơn với số lượng thuốc sử dụng tối thiểu 2 tháng, tối đa 3 tháng.

Cân nhắc chọn lựa

Theo quy định hiện hành, bệnh mạn tính bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm khớp, hen suyễn… là bệnh tiến triển kéo dài, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên và không chữa khỏi. Do đó, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, cơ sở y tế chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Số lượng thuốc được kê đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 ngày. Như vậy, người bệnh cần tái khám hằng tháng để nhận thuốc kê đơn.

Từ thực tế điều trị, một số bác sĩ cho rằng mọi quy định đều hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm sức khỏe cho người bệnh. Với một số bệnh mạn tính phổ biến như đái tháo đường, huyết áp cao…, hiện có nhiều công cụ, phương tiện để bệnh nhân theo dõi tình trạng bệnh ngay tại nhà. Do đó, việc kéo dài thời gian sử dụng thuốc với bệnh mạn tính sẽ góp phần giảm tình trạng quá tải không cần thiết ở nhiều cơ sở y tế, giảm chi phí không cần thiết cho cả bệnh nhân và quỹ BHYT.

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, khuyến cáo tùy vào tình hình sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định việc hẹn tái khám. Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đã được điều trị ổn định thì thời gian hẹn tái khám và cấp thuốc BHYT có thể dài hơn.

Ông Lương Ngọc Khuê cho biết thực tế trong đợt dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu cấp thuốc cho người bệnh từ 60 đến 90 ngày và khuyến cáo khi phát hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh phải đi khám lại trước lịch hẹn.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng ý nghĩa mỗi kỳ tái khám đối với bệnh nhân là được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh có ổn định hay không, nếu có biến cố hay biến chứng thì bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện, cho chỉ định làm thêm các xét nghiệm và tư vấn cách dùng thuốc. BHXH tăng thời gian tái khám lên 60 ngày đồng nghĩa bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân 60 ngày, tối đa là 90 ngày.

Việc kéo dài thời gian kê đơn sẽ dẫn tới một số khả năng xảy ra. Đơn thuốc BHYT kê có thể có một số loại có tác dụng phụ, bệnh nhân dùng không hợp, quay lại muốn thay đổi loại thuốc khác thì số thuốc này sẽ không thể nhập lại kho, gây lãng phí. Ngoài ra, với những người bệnh có biến chứng nặng, có nhiều bệnh lý nền kèm theo thì việc tái khám sau 60 ngày là khá dài để bác sĩ có thể quản lý được bệnh hoặc phòng tránh những bệnh lý cấp tính. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)