May 20, 2024

Hưởng ứng Tháng Công nhân, VNVC tặng 10.000 liều vắc-xin uốn ván miễn phí

Chiều 8-5, Hệ thống trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC cho hay hưởng ứng Tháng Công nhân, trung tâm vừa trao tặng miễn phí 10.000 mũi vắc-xin uốn ván hấp thụ cho lao động nữ đang mang thai và 100% vắc-xin lao cho lao động nữ vừa mới sinh con.

Hưởng ứng Tháng Công nhân, VNVC tặng 10.000 liều vắc-xin uốn ván miễn phí - Ảnh 1.

Hàng ngàn liều vắc-xin được tặng miễn phí cho người lao động

Hoạt động trao tặng này dành cho người lao động tại các KCN tỉnh Hà Nam, nhằm nâng cao tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin bảo vệ sức khỏe công nhân lao động.

Cùng với việc thăm hỏi đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động thể thao, VNVC còn tặng hàng chục ngàn phiếu quà tặng, phiếu ưu đãi tiêm vắc-xin cho tất cả công nhân lao động tại đây có con dưới 6 tuổi 1 voucher 50.000 đồng và có con dưới 18 tuổi 1 voucher 100.000 đồng.

Đây cũng là dịp tạo điều kiện cho các công nhân có điều kiện tiếp cận gần hơn với vắc-xin, hình thành thói quen tiêm chủng phòng bệnh cho bản thân và gia đình, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. 

“Qua đó cũng góp phần lan tỏa ý nghĩa, giá trị để các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, công đoàn cơ sở nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động”- đại diện lãnh đạo VNVC nhấn mạnh. 

Tháng Công nhân là hoạt động ý nghĩa của các đơn vị doanh nghiệp khi cùng nhau tổ chức hội nghị Công đoàn nhằm động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, chăm lo đời sống và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là người lao động nữ, lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn

Ngày 2-5, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về trường hợp bé 6 tháng tuổi ngộ độc vì dùng quá liều vitamin D.

Theo bác sĩ Thái Thiên Nam, Phó trưởng Khoa thận và lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được gia đình đưa đi khám vì nôn, tiểu nhiều, sụt 700 gram trong 1 tháng.

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn- Ảnh 1.

Hình ảnh hai lọ vitamin D được gia đình chia sẻ với bác sĩ

Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 có hình thức bên ngoài giống nhau. Tuy nhiên, có một lọ dành cho người lớn, một lọ cho trẻ em.

“Người nhà nghĩ 2 lọ vitamin D này giống nhau, nên đã cho bé uống lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000 UI/giọt). Như vậy, trẻ đã uống khoảng 15.000 UI/ngày, cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi”- bác sĩ Nam thông tin.

Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc vitamin D và phải điều trị tích cực. Đến này, sau 5 ngày điều trị, trẻ đã hết nôn, không còn tình trạng mất nước… Tuy nhiên, theo bác sĩ Nam, trẻ sẽ phải ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu.

Sau khi trẻ ra viện vẫn phải tái khám thường xuyên để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi.

Theo bác sĩ Nam, vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển xương cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều vitamin D sẽ rất nguy hiểm, gây ngộ độc.

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn- Ảnh 2.

Bệnh nhi phải dừng ít nhất 6 tháng các chế phẩm canxi và vitamin D sau khi điều trị thải độc

Hàng năm, bệnh viện vẫn tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc vitamin D do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài mà không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.

Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận…

Nếu không sớm phát hiện tình trạng này trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sau khi ngậm trái xoài, bé trai 8 tháng tuổi tím tái

Ngày 28-4, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết các bác sĩ của bệnh viện đã hỗ trợ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lấy thành công dị vật đường thở ở bé trai 8 tháng tuổi bằng hệ thống ống soi mềm.

Sau khi ngậm trái xoài, bé trai 8 tháng tuổi tím tái- Ảnh 1.

Ekip 2 bệnh viện đã kịp cứu cháu bé thành công

Theo đó, trước ngày nhập viện, bé trai đang ăn cơm tại nhà và được mẹ cho trái xoài cầm chơi. Bé đưa lên miệng ngậm rồi đột ngột ho sặc sụa liên tục, quấy khóc. Mẹ bé ẵm vác lên vai, vỗ lưng dỗ bé nín dần. Sau khi thấy con hết ho và quấy khóc, mẹ cho bé theo dõi tại nhà. Đến sáng, bé khó thở, có cơn tím tái và được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, bé được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu.

Sau khi ngậm trái xoài, bé trai 8 tháng tuổi tím tái- Ảnh 2.

Dị vật là cuống trái xoài được bác sĩ gắp ra

Tại bệnh viện, bé được nội soi phế quản lấy dị vật. Nhưng sau hai lần nội soi thất bại do dị vật nằm quá sâu trong phế quản, các bác sĩ đã nhờ Bệnh viện Nhi đồng 2 hỗ trợ. Ngay trong đêm, ekip bác sĩ gồm bác sĩ cùng hệ thống nội soi phế quản bằng ống soi mềm đã đến hỗ trợ bệnh viện bạn.

Sau đó, các bác sĩ đã lấy thành công dị vật là phần cuống của trái xoài. Hiện tại tình trạng của bé tạm ổn, vẫn đang được điều trị và theo dõi thêm.

BS-CK2 Lê Thị Thanh Thảo, Phó Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết dị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bởi đây là lứa tuổi thích khám phá và thường đưa các đồ vật vào miệng, hoặc có thể gặp ở trẻ lớn do bất cẩn trong quá trình sinh hoạt.

Để phòng tránh với trẻ nhỏ, cha mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng các vật thể kích thước nhỏ. Với trẻ lớn, gia đình và nhà trường thường xuyên giáo dục và nhắc nhở các em hạn chế chơi đùa với những dụng cụ học tập và đồ vật nhỏ; không nên cho vào miệng nhằm tránh nguy cơ hít sặc.

Lưu ý, khi trẻ có biểu hiện hóc dị vật, sau khi thực hiện các bước sơ cứu tại nhà, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Hai bé 7 tuổi nguy kịch sau khi ngậm bút

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cứu chữa thành công hai trường hợp trẻ ở tuổi tiểu học bị dị vật đường thở do hít phải các mảnh rời là các dụng cụ học tập.

Trường hợp đầu tiên là bé gái N.Đ. (7 tuổi, ngụ tại Bình Dương). Mẹ bé cho biết trong lúc chơi với anh chị tại nhà, bé Đ. cắn phần đầu tẩy xoá trên cây bút mực và vô tình nuốt vào. Sau khi nuốt, Đ. bị sặc, ho nhiều, không ói, kèm đau bụng. Người nhà theo dõi thấy em khó thở tăng dần, sưng vùng cổ mặt và đưa đến bệnh viện tỉnh kiểm tra, xử trí ban đầu.

Bệnh nhi tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 và được chẩn đoán theo dõi dị vật đường thở, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Đ. được nội soi phế quản lấy dị vật và đặt ống dẫn lưu khí. Gần một tuần điều trị, bác sĩ nhận thấy bé Đ. ổn định và cho xuất viện.

Trường hợp khác là bé trai 7 tuổi, ở tỉnh Bình Thuận. Trong giờ ra chơi ở trường, bé cùng bạn đùa nhau cắn vào đầu bút bi để lấy phần đầu bấm. Vì bị hít sặc, bé bắt đầu khàn tiếng khó thở và được nhà trường đưa đến cơ sở y tế gần nhất, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.

Bệnh nhi được y bác sĩ khẩn trương nội soi khẩn. Do thanh môn bị tổn thương phù nề nhiều nên việc tiếp cận và đưa dị vật ra gặp rất nhiều khó khăn. Bé đã được các bác sĩ thành công lấy được dị vật, giúp cháu bé vượt qua được nguy kịch. Hiện tại tình trạng bé đã được ổn định và tiếp tục được theo dõi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hơn 10.000 người phải tiêm vắc-xin phòng dại chỉ trong 1 tháng

Thông tin trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết trưa 21-3. Theo HCDC, 2 tháng đầu năm 2024, số người tiêm vắc-xin ngừa dại là 19.552. Trong đó, tháng 1 có 9.222 và tháng 2 có 10.330 trường hợp. 

Hơn 10.000 người phải tiêm vắc-xin phòng dại chỉ trong 1 tháng- Ảnh 1.

Người dân tiêm vắc-xin phòng dại tại Viện Pasteur TP HCM

HCDC cho biết loài vật gây thương tích cho người chủ yếu là chó chiếm 74,8%, tiếp đến là mèo 20,5%,dơi 0,2% và 4,6% là các loài vật khác. Đa số hơn 60% là vết thương ở mức độ III (vết cắn sâu xuyên qua da gây chảy máu hoặc bị súc vật liếm lên vết thương hở).

Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, trong 2 tháng đầu năm 2024, bệnh viện đã ghi nhận 7/7 trường hợp tử vong do bệnh dại, tất cả đều là bệnh nhân ở các tỉnh chuyển đến và 5.300 lượt tiêm ngừa (tăng hơn 1.000 so với 2 tháng cùng kỳ năm ngoái).

HCDC nhấn mạnh bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên đây là bệnh có thể phòng ngừa được. Để chủ động phòng chống bệnh dại người nuôi chó mèo cần thực hiện nghiêm việc khai báo với chính quyền địa phương, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của cơ quan thú y.  

Bên cạnh đó, thực hiện nuôi, nhốt, xích hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình, không thả rông nhất là ở các khu đô thị, nơi đông dân cư. Khi cho chó ra đường phải có dây dẫn, rọ mõm đề phòng cắn người và gây tai nạn giao thông; đồng thời phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, mất vệ sinh ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

Trong trường hợp người bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay sau khi bị cắn và đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng kịp thời. Lưu ý, không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các thuốc khác không theo quy định của ngành y tế.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh dại đã xuất hiện và có sự gia tăng đột biến ở những tỉnh, thành phố vốn trước đây không có ca bệnh hoặc đã lâu không ghi nhận ca bệnh.

Đáng chú ý, từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 22 người tử vong do bệnh dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Còn năm 2023 đã có 82 người chết do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022 (khoảng 17%). Trong đó, 81/82 các trường hợp tử vong đều không đi tiêm vắc-xin điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn.

Ngoài ra, nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo.

Bộ Y tế cho biết qua báo cáo của cơ quan chuyên ngành thú y, từ năm 2022 đến nay tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; cá biệt có một số tỉnh, thành phố chỉ đạt khoảng 10%.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé 2 tháng tuổi tổn thương thần kinh do bế bồng sai cách

Ngày 19-3, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trẻ nhập viện trong tình trạng tăng trương lực cơ liên tục, tím môi, thóp trước căng phồng, co giật, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ, nguy cơ tử vong cao.

Gia đình cho biết trước đó, trẻ không bị té ngã, chấn thương, chưa từng co giật.

Bé 2 tháng tuổi tổn thương thần kinh do bế bồng sai cách- Ảnh 1.

Trẻ bị tổn thương thần kinh do thói quen bế con đung đưa. Ảnh: Ngô Anh

Trẻ nguy kịch vì thói quen của người lớn

Bệnh nhi được chụp cộng hưởng từ sọ não, soi đáy mắt, kết quả cho thấy trẻ tụ máu dưới nhện lều tiểu não hai bên và liềm đại não, phù não lan tỏa các bán cầu não 2 bên, kèm xuất huyết võng mạc…, nghi do hội chứng rung lắc.

Trẻ được chuyển đến Khoa Điều trị tích cực nội khoa, được thở máy, cắt cơn co giật và điều trị tăng áp lực nội sọ, sử dụng nhiều thuốc khác.

Gia đình cho biết trước nhập viện 3 ngày, trẻ thường xuyên quấy khóc, được chăm sóc bế đung đưa để dỗ. Khi thấy trẻ có triệu chứng bú ít, kém linh hoạt, gia đình đưa trẻ vào bệnh viện cấp cứu.

Sau 7 ngày điều trị, dấu hiệu sinh tồn ổn định tuy nhiên, vẫn còn di chứng tăng trương lực cơ, giảm ý thức, nguy cơ cao để lại di chứng thần kinh lâu dài. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển não bộ, tương tác xã hội của trẻ.

Bác sĩ Ngô Tiến Đông, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết hội chứng rung lắc là chấn thương não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh.

Hội chứng này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi. Đó là thời điểm trẻ có xu hướng quấy khóc thường xuyên và kéo dài. Trẻ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.

Theo thống kê tại Mỹ, ước tính ở quốc gia này mỗi năm ghi nhận từ 1.000-1.300 trường hợp bị hội chứng này. Trong số này, 25% số trẻ tử vong, 80% trẻ sống sót bị tổn thường vĩnh viễn như bại não, liệt, mất thị lực, thiểu năng trí tuệ, động kinh.

Nguy cơ từ việc đung đưa khi bế trẻ nhỏ

“Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này thường là thói quen bế con rung lắc, đung đưa để dỗ con bớt quấy khóc. Thói quen đưa võng, lắc nôi ru trẻ ngủ, hoặc những động tác làm thay đổi đột ngột tư thế như: Bế trẻ lên cao, bế thốc dậy, tung cao trẻ… cũng có thể dẫn đến hội chứng này. Trẻ sơ sinh có thể gặp nguy hiểm dù chỉ với 5 giây rung lắc”- bác sĩ Đông cảnh báo.

Bác sĩ Đông cho biết ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trọng lượng đầu chiếm khoảng 10-15% trọng lượng cơ thể. Trẻ có cơ cổ rất yếu, không đủ sức nâng đỡ đầu, não bộ chưa phát triển nhiều, nằm “trôi nổi” trong môi trường dịch não tủy bao bọc xung quanh.

Rung lắc mạnh gây ra sự tăng – giảm tốc nhanh chóng của não, tác động va đập vào bề mặt cứng bên trong hộp sọ, làm tổn thương não và các mạch máu não, phù não và tăng áp lực nội sọ.

Biểu hiện của hội chứng này rất đa dạng, thường khó phát hiện, dễ nhầm lẫn. Thời gian khởi phát có thể ngay sau khi rung lắc hoặc sau một thời gian: Trẻ quấy khóc, nôn nhiều, bú kém, nhịp thở bất thường, lì bì, co giật hoặc hôn mê.

Một số trường hợp nhẹ có thể không biểu hiện triệu chứng ngay, nhưng thời gian sau có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến chậm phát triển tinh thần vận động.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Phương pháp mới: Biết trước cơn nhồi máu cơ tim tận 6 tháng

Theo SciTech Daily, các nhà khoa học đã phân tích mẫu máu của hơn 169.000 người, từ đó xác định hơn 90 phân tử có liên quan đến nguy cơ hình thành một cơn nhồi máu cơ tim.

Sự tiến bộ này mang đến cơ hội vàng cho các cá nhân tự đánh giá nguy cơ bị nhồi máu cơ tim của mình, từ đó tăng cường các nỗ lực chăm sóc sức khỏe để “thay đổi số phận”.

Phương pháp mới: Biết trước cơn nhồi máu cơ tim tận 6 tháng- Ảnh 1.

Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến – Ảnh: SCITECH DAILY

Theo GS Johan Sundström từ Đại học Uppsala, tác giả chính của nghiên cứu, một số nghiên cứu dạng quan sát trước đó cho thấy thời điểm trước khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim rất biến động.

Ví dụ, nguy cơ tăng gấp đôi trong vòng 1 tháng sau khi ly hôn và gấp 5 lần trong vòng 1 tuần sau khi một người bị chẩn đoán là mắc bệnh ung thư.

Vì vậy, GS Sundström và các cộng sự đưa ra giả thuyết rằng một số quá trình sinh học quan trọng đã hoạt động trong những tháng trước khi xảy ra cơn đau tim.

Các quá trình sinh học này được đại diện bởi 90 phân tử nói trên. Một xét nghiệm máu đã được phát triển dựa trên điều đó.

Các thử nghiệm cho thấy phương pháp mới này có thể giúp dự đoán được cơn nhồi máu cơ tim trong vòng 6 tháng trước khi nó thực sự bắt đầu.

“Chúng tôi biết rằng mọi người cảm thấy tương đối ít động lực để thực hiện các phương pháp phòng ngừa. Nhưng nếu bạn sớm phát hiện ra mình có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao, có lẽ bạn sẽ có động lực lớn hơn để ngăn chặn điều đó” – GS Sundström nói.

Các biện pháp ngăn chặn có thể vô cùng đơn giản nếu như một người biết được vị “tử thần” đang treo lơ lửng vài tháng trước: Bỏ hút thuốc, giảm bớt rượu, tập thể dục nhiều hơn hay thay đổi chế độ ăn.

Các dạng xét nghiệm nguy cơ cũng giúp người bệnh biết rõ tình hình để kiểm soát tốt hơn bệnh tim mạch của mình, cũng như tiến hành các bước tầm soát chuyên sâu hơn, điều trị can thiệp để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Nhồi máu cơ tim tim hiện là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất thế giới và đang gia tăng trên toàn cầu. Nhiều người có nguy cơ cao không được xác định hoặc điều trị dự phòng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu bé gái 23 tháng tuổi bị bỏng nặng và bé trai sốc sốt xuất huyết

Sáng 7-3, BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết các bác sĩ tại đây vừa tiếp nhận điều trị cho bé gái L.T.T (23 tháng tuổi) bị bỏng vì bếp gas mini phát nổ.

Cứu bé gái 23 tháng tuổi bị bỏng nặng và bé trai sốc sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực, vết thương bỏng của bệnh nhi cải thiện dần. Trong hình, bệnh nhi đang được bác sĩ thăm khám lại sau điều trị

Theo đó, bé được bệnh viện địa phương chuyển đến trong tình trạng bỏng mặt, ngực, bụng, tay, chân, mạch nhẹ, chi mát, huyết áp khó đo, diện tích bỏng khoảng 44%. Bé được các bác sĩ truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc giảm đau và chăm sóc vết thương bỏng. Sau đó, chuyển đến khoa hồi sức ngoại điều trị tiếp.

“Bệnh nhi được chăm sóc vết thương bỏng bằng các dung dịch sát trùng không gây đau và các loại gạc sinh học diệt khuẩn, tiêu mô hoại tử, kích thích tạo mô hạt, không dính mô khi thay gạc, kết hợp với dinh dưỡng hợp lý” – bác sĩ Tiến chia sẻ.

Kết quả sau hơn 2 tuần điều trị tình trạng vết thương bỏng cải thiện lành dần.

Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến nhấn mạnh phụ huynh cẩn thận trong công việc sinh hoạt hàng ngày ở nhà, mọi hành vi, động tác, hành động của người lớn có thể gây nguy cơ tổn thương đối với trẻ nhỏ.

Để ngôi nhà an toàn cho trẻ không để các đồ dùng nóng, sôi như bàn ủi nóng, pô xe mới chạy về; chai lọ hóa chất, thuốc diệt chuột, côn trùng, thuốc uống điều trị, ổ điện,… ở ngang tầm với trẻ. Bên cạnh đó, nhà tắm không để xô có nước vì trẻ có thể té vào, hạn chế tủ bàn ghế,… có thể ngã đè trẻ,… tránh cho trẻ nhỏ tiếp cận những nơi nguy hiểm có dụng cụ, vật liệu cháy nổ.

Ngoài ra, phụ huynh lưu ý khi trẻ bị bỏng nước sôi hay lửa cần đưa trẻ ra nơi an toàn, xối nước lên chỗ vết thương cho trẻ bớt bỏng thêm, bớt đau, rồi nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được cấp cứu tiếp.

Bác sĩ Tiến cũng cho biết thêm tại bệnh viện cũng vừa tiếp nhận, điều trị thành công cứu bé trai T.L.G.B (9 tuổi, ngụ Tây Ninh) bị sốc sốt xuất huyết gây tổn thương gan, suy hô hấp nặng.

Cứu bé gái 23 tháng tuổi bị bỏng nặng và bé trai sốc sốt xuất huyết - Ảnh 3.

Bé trai sốc sốt xuất huyết nặng biến chứng suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan nặng, được điều trị tích cực.

Bệnh sử, bé sốt cao liên tục 4 ngày đến ngày thứ 5 em đau bụng, ói, tay chân lạnh nên người nhà đưa bé nhập bệnh viện địa phương, trong tình trạng sốc sâu, huyết áp không đo được, được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày 5. Tại đây, bé được truyền dịch chống sốc theo phác đồ nhưng tình trạng diễn tiến nặng, suy hô hấp, tổn thương gan nặng (men gan trên 1200 đv/ml) nên chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại bệnh viện, các bác sĩ tiếp tục truyền dịch cao phân tử chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, đo áp lực bàng quang, dùng các thuốc vận mạch phối hợp. Đồng thời, bé được hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, sau đó được đặt nội khí quản thở máy sớm, chọc dò dẫn lưu dịch màng bụng giải áp. Tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hoá nặng được truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, vitamin K1, điều trị hỗ trợ gan. Kết quả qua gần 2 tuần điều trị, trẻ bình phục dần, cai được máy thở, tỉnh táo, chức năng gan thận trở về bình thường.

Các bác sĩ nhấn mạnh bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm, vẫn đang “rình rập” trẻ em, kể cả người lớn. Vì vậy, phụ huynh nên tích cực diệt muỗi, lăng quăng. Đồng thời, cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến cơ sở y tế kịp thời khi trẻ bị sốt.

Nếu trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay:

Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì.

Đau bụng.

Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen.

Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thắng gấp xe vì chó băng qua đường, người đàn ông nguy cơ thủng phổi

Bệnh nhân là ông N.H.N (54 tuổi, ở Vĩnh Long), nhập viện cấp cứu trong tình trạng sưng đau vai phải. Trước đó, buổi sáng, khi chạy xe đi làm thì bất ngờ 2 con chó to băng sang đường, ông N. thắng gấp nên dẫn đến tai nạn.

Thắng gấp xe vì chó băng qua đường, người đàn ông nguy cơ thủng phổi- Ảnh 1.

Ông N. được mổ khẩn sau cú tai nạn bất ngờ dẫn đến nguy cơ thủng phổi

Tại bệnh viện, qua chụp hình kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ông N. bị gãy xương đòn phải, nguy cơ đâm thủng phổi, kèm bệnh sử tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim cục bộ.

ThS-BS Nguyễn Anh Trung, Phó Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, cho biết bệnh nhân bị gãy phức tạp xương đòn, trật khớp ức đòn kèm theo nhịp tim chậm, tăng huyết áp nên được tiến hành mổ khẩn với sự hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. 

Sau 45 phút, bệnh nhân được kết hợp xương đòn, kết hợp lại khớp ức đòn và khâu nối lại dây chằng. Hiện sức khỏe ông N. tạm ổn.

“Vừa bị gãy xương đòn vừa bị trật khớp ức sườn, nếu không mổ kịp thời có thể dẫn đến tổn thương phổi, nguy cơ tử vong cao” – bác sĩ Trung cảnh báo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

VNVC ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu từ 2 tháng tuổi

Ngày 23-2, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK (Anh) chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc-xin thế hệ mới phòng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu nhóm B lần đầu tiên tại Việt Nam.

Vắc-xin não mô cầu nhóm B được phê duyệt tại 52 quốc gia, trong đó 14 nước đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia như Anh, Ý, Bồ Đào Nha… Vắc-xin có hiệu quả phòng bệnh viêm não mô cầu xâm lấn do vi khuẩn Neisseria meningitidis nhóm B lên đến 94%. Vắc-xin được sản xuất theo công nghệ hiện đại tiếp cận dựa trên hệ gen của vi khuẩn não mô cầu để phát triển vắc-xin (reverse vaccinology), chứa bốn thành phần kháng nguyên cung cấp khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao, bền vững và cho phép bao phủ chủng rộng.

Trước tình hình vắc-xin nhóm B, C của Cuba thường xuyên bị gián đoạn nguồn cung và tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 45 tuổi, việc đưa vào vắc-xin thế hệ mới tiêm sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 50 tuổi giúp người dân kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ và nhóm nguy cơ cao thường bị bỏ quên tiêm chủng như thanh thiếu niên, người lớn, người có bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, thận mãn tính… 

Tại lễ ra mắt, bà Elena De Angelis, Giám đốc Y khoa Quốc gia, Công ty GSK Việt Nam, cho biết GSK có lịch sử 140 năm phát triển vắc xin với sứ mệnh góp phần giảm thiểu bệnh tật và cải thiện sức khỏe cộng đồng. Loại vắc xin mới này được đưa vào sử dụng tại Việt Nam kỳ vọng giảm thiểu tác động tàn khốc của bệnh viêm màng não do não mô cầu, đặt mục tiêu bảo vệ hơn một triệu trẻ sơ sinh Việt Nam khỏi căn bệnh này bằng vắc xin trong 5 năm tới.

Trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi cần tiêm 2 mũi cơ bản và một mũi nhắc lại. Trẻ từ 2 tuổi và người lớn đến 50 tuổi chỉ cần tiêm hai mũi. Vắc-xin viêm màng não nhóm B có thể tiêm đồng thời với các vắc-xin có thành phần bạch hầu, ho gà vô bào, uốn ván, Hib, bại liệt bất hoạt, viêm gan B, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu và não mô cầu cộng hợp nhóm A, C, Y, W.

VNVC ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu từ 2 tháng tuổi- Ảnh 1.

Ngày 23-2, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cùng Tập đoàn dược phẩm GSK (Anh) ra mắt vắc-xin thế hệ mới phòng viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu nhóm B. Ảnh: Mộc Thảo

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, bệnh viêm não mô cầu nhóm B là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, được thống kê là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất nước.

Bệnh có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ từ khi phát bệnh hoặc gánh nặng tàn tật suốt đời cho người sống sót như đoạn chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ… Chưa kể, các chi phí điều trị, chăm sóc, theo dõi các di chứng lâu dài rất tốn kém.

“Nhóm trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất, đặc biệt là nhóm dưới 5 tháng tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và mất dần kháng thể bảo vệ từ mẹ. Viêm màng não mô cầu nguy hiểm khi thường được phát hiện muộn do dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm thông thường. Trẻ càng nhỏ, các dấu hiệu càng khó nhận diện. Trước đây, các vắc-xin viêm màng não mô cầu chỉ được tiêm cho trẻ từ 6 tháng hoặc 9 tháng. Việc tiêm sớm vắc-xin mới cho trẻ ngay từ 2 tháng tuổi sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như di chứng nặng nề”, bác sĩ Chính phân tích.

VNVC ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu từ 2 tháng tuổi- Ảnh 2.

Trẻ em được tiêm vắc-xin não mô cầu nhóm B thế hệ mới lần đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Mộc Thảo

Bác sĩ Chính lưu ý hiện vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ tiêm vắc-xin chưa cao dẫn đến người có miễn dịch phòng bệnh rất thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ người mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện triệu chứng là “người lành mang trùng” cao là nguồn phát tán mầm bệnh ra cộng đồng khó kiểm soát. Theo thống kê, có khoảng 10-20% người lành mang trùng trong dân số. Tỷ lệ người lành mang vi khuẩn có thể gia tăng lên đến 50% khi dịch bệnh xảy ra.

Để phòng bệnh do não mô cầu khuẩn, các chuyên gia khuyến cáo trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn, nhất là người mắc các bệnh lý mạn tính cần tiêm vắc-xin phòng ngừa sớm. Các nhóm huyết thanh phòng các chủng gây viêm màng não không phòng ngừa chéo, nên dù trẻ đã được chủng ngừa nhóm B vẫn có thể nhiễm nhóm A, C, Y và W nên cần tiêm đầy đủ cả 2 loại.

Theo bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng Hệ thống tiêm chủng VNVC, việc ra mắt vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B tiếp tục khẳng định nỗ lực thực hiện sứ mệnh của VNVC được đặt ra, đó là mang đến cho Việt Nam nhiều loại vắc-xin mới, vắc-xin quan trọng giống như các nước trên thế giới và dịch vụ tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, giá thành hợp lý giúp trẻ em và người lớn tại Việt Nam được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, bảo vệ sức khỏe một cách đơn giản và tiết kiệm.

VNVC tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có nhiều loại vắc-xin thế hệ mới từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như: Imojev phòng viêm não Nhật Bản, Prevenar 13 phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, Menactra phòng Viêm màng não mô cầu ACYW, Boostrix phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván…

Năm 2024, VNVC dự kiến sẽ sớm đưa về Việt Nam nhiều loại vắc-xin quan trọng khác được hàng chục triệu người mong đợi như vắc-xin phòng bệnh Zona thần kinh, vắc-xin phòng sốt xuất huyết, vắc-xin phòng bệnh do virus hợp bào RSV…

Hiện VNVC đang có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng tham gia đặt giữ trước vắc-xin, hỗ trợ trả góp các gói vắc-xin không lãi suất, thủ tục đơn giản chỉ cần căn cước công dân giúp nhiều người dân, nhất là trẻ em được tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch, từ đó đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người đàn ông phát bệnh sau 2 tháng bị chó cắn

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết tại đây vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam 42 tuổi, vào viện trong tình trạng sợ gió, sợ lạnh, sợ ánh sáng, tăng kích động, thích ở trong bóng tối.

Người nhà cho biết bệnh nhân bị chó nhà hàng xóm cắn vào cẳng chân phải cách đây 2 tháng, nhưng do chủ quan nên người bệnh không đi tiêm phòng dại.

Người đàn ông phát bệnh sau 2 tháng bị chó cắn - Ảnh 1.

Bệnh dại chưa có thuốc điều trị, khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong gần như 100%

Khi phát bệnh dại, người bệnh mới được đưa đến bệnh viện nhưng do tiên lượng tử vong cao nên gia đình đã xin dừng điều trị.

Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn

Các bác sĩ cho biết bệnh dại hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và khi đã lên cơn dại, tỉ lệ tử vong gần như 100%. Vì vậy, sau khi bị chó, mèo hoặc động vật cắn cần phải tiêm phòng dại cho người để ngăn ngừa bệnh.

Khi bị chó hoặc động vật cắn, cào, liếm vào vết xước… cần nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy, càng sớm càng tốt trong 15 phút.

Rửa vết thương bằng xà phòng và nước hoặc bằng các chất có tác dụng diệt khuẩn như cồn iod; cồn 70 độ hoặc rượu mạnh; xà phòng, dầu gội, dầu tắm…

Khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để được đánh giá vết thương, tư vấn tiêm chủng vắc-xin và huyết thanh theo từng trường hợp cụ thể căn cứ theo tình trạng động vật cắn, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh.

Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn tốt nhất trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trẻ được tiêm vắc-xin miễn phí 5 trong 1 sau nhiều tháng chờ đợi

Trẻ được tiêm vắc-xin miễn phí 5 trong 1 sau nhiều tháng chờ đợi- Ảnh 1.

Sau nhiều tháng chờ đợi, sáng 2-1, nhiều trẻ đã được tiêm vắc-xin 5 trong 1 ngừa bệnh.

Bà Hoàng Thị Bích Ngọc (58 tuổi, ngụ quận 1, TP HCM) chia sẻ cháu ngoại 8 tháng tuổi mới lần đầu tiêm vắc-xin 5 trong 1 tại Trạm Y tế phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM vào sáng 2-1.

Trẻ được tiêm vắc-xin miễn phí 5 trong 1 sau nhiều tháng chờ đợi- Ảnh 2.

Chị Trần Thị Thanh Thảo (37 tuổi, ngụ quận 3, TP HCM) sau hơn 1 tháng chờ đợi, bé trai 3 tháng con chị đã được tiêm mũi 1 vắc-xin 5 trong 1 tại Trạm Y tế phường 5, quận 3

Trong sáng cùng ngày, đồng loạt các trạm y tế trên địa bàn TP HCM cũng tổ chức tiêm vắc-xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ.

Trẻ được tiêm vắc-xin miễn phí 5 trong 1 sau nhiều tháng chờ đợi- Ảnh 3.

Trẻ tiêm vắc-xin 5 trong 1 tại Trạm Y tế phường Phú Mỹ, quận 7, TP HCM

Bà Ngọc cho biết sau khi sinh, bé đã được tiêm vắc-xin ngừa lao và viêm gan B tại bệnh viện. Tuy nhiên, khi bé được 2 tháng, gia đình có đưa đến trạm y tế gần nhà để chủng ngừa vắc-xin 5 trong 1 nhưng tại trạm thông báo đã hết vắc-xin nên gia đình phải chờ.

“Cũng nhiều lần đưa cháu đến trạm để tiêm vắc-xin 5 trong 1 miễn phí nhưng do không có vắc-xin đành đưa cháu về. Không kịp tiêm ngừa gia đình cũng lo lắng nên hạn chế cho bé ra ngoài tiếp xúc để tránh mắc bệnh. Nay khi vừa có vắc-xin nhân viên tại trạm thông báo tôi đưa bé đến tiêm liền để được phòng ngừa bệnh” – bà Ngọc chia sẻ.

Trẻ được tiêm vắc-xin miễn phí 5 trong 1 sau nhiều tháng chờ đợi- Ảnh 4.

Trẻ được tiêm vắc-xin 5 trong 1 tại Trạm Y tế xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP HCM. Dự kiến, trong ngày 2-1, tại trạm này sẽ tiêm cho khoảng 31 trẻ.

Tương tự, chị Trần Thị Thanh Thảo (37 tuổi, ngụ quận 3) cho biết sau khi xuất viện về nhà, chị cũng được bác sĩ tư vấn khi con đủ 2 tháng tuổi cần đưa trẻ tiêm vắc-xin 5 trong 1 tại trạm y tế. Tuy nhiên, khi con đủ tháng đến tiêm thì được trạm thông báo hết vắc-xin. Đến nay, sau hơn 1 tháng chờ đợi, bé mới được chủng ngừa mũi 1 vắc-xin 5 trong 1.

Điều dưỡng Trương Kim Mỹ, Trưởng Trạm Y tế phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM, cho biết sáng cùng ngày, trạm bắt đầu triển khai tiêm mũi 1 vắc-xin 5 trong 1 cho trẻ sau thời gian gián đoạn do hết vắc-xin.

Theo bà Mỹ, thống kê tại phường có tổng cộng 45 trẻ chưa tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin 5 trong 1. Tuy nhiên, do đến thời hạn tiêm nên một số phụ huynh đã đưa trẻ tiêm vắc-xin dịch vụ. Do đó, dự kiến trong đợt 1, có khoảng 5 trẻ chưa tiêm mũi 1 vắc-xin sẽ được nhân viên trạm gọi đến để tiêm theo lịch, kịp thời chủng ngừa cho trẻ.

“Do hết vắc-xin kéo dài, nhiều phụ huynh đã đưa trẻ đi tiêm dịch vụ trước đó. Nếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng có đều đặn sẽ là tín hiệu tích cực giúp người dân có thói quen đến trạm để chủng ngừa và khám, chữa bệnh” – bà Mỹ chia sẻ.

Đại diện Trạm Y tế phường 5, quận 3 chia sẻ qua theo dõi danh sách trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, tại trạm có 3 trẻ chưa được tiêm mũi 1 vắc-xin 5 trong 1; 8 trẻ chưa tiêm mũi 2 và 3 trẻ chưa tiêm mũi 3. Trong đó, trẻ chưa tiêm mũi 2, do chờ đợi lâu nên có 7 trẻ được cha mẹ đưa đi tiêm dịch vụ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết, Trưởng Trạm Y tế phường Bình Trưng Tây (TP Thủ Đức), cho biết theo thống kê, trên địa bàn phường, trẻ chưa được tiêm mũi 1 vắc-xin 5 trong 1 là 33 trẻ; mũi 2 là 38 trẻ.

Theo bác sĩ Tuyết, trước đó, trong thời gian vắc-xin bị gián đoạn, nhiều phụ huynh có con nhỏ đến trạm hỏi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, nhân viên tại trạm đã hướng dẫn phụ huynh cách phòng bệnh trong thời gian chờ vắc-xin hoặc tư vấn họ tiêm vắc-xin dịch vụ.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho hay theo thống kê TP HCM có khoảng 7.500 trẻ chưa được tiêm đủ vắc-xin 5 trong 1. Do đó, sau kỳ nghỉ lễ, ngành y tế đã nhanh chóng mời trẻ chưa được chủng ngừa đến tiêm. Tuy nhiên, một số trẻ chưa trở lại TP sau kỳ nghỉ nên số trẻ được phụ huynh đưa đến trạm vào ngày đầu tiên tiêm chủng còn chưa đủ theo danh sách, phải hẹn ngày sau.

Theo bác sĩ Nga, bạch hầu, ho gà, uốn ván… là bệnh nguy hiểm ở trẻ. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa vắc-xin phòng ngừa các bệnh trên vào chương trình tiêm chủng bắt buộc. Khi có vắc-xin sẽ giảm số ca mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh tật. Bên cạnh đó, đối với người làm công tác phòng chống dịch đây là công cụ hữu hiệu để ngừa bệnh. Do đó, thời gian qua, việc gián đoạn vắc-xin trong thời gian dài là sự lo lắng của cha mẹ nói riêng, người làm công tác phòng chống dịch nói chung bởi sẽ có nguy cơ bùng phát dịch. 

“Khi có vắc-xin, những người làm công tác phòng chống dịch chúng tôi rất vui mừng. Vì vậy, trước đó, khi thông báo sẽ có vắc-xin các trạm đã lập danh sách tổng hợp và mời trẻ đến tiêm. Điều này sẽ giúp trẻ được bảo vệ và giúp phụ huynh giảm bớt gánh nặng kinh tế” – bác sĩ Nga chia sẻ. 

HCDC cho biết tính đến ngày 28-12-2023, TP HCM có khoảng 7.500 trẻ từ đủ 2 – 18 tháng tuổi chưa được tiêm mũi 1 vắc-xin 5 trong 1. Do đó, trong chiến dịch tiêm vắc-xin từ ngày 2-1 đến 6-1-2024, thành phố ưu tiên tiêm vắc-xin cho trẻ từ đủ 2-18 tháng tuổi đang sinh sống trên địa bàn, sau đó sẽ tiếp tục tiêm vắc-xin cho trẻ chưa được tiêm mũi 2, mũi 3.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người đàn ông 7 tháng ngủ ngồi

Người đàn ông 7 tháng ngủ ngồi- Ảnh 1.

Trung uý, thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Đức Lợi, Khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Quân y 175 thăm khám cho ông T. sau điều trị

Ông T. đến khám trong tình trạng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày và không thể nằm do khó thở, chất lượng cuộc sống giảm sút nặng.

Trước đó, ông T. khám tại nhiều bệnh viện và thực hiện rất nhiều xét nghiệm khác nhau nhưng không tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Ông đi điều trị theo triệu chứng của các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, xơ phổi… nhưng bệnh không cải thiện và ngày càng tiến triển nặng.

Tại bệnh viện, sau khi thăm khám cùng hội chẩn, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có hội chứng tắc nghẽn khi ngủ nên được chỉ định đo đa ký giấc ngủ. Kết quả xác định bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ với mức độ nặng, chỉ số ngưng thở cao khi ngủ.

Trung uý, bác sĩ Nguyễn Công Trường, Khoa Lao và Bệnh phổi – Bệnh viện Quân y 175 (người trực tiếp điều trị) cho biết ông T. đã được can thiệp điều trị bằng hỗ trợ thở máy áp lực dương liên tục không xâm nhập (CPAP) và đáp ứng tốt.

Hiện bệnh nhân đã nằm được tư thế bình thường, ngủ ngon giấc hơn, chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt và xuất viện.

Theo bác sĩ Trường, thở CPAP giúp tạo ra một dòng khí áp lực dương, liên tục thổi vào đường hô hấp. Áp lực khí giúp nâng đỡ cơ vùng hầu họng và đường hô hấp, không cho cơ xẹp xuống. Do đó, đường thở của người bệnh luôn được mở thông và đảm bảo cho quá trình hô hấp không bị tắc nghẽn. 

Trung uý, ThS-BS Trịnh Đức Lợi, Khoa Lao và Bệnh phổi, khuyến cáo hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tim mạch trầm trọng như tăng huyết áp kháng trị, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải, đột quỵ, tăng tỉ lệ đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Đồng thời, cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các tai nạn giao thông khi lái xe và tai nạn nghề nghiệp.

Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê nhưng trên thế giới bệnh này xuất hiện ở 15% nam giới và khoảng 5% nữ giới. Các đối tượng nguy cơ cao mắc phải hội chứng này bao gồm nam giới, tuổi cao, béo phì, chu vi vòng cổ trên 40cm, lưỡi to dày,…

Theo nghiên cứu, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ mức độ trung bình – nặng gặp ở 63% nam giới thừa cân. Triệu chứng chính của hội chứng này là buồn ngủ ngày quá mức, đau đầu, ngủ ngáy hoặc biểu hiện ngưng thở, giảm thở, sặc, thở hổn hển khi ngủ được quan sát bởi người cùng phòng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân ra huyết âm đạo khoảng 1 tháng

Tối 20-12, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết đã can thiệp nội mạch thành công đối với nữ bệnh nhân 53 tuổi (ngụ tỉnh Vĩnh Long) bị vỡ phình động mạch gan hiếm gặp với tình trạng rất nặng.

Cần Thơ: Cứu sống bệnh nhân ra huyết âm đạo khoảng 1 tháng- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân này được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ khám với tình trạng ra huyết âm đạo khoảng một tháng

Trước đó, nữ bệnh nhân này được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ khám với tình trạng ra huyết âm đạo khoảng một tháng, đau bụng hạ vị, được chỉ định nhập viện khoa phụ sản để theo dõi và điều trị với chẩn đoán u xơ tử cung.

Mười ngày sau, bệnh nhân đột ngột đau bụng vùng thượng vị dữ dội, huyết áp thấp, mạch nhanh nhẹ, niêm nhợt, da xanh (dấu hiệu của mất máu cấp).

Bệnh nhân được hồi sức tích cực bằng cách bù dịch, bù 6 đơn vị hồng cầu lắng 350 ml cùng nhóm.

Kết quả chụp cắt lớp vi tính bụng có cản quang ghi nhận ổ giả phình được cấp máu từ động mạch gan trái kích thước to, tụ máu cạnh bao gan.

Bệnh nhân có chỉ định can thiệp chụp và nút động mạch điều trị cầm máu các tạng số xóa nền (DSA) với chẩn đoán xuất huyết nội do vỡ phình động mạch gan trái.

Kết quả ghi nhận ổ giả phình động mạch gan trái, kích thước #15x22mm kèm phình động mạch gan trái (mở rộng theo chu vi của động mạch)…

Sau 90 phút can thiệp, bệnh nhân ổn định và đang được theo dõi, điều trị tại khoa ngoại tổng hợp.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Công Khánh, Phó Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết phình động mạch gan là một bệnh hiếm gặp (0,002%–0,4%).

Đây là hậu quả của quá trình thoái hóa hoặc loạn sản của các mạch máu trong gan. Nguyên nhân thường gặp nhất của phình động mạch gan là do xơ vữa mạch máu, kế đến là viêm mạch, u đường mật, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng đường mật, ghép gan…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dịch Covid-19 hôm nay: Số nhiễm lần đầu giảm xuống dưới 1.000 ca sau nhiều tháng

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 28-5 đến 16 giờ ngày 29-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 890 ca nhiễm mới (giảm 224 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 617 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (282), Yên Bái (67), Nghệ An (60), Quảng Ninh (46), Vĩnh Phúc (40), Tuyên Quang (39), Phú Thọ (30), Thái Nguyên (30), Đà Nẵng (25), Thái Bình (25), Hòa Bình (21), Lào Cai (21), Quảng Bình (20), TP HCM (18), Hải Phòng (16), Sơn La (16), Quảng Trị (15), Hà Giang (12), Hà Tĩnh (12), Lai Châu (10), Điện Biên (9), Hải Dương (9), Nam Định (8 ), Lâm Đồng (8 ), Hưng Yên (8), Lạng Sơn (6), Thanh Hóa (6), Bắc Kạn (5), Hà Nam (5), Thừa Thiên Huế (5), Ninh Bình (3), Bà Rịa – Vũng Tàu (3), Bình Định (2), Gia Lai (2), Bình Phước (2), Cao Bằng (1), Tây Ninh (1), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số F0 giảm sâu, nhiều địa phương chỉ ghi nhận 1-2 ca bệnh - Ảnh 1.

Bản đồ dịch ghi nhận số ca mắc giảm sâu – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (36), Lào Cai (32), Vĩnh Phúc (30).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (18), Hải Phòng (3), Hòa Bình (2).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 1.195 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.717.251 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.257 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.709.493 ca, trong đó có 9.445.535 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.599.973), TP HCM (609.357), Nghệ An (484.542), Bắc Giang (387.564), Bình Dương (383.771).

Trong ngày cả nước có thêm 8.439 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.448.352 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 189 ca, trong đó 6 bệnh nhân đang can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

Trong 24 giờ qua, cả nước không ghi nhận 0 ca tử vong. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp nước ta không có bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.078 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 28-5 có 85.168 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 220.720.278 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.101.733 liều: Mũi 1 là 71.465.030 liều; Mũi 2 là 68.757.471 liều; Mũi 3 là 1.507.014 liều; Mũi bổ sung là 15.053.950 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.111.210 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 207.058 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.461.683 liều: Mũi 1 là 8.935.360 liều; Mũi 2 là 8.526.323 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.156.862 liều: Mũi 1 là 3.908.204 liều; Mũi 2 là 248.658 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Nam sinh lớp 9 tử vong sau 2 tháng bị chó dại cắn

Sáng 26-5, các bác sĩ khoa Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cho biết đã tiếp nhận một bệnh nhân bị chó dại cắn.

Nam sinh lớp 9 tử vong sau 2 tháng bị chó dại cắn - Ảnh 1.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới

Bệnh nhân là em C.N.L (15 tuổi; ngụ xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa) – đang học sinh lớp 9 ở Trường THCS Thạch Hóa.

Trước đó khoảng 2 tháng, L. đang chơi bóng đá thì bất ngờ bị chó dại lao tới cắn. Sau khi bị cắn, L. thấy đau ở vùng chân nhưng không báo cho gia đình biết. Hai ngày sau, con chó cắn cháu L. cũng bị chết.

Đến sáng 26-5, L. thấy trong người rất mệt, đau nhiều ở vùng chân do bị chó dại cắn, có biểu hiện sợ gió và được người nhà đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới để cấp cứu.

Qua thăm khám, các bác sĩ giải thích với người nhà đã vô phương cứu chữa. Bệnh nhân đã tử vong chỉ sau ít giờ về nhà.

Từ cuối năm 2021 đến nay, đây là ca thứ 4 bị chó dại cắn tại Quảng Bình, tất cả đều không qua khỏi.

Theo các bác sĩ, đây là lời cảnh tỉnh cho những ai yêu thích động vật, muốn nuôi chó, mèo phải tiêm phòng đầy đủ cho chúng. Đồng thời, người dân cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh dại do Bộ Y tế ban hành, đặc biệt chú ý đối với trẻ nhỏ.

H.Phúc

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Gần 1 tháng TP HCM không có ca tử vong do Covid-19

Chiều 5-5, tại buổi họp báo định kỳ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM kiêm Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP, cho biết: Từ ngày 30-4 đến 4-5, số ca mắc mới Covid-19 của TP luôn dưới 40 ca, thậm chí ngày 3-4 chỉ có 19 ca.

Gần 1 tháng TP HCM không có ca tử vong do Covid-19 - Ảnh 1.

Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM kiêm Phó Trưởng Ban chuyên trách Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP HCM, tại buổi họp báo

Bên cạnh đó, tuần qua, số ca nhập viện luôn dưới 16 người, thậm chí ngày 2-5 chỉ còn 9 người nhập viện. Đặc biệt, từ ngày 7-4 đến nay, TP không có ca tử vong nào do Covid-19.

Hiện TP đang điều trị 365 bệnh nhân, trong đó có 26 trẻ em dưới 16 tuổi. Tổng số mũi vắc-xin ngừa Covid-19 đã triển khai tiêm đến ngày 4-5: Mũi 1 là 8.372.918, mũi 2 là 7.376.788, mũi bổ sung 683.133, mũi nhắc lại 4.271.659.

Cũng tại buổi họp báo, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho hay TP HCM giữ lại Bệnh viện dã chiến số 13 vì vẫn phải sẵn sàng cho trường hợp F0 tăng cao trở lại. Bên cạnh đó, bệnh viện này do Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới phụ trách, đây cũng là bệnh viện tuyến cuối của TP.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết từ đầu năm 2022 đến nay, có 126 ca sốt xuất huyết nặng, 4 ca tử vong. Trong khi đó, cả năm 2021 chỉ có 99 ca nặng, 7 ca tử vong. Điều này cho thấy tình hình dịch sốt xuất huyết đáng báo động. Ngành y tế đã chỉ đạo các đoàn đi kiểm tra, nhắc nhở, tăng cường tập huấn cho các địa phương để có biện pháp phòng chống hiệu quả hơn.

Tin, ảnh: Hải Yến

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

“Biến chủng mới” XE: Đã xuất hiện từ tháng 1, vẫn là Omicron

Tuyên bố mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về XE – một kiểu biến chủng phụ của Omicron – được tạo ra dựa trên sự tái tổ hợp 2 chủng phổ biến là BA.1 và BA.2 đã gây chú ý và lập tức nó được quan tâm như một biến chủng mới, nhất là sau khi tuyên bố của WHO cho hay khả năng lây truyền của XE cao hơn BA.2 10%.

Tuy nhiên, theo Cục An ninh Y tế Vương Quốc Anh (UKHSCA), XE thật ra đã xuất hiện từ ngày 19-1 và từ đó cho đến ngày 2-3, có 637 trường hợp mới được báo cáo ở Anh.

Biến chủng mới XE: Đã xuất hiện từ tháng 1, vẫn là Omicron - Ảnh 1.

XE là kết quả tái tổ hợp của 2 biến chủng phụ BA.1 và BA.2 của SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa từ Internet)

NDTV cho hay Vương Quốc Anh đã trải qua mức tăng kỷ lục về số ca mắc Covid-19 trong những ngày qua. Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, cứ 13 người thì có 1 người nhiễm virus trong tuần lễ trước ngày 27-3. Tuy nhiên, XE được tìm thấy trong ít hơn 1% tổng số trường hợp được giải trình tự.

Theo WHO, XE vẫn được coi là thuộc về Omicron ít nhất là cho đến khi tìm thấy sự khác biệt đáng kể về đặc điểm lây truyền và bệnh tật.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (cố vấn khối Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM) phân tích rằng lý do WHO bàn đến XE là vì nhận thấy nó có thể lây lan nhanh hơn. Tuy nhiên, tuyên bố cũng cho rằng cần xem xét thêm, bởi ngay cả việc lây lan nhanh hơn này cũng chưa chắc.

“XE đã xuất hiện từ tháng 1 nhưng vẫn không chiếm được ưu thế trong cộng đồng ở Anh, như vậy không chắc nó lây lan nhanh hơn vì cái nào lây nhanh hơn, cái đó sẽ lấn át, như Omicron nhanh chóng lấn át Delta và BA.2 cũng nhanh chóng lấn át BA.1. Nhưng dù nó có lây nhanh hơn mà không gây bệnh nặng hơn thì không có vấn đề gì” – ông nói.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng cho biết hiện tượng virus tái tổ hợp, đột biến để tạo nên những nhánh phụ của một biến chủng không có gì mới. Ngay cả Delta thật ra cũng có nhiều nhánh phụ, nhưng người ta không bàn vì không thấy khác biệt về mặt lây truyền hay độc lực.

Omicron thật ra đã có BA.3, nhưng sau này cũng không bàn nữa vì nó không lấn át được các biến chủng phụ trước đó và cũng không cho thấy sẽ có nguy cơ gây bệnh nặng hơn.

“Ngoài ra, việc trong cộng đồng đã có nhiều người vừa có miễn dịch từ vắc-xin, vừa có miễn dịch vì đã là F0 khỏi bệnh sẽ giúp kìm hãm số ca cho dù có xuất hiện biến chủng mới hay biến chủng phụ mới. Qua các thống kê thì người nhiễm Delta rồi vẫn có thể nhiễm lại Omicron, nhưng tỉ lệ vẫn thấp hơn so với người chưa từng nhiễm; nhưng đã nhiễm BA.1 rồi thì khả năng nhiễm BA.2 cực thấp, chỉ một vài phần triệu (theo thống kê từ Đan Mạch)” – bác sĩ Khanh phân tích.

Vì vậy theo ông, không nên lo lắng trước XE. Virus không ngừng biến đổi nhưng thường là theo hướng thuần dần với con người, lây lan ngày càng nhanh nhưng bệnh ngày càng nhẹ, Omicron là một ví dụ.

Anh Thư

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Bé gái “chiến thắng” tử thần Covid-19 sau 108 ngày điều trị

Sáng 2-4, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho hay vừa cứu sống bé gái 14 tuổi sau suốt hơn 3 tháng “chiến đấu” với tử thần Covid-19.

Bệnh nhi này được chuyển từ Bệnh viện Từ Dũ hồi tháng 12-2021 trong bệnh cảnh Covid-19 nguy kịch – Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp.

Bé gái chiến thắng tử thần Covid-19 sau 108 ngày điều trị - Ảnh 1.

Bé gái phục hồi sau 108 ngày chống chọi với bệnh dịch Covid-19

Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ nhanh chóng ghi nhận Q. viêm phổi nặng – nhiễm trùng huyết – suy hô hấp rất nặng phải thở máy thông số cao ngay. Diễn tiến bệnh xấu, nhanh, tổn thương đa cơ quan rất nặng nên được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục hỗ trợ hô hấp, lọc máu liên tục và điều trị kháng sinh phổ rộng, kháng đông, kháng viêm theo phác đồ Covid-19 nguy kịch. 

Sau 4 ngày điều trị, tình trạng phổi của Q. tiếp tục diễn tiến xấu, tổn thương nặng lan tỏa 2 bên, thở máy thông số cao, có chỉ định sử dụng kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO- extracorporeal membrane oxygenation). ECMO là thiết bị hỗ trợ sự sống, các bác sĩ hồi sức quyết định chạy ECMO cho Q.

Trải qua 80 ngày chạy ECMO, có những lúc tình trạng Q. quá nặng nề tưởng chừng như không thể qua khỏi, nhưng bằng sự cố gắng hết mình, chăm sóc tận tình, theo dõi sát từng giây phút bên giường bệnh của các y bác sĩ – điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực, đặc biệt là ê-kip chạy ECMO, bệnh tình Q. tiến triển tốt hơn, dần hồi phục, ngưng được ECMO và cai máy thở một cách thần kỳ. Tuy nhiên, Q. còn viêm phổi nặng phải thở áp lực dương liên tục qua mũi nên được chuyển đến Khoa Hô hấp 1 tiếp tục điều trị.

Sau thời gian dài chống chọi bệnh nặng, Q. có nhiều tổn thương về thể chất cũng như tâm lý, các bác sĩ liên chuyên khoa hô hấp, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, tâm lý xây dựng các liệu pháp phục hồi chức năng tối ưu nhất.

Sau 108 ngày chiến đấu với bệnh tật, Q. đã được xuất viện về nhà đoàn tụ trong niềm hạnh phúc của gia đình và tập thể y bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2. Sự hồi phục của em như là phép màu nhờ sự nỗ lực, phối hợp ăn ý của cả tập thể y bác sĩ hồi sức chuyên sâu nhi.

NGUYỄN THẠNH

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Số mắc Covid-19 ở Hà Nội lần đầu xuống dưới mốc 10.000 ca trong 1 tháng qua

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết từ 18 giờ ngày 25-3 đến 18 giờ ngày 26-3, TP Hà Nội ghi nhận 9.623 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 3.369 ca cộng đồng, 6.254 ca đã cách ly.

Như vậy, đây là lần đầu tiên trong hơn 1 tháng qua, số mắc Covid-19 ở Hà Nội xuống dưới ngưỡng 10.00 ca/ngày; số F0 ngày 26-3 giảm hơn 3 lần so với ngày ghi nhận số ca mắc kỷ lục 32.650 trường hợp vào ngày 8-3-2022.

Các bệnh nhân phân bố tại 411 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (984); Đông Anh (931); Hoàng Mai (533); Sóc Sơn (450); Long Biên (442).

Cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29-4-2021) là 1.251.190 ca.

Đến hết ngày 25-3, Hà Nội chỉ còn hơn 1.742 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại các bệnh viện – giảm 260 ca so với ngày 24-3. Hầu hết số ca bệnh đang điều trị, theo dõi tại nhà.

Số mắc Covid-19 ở Hà Nội lần đầu xuống dưới mốc 10.000 ca trong 1 tháng qua - Ảnh 1.

B.H.Thanh

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Xúc động bác sĩ, điều dưỡng tuyến đầu hồi tưởng tháng ngày giữa “sóng thần Delta”

Một tọa đàm ngắn, thân tình đã diễn ra trong khuôn khổ Lễ đón nhận các hình thức khen thưởng cấp nhà nước và họp mặt kỷ niệm 67 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 – 27.2.2022) được Thành Ủy, HĐND, Ủy ban MTTQ TP HCM tổ chức sáng 26-2.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 1, 13 và 14, hồi tưởng về những ngày cuối tháng 6, khi được Sở Y tế giao nhiệm vụ thiết lập và thu dung ở bệnh viện dã chiến số 1.

Xúc động bác sĩ, điều dưỡng tuyến đầu hồi tưởng tháng ngày giữa sóng thần Delta - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP HCM và bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, tặng hoa cho 4 bác sĩ, điều dưỡng tham gia tọa đàm

Ngày ông cùng đồng đội đến Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh thuộc Đại học Quốc Gia TP HCM khảo sát để thiết lập bệnh viện, cũng là ngày Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM được dỡ bỏ phong tỏa sau 2 tuần kể từ khi phát hiện chùm ca là nhân viên bệnh viện.

Xúc động bác sĩ, điều dưỡng tuyến đầu hồi tưởng tháng ngày giữa sóng thần Delta - Ảnh 2.

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu (thứ 4 từ trái sang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, là Giám đốc BV Bệnh Nhiệt Đới TP HCM từ tháng 8-2021 trở về trước) và BS Nguyễn Thanh Trường (thứ 5 từ trái sang) và các đồng nghiệp khi đi khảo sát để thiết lập Bệnh viện Dã chiến số 1 (Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM)

“Trong vòng 36 giờ, chúng tôi đã tổ chức xong. Ngay tức khắc, rất nhiều đoàn xe cấp cứu đến với chúng tôi. Và chúng tôi đã thức trắng đêm, làm việc từ 17 giờ đến 5 giờ sáng để tiếp nhận bệnh nhân…” – bác sĩ Thanh Trường nhớ lại.

Sau những giờ phút có lúc tưởng chừng sức khỏe của đội ngũ y tế kham không nổi với công việc, nhưng vẫn hết sức cố gắng vì bệnh nhân, họ cũng có được niềm vui đầu tiên vào 10 ngày sau đó. Bác sĩ Thanh Trường hồi tường: “Khi những bệnh nhân đầu tiên của chúng tôi hồi phục sức khỏe, được xuất viện trở về nhà, nhận những lời cảm ơn chân thành từ phía người bệnh, chúng tôi không thể nói gì hơn, cảm xúc dâng trào. Chúng tôi đã nhìn nhau trong niềm vui và hạnh phúc”.

Xúc động bác sĩ, điều dưỡng tuyến đầu hồi tưởng tháng ngày giữa sóng thần Delta - Ảnh 3.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Trường (giữa) và điều dưỡng Lê Thị Thu Hương (bìa trái) đều là những chiến sĩ áo trắng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM từng nhận nhiệm vụ tại nhiều bệnh viện dã chiến

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, nhớ lại những ngày bệnh nhi Covid-19 nặng nhất Việt Nam – L.M.P. còn bấp bênh sinh từ. Là bác sĩ chuyên về hồi sức tích cực nhi khoa, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến đã được giao nhiệm vụ đứng đầu ê-kíp hồi sức cứu chữa cho cháu bé.

“Gia đình cháu bé rất lo lắng, đặc biệt là người mẹ. Người mẹ trực tiếp gọi cho tôi, có lúc gia đình ngỏ ý xin về để lo hậu sự cho cháu. Tôi chỉ nói mẹ bé hãy cầu nguyện cho cháu, và chúng tôi sẽ cố gắng hết mức” – bác sĩ Tiến nhớ lại. Cuối cùng, sau nhiều lần cứ tạm thuyên giảm rồi lại trở nặng, điều kỳ diệu đã đến với cậu bé nặng 120 kg này, bé đã khỏi bệnh và xuất viện. 

Bác sĩ Hoàng Văn Cường, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế quận 8, thì nhớ mãi những đêm trắng: “Bệnh này thường trở nặng nửa đêm về sáng, nên có những giai đoạn cuộc gọi liên tục từ 11-12 giờ đêm cho đến sáng… Nhưng với sự đồng lòng, tập thể đã vượt qua, giữ vững ý chí để chiến thắng đại dịch”.

Điều dưỡng Lê Thị Thu Hương, Phó phòng điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, điều dưỡng trưởng của Bệnh viện Dã chiến Củ Chi và Bệnh viện Dã chiến số 2, cho biết trong những ngày gian khổ nhất, chị luôn vững niềm tin vào một ngày dịch bệnh được đẩy lùi bằng sự chung sức, chung lòng, nghĩa đồng bào.

“Ngay thời điểm này, các bạn của tôi, đồng đội của tôi vẫn còn tham gia chống dịch. Nhưng tôi vẫn mong một ngày không xa sẽ được thấy hình ảnh những người chiến sĩ áo trắng trở về trong niềm vui hân hoan của cả nước; được thấy niềm vui của những đồng bào từng bên chúng tôi trong quá trình tham gia chống dịch. Tôi chỉ muốn nói mấy tiếng thương yêu: “Đồng bào của tôi đó”. Trong suốt những ngày ở bệnh viện dã chiến, tình cảm của đồng bào dành cho đội ngũ y tế là niềm động viên rất lớn đối với chúng tôi, từ những phần quà nhỏ đầy yêu thương như những túi trái cây…” – điều dưỡng Lê Thị Thu Hương xúc động.

Tin – ảnh: Anh Thư – Quốc Thắng

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

“Nhẹ cả người” đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch

Tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (cơ sở 2, Bệnh viện  Ung bướu – TP Thủ Đức, TP HCM) hơn 700 nhân viên y tế, tình nguyện viên đã tham gia nhiều hoạt động như biểu diễn văn nghệ, tặng chữ thư pháp, lì xì… Nhiều người xúc động vì trải qua quãng thời gian khắc nghiệt của dịch bệnh, giờ  mọi thứ đang dần trở lại bình thường, được đón Tết cùng nhau.

Nhẹ cả người đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch - Ảnh 1.

Nhẹ cả người đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch - Ảnh 2.

Cùng nhau chụp hình lưu niệm tại một góc xuân trong Bệnh viện Hồi sức Covid-19

Tham gia chống dịch, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 từ tháng 11-2021 đến nay, chị Nguyễn  Thị Quỳnh Giao, hộ lý tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, cho biết năm mới không mong muốn gì hơn là gia đình và tất cả mọi người đều mạnh khỏe, bình an, dịch bệnh sớm kết thúc.

Nhẹ cả người đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch - Ảnh 3.

Bình an là mong ước của mọi người trong năm mới

Nhẹ cả người đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch - Ảnh 4.

Mọi người háo hức chờ đợi được xin chữ thư pháp trong năm mới

“Nhớ lại thời điểm dịch bệnh căng thẳng, chứng kiến nhiều gia đình ly tán, đến nay TP đã trở thành “vùng xanh” và mọi sinh hoạt đang được bình thường mới quả thật là vô cùng hạnh phúc. Mong rằng Tết năm nay sẽ là cái Tết bình an đến tất cả mọi người” – chị Giao xúc động. 

Tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng từ những ngày dịch mới xuất hiện tại TP HCM, sau đó, nhiều lần chi viện các tỉnh và tiếp tục đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 để chăm sóc bệnh nhân, bác sĩ Trần  Thanh Linh, Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19, bộc bạch rằng cảm thấy nhẹ cả người khi được đón Tết trong không khí như hiện tại.

Nhẹ cả người đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch - Ảnh 5.

Những ước nguyện được gửi gắm vào thư pháp

“Số lượng bệnh nhân nặng nhập viện ngày càng giảm. Hiện bệnh viện đang điều trị khoảng 60 bệnh nhân, trong đó có khoảng hơn 20 người thở máy và thở ôxy dòng cao. Bệnh viện vẫn bố trí và sẵn sàng điều động nhân sự khi số ca bệnh gia tăng (khả năng xử lý là hơn 300 ca). Các nhân viên y tế trong thời gian trực Tết nếu có kết quả xét nghiệm âm tính có thể về sum vầy với gia đình 1, 2 ngày” – bác sĩ Linh cho biết.

Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 kiêm Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Hồi sức đã cùng các lực lượng y tế của TP HCM tham gia điều trị trong giai đoạn dịch bệnh khốc liệt nhất. Đến nay, chúng ta đã thích ứng an toàn với dịch, hy vọng qua Tết tình hình dịch sẽ tiếp tục giảm và đại dịch sớm kết thúc.

Nhẹ cả người đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch - Ảnh 6.

Nhẹ cả người đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch - Ảnh 7.

Các tình nguyện viên và nhân viên y tế cùng nhau gói bánh chưng ngay tại Bệnh viện Dã chiến số 12

Nhẹ cả người đón Tết sau những ngày tháng miệt mài chống dịch - Ảnh 8.

Ca sĩ ST Sơn Thạch cùng các y, bác sĩ của Bệnh viện Dã chiến 12 giao lưu văn nghệ

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu (TP HCM) kiêm phụ trách quản lý Bệnh viện Dã chiến số 12, cho biết đã tổ chức buổi giao lưu văn nghệ, gặp mặt cuối năm để mang không khí Tết cho các lực lượng đang tham gia điều trị tại đây. Hoạt động này nhằm giúp các y bác sĩ có thể quây quần, trò chuyện bên nhau khi phải đón Tết ở bệnh viện, giúp mọi người vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ người thân.

Tin, ảnh: Hải Yến

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: 15.684 ca nhiễm, số mắc và tử vong ở TP HCM thấp nhất nhiều tháng

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, ngày 16-1, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 15-1 đến 16 giờ ngày 16-1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 15.684 ca nhiễm mới. Có 41 ca nhập cảnh và 15.643 ca ghi nhận trong nước (giảm 662 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 11.196 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.982), Đà Nẵng (888), Khánh Hòa (680), Bình Phước (661), Bình Định (599), Bến Tre (556), Tây Ninh (446), Bắc Ninh (442), Hưng Yên (405), Cà Mau (395), Thanh Hóa (384), Quảng Ngãi (375), Hải Dương (346), Vĩnh Long (340), Trà Vinh (295), TP HCM (289), Quảng Ninh (286), Vĩnh Phúc (271), Thừa Thiên Huế (257), Quảng Nam (255), Bà Rịa – Vũng Tàu (245), Bắc Giang (235), Lâm Đồng (235), Nam Định (230), Lạng Sơn (221), Hòa Bình (207), Thái Bình (175), Nghệ An (173), Đắk Nông (157), Bạc Liêu (150), Gia Lai (137), Phú Yên (133), Hà Giang (125), Tuyên Quang (124), Sơn La (117), Đồng Tháp (115), Thái Nguyên (112), Hậu Giang (107), Bình Thuận (107), Kiên Giang (103), Lào Cai (96), Phú Thọ (90), Tiền Giang (86), An Giang (82), Ninh Bình (82), Quảng Bình (77), Quảng Trị (74), Cần Thơ (73), Đồng Nai (68), Hà Nam (66), Bình Dương (61), Hà Tĩnh (61), Long An (58), Điện Biên (55), Lai Châu (49), Sóc Trăng (43), Yên Bái (42), Ninh Thuận (39), Kon Tum (38), Cao Bằng (35), Bắc Kạn (8 ).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 15.684 ca nhiễm, số mắc và tử vong ở TP HCM thấp nhất trong nhiều tháng qua - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19 – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (351), Đắk Lắk (215), Thái Nguyên (80).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (221), Hà Nội (172), Bà Rịa – Vũng Tàu (150).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.935 ca/ngày.

Đến nay, tại Việt Nam đã ghi nhận 68 ca mắc Covid-19 do biến thể Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP HCM (30), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1).

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.023.546 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 20.506 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.017.268 ca, trong đó có 1.724.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (511.257), Bình Dương (292.084), Đồng Nai (99.284), Hà Nội (88.227), Tây Ninh (85.416).

Trong ngày, có 9.326 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.727.290 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.113 ca.

Cùng ngày, cả nước ghi nhận 129 ca tử vong tại TP HCM (15), trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến: Tiền Giang (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Tây Ninh (1), Vĩnh Long (1).

 Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Tháp (28 ca trong 2 ngày), Kiên Giang (9), Cần Thơ (9), Khánh Hoà (8 ), Bình Phước (7 ca trong 3 ngày), Đồng Nai (7), Tiền Giang (7), Vĩnh Long (6), Hậu Giang (6), Trà Vinh (5), Long An (4), Lâm Đồng (3), Bình Thuận (3), Bạc Liêu (3), Bình Dương (2), Bình Định (2), Sóc Trăng (2), Huế (1), Phú Yên (1), Đắk Nông (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 184 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 35.609 ca, chiếm tỉ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Trong ngày 15-1 có 1.057.845 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 168.003.163 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.595.722 liều, tiêm mũi 2 là 72.319.574 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 17.087.867 liều.

Để phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết nguyên đán, Bộ Y tế đề nghị tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi mắc Covid-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 15.684 ca nhiễm, số mắc và tử vong ở TP HCM thấp nhất trong nhiều tháng qua - Ảnh 2.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

ECMO và 12 giờ phẫu thuật cứu sống bé 4 tháng tuổi có môi tím kỳ lạ

Ngày 1-1-2022, Bệnh viện Nhi Đồng 1 thông tin về ca phẫu thuật ngoạn mục cứu sống bé V.P.M. (4 tháng tuổi, quê ở tỉnh Trà Vinh) bị “chuyển vị đại động mạch”. Đây là dị tật tim bẩm sinh mà thời gian vàng để phẫu thuật là trong giai đoạn dưới 1 tháng tuổi. 

Hiện bé đã hoàn toàn phục hồi.

ECMO và 12 giờ phẫu thuật cứu sống bé 4 tháng tuổi có môi tím kỳ lạ - Ảnh 1.

Ca phẫu thuật cho bé M. (Ảnh do bệnh viện cung cấp)

Theo bác sĩ Nhâm Bá Duy, Khoa Hồi sức Ngoại, cháu bé lúc sinh ra đã có màu môi tím kỳ lạ, nhưng người nhà nghĩ rằng hơi giống màu môi phía bên nội nên không quá lo. 

Ai ngờ lần viêm phổi lúc 4 tháng tuổi và đi khám đã giúp bác sĩ phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng mà chỉ cần chậm trễ thêm chút thôi có thể nguy hiểm đến tính mạng bé.

Bằng các phương tiện kỹ thuật, đội ngũ phẫu thuật tim của Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhận thấy rằng tim bé sắp suy giảm chức năng, tuy nhiên vẫn có thể cứu chữa được nên đã lập tức lên lịch sắp xếp cho bé được mổ sớm.

Thời gian phẫu thuật tim kéo dài nhiều giờ nên đòi hỏi phải có thứ gì đó thay thế trái tim trong lúc mổ. 

Kỹ thuật ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể, còn gọi là “tim phổi nhân tạo”) đã được ứng dụng.

Sau 4 giờ gắn ECMO, các y bác sĩ đã trải qua thêm 8 giờ phẫu thuật căng thẳng để điều chỉnh dị tật phức tạp trong trái tim cậu bé. 

Ca phẫu thuật thành công với tổng thời gian lên tới 12 giờ. Cháu bé được chuyển sang Khoa Hồi sức Ngoại để tiếp tục điều trị và chăm sóc

6 ngày tiếp theo là giai đoạn căng thẳng. Các bác sĩ, điều dưỡng phải túc trực để liên tục tinh chỉnh đông máu, điện giải, kiềm toan để giữ trạng thái tối ưu cho cơ tim được phục hồi. 

Bé đã cai được ECMO, 4 ngày sau bé tiếp tục cai được máy thở và đã thực sự “hồi sinh”.

Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã triển khai mổ tim cho trẻ em từ 2006 đến nay. Trong những năm gần đây, nhiều ca bệnh tim bẩm sinh đến trễ, nặng nề thường không dễ sống sót trước đây đã được cứu sống ngoạn mục nhờ có sự trợ giúp đắc lực của ECMO. 

Sắp tới, Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ khánh thành thêm Trung tâm chuyên sâu Phẫu thuật và can thiệp Tim Mạch, giúp cho nhiều em bé có tật tim bẩm sinh được điều trị nhanh hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn.

Anh Thư

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chị em tha hồ lựa chọn vị chè trôi nước mà mình thích để nấu vào ngày Rằm tháng Giêng sắp tới nhé.

Chè trôi nước đậu xanh

Nguyên liệu:

Cho phần vỏ:

– 190gr bột nếp khô

– 170ml nước sôi

– 1 chút xíu muối

Cho phần nhân:

– 150gr đậu xanh không vỏ; 90gr đường; 1/4 muỗng cà phê muối; 80ml nước cốt dừa

Tham khảo cách làm chè trôi nước nhân đậu xanh tại đây.

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chè trôi nước lá dứa

Nguyên liệu:

– 300 gr bột nếp

– 200 ml nước đang sôi

– 50 ml nước ép lá dứa

– 1/3 muỗng cà phê muối

Xem cách làm món chè trôi nước lá dứa tại đây.

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chè trôi nước nhân vừng đen

Nguyên liệu:

– 100gr vừng đen rang giã nhỏ

– 2 muỗng canh mật ong

– 2 muỗng canh đường

– 50ml nước

– Cho phần bột: 100gr bột nếp; 20gr bột năng; 130ml nước nóng hay nước cốt dừa hâm nóng.

– Nước đường

Xem cách làm chè trôi nước nhân vừng đen tại đây.

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chè trôi nước nhân hạt dẻ

Chuẩn bị:

– 1 bát nhỏ bột nếp

– 1/2 bát đường, 1/2 bát nước, 100gr hạt dẻ, 1 củ gừng

Tham khảo tại đây để biết cách làm chè trôi nước nhân hạt dẻ.

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chè trôi nước củ dền

Nguyên liệu:

-1/2 gói bột nếp

– Dừa nạo: 100 g

-1/2 củ dền

– 150 g đỗ xanh

– Đường cát, củ gừng, vừng

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

 Tham khải cách làm chè trôi nước tại đây.

Theo T.H

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

close(x)
close(x)