May 20, 2024

Dùng miếng độn sinh học làm tăng “cậu nhỏ”, có sao không?

TS-BSCK2 TRÀ ANH DUY, Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health, trả lời: Tấm độn sinh học bản chất là cấu trúc phức hợp bì vô bào đã được loại bỏ cấu trúc tế bào, kháng nguyên và virus tiềm ẩn để tạo thành 1 dạng tấm lưới. Tấm độn này được sử dụng chủ yếu trong phẫu thuật tạo hình, đặc biệt trong tái tạo ngực ở phụ nữ ung thư vú.

Hiện tấm độn này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tạo hình – thẩm mỹ, một số nơi áp dụng thử trong việc “làm to cậu nhỏ”. Tuy nhiên, do cấu trúc của dương vật, trong đó thể hang dạng mô cương nên độ co giãn rất cao dẫn đến sự thay đổi kích thước lớn. Trong khi tấm độn không bảo đảm được độ đàn hồi như vậy. Do đó, việc áp dụng đặt tấm độn dưới da dương vật làm tăng chu vi “cậu nhỏ” sẽ dẫn đến nhiều bất lợi và biến chứng. Cụ thể: Phù nề kéo dài bao quy đầu và quy đầu, tụ máu dương vật, chậm lành vết thương, hoại tử da dương vật, nhiễm trùng, khó chịu khi cương… Ngoài ra, còn có một số biến chứng cương đau, tấm độn bị co rút, biến dạng dương vật, thải mảnh ghép…

Chính vì những bất lợi này mà các bác sĩ nam khoa chính danh thường sẽ không thực hiện loại phẫu thuật này. Các phẫu thuật tạo hình liên quan bộ phận sinh dục nam giới cần có chỉ định phù hợp nhằm tránh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản về sau.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc hàng trăm công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14-5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm- Ảnh 1.

Đại diện Sở Y tế thăm hỏi bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Trong văn bản gửi Sở Y tế Vĩnh Phúc về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại khu công nghiệp Khai Quang, TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc triển khai gấp việc chỉ đạo các cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân.

“Không để các bệnh nhân có diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với tuyến trên”- văn bản nêu.

Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến; báo cáo kết quả triển khai về Cục An toàn thực phẩm theo quy định.

Trước đó, liên quan đến vụ việc này, trong vòng 4 giờ, từ hơn 15 đến 18 giờ ngày 14-5, tại 3 cơ sở y tế trên địa bàn TP Vĩnh Yên là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt và Trung tâm Y tế TP Vĩnh Yên đã tiếp nhận theo dõi, cấp cứu hơn 350 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm.

Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt cho biết bệnh viện đã tiếp nhận hơn 220 công nhân nhập viện với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm và vẫn tiếp tục cấp cứu cho bệnh nhân.

Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau bụng, nôn… Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu… và được công ty đưa đi cấp cứu.

Ngay sau khi ghi nhận tình hình, lãnh đạo Sở Y tế Vĩnh Phúc đã đến chỉ đạo công tác cấp cứu bệnh nhân, đồng thời yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiến hành điều tra nguyên nhân.

Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam có địa chỉ tại Khu công nghiệp Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM: Phản cảm dịch vụ “cậu bé Nga VIP” tại cơ sở chăm sóc da ở quận 10

Chiều 14-5, Sở Y tế TP HCM cho biết những ngày qua, tổ công tác đặc biệt của sở đã liên tiếp phát hiện, xử lý các cơ sở cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh và quảng cáo không phép.

Đáng chú ý, riêng quận 10, đã có 3 cơ sở vi phạm pháp luật khi “lấn sân” sang lĩnh vực y tế. Nếu người dân chọn nhầm các cơ sở này để thực hiện kỹ thuật thẩm mỹ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Điển hình, tổ công tác đã nhận được đơn thư phản ánh của ông V.V.L (74 tuổi) đến thực hiện dịch vụ theo quảng cáo “cậu bé Nga VIP” tại cơ sở có biển hiệu “Ulsan Korea Beauty Academy & Spa” (768G Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10). Ông L. đã thực hiện dịch vụ trên với tổng số tiền 131 triệu đồng. Đáng chú ý, cơ sở này chưa được Sở Y tế TP HCM cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh.

Sở Y tế TP HCM kêu gọi người dân khi phát hiện hoặc nghi ngờ cơ sở dịch vụ khám, chữa bệnh không phép trên địa bàn TP hoặc các thông tin quảng cáo các dịch vụ về y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội,… có thể gọi ngay đường dây nóng qua số 0989.401.155 hoặc phản ánh qua app “Y tế trực tuyến” để Thanh tra Sở Y tế có thông tin, kịp thời phát hiện xử lý theo quy định.

Ngay sau đó, Thanh tra Sở Y tế đã đến kiểm tra phát hiện tại đây có các thẻ liệu trình cung cấp dịch vụ có nội dung phản cảm, dễ biến tướng trái với văn hóa, đạo đức Việt Nam như “cậu bé Nga VIP”, “cắt dây thắng”, “cấy chỉ cảm xúc”, “săn tinh hoàn”… 

Bên cạnh đó, tại đây còn có một số máy laser chăm sóc da, ghế nha (không có dấu hiệu hoạt động) cùng biển hiệu quảng cáo bác sĩ chuyên khoa, công nghệ hiện đại, cam kết an toàn, hiệu quả, hơn 5.000 khách hàng hài lòng.

Ngoài ra, cơ sở này còn có các tài khoản mạng xã hội Facebook với tên “Thẩm mỹ viện Quốc tế Ulsan Korea”; “Viện thẩm mỹ công nghệ cao Ulsan Korea” có đăng tải các nội dung: rút mỡ bắp tay, hủy mỡ công nghệ Sculp Super 4.0..

Thời điểm kiểm tra, cơ sở này chỉ cung cấp được giấy đăng ký hoạt động hộ kinh doanh do UBND quận 10 cấp với ngành nghề kinh doanh là dịch vụ làm tóc, chăm sóc da không bao gồm dịch vụ chăm sóc da gây chảy máu, tổn thương da, giải phẫu thẩm mỹ, không dùng kỹ thuật cao; không xuất trình được các giấy tờ theo quy định. 

Đoàn kiểm tra đã niêm phong một số thiết bị, giao cơ sở bảo quản và yêu cầu cơ sở này ngưng sử dụng các thiết bị. Đồng thời yêu cầu cơ sở gỡ toàn bộ các biển quảng cáo tại cơ sở và trên trang mạng xã hội Facebook. Với việc cung cấp các dịch vụ làm đẹp có sử dụng các máy, trang thiết bị y tế khi chưa được Sở y tế thẩm định cấp phép, dự kiến cơ sở này bị xử phạt 20-30 triệu đồng.

Riêng hành vi quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Qua vụ việc này, Sở Y tế sẽ có văn bản đề nghị UBND quận 10 tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đối với cơ sở nêu trên và các cơ sở thẩm mỹ, spa trên địa bàn quản lý.

Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân nên lựa chọn các phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín, có giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp. Đồng thời, có thể tra cứu thông tin các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề trên trang tra cứu “http://thongtin.medinet.org.vn” và tra cứu thông tin công khai xử phạt vi phạm hành chính tại trang https://thanhtra.medinet.gov.vn/ của Sở Y tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Những năm qua, thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng- Ảnh 1.

Mẫu thuốc lá điện tử của bệnh nhân nhập viện do ngộ độc có chứa ma túy tổng hợp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá bước đầu đạt được các kết quả đáng khích lệ, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường đã giảm trung bình 0,5% mỗi năm trong nam giới.

Tuy nhiên, thời gian gần đây trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và việc sử dụng các sản phẩm này có nhiều diễn biến phức tạp, tỉ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý

Nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Đối với Bộ Tài chính, Thủ Tướng yêu cầu chỉ đạo lực lượng hải quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu qua cửa khẩu, khu vực địa bàn kiểm soát của Hải quan, xác lập các chuyên án đấu tranh đối với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các cấp tăng cường công tác điều tra, nắm tình hình, xác lập các chuyên án, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng đầu nậu, buôn bán, pha trộn các chất cấm vào dung dịch thuốc lá điện tử để khởi tố, truy tố trước pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng- Ảnh 2.

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về tác hại của thuốc lá điện tử với sức khỏe

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý thị trường nội địa, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.

Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 của các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các lực lượng chức năng trong việc thực hiện Công điện này của Thủ tướng Chính phủ.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp và lực lượng chức năng trên địa bàn thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa được phép kinh doanh, sử dụng trên thị trường Việt Nam; tăng cường truyền thông về tác hại của các sản phẩm này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

AstraZeneca thu hồi vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu: Việt Nam còn bao nhiêu liều?

Hãng dược AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vắc-xin COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới.

AstraZeneca thu hồi vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu: Việt Nam còn bao nhiêu liều?- Ảnh 1.

Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.

AstraZeneca cho biết họ đã bắt đầu thu hồi vắc-xin ngừa COVID-19 trên toàn thế giới do “dư thừa các loại vắc-xin cập nhật sẵn có” kể từ sau đại dịch.

Tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vắc-xin COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó nước ta đã tiếp nhận vắc-xin AstraZeneca qua các chương trình tài trợ. Đã có hàng chục triệu liều vắc-xin của AstraZeneca được tiêm chủng tại Việt Nam

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết hiện Việt Nam đã không còn vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca. Những liều vắc-xin cuối cùng đã sử dụng tiêm chủng trước tháng 7-2023.

Trước đó, tháng 2-2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 800.000 liều vắc-xin AstraZeneca có hạn dùng đến tháng 7-2023 cho các địa phương để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Hiện, Việt Nam chỉ còn một lượng nhỏ vắc-xin COVID-19 của Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9-2024 để dự phòng tiêm chủng cho đối tượng nguy cơ cao.

Vắc-xin COVID-19 của hãng AstraZeneca vào Việt Nam từ tháng 2-2021 và là vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam từ tháng 2-2021.

Đây cũng là loại vắc-xin được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm

Ngày 3-5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm- Ảnh 1.

Cứu chữa bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Công điện nêu rõ số vụ ngộ độc, số người mắc ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều, riêng năm 2023 toàn quốc đã ghi nhận 125 vụ làm trên 2.100 người mắc và làm 28 người tử vong, có xu hướng gia tăng so với năm 2022.

Gần đây, trên phạm vi cả nước vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc, đặc biệt vụ ngộ độc xảy ra tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30-4 với trên 450 người mắc phải nhập viện điều trị, tiếp tục gây lo ngại trong nhân dân.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, nhà ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố…

Bộ Y tế thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo đúng quy định.

Tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định; nghiên cứu xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Chỉ đạo cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thực hiện đầy đủ trách nhiệm phối hợp trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm và công tác phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định.

Các địa phương có biện pháp nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố.

Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP Long Khánh bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe người dân.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa

Ngày 24-4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các bộ, ngành và các bệnh viện thuộc trường Đại học về chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa.

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã xảy ra một vài sự cố y khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh người thầy thuốc.

Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa- Ảnh 1.

Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai

Trong các đợt kiểm tra, giám sát cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh năm 2023 và năm 2024, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại.

Để giảm thiểu sự cố y khoa và nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng của người bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Cụ thể, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nghiêm túc triển khai, thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng, nâng cao an toàn người bệnh, phòng tránh các nguy cơ, sự cố y khoa. Đôn đốc, khuyến khích chủ động phát hiện, báo cáo phân loại sự cố và thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Rà soát các nguy cơ gây mất an toàn, phân loại nguy cơ, ưu tiên xử lý, khắc phục ngay các nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và nhân viên y tế.

Định kỳ rà soát các quy trình chuyên môn kỹ thuật, chuẩn hóa, sửa đổi, bổ sung kịp thời, đặc biệt là các quy trình không còn phù hợp, chú trọng các quy trình như phân loại người bệnh cấp cứu, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý thuốc, thiết bị, vật tư y tế tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực và các phòng phẫu thuật thủ thuật…

Tăng cường tập huấn về bảo đảm an toàn người bệnh, nâng cao trách nhiệm của từng nhân viên y tế trong phát hiện và tự nguyện báo cáo sự cố y khoa. Khuyến khích báo cáo nguy cơ, không chấp nhận hành vi cản trở báo cáo sự cố y khoa tại các vị trí quản lý.

Báo cáo định kỳ việc thực hiện các quy định hướng dẫn về phòng ngừa sự cố y khoa, bảo đảm an toàn người bệnh; phòng chống, hạn chế tối đa nhầm lẫn tại các đơn vị.

Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn các đơn vị về xử lý khi xảy ra sự cố y khoa. Theo đó, ngay sau khi nhận được báo cáo sự cố y khoa, thủ trưởng đơn vị cần phân công nhân sự liên hệ, trấn an người bệnh, thân nhân và có phương án giải quyết xử lý phù hợp.

Sau đó, chủ động liên hệ hỗ trợ, trấn an nhân viên y tế, người hành nghề có liên quan đến tình huống sự cố, tránh ghi nhận cảm tính, kết luận vội vàng đổ lỗi cá nhân mà bỏ sót lỗi hệ thống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

“Cậu nhỏ” gặp họa vì… quảng cáo!

Chiều 22-4, TS-BSCK2 Trà Duy Anh, Trung tâm Sức khoẻ Nam giới Men’s Health, cho biết tại đây vừa tiếp nhận liên tục 2 trường hợp đến khám trong tình trạng “cậu nhỏ” sưng bầm.

“Cậu nhỏ” gặp họa vì… quảng cáo!- Ảnh 1.

TS-BSCK2 Trà Duy Anh tư vấn nam khoa cho bệnh nhân

Trường hợp thứ nhất là nam bệnh nhân N.V.M (21 tuổi, ngụ Bình Dương). Trước đó, M. tự mua máy hút chân không trên mạng để làm to “cậu nhỏ” với giá 1,2 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi sử dụng vài lần thì thấy dương vật ngày càng bị sưng bầm. Cho đến lần cuối cùng quy đầu bầm tím, lo lắng anh đến trung tâm thăm khám.

Tại đây, anh được các bác sĩ kiểm tra và thực hiện xét nghiệm, may mắn, kết quả anh M. chỉ bị tụ máu vùng quy đầu do hút chân không quá lâu, đồng thời vỡ tĩnh mạch nông dương vật gây sưng bầm. Bệnh nhân sau đó được điều trị và không để lại di chứng.

Trường hợp thứ 2 là anh T.T.H (26 tuổi, ngụ TP HCM) cũng tự tìm hiểu phương pháp để cải thiện chuyện cương của cậu nhỏ trên mạng. Sau đó, anh được tư vấn, giới thiệu dụng cụ hút chân không chữa rối loạn cương hiệu quả cùng với giá gần 2 triệu đồng. Anh H. mua về dùng thử nhưng trong quá trình sử dụng, anh cảm giác đau, trầy xước dương vật. Sau đó, tình trạng cương càng ngày càng tồi tệ hơn chứ không như lời quảng cáo.

Anh H. được thăm khám và đánh giá dương vật chỉ bị xay xát bên ngoài do áp lực hút của máy và chưa sử dụng đúng cách dây thun của máy. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tầm soát nguyên nhân rối loạn cương của anh H. để có hướng điều trị tốt hơn.

Bác sĩ Duy Anh cảnh báo máy hút chân không (vacuum device) không có tác dụng để làm tăng kích thước cậu nhỏ. Các máy hút này chỉ được chỉ định sử dụng trong trường hợp điều trị rối loạn cương mức độ nặng, khi không đáp ứng với dùng thuốc điều trị. Lưu ý, dụng cụ phải được bác sĩ chuyên nam khoa hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết nhằm tránh hậu quả không mong muốn có thể xảy ra.

Vì vậy, nam giới không tự ý mua và sử dụng khi chưa có khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa. “Nếu nam giới cảm giác tự ti về cậu nhỏ hoặc gặp phải tình trạng “trên bảo dưới không nghe” thì tốt nhất nên đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa nam khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị” – bác sĩ Duy Anh nhấn mạnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cô gái bị sốc phản vệ sau ăn thịt chim bồ câu

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cô gái 23 tuổi được xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (tiêm bắp adrenalin, dùng thuốc chống dị ứng, chống viêm, truyền dịch bù điện giải…).

Sau một ngày, bệnh nhân đã ổn định trở lại, các triệu chứng sốc phản vệ thuyên giảm.

Cô gái bị sốc phản vệ sau ăn thịt chim bồ câu- Ảnh 1.

Cô gái trẻ bị sốc phản vệ sau khi ăn thịt chim bồ câu

Gia đình cho biết bệnh nhân có tiền sử dị ứng với tôm, cua. Đặc biệt lúc 2 tuổi bệnh nhân cũng bị dị ứng sau một lần ăn thịt chim bồ câu.

Lần này khi có biểu hiện dị ứng, bệnh nhân đã chủ động dùng thuốc chống dị ứng ở nhà nhưng tình trạng không cải thiện mà chuyển nặng hơn, phải nhập viện cấp cứu.

Theo bác sĩ Lê Văn Quý, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết sốc phản vệ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi trường hợp và không chỉ do dùng thuốc.

Nguyên nhân có thể là ăn thức ăn lạ (tôm, cua, ghẹ, thịt, côn trùng…), côn trùng đốt, tiếp xúc chất lạ… Những người bị dị ứng với loại thức ăn từng gây phản ứng thì không nên ăn lại, nguy hiểm sức khỏe.

Khi xuất hiện các triệu chứng khác thường như: Mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và điều trị kịp thời.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế yêu cầu xác minh vụ thai nhi tử vong tại bệnh viện Thu Cúc

Chiều 9-4, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc về việc báo cáo trường hợp tử vong thai nhi tại bệnh viện này.

Theo công văn, ngày 9-4, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh về trường hợp tử vong thai nhi của sản phụ khi đến sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Bộ Y tế yêu cầu xác minh vụ thai nhi tử vong tại bệnh viện Thu Cúc- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), nơi được cho là xảy ra sự việc. Ảnh: SKĐS

Để kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế về sự cố y khoa nêu trên, đề nghị Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh ngay sự việc nêu trên và báo cáo nhanh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em) trước 12 giờ ngày 11-4.

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện khẩn trương họp hội đồng chuyên môn theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, để đánh giá quá trình tiếp đón, chăm sóc, xử trí đối với trường hợp sản phụ nêu trên.

Thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn tới gia đình sản phụ và các cơ quan truyền thông đại chúng; đồng thời gặp gỡ chia sẻ, động viên tới gia đình sản phụ.

Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân nếu phát hiện có sai phạm về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp theo quy định hiện hành; báo cáo kết quả giải quyết vụ việc về Bộ Y tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Từ vết xước nhỏ khi đá bóng, nam sinh nhiễm tụ cầu vàng

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhi 15 tuổi, (ở Thanh Hóa) được chẩn đoán viêm xương tủy do tụ cầu vàng. Đây là vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (tụ cầu kháng thuốc).

Từ vết xước nhỏ khi đá bóng, nam sinh nhiễm tụ cầu vàng- Ảnh 1.

Bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, chơi thể thao thường xuyên, gần đây bệnh nhân bị đau khớp gối trái. Khi vào cơ sở y tế, bệnh nhân được chẩn đoán viêm mủ khớp gối trái, viêm xương tủy đầu dưới xương đùi trái.

Giữa tháng 3 vừa qua, bệnh nhân đã phẫu thuật nạo vét xương chết, hút dịch mủ. Kết quả cấy mủ cho thấy bệnh nhân nhiễm tụ cầu vàng nên được chuyển đến Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị tiếp.

Theo các bác sĩ Khoa Nhi, trước khi bị bệnh, bệnh nhân có chơi đá bóng bị xây xước chân nhưng không để ý. Đây có thể là thời gian ủ bệnh tụ cầu vàng.

Người nhà bệnh nhân cho biết ban đầu con chỉ hơi đau, khó chịu. Khi bệnh nhân không duỗi được chân ra, gia đình chỉ nghĩ giãn dây chằng.

Tuy nhiên, sau 2 ngày bệnh nhân sưng đau nhiều hơn ở khớp gối trái, đau đến mức không chịu được, các khớp tay cũng sưng đỏ nên gia đình đưa vào bệnh viện ở địa phương điều trị.

Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết đây là trường hợp hiếm gặp vì bệnh nhân còn trẻ, nhưng bị nhiễm trùng nặng, viêm xương tủy do tụ cầu kháng thuốc. Hơn nữa đây là ổ nhiễm trùng sâu, ở trong xương nên cần nhiều thời gian để điều trị.

Dù bệnh nhân có tiến triển tốt nhưng vẫn cần quá trình điều trị và theo dõi lâu dài, đảm bảo phục hồi tốt nhất và tránh tái phát.

Để phòng tránh các nhiễm trùng da mô mềm, nhiễm trùng xương tủy do tụ cầu vàng và các vi khuẩn khác, bác sĩ khuyến cáo khi có các vết thương xây xát, hay mụn mủ phải được xử lý đúng cách.

Những trường hợp có biểu hiện sưng khớp như bệnh nhân trên phải đi tầm soát khám sớm, nếu để muộn có nguy cơ dẫn đến viêm mủ khớp, viêm xương tủy… Với bệnh nhân nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu vàng phải điều trị dứt điểm, không để tái phát.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nam thanh niên đột quỵ khi đang chơi cầu lông

Nam thanh niên 32 tuổi (ở Hà Nội) được bạn đưa đến Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng liệt nửa người trái và rối loạn ngôn ngữ.

Người bạn cho biết khi đang chơi cầu lông cùng nhau bất ngờ anh này xuất hiện tình trạng nói trên và được đưa đến bệnh viện ngay.

Nam thanh niên đột quỵ khi đang chơi cầu lông- Ảnh 1.

Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Đỗ Hằng

Cấp cứu 6 ca đột quỵ trẻ tuổi trong đêm

Theo PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đến bệnh viện trong “giờ vàng”, tức là sau 1 giờ khi có triệu chứng, nam thanh niên được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa phải.

Bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc tiêu huyết khối và thực hiện can thiệp tái thông mạch máu. Sau 30 phút can thiệp, động mạch não giữa phải được tái thông hoàn toàn.

“Nhờ đến viện sớm và được điều trị tái tưới máu tích cực bằng cả 2 phương pháp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết khối, nam bệnh nhân đã hồi phục gần như hoàn toàn. Đến thời điểm này, bệnh nhân có thể nói chuyện và đi lại bình thường, có thể quay trở lại với sân tập với các bạn của mình”- PGS Tôn nói.

Nam bệnh nhân 32 tuổi nói trên là 1 trong số 6 ca bệnh đều là người trẻ (dưới 42 tuổi) bị đột quỵ được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong cùng 1 đêm.

Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 32 tuổi được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người trái hoàn toàn và nói ngọng giờ thứ nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh giờ thứ nhất.

Nam thanh niên đột quỵ khi đang chơi cầu lông- Ảnh 2.

Nhiều bệnh nhân đột quỵ có biến chứng phức tạp

Ngoài ra, một bệnh khác là nam bệnh nhân 36 tuổi (quê ở Bắc Ninh, làm việc tại Phú Quốc) được chuyển đến trong tình trạng liệt nửa người, nói khó. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong.

“Đây là bệnh lý hiếm gặp của mạch máu não, thường xuất hiện ở người từ 30-50 tuổi. Dù đã được can thiệp nhưng bệnh nhân tiến triển chậm”- PGS Tôn đánh giá.

Tầm soát đột quỵ

Cũng theo PGS Tôn, đáng tiếc nhất là trường hợp nữ bệnh nhân 40 tuổi, chuyển từ tuyến dưới. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không dùng thuốc.

Trong ca làm việc ban đêm, bệnh nhân đột ngột đau đầu và hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện tuyến dưới, huyết áp của bệnh nhân lên tới 240/200 mmHg. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Nữ bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu não, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong.

Để phòng chống đột quỵ ở người trẻ tuổi, PGS Tôn khuyến cáo người trẻ cần thường xuyên vận động, tập thể dục, kiểm soát cân nặng, bỏ hút thuốc lá, ăn uống lành mạnh.

Tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ như: Tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, huyết áp…

Khi có các biểu hiện đột quỵ như chân tay yếu, nói khó, nói ngọng, đau đầu, chóng mặt… cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị trong “giờ vàng”.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh sởi, rubella tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố về việc tăng cường giám sát bệnh sởi, rubella.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc. Trong đó có 12 trường hợp mắc bệnh sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh, thành phố và 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố.

Bệnh sởi, rubella tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát- Ảnh 1.

Bệnh sởi gia tăng tại nhiều địa phương

Đặc biệt, tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vừa ghi nhận 1 chùm ca bệnh sởi tập trung ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi.

Để chủ động phòng chống dịch sởi/rubella, Viện Vệ sinh dịch tễ đề nghị Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát tích cực các trường hợp nghi sởi, rubella. Đồng thời điều tra, lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm. Đối với các tỉnh, thành phố tự xét nghiệm cần gửi kết quả về Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng nhấn mạnh việc duy trì công tác tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh sởi cho trẻ từ 9-12 tháng và vắc-xin sởi-rubella cho trẻ từ 18-24 tháng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng.

Liên quan đến chùm ca bệnh sởi tập trung tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 28-3, đoàn công tác Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đến Hà Tĩnh để cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đánh giá lại nguy cơ và đề xuất các giải pháp phòng chống dịch trong thời gian tới.

Tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cũng vừa thông báo ghi nhận ca mắc rubella đầu tiên trên địa bàn trong năm 2024. Đây là bé gái 7 tuổi và đã được tiêm chủng 2 mũi vắc-xin phòng bệnh rubella.

Rubella là bệnh truyền nhiễm lây qua đường không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho, người bệnh là nguồn lây chính.

Biểu hiện của bệnh gồm: Sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch vùng cổ, chấm sau tai…

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, thai chết lưu; đặc biệt, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi (bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điếc và chậm phát triển tinh thần), thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế yêu cầu cấp bách phòng, chống bệnh dại

Ngày 15-3, Bộ Y tế có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung trong Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại.

Bộ Y tế yêu cầu cấp bách phòng, chống bệnh dại- Ảnh 1.

Người dân đến tiêm vắc-xin phòng dại tại CDC Đồng Nai sau khi bị chó cắn

Đảm bảo đủ vắc-xin phòng bệnh dại

Chủ động giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn để hướng dẫn tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý ổ dịch kịp thời.

Tăng cường phối hợp liên ngành y tế và thú y để giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bị động vật nghi dại cắn.

Đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại. Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao; bố trí mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế ở các điểm tiêm vắc-xin phòng dại về các kỹ năng tư vấn, xử trí các trường hợp bị động vật cắn.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại; tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, nhất là tại các địa phương có trường hợp tử vọng do bệnh dại và có tỉ lệ tiêm phòng trên chó, mèo thấp.

Tăng cường công tác truyền thông trong trường học cho trẻ em, học sinh. Bố trí kinh phí để triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động phòng, chống bệnh dại trên người và động vật.

Bệnh dại tăng đột biến

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2023. Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do bệnh dại trên người là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng kịp thời, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như các biện pháp phòng bệnh còn hạn chế.

Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỉ lệ chó, mèo nuôi được tiêm vắc-xin phòng dại còn thấp, chỉ đạt khoảng 50% tổng đàn dẫn đến gia tăng số ca bệnh dại trên động vật.

Theo báo cáo từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2023 ghi nhận 347 ca bệnh dại trên động vật tại 31 tỉnh, thành phố; từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 45 ca tại 22 tỉnh, thành phố, tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

VNVC ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu từ 2 tháng tuổi

Ngày 23-2, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK (Anh) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc-xin thế hệ mới phòng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu nhóm B lần đầu tiên tại Việt Nam.

Vắc-xin não mô cầu nhóm B được phê duyệt tại 52 quốc gia, trong đó 14 nước đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia như Anh, Ý, Bồ Đào Nha… Vắc-xin có hiệu quả phòng bệnh viêm não mô cầu xâm lấn do vi khuẩn Neisseria meningitidis nhóm B lên đến 94%. Vắc-xin được sản xuất theo công nghệ hiện đại tiếp cận dựa trên hệ gen của vi khuẩn não mô cầu để phát triển vắc-xin (reverse vaccinology), chứa bốn thành phần kháng nguyên cung cấp khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao, bền vững và cho phép bao phủ chủng rộng.

Trước tình hình vắc-xin nhóm B, C của Cuba thường xuyên bị gián đoạn nguồn cung và tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 45 tuổi, việc đưa vào vắc-xin thế hệ mới tiêm sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 50 tuổi giúp người dân kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ và nhóm nguy cơ cao thường bị bỏ quên tiêm chủng như thanh thiếu niên, người lớn, người có bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, thận mãn tính… 

Tại lễ ra mắt, bà Elena De Angelis, Giám đốc Y khoa Quốc gia, Công ty GSK Việt Nam, cho biết GSK có lịch sử 140 năm phát triển vắc xin với sứ mệnh góp phần giảm thiểu bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Loại vắc xin mới này được đưa vào sử dụng tại Việt Nam kỳ vọng giảm thiểu tác động tàn khốc của bệnh viêm màng não do não mô cầu, đặt mục tiêu bảo vệ hơn một triệu trẻ sơ sinh Việt Nam khỏi căn bệnh này bằng vắc xin trong 5 năm tới.

Trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi cần tiêm 2 mũi cơ bản và một mũi nhắc lại. Trẻ từ 2 tuổi và người lớn đến 50 tuổi chỉ cần tiêm hai mũi. Vắc-xin viêm màng não nhóm B có thể tiêm đồng thời với các vắc-xin có thành phần bạch hầu, ho gà vô bào, uốn ván, Hib, bại liệt bất hoạt, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu và não mô cầu cộng hợp nhóm A, C, Y, W.

VNVC ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu từ 2 tháng tuổi- Ảnh 1.

Ngày 23-2, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK (Anh) ra mắt vắc-xin thế hệ mới phòng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu nhóm B. Ảnh: Mộc Thảo

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, bệnh viêm não mô cầu nhóm B là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, được thống kê là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất nước.

Bệnh có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ từ khi phát bệnh hoặc gánh nặng tàn tật suốt đời cho người sống sót như đoạn chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ… Chưa kể, các chi phí điều trị, chăm sóc, theo dõi các di chứng lâu dài rất tốn kém.

“Nhóm trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất, đặc biệt là nhóm dưới 5 tháng tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và mất dần kháng thể bảo vệ từ mẹ. Viêm màng não mô cầu nguy hiểm khi thường được phát hiện muộn do dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm thông thường. Trẻ càng nhỏ, các dấu hiệu càng khó nhận diện. Trước đây, các vắc-xin viêm màng não mô cầu chỉ được tiêm cho trẻ từ 6 tháng hoặc 9 tháng. Việc tiêm sớm vắc-xin mới cho trẻ ngay từ 2 tháng tuổi sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như di chứng nặng nề”, bác sĩ Chính phân tích.

VNVC ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu từ 2 tháng tuổi- Ảnh 2.

Trẻ em được tiêm vắc-xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới lần đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Mộc Thảo

Bác sĩ Chính lưu ý hiện vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ tiêm vắc-xin chưa cao dẫn đến người có miễn dịch phòng bệnh rất thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ người mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện triệu chứng là “người lành mang trùng” cao là nguồn phát tán mầm bệnh ra cộng đồng khó kiểm soát. Theo thống kê, có khoảng 10-20% người lành mang trùng trong dân số. Tỷ lệ người lành mang vi khuẩn có thể gia tăng lên đến 50% khi dịch bệnh xảy ra.

Để phòng bệnh do não mô cầu khuẩn, các chuyên gia khuyến cáo trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn, nhất là người mắc các bệnh lý mạn tính cần tiêm vắc-xin phòng ngừa sớm. Các nhóm huyết thanh phòng các chủng gây viêm màng não không phòng ngừa chéo, nên dù trẻ đã được chủng ngừa nhóm B vẫn có thể nhiễm nhóm A, C, Y và W nên cần tiêm đầy đủ cả 2 loại.

Theo bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC, việc ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B tiếp tục khẳng định nỗ lực thực hiện sứ mệnh của VNVC được đặt ra, đó là mang đến cho Việt Nam nhiều loại vắc-xin mới, vắc-xin quan trọng giống như các nước trên thế giới và dịch vụ tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý giúp trẻ em và người lớn tại Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, bảo vệ sức khỏe một cách đơn giản và tiết kiệm.

VNVC tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có nhiều loại vắc-xin thế hệ mới từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như: Imojev phòng viêm não Nhật Bản, Prevenar 13 phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, Menactra phòng Viêm màng não mô cầu ACYW, Boostrix phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván…

Năm 2024, VNVC dự kiến sẽ sớm đưa về Việt Nam nhiều loại vắc-xin quan trọng khác được hàng chục triệu người mong đợi như vắc-xin phòng bệnh Zona thần kinh, vắc-xin phòng sốt xuất huyết, vắc-xin phòng bệnh do virus hợp bào RSV…

Hiện VNVC đang có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng tham gia đặt giữ trước vắc-xin, hỗ trợ trả góp các gói vắc-xin không lãi suất, thủ tục đơn giản chỉ cần căn cước công dân giúp nhiều người dân, nhất là trẻ em được tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch, từ đó đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ly kỳ những ca giải cứu “cậu nhỏ”

Gần 15 năm công tác tại Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, thạc sĩ – bác sĩ Lê Vũ Tân đã trực tiếp giải cứu hàng trăm “cậu nhỏ” giúp các quý ông lấy lại “bản lĩnh đàn ông”. Ngoài công việc phẫu thuật đưa “thằng nhỏ” trở về “cuộc sống đời thường” thì bác sĩ cũng kiêm luôn tư vấn tâm lý để các đấng mày râu tự tin hơn trong đời sống vợ chồng.

1001 nguyên nhân tổn thương “cậu nhỏ”

Gãy “của quý”, tổn thương “cậu nhỏ” hay còn gọi là vỡ bao trắng thể hang. Hai tình huống thường gặp nhiều nhất là các bạn nam hay “tự xử” và quan hệ ở thế độc, lạ.

Nhiều bạn nam có thói quen “tự xử” và dùng tay bẻ “cậu nhỏ”. Do “anh ấy” bên trong có bao trắng có chức năng giúp “cậu” cương cứng nên khi bẻ quá mạnh thì bao trắng sẽ vỡ, máu thoát ra ngoài dẫn  đến bị sưng tím như “quả cà”. 

Ly kỳ những ca giải cứu "cậu nhỏ"- Ảnh 1.

Bác sĩ Lê Vũ Tân đã giải cứu hàng trăm “cậu nhỏ”

Nếu không phẫu thuật sẽ bị sưng nề và dẫn đến biến chứng, sơ hóa và bị cong. Cuối cùng là các bạn nam có nguy cơ dẫn đến rối loạn cương. Có nhiều bạn vô tư nghĩ bẻ không sao nghĩ bẻ như bẻ ngón tay vậy.

Trường hợp thứ hai là do nhiều bạn thích tư thế độc, lạ như thế “cỡi ngựa” nghĩa là khi quan hệ người nữ ngồi trên sẽ khiến cho “cậu nhỏ” bị gãy. Trong khi đó tư thế người nam chủ động thì ít gãy hơn, lời khuyên là người nam phải hết sức cẩn trọng trong tư thế lạ.

Bác sĩ Tân tư vấn về gãy “cậu nhỏ”

Đa phần những người nam lớn tuổi thường mắc cỡ bởi những “tai nạn” khó đỡ này. Khi vào bện viện họ sẽ nói dối với bác sĩ là bị té. Điều này bác sĩ dễ biết lắm vì hiếm có tai nạn nào dẫn đến bị gãy như vậy. Vì khi “cậu nhỏ” cương cứng mới bị gãy nên phải hỏi nhỏ họ khai thiệt để điều trị.

Ai rồi cũng phải khai với bác sĩ

Kỷ niệm khiến bác sĩ Lê Vũ Tân nhớ hoài đó là lần cấp cứu cho cụ ông hơn 80 tuổi. Ở tuổi “bên kia sườn dốc cuộc đời”, cụ ông A. mới gặp được tiếng sét ái tình với cô gái đôi mươi. Khi lâm trận, do ông háo hức bởi lần đầu gặp nên ông lao đến và kết quả là không trúng mục tiêu. Việc này khiến cậu nhỏ của ông bị trượt, gãy và đi cấp cứu.

Có những cụ lớn tuổi khi gặp nạn thì con cái đưa vào bệnh viện, do ngại với con nên cụ không chịu khai, bác sĩ đi tới đi lui và hiểu ý nên kêu con ông ra ngoài chờ. Lúc này, bác sĩ phải đấu tranh tâm lý, thậm chí dọa “nếu ông không khai thiệt tui sẽ không biết nguyên nhân để điều trị cho chính xác”. Khi đó, các cụ ông mới thều thào là gặp nạn khi “làm việc đó” với bạn tình. Có cụ còn dặn dò: “Nhờ bác sĩ nói với con tui là tui bị bệnh khác, đừng có nói tui bị gãy chúng nó cười tui chết”.

Ly kỳ những ca giải cứu "cậu nhỏ"- Ảnh 2.

Các cụ già thường ngại khi bị gãy và không nói nguyên nhân

Thông thường khi các quý ông điều trị xong, bác sĩ khuyên chỉ kiêng cử gần gũi vợ một tháng nhưng nửa năm các ông vẫn để vợ chăn đơn gối chiếc vì ám ảnh. Chịu không thấu, vợ ông R.Y. (SN 1980) đã dẫn chồng đến gặp bác sĩ để trình bày. Lúc này, ông Y. mới thổ lộ là “Bác sĩ ơi tui bị ám ảnh tui không dám nữa”.

“Gặp những ca lo sợ, ám ảnh như thế này bác sĩ làm luôn tư vấn tâm lý, động viên, cho thêm thuốc điều trị rối loạn cương để cho cả hai vợ chồng ổn định lại. Nhờ vậy mà nhiều ông đã bớt sợ và lấy lại bản lĩnh, phong độ như hồi trước” – bác sĩ Lê Vũ Tân chia sẻ.

Cũng có những ca cấp cứu đến từ “những tấm chiếu mới” khi khổ chủ là các tân lang vừa mới trải qua đêm tân hôn nồng cháy. Đứt dây thắng thường đến từ các chàng trai chưa có kinh nghiệm lâm trận dẫn đến tai nạn.

Ly kỳ những ca giải cứu "cậu nhỏ"- Ảnh 3.

Bác sĩ Lê Vũ Tân tư vấn cho một cặp đôi về sức khỏe sinh sản

Có trường hợp cặp đôi mới cưới thường mặn nồng mãnh liệt dẫn đến bị đứt dây thắng “cậu nhỏ” dẫn đến chảy máu rất nhiều nên các anh chị hốt hoảng chạy vào bệnh viện. Trong trường hợp này, cặp đôi không nên hốt hoảng mà dùng bông gòn hoặc gạc y tế đè vào chỗ chảy máu, dùng tay đè chặt rồi vào cơ sở y tế gần nhất.

Không nên tự ý cắt bao quy đầu, dễ dẫn đến biến chứng

Trong khi người lớn thường “quanh co” nói bị té thì các cháu nhỏ thành thật hơn, nguyên nhân thế nào thì các em khai thế ấy. Trường hợp em H. (15 tuổi) cũng khiến các bậc cha mẹ chú ý hơn, trò chuyện nhiều hơn để con đỡ ngại.

Em H. ở chung với gia đình, căn nhà hơi nhỏ, không có phòng riêng nên khi buổi sáng “cậu nhỏ” thường dựng đứng. Do em ngượng ngùng, sợ người khác thấy nên dùng tay đè xuống nhằm giấu đi dẫn đến bị gãy.

Bác sĩ Lê Vũ Tân cho biết nếu những tai nạn dạng này ở nước ngoài gãy là do quan hệ tình dục còn ở Việt Nam phần lớn ghi nhận là do tự bẻ, một số trường hợp bị trượt khi vào việc.

 Khuyến cáo của bác sĩ là khi gặp những tổn thương “cậu nhỏ” hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện có uy tín để bác sĩ giải quyết. Nếu bị đứt dây thắng ra máu nhiều đừng hoảng loạn mà hãy bình tĩnh băng bó vết thương và vào bệnh viện.

Không tự ý cắt bao quy đầu

Một điều đáng báo động là hiện nay nhiều thanh niên bị tổn thương “của quý” do tự ý mua máy cắt bao quy đầu hoặc đến cơ sở spa, cơ sở không uy tín để phẫu thuật.

“Các em lên mạng mua máy cắt bao quy đầu, xem trên mạng chỉ dẫn cách cắt rồi tự cắt mà không cần vô trùng thiết bị dẫn đến tổn thương. Hoặc các em đến những cơ sở không uy tín, tiệm xăm để phẫu thuật. Các cơ sở này có thể thiết bị không được vô khuẩn, không chăm sóc đạt chuẩn dẫn đến biến chứng, nhiễm trùng, “cậu nhỏ” trở nên xấu xí. Một ca cắt bao quy đầu không quá đắt nên các em cần đến bệnh viênh để được tư vấn cặn kẽ rồi quyết định” – bác sĩ Lê Vũ Tân khuyến cáo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Virus tay chân miệng B5 ở Việt Nam khác biệt so với toàn cầu

Theo bài công bố trên tạp chí y học Emerging Infectious Diseases số tháng 2-2024 của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, làn sóng bệnh tay chân miệng với nhiều ca nặng ở Việt Nam vừa qua do sự “tái xuất” của dòng virus độc lực cao EV-A71 với 2 phân nhóm B5 và C1.

B5 và C1 đều có nguồn gốc từ EV-A71 mới du nhập vào Việt Nam theo kết quả phân tích phát sinh loài. Trong đó, B5 chiếm ưu thế và nhiều trẻ lớn bị ảnh hưởng hơn so với các đợt bùng phát trước.

Ngoài ra, B5 có thể đại diện cho một dòng mới nổi do đột biến không đồng nghĩa đặc trưng bởi sự thay thế axit amin (S17G) duy nhất ở VP1 và vì chúng tạo thành một dòng khác biệt trong cây phát sinh gene B5 toàn cầu.

Virus tay chân miệng B5 ở Việt Nam khác biệt so với toàn cầu- Ảnh 1.

Điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng nặng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 – Ảnh: HẢI YẾN

Nghiên cứu tiến hành trên 101 trong số 659 trẻ mắc tay chân miệng được đưa vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) trong 6 tháng đầu năm 2023, có sự đồng ý tham gia bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Nhiều kỹ thuật đã được thực hiện bao gồm xét nghiệm để xác định dòng virus tay chân miệng các bệnh nhi mắc, giải trình tự toàn bộ bộ gene 16 mẫu dương tính với B5, phân tích phát sinh loài…

Đợt bùng phát tay chân miệng năm 2023 ngoài liên quan đến sự tiến hóa của mầm bệnh còn do sự tích lũy đủ số lượng trẻ nhỏ nhạy cảm trong quần thể.

Điều này có thể liên quan đến những năm đại dịch COVID-19 với nhiều biện pháp phòng bệnh hô hấp được triển khai, vốn cũng ngăn việc lây lan tay chân miệng.

Theo các tác giả, vẫn cần nghiên cứu thêm về phân nhóm EV-A71 B5 này, cũng như tăng cường giám sát EV-A71 để có thêm thông tin nếu xảy ra bùng phát ở Việt Nam hay các nơi khác trong tương lai.

Công trình dẫn đầu bởi TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM; cùng các cộng sự từ Sở Y tế TP HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU – Anh, đặt tại TP HCM), Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y dược TP HCM và Đại học Oxford (Anh).

Nghiên cứu cũng có sự tài trợ bởi tổ chức Wellcome Trust (Anh).

Virus tay chân miệng EV-A71 là dòng độc lực cao hơn các loại Coxsackievirus thường gây ra các đợt dịch hàng năm. Phân nhóm C4 của EV-A71 từng gây ra một đợt dịch tay chân miệng nặng với nhiều ca tử vong ở trẻ nhỏ vào năm 2011.

Trong khi đó, đợt dịch tay chân miệng 2023 ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp cho đến những tháng cuối năm.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, có khoảng 12.500 ca tay châm miệng được ghi nhận, trong đó có 7 ca tử vong. Trong đó 42,7% số ca mắc và tất cả 7 ca tử vong rơi vào tháng 6-2023.

Trao đổi với Báo Người Lao Động mới đây, BS Trương Hữu Khanh, cố vấn khối Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết tình hình dịch bệnh này hiện đã lắng xuống.

Đợt cao điểm tiếp theo của bệnh tay chân miệng theo thông lệ hàng năm sẽ đến vào khoảng tháng 4-5.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lý do nam sinh lớp 12 nhét đoạn dây điện 26 cm vào “cậu nhỏ”

Ngày 13-1, bác sĩ Bùi Hoàng Thảo, Phó trưởng Khoa Khoa Ngoại tiết niệu – Đơn nguyên Nam học, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết cách đây 2 ngày bệnh viện tiếp nhận trường hợp nam sinh 17 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện với tâm lý lo sợ, hoang mang, đau vùng hạ vị, đi tiểu ra máu.

Nam sinh này cho biết cách thời điểm nhập viện 2 ngày đã xem một video thực hiện thử thách nhét dị vật vào niệu đạo trên mạng xã hội và làm theo.

Lý do nam sinh lớp 12 nhét đoạn dây điện 26 cm vào "cậu nhỏ"- Ảnh 1.

Đoạn dây điện được lấy ra từ niệu đạo. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

“Bệnh nhân cho biết trên mạng xã hội có nhiều thử thách khác nhau, vì muốn khám phá giới hạn của bản thân nên đã lựa chọn và thực hiện việc dùng dây điện có lõi đồ, thắt nút nhét vào niệu đạo. Một ngày sau, nam sinh này thấy đau bàng quang, đi tiểu ra máu. Lo lắng, bệnh nhân đã thú thật với bố và được đưa đến bệnh viện”- bác sĩ Thảo chia sẻ.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy một đoạn dị vật tương đối dài nằm trong bàng quang của bệnh nhân. Do dị vật đã đi vào bàng quang nên bệnh nhân không bị bí tiểu nhưng lại gây trầy xước bàng quang và niệu đạo dẫn tới tiểu máu.

Ngay sau đó, nam sinh này được đưa lên phòng mổ nội soi để gắp dị vật. Trong ca mổ, các bác sĩ phát hiện dị vật là đoạn dây điện màu đen nằm kẹt bên trong bàng quang.

Đoạn dây điện này được thắt nút nên các bác sĩ phải gỡ bỏ nút thắt trước rồi mới có thể lấy dị vật ra khỏi cơ thể. Sau khoảng 20 phút, dị vật được lấy ra là đoạn dây điện dài đến 26 cm.

Lý do nam sinh lớp 12 nhét đoạn dây điện 26 cm vào "cậu nhỏ"- Ảnh 2.

Bác sĩ đang tư vấn cho nam sinh trong quá trình điều trị. Ảnh: Nguyễn Đình

Nhiều nam sinh nhập viện sau “thử thách”

Theo bác sĩ Thảo, bệnh nhân rất may mắn vì dù đoạn dây rất cứng và dài nhưng thương tổn chỉ mới dừng ở mức trầy xước, xuất huyết và chưa gây đứt, rách niệu đạo hoặc các biến chứng nghiêm trọng hơn.

“Thử thách nhét dị vật vào niệu đạo có thể gây trầy xước niệu đạo dẫn đến chảy máu. Bên cạnh đó, đoạn dây điện bẩn sẽ khiến niệu đạo bị nhiễm trùng, nặng hơn là nhiễm trùng bàng quang, bể thận, thậm chí nhiễm khuẩn huyết gây nguy hiểm tính mạng”- bác sĩ Thảo cảnh báo.

Các bác sĩ cũng cho biết thời gian gần đây những thử thách độc hại, nguy hiểm như trên đang được lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ đã làm theo dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Trước đó ít ngày, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tiếp nhận một nam sinh 16 tuổi, nhập viện cấp cứu vì nhét một đoạn ống nhựa mềm có lỗ vào niệu đạo. Ngoài ra, bác sĩ từng lần tiếp nhận một số trường hợp nhét đũa vào niệu đạo sau khi xem các thử thách trên mạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bác sĩ lôi 40 cm keo nến mắc kẹt trong “cậu nhỏ”

Ngày 12-1, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết Khoa Nam học của bệnh viện vừa tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân 50 tuổi, tự nhét một thanh keo nến (keo silicon) dài 40 cm vào “cậu nhỏ”.

Bệnh nhân cho biết sau khi uống rượu đã nhét thanh keo nến vào niệu đạo để tạo khoái cảm nhưng không may thanh keo này bị đẩy vào quá sâu, dẫn đến mắc kẹt, không tự lấy ra được.

Bác sĩ lôi 40 cm keo nến mắc kẹt trong "cậu nhỏ"- Ảnh 1.

Những đoạn nến lấy ra từ “cậu nhỏ” của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Người bệnh đến bệnh viện trong tình trạng tiểu khó, tiểu buốt và tiểu ra máu. Qua thăm khám, dựa trên các xét nghiệm siêu âm và phim chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện ra một đoạn keo nến cuộn trong bàng quang và một phần tại niệu đạo.

Bác sĩ đã nhanh chóng nội soi bàng quang và lấy được một cây keo nến đã bị gãy thành 3 đoạn, với tổng chiều dài 40 cm.

Trong khi thực hiện lấy bỏ dị vật ra ngoài, bác sĩ nhận thấy niêm mạc bàng quang và niệu đạo đã có hiện tượng viêm đỏ. Một vài điểm có tổn thương niêm mạc niệu đạo.

Nguy cơ tổn thương “cậu nhỏ”

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Đạt, Khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, niêm mạc niệu đạo rất nhạy cảm và dễ tổn thương, thường gây ra biến chứng hẹp niệu đạo.

Nếu dị vật bị nhét vào niệu đạo, bàng quang mà không được can thiệp kịp thời, dị vật sẽ gây viêm dính, loét niệu đạo, rò niệu đạo, nhiễm khuẩn, thậm chí áp xe vùng sinh dục… gây ra những hệ lụy nặng nề.

Bác sĩ lôi 40 cm keo nến mắc kẹt trong "cậu nhỏ"- Ảnh 2.

Đoạn nến lấy ra từ “cậu nhỏ” của bệnh nhân dài tới 40 cm

“Việc tự đưa các dị vật vào niệu đạo qua đường dương vật tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như: Nhiễm trùng, chảy máu và nguy cơ tổn thương gây hẹp niệu đạo. Hậu quả lâu dài về sau, bệnh nhân sẽ tiểu khó, bí tiểu và điều trị khó khăn, chi phí tốn kém. Thậm chí có thể gây thủng niệu đạo”- bác sĩ Đạt cảnh cáo.

Đa phần các trường hợp trên, sau can thiệp lấy dị vật, bệnh nhân cần được hỗ trợ điều trị thêm về tâm lý.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thân vợt cầu lông găm vào đầu khiến bé 6 tuổi phù não

Tối 31-12, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Pi Doanh, Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), cho biết các bác sĩ tại đây vừa điều trị thành công cứu bé B.T.Y.N (6 tuổi, ngụ Bình Phước) bị thân vợt cầu lông găm vào đầu.

Thân vợt cầu lông găm vào đầu khiến bé 6 tuổi phù não- Ảnh 1.

Kết quả CT-scan ghi nhận bé tổn thương xuyên thấu qua não từ phía trước đỉnh đầu xuyên ra đến phần tiểu não phía sau, gây xuất huyết dưới màng cứng và trong não lượng nhiều, chèn ép và phù não.

Theo đó, bé N. được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng hôn mê sâu, có vết thương trước đỉnh đầu đã được khâu. Sau khi thăm khám, xét nghiệm, kết quả CT-scan ghi nhận bé tổn thương xuyên thấu qua não từ phía trước đỉnh đầu xuyên ra đến phần tiểu não phía sau, gây xuất huyết dưới màng cứng và trong não lượng nhiều, chèn ép và phù não.

Nhanh chóng, ekip bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để lấy máu tụ và mở sọ giải áp.

Hiện sau 10 ngày, phẫu thuật cấp cứu và tích cực điều trị, bệnh nhi đang hồi phục, mở mắt và cử động tay chân tự nhiên.

“Mặc dù có dấu hiệu phục hồi tốt nhưng chắc chắn sẽ có di chứng về thần kinh do não đã tổn thương nặng, bé chưa nói được và còn yếu ½ người trái” – bác sĩ Doanh chia sẻ.

Chia sẻ lại sự việc vụ tai nạn, anh B.M.V. (ba của bé N.) cho biết thời điểm xảy ra tai nạn anh không có ở hiện trường. Tuy nhiên, được mọi người kể lại, thời điểm đó, bé đứng trước nhà xem các anh chị đánh cầu lông.

Bất ngờ, phần thân vợt rời khỏi tay cầm, bay vút lên và rơi xuống đầu bé. Bé được mọi người đưa đến bệnh viện tuyến dưới sơ cứu và chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Doanh nhấn mạnh đây là tai nạn sinh hoạt hy hữu nhưng vô cùng nguy hiểm. “Phụ huynh cần cảnh giác trước các vật dụng có thể khiến trẻ dễ bị thương. Để tránh xảy ra trường hợp tương tự như trên, trước khi chơi cầu lông, phụ huynh nên kiểm tra dụng cụ thật kỹ rồi mới sử dụng” – bác sĩ Doanh khuyến cáo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cần Thơ: Bé trai đau đớn, hoảng loạn vì lưỡi câu móc vào mắt

Chiều 27-12, Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ cho biết đã gắp thành công lưỡi câu móc vào mắt bé trai.

Trước đó một ngày, trong lúc đùa giỡn thì P.V.M (11 tuổi; ngụ tại TP Cần Thơ) bị lưỡi câu móc vào mắt gây nguy hiểm, phải đi cấp cứu trong tình trạng mắt đau nhức dữ dội kèm theo tâm lý hoảng loạn.

Cần Thơ: Bé trai đau đớn, hoảng loạn vì lưỡi câu móc vào mắt- Ảnh 1.

Bác sĩ CKII Trần Văn Kết, Giám đốc bệnh viện Mắt Sài Gòn Cân Thơ, trực tiếp thăm khám và lấy dị vật cho bệnh nhân

Cần Thơ: Bé trai đau đớn, hoảng loạn vì lưỡi câu móc vào mắt- Ảnh 2.
Cần Thơ: Bé trai đau đớn, hoảng loạn vì lưỡi câu móc vào mắt- Ảnh 3.

Hình ảnh móc câu trước và sau khi được gắp ra khỏi mắt bé trai ở TP Cần Thơ

Sau khi đến Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cân Thơ, M. lập tức được tiếp nhận và tiến hành điều trị nhanh chóng.

Qua thăm khám, bác sĩ đã xác định tình trạng lưỡi câu móc vào mi dưới, có nguy cơ tổn thương giác mạc nếu không được điều trị kịp thời, xử lý bằng cách gắp lấy móc câu ra khỏi mi mắt.

Quá trình gắp dị vật được bác sĩ CKII Trần Văn Kết, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, trực tiếp thực hiện.

Sau khi gắp lấy lưỡi câu, bệnh nhân được xuất viện và được bác sĩ khuyến cáo nên tiêm ngừa bệnh uốn ván để bảo đảm an toàn cho bé.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm đẹp với sản phẩm bằng axit, người phụ nữ nhập viện cầu cứu

Chị N. tự làm đẹp rồi nhập viện cầu cứu trong tình trạng mặt sưng phù, mắt híp, căng da, đỏ bóng…

Trước đó, do thấy da mặt sần sùi, xuất hiện chấm đen, chị N. mua sản phẩm tái tạo da bằng axit trên mạng – với quảng cáo sẽ là trẻ hóa, xóa nếp nhăn, thâm nám – về tự làm đẹp. Liệu trình 3 lần cách nhau 2 tuần và chị không rõ gì về các thành phần trong sản phẩm.

Làm đẹp với sản phẩm bằng axit, người phụ nữ nhập viện cầu cứu - Ảnh 1.

Mặt chị N. bị biến dạng nặng, sưng phù, híp mắt sau khi làm đẹp bằng sản phẩm làm bằng axit

Lúc mới làm, da mặt chị N. trở nên tươi tắn, mềm mịn ngay, đến lần thứ 2 thì bắt đầu nổi mẩn đỏ li ti. Chị dùng serum làm dịu thì tình trạng có cải thiện. 

Tuy nhiên, ở lần thứ 3 thì da chị nóng rát, đỏ khắp mặt. Chị đắp mặt nạ làm mát nhưng mặt trở nên sưng phù.

TS-BS Đặng Thị Ngọc Bích, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ da – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xác định chị N. bị bỏng da do peel da (tái tạo da bằng hóa chất) quá liều và thời gian cho phép (thông thường từ 3 – 10 phút nhưng chị làm trong 8 giờ).

Bệnh nhân được trấn an tinh thần, bôi thuốc làm dịu da ngay lập tức. Cảm giác nóng rát giảm hẳn, chị tiếp tục dùng thuốc để hết sưng tấy, tìm lại dung mạo trước khi bị biến dạng.

“Peel da vốn sử dụng axit để phá hủy tế bào ngoài cùng của da. Lớp da này sẽ được tái tạo tự nhiên. Tuy nhiên, không phải làn da nào cũng có thể peel. Dịp lễ Noel, nghỉ Tết sắp đến, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ càng gia tăng song cần cẩn trọng khi lựa chọn sản phẩm phù hợp” – bác sĩ Bích khuyến cáo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chảy máu mũi ồ ạt, chàng trai bưng xô hứng, chạy vào bệnh viện cầu cứu

Chiều tối 22-3, TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, cho hay vừa cấp cứu một trường hợp hy hữu: Bị chảy máu mũi không cầm được.

Bệnh nhân là anh N.D.T. (25 tuổi, ở Cần Thơ, làm về công nghệ thông tin), vào viện trong tình trạng tay cầm chiếc xô hứng máu mũi đang chảy ồ ạt, không có cách nào cầm lại.

Chảy máu mũi ồ ạt, chàng trai bưng xô hứng, chạy vào bệnh viện cầu cứu - Ảnh 1.

Nam bệnh nhân may mắn được bác sĩ xử trí cầm máu kịp thời sau sự cố sức khỏe hy hữu

Sau khi xác định nguyên nhân, các bác sĩ can thiệp DSA khẩn cấp tắc mạch bằng keo, xử trí được sự cố cho bệnh nhân. Sau đó, anh T. không còn bị chảy máu, đường thở trở lại bình thường.

Anh T. chưa hết sốc về sự cố sức khỏe vì không hề có dấu hiệu báo trước. Buổi sáng, anh vừa ngủ dậy thì tự nhiên máu mũi tuôn ồ ạt. Anh làm mọi cách cũng không thể cầm máu nên khẩn cấp chạy vào bệnh viện cầu cứu.

Theo BS CK2 Ngô Minh Tuấn (người trực tiếp can thiệp), anh T. bị vỡ dị dạng mạch máu mũi xoang hiếm gặp, đồng thời có tình trạng tăng huyết áp ở người trẻ.

“Chảy máu mũi ồ ạt có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân này rất may mắn được xử trí kịp. Chảy máu mũi mà làm hết cách không cầm được thì cần nhớ ngay đến can thiệp DSA” – bác sĩ Chí Cường thông tin.

NGUYỄN THẠNH

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ bệnh nhân tử vong sau khi nâng ngực tại Bệnh viện 1A

Ngay sau chỉ đạo qua đường dây nóng đối với vụ việc bệnh nhân 32 tuổi tử vong sau khi nâng ngực xảy ra tại Bệnh viện 1A , ngày 21-3, Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế tiếp tục có Công văn khẩn gửi Sở Y tế TP HCM đề nghị khẩn trương xác minh, làm rõ các thông tin, phản ánh nêu trên và có biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có) về trường hợp một nữ bệnh nhân tử vong khi phẫu thuật nâng ngực tại Bệnh viện 1A.

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, đề nghị Sở Y tế TP HCM khẩn trương xác minh, làm rõ các thông tin, phản ánh nêu trên và có biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có). Khẩn trương báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám chữa bệnh) và công khai kết quả xác minh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ bệnh nhân tử vong sau khi nâng ngực tại Bệnh viện 1A - Ảnh 1.

Sau khi xảy ra sự việc, Công an quận Tân Bình, TP HCM đã đến làm việc tại Bệnh viện 1A – Ảnh: H.Yến

Đồng thời, Sở Y tế TP HCM cần tiếp tục tăng cường kiểm tra, thanh tra và tuyên truyền giáo dục về pháp luật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện nghiêm việc khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định. Báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) trước ngày 25-3.

Trước đó, xảy ra sự cố y khoa khiến nữ bệnh nhân N.T.N.N. (32 tuổi, quê ở Đồng Tháp) tử vong khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện 1A (Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, địa chỉ 542 Lý Thường Kiệt, Phường 7, quận Tân Bình).

Ngay sau đó, qua đường dây nóng, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu bệnh viện báo cáo nhanh sự việc.

Theo báo cáo này, bệnh nhân N.T.N.N. (32 tuổi, quê Đồng Tháp) bị thiểu sản ngực (ngực nhỏ) hai bên, có yêu cầu phẫu thuật tạo hình ngực và được bác sĩ Nguyễn Văn Thiết giới thiệu đến Bệnh viện 1A khám, thực hiện phẫu thuật.

Bệnh nhân được thăm khám, xét nghiệm tiền phẫu theo quy trình của bệnh viện. Phương pháp điều trị là phẫu thuật tạo hình ngực bằng túi gel; phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản.

Bác sĩ phẫu thuật là Nguyễn Văn Thiết, có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp bổ sung phạm vi khám chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, có hợp đồng lao động với Bệnh viện 1A.

Bác sĩ gây mê hồi sức là Võ Văn Tuấn, có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh chuyên khoa gây mê hồi sức, có hợp đồng lao động với Bệnh viện 1A.

D.Thu – L.Hảo

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

close(x)
close(x)