May 20, 2024

Nỗ lực nhiều hơn để mọi trẻ em được uống sữa

Bền bỉ mang sữa đến cho trẻ em suốt 17 năm qua, Vinamilk đã hỗ trợ hơn 500.000 trẻ em trên khắp cả nước, với hơn 42 triệu hộp sữa được trao đi.

Từ nay, sữa không còn là món quà “xa xỉ”

Tại Trường Mầm non Nậm Vì (xã Nậm Vì, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), 90% trẻ em đang theo học thuộc diện hộ nghèo. Nhiều gia đình khó khăn và đông con, 9-10 nhân khẩu thường xuyên rơi vào cảnh thiếu ăn mỗi mùa giáp hạt.

Để đến trường mỗi ngày, những đứa trẻ ở vùng cao cực Tây Tổ Quốc phải vượt hàng km đường quanh co, hiểm trở với nguy cơ sạt lở thường xuyên trong mùa mưa lũ. Bữa ăn của các con ở trường được trợ cấp 6.000 đồng/ngày, cùng 2-3 kg gạo/tháng do gia đình đóng góp.

Với chi phí này, làm sao cho các bé có đủ ngày 2 bữa ăn đã là bài toán khó, chưa nói đến đảm bảo dinh dưỡng hay thực đơn phong phú cho các em. “Việc uống sữa mỗi ngày, đối với các con, thật sự là điều rất xa xỉ”, cô Phạm Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng nhà trường bộc bạch.

Q:\ChuyenDe-5\vinamilk\hình 1.jpg

Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ nhỏ vùng cao

Riêng năm nay, được uống sữa mỗi ngày đã không còn xa vời khi Quỹ sữa vươn cao Việt Nam dành tặng gần 78.500 hộp sữa Vinamilk đến gần 1.500 trẻ đang theo học ở cả 3 cấp mầm non – tiểu học và trung học cơ sở tại Nậm Vì. Từ nay, mỗi ngày đến trường của các em sẽ có thêm người bạn mới – những hộp sữa từ Vinamilk.

Nâng đỡ ước mơ của những đứa trẻ đặc biệt

Nằm ở cực Tây Tổ quốc, huyện Mường Nhé là một trong những huyện nghèo nhất cả nước với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều điểm trường, lưới điện quốc gia còn chưa vươn tới.

Cô Đồng Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học Nậm Vì – chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình các em rất khó khăn, việc có một hộp sữa cho con uống mỗi ngày là không thể. Nên khi nhận thông tin được hỗ trợ sữa, cả thầy lẫn trò đều vui mừng, phấn khởi. Nhiều em đã thức từ 5 giờ sáng để chờ các anh chị, cô chú đến trường”.

Q:\ChuyenDe-5\vinamilk\hinh 2.jpg

Vượt hơn 600 km đường đèo, những hộp sữa đã mang theo cả niềm vui, tình yêu thương đến với trẻ em vùng cao

Em Mùa A Lỷ, học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Vì, qua lời kể của các cô giáo, gia cảnh rất nghèo, bố đã mất vì bệnh nặng. Nhà nằm ở tận bản Huổi Cấu – cách trung tâm xã gần 20 km với cung đường đi xuyên qua nhiều khe suối, đỉnh cao, vực sâu. Con đường đến trường với em là cả một nỗ lực lớn. Em Mùa A Lỷ nói bằng giọng phổ thông vài chữ chưa sõi: “Đây là lần đầu tiên con được uống sữa. Sữa rất ngon, con và các bạn trong trường đều rất thích. Con mong sẽ lớn nhanh, mạnh khỏe, học giỏi để làm bác sĩ chữa bệnh cho mọi người”.

Vượt lên hoàn cảnh, những em nhỏ vùng cao Điện Biên dù vóc dáng có phần nhỏ bé so với lứa tuổi vẫn nuôi dưỡng những ước mơ lớn. Có em mong muốn học giỏi để sau này lo cho bố mẹ, có em ước ao trở thành giáo viên giống cô thầy của mình để dạy chữ cho những em nhỏ khác, có em thì mong trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho gia đình và mọi người nghèo khó xung quanh.

Q:\ChuyenDe-5\vinamilk.jpg

Gần 1.500 em nhỏ miền cao Điện Biên đón niềm vui uống sữa mỗi ngày từ Quỹ sữa vươn cao Việt Nam

“Không riêng những em nhỏ tại Điện Biên, suốt chặng đường 17 năm liên tục, Quỹ sữa vươn cao Việt Nam đã có cơ hội đồng hành cùng hàng trăm nghìn trẻ em, và tất cả đều rất đặc biệt. Đặc biệt ở ý chí vượt khó, nghị lực vươn lên. Dù hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng các em chưa khi nào ngừng ước mơ về tương lai tươi sáng, không chỉ cho riêng mình, mà còn giúp ích cho quê hương, đất nước”, bà Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc chi nhánh Vinamilk Hà Nội – chia sẻ khi trực tiếp đến thăm và tặng sữa cho các em nhỏ tại Điện Biên.

“Thông qua chương trình Quỹ sữa vươn cao Việt Nam, chúng tôi mong rằng những hộp sữa Vinamilk sẽ trở thành những người bạn đón chờ các em đến lớp mỗi ngày và tiếp thêm động lực để các em thực hiện hoài bão và ước mơ mai này”, bà Tâm kỳ vọng.

Trong năm 2024, sau Điện Biên, những chuyến xe của Vinamilk đã và đang tiếp tục mang sữa đến với gần 8.000 em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh Bến Tre, Hưng Yên, Bình Dương, Cần Thơ với tổng giá trị hỗ trợ gần 5 tỉ đồng.

Bắt đầu từ năm 2008, đến nay, Quỹ sữa vươn cao Việt Nam vẫn là chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em có quy mô triển khai lớn nhất cũng như được thực hiện dài hạn của Vinamilk. Với sứ mệnh “Để mọi trẻ em được uống sữa mỗi ngày”, tính đến nay, Vinamilk đã trao tặng hơn 42 triệu hộp sữa dinh dưỡng và gửi gắm yêu thương đến cho hơn 500.000 trẻ em trên khắp Việt Nam với tổng giá trị hỗ trợ tương đương hơn 200 tỉ đồng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), Thalassemia là một bệnh di truyền bẩm sinh, gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Đây cũng là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gen và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 1.

Thalassemia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi

Hơn 10 triệu người có gen bệnh Thalassemia

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần điều trị.

Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

Theo ước tính, một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỉ đồng để điều trị và đến năm 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì cuộc sống.

Với trên 20.000 người bệnh mức độ nặng phải điều trị cả đời, mỗi năm Việt Nam cần trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Ngày 8-5 là Ngày Thalassemia thế giới. Chủ đề năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Theo Cục Dân số, hiện nay số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Thống kê cho thấy tỉ lệ người mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh khoảng 9,7%. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen Thalassemia lên tới 40-70%.

Hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ người dân tộc thiểu số mang gen Thalassemia cao.

Đây là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gen bệnh.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Thalassemia?

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 2.

Xét nghiệm sàng lọc cho học sinh ở tỉnh Hà Giang

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mang gen Thalassemia cao trên thế giới. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người trong độ tuổi sinh đẻ cần xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh để tránh sinh con bị bệnh.

Theo các bác sĩ, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia.

Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau cần được tư vấn trước khi dự định có thai.

Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Xác định nguyên nhân hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Chiều 7-5, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Võ Thị Ngọc Lắm cho hay đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở TP Long Khánh.

Xác định nguyên nhân hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai- Ảnh 1.

Lực lượng chức năng đã xác định đa phần các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Cụ thể, đa phần các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli và một số vi khuẩn khác.

Trước đó một ngày, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM cũng tìm thấy vi khuẩn Salmonella trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhi P.H.M. (14 tuổi, một trong những bệnh nhân của vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại Long Khánh).

Vi khuẩn Samonella có trong thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh khi nhiễm Salmonella là từ 6-72 giờ sau khi ăn, thông thường từ 18-36 giờ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau quặn bụng, tiêu chảy, ớn lạnh, sốt. Một số ít người còn bị buồn nôn, ói mửa.

Liên quan vụ việc trên, TP Long Khánh đã chuyển hồ sơ cho Công an TP Long Khánh để điều tra làm rõ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Ngày 7-5, ông Tăng Quốc Lập, Phó chủ tịch UBND TP Long Khánh (Đồng Nai), cho biết liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) khiến 568 người nhập viện khám và điều trị, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra- Ảnh 1.

Tính đến nay, chỉ còn 124 bệnh nhân nằm theo dõi tại bệnh viện

Cụ thể, trên địa bàn vừa qua xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghi ngờ là do ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh).  Tính đến sáng 7-5 chỉ còn 124 bệnh nhân còn nằm theo dõi tại Bệnh viện Long Khánh và Bệnh viện Cao su Đồng Nai. 

Tất cả đều ổn định không có dấu hiệu nặng. Riêng ca nặng ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) vẫn đang theo dõi chưa có chuyển biến. Các ca ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều ổn, 1 ca nặng đã có dấu hiệu tích cực

Sau khi nhận được thông tin, UBND TP Long Khánh đã chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ. Quá trình kiểm tra và làm việc, ghi nhận tiệm bán bánh mì thịt trên phục vụ khoảng 1.000 ổ/ngày không có giấy phép kinh doanh tại địa chỉ trên và không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tại đây, có 4 người làm việc trực tiếp không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, không có giấy khám sức khỏe.

Tuy nhiên, theo quy định cần chờ kết quả xét nghiệm của Viện Y tế công cộng TP HCM để chứng minh hành vi “bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm” của chủ cơ sở kinh doanh trên.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra- Ảnh 3.

Đại diện Công an TP Long Khánh thông tin về sự việc

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Long Khánh, trong 568 ca ngộ độc trên, có những ca rất nặng và đa số là trẻ em. Vụ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, do đó căn cứ quy định tại Bộ Luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, UBND TP Long Khánh đã chuyển các hồ sơ xác minh bước đầu về cơ sở kinh doanh nói trên cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Long Khánh để điều tra làm rõ theo quy định pháp luật.

Trong khi đó, thượng tá Lê Chí Hiếu, Phó trưởng Công an TP Long Khánh, cho biết vụ việc đang được Bộ Công an quan tâm. Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp Công an TP Long Khánh vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc.

Cơ quan công an đã tiến hành lấy mẫu bánh mì để giám định nhằm xác định nguyên nhân ngộ độc, đồng thời làm việc với một số bệnh nhân và người liên quan.

“Cơ quan điều tra đang xác minh, truy xuất nguồn gốc nguồn nguyên liệu thực phẩm mà tiệm bánh sử dụng, chế biến dẫn đến vụ việc. Với sự việc phức tạp diễn ra, nhiều người bị ảnh hưởng đến sức khỏe đã đủ xác định có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm” – thượng tá Hiếu nhìn nhận.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ hơn 500 người nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Tìm thấy khuẩn Salmonella ở một bé trai

Tối 6-5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết liên quan đến vụ hơn 500 người nghi ngộ độc tại Đồng Nai, tại bệnh viện có tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi P.H.M (14 tuổi, ngụ Long Khánh, Đồng Nai).

Theo đó, bé M. nhập viện trong tình trạng sốt, tiêu chảy sau ăn bánh mì, chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Bé đã được điều trị kháng sinh, truyền dịch. Hiện bé đã ổn định. Các bác sĩ cũng đã thực hiện lấy mẫu phân của bệnh nhi để xét nghiệm. Kết quả cho thấy có vi khuẩn Salomonella trong mẫu phân.

Như vậy, tính đến hiện tại, liên quan vụ nghi ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai, đã có 3 trẻ được chuyển đến TP HCM điều trị gồm 2 trẻ hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 1 trẻ điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Trước đó, ngày 4-5, Sở Y tế Đồng Nai cho biết kết quả xét nghiệm máu của 3 bệnh nhi chuyển nặng sau ăn bánh mì cho thấy bị nhiễm khuẩn E.coli. Hiện đang chờ xem kết quả xét nghiệm máu ghi nhận vi khuẩn E.coli có trùng hợp với mẫu thức ăn hay không.

Theo các bác sĩ, vi khuẩn Samonella thường có trong môi trường như nước, thức ăn bẩn và đa phần gây ra bệnh về đường tiêu hóa. Người ăn phải thức ăn có khuẩn này sẽ có các biểu hiện giống như tất cả các ngộ độc khác. Sau khi ăn từ 4-6 tiếng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, nôn ói, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tiêu phân có máu…

So với những khuẩn khác, Salmonella không phải là tác nhân quá nguy hiểm bởi cơ thể có khả năng chống được chúng. Tuy nhiên, những trường hợp nặng sẽ bị nhiễm trùng máu khiến sốc nhiễm khuẩn, trụy tim mạch… Khi xuất hiện những triệu chứng về đường tiêu hóa như trên cần quan sát theo dõi từng đối tượng để có hướng xử trí kịp thời. Đối với trẻ em cần quan sát thóp, mắt trũng xuống, li bì, tiểu ít. Đối với trẻ lớn hơn, người sẽ mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, tiểu ít…

Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, nên để phòng bệnh cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn. Khi trong nhà có người bệnh cũng cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, không sử dụng phân tươi để bón cây trồng. Không đặt thức ăn đã nấu chín lên đĩa đã đựng thức ăn sống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ hơn 500 người ngộ độc ở Đồng Nai: Một bệnh nhi phải chuyển lên tuyến trên

Chiều 4-5, PGS-TS-BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết chiều qua (3-5), đoàn bác sĩ của bệnh viện đã đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hỗ trợ điều trị bệnh nhi.

Vụ hơn 500 người ngộ độc ở Đồng Nai: Một bệnh nhi phải chuyển lên tuyến trên- Ảnh 1.

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đang tiếp nhận điều trị 2 bệnh nhi liên quan đến vụ hơn 500 người ngộ độc tại Đồng Nai

Theo đó, tại đây đang điều trị cho 13 bệnh nhi liên quan đến vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại TP Long Khánh. Trong đó, có 2 bệnh nhi tiên lượng rất nặng, phải thở máy, lọc máu, vận mạch… và 4 bệnh nhi khác tiên lượng nặng.

Về 2 trường hợp rất nặng, có một bé 5 tuổi rưỡi nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, sốc nhiễm trùng nặng. Một trẻ khác bị sốc nặng.

“Các bác sĩ đã hội chẩn, tiến hành lọc máu để cố gắng kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Mặc dù huyết động học của 2 bệnh nhi tạm ổn định nhưng bé 5 tuổi rưỡi tình trạng đang rất nguy kịch” – bác sĩ Quang thông tin.

Bác sĩ Quang cho biết sáng 4-5, sau khi tiếp tục hội chẩn trực tuyến, 2 bệnh viện thống nhất chuyển bệnh nhi 5 tuổi rưỡi trên đến Bệnh viện Nhi đồng 1 để tiếp tục điều trị.

Các bác sĩ tại đây đang nỗ lực kiểm tra, đánh giá lại tình trạng của bệnh nhi và hội chẩn các giải pháp cứu chữa.

Trước đó, cũng liên quan đến vụ ngộ độc trên, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận điều trị một bệnh nhi 13 tuổi. Sau quá trình điều trị, hiện bệnh nhi sinh hiệu ổn, tỉnh táo, hết sốt. Như vậy, hiện Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị cho 2 bệnh nhi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ hơn 500 người ngộ độc ở Đồng Nai: 3 bệnh nhi bị nhiễm trùng E.coli

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, ông Lê Quang Trung, hôm 4-5 cho biết liên quan vụ hơn 500 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại TP Long Khánh, kết quả xét nghiệm mẫu máu 3 bệnh nhi bị nặng cho thấy các em này bị nhiễm trùng E.coli.

Tại cuộc họp giao ban về kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, ông Trung cho biết thêm dự kiến ngày mai (5-5) sẽ có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm.

Ngày 6-5, Sở Y tế sẽ có báo cáo xem giữa kết quả nhiễm trùng E.coli khi xét nghiệm máu có phù hợp với kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn không.

Vụ hơn 500 người ngộ độc ở Đồng Nai: 3 bệnh nhi bị nhiễm trùng E.coli- Ảnh 1.

Một bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

Tính đến ngày 4-5, số ca bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại TP Long Khánh là 555 trường hợp. Hiện nay, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang điều trị 5 ca là bệnh nhi bị nặng, trong đó có 3 ca đã tương đối ổn định.

Có 2 ca bệnh nhi vẫn đang phải thở máy, tuy nhiên có 1 ca tiên lượng tốt và 1 ca tiên lượng không tốt do bệnh nhi đã có giai đoạn bị ngưng tim trong quá trình cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh.

Thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó giám đốc Công an tỉnh, cho biết Công an tỉnh đang tập trung chỉ đạo Công an TP Long Khánh, các phòng nghiệp vụ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành truy vết thực phẩm, làm việc với các tổ chức cá nhân cung cấp nguồn thực phẩm cho tiệm bánh mì Băng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hơn 90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã cho biết như vậy tại Lễ phát động cuộc thi y tế cơ sở giỏi năm 2024 với chủ đề “Y tế cơ sở: Gắn bó với dân – Tận tâm phụng sự” tố chức sáng 3-5, tại Hà Nội.

Hơn 90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định Việt Nam là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, rộng khắp

Bộ trưởng Đào Hồng Lan đánh giá y tế cơ sở không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầu tiên, mà còn là trụ cột của hệ thống y tế.

Đến nay, 100% quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trung tâm y tế; 99,6% xã, phường, thị trấn có trạm y tế; 97,3% trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.

Nhân lực y tế cơ sở từng bước được củng cố, 92,4% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc; 78,9% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc cơ hữu; số lượng nhân lực y tế có trình độ cao ngày càng tăng. Cơ sở vật chất, thiết bị được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tiến với gần 80% trạm y tế xã được đầu tư kiên cố.

Khả năng và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế tại y tế cơ sở ngày càng được nâng lên, cơ bản thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế được cải thiện.

“Trong bối cảnh hiện nay còn nhiều vấn đề ngành y tế cần ưu tiên giải quyết, đó là già hóa dân số, phòng chống bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi còn cao. Chính vì vậy, y tế cơ sở không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầu tiên, mà còn là trụ cột của hệ thống y tế, giúp duy trì sức khỏe cho cả cộng đồng”- Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá.

Hơn 90% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc- Ảnh 2.

Nhân viên y tế tại tuyến y tế cơ sở. Ảnh: Thùy Giang

“Cuộc thi này cũng là một trong những giải pháp duy trì thực hiện hiệu quả các chương trình y tế ở tuyến cơ sở, cũng như tôn vinh vẻ đẹp thầm lặng của cán bộ y tế tuyến cơ sở, nhân rộng gương người tốt việc tốt”- Bộ trưởng Lan nhấn mạnh.

Cuộc thi sẽ diễn ra diễn ra trong quý 3 và 4 năm nay tại 3 khu vực Bắc – Trung – Nam với 17 tỉnh tham gia.

Đối tượng dự thi là người có quốc tịch Việt Nam, là cán bộ, nhân viên y tế thuộc trạm y tế xã, phường, thị trấn; cộng tác viên y tế, cộng tác viên dân số tại các làng, xóm, ấp, buôn, phum, sóc. Mỗi đội dự thi có từ 6-10 thành viên, trong đó có ít nhất 1 trạm trưởng trạm y tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

CUỘC THI VIẾT “NGƯỜI THẦY THUỐC TRONG TÔI”: Người cứu chữa những “tâm hồn lạc lối”

Khi nhắc đến đại tá, PGS-TS Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y), đồng nghiệp và bệnh nhân đều có cùng nhận xét ông không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn rất tận tâm với bệnh nhân, luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, cứu chữa cho những “tâm hồn lạc lối”.

Thấu hiểu, đồng cảm

TS Bùi Quang Huy tâm sự ông đến với nghề như một cái duyên. “Tôi tốt nghiệp Học viện Quân y năm 1989, khi đó mỗi khóa chỉ có vài sinh viên ra trường được nhận vào Bệnh viện Quân y 103. Được phân công về nhận nhiệm vụ tại Khoa Tâm thần, ban đầu tôi hơi sốc vì không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng càng làm việc, tôi càng nhận ra chuyên ngành này là một thử thách đối với kỹ năng của bác sĩ” – ông kể. Từ đó, bác sĩ Huy không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn về những đặc thù của chuyên ngành tâm thần. Ông nhận ra mỗi bệnh nhân là một hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai nhưng tất cả đều cần sự thấu hiểu, đồng cảm.

PGS-TS Bùi Quang Huy hướng dẫn về thiết bị sốc điện trong điều trị bệnh liên quan đến tâm thần Ảnh: BẢO HÀ

PGS-TS Bùi Quang Huy hướng dẫn về thiết bị sốc điện trong điều trị bệnh liên quan đến tâm thần .Ảnh: BẢO HÀ

Năm 1994, được sự tín nhiệm của lãnh đạo Bệnh viện Quân y 103, bác sĩ Huy được cử đi du học và năm 1998 bảo vệ luận án tiến sĩ tại Romania về tâm thần học. “Những kiến thức về trầm cảm, hưng cảm, nghiện rượu, nghiện ma túy, động kinh hay tâm thần phân liệt… mà tôi học được trong thời gian du học vẫn có giá trị đối với tôi đến tận bây giờ” – bác sĩ Huy cho biết.

Năm 2002, bác sĩ Huy được đề bạt làm Phó Chủ nhiệm Khoa Tâm thần và được giao nhiệm vụ viết các phác đồ điều trị, quy trình kỹ thuật chẩn đoán các rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm, lo âu, nghiện rượu…

Trước đây, một bệnh nhân loạn thần do rượu (sảng rượu) nếu không điều trị thì tỉ lệ tử vong là 35%, nếu điều trị theo phác đồ cũ thì tỉ lệ chỉ còn vài phần trăm. Tuy nhiên, theo bác sĩ Bùi Quang Huy, đây vẫn là một tỉ lệ lớn, bởi một năm có mấy trăm ca sảng rượu điều trị thì con số vài phần trăm tử vong cũng rất đáng lưu tâm. Theo phác đồ điều trị mới, tỉ lệ tử vong do sảng rượu chỉ còn 0,5% và đang phấn đấu để giảm còn 0,1%.

Với sự nỗ lực của bác sĩ Bùi Quang Huy và tập thể Khoa Tâm thần, nhiều trường hợp bệnh nhân điều trị tại khoa đã giảm số ngày trị bệnh từ 2 – 3 tháng xuống chỉ còn 18 – 20 ngày. Có được kết quả này, một phần là do phác đồ điều trị hiệu quả kết hợp với những loại thuốc điều trị đặc hiệu. Không chỉ số ngày nằm viện của bệnh nhân giảm mà tỉ lệ tái phát, bỏ thuốc điều trị cũng giảm rõ rệt.

Trong những bệnh nhân của mình, bác sĩ Bùi Quang Huy rất nhớ một trường hợp mắc “cơn hoảng sợ kịch phát”, biểu hiện là những cơn sợ hãi cùng cực, trống ngực đánh dữ dội, cảm giác nghẹt thở như bị bóp cổ. Chứng bệnh này chỉ kịch phát trong 5 – 10 phút nhưng đối với người bệnh thì dài như một thế kỷ vì nỗi sợ hãi vô cùng lớn, có thể dẫn đến tử vong do tai biến ở tim và não.

Mỗi lần phát bệnh, bệnh nhân lại được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng được vài hôm thì xuất viện mà không tìm ra nguyên nhân của bệnh. Cứ như thế, bệnh nhân chịu đựng căn bệnh này suốt 5 năm, với biết bao nỗi thống khổ về thể xác, tinh thần. Sau đó, bệnh nhân được giới thiệu đến bác sĩ Huy. Lúc đến khám, bệnh nhân phải ngồi xe lăn nhưng chỉ sau một buổi điều trị, bệnh nhân đã tự đứng lên và đi lại được.

“Thật ra đây là một loại bệnh tâm thần nhưng do chẩn đoán sai nên chỉ điều trị tim mạch. Với một số bệnh về tâm thần, nếu chẩn đoán đúng bệnh thì điều trị cũng không quá phức tạp. Những loại thuốc do Việt Nam sản xuất rất tốt, hiệu quả cao mà lại không đắt tiền” – bác sĩ Huy nhấn mạnh.

Bệnh tâm thần không phải “điên”, nan y

Theo PGS-TS Bùi Quang Huy, mỗi ca bệnh tâm thần đều có triệu chứng khác nhau và việc điều trị có những khó khăn riêng. Do vậy, bác sĩ tâm thần phải biết lắng nghe, thấu hiểu tâm lý người bệnh và người nhà bệnh nhân; dành thời gian để khám chi tiết, kỹ lưỡng; đồng thời phải hiểu quy luật, diễn biến của bệnh mới có thể điều trị hiệu quả.

Hiện nay, tỉ lệ người mắc các rối loạn tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng rất cao (15% ở nam và 25% ở nữ). Điều bác sĩ Huy trăn trở là nhận thức về bệnh của người dân chưa cao. Ông phân tích: “Xã hội vẫn thường nhầm lẫn khi đồng nhất tâm thần là “điên” và không thể chữa được. Nhưng thực tế có hàng trăm loại bệnh tâm thần với rất nhiều triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Các loại bệnh thường gặp nhất là tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn lo âu và trầm cảm. Ngay trong rối loạn cảm xúc cũng có nhiều giai đoạn như trầm cảm, hưng cảm… Rối loạn lo âu cũng rất hay gặp và có liên quan các vấn đề xã hội như áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống”.

Bác sĩ Bùi Quang Huy khẳng định bệnh tâm thần không phải vô phương cứu chữa, kể cả tâm thần phân liệt – một loại bệnh tâm thần nặng gây suy giảm chức năng cho bệnh nhân. Quan trọng là người bệnh hay người nhà cần có sự hợp tác, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì vì đa số bệnh tâm thần cần điều trị lâu dài, thậm chí cần củng cố điều trị ngay cả khi đã chữa khỏi.

Tìm lại giấc ngủ nhờ sốc điện

Tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 103, kỹ thuật sốc điện tiền mê đang được áp dụng cho thấy rất hiệu quả với nhiều bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, mất ngủ tiên phát, nghiện game online (trò chơi điện tử), nghiện ma túy đá (nhóm amphetamin), nghiện cờ bạc, rối loạn phân ly… Kỹ thuật này đã được chuyển giao đến nhiều bệnh viện tâm thần trên cả nước. Dù vậy, kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng tốt, đủ nguồn nhân lực cho mỗi kíp gồm 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng. Hiện tại, trong hệ thống bệnh viện của quân đội chỉ có Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Quân y 175 thực hiện kỹ thuật này.

“Thực chất, sốc điện rất an toàn, tỉ lệ tử vong chỉ khoảng 0,01% số bệnh nhân, thấp hơn bất kỳ loại thuốc nào. Ở Khoa Tâm thần – Bệnh viện Quân y 103, mỗi năm chúng tôi làm vài ngàn lượt sốc điện, nhiều hơn tất cả cơ sở y tế khác trong nước cộng lại. Trong 40 năm qua, các bệnh nhân được điều trị sốc điện đều an toàn, ngày nằm điều trị giảm, tỉ lệ khỏi bệnh, ra viện tăng lên” – bác sĩ Huy nói.

Chúng tôi gặp bệnh nhân Nguyễn Thị Lợi, đang được điều trị bằng sốc điện tiền mê để chữa bệnh tâm thần. Theo người nhà bệnh nhân, chị Lợi mắc COVID-19, sau khi điều trị khỏi thì bị mất ngủ hoàn toàn. Dù đã sử dụng thuốc ngủ cũng như điều trị từ đông y sang tây y nhưng tình trạng bệnh nhân không khá hơn.

Khi đến khám ở Bệnh viện Quân y 103 và sau 11 lần sốc điện điều trị, chị Lợi gần như khỏi hoàn toàn và sắp được xuất viện. Chị của bệnh nhân vui mừng nói: “Chỉ sau 3 lần sốc điện, em gái tôi đã thèm ăn, ăn nhiều và ngủ được. Sau 13 tháng đi tìm giấc ngủ, giờ thì em tôi đã có thể ngủ trọn đêm, sức khỏe cải thiện rõ ràng”.

Bên cạnh việc xây dựng được phác đồ và phương pháp hiệu quả để điều trị cho bệnh nhân, PGS-TS Bùi Quang Huy còn có nhiều đóng góp trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho chuyên ngành tâm thần với việc hướng dẫn luận án cho khoảng 10 tiến sĩ và khoảng 30 thạc sĩ chuyên ngành này. 

Sốc điện tiền mê là gì?

Sốc điện là đưa một dòng điện ngoại lai dạng xung, đi qua não trong một thời gian ngắn (1 giây), xóa đi toàn bộ các hoạt động điện của não, kể cả hoạt động điện sinh lý và bệnh lý. Sau đó, các hoạt động điện sinh lý sẽ hồi phục, còn các hoạt động điện bệnh lý sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, sốc điện có một tác dụng phụ không tránh khỏi là gây ra cơn co giật kiểu động kinh. Chính các cơn co giật kiểu động kinh này gây ra các tác dụng phụ của sốc điện như đau cơ, đau đầu, lú lẫn…

Với giải pháp sốc điện tiền mê hoặc sốc điện gây mê, các cơn co giật do sốc điện được loại bỏ gần như hoàn toàn, do đó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

CUỘC THI VIẾT "NGƯỜI THẦY THUỐC TRONG TÔI": Người cứu chữa những "tâm hồn lạc lối"- Ảnh 2.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Liên thông hơn 2,5 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe

BHXH Việt Nam cho biết đơn vị này đã phối hợp với Bộ Công an kết nối chia sẻ, xác thực, đồng bộ thông tin liên quan đến BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Liên thông hơn 2,5 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe- Ảnh 1.

VNeID góp phần hỗ trợ tích hợp các thông tin của người dùng


Trong đó, kết quả nổi bật là việc hệ thống BHXH Việt Nam xác thực hơn 96 triệu thông tin nhân khẩu trong cơ sở dữ liệu do BHXH Việt Nam quản lý; tích hợp thông tin sổ BHXH trên ứng dụng VNeID.

Đến nay, đã có hơn 15,4 triệu lượt truy vấn thông tin sổ BHXH thành công để tích hợp lên ứng dụng VneID.

BHXH Việt Nam hoàn thành việc bóc tách, xử lý dữ liệu của các gói tin từ Tổng cục Thuế chuyển sang; thực hiện phân tích, đối chiếu với dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam để lên biểu mẫu gửi BHXH tỉnh, thành khai thác.

Với Bộ LĐ-TB-XH, BHXH Việt Nam cung cấp tiện ích tra cứu cho cán bộ thuộc các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước để tra cứu các thông tin của người lao động tham gia BHXH như: Trạng thái tại thời điểm tra cứu, trạng thái hưởng chế độ BHXH, tháng dừng đóng gần nhất, tổng thời gian tham gia BHTN chưa hưởng…

BHXH Việt Nam phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc phục vụ triển khai các Dịch vụ công trực tuyến “Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến” và hai nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng”.

Đến nay, toàn quốc có 1.240 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với 2.512.206 dữ liệu được gửi; có 1.647 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với 1.041.818 dữ liệu được gửi; 629 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy báo tử, với 11.087 dữ liệu được gửi.

Liên thông hơn 2,5 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe- Ảnh 2.

Người dân có thể làm thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến. Ảnh minh họa

“Việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe qua hạ tầng của BHXH Việt Nam giúp người dân có thể đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe hoàn toàn trực tuyến, thay vì phải đến nơi cấp giấy phép lái xe để nộp bản giấy của giấy khám sức khỏe lái xe như trước đây”- BHXH Việt Nam cho hay.

Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng đã chia sẻ dữ liệu thẻ BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh để phục vụ khám chữa bệnh BHYT, bàn giao toàn bộ cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT cho Bộ Y tế để xây dựng hồ sơ sức khỏe; tiếp nhận dữ liệu bảo lưu, dữ liệu thẻ BHYT từ BHXH Bộ Quốc phòng.

BHXH Việt Nam cũng cho biết hiện 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã triển khai khám bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip. Đến nay, đã có hơn 68,5 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chiếc kim băng dài hơn 3 cm trong thực quản bé trai

Ngày 2-4, BS-CK2 Quách Ngọc Minh, Phó trưởng Khoa Liên chuyên khoa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), cho biết các bác sĩ tại đây vừa nội soi thực quản gắp chiếc kim băng cho bé trai V.T.H (10 tháng tuổi, ngụ Phú Yên).

Chiếc kim băng dài hơn 3 cm trong thực quản bé trai- Ảnh 1.

Hình ảnh chiếc kim băng qua phim chụp X-quang

Người nhà cho biết trước khi nhập viện, bé bị ho và sốt nên được đưa đến cơ sở y tế địa phương khám. Tuy nhiên, tại đây, các bác sĩ không phát hiện bất thường nên cho bé về nhà. Sau đó, bé trở nặng nên đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.

Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bé trai có dị vật tại vị trí miệng thực quản.

Bác sĩ chỉ định chụp X-quang, kết quả cho thấy kim băng đã bung ra. Ngay sau đó, bé được nội soi thực quản gắp chiếc kim băng dài hơn 3cm.

Để phòng ngừa các tai nạn tương tự như trên, bác sĩ Minh nhấn mạnh phụ huynh cần sát sao trong quá trình chăm sóc trẻ bởi trẻ thường cho vật thể lạ vào miệng, đặc biệt là các đồ vật kích thước nhỏ.

Bên cạnh đó, bác sĩ Minh lưu ý người nhà không nên để trẻ đùa giỡn, quấy khóc trong lúc ăn để tránh trường hợp hóc dị vật, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu kịp ca bệnh khó, nhập viện đã hôn mê

Ông H. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tình trạng phổi rất xấu, nguy cơ tử vong cao.

Ông H. từng được điều trị bệnh lý này ở TP HCM, gần đây tình trạng lặp lại mắt bị đỏ, ù tai, động kinh, co giật toàn thân, lơ mơ. Tại Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, bệnh nhân được phát hiện bị rò động tĩnh mạch màng cứng vùng đỉnh chẩm, giãn to ngoằn ngoèo hệ động – tĩnh mạch.

Bệnh nhân được cứu qua nguy kịch

Bệnh nhân được cứu qua nguy kịch

Theo TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, đây là ca bệnh khó, phải ngăn chặn dòng máu từ động mạch qua tĩnh mạch, nếu không bệnh nhân xuất huyết não và tử vong. Bệnh nhân được can thiệp tắc rò động tĩnh mạch màng cứng bằng keo và qua được nguy kịch. Hiện sức khỏe ông H. chuyển biến tốt, ứ trệ trên não đã được cải thiện rõ rệt…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Khám phá bất ngờ: Người uống Viagra… sống lâu hơn

Theo Daily Mail, nhóm nghiên cứu bao gồm các tác giả từ Đại học Zurich, Đại học Laussane (Thụy Sĩ) và Bệnh viện Toulouse (Pháp) đã xem xét hồ sơ y tế của khoảng 500.000 người sử dụng hơn 400 loại thuốc khác nhau, bao gồm sildenafil – tên thương mại là Viagra.

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các kết quả sức khỏe tiềm ẩn từ các loại thuốc này, đặc biệt là tác động lên tuổi thọ.

Khám phá bất ngờ: Người uống Viagra... sống lâu hơn- Ảnh 1.

Viagra có tác động tiềm tàng lên tuổi thọ – Ảnh: MEDICAL XPRESS

Trong khi một số thuốc có tác động tiêu cực đến tuổi thọ, thì Viagra lại gây bất ngờ bởi xét ở mức trung bình thì những người uống loại thuốc này lại có nguy cơ tử vong thấp hơn 15% trong vòng 40 năm theo dõi.

Những người được hưởng lợi này là các nam giới đã được kê đơn Viagra vào một số thời điểm trong đời để điều trị chứng rối loạn cương dương.

Các nhà khoa học vẫn đang bối rối với kết quả trên và cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu vì sao Viagra dường như lại giúp kéo dài tuổi thọ.

Từ khi xuất hiện trên thị trường, đây không phải là lần đầu tiên viên thuốc màu xanh này gây bất ngờ.

Sildenafi/Viagra ban đầu được điều chế với mục tiêu chính là điều trị tăng huyết áp động mạch phổi.

Tuy nhiên sau đó các nhà khoa học nhận ra nó có một tác dụng phụ thú vị là trị rối loạn cương dương, cũng nhờ tác dụng làm mở rộng các mạch máu, giảm huyết áp và cũng là làm gia tăng lưu lượng máu đến các khu vực, bao gồm khu vực sinh dục.

Cách đây chỉ vài tháng, một tác dụng bất ngờ khác của Viagra được tiết lộ từ nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Feixiong Cheng, Giám đốc Phòng khám Cleverland (Mỹ).

Họ phát hiện tác dụng làm tăng lưu lượng máu của Viagra cũng tác động đến các mạch máu ở não, từ đó giúp ngăn ngừa Alzheimer và có thể là cả các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến sự suy yếu của não bộ.

Một nghiên cứu khác trước đó cũng chỉ ra Viagra làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Trở lại với nghiên cứu mới, ngoài Viagra, các tác giả cũng nhận thấy lợi ích kéo dài tuổi thọ ở một số thuốc quen thuộc khác như atorvastatin, naproxen và estradiol.

Trong khi đó một số thuốc nếu dùng quá thường xuyên, lạm dụng thì có thể có tác động tiêu cực với tuổi thọ, ví dụ như kháng sinh amoxcililin. Gây giật mình nhất là opioid morphine, có thể làm tăng nguy cơ tử vong hơn 4,5 lần nếu bị lạm dụng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hơn 10.000 người phải tiêm vắc-xin phòng dại chỉ trong 1 tháng

Thông tin trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trưa 21-3. Theo HCDC, 2 tháng đầu năm 2024, số người tiêm vắc-xin ngừa dại là 19.552. Trong đó, tháng 1 có 9.222 và tháng 2 có 10.330 trường hợp. 

Hơn 10.000 người phải tiêm vắc-xin phòng dại chỉ trong 1 tháng- Ảnh 1.

Người dân tiêm vắc-xin phòng dại tại Viện Pasteur TP HCM

HCDC cho biết loài vật gây thương tích cho người chủ yếu là chó chiếm 74,8%, tiếp đến là mèo 20,5%,dơi 0,2% và 4,6% là các loài vật khác. Đa số hơn 60% là vết thương ở mức độ III (vết cắn sâu xuyên qua da gây chảy máu hoặc bị súc vật liếm lên vết thương hở).

Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, trong 2 tháng đầu năm 2024, bệnh viện đã ghi nhận 7/7 trường hợp tử vong do bệnh dại, tất cả đều là bệnh nhân ở các tỉnh chuyển đến và 5.300 lượt tiêm ngừa (tăng hơn 1.000 so với 2 tháng cùng kỳ năm ngoái).

HCDC nhấn mạnh bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Để chủ động phòng chống bệnh dại người nuôi chó mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan thú y.  

Bên cạnh đó, thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư. Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người và gây tai nạn giao thông; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời. Lưu ý, không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các thuốc khác không theo quy định của ngành y tế.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh dại đã xuất hiện và có sự gia tăng đột biến ở những tỉnh, thành phố vốn trước đây không có ca bệnh hoặc đã lâu không ghi nhận ca bệnh.

Đáng chú ý, từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 22 người tử vong do bệnh dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Còn năm 2023 đã có 82 người chết do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022 (khoảng 17%). Trong đó, 81/82 các trường hợp tử vong đều không đi tiêm vắc-xin điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn.

Ngoài ra, nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo.

Bộ Y tế cho biết qua báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y, từ năm 2022 đến nay tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; cá biệt có một số tỉnh, thành phố chỉ đạt khoảng 10%.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Viện Paster Nha Trang thông tin vụ ăn cơm gà khiến hơn 360 người nhập viện

Theo đó, Viện Pasteur Nha Trang đã tiếp nhận 2 đợt mẫu có liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại quán cơm gà T.A, đường Bà Triệu, TP Nha Trang do Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang gửi. Ngày 13-3, Viện tiếp nhận 14 mẫu (gồm: 4 mẫu thực phẩm, 4 mẫu bàn tay, 6 mẫu nước); ngày 15-3, Viện tiếp nhận thêm 5 mẫu (gồm 1 thực phẩm và 4 mẫu bệnh phẩm).

Kết quả cho thấy đã phát hiện khuẩn Salmonella và Bacillus cereus trong cơm gà chan sốt trứng, gà xé. Với mẫu hành phi, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với khuẩn Salmonella.

Ngoài ra, vi khuẩn Staphylococcus aureus còn được phát hiện trong mẫu gà xé. Bên cạnh đó, mẫu dưa chua còn phát hiện có khuẩn Bacillus cereus và Escherichia coli.

Đối với mẫu nước máy tại vòi khu vực chế biến dương tính với vi khuẩn Escherichia coli và Coliform; trong mẫu nước giếng lấy tại thùng chứa nước giếng rửa dụng cụ dương tính vi khuẩn Escherichia coli, Coliform và Pseudomonas aeruginosa.

Viện Paster Nha Trang thông tin vụ ăn cơm gà khiến hơn 360 người nhập viện- Ảnh 1.

Một phần cơm gà khách ăn tại quán T.A vào trưa 13-3 và sau đó bị ngộ độc. Ảnh: Hoài An

Theo Sở Y tế Khánh Hòa, kết hợp thông tin điều tra dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, nhận định đây là vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus. 

Bữa ăn dẫn tới sự việc trên diễn ra các ngày 11-3 và 12-3, tại quán cơm gà T.A trên đường Bà Triệu, TP Nha Trang.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin vụ việc ngộ độc này khiến gần 360 người nhập viện liên tục từ ngày 13 đến 16-3. Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã xét nghiệm 2 trường hợp ngộ độc nghi do ăn cơm gà của quán T.A (đường Bà Triệu, TP Nha Trang) cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Sở Y tế Khánh Hòa yêu cầu điều trị theo hướng nhiễm trùng, nhiễm độc đường tiêu hóa do tác nhân Salmonella group với kết quả tham khảo kháng sinh đồ sớm nhất từ Bệnh viện Đa khoa Vinmec để cân nhắc việc lựa chọn kháng sinh cho phù hợp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM quản lý hơn 10.000 nhà thuốc bằng dữ liệu số thế nào?

Sáng 18-3, thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho hay vừa đưa vào sử dụng tiện ích tra cứu thông tin về cơ sở kinh doanh dược và chứng chỉ hành nghề dược.

TP HCM quản lý hơn 10.000 nhà thuốc bằng dữ liệu số thế nào?- Ảnh 1.

Ứng dụng tra cứu thông tin hành nghề dược, mỹ phẩm công bố đã được kết nối và liên thông với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP

Theo Sở Y tế, với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược, việc công khai, minh bạch thông tin về cơ sở kinh doanh dược và giấy phép hành nghề dược là một yêu cầu không thể thiếu. Do đó, ứng dụng tra cứu thông tin liên quan đến cơ sở kinh doanh dược và giấy phép hành nghề dược chính thức hoạt động sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin khi có nhu cầu.

Sở Y tế cho biết để hiện thực hóa yêu cầu này, sở đã tạo lập dữ liệu các cơ sở kinh doanh dược và chứng chỉ hành nghề dược trên địa bàn TP.

Đến thời điểm hiện tại, ngành y tế TP đã xây dựng dữ liệu số cho 10.437 cơ sở bán buôn, bán lẻ, dược cổ truyền, kệ thuốc và 21.235 chứng chỉ hành nghề dược. Nguồn dữ liệu này đã được được đưa vào phần mềm ứng dụng để vận hành và quản lý trong lĩnh vực hành nghề dược, mỹ phẩm, đồng thời đóng góp vào cơ sở dữ liệu lớn của ngành y tế.

Khi cần tra cứu thông tin, chỉ cần thực hiện các bước đơn giản truy cập cổng thông tin tại địa chỉ https://tracuuduoc.khambenh.gov.vn/giay-phep-kinh-doanh. Sau đó, chọn loại thông tin muốn tra cứu (Cơ sở kinh doanh dược hay chứng chỉ hành nghề dược), nhập đầy đủ các thông tin cần tra cứu (tên cơ sở, tên người hành nghề, số giấy phép…), ngay lập tức hệ thống sẽ hiển thị kết quả tra cứu một cách nhanh chóng và chính xác.

Ngoài ra, ứng dụng tra cứu quản lý hành nghề dược này còn được kết nối liên thông với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP, triển khai liên thông dữ liệu hành nghề dược vào kho dữ liệu dùng chung của TP. Điều này đã giúp rút ngắn rất nhiều công đoạn thủ công trước đây, giúp cho công chức sở thêm công cụ hỗ trợ trong quá trình thực hiện các quy trình của thủ tục hành chính công và quản lý nhà nước lĩnh vực chuyên ngành. 

Cụ thể như: Tiếp nhận hồ sơ điện tử trực tuyến từ hệ thống giải quyết thủ tục hành chính TP; có công cụ giải quyết hồ sơ trực tuyến trên môi trường mạng; quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu chuyên ngành; tiết kiệm thời gian trong việc quản lý, soạn thảo các mẫu biểu, báo cáo chuyên ngành; kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu mở chuyên ngành dược, mỹ phẩm; chủ động tiếp cận được các thông tin thông qua cổng tra cứu dữ liệu điện tử.

Sở Y tế nhận định chuyển đổi số trong lĩnh vực dược sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho các bên, tăng tính công khai minh bạch của thủ tục, tiết kiệm chi phí.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà

Ngày 15-3, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh sẵn sàng tiếp nhận, thu dung điều trị ca bệnh có liên quan đến vụ việc ngộ độc cơm gà nêu trên mới đến nếu có; đồng thời chủ động theo dõi sát các ca bệnh đang điều trị nội, ngoại trú tại đơn vị.

Khi có ca bệnh diễn biến bất thường, chuyển nặng Sở Y tế yêu cầu cần kịp thời hội chẩn chuyên môn với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân tránh chậm trễ để người bệnh chuyển biến nặng, vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

Trong việc điều trị, bước đầu Sở Y tế đề xuất định hướng điều trị theo hướng nhiễm trùng, nhiễm độc đường tiêu hóa do tác nhân Salmonella group với kết quả tham khảo kháng sinh đồ sớm nhất từ Bệnh viện Đa khoa Vinmec để cân nhắc việc lựa chọn kháng sinh cho phù hợp.

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà- Ảnh 1.

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa thăm hỏi các trường hợp bị ngộ độc nghi do vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột

Liên quan đến vụ ngộ độc này, Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã xét nghiệm 2 trường hợp ngộ độc nghi do ăn cơm gà của quán T.A (đường Bà Triệu, TP Nha Trang) cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà- Ảnh 2.

Một phần cơm gà khách ăn tại quán T.A vào trưa 13-3 và sau đó bị ngộ độc. Ảnh: Hoài An

Sở Y tế yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì phối hợp với các Trung tâm y tế và Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục điều tra dịch tễ, điều tra và truy xuất nguyên nhân ngộ độc, cắt nguồn lây nhiễm bệnh, tăng cường truyền thông giáo dục người dân ăn uống hợp vệ sinh trong mùa nắng nóng, rà soát kiểm tra các dạng thực phẩm nguội, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh trên địa bàn.

Đến 16 giờ chiều 15-3, tổng số ca tiếp nhận vụ ngộ độc cơm gà là 345 ca, trong đó 239 ca phải nhập viện. Các cơ sở y tế vẫn đang điều trị 201 ca.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hơn 1/3 dân số thế giới đối diện vấn đề thần kinh

Theo thông cáo báo chí toàn cầu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát đi hôm 15-3, hơn 1/3 dân số thế giới đang bị ảnh hưởng bởi các rối loạn thần kinh, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật trên toàn thế giới.

Con số này tương đương với hơn 3 tỉ người phải đối diện với vấn đề thời đại này.

Hơn 1/3 dân số thế giới đối diện vấn đề thần kinh- Ảnh 1.

Số người đối diện với rối loạn thần kinh tăng nhanh trong các thập kỷ qua – Ảnh minh họa từ Internet

Đó là kết quả từ một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học The Lancet Neurology, mà WHO đã đóng góp vào việc phân tích dữ liệu Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật, thương tích và yếu tố rủi ro toàn cầu (GBD) năm 2021.

Theo WHO, tổng số trường hợp khuyết tật, bệnh tật và tử vong sớm do các vấn đề thần kinh gây ra đã tăng 18% kể từ năm 1990.

Hơn 80% số ca tử vong và mất sức khỏe do rối loạn thần kinh xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi số lượng chuyên gia thần kinh trên 100.000 dân thấp hơn tới 70 lần so với các nước thu nhập cao

TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết: “Nghiên cứu này sẽ đóng vai trò như một lời kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm mở rộng các biện pháp can thiệp có mục tiêu nhằm cho phép ngày càng nhiều người mắc bệnh thần kinh được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng có chất lượng mà họ cần.

Mười dạng rối loạn thần kinh hàng đầu góp phần làm suy giảm sức khỏe là đột quỵ, bệnh não sơ sinh (chấn thương não), đau nửa đầu, mất trí nhớ, bệnh thần kinh do tiểu đường (tổn thương dây thần kinh), viêm màng não, động kinh, biến chứng thần kinh do sinh non, rối loạn phổ tự kỷ và vấn đề thần kinh trong bệnh ung thư.

Nhìn chung, các tình trạng thần kinh gây ra nhiều khuyết tật và suy giảm sức khỏe ở nam giới hơn so với phụ nữ. Dù vậy, một số tình trạng như chứng đau nửa đầu hoặc chứng mất trí nhớ thì phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Kể từ năm 1990, số lượng những người sống chung hoặc chết vì các bệnh lý thần kinh đã tăng lên, chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay đổi về nhân khẩu học và việc con người sống lâu hơn.

Bệnh thần kinh tiểu đường là tình trạng thần kinh gia tăng nhanh nhất, tăng hơn gấp 3 lần trên toàn cầu kể từ năm 1990, lên tới 206 triệu trường hợp vào năm 2021.

Các tình trạng khác như biến chứng thần kinh do COVID-19 (ví dụ suy giảm nhận thức và hội chứng Guillain-Barré) trước đây không tồn tại và hiện chiếm hơn 23 triệu trường hợp.

Gánh nặng thần kinh và tổn thất sức khỏe do các tình trạng khác đã giảm trên 25% kể từ năm 1990 nhờ công tác phòng ngừa – bao gồm vắc-xin – chăm sóc và nghiên cứu được cải thiện.

Đó là các vấn đề thần kinh liên quan đến uốn ván, bệnh dại, viêm màng não, khuyết tật ống thần kinh, đột quỵ, bệnh u nang thần kinh (nhiễm ký sinh trùng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương), viêm não và bệnh não ở trẻ sơ sinh.

Nhiều rủi ro có thể tránh được

Nghiên cứu cũng xem xét 20 yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với các tình trạng thần kinh có khả năng phòng ngừa được như đột quỵ, mất trí nhớ và thiểu năng trí tuệ vô căn.

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ chính – trong đó hàng đầu là tình trạng cao huyết áp và ô nhiễm không khí – có thể ngăn ngừa tới 84% tổng số năm mà các bệnh nhân đột quỵ trên thế giới phải sống chung với di chứng.

Tương tự, việc ngăn ngừa tiếp xúc với chì có thể giảm gánh nặng khuyết tật trí tuệ vô căn tới 63,1% và giảm mức đường huyết lúc đói cao có thể giảm gánh nặng của chứng mất trí nhớ tới 14,6%.

Hút thuốc cũng góp phần đáng kể vào nguy cơ đột quỵ, mất trí nhớ và bệnh đa xơ cứng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một doanh nghiệp bị phạt hơn 11 tỉ đồng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH sản xuất – Y dược phẩm Vĩnh Điển (có địa chỉ trụ sở chính trên Giấy đăng ký doanh nghiệp ở huyện Đan Phượng, TP Hà Nội), do sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm chức tăng cường sinh lý, giảm béo.

Một doanh nghiệp bị phạt hơn 11 tỉ đồng- Ảnh 1.

Lô sản phẩm phát hiện chứa chất cấm. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm

Công ty này vi phạm tổng cộng 6 hành vi, bị xử phạt hơn 11 tỉ đồng. Trong đó có hành vi vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus (số lô: 02.2022, NSX: 11-5-2022, HSD: 10-5-2025). Tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 307 triệu đồng.

Đặc biệt, công ty này sử dụng chất cấm Sildenafil, Sibutramine trong sản xuất, chế biến 3 thực phẩm chức năng gồm: thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus (số lô: 02.2022, NSX: 11-5-2022, HSD: 10-5-2025); sản phẩm Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý (số lô: 03.2022, NSX: 12-5-2022, HSD: 11-5-2025); thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giấm táo Slim hỗ trợ giảm béo (số lô: 01.2022, NSX: 26-2-2022, HSD: 25-2-2025).

Một doanh nghiệp bị phạt hơn 11 tỉ đồng- Ảnh 2.

Sản phẩm được phát hiện chứa chất cấm bị yêu cầu thu hồi

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu công ty thu hồi và tiêu hủy thực phẩm vi phạm nói trên. Cùng đó, công ty phải thay đổi mục đích sử dụng/tái chế hoặc tiêu hủy thực phẩm vi phạm đối với sản phẩm thực phẩm Kumiko slim hỗ trợ giảm béo với lý do sản phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe 11 tháng kể từ ngày 1-3-2024 đối với Công ty TNHH sản xuất – y dược phẩm Vĩnh Điển; tước quyền sử dụng giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ hoàn dương plus 22 tháng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lần đầu tiên, Khoa Y tổ chức lễ khoác áo blouse cho hơn 550 sinh viên năm nhất

GS-TS Đặng Vạn Phước, Trưởng Khoa Y, ĐHQG TP HCM đã chia sẻ như trên tại buổi lễ kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và lễ “Khoác áo blouse trắng” ngày 27-2.

Đây là lần đầu tiên, Khoa Y tổ chức lễ khoác áo blouse trắng cho hơn 550 sinh viên năm nhất.

Phát biểu tại buổi lễ, GS Đặng Vạn Phước cho biết chiếc áo blouse từ lâu đã gắn liền với hình ảnh người thầy thuốc. Trang phục này được chính thức đưa vào sử dụng từ khoảng đầu thế kỷ XX, lấy cảm hứng từ trang phục của các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm. 

Chiếc áo blouse trắng thể hiện sự chuyên nghiệp, đạo đức của những người hành nghề y. Màu trắng còn có ý nghĩa đối với bệnh nhân, giúp họ cảm thấy yên tâm về một môi trường sạch sẽ và tin tưởng vào sự chăm sóc của những người hành nghề y.

GS Phước cũng nhắn nhủ đến sinh viên con đường học tập lĩnh vực khoa học sức khỏe là vô cùng chông gai nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Lần đầu tiên, Khoa Y tổ chức lễ khoác áo blouse cho hơn 550 sinh viên năm nhất- Ảnh 2.

GS-TS Đặng Vạn Phước – Trưởng Khoa Y, ĐHQG TP HCM – nhắn nhủ sinh viên năm nhất tại buổi lễ

“Ngay từ bây giờ, thầy mong rằng các em sẽ kiên định với lựa chọn của mình, nâng cao kiến thức chuyên môn, say mê nghiên cứu khoa học và trao dồi đạo đức nghề nghiệp, phấn đấu trở thành người thầy thuốc sâu về y lý, giỏi về y thuật và giàu y đức trong tương lai. Thời khắc nhận chiếc áo blouse trắng cũng là lúc các em nhận về mình niềm tin, trách nhiệm của thầy cô – thế hệ đi trước trao gửi những kỳ vọng lại cho các em – thế hệ bác sĩ tài giỏi trong tương lai. Khoảnh khắc xúc động này sẽ là kỷ niệm khó quên suốt quãng đời sinh viên của các em” – GS Phước mong mỏi.

Lần đầu tiên, Khoa Y tổ chức lễ khoác áo blouse cho hơn 550 sinh viên năm nhất- Ảnh 3.

Đây là lần đầu tiên Khoa Y, ĐHQG TP HCM tổ chức lễ khoác áo blouse cho sinh viên y khoa

GS Phước cho rằng nghề y là nghề phải học tập suốt đời, học về y thuật để vững vàng về chuyên môn, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để xứng danh với tên gọi thầy thuốc như mẹ hiền. “Tôi tin rằng, các em sẽ cảm nhận được tinh thần và trách nhiệm của nghề y nhân sự kiện trọng đại này. Sự kiện này cũng sẽ là nguồn cảm hứng bồi đắp tình yêu với y học của các em đã chọn” – GS Phước mong mỏi.

Là một trong hơn 550 sinh viên được khoác áo blsouse, em Quách Thị Kim Ngân, lớp Y2023, cho biết cách đây 6 tháng, em trở thành tân sinh viên y khoa. 

“Hôm nay, được khoác lên mình chiếc áo blouse trong ngày lễ của kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, em thấy tự hào và cảm nhận rõ hơn trọng trách của người làm nghề y. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành trên con đường y nghiệp. Đồng thời, chúng em xin tiếp nhận ngọn lửa nhiệt huyết từ các bậc tiền bối và nguyện giữ mãi ngọn lửa ấy để luôn xứng đáng với tấm áo blouse cao quý” – Ngân bày tỏ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sau Tết, hơn 6.000 người khám bệnh về da, bệnh lây qua đường tình dục

Tại khu vực tiếp nhận khám bệnh, các ghế ngồi chờ đông kín người. Chị N.T.K.T (ngụ Bình Dương) cho biết mùng 4 Tết, con trai chị bị viêm da, loét vùng mặt, tay chân nhưng do vẫn còn trong Tết nên chờ đến ngày bệnh viện làm việc, chị đưa con đến kiểm tra.

Sau Tết, hơn 6.000 người khám bệnh về da, bệnh lây qua đường tình dục- Ảnh 1.

Tại khu vực tiếp nhận khám bệnh, các ghế ngồi chờ đông kín người.

Chị Nguyễn Thị Mỹ Ng. (ngụ quận 1, TP HCM) tranh thủ đưa bà ngoại đi khám. Chị Ng. cho biết trong Tết, đột nhiên bà ngứa khắp người khiến ăn uống, ngủ nghỉ khó khăn. “Bà bị ngứa, phải gãi suốt. Vì vậy, tranh thủ ngay ngày đầu làm việc, tôi đưa bà đến khám” – chị Ng. nói.

Sau Tết, hơn 6.000 người khám bệnh về da, bệnh lây qua đường tình dục- Ảnh 2.

Bác sĩ thăm khám bé trai con chị N.T.K.T (ngụ Bình Dương) bị viêm da gây loét vùng mặt và tay chân

BS chuyên khoa 2 Bùi Mạnh Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết người đến khám bệnh trong những ngày đầu năm tại bệnh viện tăng cao. Đáng chú ý, trước Tết, số bệnh nhân khám hằng ngày thấp hơn so với sau Tết. Các nhóm bệnh thường gặp là da dị ứng, vảy nến, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, không ít người đến thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ nội khoa, làm đẹp…

Lý giải nguyên nhân, theo bác sĩ Hà, do kỳ nghỉ Tết dài ngày, nhiều người di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều không gian, môi trường khác nhau và chế độ ăn nhiều đồ ngọt, béo… là nguyên nhân chính khiến các nhóm bệnh viêm da dị ứng bùng phát.

Đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục là do dịp Tết khả năng giao tiếp nhiều hơn, có những trường hợp mắc bệnh cũng không thể khám ngay. Dự báo trong những ngày tới, bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ cao hơn.

Bác sĩ Hà khuyến cáo nếu thấy có dấu hiệu bất thường hoặc đã có sẵn các bệnh về da và tình trạng nặng hơn, cần sớm đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý kịp thời, tránh bệnh nặng hơn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

1 tuần nghỉ Tết, hơn 300 người đột quỵ cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115

Thông tin trên được PGS-TS-BS Nguyễn Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) chia sẻ khi quay lại công việc sau 1 tuần nghỉ Tết Nguyên đán 2024.

1 tuần nghỉ Tết, hơn 300 người đột quỵ cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115- Ảnh 1.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Theo PGS Thắng, trong 7 ngày, các e-kíp trực tại bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân đột quỵ cấp nhập viện. Trong đó, 47 trường hợp điều trị can thiệp và tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.

Đáng chú ý, trong số hơn 300 bệnh nhân có 162 bệnh nhân may mắn phục hồi tốt và xuất viện ngay trong Tết. Tuy vậy, vẫn còn những bệnh nhân nặng từ trước Tết. Hiện khoa đang điều trị cho 195 bệnh nhân.

PGS Nguyễn Huy Thắng nhấn mạnh đột quỵ rất nguy hiểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể điều trị được, và quan trọng hơn là có thể phòng tránh được. Theo y văn, có đến 70% trường hợp đột quỵ có thể đã không xảy ra, nếu như được điều trị phòng ngừa trước đó.

PGS Thắng cho biết tăng huyết áp là “thủ phạm” gây ra hơn 90% trường hợp xuất huyết não. Việc kiểm soát chặt huyết áp, chính là chiếc chìa khóa vàng trong điều trị phòng ngừa. Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ, huyết áp nên được duy trì <130/80 mmHg đối với các bệnh nhân có tiền căn xuất huyết não. Ngoài ra, khuyến cáo cũng nhấn mạnh, việc đạt được mức huyết áp mục tiêu quan trọng hơn việc chọn lựa bất kỳ nhóm thuốc hạ áp nào.

Theo y văn, 70% trường hợp đột quỵ đã có thể tránh được nếu được dự phòng sớm. Lợi ích này có thể còn lớn hơn với dự phòng xuất huyết não. Mức huyết áp tâm thu ổn định trong khoảng 90-120 mmHg được xem là mục tiêu vàng để giúp bệnh nhân tránh “thảm hoạ” này.

Tuy nhiên, đáng lưu ý, thực tế tại Việt Nam, việc tuân thủ điều trị, đặc biệt trên bệnh nhân trẻ, là trở ngại rất lớn. Hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không có triệu chứng trước khi gây ra hậu quả. Thậm chí có bệnh nhân đến khám với huyết áp 240 mmHg vẫn quả quyết “em hoàn toàn bình thường”. Chính điều này, vô tình đã làm cho việc thuyết phục bệnh nhân đi khám đúng định kỳ là rất khó khăn.

Như vậy, khám tầm soát đột quỵ não đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ. Từ đó, có kế hoạch điều trị và phòng ngừa đột quỵ, đem đến sự yên tâm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nếu nằm trong danh sách những trường hợp sau bạn nên tầm soát đột quỵ: Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ não, dị dạng mạch máu não; người có tiền sử tim mạch, tăng huyết áp; người có tiền sử bệnh đái tháo đường; người béo phì, rối loạn mỡ máu (tăng LDL cholesterol, triglycerides…); người bệnh trên 55 tuổi; người hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều, ít vận động, sử dụng ma tuý, thói quen ăn không lành mạnh (ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhiều chất béo và đường, ăn quá mặn, ít ăn rau..); người có các triệu chứng chưa rõ nguyên nhân như đau đầu nhiều, chóng mặt, giảm trí nhớ, hoặc ngất ; tiền căn bệnh rối loạn đông máu

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa tăng hơn 50%

Bộ Y tế vừa có báo cáo về tình hình công tác y tế trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Theo số liệu tổng hợp từ các cơ sở y tế trên toàn quốc từ ngày 8-2 (29 Tết) ngày 14-2 (mùng 5 Tết), tổng số bệnh nhân đang điều trị, cấp cứu là hơn 133.000, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa tăng hơn 50%- Ảnh 1.

Cấp cứu người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức

Tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu là gần 417.000, tăng 33%. Có hơn 151.000 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú, tăng hơn 4%.

Cấp cứu tai nạn giao thông giảm 12%

Trong 7 ngày Tết, các cơ sở y tế khám, cấp cứu cho hơn 23.000 trường hợp nghi liên quan tai nạn giao thông, giảm 12% so với cùng kỳ Tết năm ngoái. Trong đó, gần 9.000 người phải nhập viện điều trị nội trú, giảm hơn 8%. Gần 3.000 trường hợp phải chuyển tuyến điều trị, tăng 6,5%.

Số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông là 118 (trong đó tử vong tại viện là 37, tử vong trước khi đến bệnh viện là 81), giảm hơn 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài ra, có 604 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa, tăng hơn 51% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023, 315 người phải nhập viện điều trị, tăng 15%.

Tổng số khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế khác là 87 trường hợp, tăng 56 ca so với cùng kỳ Tết năm ngoái. Trong đó, có 4 ca tử vong, tăng 2 ca so với Tết năm ngoái.

Ngộ độc rượu khiến 2 người tử vong

Theo Bộ Y tế, số trường hợp khám, cấp cứu ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa giảm gần 10%. Tuy nhiên, theo báo cáo ban đầu của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bạc Liêu, tại địa phương ghi nhận 1 vụ nghi ngờ ngộ độc rượu (tại bữa tiệc gia đình) xảy ra ngày 11-2 làm 4 người nhập viện điều trị, trong đó 2 người tử vong.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng tại địa phương tập trung cấp cứu và điều trị bệnh nhân; tiến hành điều tra, xác định rõ nguyên nhân gây ngộ độc.

Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng ngành công thương truy xuất nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc, kịp thời ngăn chặn việc đưa ra lưu thông trên thị trường và tiêu thụ các loại rượu có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Về tình hình dịch bệnh, Bộ Y tế cho biết nước ta ghi nhận 357 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 225 trẻ bị tay chân miệng. Những ngày qua nước ta không ghi nhận ca mắc COVID-19, sởi, đậu mùa khỉ, cúm A/H5N1, cúm A/H5N6, MERS-CoV.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Số người khám, cấp cứu dịp Tết tăng hơn 30%

Bộ Y tế cho biết theo báo cáo tổng hợp của 63 sở y tế các tỉnh, TP và y tế ngành trên toàn quốc từ ngày 8-2 đến ngày 13-2 (mùng 4 Tết), các cơ sở tiếp nhận 321.219 lượt người bệnh đến khám, cấp cứu, tăng 30,2% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.

Số người khám, cấp cứu dịp Tết tăng hơn 30%- Ảnh 1.

Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức

Cấp cứu do tai nạn giao thông giảm

Có 117.062 người phải nhập viện nội trú (tăng 2,1%); các cơ sở y tế thực hiện 13.095 ca phẫu thuật, trong đó có 2.878 ca phẫu thuật cấp cứu (giảm 7,6%).

Các cơ sở y tế trong cả nước tiếp nhận khám, cấp cứu cho 19.673 trường hợp nghi liên quan đến giao thông, giảm 12,1% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023, trong đó có 8.032 trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi (giảm 2%); chuyển tuyến trên điều trị là 2.284 trường hợp (giảm 1,8%)…

Số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông là 105 trường hợp (32 trường hợp tử vong tại viện và 73 trường hợp tử vong tử vong trước viện), giảm 21,1% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.

Đến mùng 4 Tết có 82 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế khác, tăng 60 ca so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023, trong đó có 5 trường hợp tử vong, tăng 3 trường hợp so với Tết năm ngoái.

Số người khám, cấp cứu dịp Tết tăng hơn 30%- Ảnh 2.

Số ca cấp cứu do tai nạn giao thông giảm mạnh

Theo Bộ Y tế, trong 6 ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình hình dịch bệnh trên cả nước không có diễn biến bất thường. Không ghi nhận các ca mắc COVID-19, sởi, đậu mùa khỉ; ghi nhận mới hai ổ dịch sốt xuất huyết tại Tiền Giang.

Hiện có 6 địa phương đang có ổ dịch sốt xuất huyết phải theo dõi gồm: An Giang (9 ổ dịch), TP HCM (2 ổ dịch), Bến Tre (6 ổ dịch), Tiền Giang (10 ổ dịch), Tây Ninh (45 ổ dịch), Cà Mau (5 ổ dịch).

Trong 6 ngày qua không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm đông người mắc, không có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, vẫn còn ghi nhận một số ca ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ được ghi nhận tại một số cơ sở điều trị trên toàn quốc.

Các cơ sở y tế đã chuẩn bị đầy đủ thuốc phục vụ khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh, đến ngày 13.2, cả nước chưa ghi nhận về việc thiếu thuốc, có biến động về giá và chất lượng thuốc phục vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)