May 20, 2024

Bé gái cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu

Sáng 17-5, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á-Tây Ninh cho hay vừa tiếp nhận cấp cứu bé gái 4 tuổi bị cây bút đâm vào vùng đầu.

Bé gái cấp cứu với cây bút còn ghim trong đầu- Ảnh 1.

Cây bút còn ghim trong đầu bé gái được các bác sĩ rút ra

Gia đình cho biết tai nạn xảy ra trong lúc bé đang chơi đùa té và bị cây bút bi đang cầm đâm vào vùng thái dương, trán phải. Ngay sau đó, bé được đưa đi cấp cứu trong tình trạng dị vật còn ghim trong đầu.

Tại Khoa Cấp cứu, bé được nhanh chóng sơ cứu vết thương và thực hiện cận lâm sàng. Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy bệnh nhi bị nứt bản sọ ngoài trán phải do dị vật nhọn. Ngay lập tức, bệnh nhi được mổ cấp cứu, cây bút được rút ra an toàn. May mắn dị vật không gây tổn thương động mạch.

BS Đào Văn Bách, Khoa Ngoại Thần kinh-Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á- Tây Ninh, cho biết sau phẫu thuật, bệnh nhi đã qua nguy kịch, được tiếp tục điều trị và theo dõi sát sau hậu phẫu.

“Gần đây, bệnh viện thường tiếp nhận cấp cứu nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn do các vật cứng, sắc nhọn như kéo, đũa, que, bút đâm. Khi xảy ra, phụ huynh cần bình tĩnh đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để xử trí kịp thời, tuyệt đối không rút vật nhọn ra vì điều này có thể sẽ gây mất máu, dẫn đến tử vong.”-bác sĩ Bách khuyến cáo.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

“Cơn bão giáp” khiến người phụ nữ tưởng chừng không qua khỏi

Trưa 16-5, Bệnh viện Gia An 115 TP HCM cho biết vừa cứu sống nữ bệnh nhân sau 1 tháng chống chọi với bệnh cường giáp kịch phát cộng hàng loạt biến chứng nặng nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim cấp, suy đa cơ quan (tim, gan, thận)…

"Cơn bão giáp" khiến người phụ nữ tưởng chừng không qua khỏi- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân cả tháng chống chọi bệnh cường giáp kịch phát trước khi phục hồi

Bệnh nhân là bà B.C.Đ (65 tuổi, ở quận 11), nhập viện cấp cứu tại một bệnh viện trên địa bàn TP do đau bụng, tiêu chảy kèm sốt cao, được chẩn đoán viêm dạ dày – ruột và điều trị nội khoa nhưng không bớt. Sau đó, tình trạng bà Đ. trở nặng, tiêu chảy vẫn tiếp diễn và được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng nguy kịch.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim cấp, nhiễm trùng huyết, đường ruột, đái tháo đường type 2 có nhiễm toan ceton, tăng huyết áp và suy thận cấp, tiên lượng rất nặng. Người bệnh ngay lập tức được cho thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (ICU).

Dù được điều trị tích cực, theo dõi sát sao, lọc máu liên tục… nhưng bệnh nhân vẫn nguy kịch, thở gấp (40 lần/phút), sốt cao, rối loạn nhịp, suy đa cơ quan, hôn mê… Nghi ngờ các triệu chứng của một “cơn bão giáp” (cường giáp kịch phát), các bác sĩ khẩn cấp kiểm tra và kết quả cho thấy bệnh nhân bị cường giáp nặng.

“Cơn bão giáp” thường hiếm khi xảy ra nhưng là tình trạng cấp cứu nghiêm trọng đe dọa tính mạng của người bệnh. Nguy cơ tử vong càng cao hơn khi bệnh nhân cao tuổi, lại đang ở trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác.

Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ quyết định thực hiện lọc máu liên tục (CRRT) kết hợp thay huyết tương (TPE), theo dõi 24/24…

Theo ThS.BSCKII Trần Thanh Sang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc-Bệnh viện Gia An 115, sau nhiều ngày điều trị tích cực, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, các tình trạng bão giáp, nhiễm trùng, toan ceton đều tạm ổn, các tổn thương cơ quan trong cơ thể phục hồi và được xuất viện.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Nhiều người trẻ còn chủ quan với bệnh tăng huyết áp

Dù bệnh tăng huyết áp khá phổ biến nhưng ở giai đoạn đầu thường rất ít triệu chứng, đặc biệt là người trẻ thường được phát hiện khi đo huyết áp trong lúc khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe định kỳ.

Không có triệu chứng ban đầu

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết một kết quả khảo sát trên 25.000 người từ 18 tuổi trở lên của Hội Tim mạch TP HCM cho thấy có 1/3 trường hợp không biết bản thân bị tăng huyết áp; 1/3 trường hợp mắc bệnh nhưng không điều trị, số trường hợp điều trị và kiểm soát huyết áp còn chưa cao.

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), thăm khám cho người bệnh tăng huyết áp bị biến chứng tim mạch phải điều trị nội trú

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), thăm khám cho người bệnh tăng huyết áp bị biến chứng tim mạch phải điều trị nội trú

GS-TS-BS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết thêm Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ đột quỵ do biến chứng của tăng huyết áp ở mức cao, nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp hoặc chủ quan với bệnh.

Đáng chú ý, thời gian qua, tại một số bệnh viện lớn ở TP HCM tiếp nhận nhiều trường hợp từ 25-35 tuổi đột quỵ, xuất huyết não, trong đó, nhiều trường hợp có nguyên nhân do bị tăng huyết áp nhưng không biết bệnh hoặc chủ quan. 

Anh T.M.T (30 tuổi, ngụ Bình Phước) phát hiện tăng huyết áp cách đây 2 năm. Anh T. cho biết anh tình cờ phát hiện tăng huyết áp trong một lần khám bệnh để học lái xe. Anh T. cho biết thêm sau khi phát hiện bệnh, anh được bác sĩ thăm khám chuyên sâu để tìm nguyên nhân gây bệnh. Kết quả, anh bị bệnh liên quan tuyến thượng thận. Đến nay, bệnh thận anh điều trị ổn định nên không còn xuất hiện tình trạng tăng huyết áp. 

Còn anh N.H (35 tuổi) dù cũng được phát hiện mắc bệnh tăng huyết áp nhưng anh H. không tìm được nguyên nhân liên quan đến bệnh lý khác. Từ khi phát hiện bệnh đến nay, anh phải uống thuốc định kỳ để giúp huyết áp ổn định. 

Bác sĩ Thượng Thanh Phương cho biết đối với người lớn tuổi mắc bệnh tăng huyết áp có đến 90% trường hợp không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, khi một người trẻ tuổi (dưới 30 hoặc 40) được chẩn đoán tăng huyết áp thì bác sĩ sẽ phải tìm nguyên nhân. Bởi người trẻ mắc huyết áp thường liên quan đến một số bệnh lý về thận, nội tiết (tuyến thượng thận, tuyến giáp…), hẹp van động mạch chủ… Nếu tìm được nguyên nhân thì tùy thuộc vào từng bệnh lý sẽ có chiến lược điều trị thích hợp. Trong trường hợp nếu tìm hết các nguyên nhân không phát hiện thì người trẻ đó mới được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp và phải uống thuốc dài hạn.

Không bỏ điều trị khi huyết áp ổn định

BSCK1 Lâm Tấn Phong, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết thông thường khi đo trị số huyết áp cao > 140/90 mmHg với nhiều lần đo trong nhiều ngày, lúc này, có thể xem là bị cao huyết áp. Nếu huyết áp không cao lắm tức khoảng 140/90-150/95 mmHg và tình trạng chung tốt, không mắc các bệnh khác làm xấu thêm tình trạng tim mạch, lúc này, có thể không dùng thuốc mà cần phải điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, nếu huyết áp cao hơn hoặc không cải thiện thì có thể xem xét điều trị thuốc ngay sau khi cân nhắc cẩn thận.

Bác sĩ Phong lưu ý thêm điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời. Vì vậy, khi huyết áp đã trở về gần bình thường không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị tiếp tục vì huyết áp gia tăng trở lại khi ngưng thuốc. Ở người lớn tuổi, bác sĩ điều trị thường cho thuốc hạ áp với liều khởi đầu chỉ bằng nửa liều người trẻ vì người già dễ tụt huyết áp do thuốc hơn. Đặc biệt, ngoài điều trị huyết áp, cần lưu ý điều trị các yếu tố nguy cơ khác kèm theo như tiểu đường, tăng lipid máu…

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đặc biệt ở người trẻ cần có lối sống lành mạnh (không hút thuốc, rượu bia, hạn chế thức khuya; tập luyện thể thao thường xuyên từ 30-45 phút…). Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống như giảm ăn mặn (<6g natri chlorua/ngày), giảm mỡ, giảm đường (nếu có tiểu đường), tăng cường chế độ ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ…; nghỉ ngơi, giải trí hợp lý sau khi làm việc. 

Dễ dẫn tới vỡ mạch máu

Bác sĩ Thượng Thanh Phương cho biết nếu không tìm nguyên nhân tiềm tàng thì hậu biến chứng cơ quan đích ngày càng nhiều. Bởi tăng huyết áp khiếp áp lực trong lòng mạch máu cao sẽ dễ bể. Trường hợp nếu không bể thì mặt trong lòng mạch máu chịu áp lực cao sẽ bị tổn thương. Lúc này, cholesterol bám vào các tổn thương, lâu dài khiến chít hẹp lòng mạch máu dẫn đến thiếu máu, nhồi máu, đột quỵ… Bên cạnh đó, khi tưới máu tạng phủ với áp lực cao cũng sẽ dễ gây suy tim, suy thận…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

AstraZeneca thu hồi vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu: Việt Nam còn bao nhiêu liều?

Hãng dược AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vắc-xin COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới.

AstraZeneca thu hồi vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu: Việt Nam còn bao nhiêu liều?- Ảnh 1.

Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.

AstraZeneca cho biết họ đã bắt đầu thu hồi vắc-xin ngừa COVID-19 trên toàn thế giới do “dư thừa các loại vắc-xin cập nhật sẵn có” kể từ sau đại dịch.

Tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vắc-xin COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó nước ta đã tiếp nhận vắc-xin AstraZeneca qua các chương trình tài trợ. Đã có hàng chục triệu liều vắc-xin của AstraZeneca được tiêm chủng tại Việt Nam

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết hiện Việt Nam đã không còn vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca. Những liều vắc-xin cuối cùng đã sử dụng tiêm chủng trước tháng 7-2023.

Trước đó, tháng 2-2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 800.000 liều vắc-xin AstraZeneca có hạn dùng đến tháng 7-2023 cho các địa phương để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Hiện, Việt Nam chỉ còn một lượng nhỏ vắc-xin COVID-19 của Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9-2024 để dự phòng tiêm chủng cho đối tượng nguy cơ cao.

Vắc-xin COVID-19 của hãng AstraZeneca vào Việt Nam từ tháng 2-2021 và là vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam từ tháng 2-2021.

Đây cũng là loại vắc-xin được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Viết trên tạp chí y học JAMA Neurology, các nhà khoa học lập luận rằng mặc dù chứng sa sút trí tuệ phổ biến hơn nhiều ở người lớn tuổi, nhưng rất nhiều người Anh được chẩn đoán mắc YOD mỗi năm. Nhưng vẫn có cách để bạn tự bảo vệ não bộ.

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ- Ảnh 1.

Thể dục ngoài trời là cách giúp giảm stress, chống lại một số bệnh mạn tính… từ đó đánh bại một số yếu tố nguy cơ đối với não bộ – Ảnh đồ họa AI

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập được trên hơn 356.000 người Anh để xác định các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến YOD.

Kết quả cho thấy não bộ có thể bị ảnh hưởng sớm bởi sa sút trí tuệ vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Trong 14 yếu tố hàng dầu dẫn đến YOD, có các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội lẫn bệnh lý, trong đó nổi bật nhất là tình trạng kinh tế – xã hội thấp, sự cô lập với xã hội, khiếm thính, đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim và trầm cảm.

Thiếu vitamin D và hàm lượng protein phản ứng C cao (do gan sản xuất để phản ứng với tình trạng viêm) cũng gây ra nguy cơ cao hơn.

Tiếp theo là 2 nguyên nhân di truyền: Hai biến thể gen ApoE4 ε4 – vốn từng được chứng minh là liên quan đến Alzheimer – cũng làm gia tăng nguy cơ não bộ sớm sa sút.

Lạm dụng rượu là một trong những yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được mà các nhà nghiên cứu chỉ ra. Tuy vậy, dường như thói quen thưởng thức một chút đồ uống này – miễn là không quá chìm đắm vào nó – lại tỏ ra có lợi cho não bộ.

Trình độ học vấn chính quy cao hơn và tình trạng suy nhược thể chất thấp hơn (được đo bằng lực nắm tay cao hơn) cũng có liên quan đến nguy cơ YOD thấp hơn.

Nhà dịch tễ học David Llewellyn từ Đại học Exeter (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết đây là nghiên cứu lớn nhất và mạnh mẽ nhất thuộc loại này từng được thực hiện.

“Thật thú vị, lần đầu tiên nó tiết lộ rằng chúng ta có thể hành động để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng suy nhược này” – ông nói.

Đồng tác giả, nhà dịch tễ học thần kinh Sebastian Köhler từ Đại học Maastricht (Hà Lan), nhấn mạnh một loạt yếu tố thuộc nhóm “có thể thay đổi được”.

Đầu tiên, việc sống tích cực hơn, cải thiện đời sống tinh thần sẽ giúp bảo vệ não bộ, bao gồm bao gồm tránh căng thẳng mạn tính, tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn để tránh rơi vào tình trạng cô đơn và trầm cảm.

Tập thể dục ngoài trời giúp bạn có cơ hội cao hơn hấp thụ “vitamin ánh nắng” – tức vitamin D – và cải thiện sức mạnh thể chất, chống lại bệnh tật bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường…, đều là những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ sớm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bà mẹ mang thai, cho con bú không còn “lăn tăn” ăn gì mỗi ngày

Dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ cũng như giai đoạn sau sinh giúp mẹ có sức khỏe tốt, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Câu hỏi “ăn gì” luôn là điều khiến mẹ lăn tăn mỗi ngày, nhất là những ai lần đầu làm mẹ.

Nhằm giúp vơi bớt những âu lo trong hành trình làm mẹ, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã phối hợp cùng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) triển khai Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” thuộc Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em trên toàn quốc.

A white background with text and cartoon characters Description automatically generated with medium confidence

Giao diện Phần mềm thực đơn của Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em

Thực đơn đa dạng, công cụ chăm sóc sức khỏe hữu ích

Ngân hàng thực đơn của Phần mềm được nghiên cứu và phát triển dựa trên khuyến nghị dinh dưỡng theo từng giai đoạn thai kì, cho con bú của mẹ và từng giai đoạn phát triển của trẻ từ sơ sinh đến dưới 60 tháng tuổi. Hiện nay, người dùng có thể truy cập và sử dụng miễn phí bộ thực đơn hơn 2.000 món ăn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé tại website: www.dinhduongmevabe.com.vn.

Bà mẹ mang thai, cho con bú không còn “lăn tăn” ăn gì mỗi ngày- Ảnh 2.

Thực đơn bữa trưa dinh dưỡng cho mẹ bầu giai đoạn ba tháng cuối từ Phần mềm

Ngoài các thực đơn sẵn có, Phần mềm còn cho phép người dùng tự xây dựng thực đơn phù hợp với sở thích, nhu cầu, thu nhập cá nhân, bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn.

Sử dụng Phần mềm, mẹ có thể dễ dàng theo dõi tình trạng cân nặng trong suốt thai kỳ, cũng như theo dõi tăng trưởng cân nặng, chiều cao của trẻ theo từng giai đoạn phát triển, từ đó kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để trẻ phát triển tối ưu.

Bà mẹ mang thai, cho con bú không còn “lăn tăn” ăn gì mỗi ngày- Ảnh 3.

Nhiều kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, sức khỏe… tại Sổ tay của mẹ

Một công cụ vô cùng hữu ích với mẹ nữa là Sổ tay của mẹ, với “kho” kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe, ẩm thực… được biên soạn bởi các chuyên gia.

Đẩy mạnh lan tỏa Chương trình trên toàn quốc

Kể từ khi chính thức triển khai toàn quốc năm 2020, Ajinomoto Việt Nam cùng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) không ngừng đẩy mạnh triển khai Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em trên toàn quốc để ngày càng có nhiều bà mẹ, trẻ em được thụ hưởng những giá trị của Chương trình, đóng góp vào cải thiện tầm vóc cho thế hệ tương lai.

A group of people sitting in chairs in front of a stage Description automatically generated

Tập huấn triển khai Chương trình cho cán bộ y tế tại Đồng Tháp ngày 22-4 vừa qua

Vừa qua, Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em tiếp tục được triển khai đến tỉnh Đồng Tháp, thông qua Hội nghị Triển khai Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” dành cho cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh. Đây sẽ là những “hạt giống” giúp lan tỏa Chương trình đến các đối tượng thụ hưởng.

Đến nay đã có hơn 645.000 bà mẹ sử dụng các nội dung của Chương trình để chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bản thân và con nhỏ.

Nhiều sáng kiến vì sức khỏe cộng đồng

Không chỉ đối tượng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi, Ajinomoto Việt Nam còn chú trọng cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh tiểu học, cũng như cộng đồng nói chung, thông qua các Dự án Bữa ăn học đường, Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam (VINEP).

Dự án Bữa ăn học đường hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) triển khai từ năm 2012, nhằm góp phần cải thiện sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học tại Việt Nam. Đến nay đã có hơn 4.200 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc áp dụng các nội dung của Dự án, với hơn 1,4 triệu lượt học sinh được hưởng lợi từ Dự án.

Bà mẹ mang thai, cho con bú không còn “lăn tăn” ăn gì mỗi ngày- Ảnh 5.

Dự án Bữa ăn học đường đang triển khai tại hơn 4.200 trường tiểu học bán trú cả nước

Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam (VINEP) do Tập đoàn Ajinomoto, Quỹ Ajinomoto và Ajinomoto Việt Nam hợp tác với Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) triển khai từ năm 2011 nhằm phát triển hệ thống nhân lực dinh dưỡng tại Việt Nam. Hiện nay, đã có 11 trường đại học tại Việt Nam thiết lập chương trình đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng, với khoảng 500 dinh dưỡng viên tốt nghiệp từ các khóa đào tạo này.

Thông qua các sáng kiến dinh dưỡng này, Ajinomoto Việt Nam hướng đến hiện thực hóa Mục đích tồn tại của công ty là “Góp phần mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị”.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vì sao sốt xuất huyết không còn phát triển theo chu kỳ?

Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc sốt xuất huyết giảm 1,6 lần

Vì sao sốt xuất huyết không còn phát triển theo chu kỳ?- Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh. Nhật Minh

Tại Hà Nội, báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết TP ghi nhận gần 600 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023). Dịch sốt xuất huyết có xu hướng tăng khi vào mùa hè.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam hiện lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue. Trong năm 2023 tuýp D2 chiếm 88%; năm 2024 tuýp D2 chiếm 70%.

Hằng năm, dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường cao điểm trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tuy nhiên, vào những khoảng thời gian còn lại trong năm, trên toàn quốc vẫn ghi nhận các ca mắc sốt xuất huyết mới, trong đó có ca bệnh nặng, nguy kịch.

Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Thậm chí, có thời điểm dù đang vào mùa khô, khí hậu rét buốt tại miền Bắc và hanh khô tại phía Nam nhưng các bệnh viện trên toàn quốc vẫn ghi nhận các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể bùng phát thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt bệnh nhân đã nhiễm virus rồi truyền sang cho người bình thường.

Để phòng chống sốt xuất huyết, người dân cần loại bỏ bọ gậy, tiêu diệt muỗi trưởng thành khi có ổ dịch nhỏ… Tổ chức vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi tại ổ dịch, cơ sở y tế. Đối với trẻ em và người lớn, ngủ màn vẫn là biện pháp đơn giản hữu hiệu để tránh muỗi đốt.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu kịp ca bệnh vừa qua đột quỵ não thì thêm cơn nhồi máu tim

Bệnh nhân là ông V.M.T (47 tuổi, ở Tiền Giang), bị đột ngột đau đầu nhiều, sau đó nói lan man, khó nghe và được chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở TP HCM trước đó.

Cứu kịp ca bệnh vừa qua đột quỵ não thì thêm cơn nhồi máu tim- Ảnh 1.

Bệnh nhân được cứu sống sau khi bị 2 biến cố nguy kịch đột quỵ não và nhồi máu cơ tim

Tại đây, ông T. được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não và được can thiệp chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) lấy huyết khối thành công. Sau khi được can thiệp, người bệnh tỉnh táo, ăn uống được.

Tưởng đã qua nguy hiểm, bất ngờ ông bỗng lên cơn khó thở, bứt rứt nhiều. Dựa trên các kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim EF giảm, trên nền bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn lipid máu không điều trị. Sau khi các bác sĩ đặt nội khí quản, người thân đã xin xuất viện để chuyển tới Bệnh viện Gia An 115.

Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Gia An 115, người bệnh có các dấu hiệu sốc tim, suy tim do nhồi máu cơ tim cấp, viêm phổi, tiên lượng rất nặng. Ngay lập tức, người bệnh dùng thuốc vận mạch, thuốc huyết áp kết hợp kháng sinh, theo dõi sát sao tình trạng thở máy, thực hiện nhanh các cận lâm sàng cần thiết…

Kết quả cho thấy người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp thành trước có ST chênh lên, bệnh mạch vành 2 nhánh, mạch vành ưu thế phải, hẹp 80% LM, tắc mạn tính LAD II vôi hóa nặng, tắc mạn tính RCA I. Ngoài ra, còn có thuyên tắc và huyết khối động mạch chi dưới, sỏi thận, tăng men gan và trào ngược dạ dày – thực quản.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê, thở nội khí quản, huyết áp chưa ổn định, thể trạng kém, lại vừa trải qua đột quỵ não – là thách thức không nhỏ nếu can thiệp vì tỉ lệ rủi ro cao. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

Sau hồi sức tích cực, các bác sĩ can thiệp nong và đặt stent động mạch vành, điều trị nội khoa tích cực,… cứu được người bệnh qua được nguy cấp và hiện sức khỏe đã hồi phục.

Theo BSCKII Dương Duy Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 (người trực tiếp can thiệp đặt stent), trường hợp này nằm trong nhóm nguy cơ cao khi vừa tăng huyết áp, rối loạn lipid máu vừa đái tháo đường type 2. 

“Tuy nhiên, thay vì đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, trong suốt thời gian dài, người bệnh lại chủ quan không điều trị, thỉnh thoảng còn tùy tiện dùng các bài thuốc Nam theo truyền miệng. Điều này rất nguy hiểm vì các bệnh lý tim mạch thường diễn tiến âm thầm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, nếu chủ quan thì hậu quả khôn lường” – bác sĩ Trang khuyến cáo. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tiêm cồn chữa dị dạng mạch máu

Một bệnh nhân bị dị dạng động tĩnh mạch phức tạp ở vùng chẩm, gây chảy máu nhiều lần. Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), qua 5 lần can thiệp, các bác sĩ giúp bệnh nhân hết hoàn toàn dị dạng động tĩnh mạch, không còn triệu chứng, đặc biệt là triệt tiêu được tình trạng chảy máu ướt cả gối khi ngủ kéo dài nhiều năm.

Giải quyết dị dạng, đem lại niềm vui

Trường hợp khác là một nữ bệnh nhân trẻ (ở miền Bắc) bị dị dạng tĩnh mạch khiến khuôn mặt mất cân đối. Biết được thông tin, chị đi máy bay vào miền Nam tìm đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định để cậy nhờ “phép mầu”. Sau liệu trình 7 lần điều trị, chị tìm lại được niềm vui, dị dạng giảm hẳn, các bác sĩ đã trả lại sự cân xứng cho khuôn mặt.

Các bác sĩ can thiệp chữa dị dạng mạch máu bằng cồn

Các bác sĩ can thiệp chữa dị dạng mạch máu bằng cồn

TS-BS Nguyễn Đình Luân, Phó trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết dị dạng mạch máu là một nhóm bệnh bao gồm các dị dạng: mao mạch, bạch mạch, tĩnh mạch và động tĩnh mạch. Bệnh này phân thành 2 nhóm chính: dị dạng dòng chậm (mao mạch, bạch mạch, tĩnh mạch) và dị dạng dòng nhanh (có thông nối trực tiếp động tĩnh mạch).

Dị dạng mạch máu có thể gây mất thẩm mỹ, người bệnh gặp vấn đề về tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân đã điều trị nhiều lần không thuyên giảm hoặc những bệnh nhi phải chịu đựng những dị tật theo mình.

Theo bác sĩ Luân, đối với dị dạng mạch máu dòng chậm, việc điều trị cần làm là xơ hóa nhân dị dạng. Vật liệu xơ hóa có thể bằng các vật liệu lỏng như bleomycin, STS, polidocanol hoặc đốt laser. Cồn tuyệt đối được xem là một vật liệu xơ hóa mạnh giúp triệt tiêu nhân dị dạng.

Đối với dị dạng động tĩnh mạch, điều trị cốt lõi là làm tắc những thông nối động tĩnh mạch trực tiếp. Cồn sử dụng trong điều trị dị dạng động tĩnh mạch được xem là vật liệu tắc mạch. Tùy mục đích, cồn sẽ có tác dụng xơ hóa hoặc tắc mạch tùy thuộc loại dị dạng và chỉ định điều trị.

Hai trường hợp trên chỉ là số ít trong hàng trăm ca được chữa trị thành công bằng cách tiêm cồn do các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định mạnh dạn triển khai thực hiện. Với công trình “Can thiệp dị dạng mạch máu bằng phương pháp tiêm cồn” này, Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã ghi tên mình vào danh sách Thành tựu Y khoa của ngành y tế TP HCM mới đây.

“Mỗi bệnh nhân là một hoàn cảnh, việc điều trị giúp khỏi bệnh hoặc giảm triệu chứng không chỉ đem lại niềm vui cho họ mà còn lưu lại nhiều cảm xúc cho bác sĩ chúng tôi” – TS-BS Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nói.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

Theo các bác sĩ, trước đây dị dạng mạch máu được điều trị bằng phẫu thuật, tốt với những dị dạng khu trú, nhỏ. Nhưng dị dạng thường lan tỏa nhiều nơi nên nếu phẫu thuật triệt căn dễ tàn phá nặng nề một phần cơ thể. Các vật liệu xơ hóa, tắc mạch khác: bleomycin, polidocanol, STS… đã dùng nhiều để điều trị dị dạng mạch máu. Một số vật liệu tắc mạch như onyx, keo sinh học có thể điều trị tốt cho dị dạng động tĩnh mạch của hệ thần kinh nhưng với dị dạng mạch máu ngoại biên thì hiệu quả không cao.

BS Lê Anh Huy, Đơn vị X-quang can thiệp – Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết trên thế giới, dùng cồn tuyệt đối đã được áp dụng từ những năm 1980. Tuy nhiên, ít chuyên gia thuần thục sử dụng cồn, rất nhiều trường hợp dùng cồn tuyệt đối điều trị gây biến chứng nặng nên phương pháp này hạn chế sử dụng.

Riêng với BS Yakes (Mỹ) – một trong những chuyên gia hàng đầu trong việc sử dụng cồn tuyệt đối dùng như vật liệu xơ hóa hoặc tắc mạch hiệu quả nhất – đã điều trị thành công nhiều trường hợp phức tạp trên thế giới. Chuyên gia này đã đến Việt Nam và chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho Bệnh viện Nhân dân Gia Định từ năm 2016 và được các bác sĩ áp dụng chữa trị thành công cho nhiều người, đồng thời tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm y khoa quý giá.

Nhấn mạnh về sự an toàn cũng như rủi ro của phương pháp can thiệp tiêm cồn tuyệt đối chữa dị dạng mạch máu, các bác sĩ cho rằng cồn tuyệt đối chỉ là vật liệu, sử dụng hiệu quả dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết về mặt bệnh lý. Việc điều trị dị dạng mạch máu cần nhiều thời gian, nhiều lần điều trị, lặp đi lặp lại vì mỗi lần điều trị có một lượng cồn nhất định (0,5 mg/kg cân nặng). Tuy vậy, người bệnh và gia đình không vì thế mà lo lắng.

Ngoài ra, vật liệu là cồn tuyệt đối rất rẻ nên chi phí điều trị không cao, chủ yếu phụ thuộc vật liệu sử dụng kèm, mức độ khó của bệnh lý dị dạng (dị dạng động tĩnh mạch khó hơn dị dạng tĩnh mạch). BHYT có chi trả nên phần nào giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị cho người bệnh.

“Điều trị dị dạng mạch máu bằng cồn tuyệt đối chi phí rẻ nhưng đem lại hiệu quả, phù hợp điều kiện kinh tế tại Việt Nam” – bác sĩ Huy nhấn mạnh. 

Tỉ lệ thành công hơn 90%

Đến nay, Đơn vị X-quang can thiệp – Bệnh viện Nhân dân Gia Định đã điều trị hơn 500 trường hợp dị dạng dòng chậm (mao mạch, bạch mạch, tĩnh mạch) với hơn 1.500 lượt dùng cồn tuyệt đối; gần 100 trường hợp dị dạng động tĩnh mạch (loại phức tạp) với hơn 400 lượt. Tỉ lệ thành công (hết triệu chứng, giảm trên 50% triệu chứng) đạt trung bình trên 90%; tỉ lệ biến chứng thấp (dưới 2%) với đa phần biến chứng nhẹ như sưng, phỏng da, nổi bóng nước, tổn thương da dạng loét. Những biến chứng nhẹ có thể điều trị khỏi bằng dùng thuốc, nội khoa. Biến chứng nặng như cắt bỏ phần chi, áp xe chiếm dưới 0,1%.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Có phải trong cơ thể luôn có “cồn nội sinh”?

PGS-TS-BS LÂM VĨNH NIÊN, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: “Cồn nội sinh” là cồn có trong dịch cơ thể, trong đó có máu, không có nguồn gốc từ thức uống có cồn mà do các quá trình hình thành tự động, tự phát của chính cơ thể. Ethanol (cồn) được hình thành trong cơ thể người từ acetaldehyde thông qua nhiều quá trình. Lượng cồn này có thể hình thành từ quá trình lên men carbohydrate trong lòng ruột do tác động của hệ vi sinh thường trú ở ruột. Quá trình này còn gọi là “hội chứng tự sinh rượu”.

Tùy theo phương pháp đo lường, nhìn chung “cồn nội sinh” trong máu được phát hiện ở nồng độ rất thấp, thậm chí dưới ngưỡng phát hiện của thiết bị và có thể thay đổi theo tình trạng bệnh lý. Nồng độ thấp của ethanol ở mức này được cho là không ảnh hưởng lên chức năng não.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhờ bác sĩ AI, thời gian khám mắt từ 20 phút xuống còn 8 giây

Thông tin trên được TS-BS Phạm Thị Thủy Tiên, Bệnh viện Mắt TP HCM, cho biết nhân tuần lễ Glaucoma thế giới (ngày 10 đến 16-3) và bệnh viện đã ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr vào tầm soát miễn phí bệnh Glaucoma cho 500 người. Ứng dụng này giúp bác sĩ và người bệnh tiết kiệm thời gian chẩn đoán bệnh.

Nhờ bác sĩ AI, thời gian khám mắt từ 20 phút xuống còn 8 giây - Ảnh 1.

Sau khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) EyeDr người bệnh chỉ mất khoảng 8-10 giây thay vì chờ đợi từ 10-20 phút.

Theo đó, ứng dụng này được bác sĩ Thủy Tiên cùng thạc sĩ công nghệ thông tin Hồ Phương Thanh Tài và 4 y bác sĩ của bệnh viện nghiên cứu phát triển. Bác sĩ Thủy Tiên chia sẻ trước đây, để khám tầm soát cho 1 người bệnh Glaucoma, bệnh viện phải sắp xếp bố trí nhiều nhân lực để thực hiện. Đồng thời, người bệnh phải chờ từ 15 – 20 phút mới hoàn tất công đoạn chẩn đoán bệnh.

Ví dụ như, hàng năm, để tầm soát cho 300 người nhân tuần lễ Glaucoma, bệnh viện phải huy động 10 bác sĩ, 20 điều dưỡng mắt để khám sàng lọc trong 1 buổi (4 tiếng). Như vậy, bác sĩ phải mất 40 giờ chỉ để khám cho 300 người, trung bình 8 phút/ người. Bên cạnh đó, công tác tổ chức (tiếp đón, nhận bệnh, lưu trữ, công tác hậu cần, an ninh trật tự cũng phải cần đến 30 người hỗ trợ.

“Làm sao tầm soát cho nhiều người bệnh mà không cần phải tốn nhiều nhân lực và bằng cách nào chuẩn hóa việc tầm soát” – đây là điều bác sĩ Thủy Tiên cùng đồng nghiệp trăn trở. Vì lẽ đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển thực hiện phần mềm EyeDr. Sau khi ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr, người bệnh chỉ mất khoảng 8-10 giây là đã có kết quả chụp ảnh màu gai thị tầm soát bệnh Glaucoma. Đặc biệt, thay vì cần 30 nhân viên thì nay chỉ cần 7 người

Bác sĩ Thủy Tiên cho biết đối tượng sử dụng phần mềm này là bệnh nhân trên 40 tuổi, có yếu tố nguy cơ như cận thị nặng, viễn thị nặng, tiền sử gia đình có người mắc bệnh Glaucomam, đái tháo đường, cao huyết áp,… Hiện phần mềm đã được nâng cấp, thêm phần đặc điểm nhãn áp, giúp phát hiện những người tăng nhãn áp giai đoạn sớm chưa có biểu hiện tổn thương ở đĩa thị. Ngoài ra, để phát hiện bệnh lý thần kinh thị do Glaucoma từ hình ảnh đáy mắt chất lượng cao, phần mềm này có độ nhạy đạt 905 và độ chuyên biệt đạt 93%.

Đáng chú ý, tại các bệnh viện trong và ngoài công lập, bệnh viện tuyến quận, huyện, trung tâm y tế phường xã đều có thể tầm soát sớm bệnh lý đáy mắt cho bệnh nhân bằng phần mềm này mà không cần chuyên gia Glaucoma hoặc đáy mắt. Đồng thời, các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt có thể ứng dụng phần mềm như một phương tiện Telehealth cho những vùng sâu, vùng xa.

Bệnh Glaucoma là nguyên nhân gây mất thị lực hoàn toàn sau đục thủy tinh thể. Điều đáng lo ngại, đa số bệnh nhân Glaucoma không nhận biết mình mắc bệnh cho đến khi mắt ở tình trạng nặng ảnh hưởng đến thị lực trung tâm. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh thì người bệnh có thể phòng ngừa được biến chứng mù lòa.

Hiện tỉ lệ phát hiện sớm bệnh Glaucoma ở nước ta còn thấp do chưa có phương pháp khám tầm soát phù hợp kịp thời.

Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào việc chẩn đoán hình ảnh nhất là trong nhãn khoa vẫn còn chưa được khai thác. Do đó, khi ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr sẽ góp phần tăng cường các hoạt động khám tầm soát, phát hiện sớm bệnh lý mắt Glaucoma và giảm tỉ lệ mù lòa trong cộng đồng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Những cơn đau “vùng kín” khiến nam giới phải cắt bỏ tinh hoàn

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đông Anh (Hà Nội) đã mổ cấp cứu, cắt bỏ tinh hoàn cho một trường hợp bị xoắn tinh hoàn rất đáng tiếc.

Đó là nam bệnh nhân 14 tuổi (ở Hà Nội) bị đau đột ngột tinh hoàn trái nhưng cố chịu đau. Đến khi không chịu được nữa, bệnh nhân mới nói với bố mẹ và được đưa đến bệnh viện khám.

Những cơn đau “vùng kín” khiến nam giới phải cắt bỏ tinh hoàn- Ảnh 1.

Hình ảnh tinh hoàn bình thường và xoắn thừng tinh hoàn

Các bác sĩ cho biết mặc dù rất khẩn trương phẫu thuật cấp cứu, nhưng do bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn, tinh hoàn đã tím đen, xoắn vặn hai vòng, không còn khả năng bảo tồn, buộc phải cắt bỏ.

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp, chiếm khoảng 17% các trường hợp đau bìu cấp tính.

Tại Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức, mỗi năm có khoảng hơn 300 trường hợp xoắn tinh hoàn được chẩn đoán, tuy nhiên tỉ lệ bảo tồn tinh hoàn khá thấp, chỉ 5%, phần lớn các trường hợp đến muộn, qua mất “thời gian vàng”.

Thậm chí có trường hợp sưng đau tinh hoàn bị chẩn đoán nhầm, sau gần 2 tuần điều trị kháng sinh truyền dịch nhưng không đỡ, mới đến bệnh viện chuyên khoa. Lúc này bệnh nhân phải cắt bỏ tinh hoàn.

Bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức, cho biết tỉ lệ xoắn tinh hoàn xảy ra đột ngột ở mọi lứa tuổi ở cả trẻ em, thanh niên, thậm chí người cao tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ sơ sinh và giai đoạn 12 – 18 tuổi.

Xoắn tinh hoàn thường có tình trạng đau đột ngột dữ dội vùng bìu, nôn, buồn nôn, tinh hoàn treo lên cao. Đây là một trong những cấp cứu ngoại khoa cần chẩn đoán và xử lý sớm.

Những cơn đau “vùng kín” khiến nam giới phải cắt bỏ tinh hoàn- Ảnh 2.

Điều trị bệnh nhân xoắn tinh hoàn tại Bệnh viện Việt Đức

Xoắn tinh hoàn có thể bị nhầm lẫn với viêm tinh hoàn nên làm chậm quá trình điều trị, mất đi “thời gian vàng” để cứu lấy tinh hoàn.

Bác sĩ Khánh cảnh báo xoắn tinh hoàn không chỉ để lại hậu quả nặng nề về chức năng sinh sản, những rối loạn về nội tiết của bệnh nhân mà còn gây rối loạn tâm lý.

Bệnh nhân sẽ mặc cảm, tự ti, phải đặt tinh hoàn nhân tạo với mục đích thẩm mỹ, tuy nhiên không có chức năng về mặt nội tiết và chức năng sinh sản.

Thời gian tốt nhất điều trị xoắn tinh hoàn là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau. Từ 6-12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% và tinh hoàn sẽ bị tổn thương rất nhiều. Từ 12-24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu. Trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn.

Các bác sĩ khuyến cáo khi có các triệu chứng đau đột ngột ở vùng bìu, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng và hậu quả đáng tiếc. Trẻ nhỏ khi có dấu hiệu đau tinh hoàn phải nói ngay cho bố mẹ để được đưa đi khám sớm nhất.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Phương pháp mới: Biết trước cơn nhồi máu cơ tim tận 6 tháng

Theo SciTech Daily, các nhà khoa học đã phân tích mẫu máu của hơn 169.000 người, từ đó xác định hơn 90 phân tử có liên quan đến nguy cơ hình thành một cơn nhồi máu cơ tim.

Sự tiến bộ này mang đến cơ hội vàng cho các cá nhân tự đánh giá nguy cơ bị nhồi máu cơ tim của mình, từ đó tăng cường các nỗ lực chăm sóc sức khỏe để “thay đổi số phận”.

Phương pháp mới: Biết trước cơn nhồi máu cơ tim tận 6 tháng- Ảnh 1.

Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến – Ảnh: SCITECH DAILY

Theo GS Johan Sundström từ Đại học Uppsala, tác giả chính của nghiên cứu, một số nghiên cứu dạng quan sát trước đó cho thấy thời điểm trước khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim rất biến động.

Ví dụ, nguy cơ tăng gấp đôi trong vòng 1 tháng sau khi ly hôn và gấp 5 lần trong vòng 1 tuần sau khi một người bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư.

Vì vậy, GS Sundström và các cộng sự đưa ra giả thuyết rằng một số quá trình sinh học quan trọng đã hoạt động trong những tháng trước khi xảy ra cơn đau tim.

Các quá trình sinh học này được đại diện bởi 90 phân tử nói trên. Một xét nghiệm máu đã được phát triển dựa trên điều đó.

Các thử nghiệm cho thấy phương pháp mới này có thể giúp dự đoán được cơn nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng trước khi nó thực sự bắt đầu.

“Chúng tôi biết rằng mọi người cảm thấy tương đối ít động lực để thực hiện các phương pháp phòng ngừa. Nhưng nếu bạn sớm phát hiện ra mình có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao, có lẽ bạn sẽ có động lực lớn hơn để ngăn chặn điều đó” – GS Sundström nói.

Các biện pháp ngăn chặn có thể vô cùng đơn giản nếu như một người biết được vị “tử thần” đang treo lơ lửng vài tháng trước: Bỏ hút thuốc, giảm bớt rượu, tập thể dục nhiều hơn hay thay đổi chế độ ăn.

Các dạng xét nghiệm nguy cơ cũng giúp người bệnh biết rõ tình hình để kiểm soát tốt hơn bệnh tim mạch của mình, cũng như tiến hành các bước tầm soát chuyên sâu hơn, điều trị can thiệp để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Nhồi máu cơ tim tim hiện là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất thế giới và đang gia tăng trên toàn cầu. Nhiều người có nguy cơ cao không được xác định hoặc điều trị dự phòng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế tham vấn chuyên gia về nồng độ cồn nội sinh

Đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết đang tham vấn ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ sở khám chữa bệnh và các nhà chuyên môn về nồng độ cồn tự nhiên trong cơ thể người, còn gọi là cồn nội sinh.

Bộ Y tế tham vấn chuyên gia về nồng độ cồn nội sinh- Ảnh 1.

Không sử dụng rượu, bia liệu có phát hiện nồng độ cồn trong cơ thể hay không?

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng giao Vụ Pháp chế phối hợp với một số đơn vị thuộc bộ nghiên cứu các nội dung liên quan quy định nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Không uống rượu bia vẫn có cồn trong hơi thở

Trước đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa, đề nghị nghiên cứu, đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như: Nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh Quốc hội thảo luận dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

“Thời gian qua cũng có một số ý kiến lo ngại về quy định hiện hành về nồng độ cồn với người lái xe là 0, trong khi có một số trường hợp có nồng độ cồn nội sinh, hoặc nồng độ cồn phát sinh sau ăn một số loại thực phẩm thông thường, kể cả trái cây, thuốc, thức ăn lên men, sản phẩm chứa cồn… nên Bộ Y tế đang hỏi ý kiến về tình huống này”- một chuyên gia của Bộ Y tế chia sẻ.

Khi có ý kiến của WHO và các chuyên gia về cồn nội sinh, Bộ Y tế sẽ có những kiến nghị sửa đổi phù hợp.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng khẳng định tất cả trường hợp cồn nội sinh là người bị bệnh, phổ biến là người bị bệnh cấu trúc đường tiêu hóa, như phẫu thuật, bệnh lý đường tiêu hóa, đường mật, loạn khuẩn ở đường tiêu hóa, xơ gan, đái tháo đường… Người khỏe mạnh không có hiện tượng này.

“Người dân không phải quá lo lắng, bởi những người bị bệnh như vậy có cồn nội sinh rất ít, hãn hữu. Nghĩa là tỉ lệ người có hiện tượng cồn nội sinh trong cộng đồng là rất thấp”- chuyên gia này nói.

Không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định nồng độ cồn bằng 0 đối với người lái ôtô, với người lái xe máy là không quá 0,05 mg/100 ml khí thở. Khi xây dựng Luật Phòng chống tác hại rượu bia và có hiệu lực giữa năm 2019, quy định này được giữ nguyên.

Bộ Y tế tham vấn chuyên gia về nồng độ cồn nội sinh- Ảnh 2.

Kiểm tra nồng độ cồn tại vòng xoay Trần Não (phường An Khánh, TP Thủ Đức). Ảnh: Ý Linh

Tại mục 60 trong Quyết định số 320 ngày 23-1-2014 của Bộ trưởng Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu. 

Theo đó, tại điểm 4 “nhận định kết quả” có ghi: Trị số thường: dưới 10,9 mmol/lít (tương đương 50 mg/100 ml); Ethanol từ 10,9 – 21,7 mmol/lít: biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén; nồng độ 21,7 mmol/lít: biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; nồng độ 86,8 mmol/lít: có thể gây nguy hại cho tính mạng.

Đại diện Bộ Y tế cho biết nội dung trên tại quyết định số 320/QĐ-BYT là sự phân loại về chuyên môn y tế các mức, ngưỡng nồng độ cồn tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cho phép trong máu có nồng độ cồn dưới 0,5 mg/ml (dưới 10,9 mmol/lít) được coi là cồn tự nhiên trong cơ thể.

Hiện các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét lần đầu đối với dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Liên quan các hành vi bị cấm tại khoản 1, điều 8 dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Ngoài một số ý kiến băn khoăn về nồng độ cồn nội sinh thì nhiều ý kiến đồng tình với quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn (tức là nồng độ cồn bằng 0) với tài xế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé gái 4 tuổi bỏng nặng do cồn

Ngày 23-2, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết các bác sĩ tại đây vừa tiếp nhận bé gái N.K.H (4 tuổi, ngụ Đồng Nai) bị bỏng nặng do cồn.

Bé gái 4 tuổi bỏng nặng do cồn- Ảnh 1.

Hiện bệnh nhi được các bác sĩ theo dõi tích cực

Theo đó, bé H. được bệnh viện địa phương chuyển đến trong tình trạng sốc, bỏng nặng vùng ngực, đùi, mông và hai tay. 

Khai thác bệnh sử, gia đình bé cho biết bé bị bỏng cồn nhưng thời điểm xảy ra sự cố H. chơi với bạn ở sau nhà nên không chứng kiến sự việc cụ thể và chỉ phát hiện khi có tiếng la hét, lúc này lửa đã bén vào người bé. Nhanh chóng, bệnh nhi được đưa vào cơ sở y tế địa phương sơ cứu trước khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2.

Tại bệnh viện, bé được được chống sốc, truyền dịch, vận mạch, sau đó, tiếp tục được các y bác sĩ theo dõi tích cực.

BS chuyên khoa 1 Ngô Hồng Phúc, Phó Trưởng khoa Bỏng – Chỉnh trực, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết bỏng do cồn là một trong những tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra khi trẻ sử dụng các chất hoá học, thích khám phá, tìm hiểu và thử nghiệm. Phần lớn các sự cố xảy ra khi không có người lớn bên cạnh.

Bác sĩ Phúc lưu ý, trong trường hợp khi phát hiện trẻ bị bỏng, phụ huynh nên bình tĩnh và đưa trẻ ra khỏi khu vực gây bỏng; loại bỏ quần áo hoặc vật dụng gây bỏng nếu có thể nhưng không cố gắng kéo ra nếu chúng bám vào da; làm mát vết bỏng bằng cách đưa chỗ bỏng vào vòi nước đang chảy với áp lực vừa phải khoảng 15 phút. Không sử dụng đá hoặc nước đá lạnh trực tiếp lên vùng da bỏng; sử dụng gạc, khăn hoặc vải sạch để choàng lại vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn và giảm đau;

Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục sơ cứu và điều trị. Trong thời gian đó, hãy giữ ấm cho trẻ bằng cách che chắn hoặc đắp thêm chăn mền;

“Trong khi sơ cứu vết bỏng, chúng ta nên tránh sử dụng các loại thuốc dân gian, mỡ trăn, nước mắm hay kem đánh răng, vì nó có thể gây nhiễm trùng và kéo dài quá trình điều trị” – bác sĩ Phúc nhấn mạnh đồng thời khuyến cáo phụ huynh cần chú ý và cảnh giác đối với các hóa chất có thể gây cháy nổ, gây bỏng, để xa tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn cho các em và tránh được những sự cố đáng tiếc do bỏng gây ra.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trước ý kiến trái chiều về bia 0 độ cồn, chuyên gia nói gì?

Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với PGS-TS Đặng Văn Hoài, Trưởng Khoa Khoa học cơ bản, Trưởng Bộ môn Hóa – Trường ĐH Y dược TP HCM, xung quanh vấn đề này.

PGS-TS Đặng Văn Hoài giải đáp những thắc mắc xung quanh bia 0 độ cồn

+ Phóng viên: Thưa PGS-TS Đặng Văn Hoài, sau khi uống bia 0 độ cồn, nếu kiểm tra thì có phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở không?

+ PGS-TS Đặng Văn Hoài: Nếu đúng là uống bia 0 độ cồn thì khi thổi, máy đo sẽ không ghi nhận nồng độ cồn. Bởi vì, trong máy đo nồng độ cồn có chất ôxy hóa nên khi gặp cồn, phản ứng ôxy hóa sẽ xảy ra. Tùy theo độ cồn nhiều hay ít sẽ thể hiện qua màu xanh đậm hay nhạt và chỉ số trên đồng hồ của máy. Như vậy, nếu không có chất khử là cồn thì khi thổi nồng độ cồn sẽ không có phản ứng xảy ra

+ Nhiều người cho rằng dù đã uống bia 0 cồn nhưng khi thổi, máy vẫn báo có nồng độ cồn. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều sản phẩm bia được quảng cáo 0 độ cồn nhưng lại khuyến cáo “chỉ dành cho người trên 18 tuổi”. Quan điểm của ông như nào?

+ Thông thường, bia có khoảng 5% cồn. Dù trong bia chỉ có 0,5% cồn thì vẫn gọi là bia có cồn chứ không thể gọi là bia 0 độ cồn được. Nếu đã không độ cồn thì uống vào không say, cũng giống như uống nước trái cây, nước trà.

Độ cồn có hay không, cao hay thấp cần phải có sự kiểm định, định lượng. Đã là rượu, bia thì phải có cồn, do đó gọi tên “bia không cồn” thì về mặt hóa học là không đúng. Nếu uống bia 0 độ cồn mà khi kiểm tra vẫn cho thấy có nồng độ cồn trong hơi thở thì chứng tỏ bia đó có cồn.

+ Một số người thắc mắc dù đã uống bia, rượu từ 1-2 ngày trước nhưng khi bị kiểm tra vẫn thấy còn nồng độ cồn, vẫn bị xử phạt. Ông có thể cho biết vì sao?

+ Khi uống rượu, bia, cơ thể sẽ chuyển hóa theo 3 đường gồm gan, thận và phổi. Trong đó, chuyển hóa qua phổi bằng đường hô hấp ít hơn so với gan, thận. Cồn trong cơ thể vẫn được phát hiện sau khi uống rượu, bia 3 – 4 ngày nếu xét nghiệm máu và nước tiểu. Còn nếu kiểm tra bằng máy thổi nồng độ cồn thì tùy thuộc lượng rượu, bia được nạp vào cơ thể nhiều hay ít mà có thể phát hiện ra hay không. Nếu ngày hôm trước uống nhiều thì hôm sau thổi nồng độ cồn vẫn phát hiện.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ứng dụng giọt máu vàng giúp TP HCM không còn lo thiếu máu dịp Tết Nguyên đán

“Giọt máu vàng” không chỉ là một ứng dụng công nghệ đơn thuần, mà còn là biểu tượng cho tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia của người dân TP HCM. Ứng dụng này đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, mang đến niềm hy vọng cho những bệnh nhân đang cần máu để duy trì sự sống.

Không còn cảnh thiếu máu dịp Tết

Ứng dụng “Giọt máu vàng” chính thức bắt đầu triển khai vào ngày 31-8-2021, đến nay đã đạt hiệu quả vượt trội trong việc nâng cao hiệu quả của phong trào hiến máu tình nguyện.

Nhờ tính tiện lợi và dễ sử dụng, ứng dụng đã thu hút được đông đảo người dân tham gia hiến máu, đặc biệt là giới trẻ.

Anh Nguyễn Quốc Việt (30 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết đã có hơn 30 lần tình nguyện hiến máu. Tuy nhiên, từ khi sử dụng ứng dụng “Giọt máu vàng” anh có thể dễ dàng đăng ký lịch hiến máu và theo dõi sức khỏe sau hiến máu. “Ứng dụng rất tiện lợi và hữu ích có thể giúp tôi tìm kiếm điểm hiến máu gần nhất, đặt lịch hẹn hiến máu và theo dõi lịch sử hiến máu của mình. Nhờ vậy, tôi có thể sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia hiến máu mà không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống cá nhân” – anh Việt chia sẻ.

Ứng dụng giọt máu vàng giúp TP HCM không còn lo thiếu máu dịp Tết Nguyên đán- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Quốc Việt (30 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) tham gia hiến máu hơn 30 lần nhưng từ khi dùng ứng dụng “Giọt máu vàng” anh đã có thể chủ động thời gian, không còn bị động như trước

Còn đối với N.T.L (23 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP HCM) cho biết trước đây chị cảm thấy e ngại vì đến các điểm hiến máu phải điền thông tin và quy trình chờ đợi mất nhiều thời gian. “Tuy nhiên, từ khi có ứng dụng hỗ trợ cho hoạt động hiến máu đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và lợi ích của việc hiến máu. Tôi sẽ thường xuyên sử dụng ứng dụng này để tham gia hiến máu” – chị L. nói.

Từ tháng 3-2023 đến đầu tháng 12-2023; Ngân hàng máu TP HCM đã tích cực điều phối hỗ trợ cung cấp gần 30.000 túi khối hồng cầu, 5.000 khối huyết tương đông lạnh, 1.000 Cup tiểu cầu cho các bệnh viện Tây Nam Bộ, tổng số lượng tiếp nhận máu mỗi tháng tăng hơn 25% so với thường quy.

Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM cho biết TP HCM đơn vị đầu tiên cả nước đã xây dựng ứng dụng giọt máu vàng. Với ứng dụng này, người hiến máu sẽ biết được nhu cầu lấy máu tại các điểm cố định.

“Trước đây, đôi lúc có thời điểm máu nhiều, có thời điểm máu ít. Bây giờ, nhờ kế hoạch đề ra sẵn hàng năm, hàng tháng và ứng dụng giọt máu vàng chúng tôi đã đưa số lượng từng địa điểm thu nhận để người hiến máu lấy trước hẹn ở các điểm lấy máu. Từ khi áp dụng giọt máu vàng, lượng máu trong ngân hàng máu rất ổn định không lên cao cũng không xuống thấp” – bác sĩ Dũng nói.

Theo bác sĩ Dũng, ứng dụng này hiện đã thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia. Như vậy, phong trào hiến máu được trẻ hoá và tri thức hóa khi có đến 70% người hiến máu lặp lại. Nhờ ứng dụng, bệnh viện có thể dự đoán nhu cầu máu và sắp xếp lịch hiến máu hợp lý, từ đó đảm bảo nguồn máu cho cấp cứu và điều trị.

Tăng lượt người hiến máu

Ông Trần Trường Sơn, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP HCM cho biết bên cạnh hoạt động chăm lo hỗ trợ cho người nghèo khó khăn, hội đã phối hợp với ngành y tế vận động người dân hiến máu để đảm bảo máu dữ trữ trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

“Từ đây đến cuối tháng 2-2024, hội sẽ vận động 50.000 túi máu, phục vụ cho 150 cơ sở y tế trên địa bàn TP HCM. Bên cạnh đó, chi viện cho các tỉnh miền Tây đang trong tình trạng thiếu máu. Đồng thời thí điểm, vận động túi máu từng phần để đảm bảo công tác phòng chống dịch, ứng phó về mặt cấp cứu, điều trị, bảo đảm lượng máu trong ngân hàng máu” – ông Sơn cho hay.

Ứng dụng giọt máu vàng giúp TP HCM không còn lo thiếu máu dịp Tết Nguyên đán- Ảnh 2.

Các xe cấp cứu ra vào Ngân hàng máu để lãnh máu những ngày cận Tết Nguyên đán 2024

Theo ông Sơn, 2 năm gần đây, TP HCM đã khắc phục được tình trạng đưa máu về trạng thái bình thường, không bị thiếu cũng không bị thừa sau các đợt vận động. Đây là hiệu quả khi ứng dụng app giọt máu vàng.

“Ứng dụng giọt máu vàng đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về hiến máu. Nhờ vậy, ngày càng có nhiều người tham gia hiến máu, giúp cứu sống nhiều người bệnh” – ông Sơn nói. 

Ứng dụng giọt máu vàng giúp TP HCM không còn lo thiếu máu dịp Tết Nguyên đán- Ảnh 3.

Ứng dụng giọt máu vàng

Hiện TP HCM có 4 điểm hiến máu cố định có triển khai ứng dụng giọt máu vàng. Mỗi ngày, tại các điểm này tiếp nhận khoảng 200 người đến hiến máu, cao điểm lên đến 400 người, tất cả đều đăng ký hiến qua ứng dụng giọt máu vàng.

4 điểm hiến máu cố định gồm:

Ngân hàng Máu TP HCM (118 Hồng Bàng, phường 12, quận 5). Thời gian tiếp nhận hiến máu từ thứ 2 – thứ 7, sáng từ 7 giờ – 11 giờ 45, chiều từ 13 giờ 30 – 16 giờ.

Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM (24 Nguyễn Thị Diệu, phường Võ Thị Sáu, quận 3). Thời gian tiếp nhận hiến máu từ thứ 2 – thứ 6; sáng từ 7 giờ 45 – 12 giờ, chiều từ 13 giờ – 15 giờ 45.

Trung tâm hiến máu nhân đạo TP HCM (106 Thiên Phước, phường 9, quận Tân Bình). Thời gian tiếp nhận hiến máu từ thứ 2 – chủ nhật; sáng từ 7 giờ – 11giờ 30, chiều từ 13 giờ – 16 giờ.

Điểm hiến máu vệ tinh (466 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 2, quận 3). Thời gian tiếp nhận hiến máu từ thứ 2 đến chủ nhật; sáng từ 7 giờ – 11giờ 30, chiều từ 13 giờ – 16 giờ.

Theo ông Sơn, tính đến nay đã có khoảng 150.000 lượt người sử dụng đăng ký hiến máu qua ứng dụng giọt máu vàng. Dù ứng dụng hoạt động hiệu quả nhưng trong giai đoạn 2 khi tiếp tục triển khai ứng dụng này các đơn vị gặp nhiều khó khăn.

“Ứng dụng này đang tiếp đến giai đoạn 2 là hoàn chỉnh lịch sử người hiến máu. Chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh, cài ứng dụng sẽ biết được thông tin lịch sử người hiến máu. Tuy nhiên, hiện nay việc vận hành, bảo trì đang gặp khó khăn về chi phí hoạt động bởi ứng dụng này đang được các đơn vị tự bỏ chi phí. Do đó, hiện chúng tôi đang xã hội hoá để duy trì” – ông Sơn cho hay.

Ứng dụng “Giọt máu vàng” là một sáng tạo đột phá, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giải quyết vấn đề thiếu máu tại TP HCM. Đây là một mô hình tiên phong, có thể áp dụng rộng rãi tại các địa phương khác trên cả nước, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Giữa năm 2020, dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt tại TP HCM, khiến việc tổ chức hiến máu gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu máu cho các bệnh viện trong TP. Để giải quyết khó khăn này, Ban chỉ đạo vận động hiến máu TP HCM đã kết nối, phối hợp các đơn vị gồm Hội Chữ thập đỏ TP HCM, Hội Tin học TP HCM, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP HCM và Công viên phần mềm Quang Trung đưa ra ý tưởng xây dựng một ứng dụng với mục đích chính là phục vụ việc đăng ký hiến máu trực tuyến, nhằm điều tiết lượng máu tiếp nhận tại TP HCM phù hợp với nhu cầu điều trị của các bệnh viện.

Khi người hiến máu đăng ký qua ứng dụng và hoàn thành quá trình hiến máu sẽ nhận được phản hồi từ đơn vị tiếp nhận như lời cảm ơn sau hiến máu; kết quả nhóm máu; kết quả sàng lọc các tác nhân gây bệnh; thông báo ngày hiến máu tiếp theo…

Ngoài ra, người hiến máu có thể tiếp cận với tất cả thông tin về tiêu chuẩn hiến máu, hiến các thành phần máu; những điều nên làm và không nên làm trước và sau khi hiến máu; quy định về phần quà sau hiến máu…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế

Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế vừa có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa, đề nghị nghiên cứu, đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như: nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Bộ Y tế đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế- Ảnh 1.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người lái xe

Đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu, hơi thở

Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu, cho ý kiến và gửi các đề xuất nội dung quy định về Cục Quản lý khám, chữa bệnh trước 20-2, để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế.

Lãnh Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết đề xuất từ các chuyên gia, các đơn vị chuyên môn là cơ sở để đơn vị nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở lái xe.

Vừa qua, đại diện Bộ Y tế cũng đã có cuộc họp với Bộ Công an về một số vấn đề liên quan đến quy định nồng độ cồn với lái xe. Vấn đề này sẽ được hai bộ và các cơ quan liên quan thảo luận trong thời gian tới.

Bày tỏ quan điểm về kiến nghị xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn “vượt ngưỡng”, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng trường hợp nồng độ cồn cao không đủ điều kiện lái xe thì cần phải xử lý nghiêm. Tuy nhiên, sẽ phải tham khảo thêm quy định các nước trên thế giới để đưa ra một quy định hài hòa.

“Chúng tôi ủng hộ việc xử lý vi phạm hành chính có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhờ có việc xử lý vi phạm nghiêm về nồng độ cồn số vụ tai nạn giao thông đã giảm khá nhiều”- ông Khoa nói.

Không uống rượu, bia nhưng vẫn có nồng độ cồn phải làm sao?

Liên quan đến quy định hiện hành về nồng độ cồn với các lái xe, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết, luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm điều khiển ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Quy định này áp dụng ổn định đối với người điều khiển ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trong 10 năm, trước khi luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã kế thừa quy định này, mở rộng thêm đối với người điều khiển xe máy và các phương tiện giao thông khác.

Bộ Y tế đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế- Ảnh 2.

Kiểm tra nồng độ cồn trong máu qua hơi thở

Theo chuyên gia của Bộ Y tế hiện các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể.

Một số bác sĩ cho biết trong cơ thể người bình thường luôn có một lượng nhỏ cồn ethanol nội sinh được tạo ra do quá trình lên men tự nhiên, bởi vi sinh vật đường ruột và sự chuyển hóa trong các mô.

Vấn đề cồn nội sinh khiến dương tính với máy đo nồng độ cồn cũng có thể xảy ra, bởi cồn nội sinh có thể xảy ra ở một số trường hợp dùng thuốc điều trị, thậm chí dùng lượng lớn cồn sát khuẩn ngoài da.

Tuy nhiên, các trường hợp có cồn nội sinh thì thường nồng độ rất thấp, khó có khả năng dương tính khi test cồn qua hơi thở.

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, kỹ thuật xác định cồn nội sinh cho bệnh nhân là thử định lượng nồng độ cồn trong máu. Bệnh nhân sẽ uống đường glucose khoảng 30 phút/lần. Nếu xét nghiệm có cồn trong máu thì đây là trường hợp có cồn nội sinh do bệnh lý. Xét nghiệm ở người khỏe mạnh sẽ không phát hiện ra cồn.

Về ngưỡng nồng độ cồn, tại quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23-1-2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu, tại mục 60 của quyết định này.

Theo đó, tại điểm 4 “nhận định kết quả” có ghi: trị số thường dưới 10,9 mmol/lít (tương đương 50 mg/100 ml).

Với việc xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn như hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng mức xử phạt hành chính đối với vi phạm nồng độ cồn đã ở mức tương đối cao, tạo được sức răn đe tốt.

Dù vậy một số ý kiến cho rằng pháp luật hiện hành quy định những người có nồng độ cồn ở mức trên 0,4mg/l khí thở, dù cao đến mấy vẫn chung một hình phạt. Điều này chưa phù hợp và chưa tương xứng với mức độ vi phạm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Uống rượu sau gần 1 ngày vẫn còn nồng độ cồn, bác sĩ nói gì?

Bia, rượu vang, rượu mạnh là những đồ uống chứa cồn ethanol ở các nồng độ khác nhau. Bia có khoảng 5% cồn, rượu vang khoảng 9-16% cồn và rượu mạnh có thể lên 40-45% cồn.

Một đơn vị cồn tương đương với 10 g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200 ml bia; 75 ml rượu vang (1 ly); 25 ml rượu mạnh (1 chén).

Uống rượu sau gần 1 ngày vẫn còn nồng độ cồn, bác sĩ nói gì?- Ảnh 1.

Chỉ sau 5 phút uống bia rượu đã có tác động lên não

Uống hai cốc bia mất bao lâu để thải trừ nồng độ cồn?

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phụ trách Trung tâm Ôxy cao áp Việt – Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga (Bộ Quốc phòng), cho biết về cơ chế đào thải cồn của cơ thể, khoảng 10 – 15% sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi. Khoảng 85 – 90% sẽ được xử lý qua gan.

Hai cốc bia sẽ tương đương với khoảng 3 đơn vị cồn và cơ thể sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Tuy nhiên, sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong máu về 0. Do đó, nếu uống 2 lon bia mất khoảng 6 tiếng để nồng độ cồn về 0%.

“Đây là những con số mang tính trung bình, ước tính. Mỗi cá nhân sẽ có thời gian khác nhau và có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thải trừ cồn của cơ thể. Ví dụ, có người ăn rất nhiều rồi mới uống bia. Khi đó bia được hấp thu 20% ở dạ dày và 80% ở ruột non. Khi dạ dày chứa nhiều thức ăn thì tốc độ hấp thu của dạ dày sẽ chậm và tốc độ thải trừ cồn cũng sẽ chậm theo”- bác sĩ Hoàng giải thích.

Các chuyên gia cũng lưu ý, những người có chức năng gan suy yếu hay cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân.

Nếu lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.

Uống rượu sau gần 1 ngày vẫn còn nồng độ cồn, bác sĩ nói gì?- Ảnh 2.

Lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện kiểm soát lỗi vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Thái San

Từ thực tế ghi nhận nhiều trường hợp uống rượu, bia vào buổi tối ngày hôm trước nhưng đến trưa hoặc chiều hôm sau kiểm tra vẫn còn nồng độ cồn trong khí thở, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng “người đó đáng bị xử phạt vì chứng tỏ đã uống quá nhiều. Do nồng độ cồn quá cao nên sau nhiều giờ đồng hồ vẫn không thể đào thải ra khỏi cơ thể”.

Bác sĩ Nguyên cho biết ông không phản đối việc uống rượu bia, nhưng khi uống rượu bia thì phải có trách nhiệm với bản thân và mọi người.

“Tôi đồng tình với quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Kể cả khi chỉ uống ít rượu với nồng độ thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, tâm thần của người điều khiển phương tiện giao thông. Nhẹ là sẽ gây hưng phấn, nặng hơn là gây mất kiểm soát hành vi”- bác sĩ Nguyên nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế đề nghị xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ.

Bộ này cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội trong năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bộ Y tế đề nghị xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết- Ảnh 1.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm với những trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn

Tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng, để bảo đảm an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội.

Tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương. Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương hằng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực phụ trách. Triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe.

Phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác.

Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), các ca ngộ độc rượu vào cấp cứu vẫn nhiều, có xu hướng gia tăng vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán do nhu cầu ăn uống, liên hoan có sử dụng rượu, bia gia tăng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết- Ảnh 3.

Một bệnh nhân bị ngộ độc rượu điều trị tai Bệnh viện Bạch Mai

Tại Trung tâm Chống độc cũng thường xuyên tiếp nhận các ca uống phải rượu “rởm” pha cồn công nghiệp methanol, bị biến chứng dẫn tới mù mắt. Đa số các trường hợp ngộ độc methanol do uống phải rượu trắng “3 không” (không nhãn mác, không nguồn gốc, không rõ thành phần). Những loại rượu này bán trôi nổi ngoài thị trường, thậm chí có cả ở quán nhậu.

“Tình trạng ngộ độc methanol do uống phải rượu “rởm” khiến người uống không biết. Ngộ độc rượu có chứa cồn methanol lại diễn ra chậm và âm thầm nên đa số bệnh nhân đến viện muộn, khi đã bị tổn thương não, mắt, tỉ lệ tử vong lên tới 30-50%”- bác sĩ Nguyên nói.

Các bác sĩ cho biết uống rượu quá mức được định nghĩa là mức tiêu thụ quá 5 ly trở lên trong một lần với nam giới và uống 4 ly trở lên trong một lần với nữ (một lần khoảng 2-3 giờ). Uống nhiều rượu được định nghĩa là tiêu thụ khoảng 8 ly trở lên mỗi tuần với nữ giới và từ 15 ly trở lên mỗi tuần với nam giới.

Uống rượu vừa phải được định nghĩa là uống 2 ly trở xuống trong một ngày đối với nam hoặc 1 ly trở xuống trong một ngày đối với phụ nữ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai bệnh nhi lên cơn co giật nghi ngộ độc thức ăn

Ngày 16-1, tin từ Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa cho biết đơn vị này đang điều trị tích cực 2 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, có biểu hiện lên cơn co giật, người lịm nghi ngộ độc do ăn đồ không rõ nguồn gốc.

Hai bệnh nhi lên cơn co giật nghi ngộ độc thức ăn- Ảnh 1.

Một trong 2 bệnh nhi nghi ngộ độc thức ăn đang được triều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

2 trẻ em ở Thanh Hóa nghi ngộ độc do ăn bánh không rõ nguồn gốc

Theo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, 2 bệnh nhi Đỗ Trọng C. (4 tuổi) và Cao Văn Th. (10 tuổi; cùng ngụ xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân) nhập viện lúc 20 giờ 30 phút ngày 14-1 trong tình trạng trong tình trạng rất nặng đột ngột mất ý thức, co giật, nôn, sùi bọt mép, hôn mê. Theo gia đình kể, bệnh nhân có ăn bánh tự mua gần nhà không rõ kèm theo nguồn khác (không chứng kiến).

Ngay sau đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã thực hiện rửa dạ dày loại bỏ độc chất; uống than hoạt hạn chế hấp thu, truyền dịch thải độc. Hồi sức tích cực thở máy, trợ tim, cấp cứu ngừng tim và rối loạn nhịp tim. Hội chẩn với tuyến trên thống nhất phác đồ điều trị, hội chẩn với các chuyên khoa phối hợp thực hiện. Đồng thời, gửi bệnh phẩm giám định độc chất tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai (hiện chưa có kết quả).

Sau 2 ngày điều trị, hiện 2 bệnh nhân vẫn hôn mê, thở máy, hồi sức tích cực, điều chỉnh rối loạn nhịp tim. Trong đó, bệnh nhân Cao Văn Th. còn có suy thận, phải lọc máu liên tục.

Liên quan tới vụ việc này, theo báo cáo từ UBND xã Xuân Sinh, khoảng 16 giờ ngày 14-1, có 4 cháu nhỏ gồm Cao Văn Th. (SN 2014); Đỗ Trọng C. (SN 2020); Đỗ Trọng D. (SN 2013) và Lê Tiến Đ. (SN 2011) cùng ngụ thôn Bích Phương, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến quán tạp hóa (cùng thôn) mua 1 gói bim bim khoai tây và 1 gói rơm cay để ăn.

Hai bệnh nhi lên cơn co giật nghi ngộ độc thức ăn- Ảnh 2.

2 gói bim bim khoai tây và rơm cay mà các cháu nhỏ mua và ăn. Ảnh: Gia đình cung cấp

Đến 17 giờ cùng ngày, cháu Cao Văn Th. và cháu Đỗ Trọng C. có biểu hiện lên cơn co giật, người lịm dần, được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân cấp cứu.

Tuy nhiên, do bệnh diễn tiến nặng, 2 cháu đã được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa rồi sau đó chuyển sang Bệnh viện Nhi để điều trị.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh truyền nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp

Bệnh truyền nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp- Ảnh 1.

PGS-TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, cho rằng bệnh truyền nhiễm còn diễn biến phức tạp

Thông tin trên được PGS-TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, chia sẻ tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh khu vực phía Nam năm 2023 ngày 22-12.

Báo cáo tại hội nghị, TS-BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, cho biết năm 2023, tại khu vực phía Nam một số dịch bệnh tăng so với năm 2022.

Bệnh truyền nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp- Ảnh 2.

TS-BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, báo cáo về tình hình phòng, chống dịch bệnh tại khu vực phía Nam năm 2023

Theo đó, từ đầu năm đến nay, phía Nam có 141.293 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 1,75 lần so với cùng kỳ năm ngoái (89.931 ca). Số ca mắc chủ yếu là tuyp virus EV71.

Về các loại bệnh khác cũng ghi nhận sự gia tăng như thủy đậu (tăng 11,7%); tiêu chảy tăng 7%. Đặc biệt, bệnh mới nổi đậu mùa khỉ cũng được phát hiện ở 10/20 tỉnh với 117 ca mắc, 6 ca tử vong và chưa có dấu hiệu chững lại.

Về bệnh sốt xuất huyết, tính từ đầu năm đến tháng 11 đã có 62.674 ca mắc (giảm 72% so với năm 2022), trong đó có 22 ca tử vong. Tuy nhiên, bác sĩ Thượng cũng lưu ý dù số ca mắc giảm nhưng chiều hướng biến đổi khí hậu và bệnh sốt xuất huyết trên thế giới chưa ổn định nên có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết vào thời gian tới.

Một số dịch bệnh có giảm như: COVID-19 giảm 98%; bệnh dại và HIV không có thay đổi nhiều so với năm ngoái. Tuy nhiên, cần lưu ý, tình hình bệnh dại ở miền Tây giảm nhưng lại gia tăng ở một số tỉnh miền Đông.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao các hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng và phòng chống dịch năm 2023 của các đơn vị y tế khu vực phía Nam.

Bệnh truyền nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp- Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị sở y tế các tỉnh, thành khu vực phía Nam cần đầu tư hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động thống kê báo cáo…

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhận định năm 2024, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam sẽ còn diễn tiến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, đề nghị sở y tế các tỉnh, thành cần đầu tư hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động thống kê báo cáo; xây dựng và phê duyệt kế hoạch ứng phó, chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật lực và kinh phí; phối hợp với các đơn vị trong hệ thống y tế để thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực cán bộ y tế tuyến bao gồm cả liên ngành thú y, quân y và y tế ngành, đặc biệt vấn đề, yếu tố mới phát sinh trong thực tế.

Nhận định về xu hướng dịch bệnh thời gian tới, PGS-TS-BS Nguyễn Vũ Trung cho rằng bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi có thể tiếp tục diễn biến khó lường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát mạnh và tác nhân gây bệnh thường xuyên biến đổi, nhất là trong bối cảnh giao thương, du lịch, di chuyển kết hợp đô thị hóa, biến đổi khí hậu diện rộng và xu hướng dịch chuyển lao động hiện nay càng làm tăng rủi ro bùng phát bệnh.

COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới với sự xuất hiện liên tục của các biến thể mới. Do đó, hội nghị lần này là dịp chia sẻ kinh nghiệm cũng như đóng góp ý kiến để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Còn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 hạn dùng năm 2024

Chiều 19-12, tại hội thảo cung cấp thông tin về công tác tiêm chủng vắc-xin, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết hiện Chương trình tiêm chủng Quốc gia đang bảo quản hơn 432.000 liều vắc-xin Pfizer phòng COVID-19.

Số vắc-xin COVID-19 này có hạn dùng đến tháng 9-2024 được dự trữ và sử dụng tiêm phòng cho các địa phương có ổ dịch và nhóm người có nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch…).

Còn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 hạn dùng năm 2024- Ảnh 1.

PGS-TS Dương Thị Hồng cho biết hơn 432.000 liều vắc-xin Pfizer đang được bảo quản

“Hiện số ca mắc COVID-19 ở một số nước tăng trở lại nhưng tại thời điểm này Bộ Y tế chưa có khuyến cáo về việc tiêm vắc-xin COVID-19 mũi bổ sung mà tiếp tục khuyến cáo tiêm tối đa 4 liều vắc-xin. Đến nay đã có gần 50.000 người đăng ký tiêm vắc-xin COVID-19 mũi 4, thấp hơn rất nhiều so với số vắc-xin chúng tôi đang dự trữ”- PGS Hồng nói.

Theo kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 của Bộ Y tế, việc xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vắc-xin COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao.

Lồng ghép tiêm vắc-xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện cũng chưa có khuyến cáo tiêm vắc-xin COVID-19 hàng năm, tuy nhiên dựa trên những yếu tố thực tiễn như biến chủng mới của COVID-19 có thể có khuyến cáo mới tiếp theo. Hiện việc tiêm vắc-xin COVID-19 vẫn được thực hiện miễn phí.

Còn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 hạn dùng năm 2024- Ảnh 2.

Mũi 4 vắc-xin COVID-19 được khuyến cáo tiêm bổ sung cho nhóm nguy cơ cao

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã tiêm hơn 266,5 triệu mũi vắc-xin phòng COVID-19. Tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69,3%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 82%; tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,7%; tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,7% và 76,9%.

Hiện Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin COVID-19 cao trên thế giới.

Bà Phan Bích Diệp, Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng (Trường ĐH Y Hà Nội), cho biết ở Việt Nam, tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em khỏi bệnh tật và khuyết tật. Trong 25 năm qua, vắc-xin đã bảo vệ được 6,7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn chặn 42.000 ca tử vong do các bệnh chết người ở trẻ em như: Bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã tác động đến công tác tiêm chủng cho trẻ em. Báo cáo đến ngày 20-4-2023 cho thấy có 67 triệu trẻ em toàn cầu không được tiêm vắc-xin đầy đủ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sở Y tế TP HCM còn gần 4 tỉ đồng chi phí phòng, chống dịch COVID-19 chưa được giải quyết

Sở Y tế TP HCM còn gần 4 tỉ đồng chi phí phòng, chống dịch COVID-19 chưa được giải quyết- Ảnh 1.

Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện dã chiến trong đợt dịch COVID-19 năm 2021

Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản gửi Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM và Ban vận động cứu trợ TP HCM xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc kéo dài về việc trả một số kinh phí phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, vướng mắc đầu tiên là việc thanh toán chi phí lưu trú cho tình nguyện viên, nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch tại tổng đài và các trạm cấp cứu vệ tinh trực thuộc Trung tâm cấp cứu 115.

Nội dung văn bản cho biết từ ngày 27-7-2021, TP HCM thiết lập tổng đài Trung tâm cấp cứu 115 dã chiến tại Công ty Phát triển phần mềm Quang Trung (quận 12), thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu ngoài bệnh viện. Thời điểm đó, cao điểm có 300 tình nguyện viên tham gia trực và được bố trí chỗ ở 3 tháng tại khách sạn B.H với tổng chi phí phát sinh hơn 1,2 tỉ đồng.

Đến nay, sau hơn 2 năm, việc thanh toán chi phí lưu trú này đang gặp vướng mắc, bởi theo nghị quyết số 154 của Chính phủ, các tình nguyện viên không làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 mà chỉ tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại các tổng đài.

Vướng mắc thứ 2 là khó khăn trong việc thanh quyết toán chi phí sửa chữa, khắc phục hư hỏng, tái lập cơ sở vật chất tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP HCM (cơ sở Hóc Môn) giai đoạn từ tháng 4-2020 đến tháng 10-2021.

Thời điểm dịch COVID-19 phát, nhà trường chung tay chống dịch nên đã trưng dụng cơ sở vật chất làm khu cách ly. Sau đó là Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 9.

Trong thời gian vận hành, cơ sở vật chất của trường bị hư hỏng nặng. Cụ thể gồm: thấm trần, thấm sàn, thấm tường do sử dụng quá mục đích thiết kế; mặt sân hư hỏng do thường xuyên có xe trọng tải lớn ra vào; tường phòng học, hành lang, cầu thang dơ bẩn trong quá trình vận chuyển bệnh. Bên cạnh đó, 8 thang máy bị hư hỏng và hơn 1.200 ghế liền bàn sinh viên hoen gỉ do thường xuyên khử khuẩn bị ăn mòn… Tổng số tiền khắc phục hư hỏng hơn 3,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, do trường là cơ sở tư nhân nên không thực hiện đấu thầu các hạng mục sửa chữa, cải tạo và cũng không có báo cáo kinh tế kỹ thuật về việc này. Điều này đồng nghĩa việc trường không đủ chứng từ, điều kiện thanh toán theo hướng dẫn của kho bạc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)