May 20, 2024

Nhiều người trẻ mắc bệnh “khó nói”

Mới đây, một nam sinh viên 22 tuổi đến khám trong tình trạng sa búi trĩ, vùng hậu môn sưng, chảy máu, đau rát, đại tiện khó khăn… Chàng trai cho biết lúc nhỏ anh thường xuyên bị táo bón nên thường ngồi trong nhà vệ sinh rất lâu.

Đổ bệnh vì ngồi lì “ôm dế”

Thói quen xấu này vẫn được nam sinh viên duy trì cho đến bây giờ. Cứ mỗi lần đi vệ sinh anh thường mang theo truyện hoặc điện thoại vào để “giết thời gian”, thường thì mất cả giờ ngồi lì trong đó. Thấy vùng nhạy cảm có dấu hiệu bất thường, anh lên mạng tìm hiểu và tự chữa bệnh. Gần đây, bệnh trở nặng khiến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng: đi đứng khó khăn, ngại chơi thể thao, ngồi học khổ sở. Nam sinh viên đến bệnh viện khám thì phát hiện mắc bệnh trĩ độ 3.

Trường hợp trên chỉ là một điển hình trong giới trẻ mắc bệnh “khó nói”, ngại chữa. Theo Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam, những năm gần đây, người dưới 18 tuổi mắc bệnh trĩ có xu hướng tăng nhanh, nhiều trường hợp 14 – 15 tuổi đã mắc bệnh ở giai đoạn nặng độ 2 – 3. Tỉ lệ mắc trĩ chiếm khoảng 35% – 60% dân số, trong đó người trẻ dưới 18 tuổi chiếm 3% – 5% và đang có xu hướng tăng.

PGS-TS Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh (TP Hà Nội), Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam, cho biết bệnh nhân là người trẻ đến khám và điều trị bệnh trĩ ngày càng nhiều, trong đó cũng có bệnh nhi dưới 10 tuổi. Có những thanh niên khi nhập viện tình trạng bệnh đã khá nặng, búi trĩ sa ra ngoài, đại tiện ra máu và đau đớn.

Phẫu thuật bệnh nhân mắc bệnh trĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (TP Hà Nội) Ảnh: LƯU HƯƠNG

Phẫu thuật bệnh nhân mắc bệnh trĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (TP Hà Nội) Ảnh: LƯU HƯƠNG

Ngoài những nguyên nhân do lối sống ít vận động, lười ăn rau xanh, sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng thì một yếu tố mới nổi là tình trạng nghiện các thiết bị điện tử, “ôm” điện thoại hàng giờ khi đi vệ sinh. Nhiều người khi cảm thấy đau bụng và muốn đi vệ sinh thì việc đầu tiên là đi tìm chiếc điện thoại thông minh, sau đó mới vào nhà vệ sinh rồi ngồi lì trong đó hàng giờ. “Việc xem điện thoại khi đi vệ sinh khiến cơ thể không tập trung xử lý “việc chính”. Hơn nữa, khi ngồi lâu trong nhà vệ sinh làm trọng lượng cơ thể tác động lên hậu môn khiến sự lưu thông máu ở các tĩnh mạch trĩ bị ảnh hưởng, tăng nguy mắc bệnh trĩ. Đây là lý do nhiều người trẻ mắc căn bệnh này” – PGS Cường cảnh báo.

Theo các bác sĩ, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ gây phiền toái và sự khó chịu âm thầm cho người bệnh. Đáng nói là nắm trúng tâm lý của người mắc bệnh trĩ là sợ phẫu thuật lại do bệnh “khó nói” nên không ít “thầy lang” đã bán các loại thuốc gắn mác gia truyền với lời quảng cáo “có cánh” như cam kết bảo đảm 100% không tái phát, không khỏi không lấy tiền…

Hiện các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh và cũng chưa có phương pháp điều trị nào đạt hiệu quả 100%. Có bệnh nhân đắp thuốc chữa trĩ khiến vết thương lở loét, khi đến bệnh viện mới biết vùng hậu môn đã hoại tử, phải phẫu thuật ngay. “Hoại tử vùng hậu môn do hóa chất cực kỳ nguy hiểm và di chứng để lại rất nặng nề. Với bệnh nhân này, sau phẫu thuật gần 3 tháng, kết hợp điều trị nhiều kỹ thuật cao, tình trạng mới đỡ khoảng 80%” – PGS Cường khuyến cáo.

Dễ nhầm với bệnh khác

Theo ThS-BS Nguyễn Quang Huy, Trưởng Khoa Ngoại tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, bình thường trong ống hậu môn luôn tồn tại các búi trĩ, bao gồm: trĩ ngoại nằm trong khoảng dưới da ống hậu môn được da che phủ và trĩ nội nằm trong khoảng dưới niêm mạc của ống hậu môn ở trên đường lược. Các búi trĩ cung cấp 15% – 20% áp lực lúc nghỉ của ống hậu môn, làm cho hậu môn luôn đóng kín. Điều này rất quan trọng vì các cơ thắt không thể đóng kín hoàn toàn hậu môn. Các triệu chứng bất thường liên quan những búi trĩ này tạo nên bệnh trĩ. Bệnh trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ.

Ngoài giới trẻ mắc bệnh do lối sống thì căn bệnh “khó nói” này cũng là nỗi niềm của giới văn phòng. “Những người làm việc văn phòng phải ngồi nhiều, khoảng 6 – 8 giờ mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao. Trong thực tế, số lượng nhân viên văn phòng mắc bệnh trĩ phải phẫu thuật là rất cao” – bác sĩ Huy cảnh báo.

Các chuyên gia lưu ý đi ngoài ra máu là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám. Nhưng bệnh trĩ không phải lúc nào cũng có biểu hiện đi ngoài ra máu, nhiều người mắc bệnh mà không có triệu chứng này nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn.

PGS-TS Nguyễn Xuân Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng – tầng sinh môn – Bệnh viện Việt Đức, cho biết những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện ra máu, là dấu hiệu giống với người mắc ung thư đại trực tràng và một số bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh cần được khám ở phòng khám bởi những bác sĩ chuyên khoa sâu về hậu môn – đại trực tràng. Hiện có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và ít đau, tùy thuộc giai đoạn bệnh. Nếu bệnh nhẹ có thể chữa khỏi chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc hoặc thực hiện một số thủ thuật để giảm đau, sưng nề. Nếu các phương pháp điều trị này không hiệu quả mới có chỉ định phẫu thuật.

Theo PGS Lê Mạnh Cường, không phải ai mắc bệnh trĩ cũng phải phẫu thuật, tùy từng giai đoạn bệnh trĩ mà các bác sĩ có hướng điều trị thích hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kết hợp việc thay đổi lối sống. Việc phát hiện sớm sẽ điều trị nội khoa và nhanh chóng hồi phục ở giới trẻ. Ở giai đoạn 3, 4 hoặc có biến chứng và kèm bệnh lý khác hoặc điều trị nội khoa thất bại sẽ phải chỉ định phẫu thuật. “Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng vì với kỹ thuật hiện nay, việc phẫu thuật thường ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả, ít đau, hồi phục nhanh, bảo tồn tối đa cấu trúc và chức năng ống hậu môn, tỉ lệ tái phát thấp” – Chủ tịch Hội Hậu môn – Trực tràng Việt Nam nhấn mạnh. 

Thay đổi lối sống để phòng bệnh

Theo giới chuyên môn, để có thể phòng ngừa bệnh trĩ “khó nói” nên thực hiện một số thay đổi trong lối sống. Cụ thể: Táo bón là một nguyên nhân thường gặp gây ra trĩ, do đó cần ăn nhiều rau quả để có nhiều chất xơ (giúp nhu động ruột mạnh hơn)… Cần uống nhiều nước mỗi ngày. Tránh uống rượu vì có thể làm cho phân khô và nhỏ. Vận động thân thể thường xuyên cũng cần thiết và có lợi cho tiêu hóa. Bỏ thuốc lá, điều trị tích cực ngay các bệnh đường hô hấp. Bởi các bệnh về đường hô hấp gây ho nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng thường xuyên. Tránh các thói quen xấu như đọc báo hoặc chơi vi tính khi đi vệ sinh, sử dụng nhiều chất kích thích như cà phê, tiêu, ớt…

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Cảnh báo nhiều người bị khô mắt do “trốn nóng” bằng máy lạnh

Chiều 13-5, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho hay đã tiếp nhận nhiều người bị khô mắt do nằm máy lạnh “trốn nóng”.

Cảnh báo nhiều người bị khô mắt do

Nhiều người mắt bệnh khô mắt do lạm dụng máy lạnh

Trường hợp mới nhất là chị Đ.T.Q.T. (28 tuổi), xuất hiện các triệu chứng cộm, ngứa, đỏ mắt như có dị vật trong mắt. Tại văn phòng chị T. làm việc, máy lạnh được mở liên tục từ 8 giờ đến 18 giờ, nhiệt độ trung bình từ 16-22 độ C. Tan làm, chị vội về nhà tiếp tục chui ngay vào bật máy lạnh từ 19 giờ đến 7 giờ sáng hôm sau, đặt nhiệt độ dưới 24 độ C.

Khi ngủ dậy, chị thường cảm thấy đỏ và sưng tấy ở vùng mắt và đến bệnh viện khám trong tình trạng khô mắt, bỏng rát, mệt mỏi, nặng trĩu.

Bác sĩ chẩn đoán chị khô mắt và kê đơn thuốc uống, thuốc nhỏ mắt kết hợp hướng dẫn chăm sóc mắt tại nhà.

Theo ThS-BS Phạm Huy Vũ Tùng, Chuyên khoa Mắt-Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nhiều người đến khám khi xuất hiện các triệu chứng bệnh mắt, cứ 10 ca thì có 5 ca khô mắt.

“Chỉ trong tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 1.000 trường hợp đến khám khô mắt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng máy lạnh kéo dài, nhiều trường hợp tái lại nhiều lần.”-bác sĩ Tùng cảnh báo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Giãn kê đơn thuốc để người bệnh bớt khổ

Mắc bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường gần 5 năm nay, bà Nguyễn Thị Thu Hằng (76 tuổi; ngụ quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) phải thường xuyên đến bệnh viện tái khám để được bác sĩ kê đơn thuốc. Do điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nên tình trạng bệnh của bà khá ổn định và hơn 1 năm nay không phải thay đổi thuốc.

Đề xuất ít nhất 2 tháng/lần

“Mỗi lần đến bệnh viện phải dậy sớm để xếp hàng, lấy máu xét nghiệm, đo huyết áp… Lần nào đi khám cũng tới trưa muộn mới xong. Mùa đông thì đỡ nhưng mùa hè nắng nóng thì rất mệt mỏi. Có tháng ngại đi, tôi mang đơn của bác sĩ ra hiệu thuốc để tự mua uống” – bà Hằng chia sẻ.

Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi ngày, các bệnh viện đa khoa đều có rất đông bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đến khám và lĩnh thuốc theo định kỳ. Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn (TP Hà Nội) ngày nào cũng có rất đông người chờ khám, chờ lấy thuốc theo chế độ BHYT, phần lớn đều là người cao tuổi. Bà Nguyễn Thị Minh (65 tuổi) cho biết nhà cách bệnh viện gần 10 km, phải đi 2 tuyến xe buýt nên lần nào đến hẹn tái khám, bà cũng phải dậy từ sớm để 6 giờ có mặt tại bệnh viện. “Tâm lý chung là ai cũng muốn đến bệnh viện sớm để khám bệnh, xét nghiệm, chụp chiếu và lấy thuốc nên đi sớm nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh phải xếp hàng chờ đợi, rất mệt mỏi” – bà Minh rầu rĩ.

Giãn kê đơn thuốc để người bệnh bớt khổ- Ảnh 1.

Nhiều người cho rằng việc tăng thời gian tái khám lên ít nhất 2 tháng là phù hợp

Mới đây, BHXH Việt Nam đề xuất nâng thời gian kê đơn thuốc điều trị các bệnh mạn tính đã ổn định lên tối thiểu 2 – 3 tháng, thay vì 1 tháng như hiện nay. Cụ thể, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đã ổn định sức khỏe, bệnh nhân HIV đã điều trị thuốc kháng ARV từ 12 tháng trở lên, sức khỏe ổn định thì số lượng thuốc được kê đơn đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày. Với trường hợp bệnh nhân điều trị mạn tính tại tuyến y tế cơ sở thì cơ sở y tế cấp thuốc điều trị không quá 30 ngày.

Nhiều ý kiến cho rằng việc nâng thời gian kê đơn thuốc tối thiểu lên 60 ngày cũng đồng nghĩa là bệnh nhân và người nhà sẽ đỡ vất vả, bớt nhọc nhằn hơn trong mỗi lần đi lại để tái khám và nhận thuốc BHYT, nhất là những người bệnh ở tỉnh lẻ hoặc các huyện xa trung tâm.

Theo ông Nguyễn Đức Hòa – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, đề xuất nêu trên dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, có sự tiếp thu ý kiến của giới chuyên môn. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng kê đơn thuốc thời gian 60 ngày. Ở nước ta, trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bệnh nhân là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính cần điều trị dài ngày đã được kê đơn với số lượng thuốc sử dụng tối thiểu 2 tháng, tối đa 3 tháng.

Cân nhắc chọn lựa

Theo quy định hiện hành, bệnh mạn tính bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm khớp, hen suyễn… là bệnh tiến triển kéo dài, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên và không chữa khỏi. Do đó, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29-12-2017 của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, cơ sở y tế chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Số lượng thuốc được kê đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 ngày. Như vậy, người bệnh cần tái khám hằng tháng để nhận thuốc kê đơn.

Từ thực tế điều trị, một số bác sĩ cho rằng mọi quy định đều hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm sức khỏe cho người bệnh. Với một số bệnh mạn tính phổ biến như đái tháo đường, huyết áp cao…, hiện có nhiều công cụ, phương tiện để bệnh nhân theo dõi tình trạng bệnh ngay tại nhà. Do đó, việc kéo dài thời gian sử dụng thuốc với bệnh mạn tính sẽ góp phần giảm tình trạng quá tải không cần thiết ở nhiều cơ sở y tế, giảm chi phí không cần thiết cho cả bệnh nhân và quỹ BHYT.

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, khuyến cáo tùy vào tình hình sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định việc hẹn tái khám. Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính đã được điều trị ổn định thì thời gian hẹn tái khám và cấp thuốc BHYT có thể dài hơn.

Ông Lương Ngọc Khuê cho biết thực tế trong đợt dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu cấp thuốc cho người bệnh từ 60 đến 90 ngày và khuyến cáo khi phát hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh phải đi khám lại trước lịch hẹn.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng ý nghĩa mỗi kỳ tái khám đối với bệnh nhân là được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh có ổn định hay không, nếu có biến cố hay biến chứng thì bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện, cho chỉ định làm thêm các xét nghiệm và tư vấn cách dùng thuốc. BHXH tăng thời gian tái khám lên 60 ngày đồng nghĩa bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân 60 ngày, tối đa là 90 ngày.

Việc kéo dài thời gian kê đơn sẽ dẫn tới một số khả năng xảy ra. Đơn thuốc BHYT kê có thể có một số loại có tác dụng phụ, bệnh nhân dùng không hợp, quay lại muốn thay đổi loại thuốc khác thì số thuốc này sẽ không thể nhập lại kho, gây lãng phí. Ngoài ra, với những người bệnh có biến chứng nặng, có nhiều bệnh lý nền kèm theo thì việc tái khám sau 60 ngày là khá dài để bác sĩ có thể quản lý được bệnh hoặc phòng tránh những bệnh lý cấp tính. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thời tiết nắng nóng, nam giới thường gặp những bệnh khó nói này

TS-BS CK2 Trà Anh Duy, Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health, cho biết vào mùa hè, thời tiết khô nóng khiến nam giới đổ mồ hôi nhiều, nếu không có thời gian vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sẽ dễ phát sinh một số bệnh lý sau:

Viêm quy đầu – bao quy đầu: Các chất bã nhờn vùng quy đầu và bao quy đầu khi thời tiết nóng sẽ tiết nhiều hơn, tạo môi trường thích hợp cho vi trùng phát triển dẫn đến nam giới dễ bị viêm nhiễm vùng này. Biểu hiện là quy đầu và bao quy đầu bị dày, sưng đỏ hoặc nổi những nốt đỏ và ngứa.

Viêm niệu đạo: Vi trùng phát triển từ vùng lỗ tiểu di chuyển ngược dòng vào trong đường tiểu do nam giới vệ sinh kém hoặc tiểu không sạch nước tiểu. Triệu chứng có thể bao gồm tiểu buốt, tiểu lắt nhắt nhiều lần, có hoặc không chảy dịch kèm viêm đỏ lỗ tiểu.

Nổi mụn nhọt vùng dương vật – bìu: Vùng da sinh dục là nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn. Do thời tiết nóng gây nên tình trạng tăng tiết mồ hôi và bã nhờn, nếu không được tắm rửa thường xuyên dễ dẫn đến tắc các tuyến bã nhờn và mồ hôi, sinh ra mụn nhọt vùng sinh dục ngoài.

Nhiễm nấm sinh dục: Môi trường ẩm thấp, kết hợp ít thay đồ lót thường xuyên là môi trường thuận lợi để nấm phát triển. Biểu hiện sẽ là những sẩn, mảng da đỏ, đôi khi bong vẩy. Tình trạng nhiễm nấm sinh dục gây cho nam giới ngứa ngáy, khó chịu vùng da dương vật, bìu, bẹn và vùng háng.

Để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, đặc biệt là cơ quan sinh dục, bác sĩ Anh Duy khuyến cáo nam giới trong giai đoạn thời tiết khô nóng kéo dài cần lưu ý mặc đồ khô, thoáng khí, giữ vệ sinh và thay quần lót thường xuyên. Nên tắm 1-2 lần mỗi ngày hoặc sau khi vận động ra nhiều mồ hôi. Nên sử dụng thêm xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh cho nam giới để hạn chế sự phát triển của vi trùng và nấm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu kịp ca bệnh khó, nhập viện đã hôn mê

Ông H. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tình trạng phổi rất xấu, nguy cơ tử vong cao.

Ông H. từng được điều trị bệnh lý này ở TP HCM, gần đây tình trạng lặp lại mắt bị đỏ, ù tai, động kinh, co giật toàn thân, lơ mơ. Tại Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, bệnh nhân được phát hiện bị rò động tĩnh mạch màng cứng vùng đỉnh chẩm, giãn to ngoằn ngoèo hệ động – tĩnh mạch.

Bệnh nhân được cứu qua nguy kịch

Bệnh nhân được cứu qua nguy kịch

Theo TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, đây là ca bệnh khó, phải ngăn chặn dòng máu từ động mạch qua tĩnh mạch, nếu không bệnh nhân xuất huyết não và tử vong. Bệnh nhân được can thiệp tắc rò động tĩnh mạch màng cứng bằng keo và qua được nguy kịch. Hiện sức khỏe ông H. chuyển biến tốt, ứ trệ trên não đã được cải thiện rõ rệt…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đi tiểu khó khăn, người đàn ông tự cắt lìa dương vật

Ngày 12-3, tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) cho biết vừa phẫu thuật nối dương vật bị cắt đứt lìa cho 1 bệnh nhân.

Đi tiểu khó khăn, người đàn ông tự cắt lìa dương vật- Ảnh 1.

Ông Y.D.N. tự cắt dương vật do đi tiểu khó khăn

Theo đó, khoảng 1 giờ 40 phút cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân Y.D.N. (79 tuổi, ngụ huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) trong tình trạng dương vật bị cắt rời, mất nhiều máu.

Ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã phẫu thuật khâu nối dương vật và các mạch máu bị cắt đứt lìa cho bệnh nhân. Sau gần 1 giờ, ca phẫu thuật kết thúc và tình hình bệnh nhân có diễn biến tốt.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng Khoa ngoại thận, tiết niệu – Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh nhân có tiền sử bướu tiền liệt tuyến, tuyến tiền liệt to gây tiểu khó nên bệnh nhân cắt dương vật.

Quá trình phẫu thuật gặp nhiều khó khăn do dương vật bị cắt bởi vật dụng không sắc bén và bảo quản không đúng cách gây dập nát, nguy cơ hoại tử khiến việc cắt lọc, tạo hình và khâu khó khăn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm điều này, dù tập thể dục cũng khó thoát căn bệnh chết người

Theo News-Medical, nhóm nghiên cứu Mỹ – Canada, dẫn đầu bởi Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan (Mỹ), có một chiến lược tiếp thị phổ biến rằng một số đồ uống giàu đường là phù hợp cho người tập thể dục và không có hại bởi vì bạn đã tập luyện.

Tuy nhiên, các bằng chứng mới khẳng định lợi ích của tập thể dục không vượt qua được tác hại của đồ uống có đường đối với nguy cơ mắc nhóm bệnh tim mạch – nhóm gây tử vong hàng đầu thế giới.

Làm điều này, dù tập thể dục cũng khó thoát căn bệnh chết người- Ảnh 1.

Suy nghĩ rằng vì có tập thể dục nên dùng đồ uống có đường sẽ không sao là một lầm tưởng tai hại – Ảnh minh họa từ Internet

Các nhà khoa học đã sử dụng 2 nhóm thuần tập trong nghiên cứu với tổng số người khoảng 100.000, thời gian theo dõi là 30 năm.

Kết quả cho thấy những người tiêu thụ đồ uống có đường ở mức khiêm tốn là hơn 2 lần/tuần đã bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bất kể mức độ hoạt động thể chất.

Ngay cả khi việc tập thể dục của một người vượt qua được tiêu chuẩn khuyến nghị của Mỹ là ít nhất 150 phút/tuần, họ vẫn không chống lại nổi tác dụng phụ của đồ uống có đường.

Việc tập thể dục siêng năng chỉ giúp giảm tối đa là một nửa phần nguy cơ tăng thêm bởi đồ uống có đường.

Các loại đồ uống có đường được xem xét trực tiếp trong nghiên cứu bao gồm nước ngọt và các loại nước có gas khác, nước chanh và nước trái cây đóng hộp. Nước tăng lực chưa được phân tích nhưng các tác giả lưu ý rằng chúng cũng có xu hướng chứa nhiều đường.

GS Jean-Philippe Drouin-Chartier từ Đại học Laval (Canada), đồng tác giả, cho biết các loại thức uống chứa chất làm ngọt nhân tạo (đồ uống cho người ăn kiêng) có thể là lựa chọn “tạm ổn” hơn, tuy nhiên thức uống tốt nhất khi tập thể dục vẫn là nước.

Một hướng dẫn khác được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố giữa năm ngoái cho thấy chất làm ngọt nhân tạo nếu bị dùng thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường…

Theo nhiều bằng chứng khoa học được cung cấp bởi các nghiên cứu quốc tế, chất làm ngọt nhân tạo có thể phá hoại hệ vi sinh vật đường ruột và cơ chế chuyển hóa lành mạnh, do đó lâu ngày dẫn đến bệnh.

Trong khi đó, tim mạch là nhóm bệnh gây tử vong sớm hàng đầu theo thống kê của WHO cũng như nhiều cơ quan y tế cấp quốc gia, bao gồm Mỹ.

Bệnh tim mạch có thể dẫn đến các biến chứng và tai biến chết người, bao gồm đột quy, nhồi máu cơ tim, suy tim…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Đầy bụng, khó tiêu, táo bón, cảm cúm dịp Tết – phải làm sao?

Không chỉ trong dịp Tết, ngay cả ngày bình thường, nếu mất cân bằng trong sinh hoạt, ăn uống cũng sẽ tác động tiêu cực đến sức khoẻ. Trong đó, phổ biến là đầy bụng, khó tiêu, táo bón, cảm cúm.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Đầy bụng, khó tiêu, táo bón, cảm cúm dịp Tết - phải làm sao?- Ảnh 1.

Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét. Khi ăn uống, cần lưu ý tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, nhất là những trường hợp mắc bệnh nền như tiểu đường, huyết áp

Thông thường, các chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón nhẹ sẽ tự hết hoặc chỉ cần bổ sung men tiêu hóa và điều chỉnh lại bữa ăn như hạn chế dầu mỡ, nước ngọt… Khi bị tiêu chảy, nôn ói thì cần sử dụng thuốc chống nôn, chống tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngày càng nặng, uống thuốc không giảm thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Lưu ý, với những trường hợp có bệnh nền như tiểu đường, huyết áp, tim mạch…, không nên phá vỡ sinh hoạt thường ngày, ăn uống thả ga vì sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Đối với người bệnh tiểu đường, huyết áp, khi ăn bánh chưng, bánh tét thì có thể bỏ nếp, ăn ít nhân. Đối với trẻ nhỏ, không nên uống các loại nước ngọt, nước có ga vì sẽ khiến trẻ đầy bụng, không nạp được năng lượng.

Mọi đối tượng nói chung đều nên ăn đủ 3 bữa chính với thực phẩm đa dạng, tăng cường rau củ, trái cây; hạn chế ăn mặn, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt; uống nước lọc thay cho nước ngọt, hạn chế rượu bia…

Dịp Tết cũng là thời điểm mọi người đi lại nhiều nên việc di chuyển đến nơi có khí hậu khác biệt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như say nắng, cảm lạnh. Nếu bị sốt thì có thể uống paracetamol để giảm sốt và đặc biệt không để thiếu nước.

Ngoài ra, chúng ta nên tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin D, ngủ đủ giấc, duy trì tập luyện thể thao trong những ngày Tết – có thể tập ít hơn nhưng đừng bỏ – bởi vận động giúp kích thích tiêu hóa. Lưu ý, sau khi ăn no, không nên vận động mạnh.

Tết chỉ kéo dài vài ngày nhưng chúng ta vẫn nên chú ý chăm sóc sức khoẻ, chú ý đến ăn uống, sinh hoạt để đón năm mới mạnh khoẻ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Sự thật về tin đồn “phổi trắng”, “khô phổi”

Trong y khoa chỉ có bệnh viêm phổi. Một lá phổi khỏe mạnh khi chụp phim X-quang, thì sẽ thấy phổi trong, tức hiển thị máu đen. Đôi khi có thể hiện lên vùng màu trắng bất thường, có thể là do viêm phổi.

Viêm phổi đến mức trắng toàn bộ thì rất nặng, không có chuyện mua cái này cái kia uống mà khỏi. Mà hiện tại cũng không có dịch bệnh nào mà mới nhiễm vào là phổi trắng hết như người ta dọa.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Sự thật về tin đồn "phổi trắng", "khô phổi"- Ảnh 1.

Các tin đồn về bệnh “phổi trắng”, “khô phổi” là sai sự thật – Ảnh minh họa từ Internet

Viêm phổi gia tăng vào dịp cuối năm – đầu năm, khi thời tiết thay đổi, lạnh hơn là chuyện hết sức bình thường, nhất là ở những địa phương có khí hậu lạnh.

Nguyên nhân gây viêm phổi rất đa dạng, từ những virus cúm, adeno, RSV (virus hợp bào hô hấp), sởi… đến các loại vi khuẩn.

Tuy nhiên, thường chúng chỉ gây ra bệnh nhẹ là viêm hô hấp trên. Chỉ một số rất ít có thể viêm phổi.

Mà viêm phổi đến mức rất nặng, diễn tiến nhanh thì cũng rất là hiếm, chỉ xảy ra ở những người có cơ địa đặc biệt: Ví dụ như người suy giảm miễn dịch, người tiểu đường nặng (kể cả trẻ em bị tiểu đường type 1)… Tất nhiên nói hiếm cũng có nghĩa là không phải ai có cơ địa đặc biệt cũng bị vậy.

Viêm phổi vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae được nhắc đến gần đây cũng không phải do nó là cái gì lạ, mà nhắc là để chú ý đến nó, đừng bỏ sót. Viêm phổi do vi khuẩn này cũng không phải là quá khó chữa, mà đơn giản phải nhận biết nó để chữa đúng, vì dùng những thuốc riêng, không phải các loại kháng sinh thông thường.

Vì vậy, đó không phải là điều nên quá lo, cho dù bạn có đi về quê hay đi du lịch dịp Tết ở những nơi có khí hậu lạnh hơn nơi mình đang sinh sống.

Điều duy nhất cần chú ý là theo dõi bệnh hô hấp khi lỡ mắc để nếu có dấu hiệu viêm phổi thì đi viện chữa sớm, nhất là người già, trẻ nhỏ.

Dấu hiệu dễ thấy nhất là khó thở, diễn tiến nhanh. Dù khó thở vì viêm phổi hay vì bất cứ lý do gì thì cũng phải đi khám ngay.

Với các em bé quá nhỏ, chỉ cần bỏ bú là phải đi khám. Đó có thể là viêm phổi hay một bệnh nặng nào khác. Không cần cố gắng phân biệt, vì đã bỏ bú là bệnh nặng, chắc chắn không chần chừ theo dõi được.

Còn để phòng xa hơn thì tiêm phòng những bệnh đã có vắc-xin. Ví dụ vắc-xin cúm tiêm mỗi năm một lần, nhất là người có cơ địa đặc biệt, người lớn tuổi.

Đặc biệt vắc-xin sởi nhất thiết phải tiêm cho trẻ đúng lịch bởi sởi là một bệnh rất nặng, rất nguy hiểm và các vấn đề nó gây ra không chỉ có viêm phổi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lần đầu tại miền Tây thực hiện ca phẫu thuật khớp gối rất khó

Tối 1-2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình của bệnh viện này đã phẫu thuật thành công trường hợp bướu đầu trên xương chày có kích thước lớn, xâm lấn mô mềm bằng phương pháp thay khớp gối chuôi dài. Đây là kỹ thuật đầu tiên được thực hiện tại khu vực miền Tây Nam Bộ.

Lần đầu tại miền Tây thực hiện ca phẫu thuật khớp gối rất khó- Ảnh 1.

Các bác sĩ miệt mài phẫu thuật cho bệnh nhân

Bệnh nhân nữ tên L.T.B.N (59 tuổi; ngụ TP Cần Thơ), được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng đau nhiều khớp gối trái, hạn chế vận động.

Tiền sử bệnh nhân có chấn thương gối trái do tai nạn giao thông khoảng 6 tháng, sau đó khớp gối trái thường xuyên sưng, đau nhiều khi đứng, vận động, sinh hoạt rất khó khăn.

Kết quả chụp cộng hưởng từ khớp gối trái ghi nhận tổn thương hủy xương đầu trên xương chày trái, xâm lấn, hủy vỏ xương, lan ra mặt khớp, kích thước 5.5×5.7×6.7cm, phù mô mềm xung quanh.

Bệnh nhân đã được mổ sinh thiết lấy mô bướu đầu trên xương chày làm giải phẫu bệnh, kết quả chẩn đoán là bướu đại bào.

Xác định đây là một trường hợp khó vì bướu đại thực bào kích thước lớn, xâm lấn gần như toàn bộ mô mềm và mặt khớp gối trái, liên quan với các mạch máu, thần kinh lớn vùng khoeo chân trái, nên các bác sĩ hội chẩn quyết định phẫu thuật sớm hạn chế nguy cơ gây hủy xương.

Lần đầu tại miền Tây thực hiện ca phẫu thuật khớp gối rất khó- Ảnh 2.

Bệnh nhân đang tập đi lại sau ca phẫu thuật

Sau 5 giờ với hơn 10 y, bác sĩ thực hiện thay khớp gối trái toàn phần có bản lề chuôi dài, đồng thời xoay vạt cơ bụng chân che phủ phần xương đã khuyết, ca phẫu thuật diễn ra thành công.

Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, vết mổ khô, cử động cổ chân và các ngón chân tốt, tập đi lại bằng khung…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Phát hiện “công tắc” ngăn ung thư ruột ở nơi khó ngờ

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, nhóm tác giả ANU đã xác định một loại protein ngay trong hệ thống miễn dịch của con người có thể được điều khiển để giúp khắc phục bệnh ung thư ruột.

Phát hiện “công tắc” ngăn ung thư ruột ở nơi khó ngờ- Ảnh 1.

Ung thư ruột – Ảnh đồ họa: JOHNS HOPKIN MEDICINE

Tờ Medical Xpress dẫn lời TS Abhimanu Pandey, tác giả chính của ngheien cứu, cho biết protein nói tên được gọi là Ku70, có thể được kích hoạt hoặc “bật” giống như một công tắc đèn bằng các loại thuốc mới và cả thuốc hiện có.

“Ở trạng thái kích hoạt, protein hoạt động giống như một hệ thống giám sát, phát hiện các dấu hiệu DNA bị hư hỏng trong tế bào chúng ta” – TS Pandey giải thích.

DNA là mã di truyền của sự sống. DNA bị hư hỏng là một trong các nguyên nhân có thể biến tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư.

Nghiên cứu của ANU cho thấy Ku7- có thể “làm mát” các tế bào ung thư và dọn dẹp DNA bị hư hỏng.

Việc dọn dẹp DNA hỏng ngăn chặn việc các tế bào lành bị biến thành tế bào ung thư, trong khi tính năng “làm mát” giúp ngăn tế bào ung thư ruột trở nên hung hãn hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc ngăn di căn và thậm chí là vô hiệu hóa chúng bằng cách giữ chúng ở trạng thái không hoạt động.

Phát hiện này chưa trực tiếp đưa đến một phác đồ điều trị ung thư mới, nhưng đã mở ra một con đường quan trọng.

Theo GS Ming Man, thành viên nhóm nghiên cứu, các phương pháp sàng lọc ung thư ruột trong tương lai có thể bao gồm việc kiểm tra mức Ku70 trong polyp tiền ung thư.

Ngoài ra, cần thêm một số nghiên cứu đề ứng dụng con đường này vào việc điều trị ung thư ruột, bao gồm tìm hiểu xem các thuốc hay sự kết hợp thuốc nào có thể tác động hiệu quả nhất tới “công tắc” Ku70.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư ruột – hay còn gọi là ung thư đại trực tràng – đang là loại ung thư phổ biến hàng thứ 3 trên thế giới và đứng thứ 2 trong danh sách các loại ung thư gây tử vong nhiều nhất.

Còn theo thống kê tại Úc được nhóm nghiên cứu trích dẫn, chỉ riêng tại nước này mỗi tuần đã có 100 người tử vong vì ung thư ruột. Tuy vậy, 90% các ca bệnh có thể được điều trị thành công nếu như được phát hiện sớm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sau phẫu thuật nâng mũi, cô gái lo âu, khó thở phải cấp cứu

Tối 12-1, trao đổi với PV Báo Người Lao Động, đại diện Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM) cho biết vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 30 tuổi, ngụ TP HCM, bị rối loạn lo âu sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Bệnh nhân được Trung tâm Cấp cứu 115 chuyển đến trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt. Người bệnh cho biết trước đó 2 ngày, cô có phẫu thuật nâng mũi. Sau đó, cô cảm thấy khó thở, tay chân tê nên gọi cấp cứu đến bệnh viện.

Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân rối loạn lo âu và được nhập viện điều trị nội trú. Tuy nhiên, sau quá trình theo dõi, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, không có dấu hiệu thần kinh định vị nên được xuất viện về nhà; đồng thời theo dõi liên quan phẫu thuật thẩm mỹ vùng đầu, cổ.

Trước đó, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cũng tiếp nhận cấp cứu một cô gái 26 tuổi nguy kịch sau phẫu thuật làm đẹp tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh. Dù các bác sĩ tại đây đã tích cực điều trị nhưng tình trạng bệnh nhân không có dấu hiệu cải thiện, tiên lượng rất nặng. Gia đình đã xin đưa bệnh nhân về trong đêm 10-1.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ngành Y tế TP HCM gặp khó khăn khi triển khai chế độ phụ cấp ưu đãi nghề

Ngành Y tế TP HCM gặp khó khăn khi triển khai chế độ phụ cấp ưu đãi nghề- Ảnh 1.

Nhân viên tại trạm y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong đợt cao điểm dịch

Ngày 12-1, Sở Y tế TP HCM cho biết đã triển khai thực hiện Nghị định 05/2023 của Chính phủ về mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở – áp dụng từ ngày 1-1-2022 đến hết ngày 31-12-2023.

Nghị định này chỉ có hiệu lực trong 2 năm (áp dụng trong năm 2022 và 2023. Trước nghị định này, mức phụ cấp ưu đãi nghề của nhân viên y tế cơ sở được quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP. Theo đó, có 4 mức phụ cấp tương ứng với các loại hình công việc là 20%, 30%, 40%, 50%, 60%, 70%.

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Nghị định 05, ngành y tế TP HCM gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể:

Về xác định các đối tượng được hưởng phụ cấp theo quy định, một số trường hợp vừa là viên chức quản lý vừa làm công tác chuyên môn thì không được hưởng theo quy định. Điều này đã gây thắc mắc không ít cho nhóm nhân viên y tế thuộc nhóm này. Nhân viên y tế trực tiếp làm công tác chuyên môn nhưng chưa được xét tuyển hoặc đã xét tuyển nhưng chưa được bổ nhiệm ngạch thì cũng không được hưởng theo quy định. Nhân viên chuyên môn nhưng không có mã chức danh về chuyên môn y tế theo quy định của Bộ Y tế (V.08). Nhân viên y tế nhưng được phân công làm công tác hành chính cũng không được hưởng phụ cấp theo quy định.

Về nguồn kinh phí chi trả phụ cấp theo quy định, nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề là nguồn thu của các cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp theo quy định và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

TP HCM có 43 đơn vị thuộc khối y tế cơ sở và dự phòng, hầu hết rất khó khăn về nguồn thu sự nghiệp nên cần ngân sách hỗ trợ để thực hiện nghị định này. Vì vậy, Sở Y tế đã đề xuất Sở Tài chính tham mưu UBND TP HCM bổ sung ngân sách để thực hiện cho các đơn vị trực thuộc.

Bên cạnh đó, tại thời điểm Nghị định 05 ban hành thì năm tài chính 2022 đã kết thúc, các đơn vị đã tiến hành lập quyết toán ngân sách nhà nước năm. Do đó, không còn nguồn tài chính để thực hiện chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho năm 2022.

Đối với năm 2023, Sở Y tế tiếp tục phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND TP HCM hỗ trợ ngân sách để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề vì nguồn thu của các đơn vị y tế cơ sở và y tế dự phòng rất hạn chế.

Sở Y tế TP HCM cho biết nâng cao năng lực y tế cơ sở là 1 trong 4 nhóm hoạt động trọng tâm của TP trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Do đó, việc có cơ chế chính sách giúp ổn định thu nhập, an tâm công tác là 1 trong những giải pháp không thể thiếu và được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo TP.

“Sở Y tế rất trân trọng và ghi nhận sự đóng góp của lực lượng y tế cơ sở, y tế dự phòng trong suốt thời gian qua. Đồng thời, đơn vị sẽ tiếp tục kiến nghị và tham mưu các cơ chế chính sách phù hợp nhằm đáp ứng các mong đợi chính đáng của nhân viên y tế đang công tác tại tuyến y tế cơ sở và y tế dự phòng” – Sở Y tế TP HCM nhấn mạnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Giúp thoát khỏi nỗi niềm “khó nói”

Vượt hơn 200 km từ Campuchia sang Việt Nam, bà S. (65 tuổi) khát khao được các bác sĩ giải thoát nỗi ám ảnh đeo bám bà suốt gần 20 năm qua. Nỗi niềm này thường gặp trong đa số phụ nữ nhưng họ âm thầm chịu đựng: Bệnh són tiểu, sa sinh dục.

Niềm riêng giấu kín

Bà S. từng điều trị ung thư cổ tử cung, sau đó tình trạng són tiểu, bí tiểu nhẹ xảy đến, chữa trị lâu dài mà chưa khỏi. Gần đây, bệnh tình nặng hơn, nước tiểu rỉ không kiểm soát. Mỗi khi ho, hắt xì… bà đều xấu hổ lén đi.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP HCM) phẫu thuật chữa bệnh “khó nói” cho bệnh nhân người Campuchia

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP HCM) phẫu thuật chữa bệnh “khó nói” cho bệnh nhân người Campuchia

Tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Tâm Anh (TP HCM), các bác sĩ xác định bà tiểu không kiểm soát khi gắng sức, nhiễm trùng đường tiểu, thận trái ứ nước độ 3 và có mủ. Bệnh nhân được dẫn lưu bằng ống thông JJ đưa hết mủ, nước tiểu ứ đọng ra ngoài điều trị nhiễm trùng. Tiếp đó, bà được phẫu thuật đặt lưới nâng niệu đạo điều trị són tiểu. “Sau can thiệp, tình trạng són tiểu khi gắng sức của người bệnh sẽ cải thiện hơn hoặc hết hẳn khi vết thương lành hẳn sau 1 tháng” – TS-BS Lê Phúc Liên, Trưởng Đơn vị Niệu nữ Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BV Đa khoa Tâm Anh, thông tin.

Tại BV Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, ứng dụng “Phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo khâu treo tử cung”, mới đây các bác sĩ cũng trả lại chất lượng cuộc sống cho nhiều phụ nữ khốn khổ do bị sa tạng vùng chậu nặng. Bệnh nhân thứ nhất 52 tuổi, có khối sa khỏi âm đạo đã lâu nhưng vì ở vùng kín nên e ngại không đi khám, đến nay tình trạng đi tiêu, đi tiểu khó khăn, khối sa khỏi âm đạo gây đau thốn. Qua kiểm tra chuyên sâu cùng với kết quả chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu, các bác sĩ xác định bà bị sa sinh dục độ III. Còn nữ bệnh nhân 64 tuổi phát hiện khối sa sinh dục từ 3 năm trước. Gần đây, tình trạng tiểu khó, đau buốt tăng lên, khối sa không đẩy lên được gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng cuộc sống nghiêm trọng và khi bắt ra bệnh thì đã bị sa sinh dục độ IV. Cả hai được chỉ định phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo khâu treo tử cung, hiện hồi phục tốt, thoát khỏi căn bệnh “khó nói” và xóa được mặc cảm chịu đựng bao lâu nay.

ThS-BS Nguyễn Tấn Trung, Trưởng Khoa Ngoại tiết niệu – BV Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết sa sinh dục là tình trạng thường gặp nhất ở những phụ nữ sau sinh nở. Do tâm lý ngần ngại nên đa số phụ nữ mắc bệnh đều âm thầm chịu đựng, chỉ đến khi bệnh đã chuyển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sinh hoạt thì người bệnh mới đến BV.

Theo các chuyên gia, ở nước ta có tới gần 30%-40% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, tỉ lệ sa tạng chậu cũng khoảng 10%-20%, trong đó 50% phụ nữ có sa các cơ quan trong vùng chậu liên quan đến sinh đường âm đạo.

Con tim vui trở lại

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh “khó nói” không chỉ xảy ra ở phụ nữ mà đàn ông cũng không ngoại lệ. Theo PGS-TS-BS Nguyễn Văn Ân, Trưởng Khoa Niệu học chức năng – BV Đại học Y Dược TP HCM, nam giới trên 40 tuổi thường bắt đầu phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các nguyên nhân sinh ra hội chứng đường tiểu dưới.

Các thống kê cho thấy 25% nam giới từ 50-60 tuổi sẽ bị phì đại tuyến tiền liệt nhưng chỉ 4% xuất hiện triệu chứng. Càng lớn tuổi tỉ lệ phì đại tuyến tiền liệt càng cao và tỉ lệ có triệu chứng càng nhiều. Tuyến tiền liệt phì đại sẽ chèn ép làm hẹp niệu đạo, nước tiểu tồn dư gây kích thích bàng quang dẫn đến buồn tiểu nhiều lần cả ngày và đêm.

Triệu chứng của đường tiểu dưới thường được chia thành 3 nhóm chính. Nhóm triệu chứng về tống xuất (tắc nghẽn) bao gồm dòng tiểu yếu, tiểu khó, tiểu ngắt quãng, nhỏ giọt cuối dòng tiểu. Nhóm triệu chứng chứa đựng bao gồm tiểu gấp, tiểu nhiều lần, són tiểu, tiểu đêm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng thuộc nhóm triệu chứng sau đi tiểu như: buồn tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong, nhỏ giọt sau khi tiểu.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đường tiểu dưới không chỉ do tuyến tiền liệt mà còn nhiều nguyên nhân khác nữa như u bàng quang, hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn niệu và thậm chí là ung thư. Do vậy, việc chẩn đoán sớm sẽ giúp xác định được nguyên nhân chính xác gây ra những triệu chứng này.

Theo TS-BS Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học – BV Bình Dân (TP HCM), ở nam giới còn mắc chứng rối loạn cương. Đây không phải là một triệu chứng mà là một bệnh lý và phải mất nhiều thời gian để phát hiện. “Nam giới rất ngại chia sẻ nỗi niềm của mình với bất cứ ai, làm tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn” – bác sĩ Dũng nói thêm.

Các chuyên gia lưu ý bệnh “khó nói” là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dứt điểm được. Vì vậy, các chị em phụ nữ nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa. Việc điều trị nên ở giai đoạn đầu để đạt hiệu quả cao, xóa mặc cảm và trở lại tự tin trong cuộc sống.

Theo TS-BS Lê Phúc Liên, đặt lưới nâng niệu đạo (Trans Obturator Tape – TOT) là phương pháp ít xâm lấn, an toàn, không biến chứng, ít sẹo, giúp điều trị tình trạng són tiểu, tiểu không kiểm soát hiệu quả cao. Lưới nâng niệu đạo làm từ chất liệu polyvinylidene fluoride (PVDF) mới ít gây phản ứng với cơ thể nên không ảnh hưởng sức khỏe người bệnh.

“Với ưu điểm tỉ lệ tái phát thấp, giữ được tử cung, ít đau, phục hồi nhanh và rút ngắn thời gian nằm viện, phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo khâu treo tử cung là một phương pháp điều trị triệt để, cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp xóa tan mặc cảm và nỗi ám ảnh cho những người bệnh bị sa sinh dục mức độ nặng” – bác sĩ Nguyễn Tấn Trung nhấn mạnh. 

Thực hiện nhiều kỹ thuật khó

Theo PGS-TS-BS Thái Minh Sâm, Trưởng Khoa Tiết niệu – BV Chợ Rẫy, tỉ lệ rối loạn cương ở nam giới Mỹ từ 40-70 tuổi là 52%, xuất tinh sớm chiếm tỉ lệ 31% ở nam giới từ 18-59 tuổi và tỉ lệ vô sinh có liên quan đến nam giới là khoảng 51%. Ngoài điều trị chuyên sâu bệnh lý “khó nói” ở nam giới, tại BV còn thực hiện nhiều kỹ thuật khó như đặt thể hang nhân tạo, đặt tinh hoàn nhân tạo, điều trị vô sinh nam…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chữa lành cho nhiều phụ nữ mắc bệnh “khó nói”

Nữ bệnh nhân thứ nhất 52 tuổi, có khối sa khỏi âm đạo đã lâu nhưng vì bệnh vùng kín e ngại đã không đi khám, đến nay tình trạng đi tiêu, đi tiểu khó khăn, khối sa khỏi âm đạo gây đau thốn. Qua thăm khám chuyên sâu, cùng với kết quả chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị sa sinh dục độ III và chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo khâu treo tử cung. Hiện tại, sau 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã hồi phục tốt, xóa được nỗi ám ảnh bao lâu nay.

Người thứ hai là bệnh nhân nữ 64 tuổi, phát hiện khối sa sinh dục từ 3 năm trước. Thời gian gần đây, tình trạng tiểu khó, đau buốt tăng lên, khối sa không đẩy lên được gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sa sinh dục độ IV và chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo khâu treo tử cung giúp bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh khó nói lâu nay.

Các bác sĩ phẫu thuật cho nữ bệnh nhân mắc bệnh sa sinh dục

Các bác sĩ phẫu thuật cho nữ bệnh nhân mắc bệnh sa sinh dục

Theo ThS-BS Nguyễn Tấn Trung, Trưởng Khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, sa sinh dục là tình trạng thường gặp nhất ở những phụ nữ sau sinh nở. Do tâm lý ngần ngại nên đa số phụ nữ mắc bệnh đều âm thầm chịu đựng, chỉ đến khi bệnh đã chuyển nặng, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và sinh hoạt thì người bệnh mới đến bệnh viện.

Phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo khâu treo tử cung là một phương pháp điều trị triệt để, cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp xóa tan mặc cảm và nỗi ám ảnh cho 2 bệnh nhân nữ bị sa sinh dục mức độ nặng. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dịch bệnh vẫn phức tạp, khó lường

PGS-TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết dịch bệnh truyền nhiễm vẫn phức tạp, khó lường, nguy cơ lây nhiễm các biến thể mới, dịch bệnh mới nổi. Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi gia tăng đáng kể. Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các ca mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi. Việt Nam đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh là rất lớn.

Dịch bệnh vẫn phức tạp, khó lường- Ảnh 1.

Lãnh đạo các bộ, ngành ấn nút hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh

Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe; các địa phương bảo đảm sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thay van động mạch chủ qua ống thông cho bệnh nhân khó phẫu thuật

Kết quả cho thấy bà bị hẹp van động mạch chủ nặng. Các bác sĩ quyết định thay van động mạch chủ qua ống thông. Sau 6 ngày can thiệp, sức khỏe bà A. cải thiện, không khó thở, hết đau ngực, sinh hoạt, ăn uống bình thường.

Thay van động mạch chủ qua ống thông cho bệnh nhân khó phẫu thuật- Ảnh 1.

Các bác sĩ cứu bệnh nhân bằng phương pháp thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI)

Theo bác sĩ Lý Ích Trung, Phó Khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện Chợ Rẫy, nếu áp dụng phương pháp phẫu thuật tim hở kinh điển thì rất dễ gặp rủi ro do bệnh nhân cao tuổi và mắc nhiều bệnh kết hợp nặng.

TAVI là kỹ thuật được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2002 trên bệnh nhân hẹp van động mạch chủ khít bị từ chối phẫu thuật vì nguy cơ phẫu thuật quá cao.

“Đây được xem là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân không thể chịu đựng cuộc phẫu thuật vì cao tuổi hoặc bệnh lý đi kèm phức tạp, bị từ chối phẫu thuật…” – bác sĩ Trung thông tin. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Khổ sở với máu nhiễm mỡ từ trẻ: Nguyên nhân giật mình

Một nghiên cứu dẫn đầu bởi TS-BS Andrew O. Agbaje từ Đại học Đông Phần Lan cảnh báo việc thiếu vận động trong thời thơ ấu có thể góp phần vào 2/3 nguy cơ máu nhiễm mỡ trước tuổi 20; cũng như nguy cơ đáng sợ hơn ở những năm 40 tuổi.

Máu nhiễm mỡ là một cụm từ dân gian chỉ tình trạng rối loạn lipid máu, thường đặc trưng bởi sự gia tăng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính (triglyceride), cũng như cholesterol tốt HDL thấp.

Tình trạng máu nhiễm mỡ khiến nhiều người vất vả kiêng khem trong việc ăn uống có thể bắt đầu từ việc thiếu vận động trong thời thơ ấu - Ảnh minh họa từ Internet

Tình trạng máu nhiễm mỡ khiến nhiều người vất vả kiêng khem trong việc ăn uống có thể bắt đầu từ việc thiếu vận động trong thời thơ ấu – Ảnh minh họa từ Internet

Sử dụng bộ dữ liệu khổng lồ thu thập từ nhiều trẻ em châu Âu từ độ tuổi 11 cho thấy trẻ có 3-4 giờ hoạt động thể chất nhẹ nhàng một ngày là tối ưu nhất để tránh tình trạng máu nhiễm mỡ và các bệnh tim mạch nguy hiểm sau này.

Trong khi đó, việc vận động trung bình đến mạnh 50 phút/ngày ở trẻ em chỉ liên quan đến việc giảm một chút cholesterol toàn phần, nhưng không đủ khống chế tổng lượng mỡ cơ thể.

Chúng ta thường hoạt động thể chất từ trung bình đến mạnh thông qua việc thể dục, thể thao. Trong khi đó, các hoạt động sống trong ngày, bao gồm đi dạo, làm việc nhà, chơi đùa… thường là hoạt động thể chất ở mức nhẹ.

Kết quả này càng nhấn mạnh giá trị của việc nên để trẻ em tham gia vào các hoạt động sống năng động cùng gia đình.

Theo News-Medical, nghiên cứu cũng nhấn mạnh những trẻ em có lượng cholesterol trong máu cao ở thời thơ ấu – thường không được phát hiện – sẽ làm tăng nguy cơ gặp các dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch nói chung ở những năm 20 tuổi.

Trong đó, tình trạng máu nhiễm mỡ là một nguy cơ thúc đẩy các vấn đề tim mạch nghiêm trọng hơn, thường bắt đầu bằng xơ vữa động mạch.

Tai hại hơn, điều này làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở những năm 40 tuổi do các vấn đề tim mạch, bao gồm các tai biến đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Nghiên cứu mới này ủng hộ một số nghiên cứu trước đó cho thấy trẻ em có lối sống thiếu lành mạnh từ nhỏ sẽ tăng nguy cơ gặp các vấn đề về chuyển hóa, tim mạch ngay từ khi còn rất trẻ.

Điều này cũng nhấn mạnh vai trò của cha mẹ trong việc kiểm soát sức khỏe trẻ em, điều có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tuổi thọ của chúng hàng chục năm sau.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn “tìm con”

Sau 10 năm chờ đợi, đầu tháng 3-2023, tiếng cười con yêu đã đến với vợ chồng Thiếu tá Hoàng Văn D. và chị Nguyễn Thị Y. (ở Thái Bình).

Kết hôn tháng 10-2013, ngay sau lễ cưới, anh Hoàng Văn D. nhận lệnh vào TP Cam Ranh (Khánh Hòa) làm nhiệm vụ để lại chị Y. ở quê nhà. Năm 2014, để được gần chồng, chị Y. chuyển vào Khánh Hòa sinh sống với hy vọng sớm được thực hiện thiên chức làm cha mẹ.

Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn "tìm con"- Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Y. (ngoài cùng bên trái) chia sẻ niềm hạnh phúc khi đón con yêu nhờ gói hỗ trợ 100% chi phí IVF dành cho quân nhân hiếm muộn

3 năm sau kết hôn mà tin vui vẫn chưa đến, năm 2016, vợ chồng anh D. đi khắp các bệnh viện từ Nam ra Bắc để thăm khám tìm con nhưng không đạt kết quả.

Năm 2018, anh D. được điều động chuyển công tác ra Hải Phòng. Chị Y. lại theo chồng đến nơi ở mới và tạm dừng công việc giáo viên mầm non của mình. Giữa lúc khó khăn, tưởng không còn hy vọng, anh D. chị Y. biết đến Chương trình hỗ trợ quân nhân hiếm muộn – Yêu thương lan tỏa của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Vợ chồng anh chị đến bệnh viện thăm khám, nộp hồ sơ xét duyệt và may mắn trở thành 1 trong 10 gia đình nhận được gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Sau bao lần hy vọng rồi thất vọng trong 10 năm hành trình tìm con, “trái ngọt” đầu tiên của vợ chồng anh D. đã đơm hoa, kết trái khi bé M.K. chào đời.

Theo chị Y., 10 năm chưa có con là từng đó thời gian chị chịu đựng những đàm tiếu dị nghị của người thân, bạn bè, hàng xóm. Nhưng chị đã vượt qua tất cả bởi tình yêu thương, động viên và sự đồng hành của chồng.

Chia sẻ hành trình được làm mẹ trước hàng chục cặp vợ chồng quân nhân đang “tìm con” yêu, câu chuyện của chị Y. đã truyền cảm hứng, khơi dậy động lực, tiếp sức cho nhiều cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn khác.

Thắp hy vọng cho những gia đình hiếm muộn khó khăn

Tại lễ công bố và trao quyết định hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF trong Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn – Yêu thương lan tỏa” năm 2023, vừa diễn ra, nhiều gia đình nhận hỗ trợ IVF miễn phí đã chia sẻ hoàn cảnh của mình.

Mỗi gia đình, mỗi câu chuyện dù khác nhau nhưng có chung một nỗi niềm, đó là khát khao mong con nhưng vẫn chưa thể vẹn tròn, mà kinh tế là rào cản lớn.

Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn "tìm con"- Ảnh 2.

Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền cho biết 17 em bé đã chào đời khỏe mạnh từ 20 gói hỗ trợ IVF trong 2 năm qua

Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết theo thống kê có khoảng hơn 3.000 gia đình quân nhân hiếm muộn. Nhiều trường hợp quân nhân thường xuyên phải công tác xa gia đình, đặc biệt là những chiến sĩ công tác nơi tuyến đầu Tổ quốc, vì đặc thù công việc mà chưa thể có con, muộn con.

Vì vậy, bệnh viện muốn được sẻ chia, hỗ trợ các gia đình quân nhân để hành trình tìm con yêu được thuận lợi dễ dàng hơn. Đây là năm thứ 3 Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội miễn phí toàn bộ và một phần phí cho các gia đình quân nhân.

Theo bác sĩ Hiền, 17 em bé đã chào đời khỏe mạnh từ 20 gói hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF trong 2 năm qua cùng nhiều gói hỗ trợ khác không chỉ là niềm hạnh phúc của riêng các gia đình mà còn là nguồn động lực to lớn đối với các bác sĩ trên hành trình sắp tới.

“Kết quả này cũng là thông điệp yêu thương mà chúng tôi muốn trao gửi đến các gia đình quân nhân hãy lạc quan, nỗ lực và vững tin vào ngày mai, bởi nhất định con yêu sẽ đến”- bác sĩ Hiền nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mắc bệnh “khó nói” vì ăn ít chất xơ

TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP HCM, cho biết bệnh trĩ xuất hiện do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết.

Mắc bệnh khó nói vì ăn ít chất xơ - Ảnh 1.

Viện Y dược học dân tộc TP HCM nghiệm thu kết quả chuyển giao phương pháp “Nội soi ống cứng can thiệp – tiêm xơ búi trĩ cho bệnh nhân tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Bệnh thường xảy ra ở người có thói quen ăn uống không tốt (ăn ít chất xơ, rau quả), bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, mang thai, di truyền… Ban đầu, người bệnh chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn.

Mắc bệnh khó nói vì ăn ít chất xơ - Ảnh 2.

BSCK2 Nguyễn Tuấn Quyên, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp Viện Y dược học dân tộc TP HCM đang tư vấn, hướng dẫn về cách tiêm búi trĩ cho nhân viên Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An.

Theo bác sĩ Ngọc Lan, bệnh trĩ chia làm 3 loại gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những biểu hiện rõ rệt ở trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất. Người bệnh sẽ phát hiện khi nhìn thấy máu ở giấy chùi vệ sinh hoặc thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.

Về sau mỗi khi táo bón, máu chảy thành giọt hoặc tia. Có khi máu chảy rất nhiều mỗi lần đi lại hay ngồi xổm. Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Ngoài 2 triệu chứng trên, bệnh nhân có thể đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Triệu chứng đau, rát xảy ra khi tình trạng bệnh nặng lên.

Căn bệnh “khó nói” gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Trước đây, điều trị trĩ thường phải phẫu thuật khiến người bệnh đau đớn kèm theo biến chứng, đặc biệt với bệnh nhân có thể trạng yếu hoặc phụ nữ mang thai, sau sinh.

Để giúp người bệnh hạn chế đau đớn, biến chứng và rút ngắn thời gian hồi phục, Viện Y dược học dân tộc TP đã nghiên cứu phương pháp tiêm xơ búi trĩ.

 “Phương pháp này không chỉ hiệu quả trong việc điều trị mà còn an toàn, giảm thiểu tối đa sự cần thiết của phẫu thuật. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp của những bệnh nhân không thể chịu đựng nỗi đau của phẫu thuật hoặc có các vấn đề sức khỏe khác cản trở việc phẫu thuật. Ngoài ra, phương pháp tiêm còn giúp bảo tồn cấu trúc và chức năng của vùng hậu môn, giữ nguyên vẹn tính thẩm mỹ và giảm khả năng tái phát của bệnh” – bác sĩ Ngọc Lan nhấn mạnh.

GS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Trung ương Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, cho biết trong y học cổ truyền xem trĩ là tất cả những bệnh ở vùng hậu môn. Tại Việt Nam, trung bình cứ 2 người sẽ có 1 người mắc bệnh trĩ.

Với phương pháp tiêm xơ búi trí do Viện Y dược học dân tộc TP HCM nghiên cứu, đã mở ra hướng đi mới trong điều trị. Điểm đặc biệt của phương pháp này là khả năng áp dụng cho mọi độ trĩ, từ nhẹ đến nặng và cả những trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả.

Theo BSCKII Nguyễn Tuấn Quyên, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp Viện Y dược học dân tộc TP HCM, với phương pháp điều trị tiêm xơ búi trĩ, viện đã chuyển giao, đào tạo cho 4.800 bác sĩ tại 96 cơ sở y tế trên cả nước. Bên cạnh đó, có gần 20 đề tài nghiên cứu khoa học chuyên về bệnh trĩ và sử dụng hiệu quả bằng thuốc điều trị. Đến nay, tại viện đã có hơn 510.000 lượt người bệnh được điều trị bằng các phương pháp không cần phẫu thuật.

Hải Yến

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Trẻ học kém, bí từ, khó nhận diện mặt chữ… dễ bị rối loạn học tập

Tại buổi truyền thông về các rối loạn học tập ở trẻ em diễn ra chiều 20-11, bác sĩ Lê Công Thiện, Trưởng phòng khám tâm thần nhi, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (thuộc Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tình trạng trẻ rối loạn học tập vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí nhiều người đang lầm tưởng do con tiếp thu chậm, học kém, tăng động, tự kỷ…

Điển hình là bệnh nhi N.T.H. (14 tuổi, học sinh lớp 9). Khi là học sinh tiểu học, H. đã gặp khó khăn trong môn tiếng Việt. Bệnh nhân không hiểu nội dung của câu chữ, chép sai từ trong sách in ra vở… Cậu bé cũng khó có thể nói một câu rành mạch.

Trẻ học kém, bí từ, khó nhận diện mặt chữ… dễ bị rối loạn học tập - Ảnh 1.

Bác sĩ Viện Tâm thần Quốc gia cảnh báo về tình trạng sức khỏe tâm thần sẽ bị bỏ qua

Đọc thêm

Học cấp 2, H. vẫn học kém môn văn, có thể đọc hiểu, tuy nhiên vốn từ rất ít, khó viết được một đoạn văn liền mạch. Thậm chí, với những môn học yêu cầu sự khéo léo như: thủ công cắt tỉa giấy, lắp ráp mô hình…, bệnh nhân tỏ ra yếu kém. Hơn nữa, H. cũng ít nói, nói chuyện chậm, thường xuyên phải dừng lại để suy nghĩ từ.

6 tháng gần đây, sau khi chuyển đến học ở trường mới, H. thường xuyên bị các bạn cùng lớp trêu chọc vì cách nói chuyện. Điều này khiến cậu bé ngày càng ít giao tiếp.

Ngoài ra, H. còn có biểu hiện buồn chán, mệt mỏi, kém tập trung. Cậu bé cũng dễ nổi nóng, cáu gắt, cãi lại lời bố mẹ, có các hành vi xoa đầu, giật tóc các bạn cùng lớp. Học lực của H. cũng giảm sút nhiều và thường xuyên có cảm giác căng thẳng.

Gia đình đã đưa nam sinh đến Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia thăm khám. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát tuổi thanh thiếu niên đó là tình trạng rối loạn học tập.

Sau 10 ngày điều trị bằng liệu pháp can thiệp tâm lý và hóa dược, các triệu chứng căng thẳng, cáu gắt, buồn chán thuyên giảm. Bệnh nhi xuất viện và được tư vấn tiếp tục điều trị can thiệp tâm lý.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Tâm thần nhi – thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, cho biết rối loạn học tập là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành tích học tập bị giảm sút.

Trẻ học kém, bí từ, khó nhận diện mặt chữ… dễ bị rối loạn học tập - Ảnh 3.

Rối loạn học tập khiến trẻ rơi vào khủng hoảng vì cố gắng mãi mà kết quả học tập vẫn không tốt. Ảnh minh họa

Có 3 dạng rối loạn học tập, gồm: rối loạn đọc, rối loạn viết, rối loạn tính toán. Trong đó, rối loạn đọc phổ biến nhất (chiếm 10-36% trẻ trong tuổi đi học).

Biểu hiện của rối loạn học tập bao gồm: trẻ bị chậm nói, khó nói, chậm học màu sắc và chữ cái. Ở bậc học tiểu học, trẻ nhận diện mặt chữ kém, khó ghép vần. Ở cấp trung học, bệnh nhân khó khăn về ngôn ngữ diễn đạt, diễn đạt kém, suy giảm trí nhớ… Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 6 tháng, mặc dù đã can thiệp.

“Nhiều bệnh nhân bị rối loạn học tập nỗ lực nhiều mà không có kết quả tốt hoặc bị chế giễu, xa lánh có thể rơi vào tình trạng lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, hành vi”- bác sĩ Yến chia sẻ.

Theo bác sĩ Yến, khi cha mẹ thấy con có các rối loạn học tập, nỗ lực nhiều mà không đạt được kết quả như công sức bỏ ra và loại trừ các khiếm khuyết khuyết tật trí tuệ, thị giác hoặc thính giác… cần nghĩ đến rối loạn học tập, đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Một thuốc tiểu đường bất ngờ làm giảm cân khó tin, hứa hẹn đẩy lùi “đại dịch mới”

Trong nghiên cứu vừa công bố trên NEJM, các tình nguyện viên dùng thuốc tiểu đường mới titzepatide đã giảm được tới 15-25% trọng lượng cơ thể một cách ngoạn mục và an toàn.

Theo Science Alert, titzepatide đang được phát triển bởi công ty dược phẩm Mỹ Eli Lilly and Company (gọi tắt là Lilly), được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường type 2 bằng cách tiêm dưới da mỗi tuần 1 lần.

Một thuốc tiểu đường bất ngờ làm giảm cân khó tin, hứa hẹn đẩy lùi đại dịch mới - Ảnh 1.

Các nhà khoa học khắp thế giới đang đau đầu tìm phương án chống lại “đại dịch mới” mang tên béo phì (Ảnh minh họa từ Internet)

Thuốc vừa được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt để sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường vào cuối tháng 5, nhưng trước đó đã bất ngờ phát huy “tác dụng phụ” giúp giảm cân trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, như một bất ngờ ngoài dự tính.

Tác dụng ngoài mong đợi này được cho là do thuốc bắt chước tác động của các kích thích tố tự nhiên được gọi là incretins của cơ thể. Các hormone này làm giảm lượng đường trong máu sau khi chúng ta ăn, ngoài ra còn điều chỉnh các quá trình trao đổi chất liên quan đến tiêu hóa.

Trong thử nghiệm, hơn 2.500 tình nguyện viên đã được phân nhóm ngẫu nhiên, sử dụng titzepatide hoặc giả dược trong vòng 72 tuần. Cuối thử nghiệm, nhóm dùng titzepatide đã đạt được mức giảm cân đáng mơ ước nói trên, chỉ ít hơn những người được phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân một chút (giảm khoảng 25-30% sau 1-2 năm).

Tiến sĩ Scott Kahan, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Cân nặng và sức khỏe ở Washington – Mỹ, bình luận: “Việc tiếp tục phát triển titzepatide và các tác nhân tương tự có thể đem lại sự thay đổi lớn trong điều trị béo phì”.

Chống lại béo phì là một mục tiêu đang làm đau đầu các nhà khoa học khắp thế giới, nhất là nhóm dân cư ở Mỹ – Âu, nơi tình trạng béo phì được coi như một “đại dịch” mới.

Béo phì là một bệnh nền thường gây ra tình trạng “bệnh chồng bệnh” rất nguy hiểm, bởi sẽ dẫn đến một loạt bệnh và vấn đề sức khỏe khác.

Anh Thư

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Trong gian khó, sáng ngời y đức

Ngày 27-5-2021, TP HCM ghi nhận 36 ca Covid-19 liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Ba ngày sau, TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Từ thời điểm này, hàng chục ngàn y – bác sĩ (BS) được vận động ra tuyến đầu chống dịch. Gác lại hạnh phúc riêng tư, họ bước vào cuộc chiến sinh tử với tâm thế của một người lính: “Chưa hết dịch thì chưa về!”.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 1.

Cùng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), BS Hoàng Thu Minh (Khoa Gây mê hồi sức) và chồng là BS Lê Xuân Giang (Khoa Bỏng) là những người đầu tiên tham gia tuyến đầu chống dịch. BS Minh được điều động vào Khu Hồi sức Covid-19 của bệnh viện, còn BS Giang đến Bệnh viện Dã chiến số 6.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 2.

Bác sĩ Giang, chồng bác sĩ Minh đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến số 6

Trước ngày nhận nhiệm vụ mới, BS Minh chủ động cho 2 con xem những video chống dịch, trang bị kiến thức cơ bản để các bé tự chăm sóc khi không có cha mẹ ở bên. May mắn là cả hai bên nội ngoại đều ở TP HCM nên vợ chồng chị đã gửi con cho ông bà trông nom giúp.

Những tháng dài không thể về nhà thăm con, chỉ cần nhìn thấy bất kỳ em bé nào ngang qua là BS Minh lại thèm cảm giác ôm 2 con vào lòng. “Người mẹ nào cũng muốn ở gần bên con nhưng biết làm sao được. Đã khoác lên mình chiếc áo blouse trắng là phải làm tròn chức phận cứu người – BS Minh bày tỏ.

Tuy chỉ mới 6 tuổi nhưng cháu An Khang, con đầu lòng của vợ chồng BS Minh – BS Giang, tỏ ra khá chững chạc, luôn quan tâm chăm sóc cha mẹ. BS Minh nhớ lại những lần con trai dặn dò: “Mẹ phải quay video gửi về để con kiểm tra xem chỗ mẹ có đồ ăn không?”; “Ba mẹ phải ăn uống đúng giờ nha!”; “Ở nhà có cơm ngon lắm, ba mẹ nhanh về ăn với con”… Những câu nói ấy khiến nữ BS ấm lòng, xua đi những mệt mỏi bởi trận chiến cam go.

Trong ngôi nhà nhỏ của vợ chồng BS Minh, niềm hạnh phúc đơn giản chỉ là gia đình quây quần cùng nhau ăn bữa cơm. Thế nhưng, nghề BS là luôn phải chạy đua với thời gian nên nếu phải đi trực vào dịp sinh nhật hay kỷ niệm ngày cưới thì cũng là điều bình thường với họ.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 3.

Bác sĩ Minh đang chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19

Gần 10 năm gắn bó với nghề, cũng ngần ấy thời gian nên duyên vợ chồng, BS Minh – BS Giang vẫn giữ thói quen dành cho nhau những lời ngọt ngào trước khi đi làm. “Công việc luôn bận rộn, vì thế nếu sắp xếp được ngày nào rảnh dành cho nhau thì đó chính là ngày Valentine” – BS Minh bộc bạch.

Hiện tại, BS Minh đã quay trở lại với công việc chính của mình tại Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy, còn BS Giang vẫn đang “cắm chốt” tại Bệnh viện Dã chiến số 6. Cuộc chiến chống dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn, vợ chồng họ vẫn còn phải xa nhau.

Theo BS Giang, đã là người thầy thuốc thì hạnh phúc lớn nhất là cứu sống được bệnh nhân. Trong gian khó, niềm vui được nhân lên khi mỗi ngày có thêm bệnh nhân xuất viện.

Thương cha mẹ vất vả, nhân dịp lần gần đây nhất BS Giang được về thăm nhà, bé An Khang cùng em trai là An Phúc, 3 tuổi, đã tổ chức một lễ cưới bất ngờ cho cha mẹ. Hai bé dùng những mảnh lego ghép thành lâu đài và trang trí ngôi nhà như lễ đường thu nhỏ. Xúc động với những gì các con đã làm, chị Minh không cầm được nước mắt.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 4.

Tối 20-2, một lễ cưới tập thể đã được tổ chức cho 20 cặp cô dâu, chú rể là các y – BS của Bệnh viện Quân y 175. Lễ cưới như một sự tri ân dành cho các y – BS đã gác lại hạnh phúc riêng của mình để chung tay chống dịch. Họ mang theo lời thề Hippocrates bước vào “trận chiến” chống dịch Covid-19 khốc liệt, sẵn sàng tâm thế “chưa hết dịch thì chưa về”. Những câu chuyện xúc động về những cặp đôi này lan tỏa giá trị nhân văn, về sự quên mình, thầm lặng cống hiến của người thầy thuốc.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 5.

Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung và bác sĩ Hoàng Thị Lâm

Một trong những cặp đôi đó là thượng úy – BS Nguyễn Cảnh Chung và trung úy – BS Hoàng Thị Lâm. Theo kế hoạch, cuối tháng 5-2021, hai người sẽ cũng nắm tay nhau đến lễ đường nhưng mọi thứ phải tạm gác lại để nhường cho việc cứu người.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 6.

Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung và bác sĩ Hoàng Thị Lâm

BS Chung là người trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng nhất tại Bệnh viện Quân y 175. Thời điểm dịch diễn biến phức tạp, số ca nhập viện tăng cao, anh Chung cùng đội ngũ y – BS của bệnh viện phải “căng não” để giành giật mạng sống cho bệnh nhân. Khi biết tin vợ có thai, BS Chung vừa mừng vừa lo. Rồi những lúc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 là sản phụ, anh thượng úy trẻ lặng người, nhớ đến vợ một mình ở nhà. Trong thâm tâm, anh tự nhủ phải hoàn thành thật tốt nhiệm vụ, nhanh chóng dập dịch để về với vợ con.

Vì chưa tiêm vắc-xin, để giữ an toàn cho 2 mẹ con nên ban giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho BS Hoàng Thị Lâm làm việc tại nhà. “Vợ ở nhà rất mệt, bản thân tôi ở khu điều trị Covid-19 cũng rất nhọc nhằn. Ông bà nội ở Nghệ An, ông bà ngoại ở Thanh Hóa, một mình vợ phải trải qua những ngày căng thẳng của thai kỳ” – BS Chung nắm chặt tay vợ tại lễ cưới, nhớ lại giai đoạn khó khăn đã qua.

Trong khi đó, BS Lâm bộc bạch: “Không có chồng ở bên, tôi cũng cảm thấy tủi thân nhưng ngoài kia còn rất nhiều người đang cần giúp đỡ hơn. Những lúc mệt mỏi, tôi thường xoa bụng và thỏ thẻ tâm sự với con: “Ráng lên con nhé! Hết dịch ba về với mẹ con mình”. Giờ thì ước mơ ấy đã tròn vẹn”.

Giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, bé trai Nguyễn Cảnh Hoàng Đức chào đời tại Bệnh viện Quân y 175. Tiếng khóc đầu đời của con là món quà vô giá của vợ chồng bác sĩ quân y này.

Kỳ tới: Ở nơi cuộc chiến tiếp diễn

HAI LẦN HOÃN LỄ CƯỚI

Trong số 20 cặp đôi y – BS được Bệnh viện Quân y 175 tổ chức lễ cưới tập thể, chúng tôi còn chú ý đến trung úy Trần Văn An – trung úy Bùi Thị Hoài Thu, công tác tại Khoa Hồi sức ngoại của bệnh viện. Họ bén duyên nhau khi cùng làm nhiệm vụ tại Nam Sudan. Hoàn thành niệm vụ về nước, anh chị quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên lễ cưới phải tạm hoãn 2 lần để tập trung cho công tác chống dịch.

Hình torng box - Trung úy Trần Văn An và trung úy Bùi Thị Hoài Thu (1)

Trung úy Trần Văn An và trung úy Bùi Thị Hoài Thu

Tối 20-2, lễ cưới được diễn ra tại bệnh viện, cả 2 người vỡ òa cảm xúc vì sau bao khó khăn cũng có thể trao nhẫn và cắt bánh kem cùng nhau. Lễ cưới càng đặc biệt hơn khi có sự chứng kiến của thiên thần nhỏ vừa tròn 1 tuổi của họ.

Chia sẻ về ngày trọng đại của mình, nữ BS – trung úy Bùi Thị Hoài Thu bày tỏ: “Cưới hỏi là chuyện quan trọng của đời người nhưng việc chữa bệnh lại là sứ mệnh của các BS. Vợ chồng chúng tôi cảm thấy tự hào vì mình đã làm điều đúng đắn”.

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Master chef tại gia, chuyện tưởng khó hóa dễ!

AmthucVietNam

Master chef tại gia, chuyện tưởng khó hóa dễ! - 1

Những chuỗi ngày giãn cách dài hạn đã gây khó khăn rất nhiều cho không ít gia đình trong việc chuẩn bị bữa ăn hàng ngày, vừa hạn chế việc đi chợ mua nguyên liệu vừa đau đầu suy nghĩ hôm nay ăn gì, sáng nay nấu gì?

Nấu ăn mùa giãn cách, nỗi lo không của riêng ai

Sau khi TP.HCM áp dụng chỉ thị 15 và 16 hầu hết nhân viên công sở đều được chỉ định làm việc tại nhà, nguồn thu nhập vì thế cũng bị cắt giảm khiến không ít người phải tạm ngưng thói quen đi ăn hàng quán, order thức ăn nhanh hoặc thuê người giúp việc… và buộc phải tự tay vào bếp. Chính vì thế nhiều nàng đã không ngờ mình trở thành Master chef tại gia với tài nấu nướng ngày một thăng hạng.

Master chef tại gia, chuyện tưởng khó hóa dễ! - 1

Tự tin xưng danh Master Chef tại gia!

Bình thường việc đi chợ mua đầy đủ nguyên liệu một cách dễ dàng, nấu ăn chỉ ngày một bữa tối hoặc thậm chí có người giúp việc nấu. Nay phải vào bếp thường xuyên nấu ngày 3 bữa sáng, trưa và tối cũng khiến nàng nội trợ đau đầu suy nghĩ và không biết xoay sở thế nào!

Chị Ngôn sống tại Quận 7 chia sẻ: “Thường ngày tôi đi làm đến 7,8 giờ tối mới về đến nhà, cơm canh đã có người giúp việc là người sống cùng căn hộ nấu giúp tôi. Nay vì giãn cách tôi làm việc tại nhà và phải tự nấu ăn cho gia đình nên tôi rất lo lắng và lên mạng tìm kiếm các công cụ hỗ trợ việc nấu nướng như lò nướng, nồi chiên không dầu, nồi áp suất… Cho đến các loại gia vị nêm sẵn giúp bữa ăn ngon hơn như Knorr, Aji Quick hay gia vị hoàn chỉnh Barona.

Giờ đây tôi hoàn toàn tự tin nấu ngon như Masterchef và trở nên đam mê vào bếp hơn bao giờ hết. Đây là tô hủ tiếu do chính tay tôi nấu và trình bày, tôi đã làm các con tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong từng bữa ngon của gia đình. Tôi thiết nghĩ, bệnh dịch này cũng là thời gian để mỗi gia đình sống chậm lại, có thời gian bên nhau nhiều hơn, hiểu nhau nhiều hơn và yêu thương nhiều hơn.”

Master chef tại gia, chuyện tưởng khó hóa dễ! - 2

Tô hủ tiếu do chị Ngôn tự nấu từ gói Gia vị hoàn chỉnh Hủ tiếu Nam Vang của nhãn hàng Barona

Hay Chị Yến, sống tại quận 3 chia sẻ: “Bình thường ở nhà có mẹ nấu ăn và đi làm về tôi chỉ việc ngồi vào bàn ăn và thưởng thức. Nay vì dịch bệnh, Công ty tôi tạm ngưng hoạt động nên ở nhà giúp mẹ nấu cơm tôi mới thấu hết nỗi khổ của người nội trợ, thường xuyên bị stress vì không biết nấu gì và nấu món gì để mọi người trong gia đình đều thích!

Tôi bèn lên các group mà chị em yêu thích nội trợ để cầu cứu và được biết ngoài việc tự tay nêm nếm cho một số món tủ thì hầu hết các chị em cũng sử dụng các loại gia vị hỗ trợ để việc nấu nướng đơn giản hơn và vị lúc nào cũng chuẩn như một chứ không như khi tự nêm nếm thì lúc vui lúc buồn vị cũng khác nhau nhiều!”

Giờ đây chị Yến đã trở thành nội trợ chính của gia đình vì nấu món nào cũng ngon, cũng chuẩn. Chị chia sẻ thêm: “Mình cũng đã thử qua nhiều loại gia vị hoàn chỉnh nhưng loại của Barona là ngon, chuẩn và dễ sử dụng nhất nên cứ lên trang web www.barona.vn mà mua, vừa tiện lại an toàn trong mùa dịch bệnh”

Có Barona – Món nhà luôn dễ!

Nhãn hàng Barona với trang web ẩm thực www.barona.vn có hàng trăm món ngon từ món nhà, món tiệc, món lẩu, món nướng cho đến món sáng…vô cùng hấp dẫn và dễ làm!

Master chef tại gia, chuyện tưởng khó hóa dễ! - 3

Hủ tiếu Nam Vang Barona cho món sáng tươi ngon tại nhà

Đúng là “Nấu cơm nhà nhớ Barona!” thì món nhà luôn dễ vì chỉ cần sử dụng gói gia vị mà không cần nêm nếm gì thêm là có món ăn ngon không thua nhà hàng hay hàng quán, vô cùng tiện lợi!

Master chef tại gia, chuyện tưởng khó hóa dễ! - 4

Món Bò kho tuy khó nấu nhưng trở nên thật dễ dàng với gói Gia vị hoàn chỉnh Barona

Hiểu được vấn đề đau đầu của người nội trợ luôn thường trực với câu hỏi “Hôm nay nấu gì?”, Barona đã nghiên cứu và cho ra đời trên 20 loại gia vị để bạn tha hồ lựa chọn đổi bữa cho gia đình.

Master chef tại gia, chuyện tưởng khó hóa dễ! - 5

Bộ gia vị hoàn chỉnh Barona – Bí quyết cho món ăn ngon

Xốt Gia Vị Hoàn Chỉnh Barona hiện đã có mặt tại các chợ và hệ thống các siêu thị toàn quốc. Hoặc bạn có thể đặt hàng online qua các hình thức sau:

– Đặt hàng trực tiếp trên website Barona.vn

– Liên hệ Hotline 1900 558856

– Đặt hàng qua Shopee tại Barona Shop

Hy vọng với sự chia sẻ trên các bạn sẽ tự tin trở thành Master chef tại gia và mỗi bữa cơm gia đình sẽ tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Cuối cùng nhưng rất quan trọng là đừng quên tuân thủ nguyên tắc 5K, ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh nhé.

The post Master chef tại gia, chuyện tưởng khó hóa dễ! appeared first on Ẩm Thực Việt Nam.

Ẩm Thực Việt Nam

close(x)
close(x)