May 20, 2024

1/3 người từ 18 tuổi trở lên bị tăng huyết áp

Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp hiện nay ở người từ 18 tuổi trở lên là 1/3, tức 3 người là có 1 người bị. Đặc biệt, độ tuổi 70-80, tỉ lệ mắc tăng huyết áp lên đến 80%. Bệnh tăng huyết áp ngày càng có xu hướng trẻ hóa do lối sống căng thẳng, stress, ít vận động, chế độ ăn uống nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc lá…

Bác sĩ tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp

Bác sĩ tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp

“Nguy hiểm hơn, tỉ lệ người đã được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nhưng chưa tuân thủ điều trị chiếm đến 50% vì bệnh hầu như không gây triệu chứng điển hình. Trong số những người tuân thủ điều trị thì có khoảng 30% người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe” – bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Cứu bé gái 3 tuổi sau tai nạn bị xe công nông cán qua người

Ngày 16-5, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) thông tin về trường hợp bệnh nhi bị tai nạn giao thông nghiêm trọng được cứu sống thần kỳ.

Cứu bé gái 3 tuổi sau tai nạn bị xe công nông cán qua người- Ảnh 1.

Bé gái hồi phục thần kỳ sau tai nạn nghiêm trọng gây đa chấn thương. Ảnh: Thảo My

Mới đây, bé gái N.T.A. (3 tuổi, ở Hưng Yên) được đưa đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu trong tình trạng sốc chấn thương và mất máu nặng, đe dọa đến tính mạng.

PGS-TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng Khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức, cho biết bệnh nhi được xác định đa chấn thương gồm: Chấn thương sọ não, chấn thương ngực, tràn máu màng phổi, chảy máu trong ổ bụng do vỡ gan, vỡ tụy trung tâm, vỡ cơ hoành làm các tạng trong bụng lên ngực, vỡ xương chậu, gãy xương đùi”.

Khi được đưa vào phòng mổ cấp cứu, bác sĩ đã khẩn cấp khâu cầm máu gan, tụy và đưa tạng thoát vị từ ngực xuống bụng, khâu nối tụy – ruột, đồng thời các bác sĩ gây mê tích cực truyền máu, hồi sức để duy trì huyết động ổn định giúp cháu qua cơn nguy kịch.

Sau ca mổ kéo dài 5 giờ, bệnh nhi tiếp tục trải qua 15 ngày hồi sức tích cực và thở máy.

Hiện tại, bệnh nhi tỉnh táo, hồi phục như một kỳ tích. PGS Hoa đánh giá sự hồi phục của bệnh nhi là một điều kỳ diệu trước những tổn thương quá nghiêm trọng mà bệnh nhi gặp phải.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Vào chuồng đỡ đẻ cho heo, người đàn ông bị cắn nát dương vật

Sáng 15-5, Bệnh viện Bình Dân TP HCM cho hay vừa mổ cấp cứu trong đêm cứu ca tai nạn hy hữu bị heo cắn nát cơ quan sinh dục.

Vào chuồng đỡ đẻ cho heo, người đàn ông bị cắn nát dương vật- Ảnh 1.

Các bác sĩ phẫu thuật cứu dương vật nạn nhân sau tai nạn hy hữu

Bệnh nhân là ông C.V.H (46 tuổi, ở Bình Phước), được đưa vào viện cấp cứu trong đêm với tình trạng dương vật, bìu, tầng sinh môn tổn thương nặng, nham nhở, sưng to, biến dạng, đẩm máu, đau đớn. Tai nạn xảy ra trong lúc ông H. vào chuồng đỡ đẻ cho heo mẹ và bị cắn, ngoạm lâu; được sơ cứu tại cơ sở y tế địa phương trước khi khẩn cấp chuyển lên TP. 

Tại Bệnh viện Bình Dân, các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu trong đêm cắt lọc vết thương, khâu lại thể hang vỡ và đặt thông niệu đạo dẫn lưu nước tiểu, đồng thời tiêm ngừa uốn ván khẩn cấp…

Theo TS-BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân, một nghiên cứu 67 trường hợp nam giới bị động vật có vú cắn vào cơ quan sinh dục ghi nhận vị trí tổn thương thường gặp nhất là dương vật (44,9%), đa số do chó cắn. Có đến 86,6% trường hợp vết thương cơ quan sinh dục do bị cắn cần phẫu thuật.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một thứ không phải đường đang khiến nhiều người bị tiểu đường

Các nhà khoa học từ Đại học Sorbonne Paris Nord, Đại học Thành phố Paris và một số viện nghiên cứu khác từ Pháp chỉ ra một loạt chất nhũ hóa phụ gia thực phẩm có thể là nguyên nhân khiến một số món ăn dường như làm tăng mạnh nguy cơ tiểu đường type 2.

Một thứ không phải đường đang khiến nhiều người bị tiểu đường- Ảnh 1.

Chất nhũ hóa được sử dụng đa dạng trong công nghiệp thực phẩm để góp phần tạo nên kết cấu, hương vị… có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường – Ảnh: AI

Theo bài công bố trên tạp chí y học The Lancet Diabetes & Endocrinology, các tác giả cho biết họ đã phân tích dữ liệu của hơn 104.000 người, được thu thập từ năm 2009 đến năm 2023, độ tuổi trung bình là 42,7.

Họ được thu thập dữ liệu chi tiết về nhân khẩu học, tình trạng sức khỏe và chế độ ăn.

Tổng cộng có 1.056 trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 trong thời gian theo dõi trung bình là 6,8 năm.

Họ phát hiện ra một loại chất nhũ hóa thông dụng được dùng trong công nghiệp thực phẩm liên quan đến nguy cơ tiểu đường tăng cao đáng kể như carrageenans gum, xanthan gum, tripotassium phosphate, este axit tiacetyl tartaric của mono và diglyceride, axit béo diglycerides, sodium citrate, guar gum và gum arabic.

Trong đó, các chất nhũ hóa nhóm carrageenan – một chất ổn định có nguồn gốc từ rong biển đỏ – làm tăng nguy cơ lớn nhất, với mức tăng thêm 3% cho mỗi 100 mg.

Chất nhũ hóa là thứ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết cấu, hương vị và thời hạn sử dụng mong muốn cho nhiều loại thực phẩm như bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp, bánh mì, sốt salad, các sản phẩm kem sữa…

Nói cách khác, khi ăn những món này quá nhiều, bạn không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 vì hàm lượng đường cao trong một số món, mà còn vì phụ gia trong chúng.

Ngay cả những món tưởng chừng không liên quan như một chiếc kẹo cao su vẫn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.

Giảm tiêu thụ bánh kẹo và các thực phẩm chế biến sẵn giúp giảm nguy cơ. Tuy nhiên, theo các tác giả, mặc dù có nhiều chất nhũ hóa được coi là an toàn dựa trên mức tiêu thụ hàng ngày (ADI) chấp nhận được, kết quả trên cho thấy vẫn cần có sự sửa đổi.

Theo đó, cần có sự xem xét lại quy định quản lý việc sử dụng chất nhũ hóa trong các sản phẩm thực phẩm, bao gồm xem xét mức tiêu thụ rộng rãi của chúng và tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thêm cơ hội làm cha cho nam giới sau biến chứng quai bị

Ngày 14-5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết thời gian gần đây bệnh viện khám cho nhiều nam bệnh nhân hiếm muộn do biến chứng sau mắc bệnh quai bị.

Thêm cơ hội làm cha cho nam giới sau biến chứng quai bị- Ảnh 1.

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Ảnh minh họa

Bác sĩ Đinh Hữu Việt, Trưởng Khoa Nam học (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội), cho hay hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Trong đó, viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn sau mắc quai bị được coi là biến chứng rõ ràng nhất và nó là nguyên nhân có thể gây vô sinh nam. Lý do này xảy ra ở khoảng 10-15% do người chồng không có tinh trùng tới khám tại bệnh viện.

Điển hình là trường hợp vợ chồng anh C.V.H. (SN 1993) và chị N.T.Th. (SN 1995) ở Quảng Ninh. Cả hai kết hôn đã 7 năm nhưng chưa có con vì anh H. bị vô sinh nam do teo tinh hoàn, không có tinh trùng.

Anh H. cho biết đây là biến chứng sau khi anh mắc quai bị vào năm 17 tuổi. Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi và nhận được kết quả không có tinh trùng.

Sau thời gian kiên trì “tìm con”, anh H. được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) kết hợp thụ tinh trong ống nghiệm và rồi vợ chồng anh H. đã may mắn đón tin vui.

Theo bác sĩ Việt, biến chứng sau quai bị là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng vô tinh gây ra teo tinh hoàn, suy tinh hoàn không có tinh trùng… Để có con, bệnh nhân cần được can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm tinh trùng và thực hiện IVF với trứng của người vợ.

Bác sĩ Việt cho biết phẫu thuật vi phẫu Micro TESE là can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm những ống sinh tinh có chứa tinh trùng thông qua kính vi phẫu có độ phóng đại lớn. Khi tìm tinh trùng trên những mẫu mô nhỏ, việc lọc tách cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ.

“Phẫu thuật này đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục con vừa đủ để làm thụ tinh ống nghiệm. Với những trường hợp bệnh nhân bị teo tinh hoàn do biến chứng quai bị, khi thực hiện mổ Micro TESE cho tỉ lệ tìm thấy tinh trùng lên tới hơn 90%, hạn chế tổn thương mô tinh hoàn, ít để lại biến chứng”- bác sĩ Việt nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cảnh báo nhiều người bị khô mắt do “trốn nóng” bằng máy lạnh

Chiều 13-5, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho hay đã tiếp nhận nhiều người bị khô mắt do nằm máy lạnh “trốn nóng”.

Cảnh báo nhiều người bị khô mắt do

Nhiều người mắt bệnh khô mắt do lạm dụng máy lạnh

Trường hợp mới nhất là chị Đ.T.Q.T. (28 tuổi), xuất hiện các triệu chứng cộm, ngứa, đỏ mắt như có dị vật trong mắt. Tại văn phòng chị T. làm việc, máy lạnh được mở liên tục từ 8 giờ đến 18 giờ, nhiệt độ trung bình từ 16-22 độ C. Tan làm, chị vội về nhà tiếp tục chui ngay vào bật máy lạnh từ 19 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau, đặt nhiệt độ dưới 24 độ C.

Khi ngủ dậy, chị thường cảm thấy đỏ và sưng tấy ở vùng mắt và đến bệnh viện khám trong tình trạng khô mắt, bỏng rát, mệt mỏi, nặng trĩu.

Bác sĩ chẩn đoán chị khô mắt và kê đơn thuốc uống, thuốc nhỏ mắt kết hợp hướng dẫn chăm sóc mắt tại nhà.

Theo ThS-BS Phạm Huy Vũ Tùng, Chuyên khoa Mắt-Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nhiều người đến khám khi xuất hiện các triệu chứng bệnh mắt, cứ 10 ca thì có 5 ca khô mắt.

“Chỉ trong tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.000 trường hợp đến khám khô mắt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng máy lạnh kéo dài, nhiều trường hợp tái lại nhiều lần.”-bác sĩ Tùng cảnh báo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác

Ngày 13-5, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) cho biết vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị bỏng nặng do đốt rác, trong đó một trường hợp đốt rác bằng xăng.

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác- Ảnh 1.

Vết bỏng vùng cánh tay của người bệnh P.

Trường hợp thứ nhất là anh L.A.P. (32 tuổi), bị bỏng do đốt rác bằng xăng, nhập viện với chẩn đoán bỏng độ II, III vùng mặt, cổ, cẳng tay phải và ngực. Diện tích bỏng khoảng 15%.

Bệnh nhân cho biết trong quá trình thu gom rác và đổ xăng vào để đốt, thấy ngọn lửa có hiện tượng tắt đã đổ thêm xăng, khiến ngọn lửa bùng lên và bén vào người gây bỏng nặng.

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác- Ảnh 2.

Vết bỏng vùng cánh tay của người bệnh P.

Trường hợp thứ 2 là ông Đ.V.M. (60 tuổi), trong khi đang đốt rác không may trong đống rác có lẫn một vật gì không rõ phát nổ, khiến người đàn ông này bị bỏng nặng và phải nhập viện với chẩn đoán bỏng độ II vị trí mặt, cổ, cẳng tay và bàn tay trái, diện tích bỏng khoảng 7%.

Bác sĩ khuyến cáo, các trường hợp bị bỏng có thể để lại rất nhiều di chứng như co rút cơ ảnh hưởng đến vận động về sau. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn… Chỉ cần một chút thiếu thận trọng cũng có thể gây thương tích nghiêm trọng cho bản thân và gia đình.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sự cố y khoa ở BV Đa khoa Quảng Nam: Bệnh nhân bị u nang buồng trứng 2 bên?

Theo báo báo, trường hợp ca bệnh này khả năng là u nang buồng trứng 2 bên. Phẫu thuật viên đã phát hiện và thực hiện bóc u nang buồng trứng trái làm giải phẫu bệnh lý (như đã thể hiện trong bản tường trình phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh).

Sự cố y khoa ở BV Đa khoa Quảng Nam: Bệnh nhân bị u nang buồng trứng 2 bên?- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

Việc đánh giá tổn thương buồng trứng phải của phẫu thuật viên tại thời điểm thực hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng không phát hiện được khối u nang bì buồng trứng phải có thể do đây là u nang bì buồng trứng thể vùi.

Việc chẩn đoán vị trí khối u được xác định sau khi nội soi ổ bụng không phù hợp với chẩn đoán trước mổ do buồng trứng là cơ quan có thể thay đổi vị trí tùy thuộc vào tư thế người bệnh.

Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh. Trước đó, lãnh đạo Khoa Phụ sản và các cá nhân liên quan đã trực tiếp đến xin lỗi, thăm hỏi, động viên người bệnh và gia đình người bệnh. Bệnh viện (BV)  cũng đã cử đại diện đến gặp người bệnh.

Theo nhận xét, đánh giá của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, Khoa Phụ sản của BV đa khoa Quảng Nam chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phẫu thuật: khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật… phải giải thích rõ ràng cho người bệnh và người nhà người bệnh.

Công tác tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh trước và sau phẫu thuật chưa tốt, làm cho người bệnh hoang mang, lo lắng và thắc mắc…

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, chị L. phản ánh kết quả siêu âm tại BV kết luận chị bị “u nang bì buồng trứng phải” nhưng khi nhận giấy ra viện thì mới biết là chị được phẫu thuật “bóc tách u nang bì buồng trứng trái”.

Khi có dư luận phản ánh, ngày 6-5, Sở Y tế có công văn yêu cầu BV Đa khoa Quảng Nam báo cáo trước 9 giờ trưa 7-5 nhưng BV không chấp hành. Sáng 8-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục có công văn lần 2, yêu cầu báo cáo trước 11 giờ trưa cùng ngày nhưng đến chiều BV mới báo cáo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nữ bác sĩ Bệnh viện K gặp nạn ở quán cà phê, nguy cơ bị liệt

Những ngày qua mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin về trường hợp nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý (29 tuổi, quê quán Diễn Châu, Nghệ An) có nguy cơ liệt hoàn toàn sau tai nạn nghiêm trọng ở quán cà phê.

Ngày 9-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Nữ bác sĩ Bệnh viện K gặp nạn ở quán cà phê, nguy cơ bị liệt- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nghe báo cáo về sức khỏe của nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý

Thông tin về tình trạng sức khỏe của nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý, các thầy thuốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết sau tai nạn hy hữu xảy ra tối 20-4 vừa qua Lý nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, vỡ nhiều thân đốt sống, tổn thương tủy sống làm hai chân liệt hoàn toàn, gãy nhiều xương sườn gây chấn thương ngực kín, tràn máu tràn khí màng phổi hai bên, chấn thương gan độ 4, chấn thương lách độ 2.

3 ngày sau khi nhập viện, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã phẫu thuật cho Lý. Mới đây, bác sĩ Lý tiếp tục được phẫu thuật lần 2. Hiện bệnh nhân đang theo dõi sức khỏe tại phòng hậu phẫu.

Chia sẻ với bác sĩ Lý, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn động viên nữ bác sĩ cố gắng vượt qua những cơn đau thể chất, yên tâm điều trị. Ông cũng yêu cầu các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tập trung hỗ trợ tối đa, sát sao quá trình điều trị cho nữ bác sĩ.

Nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý vừa tốt nghiệp bác sĩ nội trú ung thư, hiện đang công tác tại Bệnh viện K. 

Tối 20-4, khi cùng bạn bè uống cà phê tại phố Thái Hà (Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội). Trời đổ cơn giông, một tấm kính lớn từ tầng 2 của tòa nhà đã đổ sập xuống người cô.

Ngay lập tức, bạn bè đã đưa bác sĩ Lý vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Bố của bác sĩ Lý là ông Hoàng Văn Thành cho biết khoảng 21 giờ 45 phút, khi chuẩn bị đi ngủ, ông bất ngờ nhận được số điện thoại lạ gọi đến. Đó là giọng nói của con gái. Khi đó con gái có nói: “Bố ơi, con bị thương nặng lắm. Con sắp hôn mê rồi. Bố sắp xếp ra Hà Nội giúp con. Con cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ”.

“Nghe vậy, lúc đầu tôi tôi còn tưởng con nói đùa, vì số điện thoại lạ. Nhưng con nói thêm mình được bạn đưa vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu, đây là điện thoại của bạn. Lúc này, chân tay tôi bủn rủn, hụt hẫng vô cùng. Vợ và con trai ở quê cũng điện thoại và kể về việc Lý gọi về nhà. Chúng tôi vội vàng ra Hà Nội”- ông Thành chia sẻ.

Đến nay, sau nhiều ngày điều trị, bác sĩ Lý tỉnh táo, có thể giao tiếp đơn giản với người thân. Tuy nhiên, cô bị liệt nửa thân dưới do chấn thương ở cột sống và cần quá trình hồi phục lâu dài.

Nữ bác sĩ Bệnh viện K gặp nạn ở quán cà phê, nguy cơ bị liệt- Ảnh 2.

Bác sĩ Hoàng Minh Lý và hiện trường tai nạn ở quán cà phê. Ảnh: PT

Bố của Lý cho biết từ lớp 1 đến khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú, con gái đều đạt loại giỏi. “Lý rất tự lập, con còn ấp ủ nhiều dự định, còn muốn đi nước ngoài học tiến sĩ. Con cũng được ký hợp đồng làm việc tại Bệnh viện K cách đây không lâu”- ông nói.

Được biết, hiện mẹ của bác sĩ Lý cũng đang bị bệnh U Lympho, một thể bệnh ung thư máu tiên lượng nặng, hiện cũng đang điều trị tại bệnh viện K. Bố của chị Lý là bộ đội làm việc xa nhà từ lâu, chị Lý còn một người em trai.

Chứng kiến gia đình chật vật xoay xở viện phí để điều trị cho bác sĩ Lý, những ngày qua trên mạng xã hội, bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương quê Nghệ An… đã có nhiều thông tin kêu gọi mọi người chung tay, góp sức hỗ trợ, chia sẻ và động viên nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm rõ vụ bệnh nhân bị u buồng trứng phải, bác sĩ mổ bên trái

Ngày 9-5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam sau khi có thông tin phản ánh sự việc tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam người “bệnh được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, bác sĩ lại phẫu thuật buồng trứng trái”.

Làm rõ vụ bệnh nhân bị u buồng trứng phải, bác sĩ mổ bên trái- Ảnh 1.

Phiếu siêu âm ngày 16-4 của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xác định chị L. bị “u bì buồng trứng phải”. Ảnh: Trần Thường

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chủ động chỉ đạo có báo cáo làm rõ thông tin nêu trên, xử lý nghiêm các vi phạm của cá nhân, tập thể theo đúng quy định (nếu có).

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam rút kinh nghiệm về sự cố gây ảnh hưởng tới uy tín chung của ngành y tế; có biện pháp để không xảy ra các sự việc tương tự.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam chịu trách nhiệm trên địa bàn trong triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng, nâng cao an toàn người bệnh, phòng tránh các nguy cơ, sự cố y khoa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời nghiêm túc thực thực hiện quy định về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Trước đó, Báo Người Lao Động đã đưa tin về trường hợp người bệnh là chị Nguyễn Thị Minh L. (SN 1988; trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, nhưng bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam lại phẫu thuật bóc u nang bì buồng trứng trái. Vụ việc đang được xác minh, làm rõ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé gái 5 tuổi bị rận và trứng bám chi chít trên mi mắt

Chiều 8-5, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết cùng ngày, bệnh nhi bị rận và trứng bám dày đặc vào mi mắt đã đến tái khám, kết quả đã hoàn toàn bình phục.

Bé gái 5 tuổi bị rận và trứng bám chi chít trên mi mắt- Ảnh 1.

Bé gái đến tái khám vào ngày 8-5

Trước đó, bệnh nhi H.B.H (5 tuổi; ngụ TP Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng rận mi chi chít trên mi mắt.

Bé gái 5 tuổi bị rận và trứng bám chi chít trên mi mắt- Ảnh 2.

Rận mi mắt gây ngứa ngáy, khó chịu trên mi mắt bé gái 5 tuổi

Theo người nhà, trước khi nhập viện, bệnh nhi có triệu chứng ngứa mắt, thường xuyên dụi mắt và phát hiện trên lông mi có nhiều vật thể bám vào.

Khi thấy tình trạng ngứa, khó chịu ở mắt bé không thuyên giảm dù đã được điều trị tại nhà bằng nước muối sinh lý nên gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ để được thăm khám.

Bệnh nhi được bác sĩ chẩn đoán bị rận bám ở mí mắt và chỉ định tiến hành lấy sạch rận, trứng rận ở lông mi.

Quá trình điều trị được bác sĩ thực hiện nhanh chóng, giúp bệnh nhi loại bỏ rận mi, trứng rận và hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc mắt tránh lây lan và tái nhiễm.

Bé gái 5 tuổi bị rận và trứng bám chi chít trên mi mắt- Ảnh 3.

Bệnh nhi H.B.H được bác sĩ Lê Viết Pháp tiếp nhận điều trị rận mi mắt ngay trong đêm

Bác sĩ Lê Viết Pháp, Quyền Trưởng Khoa Khám và Cấp cứu của Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, cho biết rận mi ở trẻ có thể lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc giữa cha mẹ bị nhiễm bệnh và con cái của họ hoặc lây truyền gián tiếp qua quần áo hoặc khăn tắm bị nhiễm. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), Thalassemia là một bệnh di truyền bẩm sinh, gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Đây cũng là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gen và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 1.

Thalassemia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi

Hơn 10 triệu người có gen bệnh Thalassemia

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần điều trị.

Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

Theo ước tính, một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỉ đồng để điều trị và đến năm 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì cuộc sống.

Với trên 20.000 người bệnh mức độ nặng phải điều trị cả đời, mỗi năm Việt Nam cần trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Ngày 8-5 là Ngày Thalassemia thế giới. Chủ đề năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Theo Cục Dân số, hiện nay số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Thống kê cho thấy tỉ lệ người mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh khoảng 9,7%. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen Thalassemia lên tới 40-70%.

Hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ người dân tộc thiểu số mang gen Thalassemia cao.

Đây là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gen bệnh.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Thalassemia?

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 2.

Xét nghiệm sàng lọc cho học sinh ở tỉnh Hà Giang

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mang gen Thalassemia cao trên thế giới. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người trong độ tuổi sinh đẻ cần xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh để tránh sinh con bị bệnh.

Theo các bác sĩ, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia.

Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau cần được tư vấn trước khi dự định có thai.

Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bị bệnh đái tháo đường, dùng mật ong có được không?

PGS-TS-BS LÂM VĨNH NIÊN, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: Thành phần chủ yếu của mật ong là đường fructose, ngoài ra cũng chứa vitamin, chất khoáng (như kali, canxi, kẽm), vitamin C và các chất chống ôxy hóa, các chất có hoạt tính kháng sinh, kháng viêm. Trong khi đó, đường ăn chỉ chứa đường saccharose mà không chứa vitamin, chất khoáng nào.

Nhìn chung, việc dùng mật ong thay cho đường ở người bệnh đái tháo đường không mang lại lợi ích nào. Cả mật ong và đường đều ảnh hưởng lên mức đường huyết. Mật ong thường ngọt hơn đường, do đó có thể giúp bạn sử dụng ít đường hơn khi chế biến thức ăn, thức uống.

Tuy nhiên, một muỗng mật ong có thể có tổng lượng carbohydrate và tổng lượng calo cao hơn một muỗng đường. Người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể dùng mật ong nhưng cần sử dụng có chừng mực và tính vào lượng carbohydrate trong kế hoạch ăn uống của mình.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ hơn 500 người ngộ độc ở Đồng Nai: 3 bệnh nhi bị nhiễm trùng E.coli

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, ông Lê Quang Trung, hôm 4-5 cho biết liên quan vụ hơn 500 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại TP Long Khánh, kết quả xét nghiệm mẫu máu 3 bệnh nhi bị nặng cho thấy các em này bị nhiễm trùng E.coli.

Tại cuộc họp giao ban về kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, ông Trung cho biết thêm dự kiến ngày mai (5-5) sẽ có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

Ngày 6-5, Sở Y tế sẽ có báo cáo xem giữa kết quả nhiễm trùng E.coli khi xét nghiệm máu có phù hợp với kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn không.

Vụ hơn 500 người ngộ độc ở Đồng Nai: 3 bệnh nhi bị nhiễm trùng E.coli- Ảnh 1.

Một bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Tính đến ngày 4-5, số ca bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại TP Long Khánh là 555 trường hợp. Hiện nay, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang điều trị 5 ca là bệnh nhi bị nặng, trong đó có 3 ca đã tương đối ổn định.

Có 2 ca bệnh nhi vẫn đang phải thở máy, tuy nhiên có 1 ca tiên lượng tốt và 1 ca tiên lượng không tốt do bệnh nhi đã có giai đoạn bị ngưng tim trong quá trình cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh.

Thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết Công an tỉnh đang tập trung chỉ đạo Công an TP Long Khánh, các phòng nghiệp vụ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành truy vết thực phẩm, làm việc với các tổ chức cá nhân cung cấp nguồn thực phẩm cho tiệm bánh mì Băng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Kỹ năng cần thiết khi bị tai nạn lao động

Vụ tai nạn lao động nổ lò gas tại Đồng Nai mới đây khiến 6 người tử vong trong trạng thái không còn nguyên vẹn gây chấn động xã hội. Cách đó vài ngày, một vụ tai nạn thương tâm khác xảy ra ở Yên Bái làm 7 công nhân nhà máy xi măng bị nghiền tử vong cũng đã khiến cộng đồng chưa hết bàng hoàng xót xa.

Dồn dập nhập viện, tay chân đứt rời

Dồn dập xảy ra các vụ tai nạn lao động lớn chết nhiều người gióng lên hồi chuông báo động về sự an toàn tính mạng, sức khỏe con người cũng như trách nhiệm của chủ doanh nghiệp. Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh mới đây tiếp nhận cấp cứu một phụ nữ đang làm việc tại công trường bất ngờ bị thanh sắt rơi trúng xuyên vào người. Nạn nhân là bà Đ. (45 tuổi), nhập viện trong tình trạng đau đớn, trên người còn dính thanh sắt dài cả thước xuyên từ hông ra mông. Các bác sĩ mổ cấp cứu trong 1 giờ đã rút được dị vật sắt nhọn dài 80 cm, đường kính 2 cm ra khỏi nạn nhân an toàn, các mảnh gỉ sắt được lấy bỏ toàn bộ, các phần đụng dập được cắt lọc sạch sẽ.

TS-BS Nguyễn Văn Châu, Tổng Giám đốc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, cho biết bệnh viện đã liên tục cấp cứu nhiều ca bị dị vật đâm xuyên thấu cơ thể do tai nạn lao động, trong đó nhiều ca nghiêm trọng bị cắt cụt bàn tay, cẳng tay, bàn chân, ngón chân… do bất cẩn với máy cắt, cuốn, dập, ép…

Hai nạn nhân nhập viện trong tháng 4 vừa qua bị máy nước đá cắt là anh T. (33 tuổi, bị cắt cụt ngón IV, V tay trái) và anh E. (19 tuổi, bị cắt cụt ngón II, III tay phải kèm gãy hở nát đốt giữa ngón IV tay phải). Trong 2 trường hợp nặng khác bị đứt lìa chi thể do máy dập, chị T. (26 tuổi) bị rất nặng với vết cắt cụt cổ tay trái và các ngón III, IV tay trái. “Chưa kể, nhiều nạn nhân nguy kịch như thanh sắt đâm xuyên cổ do ngã giàn giáo, dao đâm thấu ngực… đã được chúng tôi cứu kịp thời” – BS Châu thông tin.

Kỹ năng cần thiết khi bị tai nạn lao động- Ảnh 1.

Ca đứt tay được các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM hỗ trợ chuyên môn nối được

Tàn phế, di chứng nặng nề

Tại các bệnh viện trên địa bàn TP HCM như Chấn thương Chỉnh hình, Chợ Rẫy, Đại học Y Dược… hầu như ngày nào cũng tiếp nhận cấp cứu do tai nạn trong quá trình thao tác lao động, té ngã từ trên cao xuống. TS-BS Ngô Đức Hiệp, Trưởng Khoa Phỏng – Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, cho hay trước đó đã kích hoạt quy trình báo động đỏ cứu chị P.T.K.O (28 tuổi, ở Tây Ninh) bị máy kéo sợi cuốn lóc toàn bộ da đầu. Phải mất 4 giờ rưỡi, 2 ê-kíp mới ghép da đầu, nối vành tai lại cho bệnh nhân.

Chỉ riêng tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 921 trường hợp tai nạn lao động do máy cưa sắt, gỗ; máy ép, cuốn, xay, dập… với đủ dạng tổn thương từ bong tróc, dập nát đến đứt lìa chân tay.

Bác sĩ chuyên khoa II Võ Hòa Khánh, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, cho biết các dạng tai nạn lao động như: dập nát bàn tay, ngón tay, đây là tổn thương rất nặng nề do máy dập, máy ép. Với một cường độ, nhiệt độ cao làm dập nát một diện rộng làm tổn thương nặng nề các cấu trúc quan trọng của bàn tay, ngón tay dẫn đến hoại tử bàn tay, cổ tay và phải làm mỏm cụt.

Tổn thương lóc da do máy cuốn, vặn xoắn làm lóc da rộng từ cẳng tay đến ngón tay dẫn đến hoại tử da rộng, phải cắt bỏ da hoại tử và ghép da. Tổn thương đứt lìa hoặc đứt gần lìa bàn tay, cổ tay, ngón tay do máy cưa gỗ, cưa sắt, máy cắt cỏ, phải khâu nối chi bị đứt lìa, nguy cơ mỏm cụt và tàn tật. “Nguyên nhân thường gặp nhất là do bất cẩn khi thao tác máy móc, vừa làm vừa giỡn; mệt mỏi do làm tăng ca, ngủ gật; máy móc cũ kỹ, không được bảo trì đúng quy định; không được huấn luyện kỹ khi vận hành; không bảo hộ lao động, không đeo bao tay, giày bảo hộ, kiếng bảo hộ…” – BS Khánh thông tin.

Theo các bác sĩ, chấn thương cột sống thường gặp, trong đó tai nạn lao động (20%) do té từ trên cao và để lại di chứng rất nặng nề, tàn phế. Người bệnh ngoài tốn kém chi phí, chăm sóc kéo dài, phục hồi chức năng còn có thể mất khả năng sinh hoạt, lao động.

ThS-BS chuyên khoa II Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115, cho biết chấn thương cột sống là một chấn thương nghiêm trọng có thể gây tàn phế, tử vong cao. Bệnh viện đã cứu kịp 2 thợ sửa thang máy (29 tuổi ở Tiền Giang và 31 tuổi ở Hải Dương) bị tai nạn nghề nghiệp gãy cột sống khi rơi từ tầng 7 là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người trong vấn đề an toàn lao động. “Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến di chứng liệt, mất khả năng vận động đối với người bị nạn kiểu này” – BS Sóng cảnh báo.

Kỹ năng cần thiết khi bị tai nạn lao động- Ảnh 2.

Một ca đứt tay được nối cứu kịp

Trang bị kỹ năng cứu người

Các chuyên cho rằng tai nạn là điều không ai muốn song việc sơ cứu đúng cách và xử trí kịp thời sẽ giúp người bị tai nạn giảm thiểu những biến chứng đáng tiếc. Theo bác sĩ chuyên khoa I Phan Tuấn Trọng, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, sơ cứu đúng kỹ thuật và kịp thời được xem là giải pháp quan trọng, không chỉ giúp hạn chế thương tổn mà còn cứu sống người bệnh trong gang tấc.

Bác sĩ chuyên khoa I Triệu Quốc Ngọc, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, khuyến cáo sự thành công trong việc nối chi thể đứt lìa không chỉ phụ thuộc trang thiết bị chuyên dụng, phẫu thuật viên mà điều quan trọng nhất là phần đứt lìa phải được bảo quản đúng cách sau khi xảy ra tai nạn. Thời gian vàng để ghép nối bộ phận đứt lìa là 6 giờ sau tai nạn nên cần đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

“Cần chú ý an toàn lao động. Nếu không may xảy ra tai nạn đứt lìa chi thể, cần bảo quản đúng để việc phẫu thuật thuận lợi và khả năng thành công cao hơn. Đó là nhanh chóng rửa sạch phần bị đứt lìa bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước sạch, sau đó bọc trong lớp gạc vô trùng hoặc vải sạch rồi cho vào trong một túi ni-lông, buộc kín túi và cho vào trong xô nước đá (nhiệt độ lý tưởng khoảng 4 – 5 độ C); không để phần chi bị đứt rời tiếp xúc trực tiếp với nước đá vì có thể gây bỏng lạnh. Với tai nạn dị vật đâm xuyên thấu, cần bình tĩnh sơ cứu đúng cách, cẩn thận cố định dị vật, tuyệt đối không được tự ý rút bỏ các dị vật vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nạn nhân” – BS Ngọc lưu ý.

Đối với người lao động, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn về an toàn lao động, đặc biệt khi làm việc trong điều kiện nguy cơ cao như leo trèo, sửa tháng máy, thao tác làm việc không bảo đảm thăng bằng hoặc không có phương tiện bảo hộ chắc chắn.

“Để bảo đảm an toàn lao động, nên có phòng hộ đầy đủ khi làm việc như có bao tay, giày bảo hộ, kiếng đeo mắt… Kiểm tra máy móc kỹ lưỡng khi vận hành. Không lơ là khi đang làm việc” – BS Khánh nhấn mạnh. 

Chủ sử dụng lao động ngoài bảo đảm an toàn lao động, phòng ngừa sự cố, cần có những chính sách về bảo hiểm tai nạn, hỗ trợ, động viên người lao động không may bị nạn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm

Ngày 3-5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm- Ảnh 1.

Cứu chữa bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Công điện nêu rõ số vụ ngộ độc, số người mắc ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều, riêng năm 2023 toàn quốc đã ghi nhận 125 vụ làm trên 2.100 người mắc và làm 28 người tử vong, có xu hướng gia tăng so với năm 2022.

Gần đây, trên phạm vi cả nước vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc, đặc biệt vụ ngộ độc xảy ra tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30-4 với trên 450 người mắc phải nhập viện điều trị, tiếp tục gây lo ngại trong nhân dân.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố…

Bộ Y tế thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định.

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định; nghiên cứu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thực hiện đầy đủ trách nhiệm phối hợp trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm và công tác phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định.

Các địa phương có biện pháp nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố.

Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP Long Khánh bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe người dân.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cụ bà 95 tuổi ở Gò Vấp bị bướu cổ khổng lồ

Chiều 3-5, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) cho hay vừa phẫu thuật thành công cho cụ bà T.T.H (95 tuổi, ở Gò Vấp) bị bướu cổ khổng lồ gây hẹp khí quản khó thở.

Cụ bà 95 tuổi ở Gò Vấp bị bướu cổ khổng lồ- Ảnh 1.

Khối u tuyến giáp “hóa đá” được bóc tách ra khỏi cổ cụ bà

Cách đây hơn 40 năm, bà H. đi khám đã phát hiện bướu cổ kích thước nhỏ nhưng không điều trị. Gần đây bị khó thở, bà đến bệnh viện thì bướu giáp to chèn ép gây hẹp khí quản, chỗ hẹp nhất kích thước 4mm kéo dài một đoạn 11mm.

Nhận định bệnh nhân đã lớn tuổi, nhiều bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, suy tim), bướu to, vôi hóa, chèn ép, nguy cơ cao lúc mổ…, các bác sĩ đã lên phương án phẫu thuật tối ưu nhất.

Sau khi đã đặt thành công nội khí quản, các bác sĩ đã cẩn trọng loại bỏ hoàn toàn 2 thùy tuyến giáp với kích thước bên phải là 13x6x6cm, bên trái là 9x6x5cm, bảo tồn được các cấu trúc quan trọng lân cận mà không để xảy ra chảy máu.

“Đây là ca bệnh nhiều nguy cơ thách thức. Chúng tôi phải phối hợp nhiều chuyên khoa, nội, ngoại khác nhau để đảm bảo an toàn cho người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật”- bác sĩ CK2 Trần Như Hưng Việt, Trưởng Khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu bướu cổ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nhấn mạnh. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Mới nhất là 2 nạn nhân bị đứt lìa ngón tay do tai nạn từ máy cắt nước đá, gồm: Anh T. (33 tuổi, bị cắt cụt ngón IV, V tay trái) và anh E. (19 tuổi, bị cắt cụt ngón II, III tay phải kèm gãy hở nát đốt giữa ngón IV tay phải, chảy nhiều máu).

Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón- Ảnh 1.

Các nạn nhân đã được các bác sĩ nối chi thể đứt lìa thành công

Trước đó vài ngày là 2 trường hợp khác bị đứt lìa ngón tay và đứt lìa cẳng tay do tai nạn từ máy dập. Trong đó, người nặng nhất là chị T. (26 tuổi), bị cắt cụt cổ tay trái và các ngón III, IV tay trái.

Với kỹ thuật vi phẫu, kính hiển vi có độ phóng đại nhiều lần cùng với các trang thiết bị chuyên dụng, các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu, nối lại thành công các phần chi thể đứt rời cho các bệnh nhân.

BSCKI Triệu Quốc Ngọc, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa Khoa Xuyên Á Tây Ninh, khuyến cáo sự thành công trong việc nối chi thể đứt lìa không chỉ phụ thuộc trang thiết bị chuyên dụng và đội ngũ phẫu thuật viên vi phẫu chuyên nghiệp. 

Điều quan trọng nhất là khi xảy ra tai nạn, phần đứt lìa cần phải được bảo quản đúng cách và nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được xử lý và can thiệp kịp thời. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cô gái bị sốc phản vệ sau ăn thịt chim bồ câu

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cô gái 23 tuổi được xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (tiêm bắp adrenalin, dùng thuốc chống dị ứng, chống viêm, truyền dịch bù điện giải…).

Sau một ngày, bệnh nhân đã ổn định trở lại, các triệu chứng sốc phản vệ thuyên giảm.

Cô gái bị sốc phản vệ sau ăn thịt chim bồ câu- Ảnh 1.

Cô gái trẻ bị sốc phản vệ sau khi ăn thịt chim bồ câu

Gia đình cho biết bệnh nhân có tiền sử dị ứng với tôm, cua. Đặc biệt lúc 2 tuổi bệnh nhân cũng bị dị ứng sau một lần ăn thịt chim bồ câu.

Lần này khi có biểu hiện dị ứng, bệnh nhân đã chủ động dùng thuốc chống dị ứng ở nhà nhưng tình trạng không cải thiện mà chuyển nặng hơn, phải nhập viện cấp cứu.

Theo bác sĩ Lê Văn Quý, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết sốc phản vệ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thuốc.

Nguyên nhân có thể là ăn thức ăn lạ (tôm, cua, ghẹ, thịt, côn trùng…), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ… Những người bị dị ứng với loại thức ăn từng gây phản ứng thì không nên ăn lại, nguy hiểm sức khỏe.

Khi xuất hiện các triệu chứng khác thường như: Mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người bị suy thận sống được bao lâu?

Bác sĩ chuyên khoa I LÊ ĐAN THÙY, Trưởng Khoa Lọc máu nội thận – Bệnh viện Bình Dân (TP HCM), trả lời: Suy thận mạn là sự giảm độ lọc cầu thận, bất thường của thận như tiểu có đạm, tiểu máu và tình trạng này kéo dài trên 3 tháng. Ở người lớn tuổi thường do bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, gout; ở người trẻ thường do bệnh cầu thận, thận đa nang, thận độc nhất hoặc biến chứng bất thường về ngoại niệu như sỏi thận tái phát, đặc biệt do sử dụng thuốc bừa bãi.

Suy thận được chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 và 2: Chưa giảm độ lọc cầu thận nhưng đã có những bất thường như tiểu có đạm; giai đoạn 3A chưa thấy triệu chứng rõ; giai đoạn 3B đã có triệu chứng như phù, tiểu bọt; giai đoạn 4 sẽ điều trị tích cực để giữ các chức năng thận, chuẩn bị lọc máu; giai đoạn 5 là lọc máu, sử dụng các biện pháp thay thế hoặc ghép thận.

Có quan niệm suy thận là một “án tử”, tuy nhiên thời gian người bệnh suy thận sống được bao lâu còn tùy rất nhiều yếu tố. Nếu được phát hiện sớm, có thể kéo dài 20 – 30 năm. Trong khoảng 4 năm gần đây đã có thêm “vũ khí” mới kéo dài chức năng thận cho bệnh nhân suy thận và đây là điều đáng mừng.

Cũng cần lưu ý không thể áp dụng cho tất cả bệnh nhân. Do cơ địa mỗi người khác nhau nên việc người bị suy thận giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu không có đáp án chính xác. Tuổi thọ của người bệnh sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu bé gái người Campuchia bị sốt xuất huyết nguy kịch

Chiều 11-4, BS CK2 Đỗ Châu Việt, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Nhiễm và COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), cho biết các bác sĩ tại bệnh viện vừa cứu bé gái C.C.V (4 tuổi, quốc tịch Campuchia) sốc sốt xuất huyết nguy kịch. 

Cứu bé gái người Campuchia bị sốt xuất huyết nguy kịch - Ảnh 1.

Bệnh nhi được thở máy, chống sốc với dung dịch điện giải, cao phân tử, truyền bù các chế phẩm máu, sử dụng thuốc vận mạch và trợ tim

Theo đó, gia đình cho biết trước đó 2 ngày, bé sốt cao, điều trị tại địa phương không giảm. Đến ngày thứ 3, bé mệt nhiều, ói máu, li bì nên gia đình đưa qua biên giới đến phòng khám tư tại Bình Phước. Kết quả, bé mắc sốt xuất huyết. Do tình trạng nặng, gia đình quyết định đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.

Cứu bé gái người Campuchia bị sốt xuất huyết nguy kịch - Ảnh 2.

Hiện sức khoẻ bé hồi phục tốt, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới

Thời điểm nhập viện, bé suy hô hấp, mạch huyết áp khó đo, sốc kéo dài, suy đa cơ quan, tổn thương gan thận rất nặng và mất máu. Bệnh nhi được thở máy, chống sốc với dung dịch điện giải, cao phân tử, truyền bù các chế phẩm máu, sử dụng thuốc vận mạch và trợ tim.

Tuy nhiên, sau 24 giờ hồi sức tích cực, tình trạng huyết động vẫn chưa ổn định. Bé được tiến hành giải áp ổ bụng, lọc máu liên tục và điều trị bảo tồn gan. 5 ngày sau, bé không còn xuất huyết, huyết động cải thiện dần, chức năng gan, thận dần phục hồi. Hiện bé đã được ngưng lọc máu, cai máy thở và ra khỏi phòng hồi sức tích cực, tăng cường dinh dưỡng và sẽ xuất viện trong thời gian gần nhất.

Bác sĩ Việt cho biết dù chưa tới mùa mưa nhưng hai tuần nay, tại khoa đã tiếp nhận các trường hợp mắc sốt xuất huyết nặng từ các tỉnh lân cận.

“Phụ huynh lưu ý tình trạng trở nặng khi trẻ sốt trên 24 giờ không giảm, cần đưa trẻ đi khám nhằm xác định bệnh. Đặc biệt cần theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm như nôn ói nhiều, xuất huyết da niêm, đau bụng, li bì, tiểu ít, tay chân lạnh” – bác sĩ Việt nhấn mạnh và khuyến cáo nếu phát hiện trẻ không khỏe, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất tại địa phương để được xử trí ban đầu phù hợp, tránh việc di chuyển đường xa, thời gian lâu gây khó khăn cho việc điều trị sau đó.

Để phòng bệnh sốt xuất huyết, phụ huynh cần diệt muỗi, diệt lăng quăng, vệ sinh nhà cửa, tránh ao tù nước đọng, phát quang bụi rậm, không để muỗi chích (ngủ mùng, dùng kem xua muỗi, mặc quần áo dài tay…)…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người đàn ông bị máy cưa chém suýt đứt “của quý”

Tại thời điểm được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) nam bệnh nhân ở Nam Định bị vết thương gần đứt rời “của quý”, đứt hoàn toàn vật hang, vật xốp; niệu đạo đoạn quy đầu dương vật dập nát.

Người đàn ông bị máy cưa chém suýt đứt "của quý"- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân

Đáng chú ý, vết thương khiến bệnh nhân lóc toàn bộ da bìu, lộ tinh hoàn 2 bên, tuy nhiên không tổn thương đến tinh hoàn và vẫn còn bó mạch thần kinh lưng dương vật.

Sau quá trình thăm khám và chẩn đoán cho bệnh nhân, bác sĩ đã tiến hành khâu nối vật hang, vật xốp, tạo hình da bìu để che phủ tinh hoàn 2 bên.

2 ngày sau phẫu thuật, phần dương vật được bảo tồn hồng, tưới máu tốt, vết mổ khô, thấm ít dịch, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám thường xuyên sau phẫu thuật và cho phác đồ điều trị theo dõi hồi phục cương dương về sau.

Các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cho biết những tai nạn này là sự cố hy hữu và hiếm gặp nhưng để lại vết thương vô cùng phức tạp, dập nát, gây khó khăn trong việc xử trí và bảo tồn phần dương vật bị đứt rời.

Do đó, người dân cần cẩn thận và đảm bảo an toàn lao động, trong trường hợp không may gặp tai nạn cần được sơ cứu, bảo quản phần tổn thương đứt rời theo đúng cách và chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ngoạn mục cứu cô gái 20 tuổi bị ô tô cán ngang người

Trưa 10-4, BSCK2 Nguyễn Thiên Bình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc-Bệnh viện Trưng Vương (TP HCM), cho hay nơi đây vừa tích cực điều trị cứu nữ bệnh nhân 20 tuổi bị tai nạn giao thông xe ô tô 7 chỗ cán ngang người khiến dập tim, dập phổi, tràn khí màng phổi 2 bên, chấn thương sọ não.

Ngoạn mục cứu cô gái 20 tuổi bị ô tô cán ngang người- Ảnh 1.

Cô gái được các bác sĩ cứu chữa tích cực và phục hồi ngoạn mục

Trước đó, trên đường đi làm về, bệnh nhân bị va chạm với xe ô tô 7 chỗ và bị cán ngang người, được đưa vào Bệnh viện quận Tân Phú (TP HCM) cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân suy hô hấp nên được các bác sĩ đặt nội khí quản, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Do tình trạng nặng, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương.

Tại đây, bệnh nhân ngưng tim nên các bác sĩ thực hiện báo động đỏ, bỏ qua các thủ tục hành chính để cứu người. Bệnh nhân được hồi sức tim, đặt ống dẫn lưu màng phổ phải, chụp CT-scan toàn thân. Kết quả cho thấy bệnh nhân chấn thương sọ não, dập phổi gây tràn khí màng phổi, đông đặc phổi, dập tim, tràn khí màng bụng, gãy xương sườn số 1…

Ngay lập tức, người bệnh được chuyển đến phòng mổ khẩn với sự có mặt của liên chuyên khoa gồm: Gây mê hồi sức, cấp cứu, ngoại lồng ngực, mạch máu, tổng quát, chẩn đoán hình ảnh…

Bệnh nhân được ê kíp hồi sức, điều trị chống phù não, truyền thuốc vận mạch, thở máy thông khí bảo vệ phổi. Sau 5 ngày điều trị tích cực người bệnh được ngưng thuốc vận mạch, có dấu hiệu hồi phục tri giác nhưng 2 bên vẫn còn tràn khí màng phổi nhiều nên được tiếp tục điều trị. 15 ngày sau, bệnh nhân hồi phục tri giác hoàn toàn, hô hấp cải thiện, được rút máy thở, 3 ngày sau, rút toàn bộ ống dẫn lưu màng phổi.

Hiện bệnh nhân tiếp xúc tốt, ăn uống được, tự thở khí trời nhưng do men tim còn tăng nhẹ nên được chuyển đến Khoa Tim mạch theo dõi. Dự kiến vài ngày tới được xuất viện.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nối liền đoạn chân đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông

Ngày 9-4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết vừa phẫu thuật nối thành công đoạn chân bị đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông.

Nối liền đoạn chân đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông- Ảnh 1.

Các bác sĩ nối thành công đoạn chân cho bệnh nhân

Trước đó, rạng sáng 8-4, chị P.T.P. (SN 1996, ngụ huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) cùng chồng xảy ra tai nạn giao thông với xe công nông.

Khoảng 5 giờ cùng ngày, chị P. được đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cấp cứu với chẩn đoán đa chấn thương, dập gan, dập phổi, đứt lìa đoạn chân phải, gãy xương cánh tay phải, gãy đầu trên xương trụ. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa vào phòng phẫu thuật cấp cứu.

Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Trực, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết cẳng chân phải chị P. bị đứt lìa, vết thương dập nát nên ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn.

Các bác sĩ đã khâu, nối các mạch máu, gân, dây thần kinh, xương cho bệnh nhân. Do vết thương dập nát nên để khâu nối được vết thương, các bác sĩ đã phải cắt ngắn xương, mạch máu và gân mới có thể khâu nối được chân cho bệnh nhân.

Thời gian phẫu thuật kéo dài 5 giờ, bệnh nhân được truyền 4 đơn vị máu. 

Sau 24 giờ phẫu thuật, đến nay chân của bệnh nhân đã hồng ấm, bắt được mạch mu bàn chân. Bệnh nhân đã nhúc nhích được các ngón chân. Tình trạng lưu thông các mạch máu ổn, sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)