May 20, 2024

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc hàng trăm công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14-5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm- Ảnh 1.

Đại diện Sở Y tế thăm hỏi bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Trong văn bản gửi Sở Y tế Vĩnh Phúc về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại khu công nghiệp Khai Quang, TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc triển khai gấp việc chỉ đạo các cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân.

“Không để các bệnh nhân có diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với tuyến trên”- văn bản nêu.

Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến; báo cáo kết quả triển khai về Cục An toàn thực phẩm theo quy định.

Trước đó, liên quan đến vụ việc này, trong vòng 4 giờ, từ hơn 15 đến 18 giờ ngày 14-5, tại 3 cơ sở y tế trên địa bàn TP Vĩnh Yên là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt và Trung tâm Y tế TP Vĩnh Yên đã tiếp nhận theo dõi, cấp cứu hơn 350 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm.

Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt cho biết bệnh viện đã tiếp nhận hơn 220 công nhân nhập viện với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm và vẫn tiếp tục cấp cứu cho bệnh nhân.

Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau bụng, nôn… Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu… và được công ty đưa đi cấp cứu.

Ngay sau khi ghi nhận tình hình, lãnh đạo Sở Y tế Vĩnh Phúc đã đến chỉ đạo công tác cấp cứu bệnh nhân, đồng thời yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiến hành điều tra nguyên nhân.

Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam có địa chỉ tại Khu công nghiệp Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhiều người trẻ phải nhập viện do nhiễm giun đũa từ thú cưng

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, bệnh giun đũa chó mèo gây ra các tổn thương ở gan, ở não, ở lách, thận và gây ra hiện tượng miễn dịch dị ứng, ngứa, nổi mẩn kéo dài.

Mỗi năm có khoảng 20.000 người nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo được phát hiện và điều trị ở tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.

Nhiều người trẻ phải nhập viện do nhiễm giun đũa từ thú cưng- Ảnh 1.

Ấu trùng giun đũa chó, mèo gây tổn thương trên da người

Thống kê tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho thấy riêng trong năm 2023, bệnh viện đã tiếp nhận thăm khám, điều trị cho hơn 15.500 người nhiễm giun đũa chó mèo.

“Trong người, trứng giun đũa chó mèo không thể phát triển thành giun mà ở dạng ấu trùng. Các ấu trùng này đi đến phổi, não, gan…, đặc biệt gây ngứa ở da. Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun sán”- ông Cảnh nói.

Tiến sĩ-bác sĩ Trần Huy Thọ, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), cho biết giun đũa chó, mèo (toxocara canis) khi trên vật chủ (sống trong ruột chó, mèo) sẽ đẻ trứng. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh.

Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường, hiện nay nhiều người nuôi thú cưng, nhất là giới trẻ thường có thói quen ôm ấp thú cưng, chơi cùng, ngủ cùng chó mèo và coi vật nuôi trong nhà là những người bạn thân thiết. Đây là nguy cơ tiềm ẩn nhiễm giun đũa chó, mèo và nhiều căn bệnh khác.

Nhiều người trẻ phải nhập viện do nhiễm giun đũa từ thú cưng- Ảnh 2.

Tổn thương do lây bệnh từ chó mèo

Người bị nhiễm giun đũa, giun móc từ chó, mèo thường tới viện trong tình trạng bị ngứa dữ dội, tổn thương, nhiễm trùng trên da đã nhiều năm.

“Đáng nói là khi bị ngứa trong tiềm thức người bệnh thường nghĩ ngay tới các bệnh về da liễu và đi khám chuyên khoa da liễu, chuyên khoa dị ứng, miễn dịch nhưng điều trị bệnh không thuyên giảm. Nhiều bệnh nhân điều trị da liễu tới 5 năm, 10 năm nhưng không khỏi. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để khám thì phát hiện nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo”- bác sĩ Thọ nói.

Để không bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó mèo, bác sĩ Thọ khuyến cáo không nên ăn ngủ chung, ôm hôn chó mèo. Nên vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo, bát đựng thức ăn, chất thải của chó, mèo nên xử lý và vệ sinh sạch sẽ.

Nên tẩy giun định kỳ cho chó, mèo định kỳ 3-6 tháng/lần để giảm nguy cơ truyền bệnh từ chó mèo lây sang cho người.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin bất ngờ vụ 1 người chết, nhiều người nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Ngày 10-5, đại diện UBND TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cho biết liên quan đến vụ việc 1 người tử vong, 18 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu, Trung tâm Y tế TP Thái Bình đã chủ trì, phối hợp với UBND phường Hoàng Diệu, Công an phường, Trạm Y tế phường tổ chức đoàn kiểm tra tiến hành điều tra, xác minh làm rõ.

Thông tin bất ngờ vụ 1 người chết, nhiều người nhập viện sau khi ăn tiết canh dê- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế TP Thái Bình về kết quả xác minh cho thấy ngày 1-5 và ngày 2-5, gia đình ông P.V.H. (trú tổ dân phố số 5, phường Hoàng Diệu) tổ chức đãi cỗ nhân dịp gia đình chuẩn bị làm đám cưới cho con gái.

Bữa ăn trưa 1-5 có khoảng 20 mâm cỗ với 120 người ăn, thực đơn gồm các món: Thịt gà rang, tôm kho, canh dưa cà, tiết canh dê (dê giết mổ tại Ninh Bình và vận chuyển tiết, thịt về Thái Bình; nhân để làm tiết canh là tai, gan, cuống họng lợn đã luộc chín), mỗi mâm có 1 bát to tiết canh để người ăn tự lấy ăn theo nhu cầu.

Buổi chiều 1-5 và sáng 2-5, gia đình ông H. tiếp tục tổ chức đãi với thực đơn gồm: Gà luộc, tôm chao, chân giò hầm, dê tái, mèo xào, mực xào, ba ba nấu chuối, giò bò, xôi ruốc và cơm tám.

Đến 16 giờ ngày 4-5, ông P.T.T. (SN 1957) là người tham gia ăn các bữa cỗ nói trên có triệu chứng sốt nhẹ, ho, khó thở, đau tức hai bên sườn phải nên đã đến thăm khám và nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình điều trị. Khoảng 20 giờ cùng ngày, ông T. có diễn biến nặng nên đã được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội.

Đến khoảng 4 giờ 8 phút ngày 5-5, bệnh nhân đã tử vong và được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn/gout.

Cũng theo báo cáo của Trung tâm Y tế TP Thái Bình, khoảng 22 giờ ngày 5-5, khi biết tin ông P.T.T. tử vong, một số người tham gia ăn cỗ cùng ông T. ngày 1-5 và 2-5 đã thông tin cho nhau, rồi lần lượt đến Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình để thăm khám, điều trị.

Trong đó, có 9 người khai triệu chứng nặng và được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình chuyển tuyến lên Bệnh viện Bạch Mai để khám và điều trị. Số người ở lại khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là 9 người.

Đoàn kiểm tra, xác minh đã tiến hành làm việc với các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình thăm khám, điều trị cho những người nói trên; đồng thời làm việc với những người khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh viện Bạch Mai (đã xuất viện về nhà).

Kết quả làm việc cho thấy, tối 5-5, Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tiếp nhận 8 bệnh nhân, sáng hôm sau tiếp nhận thêm 1 bệnh nhân nhập viện với lý do ngày 1-5 có ăn tiết canh dê với bệnh nhân P.T.T..

Từ khi tiếp nhận 9 bệnh nhân, quá trình xét nghiệm, khám và điều trị, Khoa Truyền nhiễm chưa phát hiện triệu chứng gì liên quan đến bệnh liên cầu lợn, ngộ độc thực phẩm, sức khỏe của 9 bệnh nhân nói trên hoàn toàn bình thường.

Các bác sĩ đã tiến hành làm xét nghiệm và điều trị kháng sinh dự phòng, điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân nói trên. Đến sáng ngày 7-5, các bệnh nhân đã viết đơn cam kết, đề nghị được xuất viện về đi làm.

Quá trình làm việc, tất cả các bệnh nhân (cả ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Bạch Mai) đều khai do thấy ông P.T.T. tử vong, vì ngày 1-5, họ có ăn tiết canh dê cùng ông T. và cùng ông T. ăn 2 bữa cỗ ngày 2-5 nên lo sợ ông T. tử vong do liên cầu lợn.

Đồng thời, những người này còn thấy anh N.V.T. và anh P.V.Q. bị dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người (sau này mới biết là dị ứng do ăn sứa và ăn gỏi cá) nên đã cùng nhau vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình khai với bác sĩ bị các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng… để được khám và điều trị tại bệnh viện, thậm chí tự khai báo triệu chứng nặng để được chuyển tuyến.

“Trên thực tế tất cả xác nhận sức khỏe đều bình thường, không bị bất kì ảnh hưởng gì. Do đều là họ hàng với nhau nên đã gọi điện cho nhau để trao đổi thông tin. Tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Bạch Mai chưa có kết quả xét nghiệm cấy máu, còn các xét nghiệm khác đều bình thường”- Trung tâm Y tế TP Thái Bình thông tin.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức

Ngày 9-5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết đơn vị này vừa có công văn thu hồi lô thuốc điều trị một số bệnh ung thư não nhập khẩu từ Đức.

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức- Ảnh 1.

Lô thuốc bị thu hồi do vi phạm mức độ 3

Theo đó, Đoàn thanh tra của Bộ Y tế đã thanh tra xác suất tại Công ty TNHH Dược phẩm và hóa chất Nam Linh (Công ty Nam Linh), có địa chỉ tại 915/27/12 đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM.

Trong quá trình thanh tra, đoàn phát hiện 1 lô thuốc Temozolomid Ribosepharm 100 mg (số GĐKLH VN2-626-17, số lô: 2J6001, ngày sản xuất: 17-8-2022, hạn dùng: 31-8-2025. Thuốc do Công ty Haupt Pharma Amareg GmbH (Đức) sản xuất; chủ sở hữu sản phẩm là Công ty Hikma Pharma GmbH (Đức). Công ty Nam Linh là đơn vị đăng ký và nhập khẩu thuốc.

Tuy nhiên, lô sản phẩm trên không có tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt theo quy định.

Trước vi phạm trên, Cục Quản lý dược đã ra quyết định thu hồi toàn quốc thuốc Temozolomid Ribosepharm 100mg vì vi phạm mức độ 3.

Cục Quản lý dược yêu cầu Công ty Nam Linh phối hợp với nhà cung cấp và phân phối thuốc gửi thông báo thu hồi lô thuốc trên trong thời hạn 2 ngày kể từ khi có công văn thông báo. Đồng thời, công ty phải gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý dược, gồm: Số lượng nhập khẩu, ngày nhập khẩu, số lượng thu hồi, các bằng chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng lô thuốc nêu trên.

Cục Quản lý dược cũng đề nghị Sở Y tế TP HCM có trách nhiệm kiểm tra và giám sát Công ty Nam Linh thực hiện việc thu hồi và xử lý thuốc bị thu hồi theo quy định.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sở Y tế TP HCM thông tin bước đầu về nhiều vụ sinh viên nhập viện sau bữa ăn chiều

Chiều 9-5, Sở Y tế TP HCM cho biết sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến nhiều sinh viên thuộc ký túc xá ĐH QG TP HCM, ngành y tế TP đã điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ.

Theo đó, khoảng 21 giờ ngày 8-5 đến 2 giờ 30 phút ngày 9-5, Trạm Y tế Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG đã tiếp nhận 19 trường hợp sinh viên có các triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, đi tiêu lỏng sau khi ăn tối tại nhà ăn của trường.

Trạm y tế đã thực hiện khám và chuyển các em đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Tất cả sinh viên được nhập viện để khám, xét nghiệm và theo dõi điều trị.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) khẩn trương phối hợp với Trung tâm Y tế TP Thủ Đức điều tra dịch tễ, đánh giá nguy cơ và can thiệp theo quy trình xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Thông tin điều tra ban đầu ghi nhận 19 sinh viên, có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá ĐHQG ở các phòng, dãy khác nhau (13 em ở ký túc xá khu B, 5 em ở ký túc xá khu A, 1 em ở ký túc xá ĐH Ngân Hàng).

Tất cả các em đều ăn tối ở căn tin B4 ký túc xá khu B. Sau khi ăn khoảng 2-3 giờ thì xuất hiện triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, sau đó có tiêu lỏng.

Hiện sức khoẻ các em đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Từ những thông tin trên, bước đầu tổ công tác nhận định đây là một trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể. HCDC cùng với Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và Sở An toàn thực phẩm đang tiếp tục tiến hành điều tra, xác định nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm.

Trung tâm Y tế TP Thủ Đức sẽ phối hợp phòng y tế của ký túc xá ĐHQG tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường.

Liên tiếp gần đây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP cũng như tại các tỉnh. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vì vậy, cần lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, những hàng quán lề đường cũng như tại chính mỗi gia đình. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm từ người chế biến cho đến người sử dụng. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục các biện pháp điều tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến những trường hợp nêu trên.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

21 sinh viên ký túc xá ĐHQG TP HCM nhập viện sau bữa ăn chiều

Ông Lại Thế Tuân, Trưởng Phòng Tổng hợp Ký túc xá ĐHQG TP HCM, cho biết trong 2 ngày 8 và 9-5, ĐHQG TP HCM ghi nhận 21 trường hợp sinh viên bị ngộ độc thực phẩm phải đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức điều trị. Trong đó, tối 8-5 có 19 trường hợp, sáng nay có thêm 2 sinh viên phải nhập viện để theo dõi, điều trị.

Ông Tuân cho biết những sinh viên bị ngộ độc thực phẩm đã dùng bữa ăn tối tại ký túc xá. Hiện cơ quan chức năng đã tổ chức lấy mẫu, phân tích để tìm hiểu nguyên nhân.

Đại diện Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG TP HCM cho biết tình trạng 21 sinh viên bị ngộ độc thực phẩm đã ổn định.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức cho biết khoảng 22 giờ ngày 8-5, một số sinh viên tại ký túc xá xuất hiện triệu chứng nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… sau bữa ăn chiều cùng ngày, 19 em nhập Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức cấp cứu.

Tại bệnh viện, bác sĩ thăm khám và chẩn đoán ngộ độc cấp. Các bệnh nhân được điều trị kháng sinh, truyền dịch…, hiện sức khỏe tạm ổn định. Bệnh viện cũng đã có báo cáo gửi Sở Y tế TP HCM để có bước xử lý tiếp theo.

Ngày 2-5, tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM) cũng tiếp nhận 15 trẻ là học sinh của 4 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức nhập viện trong tình trạng nôn ói, đau bụng, sốt, tiêu chảy… sau khi ăn sushi, bánh mì… trước cổng trường.

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm,TS-BS Võ Hồng Minh Công, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), khuyến cáo nên mua thực phẩm sạch đã kiểm dịch. Không chọn rau củ dập nát, thịt, hải sản có mùi khác lạ. Khi chế biến cần phải sạch sẽ, tránh cất giữ thực phẩm sống và chín gần nhau. Cùng với đó, bảo quản thực phẩm đúng cách, không để thực phẩm đã chế biến ở nhiệt độ phòng quá lâu. Ngoài ra, không ăn hàng quán ngoài lề đường.

Bác sĩ Công cũng lưu ý thêm khi ngộ độc xảy ra cần ngưng ăn, thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Nếu người bệnh tỉnh táo nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Đặc biệt, không sử dụng thuốc chống nôn, không sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Nếu các triệu chứng không cải thiện cần đến cơ sở y tế gần nhất, để theo dõi và điều trị.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da

Theo lời kể của gia đình, bé gái (trú thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) đang chơi thì nhìn thấy lọ đựng hóa chất NaOH do anh trai mua về làm thí nghiệm nên cho vào miệng ăn vì tưởng nhầm là đường.

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da- Ảnh 1.

Bé gái 5 tuổi nhập viện sau khi ăn nhầm hóa chất NaOH (Ảnh do Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cung cấp)

Sau đó, bé xuất hiện tình trạng đau rát, loét, sưng nề và xung huyết khoang miệng, tổn thương vùng hạ họng, nôn, khàn tiếng. Gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh để điều trị.

Quá trình thăm khám, bác sĩ kết luận niêm mạc thực quản của trẻ bị phù nề, xung huyết, dạ dày có dịch vị lẫn máu đông, niêm mạc phù nề xung huyết…

Hiện tại, sức khỏe trẻ ổn định, các tổn thương đã dần hồi phục, có thể tự ăn và vừa được xuất viện.

Theo các chuyên gia, hóa chất NaOH có tên gọi khác là Natri Hidroxit hoặc xút vảy, xút ăn da. Đây là hóa chất xếp hạng 1 các loại hóa chất nguy hiểm, có tính ăn mòn cao, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, thường tồn tại ở thể rắn, có màu trắng, không mùi và tan nhanh trong nước lạnh.

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da- Ảnh 2.

Hóa chất NAOH nhìn giống như đường

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo trẻ em là lứa tuổi rất hiếu động và tò mò với những đồ vật trong phạm vi hoạt động của mình. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ khi chơi, cất kỹ và để xa tầm với của trẻ các đồ vật sắc nhọn hay hóa chất để tránh cho trẻ tiếp xúc phải, hạn chế nguy cơ gặp tai nạn sinh hoạt.

Trường hợp không may tai nạn xảy ra, gia đình nên cấp cứu bé bằng cách rửa vết thương liên tục bằng nguồn nước sạch có sẵn gần nhất. Sau đó, đưa con đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiếp tục xử trí nhằm hạn chế tổn thương sâu cho trẻ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM: Sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường, 2 trẻ nhập viện

Sáng 7-5, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) vừa có báo cáo nhanh gửi Sở Y tế TP HCM về việc đang điều trị nội trú cho 2 trường hợp trẻ có triệu chứng về đường tiêu hóa sau khi ăn mì Ý sốt cà tại trường dù cả 2 trẻ học 2 trường khác nhau.

Theo đó, trường hợp thứ nhất là bé trai (9 tuổi) học sinh Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, quận 4, TP HCM. Bệnh nhi nhập viện với chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, viêm họng cấp, theo dõi ngộ độc. Sau khi nhập viện bệnh nhân tỉnh nhưng tiêu lỏng thêm 10 lần, không nhầy mái, CRP tăng nhẹ, siêu âm quai ruột nhiều dịch, tăng nhu động, soi phân đại thể không bất thường. Bé được điều trị kháng sinh, bù nước.

Khai thác bệnh sử, ngày 3-5, bé sốt cao, ói 8 lần, tiêu lỏng, không đau bụng. Người nhà cho biết thêm trong trường cũng có 6 bé bị sốt, ói sau ăn trưa cùng ngày với mì Ý sốt cà ở trường.

Trường hợp thứ 2 là bé gái (11 tuổi) học sinh Trường Tiểu học Linh Chiểu, TP Thủ Đức. Bé gái được chẩn đoán lúc nhập viện ói cấp, theo dõi viêm dạ dày ruột, theo dõi ngộ độc thực phẩm. Bệnh sử, tối 3-5, bé đau bụng quanh rốn, ói ra thức ăn cũ từ trưa 3 lần, không sốt, không tiêu lỏng. Đáng chú ý, người nhà cho biết trưa cùng ngày bé có ăn mì Ý sốt cà ở trường. Đến hôm sau (ngày 4-5), bé ói ra thức ăn và dịch xanh 5 lần nên được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.

Sau nhập viện, bé không sốt, không ói, không đau bụng thêm, không dấu mất nước, xét nghiệm có CRP tăng nhẹ 53.3 mg/L, siêu âm các quai ruột nhiều dịch và hơi, xét nghiệm bệnh phẩm tìm tác nhân chưa có kết quả.

Cả 2 bệnh nhi được điều trị kháng sinh, bù nước và lấy mẫu phân xét nghiệm. Ngày 6-5, kết quả xét nghiệm không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Liên quan đến vụ 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức nhập viện vì nghi ngộ độc thực phẩm, sáng 7-5, lãnh đạo Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM) cho biết kết quả xét nghiệm phân và máu của các bệnh nhi nghi ngộ độc thực phẩm sau khi sushi, bánh mì… mua trước cổng trường cũng không tìm ra vi khuẩn gây bệnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ 15 học sinh nghi ngộ độc tại TP Thủ Đức: Thêm 1 bé trai nhập viện

Liên quan đến chùm 15 ca là học sinh tại 4 trường trên địa bàn TP Thủ Đức (TP HCM) nghi ngộ độc thực phẩm, trưa 3-5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) tiếp nhận thêm một bé trai học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP Thủ Đức) nhập viện.

Vụ 15 học sinh nghi ngộ độc tại TP Thủ Đức: Thêm 1 bé trai nhập viện- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi nghi ngộ độc thực phẩm tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM)

Theo đó, bé nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, mất sức. Sau khi thăm khám, bé được truyền dịch, kháng sinh.

Mẹ bệnh nhi cho biết khoảng 6 giờ 30 sáng cùng ngày chị đưa bé đến trường. Sau đó, có mua một hộp cơm cuộn bày bán trước cổng trường cho con ăn. Tuy nhiên, đến 9 giờ sáng, cô giáo gọi điện cho chị đến đón con đi bệnh viện vì bé ói, đau bụng nhiều. 

“Tôi không biết thông tin 15 bé ngộ độc hôm qua. Cho đến sáng nay, khi vừa đọc xong tin thì cô giáo gọi điện nói đưa con đi bệnh viện khiến tôi hoảng quá” – mẹ bé chia sẻ.

Trước đó, ngày 2-5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã tiếp nhận 15 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm. Tất cả các em đều là học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức gồm: Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông, Nguyễn Văn Trỗi, Lương Thế Vinh. Phần lớn các em bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy sau khi ăn sushi (cơm cuộn) bày bán trước cổng trường, một số em có ăn thêm bánh mì.

Chị T.A, phụ huynh em H.M (7 tuổi, học sinh Trường Tiểu học Thạnh Mỹ Lợi, là một trong 15 em đang điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh), cho biết thêm trước đó, chị có mua hộp cơm cuộn với giá 20.000 đồng. Bên trong hộp cơm có nhân xúc xích, trứng, rong biển, dưa leo, cà rốt. Đáng chú ý, cơm được bán trước cổng trường nên đông học sinh đến mua.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Phó Khoa Nhi-Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết đây là chùm ca nghi ngộ độc thực phẩm đầu tiên trong năm 2024 với cùng một triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nhiều lần. Hiện các bệnh nhi sau khi truyền dịch và dùng kháng sinh đặc trị, tình trạng các cháu cơ bản đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

15 học sinh 4 trường ở Thủ Đức nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

Tối 2-5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cho biết vừa có báo cáo gửi Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm TP HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế TP Thủ Đức liên quan vụ việc 15 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại 4 trường tiểu học trên địa bàn.

Theo đó, 9 giờ cùng ngày, 15 học sinh của 4 trường tiểu học: Thạnh Mỹ Lợi (8 em), Bình Trưng Đông (3 em), Nguyễn Văn Trỗi (1 em), Nguyễn Thế Vinh (1 em) và 2 em chưa rõ học trường nào đã được đưa đến nhập viện.

Trước khi nhập viện, các em đã ăn sushi, một số em ăn bánh mì. Sau khi ăn, các em đều xuất hiện triệu chứng ói, sốt nên được nhập viện cấp cứu.

Các học sinh được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. 

Các bác sĩ đã xử trí truyền dịch, kháng sinh. Hiện tại, hầu hết các em đều có sinh hiệu ổn, giảm ói nhưng vẫn cần phải nằm viện theo dõi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (25 tuổi, ở Hà Nội) trong tình trạng đôi môi bị biến dạng, sưng nề, đau rát, chảy nhiều dịch mủ sau 3 ngày phẫu thuật cắt môi trái tim.

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân nhập viện với đôi môi biến dạng, nhiễm trùng nghiêm trọng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Hoàng Hồng, phụ trách Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết qua thăm khám, vùng môi bệnh nhân bị nhiễm trùng khá nặng, nhiều mủ, gây sưng nề toàn bộ vùng dưới mặt. Ở môi trên, môi dưới và niêm mạc miệng có nhiều ổ mủ trắng.

Bệnh nhân cho biết trước đó đã phẫu thuật cắt môi trái tim tại một spa sau khi xem một quảng cáo trên mạng xã hội. Phí dịch vụ cắt môi trái tim là 14 triệu đồng, nhưng giảm 50%, chỉ còn 7 triệu đồng. Hình ảnh quảng cáo rất đẹp, người chủ spa còn đăng những bức hình có mặt tại một bệnh viện để chứng minh sự uy tín.

Theo bệnh nhân này, khi đến spa làm phẫu thuật môi trái tim, cô rất ngạc nhiên vì spa lại đặt tại một căn hộ chung cư, nhưng vì đã đã đặt tiền nên vẫn quyết định làm dịch vụ.

“Phẫu thuật xong, thấy vùng môi bắt đầu sưng nề, viêm nhiễm, đau đớn, tôi tìm hiểu và biết chủ spa mới chỉ học xong cấp 3, không có chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ”- cô gái trẻ chia sẻ với bác sĩ.

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng- Ảnh 2.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi điều trị

Bác sĩ Hồng cho biết ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân đã được làm sạch mủ ở vết thương, điều trị nhiễm trùng để tránh lan ra vùng mặt. Bệnh nhân cũng lấy dịch mủ để cấy phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

“Hiện vùng môi trên của bệnh nhân sưng to, căng nề, nhiễm trùng nghiêm trọng, còn vết thương môi dưới rách rộng, lõm sâu nên không tự liền được. Khoảng 10 ngày nữa khi điều trị nhiễm trùng ổn định, bác sĩ sẽ khâu lại tổn thương. Tuy nhiên, kể cả khi đã được điều trị thì nguy cơ đôi môi biến dạng là khó tránh khỏi”- bác sĩ Hồng nói.

Theo bác sĩ Hồng, gần đây bệnh viện liên tục tiếp nhận các trường hợp tai biến sau tiêm filler, hoại tử da sau khi hút mỡ bụng,… Điểm chung của các trường hợp này là đều thực hiện tại các spa, người thực hiện không phải bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, không được đào tạo về y khoa…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhập viện sau tiêm filler làm đẹp chỗ người quen

Ngày 19-4, Bệnh viện Da liễu Trung ương (TP Hà Nội) cho biết vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 37 tuổi, bị tai biến sau tiêm filler vùng mặt.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tổn thương tắc mạch lan tỏa vùng mũi, quanh mũi miệng bên trái.

Nhập viện sau tiêm filler làm đẹp chỗ người quen- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân bị biến chứng sau tiêm filler. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Theo bác sĩ Tạ Thị Hà Phương, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh nhân đến bệnh viện ở ngày thứ 4 sau tiêm filler vùng mũi, má tại một cơ sở spa của người quen.

Bệnh nhân cho biết khoảng 1 giờ sau tiêm filler, chị xuất hiện các triệu chứng đau vùng tiêm kèm dấu hiệu bất thường xung quanh cánh mũi, sống mũi, lan quanh miệng bên trái và một phần vùng trán.

Dù được spa tiêm thuốc tan filler nhưng tình trạng này không cải thiện, tiếp tục xuất hiện thêm mụn nước xung quanh vị trí tiêm.

Ngày thứ 4 sau tiêm filler, bệnh nhân đến bệnh viện khám và được chẩn đoán bị biến chứng tắc mạch sau tiêm filler, do người tiêm không có chuyên môn, kỹ thuật. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, chăm sóc tại chỗ và tiếp tục theo dõi.

Theo bác sĩ Phương, filler là một biện pháp thẩm mỹ nội khoa được thế giới công nhận, giúp làm đầy khiếm khuyết trên khuôn mặt để gương mặt đầy đặn, tròn trịa hơn.

Tuy nhiên, việc tiêm filler làm đẹp ở các cơ sở “chui” với kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản, không có kiến thức về y khoa làm tăng nguy cơ biến chứng tắc mạch, nhiễm trùng… Biến chứng nghiêm trọng nhất là tiêm vào mạch máu dẫn đến mù mắt, thậm chí tử vong.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

3 thành viên đoàn lân nhập viện cấp cứu sau khi ăn xôi, cơm gà xối mỡ

Trưa 11-4, đại diện Bệnh viện Trưng Vương (TP HCM) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận, điều trị 2 bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn xôi, cơm gà xối mỡ.

3 thành viên đoàn lân nhập viện cấp cứu sau khi ăn xôi, cơm gà xối mỡ- Ảnh 1.

Nam bệnh nhân 19 tuổi điều trị tại Khoa Nội nhiễm đã ổn định sức khỏe, tỉnh táo

Theo đó, 2 nam bệnh nhân L.H.A (17 tuổi) và N.V.Đ (19 tuổi) được Bệnh viện quận Bình Tân chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương cấp cứu vào hôm qua, 10-4. Trong đó, A. được đưa đến  lúc 6 giờ 20 phút trong tình trạng bứt rứt, kích thích, bóp bóng nội khí quản. Bệnh nhân lập tức được đưa vào hồi sức, hiện vẫn phải thở máy.

Đến 9 giờ 17 phút cùng ngày, Đ. tiếp tục được chuyển đến trong tình trạng nhẹ hơn, tỉnh táo, nhịp tim hơi nhanh. Sau khi cấp cứu, Đ. hết ói, còn tiêu chảy, hơi chóng mặt, sinh hiệu ổn, tỉnh táo.

Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Y tế công cộng TP HCM để tìm nguyên nhân, dự kiến ngày 19-4 có kết quả .

3 thành viên đoàn lân nhập viện cấp cứu sau khi ăn xôi, cơm gà xối mỡ- Ảnh 3.

N.V.Đ kể lại sự việc

Trao đổi với phóng viên trưa 11-4 tại Khoa Nội nhiễm – Bệnh viện Trưng Vương, Đ. kể lại khoảng 4 giờ chiều 9-4, đoàn lân đặt 6 phần xôi ngọt và mặn trên mạng về ăn. Đến gần 21 giờ, thấy đói nên Đ, A và K.H.H (15 tuổi) nhờ người ra ngoài mua cơm gà xối mỡ. 

“Ăn xong, đến khoảng 0 giờ thì tụi em đi ngủ. Các bạn cùng đoàn kể lại lúc 4 giờ sáng 10-4, họ dậy đi vệ sinh thì thấy 3 đứa em mất ý thức, nôn ói, tiêu tiểu tại chỗ nên gọi người xung quanh đưa đi cấp cứu” – Đ. cho biết.

Theo thông tin từ Bệnh viện quận Bình Tân, khoảng 3 giờ 40 ngày 10-4, bệnh viện tiếp nhận 3 trường hợp gồm L.H.A, N.V.Đ và K.H.H đến cấp cứu với các triệu chứng lơ mơ, nôn ói nhiều, tiêu lỏng không tự chủ, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Sau khi sơ cứu, hồi sức, A. và Đ. được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương, còn H. được đưa tới Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Vụ việc đã được báo cáo Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhận định ban đầu vụ đoàn múa lân sư rồng ở Bình Dương nhập viện

Chiều 3-4, liên quan vụ nhiều thành viên đoàn múa lân sư rồng có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo khẩn Trung tâm Y tế TP Thuận An nhanh chóng tập trung cán bộ y tế xử lý, tạo mọi điều kiện tốt nhất để theo dõi điều trị cho người bệnh.

Nhận định ban đầu vụ đoàn múa lân sư rồng ở Bình Dương nhập viện- Ảnh 1.

Tình hình sức khỏe của nhóm múa lân sư rồng đã ổn định hơn

Đồng thời, yêu cầu Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tiến hành xử lý điều tra vụ việc, xét nghiệm mẫu thức ăn theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Huỳnh Minh Chín cho biết sau khi ăn bánh mì chay thì nhiều người trong đoàn múa lân sư rồng và cả người dân tới xem đều có biểu hiện bất thường. Hiện tại đã có 6 người bệnh được xuất viện. 43 người bệnh sức khỏe đã ổn định, sinh hiệu ổn, tiếp xúc tốt, các triệu chứng ban đầu như đau bụng, buồn ói, tiêu chảy giảm rất nhiều.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, qua kết quả điều tra ban đầu và tình hình thực tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương nhận định đây là một sự cố về an toàn thực phẩm.

“Ngành y tế tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai mọi giải pháp để bảo đảm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn” – ông Chín nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu kịp ca bệnh khó, nhập viện đã hôn mê

Ông H. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, tình trạng phổi rất xấu, nguy cơ tử vong cao.

Ông H. từng được điều trị bệnh lý này ở TP HCM, gần đây tình trạng lặp lại mắt bị đỏ, ù tai, động kinh, co giật toàn thân, lơ mơ. Tại Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, bệnh nhân được phát hiện bị rò động tĩnh mạch màng cứng vùng đỉnh chẩm, giãn to ngoằn ngoèo hệ động – tĩnh mạch.

Bệnh nhân được cứu qua nguy kịch

Bệnh nhân được cứu qua nguy kịch

Theo TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, đây là ca bệnh khó, phải ngăn chặn dòng máu từ động mạch qua tĩnh mạch, nếu không bệnh nhân xuất huyết não và tử vong. Bệnh nhân được can thiệp tắc rò động tĩnh mạch màng cứng bằng keo và qua được nguy kịch. Hiện sức khỏe ông H. chuyển biến tốt, ứ trệ trên não đã được cải thiện rõ rệt…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Viện Paster Nha Trang thông tin vụ ăn cơm gà khiến hơn 360 người nhập viện

Theo đó, Viện Pasteur Nha Trang đã tiếp nhận 2 đợt mẫu có liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại quán cơm gà T.A, đường Bà Triệu, TP Nha Trang do Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang gửi. Ngày 13-3, Viện tiếp nhận 14 mẫu (gồm: 4 mẫu thực phẩm, 4 mẫu bàn tay, 6 mẫu nước); ngày 15-3, Viện tiếp nhận thêm 5 mẫu (gồm 1 thực phẩm và 4 mẫu bệnh phẩm).

Kết quả cho thấy đã phát hiện khuẩn Salmonella và Bacillus cereus trong cơm gà chan sốt trứng, gà xé. Với mẫu hành phi, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với khuẩn Salmonella.

Ngoài ra, vi khuẩn Staphylococcus aureus còn được phát hiện trong mẫu gà xé. Bên cạnh đó, mẫu dưa chua còn phát hiện có khuẩn Bacillus cereus và Escherichia coli.

Đối với mẫu nước máy tại vòi khu vực chế biến dương tính với vi khuẩn Escherichia coli và Coliform; trong mẫu nước giếng lấy tại thùng chứa nước giếng rửa dụng cụ dương tính vi khuẩn Escherichia coli, Coliform và Pseudomonas aeruginosa.

Viện Paster Nha Trang thông tin vụ ăn cơm gà khiến hơn 360 người nhập viện- Ảnh 1.

Một phần cơm gà khách ăn tại quán T.A vào trưa 13-3 và sau đó bị ngộ độc. Ảnh: Hoài An

Theo Sở Y tế Khánh Hòa, kết hợp thông tin điều tra dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, nhận định đây là vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus. 

Bữa ăn dẫn tới sự việc trên diễn ra các ngày 11-3 và 12-3, tại quán cơm gà T.A trên đường Bà Triệu, TP Nha Trang.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin vụ việc ngộ độc này khiến gần 360 người nhập viện liên tục từ ngày 13 đến 16-3. Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã xét nghiệm 2 trường hợp ngộ độc nghi do ăn cơm gà của quán T.A (đường Bà Triệu, TP Nha Trang) cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Sở Y tế Khánh Hòa yêu cầu điều trị theo hướng nhiễm trùng, nhiễm độc đường tiêu hóa do tác nhân Salmonella group với kết quả tham khảo kháng sinh đồ sớm nhất từ Bệnh viện Đa khoa Vinmec để cân nhắc việc lựa chọn kháng sinh cho phù hợp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc cơm gà khiến cả trăm người nhập viện

Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà tại quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, TP Nha Trang, Khánh Hoà) khiến cả trăm người phải nhập viện, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn, đề nghị Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân.

Trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với bệnh viện tuyến trên.

Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc cơm gà khiến cả trăm người nhập viện- Ảnh 1.

Bệnh nhân ngộ độc sau ăn cơm gà điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: SKDS

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị tạm thời đình chỉ cơ sở nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm theo quy định.

Lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm chuyển gấp tới đơn vị kiểm nghiệm được chỉ định gần nhất để xét nghiệm, xác định rõ nguyên nhân và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Cơ quan này đề nghị Sở Y tế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực với 3 bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đến hết ngày 14-3, tổng số ca nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà tại quán Trâm Anh là 222 trường hợp.

Trong tổng số các ca nghi ngộ độc, có 157 ca phải nhập viện điều trị, 55 ca được khám và kê đơn thuốc cho mang về nhà uống.

Đến hết ngày 14-3, vẫn còn 155 ca đang phải theo dõi, chăm sóc sức khỏe trong các bệnh viện trên địa bàn Khánh Hòa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người đàn ông nhập viện sau khi ngậm kẹo sâm để tăng khoái cảm

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tại đây vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân ở Hà Nội bị ngộ độc sau khi sử dụng một loại kẹo sâm để tăng khoái cảm.

Bệnh nhân là người đàn ông 51 tuổi, được đưa tới Trung tâm Chống độc với biểu hiện đau mỏi nhiều ở vùng đùi 2 bên, nóng đỏ và chảy dịch ở dương vật.

Người đàn ông nhập viện sau khi ngậm kẹo sâm để tăng khoái cảm - Ảnh 1.

Viên kẹo được bệnh nhân mang tới làm xét nghiệm. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Qua khai thác, trước khi nhập viện 2 ngày, người đàn ông này đã ngậm một viên “Kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee” để tăng khoái cảm và kéo dài thời gian quan hệ.

Kết quả xét nghiệm phát hiện loại kẹo sâm mà bệnh nhân sử dụng có chứa chất tadalafil là một loại thuốc dùng để chữa rối loạn cương dương (thuộc nhóm thuốc ức chế men PDE-5).

Theo bác sĩ Nguyên, chất tadalafil đã được trộn vào trong loại “Kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee”, sau đó bán dưới dạng thực phẩm chức năng tăng cường sinh lực nam giới.

Người bị ngộ độc thường có các biểu hiện như: hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhồi máu cơ tim, chóng mặt, nhức đầu, nôn, tiêu chảy, tăng men gan.

Trên các trang mạng xã hội “Kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee” được quảng cáo, rao bán tràn lan với công dụng tăng cường khả năng tình dục.

Trước đó, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM (Bộ Y tế) cũng đã phát hiện 4 mẫu kẹo ngậm Hamer có chứa tadalafil với hàm lượng từ 92,63 mg – 266,94 mg/viên, 1 mẫu kẹo ngậm Hamer 37F82K có chứa sildenafil citrat với hàm lượng từ 17,77 mg – 34,56 mg/viên và một mẫu kẹo ngậm Hamer 621 có chứa nortadalafil.

Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM, trong lĩnh vực dược phẩm, sildenafil, tadalafil, vardenafil là 3 dược chất thuộc nhóm ức chế men PDE5. Trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe, 3 dược chất này và các chất tương tự (sildenafil analogues) bị cấm sử dụng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cô gái nhập viện cấp cứu sau “tiệc tùng vui vẻ”: “Nước vui” là gì, nguy hại ra sao?

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) vừa tiếp nhận cấp cứu 2 trường hợp ngộ độc chất kích thích. Trong đó, cô gái T.N.N.Y (23 tuổi, ở quận Tân Phú) sau khi sử dụng “nước vui” tại tiệc sinh nhật bạn đã rơi vào hôn mê. 

Vậy “nước vui” là gì mà một bộ phận giới trẻ lại ưa thích sử dụng? Nó nguy hại ra sao và ngành y tế khuyến cáo thế nào?

Cô gái nhập viện cấp cứu sau

Cô gái cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất sau khi sử dụng “nước vui” tại tiệc sinh nhật bạn

Theo BS-CKII Hoàng Ngọc Ánh – Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc,  Bệnh viện Thống Nhất – chất kích thích gây ngộ độc phổ biến là thuốc lắc, bóng cười… Bệnh nhân Y. là trường hợp ngộ độc “nước vui” đầu tiên mà bệnh viện này tiếp nhận.

Qua tìm hiểu, các bác sĩ ghi nhận “nước vui” mà cô gái này đã sử dụng là một dạng chất kích thích tương tự thuốc lắc. Khi sử dụng “nước vui”, người dùng sẽ bị kích thích, tác động tới thần kinh dẫn đến cảm giác có vẻ sảng khoái, nói nhiều, kích động…

Kết quả xét nghiệm “nước vui” mà cô gái nêu trên sử dụng cho thấy có chứa chất kích thích Amphetamin, Methamphetamin và Ketamin.

Bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh khuyến cáo hiện nay, vẫn chưa có thuốc giải hay thuốc điều trị đặc hiệu đối với các trường hợp ngộ độc do sử dụng chất kích thích. Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ điều trị nâng đỡ, điều trị triệu chứng… Trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, suy thận, tổn thương não. Các chất kích thích gây co thắt mạch máu còn có thể dẫn tới đột tử.

Khoảng 23 giờ ngày 27-2, nhóm bạn 5 người của Y. đã sử dụng một dung dịch màu trắng được gọi là “nước vui” để pha vào rượu trái cây. Sau khi uống loại nước này, cả nhóm bắt đầu có cảm giác vui, hưng phấn, sảng khoái, cười nói nhiều…

Tuy nhiên, sau khoảng 2 giờ sử dụng, Y. bắt đầu nôn ói và rơi vào hôn mê.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Số ca nhập viện do tai nạn giao thông giảm nhiều

Thống kê những ngày cao điểm, từ 29 tháng chạp đến mùng 5 Tết, Khoa Cấp cứu chỉ tiếp nhận 362 trường hợp bị TNGT, giảm 16% so với năm 2023, trong đó có 2 ca bị TNGT do sử dụng rượu bia. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho việc người dân quen dần với việc “Đã dùng rượu bia thì không lái xe”.

Số ca nhập viện do tai nạn giao thông giảm nhiều- Ảnh 1.

Khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Các tai nạn khác như tai nạn sinh hoạt (84 ca) và ngộ độc (14 ca) nhập viện cấp cứu cũng giảm đáng kể (khoảng 20%). Riêng số phẫu thuật cấp cứu theo chuyên khoa tăng, trong đó Khoa Gan Mật Tụy tăng cao nhất (200%), kế đến là Khoa Ngoại lồng ngực (50%) và Khoa Tai Mũi Họng (gần 28%)…

Số ca cấp cứu giảm nên nguồn máu sử dụng năm nay cũng ít, chỉ bằng 87% so với cùng kỳ năm trước. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Say rượu đến mức nào mới nhập viện?

TS-BS NGUYỄN TRUNG NGUYÊN, Giám đốc Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, trả lời: Tùy vào lượng rượu uống mà sẽ gây ra những tác động khác nhau đối với cơ thể. Tuy nhiên, khi uống rượu đến ngưỡng nồng độ rượu trong máu từ 50 – 100 mg/dL, người uống sẽ chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường. Từ 100 – 200 mg/dL, người say sẽ có hiện tượng nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật), bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ… Từ 200 – 400 mg/dL, người say bị ức chế hô hấp, thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm dãi, ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), không tự chủ được vệ sinh, tụt huyết áp, hôn mê. Ở mức trên 400 có nguy cơ trụy tim mạch, tử vong. Nhưng rất khó để xác định lượng rượu uống vào bao nhiêu nên cần nhìn các dấu hiệu bên ngoài để đánh giá người say đang ở mức độ nào, có cần nhập viện hay không.

Khi người say rượu có một trong những biểu hiện dưới đây, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất: bất tỉnh, gọi hỏi không biết; co giật; tê, yếu một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo; thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở; da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh; vệ sinh không tự chủ; nhìn mờ, nhìn một vật thành hai; nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.

Ở người Việt Nam, để phù hợp với kích cỡ cơ thể và dễ ước tính, với nam giới không nên uống quá 20 g/ngày, tương đương 500 ml loại bia 5%, 60 ml loại rượu 39,9%.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

2 trẻ nhập viện nghi ngộ độc Botulinum toxin

Tối 19-2, Sở Y tế TP HCM cho biết sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, sở nhận được báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) về hai trường hợp bệnh nhi nghi ngờ ngộ độc Botulinum toxin.

2 trẻ nhập viện nghi ngộ độc Botulinum toxin- Ảnh 1.

Ngộ độc Botulinum do độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn

Theo đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 lần lượt tiếp nhận hai bệnh nhi vào ngày 6-2 và 7-2. Cả hai nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn ra thức ăn, đau đầu.

Sau khi khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chụp CT-scan, MRI não, đo điện cơ và các xét nghiệm cần thiết khác, các bác sĩ đã hội chẩn và không loại trừ trẻ bị ngộ độc Botulinum toxin. Vì vậy, các bác sĩ thống nhất sử dụng giải độc tố Botulinum.

Hiện tại, tình trạng hai bệnh nhi đã cải thiện, một trẻ đã cai máy thở và theo dõi tại Khoa Tiêu hóa, bệnh nhi còn lại tiếp tục được chăm sóc và theo dõi tại Khoa Hồi sức và có dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt.

Bệnh viện Nhi đồng 2 đã lấy mẫu phân của bệnh nhân và gửi đến Viện Y tế công cộng TP HCM để xét nghiệm và chẩn đoán xác định.

Sở Y tế ghi nhận những nỗ lực chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời cho 2 bệnh nhi nghi ngộ độc Botulinum toxin. Cho đến thời điểm hiện tại, sở chưa ghi nhận thêm trường hợp nào được báo cáo có triệu chứng tương tự.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chất độc Botulinum toxin do vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) sinh ra.

Ngộ độc Botulinum do độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Những loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum có thể bao gồm các loại thực phẩm lên men truyền thống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm đóng hộp và sữa chua đã bị hỏng…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế cảnh báo về 3 loại váng sữa nhập khẩu

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa nhận được thông tin từ Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Anh về việc Công ty Premier Foods đang thu hồi các sản phẩm váng sữa Ambrosia My Mini Pots do có thể chứa các mảnh nhựa.

Theo Cục An toàn thực phẩm, các sản phẩm này đã được nhập khẩu về Việt Nam.

Bộ Y tế cảnh báo về 3 loại váng sữa nhập khẩu- Ảnh 1.

Thông tin về các sản phẩm bị cảnh báo. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm

Ba sản phẩm bị cảnh báo gồm:

– Ambrosia My Mini Custard Pots

– Ambrosia My Mini 30% Less Sugar Custard Pots

– Ambrosia My Mini Rice Pots

Các sản phẩm đều được đóng gói 6x55g.

Theo Cục An toàn thực phẩm, hiện cơ quan này đã chuyển toàn bộ thông tin cho Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công thương, đề nghị thực hiện rà soát các sản phẩm bị cảnh báo trên thị trường, giám sát việc thu hồi và kiểm soát việc nhập khẩu đối với sản phẩm thuộc cảnh báo trên.

Đồng thời, cơ quan này khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm được cảnh báo và thông tin ngay cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nếu phát hiện các sản phẩm thuộc lô cảnh báo này trên thị trường.

Váng sữa là một trong những thực phẩm được nhiều bà mẹ lựa chọn sử dụng cho con. Đây là chế phẩm từ sữa, có vị hơi ngọt và béo, được tạo ra từ chất béo nổi lên trên bề mặt của sữa khi được xử lý nóng. 

Hộp váng sữa bán trên thị trường gồm thành phần chất béo của sữa, bổ sung canxi, chất đặc, một số chất khác…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhiều người trẻ nhập viện do đốt pháo nổ, có ca hôn mê

Ngày 26-1, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị thương do đốt pháo nổ.

Bệnh nhân nặng nhất là N.H.K (SN 2008; ngụ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được chuyển đến bệnh viện sáng 18-1 trong tình trạng khó thở, đa chấn thương, mắt không nhìn thấy.

Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân bị tràn khí vùng cổ 2 bên, mất xương bàn tay của 2 bàn tay, vỡ xoang hàm trái, chấn thương nhãn cầu phải…

Kíp trực đã đưa bệnh nhân đi mổ cấp cứu. Bệnh viện phải huy động nhiều chuyên khoa để thực hiện ca mổ. Đến ngày 26-1, bệnh nhân còn hôn mê, thở máy, tiên lượng nặng và đang được điều trị tại khoa gây mê hồi sức.

phao no

Bệnh nhân thở máy sau tai nạn do đốt pháo nổ

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân N.T.H (SN 2006; ngụ huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi). Bệnh nhân này nhập viện ngày 24-1 cũng trong tình trạng đa chấn thương, dập nát tay phải và phần mặt bị bỏng, mắt không nhìn thấy.

Các bác sĩ khoa ngoại chấn thương đã tiến hành cắt lọc, phẫu thuật các vết thương đồng thời cắt cụt bàn tay phải cho bệnh nhân.

Bệnh nhân thứ 3 là N.V.D (SN 1999; ngụ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) nhập viện ngày 20-1. Tình trạng bệnh nhân bị tổn thương cổ tay và dập nát các ngón tay kèm vết thương nham nhở, nhiều dị vật, chảy nhiều máu, nhiều tổ chức hoại tử.

Các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc, phẫu thuật vết thương bàn tay, khâu nối cơ đứt, sửa mỏm cụt các ngón tay bị dập. Với bệnh nhân này, bác sĩ điều trị cho hay không thể bảo tồn được các ngón tay.

Bác sĩ Ngô Hạnh, Phó trưởng khoa ngoại chấn thương – Bệnh viện Đà Nẵng cho hay dịp Tết và cận Tết Nguyên đán, bệnh viện thường tiếp nhận nhiều ca bị thương do tai nạn từ pháo nổ.

Theo bác sĩ này, những vụ tai nạn từ pháo nổ thường gây ra tổn thương rất nặng, để lại thương tật rất lớn.

Bệnh nhân có thể bị dập nát tay, tổn thương ngực, tổn thương phổi và bụng, gây bỏng, mù mắt. Bác sĩ Hạnh khuyến cáo, phụ huynh nên theo dõi, kiểm tra con em khi mang vật lạ về nhà, nếu phát hiện vật nghi pháo phải ngăn cản ngay.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)