May 20, 2024

Tác dụng bất ngờ của 3 vitamin lên bệnh cao huyết áp

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa Ninh Hạ và Bệnh viện Đa khoa Đại học Y khoa Ninh Hạ (Trung Quốc) đã nghiên cứu trên dữ liệu của hơn 7.300 người, thu thập bởi một cuộc khảo sát quốc gia.

Trong đó, họ được ghi nhận chi tiết các chỉ số huyết áp, mức độ vitamin C được nạp vào cơ thể cũng như mức độ homocysteine – một axit amin được tạo ra trong quá trình chuyển hóa methionine, một axit amin thiết yếu khác mà chúng ta lấy từ thực phẩm. 

Tác dụng bất ngờ của 3 vitamin lên bệnh cao huyết áp- Ảnh 1.

Không chỉ việc giảm muối, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B9, B12, C cũng quan trọng với bệnh nhân cao huyết áp – Ảnh đồ họa AI

Kết quả cho thấy nồng độ homocysteine cao liên quan đến mức huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương cao hơn, đồng thời nồng độ axit amin này cũng tương quan nghịch với vitamin C.

Nồng độ vitamin C cao liên quan đến mức huyết áp tâm thu thấp hơn một chút, trong khi huyết áp tâm trương thấp hơn rõ rệt.

Theo các tác giả, nồng độ homocysteine trong huyết tương tăng cao gây ra stress oxy hóa và rối loạn chức năng nội mô, từ đó dẫn đến co mạch, tăng độ cứng động mạch và suy giảm khả năng giãn mạch của oxit nitric, cuối cùng góp phần làm tăng huyết áp.

Trong khi đó, vitamin C, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng trung hòa các gốc tự do, làm giảm căng thẳng oxy hóa và tổn thương tế bào. 

Vì vậy, tác dụng giảm huyết áp mà một số nghiên cứu dạng quan sát trước đó đã chỉ ra rất có thể là tác dụng thông qua trung gian là homocysteine.

Ngoài vitamin C, các bằng chứng trước đó cho thấy các loại vitamin B là vitamin B9 (axit folic) và vitamin B12 cũng đem lại hiệu ứng tương tự.

Thông qua bằng chứng mới, các tác giả đã góp phần xác nhận giả thuyết việc bổ sung vitamin C hỗ trợ khống chế bệnh cao huyết áp.

Vitamin C dồi dào trong trái cây có múi (cam, chanh, bưởi, quýt…), dâu, kiwi, ổi, ớt chuông, bông cải xanh và một số rau màu xanh lá đậm khác.

Rau màu xanh lá đậm, cam, dâu… cũng là nguồn cung cấp axit folic tốt. Ngoài ra còn có bơ, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…

Vitamin B12 thì chủ yếu dồi dào trong sản phẩm động vật như cá, thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, hải sản. Một số nấm và hạt cũng có vitamin B12 ở mức độ thấp hơn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn

Ngày 2-5, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về trường hợp bé 6 tháng tuổi ngộ độc vì dùng quá liều vitamin D.

Theo bác sĩ Thái Thiên Nam, Phó trưởng Khoa thận và lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được gia đình đưa đi khám vì nôn, tiểu nhiều, sụt 700 gram trong 1 tháng.

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn- Ảnh 1.

Hình ảnh hai lọ vitamin D được gia đình chia sẻ với bác sĩ

Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 có hình thức bên ngoài giống nhau. Tuy nhiên, có một lọ dành cho người lớn, một lọ cho trẻ em.

“Người nhà nghĩ 2 lọ vitamin D này giống nhau, nên đã cho bé uống lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000 UI/giọt). Như vậy, trẻ đã uống khoảng 15.000 UI/ngày, cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi”- bác sĩ Nam thông tin.

Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc vitamin D và phải điều trị tích cực. Đến này, sau 5 ngày điều trị, trẻ đã hết nôn, không còn tình trạng mất nước… Tuy nhiên, theo bác sĩ Nam, trẻ sẽ phải ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu.

Sau khi trẻ ra viện vẫn phải tái khám thường xuyên để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi.

Theo bác sĩ Nam, vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển xương cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều vitamin D sẽ rất nguy hiểm, gây ngộ độc.

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn- Ảnh 2.

Bệnh nhi phải dừng ít nhất 6 tháng các chế phẩm canxi và vitamin D sau khi điều trị thải độc

Hàng năm, bệnh viện vẫn tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc vitamin D do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài mà không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.

Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận…

Nếu không sớm phát hiện tình trạng này trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bụng mỡ, cơ bắp yếu vì thiếu vitamin D

Phân tích trên nhiều phụ nữ Brazil trong độ tuổi 20-49, trong đó có 63,70% được xác định là bị thiếu vitamin D, các tác giả nhận thấy sự thiếu hụt này có liên quan đến chỉ số mỡ cơ thể và tỉ lệ vòng eo trên chiều cao cao hơn, cũng như chỉ số khối cơ được điều chỉnh theo chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với sức mạnh và chức năng cơ bắp ở những người thiếu vitamin D sẽ yếu hơn người khác.

Bụng mỡ, cơ bắp yếu vì thiếu vitamin D- Ảnh 1.

Một số thực phẩm giàu vitamin D nhất. Ảnh: SCITECH DAILY

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ tiêu cực giữa tình trạng thiếu vitamin D và sự tích tụ mỡ nội tạng – vốn là tiền đề cho tình trạng tăng đường huyết, mỡ máu, huyết áp và các vấn đề tim mạch khác.

Phát hiện mới này nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm lượng vitamin D cho cơ thể. Trước đó, vitamin này đã được chứng minh là rất cần thiết để có một hệ xương chắc khỏe và góp phần vào hoạt động ổn định của nhiều cơ quan bao gồm hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch… Vitamin D có thể được bổ sung khi tiếp xúc với ánh nắng vừa đủ và ăn các thực phẩm như cá hồi và các loại cá dầu khác, lòng đỏ trứng, hải sản, các chế phẩm từ sữa, nấm, đậu Hà Lan…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Các nhà nghiên cứu từ Viện Francis Crick, Viện Ung thư Quốc gia (NCI) thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Đại học Aalborg (Đan Mạch) đã phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu vitamin D có thể đem lại khả năng miễn dịch tốt hơn đối với một số bệnh ung thư.

Theo bài công bố trên tạp chí Science, phát hiện này đã được các tác giả chứng minh bằng một thử nghiệm trực tiếp trên chuột và một phân tích dựa trên dữ liệu của 1,5 triệu người dân Đan Mạch.

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư- Ảnh 1.

Thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp tăng cường miễn dịch ung thư – Ảnh đồ họa AI

Trong thí nghiệm đầu tiên, khi phát hiện ra những con chuột có chế độ ăn giàu vitamin D dường như miễn dịch tốt hơn khi bị cấy ghép các khối u đường tiêu hóa vào cơ thể.

Họ đã phân tích đường ruột các con chuột này và nhận thấy vitamin D đã tác động lên các tế bào biểu mô trong ruột, từ đó làm tăng số lượng vi khuẩn có tên Bacteroides fragilis.

Loại vi khuẩn này giúp chuột có khả năng miễn dịch tốt hơn với bệnh ung thư, vì các khối u được cấy ghép không phát triển nhiều.

Để xác nhận lại điều này, các nhà nghiên cứu đã cho các con chuột ăn chế độ bình thường bổ sung trực tiếp Bacteroides fragilis. Chúng nhận được lợi ích miễn dịch ung thư tương tự.

Bên cạnh đó, các tác giả đã tiến hành 2 phân tích trên dữ liệu của 1,5 triệu người Đan Mạch và nhận thấy 2 vấn đề.

Thứ nhất, lượng vitamin D nhận được hàng ngày thấp hơn và nguy cơ ung thư cao hơn.

Thứ hai, xét riêng nhóm bệnh nhân ung thư thì những người có mức vitamin D cao hơn có nhiều khả năng đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị ung thư dựa trên miễn dịch.

Kết quả này trùng khớp với một số nghiên cứu trước đó, do các nhóm tác giả khác thực hiện.

Mặc dù Bacteroides fragilis cũng được tìm thấy trong hệ vi sinh vật ở người, nhưng các tác giả cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu liệu vitamin D có giúp tăng cường miễn dịch ung thư ở người theo con đường này hay không, hay có một cơ chế nào khác góp phần.

Tuy vậy, các bằng chứng nói trên cũng đủ để cho thấy việc ăn đủ vitamin D sẽ giúp bạn đẩy lùi nguy cơ ung thư đường tiêu hóa ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, vitamin D cũng là vi chất cần cho nhiều hệ cơ quan khác, như hệ xương khớp, hệ thần kinh….

Theo Healthline, vitamin D có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thức ăn ngon, bổ dưỡng.

Đầu tiên là các loại cá dầu như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… Trong số đó, cá hồi giàu vitamin D nhất, hàm lượng gấp 2,5 – 5 lần so với các loại còn lại, cá hồi tự nhiên có hàm lượng cao hơn cá hồi nuôi.

Tiếp theo đó, vitamin D còn dồi dào trong các loại nấm, lòng đỏ trứng, sữa bò, gan bò, dầu gan cá, tôm, các loại hạt… Một số loại rau màu xanh lá đậm, trái cây có muối, bơ, chuối… cũng có lượng vitamin D tương đối.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D dưới dạng dược phẩm. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi lựa chọn phương án này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vitamin A có thể giúp chống lại Alzheimer

Trong thí nghiệm mà nhóm nhà khoa học từ Bệnh viện số 2 Gia Hưng, Đại học Y khoa thủ đô Bắc Kinh, Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và Viện Feihe (Trung Quốc) phối hợp thực hiện, một số con chuột đã được can thiệp với vitamin A trong vòng 12 tuần. Sau đó, nhóm nghiên cứu xem xét tác động của vi chất này lên các yếu tố liên quan đến Alzheimer, bao gồm tình trạng viêm, hệ phiên mã đường ruột, hệ vi sinh vật đường ruột, sự tích tụ beta amyloid trong não.

Kết quả cho thấy việc tăng cường vitamin A giúp tăng retinol – một dẫn xuất vitamin A, có khả năng làm trung hòa các gốc tự do gây hại; giảm tích tụ beta amyloid và bảo vệ khả năng nhận thức. Điều này có nghĩa nó góp phần ngăn ngừa Alzhiemer.

Thực phẩm giàu vitamin A có thể giúp bảo vệ nhận thức Ảnh: HEALTHLINE

Thực phẩm giàu vitamin A có thể giúp bảo vệ nhận thức Ảnh: HEALTHLINE

Để chứng minh rõ ràng hơn, vẫn cần thêm các nghiên cứu lâm sàng với thời gian theo dõi nhiều năm. Tuy nhiên, kết quả trên đủ gợi ý rằng bổ sung đầy đủ vitamin A có thể là một trong các phương án hữu hiệu, dễ làm để ngăn ngừa căn bệnh nan y này.

Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ khác đang là nguyên nhân gây tử vong sớm xếp hàng thứ 7 – theo Tổ chức Y tế thế giới. Trong khi đó, việc bổ sung vitamin A khá dễ dàng. Trong thực phẩm, giàu vitamin A nhất có thể kể đến các loại rau, củ, quả màu đỏ, vàng, cam; trứng, sữa, đậu và một số rau màu xanh lá đậm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tự bổ sung vitamin: Lợi bất cập hại

Dù đã 5 tuổi nhưng con chị N.T.L. (ở quận Gò Vấp, TP HCM) vẫn thường xuyên bị ho, sổ mũi. Lo lắng về sức đề kháng con kém, chị L. mua một số loại vitamin tổng hợp được quảng cáo tăng cường sức đề kháng, bổ sung vi chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon.

Thuốc bổ thành độc

Tuy nhiên, chị L. không biết rằng việc tự ý mua vitamin cho con uống có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong đó, nếu sử dụng vitamin quá liều có thể dẫn đến ngộ độc, gây ra các tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của con.

Việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung vitamin cho trẻ cần có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ Ảnh: LIÊN ANH

Việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung vitamin cho trẻ cần có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ .Ảnh: LIÊN ANH

BSCKII Dương Công Minh, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM), cho biết vitamin là những chất xúc tác không thể thiếu cho sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Vitamin chia làm 2 loại gồm loại tan trong dầu (A, D, E, K) và loại tan trong nước như vitamin nhóm B, vitamin C…

Nhu cầu hằng ngày về vitamin cho cơ thể con người rất ít, tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Dù vậy, thiếu hay thừa đều có thể gây ra tác hại cho cơ thể. Nếu thiếu vitamin kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Ngược lại, nếu tự ý bổ sung, lạm dụng vitamin cũng gây nên nhiều bất lợi cho sức khỏe, làm phát sinh bệnh do dư thừa các sinh tố này. Thực tế đã có những trường hợp trẻ ngộ độc vitamin vì cha mẹ nghĩ rằng thuốc bổ sẽ không sao.

BS Minh phân tích trẻ em bình thường nếu không có bệnh tật nào, được bú mẹ và ăn uống đầy đủ thường không thiếu vitamin. Do vậy, không cần phải bổ sung thêm. Tuy nhiên, với trẻ béo phì, bên cạnh ăn chế độ ít chất béo cũng cần bổ sung các vitamin. Vì chế độ ăn ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Riêng đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy…) thì việc uống thêm vitamin là cần thiết.

“Bổ sung nguồn vitamin qua thực phẩm là cần thiết, uống vitamin tổng hợp cũng là giải pháp khi bị thiếu vitamin. Tuy nhiên, cách tốt nhất là tận dụng nguồn vitamin có trong thiên nhiên” – BS Minh lưu ý.

Chớ nên lạm dụng

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM (cơ sở 3), cho biết mỗi loại vitamin đóng vai trò khác nhau trong cơ thể. Do đó, nếu thừa sẽ có tác hại khác nhau.

Cụ thể, vitamin A có tác dụng trong tạo sắc tố thị giác, tạo da, niêm mạc, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu thừa sẽ gây dị tật thai nhi và hại gan. Đối với thai phụ thay vì uống bổ sung vitamin A, nên khuyến khích ăn các thực phẩm giàu vitamin A (đu đủ, cà rốt, trứng, sữa, rau ngót, mồng tơi, trứng vịt lộn…). Trong trường hợp ở những nơi không có điều kiện ăn đầy đủ các thực phẩm mới nên bổ sung vitamin A và cũng chỉ nên bổ sung 2.000 đơn vị.

BS Vũ nhấn mạnh, vitamin A có nhiều trong trứng vịt lộn. Vì vậy, trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém thì không nên cho ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng sình bụng, tiêu chảy, nếu ăn nhiều trứng lộn lại hóa độc dược. Với trẻ lớn hơn, mỗi lần ăn nửa quả trứng và 1 tuần chỉ 1-2 lần. Đối với người khỏe, chỉ nên ăn 2-3 quả/tuần. Riêng người bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Lưu ý, nên ăn vào buổi sáng, tránh buổi tối vì có thể gây khó tiêu, ngủ không yên giấc.

Vitamin C có khả năng chống ôxy hóa cao, giúp phòng chống ung thư, tăng sức đề kháng, có tác dụng kháng histamine rõ rệt, làm trơn thành mạch, làm đẹp da… Thực tế, có nhiều trường hợp lạm dụng vitamin C bằng đường tiêm tĩnh mạch đã gây ra tác hại nguy hiểm như sỏi thận, làm toan máu, tiêu chảy hay viêm loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu. Ngoài ra, thừa vitamin C cũng có thể bị chứng “metabolic acidosis” xảy ra khi lượng axít trong cơ thể tăng cao với các triệu chứng như đau đầu, đau lưng, lo âu, giảm sức nhìn, buồn nôn, nôn, đau bụng và mất nước.

Đối với vitamin D có vai trò tham gia chuyển hóa và hấp thu canxi dưới dạng phosphat tại ruột. Canxi đọng ở xương răng làm cho răng, xương được cứng chắc. Ngoài nguồn vitamin D hấp thu được từ thực phẩm, vitamin D còn có nguồn được tạo ra nhờ tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mà ergosterin chuyển thành vitamin D2 dưới da.

Vitamin B12 điều hòa chuyển hóa đạm, tăng cường tạo hồng cầu, làm hạ tỉ lệ cholesterol. Ngoài ra, còn tác dụng chống dị ứng, giảm đau. Thiếu B12 và axít folic làm tổn thương đến sự tổng hợp axít nucleic, ảnh hưởng tới chức năng tạo máu và hệ thần kinh, nhưng khi lạm dụng gây dư thừa vitamin B12 có thể gây tăng sản tuyến giáp, làm tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim…

BS Vũ khuyến cáo, cách bổ sung vitamin tốt nhất là qua thức ăn, nước uống. Nếu sợ thiếu vitamin và cả chất khoáng, có thể thăm khám bác sĩ để được chỉ định dùng đúng liều. Lưu ý thận trọng với dạng thuốc sủi bọt bổ sung vitamin. Bởi dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là natri bicarbonat và natri carbonat (khi hòa vào nước sẽ phản ứng với axít citric cũng là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt) có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối. Đặc biệt, người cao tuổi đang điều trị bệnh tăng huyết áp không nên dùng thuốc bổ sung vitamin dạng sủi bọt.

“Để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi thừa vitamin chúng ta cần sử dụng đúng liều lượng và được sự tư vấn, kiểm soát của nhân viên y tế” – BS Vũ khuyến cáo. 

Nguyên tắc cần biết

Theo BS Dương Công Minh, muốn tránh được các hậu quả do dùng vitamin không đúng cách, cần phải hiểu rõ nguyên tắc không dùng vitamin khi không bị thiếu, không được coi vitamin là “thuốc bổ” khi muốn khỏe thì dùng. Đối với trẻ nhỏ, nếu nghi ngờ sức khỏe bé không tốt (ăn uống kém, ngủ khó, kém linh hoạt, da không mịn màng …), biện pháp tốt nhất là cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa. Thầy thuốc sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm bổ sung để xác định tình trạng sức khỏe và có các chỉ dẫn cần thiết. Tuyệt đối không nên tự ý dùng các vitamin, đặc biệt các loại phối hợp, liều cao và dùng dài ngày.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Liên hệ bất ngờ giữa một vitamin và loại ung thư phổ biến thứ 2

Nhóm khoa học gia từ Đại học Virgo (Tây Ban Nha) chỉ ra sự thiếu hụt vitamin D có thể liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh ung thư vú.

Liên hệ bất ngờ giữa một vitamin và loại ung thư phổ biến thứ 2- Ảnh 1.

Chế độ ăn Địa Trung Hải giàu vitamin D nên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú – Ảnh minh họa từ Internet

Đây là một phát hiện quan trọng bởi theo nhóm nghiên cứu, vitamin D là loại vitamin dễ bị thiếu hụt do chế độ ăn uống, sinh hoạt ở một số nơi trên thế giới.

Trong khi đó, ung thư vú là loại ung thư phổ biến hàng thứ 2 thế giới. Theo báo cáo vừa công bố đầu tháng 2 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ trong 1 năm thế giới có thêm tới 2,3 triệu ca ung thư vú.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, nghiên cứu bắt nguồn từ một số khảo sát cho thấy nồng độ vitamin D trong máu các phụ nữ bị ung thư vú thấp hơn nhóm đối chứng là người khỏe mạnh.

Phân tích sâu hơn, các nhà khoa học Tây Ban Nha xác định một số cơ chế tác động bất ngờ.

Một số gien trong cơ thể người như CYP24A1, CPA27B1… đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa vitamin D và bệnh ung thư vú. Theo đó, mức vitamin D cơ thể nạp vào càng thiếu hụt, nguy cơ phát triển loại ung thư này càng cao.

Ngoài ra, vitamin D có thể phát huy tác dụng chống ung thư, hỗ trợ kiểm soát ung thư thông qua hệ miễn dịch.

Bởi lẽ nó có liên quan đến mức độ của một số yếu tố gây viêm, có thể tác động đến môi trường khối u, duy trì cân bằng oxy hóa khử cũng như ngăn chặn sự hình thành các khối u ác tính.

Tác động còn có vẻ mạnh mẽ hơn ở các phụ nữ trung tiên bổ sung viên CaD, tức cả canxi và vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể dung nạp canxi tốt hơn và ngược lại sự bổ sung kết hợp này cũng cùng nhau làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Theo các tác giả, phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn. Người ở một số quốc gia Địa Trung Hải có tỉ lệ ung thư vú thấp có vẻ như nhờ việc họ ăn theo kiểu Địa Trung Hải, là chế độ ăn nổi tiếng giàu vitamin D.

Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm các loại cá biển, hải sản, nấm, sữa, phô mai, trứng… Đó cũng là những gì người Địa Trung Hải hay dùng để bổ sung đạm, vì họ vốn rất ít ăn thịt đỏ.

Tập thể dục vừa phải, đặc biệt là hoạt động ngoài trời cũng đóng vai trò quan trọng bởi vitamin D có thể được tổng hợp thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ăn chay kiểu này, coi chừng… thiếu vitamin

Theo nghiên cứu mới từ Đại học Nottingham (Anh), việc chuyển từ ăn uống cân bằng sang ăn chay có thể giúp một số người bị cholesterol trong máu cao, một chỉ số có thể đại diện cho tình trạng máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu) cải thiện nhờ giảm việc nạp vào chất béo bão hòa.

Tuy nhiên, quyết định ăn chay tạm thời để cải thiện sức khỏe hay ăn chay trường cần được suy tính cẩn thận và kèm với việc bổ sung một số thứ, theo Medical Xpress.

Ăn chay kiểu này, coi chừng... thiếu vitamin- Ảnh 1.

Người ăn chay – dù chỉ là tạm thời – nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các vi chất cần thiết – Ảnh: MEDICAL XPRESS

Con người vốn thuộc nhóm linh trưởng, một nhóm động vật ăn tạp, tức phải ăn cả sản phẩm động vật lẫn thực vật cân bằng mới là tốt nhất cho sức khỏe.

Do đó, việc loại bỏ thành phần động vật hoàn toàn hoặc ăn quá ít tuy đem tới một số tác động tích cực, nhưng cũng có nhiều tác động tiêu cực.

Trong đó có một tác động ít người nghĩ đến: Thiếu vitamin và khoáng chất, theo kết quả nghiên cứu mới.

Viết trong bài công bố trên tạp chí Nutrients, nhóm tác giả cho biết họ đã tuyển một nhóm tình nguyện viên 18-60 tuổi, là người ăn chay, ăn chủ yếu là thực vật và ăn uống cân bằng (có thịt) bình thường.

Tuy giảm được cholesterol máu, nhưng nhóm không ăn hoặc ăn quá ít sản phẩm động vật bị thiếu hụt vitamin B12 và i-ốt.

I-ốt được tìm thấy trong các sản phẩm sữa, trứng, cá thịt trắng, hải sản. Việc thiếu i-ốt có hậu quả nghiêm trọng nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, vì tác động rất xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Ngoài ra, thiếu i-ốt tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp ở mọi độ tuổi và ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh ở trẻ em.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nếu vì bất cứ lý do quá đặc biệt gì mà bạn không ăn sản phẩm động vật – nhất là phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản – nhất thiết cần tìm cách bổ sung bằng các loại dược phẩm/thực phẩm bổ sung

Bên cạnh đó, việc thiếu B12 cũng cần được bù đắp nếu bạn đang ăn chay, nhất là với phụ nữ có ý định mang thai.

Thiếu vitamin B12 thường gây tình trạng suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, da nhợt nhạt, yếu xương và tăng nguy cơ trầm cảm. Trong tự nhiên, vitamin này tồn tại nhiều trong trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, hải sản…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)