May 20, 2024

TP HCM: Phản cảm dịch vụ “cậu bé Nga VIP” tại cơ sở chăm sóc da ở quận 10

Chiều 14-5, Sở Y tế TP HCM cho biết những ngày qua, tổ công tác đặc biệt của sở đã liên tiếp phát hiện, xử lý các cơ sở cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh và quảng cáo không phép.

Đáng chú ý, riêng quận 10, đã có 3 cơ sở vi phạm pháp luật khi “lấn sân” sang lĩnh vực y tế. Nếu người dân chọn nhầm các cơ sở này để thực hiện kỹ thuật thẩm mỹ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Điển hình, tổ công tác đã nhận được đơn thư phản ánh của ông V.V.L (74 tuổi) đến thực hiện dịch vụ theo quảng cáo “cậu bé Nga VIP” tại cơ sở có biển hiệu “Ulsan Korea Beauty Academy & Spa” (768G Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10). Ông L. đã thực hiện dịch vụ trên với tổng số tiền 131 triệu đồng. Đáng chú ý, cơ sở này chưa được Sở Y tế TP HCM cấp giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh.

Sở Y tế TP HCM kêu gọi người dân khi phát hiện hoặc nghi ngờ cơ sở dịch vụ khám, chữa bệnh không phép trên địa bàn TP hoặc các thông tin quảng cáo các dịch vụ về y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội,… có thể gọi ngay đường dây nóng qua số 0989.401.155 hoặc phản ánh qua app “Y tế trực tuyến” để Thanh tra Sở Y tế có thông tin, kịp thời phát hiện xử lý theo quy định.

Ngay sau đó, Thanh tra Sở Y tế đã đến kiểm tra phát hiện tại đây có các thẻ liệu trình cung cấp dịch vụ có nội dung phản cảm, dễ biến tướng trái với văn hóa, đạo đức Việt Nam như “cậu bé Nga VIP”, “cắt dây thắng”, “cấy chỉ cảm xúc”, “săn tinh hoàn”… 

Bên cạnh đó, tại đây còn có một số máy laser chăm sóc da, ghế nha (không có dấu hiệu hoạt động) cùng biển hiệu quảng cáo bác sĩ chuyên khoa, công nghệ hiện đại, cam kết an toàn, hiệu quả, hơn 5.000 khách hàng hài lòng.

Ngoài ra, cơ sở này còn có các tài khoản mạng xã hội Facebook với tên “Thẩm mỹ viện Quốc tế Ulsan Korea”; “Viện thẩm mỹ công nghệ cao Ulsan Korea” có đăng tải các nội dung: rút mỡ bắp tay, hủy mỡ công nghệ Sculp Super 4.0..

Thời điểm kiểm tra, cơ sở này chỉ cung cấp được giấy đăng ký hoạt động hộ kinh doanh do UBND quận 10 cấp với ngành nghề kinh doanh là dịch vụ làm tóc, chăm sóc da không bao gồm dịch vụ chăm sóc da gây chảy máu, tổn thương da, giải phẫu thẩm mỹ, không dùng kỹ thuật cao; không xuất trình được các giấy tờ theo quy định. 

Đoàn kiểm tra đã niêm phong một số thiết bị, giao cơ sở bảo quản và yêu cầu cơ sở này ngưng sử dụng các thiết bị. Đồng thời yêu cầu cơ sở gỡ toàn bộ các biển quảng cáo tại cơ sở và trên trang mạng xã hội Facebook. Với việc cung cấp các dịch vụ làm đẹp có sử dụng các máy, trang thiết bị y tế khi chưa được Sở y tế thẩm định cấp phép, dự kiến cơ sở này bị xử phạt 20-30 triệu đồng.

Riêng hành vi quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Qua vụ việc này, Sở Y tế sẽ có văn bản đề nghị UBND quận 10 tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đối với cơ sở nêu trên và các cơ sở thẩm mỹ, spa trên địa bàn quản lý.

Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân nên lựa chọn các phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín, có giấy phép hoạt động do Sở Y tế cấp. Đồng thời, có thể tra cứu thông tin các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề trên trang tra cứu “http://thongtin.medinet.org.vn” và tra cứu thông tin công khai xử phạt vi phạm hành chính tại trang https://thanhtra.medinet.gov.vn/ của Sở Y tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM: Điều tra dịch tễ vụ 2 trẻ nghi ngộ độc sau khi ăn mì Ý tại trường

Chiều 7-5, Sở Y tế TP HCM cho biết liên quan đến 2 trường hợp là học sinh tại Trường Tiểu học Linh Chiểu (TP Thủ Đức) và Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4) nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn mì Ý tại trường phải nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) điều trị, ngành y tế TP đã điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ tại cộng đồng.

Theo đó, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) phối hợp với các trung tâm y tế địa phương tiến hành điều tra dịch tễ. 

Kết quả, tổ công tác ghi nhận tại cả 2 trường học không ghi nhận dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm tập thể. Bên cạnh đó, bữa trưa bán trú của 2 trường được cung cấp bởi 2 công ty khác nhau. Tuy nhiên, đáng chú ý, trong ngày 4-5 là thời điểm trẻ xuất hiện triệu chứng nghi ngộ độc có sự trùng hợp ngẫu nhiên tại Trường Tiểu học Linh Chiểu có 82 trẻ nghỉ học.

Qua tìm hiểu, nhà trường cho biết nguyên nhân nghỉ học của trẻ, có đến hơn 50 trẻ nghỉ học vì lý do không liên quan đến sức khỏe (như đi thi tiếng Anh, đi du lịch cùng gia đình, do việc nhà…), số còn lại thì nghỉ học vì các lý do thông thường như ho, cảm, mệt (không có triệu chứng rối loạn tiêu hoá)… Đây cũng là số tương đương với số trường hợp nghỉ học trung bình hàng ngày của trường. 

Ngoài 2 học sinh nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nhà trường khẳng định không ghi nhận thêm học sinh nào đi khám bệnh hoặc nhập viện vì nhiễm trùng tiêu hóa.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận điều trị 2 bệnh nhi là học sinh của 2 trường tiểu học trên nhập viện trong tình trạng tiêu chảy, sốt, ói… Tuy nhiên, khi xét nghiệm tìm nguyên nhân, cơ quan chức năng không phát hiện tác nhân gây bệnh. 

Sở Y tế lưu ý tình hình thời tiết nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao, không chỉ từ các bữa ăn tập thể mà còn ở từng gia đình.

Sở Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè sắp tới, các bậc phụ huynh cần quan tâm hướng dẫn cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, không tự ý mua và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Các nhà nghiên cứu từ Viện Francis Crick, Viện Ung thư Quốc gia (NCI) thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Đại học Aalborg (Đan Mạch) đã phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu vitamin D có thể đem lại khả năng miễn dịch tốt hơn đối với một số bệnh ung thư.

Theo bài công bố trên tạp chí Science, phát hiện này đã được các tác giả chứng minh bằng một thử nghiệm trực tiếp trên chuột và một phân tích dựa trên dữ liệu của 1,5 triệu người dân Đan Mạch.

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư- Ảnh 1.

Thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp tăng cường miễn dịch ung thư – Ảnh đồ họa AI

Trong thí nghiệm đầu tiên, khi phát hiện ra những con chuột có chế độ ăn giàu vitamin D dường như miễn dịch tốt hơn khi bị cấy ghép các khối u đường tiêu hóa vào cơ thể.

Họ đã phân tích đường ruột các con chuột này và nhận thấy vitamin D đã tác động lên các tế bào biểu mô trong ruột, từ đó làm tăng số lượng vi khuẩn có tên Bacteroides fragilis.

Loại vi khuẩn này giúp chuột có khả năng miễn dịch tốt hơn với bệnh ung thư, vì các khối u được cấy ghép không phát triển nhiều.

Để xác nhận lại điều này, các nhà nghiên cứu đã cho các con chuột ăn chế độ bình thường bổ sung trực tiếp Bacteroides fragilis. Chúng nhận được lợi ích miễn dịch ung thư tương tự.

Bên cạnh đó, các tác giả đã tiến hành 2 phân tích trên dữ liệu của 1,5 triệu người Đan Mạch và nhận thấy 2 vấn đề.

Thứ nhất, lượng vitamin D nhận được hàng ngày thấp hơn và nguy cơ ung thư cao hơn.

Thứ hai, xét riêng nhóm bệnh nhân ung thư thì những người có mức vitamin D cao hơn có nhiều khả năng đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị ung thư dựa trên miễn dịch.

Kết quả này trùng khớp với một số nghiên cứu trước đó, do các nhóm tác giả khác thực hiện.

Mặc dù Bacteroides fragilis cũng được tìm thấy trong hệ vi sinh vật ở người, nhưng các tác giả cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu liệu vitamin D có giúp tăng cường miễn dịch ung thư ở người theo con đường này hay không, hay có một cơ chế nào khác góp phần.

Tuy vậy, các bằng chứng nói trên cũng đủ để cho thấy việc ăn đủ vitamin D sẽ giúp bạn đẩy lùi nguy cơ ung thư đường tiêu hóa ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, vitamin D cũng là vi chất cần cho nhiều hệ cơ quan khác, như hệ xương khớp, hệ thần kinh….

Theo Healthline, vitamin D có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thức ăn ngon, bổ dưỡng.

Đầu tiên là các loại cá dầu như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… Trong số đó, cá hồi giàu vitamin D nhất, hàm lượng gấp 2,5 – 5 lần so với các loại còn lại, cá hồi tự nhiên có hàm lượng cao hơn cá hồi nuôi.

Tiếp theo đó, vitamin D còn dồi dào trong các loại nấm, lòng đỏ trứng, sữa bò, gan bò, dầu gan cá, tôm, các loại hạt… Một số loại rau màu xanh lá đậm, trái cây có muối, bơ, chuối… cũng có lượng vitamin D tương đối.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D dưới dạng dược phẩm. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi lựa chọn phương án này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thanh niên bất ngờ ngừng tim khi gần về đích giải chạy Tay Ho Half Marathon

Tại giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 diễn ra sáng 14-4, một nam thanh niên bất ngờ ngã gục khi chỉ cách vạch đích khoảng 100 m.

Thanh niên này sinh năm 1990. Thời điểm người này có tình trạng ngừng tim vào khoảng 5 giờ 55 phút trên đường chạy khi gần về đích.

Thanh niên bất ngờ ngừng tim khi gần về đích giải chạy Tay Ho Half Marathon- Ảnh 1.

Cấp cứu ngừng tim phổi cho người bệnh tại cơ sở y tế. Ảnh minh hoạ

Theo báo cáo, bệnh nhân đã được cấp cứu ngừng tuần hoàn tại chỗ 30 phút nhưng kém hiệu quả, có 5 lần có mạch trở lại nhưng lại mất mạch sau 20 giây. Đánh giá bệnh nhân có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp, nhân viên y tế đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 cấp cứu.

Bệnh nhân được xe cứu thương và kíp cấp cứu chuyển đến Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2 lúc 6 giờ 25 phút.

Tại đây, bệnh nhân được áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Bạch Mai, được kíp cấp cứu ngoại viện của Bệnh viện Bạch Mai tăng cường hỗ trợ trực tiếp tại bệnh viện.

Bệnh nhân được đặt ECMO, chuyển về Bạch Mai khoảng 12 giờ trưa ngày 14-4. Hiện bệnh nhân tiên lượng rất nặng.

Các bác sĩ cho biết phần lớn các tình huống ngừng tim hoặc đột tử vong trong thi đấu hoặc chơi các môn thể thao đều xuất phát từ căn nguyên tim mạch.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo bất cứ vận động viên nào, dù phong trào hay chuyên nghiệp, cũng cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về sức khỏe và sự tập luyện trước cuộc thi để phòng rủi ro.

Để hạn chế tối đa những nguy cơ nói trên, việc sàng lọc và kiểm tra sức khỏe toàn diện, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, nên được chú ý hơn ở nhóm đối tượng này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm sao giảm gánh nặng dịch sốt xuất huyết hằng năm cho ngành y tế?

Tháng 1-2024, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo số ca mắc và tử vong vì sốt xuất huyết đã tăng 189% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Việt Nam, tuy mùa dịch thường niên chưa đến nhưng trong dịp Tết Nguyên đán, cả nước đã phát hiện 37 ổ dịch, 357 ca mắc. Trong năm 2023, dịch sốt xuất huyết đã cướp đi sinh mạng của 43 người với hơn 172.000 ca mắc. Trước đó, 2022 được ghi nhận là năm Việt Nam có số ca nhiễm cao kỷ lục trong vòng 25 năm qua.

Làm sao giảm gánh nặng dịch sốt xuất huyết hằng năm cho ngành y tế?- Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai

Sốt xuất huyết: Ngưỡng cửa sinh tử

Bệnh có diễn biến lâm sàng gồm 3 giai đoạn: sốt, nguy hiểm và phục hồi. Trong đó, đáng lo nhất là hội chứng sốc Dengue xảy ra trong giai đoạn 2. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời hoặc có bệnh nền, bệnh sẽ dễ trở nặng đột ngột, đe dọa tính mạng. Thời gian điều trị tích cực của nhiều ca có khi kéo dài hơn cả tháng, để lại nhiều di chứng về sức khỏe cho bệnh nhân. Hơn nữa, đây cũng là gánh nặng lớn đối với ngành y tế bởi tốn hao nhiều thời gian, nhân lực và chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng để điều trị cho những ca sốt xuất huyết nặng.

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, tại một số bệnh viện thuộc khu vực miền Nam, trung bình mỗi người mắc sốt xuất huyết phải nghỉ từ 7-14 ngày để điều trị, người thân phải nghỉ việc từ 7-9 ngày để chăm sóc. Chi phí điều trị trung bình cho một người bệnh từ 900.000 đến 2.700.000 đồng tùy theo độ nặng và tuổi của người bệnh, chưa kể các chi phí có liên quan khác. Trong giai đoạn 2010 – 2012, chi phí điều trị cho 95.000 bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết tại Việt Nam đã tiêu tốn 140 – 160 tỉ đồng. Đó là chưa kể đến một lượng lớn người bệnh tự điều trị tại nhà không đến cơ sở y tế nên chưa được thống kê.

Tháng 10-2022, một sản phụ 28 tuổi tại TP HCM mắc sốt xuất huyết ở tuần 25 của thai kỳ, nhập viện với nhiều dấu hiệu cảnh báo sốc Dengue. Sau 5 ngày nỗ lực vừa điều trị sốt xuất huyết vừa giữ thai, bệnh viện phải mổ chủ động chấm dứt thai kỳ dù việc sinh non dưới 28 tuần rất rủi ro cho thai nhi. Các chuyên gia khẳng định, mắc sốt xuất huyết giai đoạn đầu và cuối thai kỳ cực nguy hiểm, để lại nhiều hệ lụy, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Năm 2023, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM tiếp nhận hàng loạt ca sốt xuất huyết nặng. Các bệnh nhi tuổi đời rất nhỏ, thậm chí chỉ mới 5 tháng tuổi đã phải chịu phác đồ điều trị tích cực trong nhiều ngày liền với những phương pháp không chỉ tốn kém mà còn gây đau đớn như lọc máu, đặt nội khí quản, bộc lộ tĩnh mạch để luồn catheter… Thậm chí, có nữ bệnh nhi 15 tuổi tuy đã vượt qua giai đoạn nguy kịch nhưng cân nặng giảm từ 54 kg còn 37 kg chỉ sau thời gian điều trị sốt xuất huyết. Tuy đã thành công cứu sống các bé nhưng di chứng là không thể tránh khỏi.

Nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết, trở nặng và bị đe dọa đến tính mạng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thể trạng. Như trường hợp nữ bệnh nhân 45 tuổi tại Hà Nội được ghi nhận đã nhập viện ở ngày 4 nhiễm bệnh nhưng sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn không qua khỏi vào ngày 30-8-2023. Cuối năm 2023, một nam bệnh nhân 21 tuổi đã nhập viện Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM trong tình trạng thiếu máu tán huyết và suy đa cơ quan do sốt xuất huyết nặng sau 3 ngày tự điều trị tại nhà. Phải trải qua 32 ngày điều trị tích cực, người bệnh mới có thể xuất viện.

Kỳ vọng vào giải pháp mới trong phòng và điều trị

Theo giới chuyên gia, trong khi chờ đợi biện pháp phòng ngừa chủ động, người dân cần thực hiện các biện pháp kiểm soát véc-tơ như diệt lăng quăng; phát quang bụi rậm; không để nước tồn đọng trong lu, chai, lọ quanh nhà; ngủ màn để tránh muỗi đốt…

Bên cạnh đó, các nhà khoa học vẫn không ngừng nỗ lực nghiên cứu vắc-xin phòng sốt xuất huyết suốt 75 năm qua. Sau nhiều khó khăn, quả ngọt cũng đến khi hiện đã có một số loại vắc-xin thành công vượt qua các bước thử nghiệm và được phê duyệt sử dụng cũng như đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới với khả năng phòng ngừa tốt cả 4 chủng virus, giảm nguy cơ trở nặng của bệnh.

A bug on a syringe Description automatically generated

Vắc-xin phòng sốt xuất huyết từng là khát vọng của nhân loại giờ đây đã được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới

Nhìn nhận vai trò của vắc-xin, trong buổi tư vấn sức khỏe diễn ra vào tháng 9-2023, ThS-BS Đinh Thị Hải Yến, Trưởng Khoa Truyền thông, giáo dục, sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) nhận định: “Vắc-xin là giải pháp hiệu quả nhất để phòng các bệnh truyền nhiễm. Hiện nay, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã có vắc xin như: COVID-19, sởi, quai bị, Rubella, bạch hầu…”.

Các chuyên gia cũng kỳ vọng, bên cạnh những biện pháp phòng tránh truyền thống, vắc-xin sẽ trở thành lá chắn mới giúp đẩy lùi dịch sốt xuất huyết, giảm tải gánh nặng cho ngành y tế cũng như tác hại nặng nề của bệnh đến sức khỏe, tính mạng con người.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Điều chỉnh giá 10.000 dịch vụ y tế

Thông tin về nguyên tắc tính giá dịch vụ mới tại Hội nghị giám đốc các bệnh viện khu vực phía Bắc chiều 16-3, đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, cho biết giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ bao gồm 4 yếu tố cấu thành.

Điều chỉnh giá 10.000 dịch vụ y tế- Ảnh 1.

Giá dịch vụ y tế sẽ được tính đúng tính đủ trong thời gian tới. Ảnh minh hoạ

Dịch vụ y tế được tính đúng, tính đủ

Trong đó, dịch vụ y tế có chi phí nhân công (tiền lương, tiền công phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo quy định); chi phí trực tiếp (chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và các khoản chi phí trực tiếp khác).

Giá dịch vụ y tế cũng được tính các chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định; và chi phí quản lý (bao gồm chi phí duy tu, bảo dưỡng , tài sản cố định, chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chi phí quản lý chất lượng, lãi vay (nếu có) và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh).

Ngoài ra, chi phí quản lý là yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế vừa được đưa thêm vào giá viện phí, theo hướng tiến đến tính đúng tính đủ giá dịch vụ. Trong chi phí quản lý có cả phần chi cho công nghệ thông tin trước đây chưa được tính.

Đây là lần đầu tiên chi phí quản lý được đưa vào viện phí và dự kiến viện phí sẽ điều chỉnh theo hướng tăng so với hiện hành.

Điều chỉnh giá 10.000 dịch vụ y tế- Ảnh 2.

Bảng giá dịch vụ y tế được công khai tại nhiều bệnh viện

Cũng theo đại diện Cục Quản lý giá, việc định giá dịch vụ khám, chữa bệnh bảo đảm các nguyên tắc: bù đắp chi phí thực hiện khám chữa bệnh phù hợp với quy định; hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ sở khám bệnh chữa bệnh và người bệnh. Đồng thời, rà soát các yếu tố hình thành giá để điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.

Giá dịch vụ khám chữa bệnh có 3 loại, gồm: các dịch vụ do BHYT thanh toán; do ngân sách nhà nước thanh toán; và dịch vụ y tế không do quỹ BHYT thanh toán.

Hiện Bộ Y tế đang xây dựng danh mục giá mới của 10.000 dịch vụ y tế theo hướng tính đúng tính đủ kể trên, để xây dựng được giá này thì trong tháng 3 bộ sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ tính giá.

Bộ Y tế cho biết từ 1-7-2024, các cơ sở phải thực hiện công khai thông tin về giá dịch vụ y tế tại đơn vị mình trên trang điện tử (nếu có) hoặc hình thức thích hợp và cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá.

Cơ sở khám, chữa bệnh công lập tự quyết định giá dịch vụ khám, chữa theo yêu cầu và phải kê khai giá, niêm yết công khai giá dịch vụ theo yêu cầu.

Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được quyền quyết định và phải kê khai giá, niêm yết công khai giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải “tăng giá dịch vụ để người bệnh hưởng lợi”

Đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế là một trong những nội dung trọng tâm đang được Bộ Y tế triển khai. Phóng viên Báo Người Lao Động đã đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận xung quanh vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận. Ảnh: Trần Minh

– Phóng viên: Thưa thứ trưởng, dự kiến năm 2024 Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ ngành kết cấu thêm các chi phí còn lại vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Vậy giá dịch vụ y tế tới đây sẽ được điều chỉnh như thế nào?

Giá dịch vụ y tế được tính phí sao?

+ Thứ trưởng Lê Đức Luận: Theo quy định của Chính phủ, giá dịch vụ y tế công nói chung và giá dịch vụ y tế nói riêng bao gồm 4 yếu tố chi phí: (1) chi phí trực tiếp; (2) tiền lương; (3) chi phí quản lý và (4) khấu hao tài sản.

Giá dịch vụ y tế hiện nay (thực hiện theo Thông tư 21, 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023) đã tính 2 yếu tố, (1) chi phí trực tiếp và (2) tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng; chưa tính yếu tố (3) chi phí quản lý và (4) khấu hao tài sản cố định, chi phí khác.

Căn cứ lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về lộ trình giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh, hiện Bộ Y tế đang triển khai việc rà soát, sắp xếp danh mục dịch vụ kỹ thuật và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật theo danh mục dịch vụ kỹ thuật mới đồng thời đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo Điều hành giá cho phép thực hiện lộ trình giá (tính tiếp 2 yếu tố chi phí quản lý và khấu hao vào giá) theo hướng phù hợp với mức đóng, khả năng cân đối quỹ BHYT; dự kiến năm 2024 sẽ tính tiếp chi phí quản lý vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;

Từ năm 2025 trở đi, sau khi đánh giá tác động cụ thể Bộ Y tế sẽ đề xuất từng bước kết cấu chi phí khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải

Giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tính đúng, tính đủ

Tuy vậy, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh cần thận trọng, có lộ trình, phải đánh giá chỉ số CPI để vừa điều chỉnh được giá nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh cũng cần căn cứ khả năng chi trả của người dân, khả năng cân đối quỹ BHYT. Vì vậy, quá trình thực hiện Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ/ngành để báo cáo Chính phủ việc triển khai thực hiện và đề xuất thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho phù hợp.

Việc tính đúng tính đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh thì viện phí dự tính sẽ tăng khoảng bao nhiêu phần trăm?

+ Bộ Y tế đã khảo sát sơ bộ và tính toán, dự kiến nếu tính tiếp chi phí quản lý vào giá thì tỉ lệ tăng bình quân của giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là 4%, chi quỹ BHYT tăng khoảng 2.180 tỉ đồng/năm.

Quỹ BHYT có khả năng cân đối (do có kết dư từ các năm trước và số thu tăng do điều chỉnh lương cơ sở 1,8 triệu đồng).

Nếu tính tiếp khấu hao vào giá theo số liệu 2022 về cơ cấu tài sản cố định tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, nếu tính khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh thì tỉ lệ tăng bình quân của giá dịch vụ tăng khoảng 22,8%, chi quỹ BHYT tăng khoảng 12.066 tỉ đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải

Bệnh nhân nộp viện phí tại quầy thu viện phí của bệnh viện. Ảnh: Thùy Linh

Theo số liệu quyết toán chi BHYT, cơ cấu thanh toán chi phí khám chữa bệnh có tỉ lệ như sau: thanh toán theo giá dịch vụ khoảng 45% (tiền chi trả cho khám bệnh, ngày giường, chiếu chụp, xét nghiệm, phẫu thuật, thủ thuật) còn lại là chi phí về thuốc, máu vật tư y tế sử dụng trực tiếp không tính trong giá dịch vụ khám chữa bệnh.

Do vậy, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ tác động đến 45% trong tổng phần thanh toán chi phí khám chữa bệnh (do tiền thuốc máu, vật tư thanh toán theo thực tế sử dụng thì không bị thay đổi).

Hiện nay, tỉ lệ dân số tham gia BHYT đã là 93,35% nên dù viện phí tăng thì chi phí tăng ở phần đồng chi trả cũng không quá cao.

Tăng giá dịch y tế để giảm chi tiền túi

Tại sao việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ sẽ từng bước giảm chi tiền túi của người dân cũng như đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân, thưa thứ trưởng?

+ Việc thực hiện lộ trình tính đủ các yếu tố chi phí vào giá là một đòi hỏi thực tế, khách quan. Không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ y tế mà là chuyển các khoản chi trước đây nhà nước bao cấp trực tiếp cho các bệnh viện vào giá, chuyển phần ngân sách này sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ cùng với các cơ chế thanh toán của chính sách BHYT thời gian qua góp phần từng bước giảm chi tiền túi của người dân cũng như đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân, bệnh viện và cán bộ y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải

Việc điều chỉnh giá cũng góp phần đảm bảo nguồn thu cho các cơ sở y tế,

Đối với người dân, giá tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, người dân sẽ được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn và được BHXH thanh toán, làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT, đảm bảo công khai, minh bạch, giảm phiền hà cho người bệnh.

Đối với các bệnh viện, việc điều chỉnh giá cũng góp phần đảm bảo nguồn thu cho các cơ sở y tế, các bệnh viện có điều kiện mua các loại thuốc, vật tư, hóa chất, test, kit xét nghiệm với chất lượng cao hơn, làm tăng chất lượng của dịch vụ y tế.

Cùng đó, bệnh viện sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã được đầu tư trong thời gian vừa qua; bệnh viện có nguồn kinh phí để triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế và trả lương, thu nhập cho cán bộ y tế. Khi thu nhập được cải thiện, các cán bộ y tế sẽ phục vụ tốt và gắn bó hơn với nghề.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tình hình dịch bệnh tại TP HCM ngày giáp Tết

Ngày 4-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã báo cáo tình hình dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết trong tuần qua (từ ngày 22-1 đến 28-1).

Tình hình dịch bệnh tại TP HCM ngày giáp Tết- Ảnh 1.

Biểu đồ tình hình dịch bệnh tại TP HCM trong tuần qua

Theo HCDC, tuần qua, tại TP HCM ghi nhận 159 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, giảm 36,8% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm 2024 đến ngày 28-1 là 858 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 6, 8 và huyện Nhà Bè.

Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, tuần qua, tại TP HCM giảm 28,4% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến ngày 28-1 là 1.021 ca. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm quận 1, 12, Tân Phú.

Trước đó, Sở Y tế TP HCM đã gửi văn bản đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn sẵn sàng ứng phó các tình huống cấp cứu, điều trị dịch bệnh trong những ngày Tết Nguyên đán 2024. Trong đó, yêu cầu HCDC tăng cường giám sát ca bệnh, giám sát biến thể COVID-19. Đồng thời, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh chặt chẽ, chủ động phát hiện các ổ dịch, khống chế dịch có hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát

Ngoài ra, HCDC cũng làm đầu mối triển khai các biện pháp đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh khác trong quá trình tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng Tết Nguyên đán Giáp Thìn và trong năm 2024.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM chủ động ứng phó cấp cứu, dịch bệnh dịp Tết

Sở Y tế TP HCM vừa gửi văn bản các cơ sở y tế trên địa bàn về việc sẵn sàng ứng phó các tình huống cấp cứu, điều trị, dịch bệnh trong những ngày Tết Nguyên đán 2024.

TP HCM chủ động ứng phó cấp cứu, dịch bệnh dịp Tết- Ảnh 1.

Trẻ được điều trị bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM)

Sở yêu cầu các cơ sở thực nghiêm công tác ứng phó với các dịch bệnh và các tình huống cấp cứu dịp Tết Nguyên đán 2024. Cụ thể:

Đối với việc ứng phó các dịch bệnh, các bệnh viện công lập và ngoài công lập cần rà soát, tăng cường công tác tiếp nhận, thu dung và điều trị người bệnh COVID-19 tại các khoa/đơn vị điều trị COVID-19; bố trí giường hồi sức tiếp nhận các ca nặng tại cơ sở y tế trên địa bàn TP; thực hiện điều trị, chăm sóc theo các hướng dẫn của Bộ Y tế… 

Song song đó, nếu gặp trường hợp khó (người lớn) cần hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và trẻ em sẽ hội chẩn với ba bệnh viện chuyên khoa nhi của TP (Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Nhi Đồng Thành phố). Đồng thời, chuyển tuyến điều trị theo chuyên khoa nếu có trường hợp mắc COVID-19 có suy hô hấp, mức độ nặng, nguy kịch.

Các Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng 1, 2 và Thành phố được phân công là bệnh viện tuyến cuối trong việc tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc COVID-19 mức độ nặng. Bên cạnh đó, chủ động thành lập các đội phản ứng nhanh, sẵn sàng hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới khi cần hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn, đặc biệt trong công tác cấp cứu người bệnh… Ngoài ra, chuẩn bị sẵn sàng nhân sự chuyên môn, vật tư, trang thiết bị y tế để sẵn sàng ứng phó khi tỉnh hình COVID-19 có số ca mắc tăng cao, đặc biệt các tình huống nhiều ca năng cần hồi sức tích cực…

Về ứng phó với các tình huống cấp cứu, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập dự trữ đủ thuốc, máu và các chế phẩm máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, bố trí cơ số giường bệnh và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh. Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ vì bất kỳ lý do gì…

Xây dựng phương án điều động nhân sự, kế hoạch, phương án chi tiết và tổ chức thực hiện, đảm bảo công tác trực cấp cứu khi xảy ra thảm họa, cháy nổ, tai nạn, ngộ độc thực phẩm hàng loạt khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Riêng Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn bố trí ê kíp nhân sự, phương tiện cấp cứu và cơ số thuốc, dịch truyền, máu và các chế phẩm máu, vật tư, trang thiết bị, hóa chất đầy đủ, đảm bảo thường trực tại đơn vị… 

Ngoài ra, Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM chuẩn bị phương án cấp cứu trong các sự kiện tập trung đông người, bố trí nhân sự trực 24/24 giờ, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác cấp cứu, nhất là cấp cứu tai nạn giao thông, cháy nổ, tai nạn hàng loạt, ngộ độc thực phẩm khi có yêu cầu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cảnh giác biến thể mới COVID-19 né miễn dịch

Ngày 24-1, Sở Y tế TP HCM công bố vừa phát hiện biến thể mới COVID-19. Từ mẫu bệnh phẩm của 16 ca dương tính với SARS-CoV-2 nhập viện hồi tháng 12-2023, ngành y tế đã phát hiện 12 bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1.

5 biến thể cần quan tâm

Những thông tin mới này cũng được báo cáo khẩn Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến triển khai phòng chống dịch bệnh 2024 diễn ra trong cùng ngày. Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết quá trình phát hiện các biến thể mới của COVID-19 được nhóm giám sát bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) thực hiện vào tháng 12-2023. Từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tháng 12-2023, ghi nhận có 12 bệnh nhân (75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Ngoài ra, có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1; 2 ca nhiễm BA.2.86.1 và 1 ca nhiễm XDD. Đáng lo ngại, số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong 6 tuần gần đây.

Theo bà Nga, từ ngày 18-12-2023 đến 22-1-2024, các cơ sở y tế trên địa bàn TP HCM tiếp nhận 94 ca mắc COVID-19 điều trị nội trú, trong đó có 17 ca nặng phải thở ôxy. “Trong năm 2023 có ghi nhận rải rác ca mắc COVID-19 nặng nhưng 17 ca kể trên nhập viện liên tiếp trong 5 tuần vừa qua và điều cần cảnh báo các bệnh nhân đều thuộc nhóm nguy cơ. Đó là người có bệnh nền, người chưa tiêm vắc-xin hoặc mới tiêm 1 đến 2 mũi vắc-xin COVID-19. Các trường hợp này đều đã ổn định, bình phục, không có ca tử vong” – bà Nga thông tin.

Như vậy, biến thể phụ JN.1 đã xuất hiện tại TP HCM sau khi CDC Mỹ báo cáo đây là biến thể đang phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế tại Mỹ trong tháng 12-2023. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi 5 biến thể cần quan tâm (VOI) gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86 và JN.1. Với kết quả giám sát mới trong tháng 12 thì ngoại trừ biến thể EG.5, các biến thể phụ cần quan tâm khác đều đã phát hiện tại TP HCM.

Người dân cần cảnh giác đề phòng biến thể mới COVID-19 né miễn dịch. Trong ảnh: Một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội năm ngoái Ảnh: NGỌC DUNG

Người dân cần cảnh giác đề phòng biến thể mới COVID-19 né miễn dịch. Trong ảnh: Một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội năm ngoái Ảnh: NGỌC DUNG

TS-BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cho biết WHO xếp biến thể JN.1 này vào nhóm cần quan tâm. Theo đánh giá mới nhất, hiện chưa có bằng chứng cho thấy độc lực của biến thể JN.1 tăng dù số mắc có dấu hiệu tăng lên. “Ngày 22-1 vừa qua, WHO đã khuyến cáo xếp JN.1 thứ 4 về mức độ nguy hiểm. Bốn mức độ này gồm các nhóm: “Quan tâm”; “quan ngại”; “cần theo dõi’ và “nguy hiểm”. Ở đây, biến thể JN.1 ở mức độ “quan tâm”. Hiện các bằng chứng cho thấy JN.1 chưa có biến đổi gien về độc lực hay gia tăng số ca mắc nhưng có dấu hiệu né tránh miễn dịch. Tuy nhiên, cần quan tâm theo dõi diễn tiến dịch để có biện pháp ứng phó kịp thời” – ông Đức nói.

Theo Bộ Y tế, trong năm 2023, cả nước ghi nhận 99.000 ca mắc COVID-19, giảm 82,4 lần so với năm 2022, không có trường hợp nào tử vong. Trong 2 tuần đầu năm 2024, nước ta ghi nhận 419 ca mắc và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố. Số mắc tăng 2,4 lần so với 2 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng, hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả.

Những ai cần tiêm vắc-xin nhắc lại?

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác… Từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, tại nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia trong khu vực đã ghi nhận gia tăng số mắc, nhập viện do COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. “WHO công bố trong tháng 12-2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11-2023. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, chưa ổn định. Trong khi đó, miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, biến thể JN.1 đang gia tăng nhanh trên toàn cầu”- bà Lan nói.

Đề cập việc tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19 trong bối cảnh miễn dịch giảm dần, biến thể phụ của SARS-CoV-2 biến đổi liên tục, ông Đức cho hay tới đây Bộ Y tế sẽ có khuyến cáo chính thức về tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân. Theo ông Đức, sau cuộc họp ngày 22-1 vừa qua với WHO, quan điểm chung cũng như hướng dẫn của WHO là có 3 nhóm cần tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19, gồm: người từ 50 tuổi trở lên và có bệnh nền; phụ nữ mang thai và người chưa tiêm vắc-xin COVID-19 lần nào. Thời gian tiêm nhắc khuyến cáo là từ 9-12 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Ông Đức cho biết hiện Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương đang bảo quản hơn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 Pfizer, hạn sử dụng đến cuối tháng 9-2024. Đây là số vắc-xin COVID-19 dự trữ cho những vùng có ổ dịch hoặc có nguy cơ cao. Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương lập danh sách những người có nhu cầu tiêm chủng nhắc lại trong năm 2024. Hiện có hơn 100.000 liều vắc-xin COVID-19 được địa phương đăng ký sử dụng tiêm cho nhóm nguy cơ. “Đến thời điểm này, Việt Nam là một trong những quốc gia bao phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%. Với các biến thể hiện nay, theo WHO, vắc-xin hiện thời vẫn có tác dụng” – ông Đức nhấn mạnh.

Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân trong bối cảnh Tết Nguyên đán 2024 cận kề, giao lưu, đi lại tăng cao dẫn đến nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Vì vậy, không chủ quan, lơ là và tiếp tục thực hiện các biện pháp để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, nơi tập trung đông người hoặc khi có triệu chứng hô hấp. Vận động người dân tiêm nhắc vắc-xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm nguy cơ như: người cao tuổi, người có bệnh nền… Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… Người cao tuổi, có bệnh lý nền, thai phụ… khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

“HCDC theo dõi sát số trường hợp mắc COVID-19 nhập viện, trường hợp nặng phải nhập khoa hồi sức cũng như tiếp tục giám sát các biến thể COVID-19. Đề nghị các bệnh viện luôn trong tình trạng sẵn sàng để tiếp nhận và điều trị các trường hợp COVID-19 cần nhập viện theo các tình huống giả định và kịch bản ứng phó” – Sở Y tế TP HCM chỉ đạo. 

Đông Nam Á dẫn đầu tỉ lệ mắc COVID-19

Công bố mới nhất của WHO hôm 22-1 cho thấy số ca COVID-19 mắc mới toàn cầu được ghi nhận trong chu kỳ 28 ngày gần nhất là 1,1 triệu ca, tăng 4% so với chu kỳ 28 ngày trước đó. Số ca tử vong liên quan đến căn bệnh là 8.700 ca, giảm 26% so với chu kỳ trước.

Trong 6 khu vực dịch tễ của WHO, khu vực dịch tễ Đông Nam Á ghi nhận tỉ lệ ca mắc mới cao nhất trong chu kỳ là 379%, trong đó một số quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh… được WHO tô màu đỏ trên bản đồ tỉ lệ ca mắc mới, cho thấy mức tăng nhanh nhất.

Xếp thứ hai là khu vực dịch tễ Tây Thái Bình Dương, khu vực WHO xếp Việt Nam vào, với mức tăng là 77%. Màu đỏ được tô cho một số quốc gia như Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Philippines…

Tại 4 khu vực dịch tễ khác là châu Mỹ, châu Âu, Đông Địa Trung Hải và châu Phi, số ca mắc mới đang có xu hướng giảm.

Trên toàn cầu, biến thể JN.1 là “biến thể cần quan tâm” lưu hành nhiều nhất và đã được 71 quốc gia báo cáo. Biến thể này cũng chiếm khoảng 66% trình tự gien SARS-CoV-2 được báo cáo toàn cầu ở tuần dịch tễ gần nhất, tăng nhanh so với mức 25% của 4 tuần trước đó.

Bản đánh giá sơ bộ của WHO trước đó xếp hạng rủi ro sức khỏe cộng đồng ở cấp độ toàn cầu do JN.1 gây ra ở mức thấp, dựa trên các bằng chứng sẵn có. JN.1 lây lan nhanh và thoát miễn dịch tốt hơn các dòng trước nên có thể gây tái nhiễm ở những người từng mắc các dòng biến chủng khác, tuy nhiên độc lực (khả năng gây bệnh nặng và tử vong) lại không gia tăng. Thống kê từ Bỉ cho thấy tỉ lệ nhập viện do JN.1 không cao hơn so với các dòng trước dòng mẹ của nó là BA.2.86; trong khi một khảo sát từ Singapore cho thấy tỉ lệ nhập viện do JN.1 thậm chí thấp hơn các dòng tiền nhiệm.

Tổng hợp các bằng chứng, WHO cho biết vắc-xin COVID-19 hiện hành vẫn tiếp tục bảo vệ tốt mọi người khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong liên quan đến COVID-19 do JN.1 gây ra. WHO khuyến cáo mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh hô hấp căn bản như rửa tay, đeo khẩu trang khi cần thiết, giữ môi trường thông thoáng ở nhà khi bị bệnh vì trong mùa đông này, không chỉ có COVID-19 đang lưu hành mà còn các mầm bệnh khác bao gồm cúm, RSV (virus hợp bào hô hấp), viêm phổi…

Dòng mẹ của JN.1 là BA.2.86 chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ, chiếm 7,8% số trình tự gien được tổng hợp về cơ sở dữ liệu chung GISAID. Vào 4 tuần trước đó, dòng này chiếm 7% số trình tự gien.

Ngoài JN.1 và BA.2.86, WHO cũng đang theo dõi 3 VOI khác là XBB.1.5, XBB.1.16 và EG.5. VOI là các biến thể có cấp độ thấp hơn VOC (biến thể gây lo ngại như chủng gốc, Alpha, Delta hay Omicron ban đầu).

Anh Thư

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dịch bệnh hô hấp tăng cao, Sở Y tế TP HCM khuyến cáo gì?

Dịch bệnh hô hấp tăng cao, Sở Y tế TP HCM khuyến cáo gì? - Ảnh 1.

Trẻ mắc bệnh hô hấp điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM)

Ngày 3-1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) khuyến cáo người dân cần tăng cường chủ động phòng bệnh, đặc biệt, là các bệnh về hô hấp đang gia tăng.

Theo HCDC, thời gian cuối năm cũng là lúc nhu cầu mua bán gia cầm tăng manh, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cúm A (H5N1) ở người. Cuối tháng 11-2023, tại Campuchia, đã ghi nhận thêm 2 ca mắc bệnh cúm A (H5N1), nâng tổng số ca mắc bệnh từ đầu năm đến nay là 6 ca, trong đó có 4 ca tử vong.

Trước tình hình này, ngành y tế TP HCM khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Cụ thể:

Đối với phòng ngừa các bệnh viêm hô hấp cần chủ động đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người; thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng; tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… Người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh nên hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là người thuộc nhóm nguy cơ cao (người lớn tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền).

Ngoài ra, cần tiêm vắc-xin đối với các bệnh đã có vắc-xin phòng ngừa như cúm, COVID-19. Đặc biệt, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Đối với phòng ngừa cúm gia cầm lây sang người không sử dụng gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; cần chọn lựa nơi mua gia cầm đáng tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; thực hiện ăn chín uống chín; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Theo HCDC, bên cạnh việc ghi nhận số ca mắc các bệnh viêm hô hấp cấp tính tăng trên thế giới , Tổ chức Y tế Thế giới cũng ghi nhận số ca mắc bệnh COVID-19 tăng nhẹ trong tháng 12 vừa qua.

Song song với sự gia tăng số ca bệnh, thế giới cũng đã ghi nhận biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là JN.1 đang dần phổ biến ở nhiều nước với tính lây truyền cao hơn. “Dù xuất hiện biến thể mới nhưng hiện nay vẫn chưa có bằng chứng về sự tăng nặng nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng của biến thể phụ này so với các biến thể trước đó” – HCDC nhấn mạnh.

HCDC cho biết vắc-xin phòng COVID-19, xét nghiệm phát hiện và thuốc điều trị COVID-19 được dự đoán là vẫn có hiệu quả đối với biến thể mới JN.1. Điều này cho thấy virus SARS-CoV-2 vẫn đang không ngừng biến đổi và có thể thay đổi đặc tính về lây truyền, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tác dụng của vắc-xin, thuốc điều trị cũng như xét nghiệm chẩn đoán đối với virus.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dịch bệnh vẫn phức tạp, khó lường

PGS-TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết dịch bệnh truyền nhiễm vẫn phức tạp, khó lường, nguy cơ lây nhiễm các biến thể mới, dịch bệnh mới nổi. Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi gia tăng đáng kể. Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các ca mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi. Việt Nam đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh là rất lớn.

Dịch bệnh vẫn phức tạp, khó lường- Ảnh 1.

Lãnh đạo các bộ, ngành ấn nút hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh

Bộ Y tế kêu gọi cộng đồng nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe; các địa phương bảo đảm sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cập nhật mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam

Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tại Singapore ghi nhận hơn 32.000 ca mắc COVID-19 từ 26-11 đến 2-12, tăng khoảng 45% so với tuần trước đó. Số trường hợp nhập viện tăng khoảng 65% và số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt tăng từ 1 lên 4 người.

Cơ quan y tế Singapore nhận định nguyên nhân gia tăng trở lại số mắc COVID-19 là do giảm khả năng miễn dịch của người dân và gia tăng giao thương trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.

Cập nhật mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam- Ảnh 1.

Tại Việt Nam dịch COVID-19 vẫn đang được kiểm soát

Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát. Số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025. Trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

Diễn biến dịch COVID-19

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ… thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và chủ động cập nhật, cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch và các khuyến cáo phòng bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, nước ta hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sở Y tế TP HCM còn gần 4 tỉ đồng chi phí phòng, chống dịch COVID-19 chưa được giải quyết

Sở Y tế TP HCM còn gần 4 tỉ đồng chi phí phòng, chống dịch COVID-19 chưa được giải quyết- Ảnh 1.

Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện dã chiến trong đợt dịch COVID-19 năm 2021

Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản gửi Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM và Ban vận động cứu trợ TP HCM xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc kéo dài về việc trả một số kinh phí phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, vướng mắc đầu tiên là việc thanh toán chi phí lưu trú cho tình nguyện viên, nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch tại tổng đài và các trạm cấp cứu vệ tinh trực thuộc Trung tâm cấp cứu 115.

Nội dung văn bản cho biết từ ngày 27-7-2021, TP HCM thiết lập tổng đài Trung tâm cấp cứu 115 dã chiến tại Công ty Phát triển phần mềm Quang Trung (quận 12), thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu ngoài bệnh viện. Thời điểm đó, cao điểm có 300 tình nguyện viên tham gia trực và được bố trí chỗ ở 3 tháng tại khách sạn B.H với tổng chi phí phát sinh hơn 1,2 tỉ đồng.

Đến nay, sau hơn 2 năm, việc thanh toán chi phí lưu trú này đang gặp vướng mắc, bởi theo nghị quyết số 154 của Chính phủ, các tình nguyện viên không làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 mà chỉ tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại các tổng đài.

Vướng mắc thứ 2 là khó khăn trong việc thanh quyết toán chi phí sửa chữa, khắc phục hư hỏng, tái lập cơ sở vật chất tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP HCM (cơ sở Hóc Môn) giai đoạn từ tháng 4-2020 đến tháng 10-2021.

Thời điểm dịch COVID-19 phát, nhà trường chung tay chống dịch nên đã trưng dụng cơ sở vật chất làm khu cách ly. Sau đó là Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 9.

Trong thời gian vận hành, cơ sở vật chất của trường bị hư hỏng nặng. Cụ thể gồm: thấm trần, thấm sàn, thấm tường do sử dụng quá mục đích thiết kế; mặt sân hư hỏng do thường xuyên có xe trọng tải lớn ra vào; tường phòng học, hành lang, cầu thang dơ bẩn trong quá trình vận chuyển bệnh. Bên cạnh đó, 8 thang máy bị hư hỏng và hơn 1.200 ghế liền bàn sinh viên hoen gỉ do thường xuyên khử khuẩn bị ăn mòn… Tổng số tiền khắc phục hư hỏng hơn 3,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, do trường là cơ sở tư nhân nên không thực hiện đấu thầu các hạng mục sửa chữa, cải tạo và cũng không có báo cáo kinh tế kỹ thuật về việc này. Điều này đồng nghĩa việc trường không đủ chứng từ, điều kiện thanh toán theo hướng dẫn của kho bạc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 533 ca nhiễm, Hà Nội nhiều nhất với 140 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 18-6 đến 16 giờ ngày 19-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 533 ca nhiễm mới, (giảm 166 ca so với ngày trước đó) tại 38 tỉnh, thành phố (có 434 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (140), Nghệ An (30), Lào Cai (27), Quảng Ninh (25), Phú Thọ (25), TP HCM (24), Đà Nẵng (24), Bắc Ninh (21), Tuyên Quang (20), Yên Bái (15), Thái Nguyên (15), Thái Bình (14), Nam Định (14), Sơn La (12), Hòa Bình (12), Hà Giang (12), Quảng Bình (11), Hải Phòng (9), Vĩnh Phúc (9), Hải Dương (8 ), Cao Bằng (8 ), Thanh Hóa (8 ), Bắc Giang (7), Hưng Yên (6), Lâm Đồng (5), Bắc Kạn (5), Quảng Trị (5), Ninh Bình (4), Hà Nam (4), Thừa Thiên Huế (3), Điện Biên (2), Bình Định (2), Lạng Sơn (2), Lai Châu (1), Khánh Hòa (1), Bình Phước (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 533 ca nhiễm, Hà Nội nhiều nhất với 140 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (21), Nghệ An (18), Yên Bái (17).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình (6), Thanh Hóa (3), Thừa Thiên Huế (3).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 724 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.737.640 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.431 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.729.874 ca, trong đó có 9.598.813 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.941), TP HCM (609.838), Nghệ An (485.295), Bắc Giang (387.682), Bình Dương (383.794).

Trong ngày, cả nước có 4.255 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.601.630 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 44 ca. Trong 24 giờ qua, cả nước không ghi nhận bệnh nhân tử vong.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 18-6 có 394.772 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 225.650.647 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 202.212.206 liều: Mũi 1 là 71.489.195 liều; Mũi 2 là 68.833.774 liều; Mũi 3 là 1.508.271 liều; Mũi bổ sung là 14.968.069 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.615.891 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.797.006 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.521.902 liều: Mũi 1 là 8.955.340 liều; Mũi 2 là 8.566.562 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.916.539 liều: Mũi 1 là 5.061.797 liều; Mũi 2 là 854.742 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 699 ca nhiễm, số mắc tăng ở TP HCM và Hải Phòng

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 17-6 đến 16 giờ ngày 18-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 699 ca nhiễm trong nước (giảm 24 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố (có 509 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (141), Nghệ An (48), TP HCM (39), Phú Thọ (36), Lào Cai (33), Bắc Ninh (32), Yên Bái (32), Hải Phòng (30), Quảng Ninh (26), Đà Nẵng (24), Nam Định (19), Tuyên Quang (18), Vĩnh Phúc (17), Thái Bình (16), Thái Nguyên (16), Bắc Kạn (16), Ninh Bình (15), Hải Dương (13), Bắc Giang (13), Hà Giang (12), Sơn La (12), Quảng Trị (12), Quảng Bình (12), Hà Nam (12), Lâm Đồng (7), Bình Phước (7), Cao Bằng (7), Hòa Bình (6), Lạng Sơn (6), Hưng Yên (6), Thanh Hóa (5), Lai Châu (3), Điện Biên (2), Khánh Hòa (2), Bến Tre (2), Đồng Tháp (2).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 699 ca nhiễm, số mắc tăng ở TP HCM và Hải Phòng - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thừa Thiên Huế (17), Phú Thọ (14), Vĩnh Phúc (12).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (21), TP HCM (15), Nghệ An (11).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 729 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.737.107 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.426 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.729.341 ca, trong đó có 9.594.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

 Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.801), TP HCM (609.814), Nghệ An (485.265), Bắc Giang (387.675), Bình Dương (383.794).

Cùng ngày, có 5.889 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.597.375 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 55 ca.

Trong ngày không ghi nhận bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 17-6 có 335.942 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 225.255.875 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 201.966.884 liều: Mũi 1 là 71.488.967 liều; Mũi 2 là 68.831.884 liều; Mũi 3 là 1.508.271 liều; Mũi bổ sung là 14.968.006 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.450.365 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.719.391 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.514.225 liều: Mũi 1 là 8.953.920 liều; Mũi 2 là 8.560.305 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.774.766 liều: Mũi 1 là 4.975.443 liều; Mũi 2 là 799.323 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca mắc giảm ở Hà Nội, tăng ở Nghệ An, Đà Nẵng

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 13-6 đến 16 giờ ngày 14-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 856 ca nhiễm mới (tăng 240 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 664 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (151), Đà Nẵng (64), Phú Thọ (56), Yên Bái (46), Lai Châu (45), Nghệ An (37), Bắc Ninh (36), Lào Cai (28), Hải Dương (27), Tuyên Quang (27), Vĩnh Phúc (25), Hòa Bình (25), Quảng Bình (25), Quảng Ninh (24), Bắc Kạn (23), Nam Định (22), TP HCM (19), Sơn La (16), Thái Bình (16), Thái Nguyên (15), Hà Nam (15), Hưng Yên (13), Hà Giang (12), Cao Bằng (11), Ninh Bình (11), Lâm Đồng (10), Quảng Trị (9), Lạng Sơn (8 ), Điện Biên (8 ), Hà Tĩnh (7), Thanh Hóa (6), Quảng Ngãi (4), Bắc Giang (4), Gia Lai (2), Khánh Hòa (2), Tây Ninh (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (2), Vĩnh Long (2), Bình Dương (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca mắc giảm ở Hà Nội, tăng ở Nghệ An, Đà Nẵng - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (51), Hải Phòng (23), Hà Nội (6).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lai Châu (41), Nghệ An (37), Đà Nẵng (30).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 775 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.733.285 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.372 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.725.519 ca, trong đó có 9.566.071 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.225), TP HCM (609.699), Nghệ An (485.092), Bắc Giang (387.640), Bình Dương (383.791).

Trong ngày có 6.365 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.568.888 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 43 ca.

Trong ngày, cả nước không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Ngày 13-6 có 344.648 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 223.974.640 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 201.106.445 liều: Mũi 1 là 71.486.508 liều; Mũi 2 là 68.819.089 liều; Mũi 3 là 1.507.420 liều; Mũi bổ sung là 15.023.579 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.115.279 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.154.570 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.507.931 liều: Mũi 1 là 8.951.604 liều; Mũi 2 là 8.556.327 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.360.264 liều: Mũi 1 là 4.692.699 liều; Mũi 2 là 667.565 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Cả nước thêm 617 F0, TP HCM chỉ 5 ca

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 12-6 đến 16 giờ ngày 13-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 617 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 616 ca ghi nhận trong nước (tăng 48 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 527 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (157), Bắc Ninh (87), Yên Bái (41), Đà Nẵng (34), Phú Thọ (29), Hải Dương (27), Hải Phòng (23), Tuyên Quang (21), Quảng Ninh (20), Thái Bình (19), Lào Cai (17), Hưng Yên (16), Thái Nguyên (16), Hà Giang (12), Nam Định (8 ), Vĩnh Phúc (8 ), Hòa Bình (8 ), Cao Bằng (7), Bắc Kạn (7), Lạng Sơn (7), Thanh Hóa (7), Điện Biên (6), TP HCM (5), Gia Lai (5), Lâm Đồng (4), Khánh Hòa (4), Lai Châu (4), Hà Nam (3), Sơn La (3), Quảng Ngãi (2), Ninh Bình (2), Bình Dương (2), Quảng Trị (1), Bình Thuận (1), Tây Ninh (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Cả nước thêm 617 F0, TP HCM chỉ 5 ca - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Yên Bái (23), Nghệ An (22), Quảng Bình (18).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (87), Hải Dương (21), Hải Phòng (20).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 790 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.732.429 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.366 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.724.663 ca, trong đó có 9.559.706 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.074), TP HCM (609.680), Nghệ An (485.055), Bắc Giang (387.636), Bình Dương (383.790).

Trong ngày có 9.330 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.562.523 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 53 ca, trong đó thở máy xâm lấn: 4 ca

Trong ngày, cả nước không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Đến nay, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 223.629.992 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.815.820 liều: Mũi 1 là 71.485.834 liều; Mũi 2 là 68.816.757 liều; Mũi 3 là 1.507.301 liều; Mũi bổ sung là 15.022.897 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.017.034 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 965.997 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.505.950 liều: Mũi 1 là 8.951.055 liều; Mũi 2 là 8.554.895 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.308.222 liều: Mũi 1 là 4.648.875 liều; Mũi 2 là 659.347 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca nhiễm giảm sâu, Hà Nội nhiều nhất với 170 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 11-6 đến 16 giờ ngày 12-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 568 ca nhiễm mới (giảm 142 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 378 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (170), Yên Bái (64), Quảng Ninh (25), Nghệ An (22), Đà Nẵng (21), Thái Nguyên (20), Quảng Bình (18), Phú Thọ (18), Lào Cai (17), Thái Bình (16), Vĩnh Phúc (16), TP HCM (16), Hà Nam (13), Bắc Kạn (13), Ninh Bình (12), Tuyên Quang (12), Lạng Sơn (9), Sơn La (9), Cao Bằng (9), Quảng Trị (9), Thừa Thiên Huế (8 ), Khánh Hòa (7), Thanh Hóa (6), Hà Giang (6), Hải Dương (6), Hưng Yên (5), Nam Định (3), Lai Châu (3), Bình Phước (3), Bà Rịa – Vũng Tàu (3), Hải Phòng (3), Hòa Bình (2), Điện Biên (2), Bình Định (2).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca nhiễm giảm sâu, Hà Nội nhiều nhất với 170 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19 – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (31), Phú Thọ (29), Nam Định (15).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (19), Thừa Thiên Huế (8), Khánh Hòa (7).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 816 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.731.812 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.372 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.724.047 ca, trong đó có 9.550.376 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.602.917), TP HCM (609.675), Nghệ An (485.055), Bắc Giang (387.636), Bình Dương (383.788).

Cùng ngày có thêm 5.274 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.553.193 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 24 ca và không có trường hợp nào phải thở máy.

Trong ngày không ghi nhận bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 11-6 có 122.944 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 223.511.691 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.742.890 liều: Mũi 1 là 71.485.667 liều; Mũi 2 là 68.816.331 liều; Mũi 3 là 1.507.293 liều; Mũi bổ sung là 15.022.813 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.006.593 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 904.193 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.505.759 liều: Mũi 1 là 8.950.958 liều; Mũi 2 là 8.554.801 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.263.042 liều: Mũi 1 là 4.617.162 liều; Mũi 2 là 645.880 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số bệnh nhân nặng tăng, cả nước thêm 913 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 7-6 đến 16 giờ ngày 8-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 913 ca nhiễm mới (giảm 47 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 716 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (187), Yên Bái (67), Bắc Ninh (57), Nghệ An (49), Đà Nẵng (38), Lào Cai (35), Phú Thọ (35), Vĩnh Phúc (33), Quảng Ninh (27), Quảng Bình (27), TP HCM (26), Bắc Kạn (24), Hà Giang (23), Thái Nguyên (23), Hải Dương (22), Tuyên Quang (21), Nam Định (19), Hưng Yên (17), Thái Bình (16), Hà Nam (14), Lạng Sơn (13), Hà Tĩnh (13), Quảng Trị (12), Sơn La (11), Ninh Bình (10), Lâm Đồng (10), Hòa Bình (9), Bình Phước (8 ), Thanh Hóa (8 ), Thừa Thiên Huế (7), Bình Dương (7), Bà Rịa – Vũng Tàu (6), Lai Châu (6), Cao Bằng (6), Quảng Ngãi (6), Gia Lai (5), Tây Ninh (4), Bắc Giang (3), Điện Biên (3), Bình Định (2), Khánh Hòa (2), Bình Thuận (1), Đồng Nai (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số bệnh nhân nặng tăng, cả nước thêm 913 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19 – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (42), Phú Thọ (20), Hòa Bình (19).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (26), Quảng Bình (11), Hà Giang (11).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 910 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.727.918 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.333 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.720.156 ca, trong đó có 9.528.836 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trong ngày, có 8.363 bệnh nhân khỏi bệnh nhân tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.531.653 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 78 ca (trước đó là 57 ca), trong đó thở máy xâm lấn 5 ca.

Trong 24 giờ qua không có bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.081 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

 Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 7-6 có 129.081 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 222.381.906 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.996.718 liều: Mũi 1 là 71.481.497 liều; Mũi 2 là 68.799.494 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.057.375 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.619.175 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 532.059 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.486.389 liều: Mũi 1 là 8.943.399 liều; Mũi 2 là 8.542.990 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.898.799 liều: Mũi 1 là 4.313.266 liều; Mũi 2 là 585.533 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 960 F0, số mắc tăng ở Đà Nẵng, Nghệ An

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 6-6 đến 16 giờ ngày 7-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 960 ca nhiễm mới (tăng 158 ca so với ngày trước đó) tại 41 tỉnh, thành phố (có 822 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (192), Yên Bái (67), Phú Thọ (55), Đà Nẵng (54), Nghệ An (48), Hải Phòng (42), Vĩnh Phúc (40), TP HCM (35), Hải Dương (35), Lào Cai (34), Bắc Ninh (31), Hòa Bình (28), Quảng Ninh (25), Tuyên Quang (24), Thái Nguyên (22), Thái Bình (18), Sơn La (18), Quảng Bình (16), Bắc Kạn (16), Quảng Trị (15), Hà Tĩnh (15), Hà Nam (14), Hà Giang (12), Lạng Sơn (11), Hưng Yên (10), Nam Định (10), Lâm Đồng (10), Bắc Giang (9), Thanh Hóa (9), Bình Phước (8 ), Điện Biên (6), Bà Rịa – Vũng Tàu (6), Cao Bằng (6), Bình Thuận (5), Gia Lai (3), Ninh Bình (3), Khánh Hòa (2), Đồng Nai (2), Cà Mau (2), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 960 F0, số mắc tăng ở Đà Nẵng, Nghệ An - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (45), Đắk Nông (24), Hà Nội (12).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (44), Nghệ An (44), Phú Thọ (30).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 929 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.727.005 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.327 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.719.243 ca, trong đó có 9.520.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.602.019), TP HCM (609.569), Nghệ An (484.855), Bắc Giang (387.599), Bình Dương (383.781).

Trong ngày có 9.309 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.523.290 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 57 ca.

Trong 24 giờ qua, cả nước không ghi nhận bệnh nhân tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.081 ca, chiếm tỉ lệ 0,4 % so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tổng số liều vắc-xin Covid-19 đã được tiêm là 222.252.825 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.913.862 liều: Mũi 1 là 71.481.268 liều; Mũi 2 là 68.798.098 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.057.068 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.577.726 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 492.584 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.485.275 liều: Mũi 1 là 8.943.040 liều; Mũi 2 là 8.542.235 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.853.688 liều: Mũi 1 là 4.275.716 liều; Mũi 2 là 577.972 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Một thuốc tiểu đường bất ngờ làm giảm cân khó tin, hứa hẹn đẩy lùi “đại dịch mới”

Trong nghiên cứu vừa công bố trên NEJM, các tình nguyện viên dùng thuốc tiểu đường mới titzepatide đã giảm được tới 15-25% trọng lượng cơ thể một cách ngoạn mục và an toàn.

Theo Science Alert, titzepatide đang được phát triển bởi công ty dược phẩm Mỹ Eli Lilly and Company (gọi tắt là Lilly), được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường type 2 bằng cách tiêm dưới da mỗi tuần 1 lần.

Một thuốc tiểu đường bất ngờ làm giảm cân khó tin, hứa hẹn đẩy lùi đại dịch mới - Ảnh 1.

Các nhà khoa học khắp thế giới đang đau đầu tìm phương án chống lại “đại dịch mới” mang tên béo phì (Ảnh minh họa từ Internet)

Thuốc vừa được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt để sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường vào cuối tháng 5, nhưng trước đó đã bất ngờ phát huy “tác dụng phụ” giúp giảm cân trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, như một bất ngờ ngoài dự tính.

Tác dụng ngoài mong đợi này được cho là do thuốc bắt chước tác động của các kích thích tố tự nhiên được gọi là incretins của cơ thể. Các hormone này làm giảm lượng đường trong máu sau khi chúng ta ăn, ngoài ra còn điều chỉnh các quá trình trao đổi chất liên quan đến tiêu hóa.

Trong thử nghiệm, hơn 2.500 tình nguyện viên đã được phân nhóm ngẫu nhiên, sử dụng titzepatide hoặc giả dược trong vòng 72 tuần. Cuối thử nghiệm, nhóm dùng titzepatide đã đạt được mức giảm cân đáng mơ ước nói trên, chỉ ít hơn những người được phẫu thuật thu nhỏ dạ dày để giảm cân một chút (giảm khoảng 25-30% sau 1-2 năm).

Tiến sĩ Scott Kahan, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Cân nặng và sức khỏe ở Washington – Mỹ, bình luận: “Việc tiếp tục phát triển titzepatide và các tác nhân tương tự có thể đem lại sự thay đổi lớn trong điều trị béo phì”.

Chống lại béo phì là một mục tiêu đang làm đau đầu các nhà khoa học khắp thế giới, nhất là nhóm dân cư ở Mỹ – Âu, nơi tình trạng béo phì được coi như một “đại dịch” mới.

Béo phì là một bệnh nền thường gây ra tình trạng “bệnh chồng bệnh” rất nguy hiểm, bởi sẽ dẫn đến một loạt bệnh và vấn đề sức khỏe khác.

Anh Thư

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: 881 ca nhiễm, chỉ còn 41 bệnh nhân nặng

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 3-6 đến 16 giờ ngày 4-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 881 ca ghi nhận trong nước (giảm 158 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố (có 755 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (218), Yên Bái (72), Nghệ An (49), Vĩnh Phúc (45), Quảng Ninh (39), Phú Thọ (37), Lào Cai (35), Tuyên Quang (29), Đà Nẵng (26), Hải Phòng (26), Sơn La (26), Thái Nguyên (23), TP HCM (22), Quảng Bình (22), Hải Dương (21), Thái Bình (20), Quảng Trị (16), Hà Nam (15), Bình Thuận (14), Lâm Đồng (14), Ninh Bình (13), Lạng Sơn (10), Bắc Kạn (10), Hà Giang (10), Hòa Bình (9), Thanh Hóa (9), Nam Định (8 ), Bà Rịa – Vũng Tàu (7), Hưng Yên (7), Lai Châu (7), Điện Biên (7), Cao Bằng (6), Khánh Hòa (4), Bình Phước (2), Đồng Nai (2), Hậu Giang (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 881 ca nhiễm, chỉ còn 41 bệnh nhân nặng - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

 Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (43), Phú Thọ (19), Hà Nam (16).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (14), Hải Phòng (13), Quảng Trị (9).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 1.010 ca/ngày.

 Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.724.554 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.331 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.716.796 ca, trong đó có 9.493.590 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

 Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.601.416), TP HCM (609.496), Nghệ An (484.790), Bắc Giang (387.587), Bình Dương (383.781).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.601 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 9.496.407 ca.

Số bệnh nhân đang thở ôxy là 41 ca, trong đó thở máy xâm lấn: 4 ca; ECMO: 2 ca

Trong 24 giờ qua cả nước không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.080 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 3-6 có 226.430 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 221.884.464 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.697.221 liều: Mũi 1 là 71.480.043 liều; Mũi 2 là 68.794.299 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.055.471 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.479.592 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 380.698 liều.

 Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.480.125 liều: Mũi 1 là 8.939.527 liều; Mũi 2 là 8.540.598 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.707.118 liều: Mũi 1 là 4.175.664 liều; Mũi 2 là 531.454 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca nhiễm tăng, Quảng Ninh bổ sung 1.120 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 31-5 đến 16 giờ ngày 1-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.088 ca bệnh trong nước (tăng 41 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 910 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (238), Bắc Ninh (116), Yên Bái (58), Vĩnh Phúc (45), Lào Cai (42), Quảng Ninh (40), Phú Thọ (39), Tuyên Quang (37), Nghệ An (36), Quảng Bình (31), Hải Dương (29), TP HCM (26), Thái Nguyên (25), Hà Giang (23), Đà Nẵng (22), Sơn La (22), Hải Phòng (21), Nam Định (20), Lâm Đồng (18), Thái Bình (18), Tây Ninh (18), Điện Biên (15), Bắc Kạn (15), Quảng Trị (14), Hà Nam (13), Cao Bằng (11), Hòa Bình (10), Lai Châu (10), Thanh Hóa (9), Ninh Bình (8 ), Lạng Sơn (8 ), Bà Rịa – Vũng Tàu (7), Bình Dương (6), Bình Phước (6), Hưng Yên (6), Phú Yên (5), Bắc Giang (5), Cà Mau (3), Khánh Hòa (2), Đồng Nai (2), Quảng Ngãi (2), Thừa Thiên Huế (2), Bình Định (2), Bến Tre (1), Vĩnh Long (1), Đồng Tháp (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca nhiễm tăng, Quảng Ninh bổ sung 1.120 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Ngày 2-6, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 1.120 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (20), Vĩnh Phúc (16), Bình Định (16).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (72), Hải Phòng (21), Tây Ninh (18). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 1.072 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.722.634 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.311 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.714.876 ca, trong đó có 9.474.843 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.600.968), TP HCM (609.452), Nghệ An (484.690), Bắc Giang (387.585), Bình Dương (383.781).

Trong ngày, 5.820 ca bệnh được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.477.660 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 55 ca, trong đó số ca thở máy xâm lấn là 4 ca, can thiệp ECMO: 2 ca

Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 1 ca tử vong tại Quảng Ninh. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.080 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 1-6 có 162.435 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 221.558.297 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.505.210 liều: Mũi 1 là 71.479.817 liều; Mũi 2 là 68.791.708 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.053.954 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.381.138 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 291.475 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.474.707 liều: Mũi 1 là 8.938.636 liều; Mũi 2 là 8.536.071 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.578.380 liều: Mũi 1 là 4.104.401 liều; Mũi 2 là 473.979 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

close(x)
close(x)