May 20, 2024

Cách bất ngờ để ăn những món “dễ mập” mà không sợ tăng cân

Lý thuyết “ai cũng biết” là những món giàu chất béo bão hòa như các loại thức ăn nhanh hấp dẫn, một thanh chocolate sữa ngọt ngào hay món ăn từ sữa, kem sữa béo ngậy dễ làm tăng cân.

Nhưng một số người có vẻ như ăn các món trên thoải mái hơn người khác mà vẫn “mình dây”, chỉ số mỡ máu, đường huyết… ít bị ảnh hưởng. Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra lý do.

Cách bất ngờ để ăn những món

Các món ăn giàu chất béo bão hòa thường gắn liền với nỗi ám ảnh tăng cân – Ảnh: AI

Theo Daily Mail, nhóm nghiên cứu từ Đại học Aberdeen (Scotland – Anh) đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm tình nguyện viên.

Một nhóm là các vận động viên nam khỏe mạnh, một nhóm là bệnh nhân tiểu đường type 2.

Trong vòng 2 tuần, nhóm vận động viên nam – trước đây tập luyện mạnh mẽ trung bình 9,5 giờ/tuần – được yêu cầu không tập gì nữa.

Trong khi đó, các bệnh nhân tiểu đường nỗ lực rèn luyện lên đến 5 giờ/tuần.

Trước và sau khi thay đổi lối sống, các tình nguyện viên nhận được một lượng nhỏ chất béo khác nhau thông qua một mũi tiêm và chụp MRI để xem chất béo hoạt động như thế nào bên trong tế bào cơ của họ.

Sau 2 tuần, những bệnh nhân tiểu đường type 2 này đã giảm giảm cân, giảm đường huyết, cải thiện độ nhạy insulin và các chỉ số mỡ máu như cholesterol, chất béo trung tính.

Tất cả là nhờ cơ thể của họ đã chuyển sang ưu tiên sử dụng chất béo bão hòa làm nguồn năng lượng ưa thích cho các hoạt động sống.

Đối với các vận động viên, cơ thể họ vốn đã ưa chuộng sử dụng chất béo bão hòa từ trước, nhưng 2 tuần không tập luyện đã kéo giảm cơ chế này về mức bằng với những bệnh nhân tiểu đường type 2 tập luyện siêng năng trong 2 tuần.

Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra việc giữ hình thể đẹp mà vẫn ăn uống khá thoải mái các món “dễ mập” không phải là “huyền thoại”.

Hầu hết các khuyến nghị sức khỏe từ các cơ quan y tế hàng đầu trên thế giới khuyến nghị khoảng 150 phút hoạt động thể chất trung bình hoặc 75 phút hoạt động thể chất mạnh mẽ mỗi tuần để giữ sức khỏe.

Tuy nhiên rõ ràng để khỏe, đẹp dễ dàng hơn người khác, bạn sẽ cần siêng năng hơn ở mức tối thiếu 5 giờ tập/tuần.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Dùng miếng độn sinh học làm tăng “cậu nhỏ”, có sao không?

TS-BSCK2 TRÀ ANH DUY, Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health, trả lời: Tấm độn sinh học bản chất là cấu trúc phức hợp bì vô bào đã được loại bỏ cấu trúc tế bào, kháng nguyên và virus tiềm ẩn để tạo thành 1 dạng tấm lưới. Tấm độn này được sử dụng chủ yếu trong phẫu thuật tạo hình, đặc biệt trong tái tạo ngực ở phụ nữ ung thư vú.

Hiện tấm độn này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tạo hình – thẩm mỹ, một số nơi áp dụng thử trong việc “làm to cậu nhỏ”. Tuy nhiên, do cấu trúc của dương vật, trong đó thể hang dạng mô cương nên độ co giãn rất cao dẫn đến sự thay đổi kích thước lớn. Trong khi tấm độn không bảo đảm được độ đàn hồi như vậy. Do đó, việc áp dụng đặt tấm độn dưới da dương vật làm tăng chu vi “cậu nhỏ” sẽ dẫn đến nhiều bất lợi và biến chứng. Cụ thể: Phù nề kéo dài bao quy đầu và quy đầu, tụ máu dương vật, chậm lành vết thương, hoại tử da dương vật, nhiễm trùng, khó chịu khi cương… Ngoài ra, còn có một số biến chứng cương đau, tấm độn bị co rút, biến dạng dương vật, thải mảnh ghép…

Chính vì những bất lợi này mà các bác sĩ nam khoa chính danh thường sẽ không thực hiện loại phẫu thuật này. Các phẫu thuật tạo hình liên quan bộ phận sinh dục nam giới cần có chỉ định phù hợp nhằm tránh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản về sau.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Vụ nghi ngộ độc ở Phan Thiết: Nhà hàng tự gửi mẫu thức ăn là không có giá trị pháp lí

Chiều 16-5, ông Nguyễn Bá Tòng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, thông tin về vụ nghi ngộ độc khiến 51 du khách nhập viện tại TP Phan Thiết. Theo ông Tòng, kết quả kiểm nghiệm các mẫu thức ăn từ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bình Thuận được nhà hàng Hồng Vinh gửi đến không có giá trị pháp lí vì không được thu thập bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

“Nếu phía nhà hàng còn lưu giữ mẫu thức ăn để cơ chức năng đem đi kiểm nghiệm thì lúc đó mới đủ cơ sở công nhận kết quả xét nghiệm, để khẳng định việc nghi ngộ độc là không xuất phát từ nhà hàng. Còn trường hợp này thì nhà hàng này được xếp vào diện không lưu mẫu thức ăn. Việc đơn vị tự đi lấy mẫu thì không đảm bảo tính pháp lí” – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Thuận nói.

Vụ nghi ngộ độc ở Phan Thiết: Nhà hàng tự gửi mẫu thức ăn là không có giá trị pháp lí- Ảnh 1.

Kết quả mẫu kiểm nghiệm thức ăn được nhà hàng Hồng Vinh tự lấy mẫu không được ngành y tế công nhận pháp lí

Cũng theo ông Nguyễn Bá Tòng, đoàn kiểm tra cũng không lấy được mẫu thức ăn từ các nơi khác, bao gồm cả những hộp thức ăn được một nhóm du khách mua về bãi biển để tiếp tục ăn uống sau 21 giờ, ngày 12-5. Vì vậy, trước mắt cơ quan chức năng chưa kết luận được nguyên nhân khiến 51 du khách nhập viện với các biểu hiện ngộ độc.

Trong sáng 16-5, đại diện nhà hàng Hồng Vinh (phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết), nơi đoàn khách 750 người dùng cơm tối 12-5, đã công bố thông tin về kết quả kiểm nghiệm các mẫu thức ăn. Theo phiếu kết quả từ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bình Thuận (được nhà hàng Hồng Vinh tự gửi mẫu), 6 món ăn gồm: Mực nhúng giấm, cá mặt quỷ um cà ri, hàu đút lò, lẩu hải sản, ốc hương rang tiêu, ghẹ hấp, đều không phát hiện vi khuẩn Salmonella và vi khuẩn Escherichia coli.

Trước đó, sáng 12-5, đoàn khách do Công ty du lịch Viettravel tổ chức gồm 750 người xuất phát từ tỉnh Bình Dương đến nhận phòng tại phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết.

Sau đó, đoàn khách chia làm 2 tốp, ăn cơm trưa tại nhà hàng Cánh Buồm Vàng và nhà hàng Hải sản Dê và Cua 245 (cùng đặt tại phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết).

Đến 18 giờ 30 phút, đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng Hồng Vinh với thực đơn: Hàu đút lò, ghẹ hấp, ốc hương rang tiêu, cá mặt quỷ nấu cà ri, mực ống nhúng giấm, lẩu Hải sản, nho Mỹ.

Ngoài dùng tiệc tại nhà hàng Hồng Vinh, khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, một nhóm người trong đoàn tự mua tôm và một số thực phẩm để xuống bãi biển của resort tiếp tục ăn uống.

Đến sáng hôm sau, một số người đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy phải nhập viện. Ca đầu tiên nhập viện lúc 7 giờ 30 ngày 13-5 tại Trạm y tế Hàm Tiến. Sau đó, nhiều du khách trong đoàn lần lượt vào Phòng khám Mũi Né và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, với tổng cộng 51 người.

Vụ nghi ngộ độc ở Phan Thiết: Nhà hàng tự gửi mẫu thức ăn là không có giá trị pháp lí- Ảnh 2.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, nơi điều trị của 19 bệnh nhân trong đoàn khách nghi ngộ độc

Ngày 15-5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có công văn khẩn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Theo công văn, trên địa bàn TP Phan Thiết đã xảy ra trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm từ những khách du lịch lưu trú tại các khu du lịch thuộc phường Hàm Tiến và phường Mũi Né do sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn từ các quán ăn, gánh hàng rong ở bãi biển.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo thẩm quyền.

Đồng thời yêu cầu Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các nhà hàng, quán triệt, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người lao động và thực hiện nghiêm các quy định của ngành y tế trong hoạt động sản xuất, chế biến thức ăn, thức uống phục vụ khách.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

“Cơn bão giáp” khiến người phụ nữ tưởng chừng không qua khỏi

Trưa 16-5, Bệnh viện Gia An 115 TP HCM cho biết vừa cứu sống nữ bệnh nhân sau 1 tháng chống chọi với bệnh cường giáp kịch phát cộng hàng loạt biến chứng nặng nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ tim cấp, suy đa cơ quan (tim, gan, thận)…

"Cơn bão giáp" khiến người phụ nữ tưởng chừng không qua khỏi- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân cả tháng chống chọi bệnh cường giáp kịch phát trước khi phục hồi

Bệnh nhân là bà B.C.Đ (65 tuổi, ở quận 11), nhập viện cấp cứu tại một bệnh viện trên địa bàn TP do đau bụng, tiêu chảy kèm sốt cao, được chẩn đoán viêm dạ dày – ruột và điều trị nội khoa nhưng không bớt. Sau đó, tình trạng bà Đ. trở nặng, tiêu chảy vẫn tiếp diễn và được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Gia An 115 trong tình trạng nguy kịch.

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim cấp, nhiễm trùng huyết, đường ruột, đái tháo đường type 2 có nhiễm toan ceton, tăng huyết áp và suy thận cấp, tiên lượng rất nặng. Người bệnh ngay lập tức được cho thở oxy dòng cao qua mũi (HFNC) và chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (ICU).

Dù được điều trị tích cực, theo dõi sát sao, lọc máu liên tục… nhưng bệnh nhân vẫn nguy kịch, thở gấp (40 lần/phút), sốt cao, rối loạn nhịp, suy đa cơ quan, hôn mê… Nghi ngờ các triệu chứng của một “cơn bão giáp” (cường giáp kịch phát), các bác sĩ khẩn cấp kiểm tra và kết quả cho thấy bệnh nhân bị cường giáp nặng.

“Cơn bão giáp” thường hiếm khi xảy ra nhưng là tình trạng cấp cứu nghiêm trọng đe dọa tính mạng của người bệnh. Nguy cơ tử vong càng cao hơn khi bệnh nhân cao tuổi, lại đang ở trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng khác.

Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ quyết định thực hiện lọc máu liên tục (CRRT) kết hợp thay huyết tương (TPE), theo dõi 24/24…

Theo ThS.BSCKII Trần Thanh Sang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc-Bệnh viện Gia An 115, sau nhiều ngày điều trị tích cực, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, các tình trạng bão giáp, nhiễm trùng, toan ceton đều tạm ổn, các tổn thương cơ quan trong cơ thể phục hồi và được xuất viện.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Một thứ không phải đường đang khiến nhiều người bị tiểu đường

Các nhà khoa học từ Đại học Sorbonne Paris Nord, Đại học Thành phố Paris và một số viện nghiên cứu khác từ Pháp chỉ ra một loạt chất nhũ hóa phụ gia thực phẩm có thể là nguyên nhân khiến một số món ăn dường như làm tăng mạnh nguy cơ tiểu đường type 2.

Một thứ không phải đường đang khiến nhiều người bị tiểu đường- Ảnh 1.

Chất nhũ hóa được sử dụng đa dạng trong công nghiệp thực phẩm để góp phần tạo nên kết cấu, hương vị… có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường – Ảnh: AI

Theo bài công bố trên tạp chí y học The Lancet Diabetes & Endocrinology, các tác giả cho biết họ đã phân tích dữ liệu của hơn 104.000 người, được thu thập từ năm 2009 đến năm 2023, độ tuổi trung bình là 42,7.

Họ được thu thập dữ liệu chi tiết về nhân khẩu học, tình trạng sức khỏe và chế độ ăn.

Tổng cộng có 1.056 trường hợp mắc bệnh tiểu đường type 2 trong thời gian theo dõi trung bình là 6,8 năm.

Họ phát hiện ra một loại chất nhũ hóa thông dụng được dùng trong công nghiệp thực phẩm liên quan đến nguy cơ tiểu đường tăng cao đáng kể như carrageenans gum, xanthan gum, tripotassium phosphate, este axit tiacetyl tartaric của mono và diglyceride, axit béo diglycerides, sodium citrate, guar gum và gum arabic.

Trong đó, các chất nhũ hóa nhóm carrageenan – một chất ổn định có nguồn gốc từ rong biển đỏ – làm tăng nguy cơ lớn nhất, với mức tăng thêm 3% cho mỗi 100 mg.

Chất nhũ hóa là thứ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết cấu, hương vị và thời hạn sử dụng mong muốn cho nhiều loại thực phẩm như bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp, bánh mì, sốt salad, các sản phẩm kem sữa…

Nói cách khác, khi ăn những món này quá nhiều, bạn không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 vì hàm lượng đường cao trong một số món, mà còn vì phụ gia trong chúng.

Ngay cả những món tưởng chừng không liên quan như một chiếc kẹo cao su vẫn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.

Giảm tiêu thụ bánh kẹo và các thực phẩm chế biến sẵn giúp giảm nguy cơ. Tuy nhiên, theo các tác giả, mặc dù có nhiều chất nhũ hóa được coi là an toàn dựa trên mức tiêu thụ hàng ngày (ADI) chấp nhận được, kết quả trên cho thấy vẫn cần có sự sửa đổi.

Theo đó, cần có sự xem xét lại quy định quản lý việc sử dụng chất nhũ hóa trong các sản phẩm thực phẩm, bao gồm xem xét mức tiêu thụ rộng rãi của chúng và tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bồi dưỡng bằng hiện vật cho nhân viên y tế: Nơi có, nơi không!

Kể từ khi Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc “Bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại” có hiệu lực từ ngày 1-3-2023 đã hơn 1 năm và nếu tính theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH là đã gần 11 năm, thế nhưng nhân viên Bệnh viện Trưng Vương (TP HCM) vẫn “ngoài vùng phủ sóng” các quy định này.

10 năm “vắng bóng”

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một số nhân viên các khoa cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh, khám bệnh… của Bệnh viện Trưng Vương đều khẳng định hơn 10 năm qua, họ chưa được biết “hình dáng, mùi vị, màu sắc” của hiện vật ra sao. “Luật và thông tư quy định rõ, ngay cả trong quy chế chi tiêu hằng năm của bệnh viện cũng đề cập. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà cả bệnh viện không ai được hưởng. Chúng tôi đã từng đặt vấn đề trong một số buổi họp bệnh viện nhưng không thấy lãnh đạo trả lời” – một bác sĩ khẳng định.

Trước ý kiến này, trưởng phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện Trưng Vương phân trần: “Qua rà soát thì năm 2013 bệnh viện có thực hiện chính sách bồi dưỡng bằng hiện vật theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH nhưng lại quy ra chi trả bằng tiền. Tuy nhiên, sau đó việc này bị xem là vi phạm, thanh tra nhắc nhở nên bệnh viện đã xem xét, chấn chỉnh lại. Sau đó, theo kết quả đo đạc, quan trắc môi trường tại các khu vực khoa, phòng trong bệnh viện đều nằm trong phạm vi an toàn nên chế độ này bị ngừng luôn từ 2013 đến nay”.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, điều 3, Thông tư 24 ghi rõ: Nếu người lao động làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 1 trong 2 yếu tố “có yếu tố nguy hiểm độc hại không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế” hoặc “tiếp xúc với ít nhất 1 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm (số thứ tự 10.1, mục A, phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 29/12/2021)” thì phải được xem xét bồi dưỡng bằng hiện vật.

Bác sĩ Huỳnh Ngọc Hớn, Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương, cho biết thiếu sót này có thể do nguyên nhân chủ quan, khách quan trong lịch sử. “Chúng tôi lấy làm đáng tiếc khi bỏ sót khoản B, điều 3 của Thông tư 24. Sau khi nhận được phản ánh từ Báo Người Lao Động, chúng tôi sẽ lập hội đồng để xem xét thực hiện để bảo đảm quyền lợi cho anh em” – bác sĩ Hớn nói.

Cũng vì “dựa trên kết quả quan trắc môi trường”, nhiều năm qua, các y, bác sĩ khối chuyên môn tại Bệnh viện Nguyễn Trãi cũng lọt khỏi danh sách bồi dưỡng bằng hiện vật. “Thời gian qua, thực hiện Thông tư 25/2013 và Thông tư 24/2022, cả bệnh viện chúng tôi với hơn 900 nhân sự, chỉ xét duyệt được 3 người thuộc khối văn thư lưu trữ. Tôi tham gia và phụ trách khối cấp cứu mà cũng như bao anh em khối chuyên môn, có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đâu” – một phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi thông tin.

Gãy gánh giữa chừng

Trong khi đó, thời gian gần đây, chính sách bồi dưỡng bằng hiện vật tại Bệnh viện TP Thủ Đức cũng “lúc nhặt, lúc thưa”. Thời điểm trước dịch COVID-19, Bệnh viện TP Thủ Đức là một trong những đơn vị thực hiện rất tốt chính sách chi trả hiện vật này nhưng từ khi dịch xảy ra thì chế độ này lại khi có khi không. Thậm chí, hiện đã sang giữa quý II/2024 nhưng nhân viên bệnh viện vẫn chưa nhận được chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của quý I/2024.

Bác sĩ Hoàng Văn Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức, cho biết bệnh viện có hơn 1.500 nhân viên, trong đó mỗi năm có khoảng 500 nhân viên được chi trả bằng hiện vật. Chính sách hỗ trợ bằng hiện vật đã được bệnh viện thực hiện tốt trong nhiều năm trước dịch COVID-19. Trong và sau dịch, do những vấn đề chủ quan và khách quan như dịch bệnh phức tạp, ngân sách bệnh viện khó khăn, chính sách, công tác thực hiện đấu thầu theo quy định mới thay đổi, lãnh đạo bệnh viện cũng thay đổi sau nhiều biến cố nên việc chi trả bằng hiện vật có một vài thời điểm bị gián đoạn, chậm trễ. Cụ thể như năm 2021, 2022 có một số tháng ngưng chi trả hay quý I/2024 thì đang đấu thầu.

Bồi dưỡng bằng hiện vật cho nhân viên y tế: Nơi có, nơi không!- Ảnh 1.

Bệnh viện Trưng Vương – TP HCM trong thời gian dài nhân viên không nhận được chế độ bồi dưỡng hiện vật

Sự thật hiện vật trúng thầu đội giá (!?)

Trước khi thực hiện bài viết này, chúng tôi cũng nhận được phản ánh từ nhân viên Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn về việc hiện vật bồi dưỡng cho nhân viên có nhiều món hàng trúng thầu giá cao, có dấu hiệu bị nâng giá. Theo tài liệu chúng tôi có được, trong số 7 mặt hàng trúng gói thầu “Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật năm 2023-2024” có tổng giá trị hơn 750 triệu đồng tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn thì đa phần mặt hàng trúng thầu đều có giá cao hơn giá bán lẻ tại các siêu thị. Chẳng hạn như nước ngọt chai nhựa 12.000 đồng/chai 390 ml, bò húc Thái Lan thầu là 19.500 đồng/lon, mì ăn liền (khoai tây) 12.000 đồng/gói, nước khoáng LaVie 12.000 đồng/chai/500 ml, sữa đặc có đường 25.000 đồng/hộp, trứng gà 25.000 đồng/vỉ/10 trứng.

Để chứng minh cho việc các mặt hàng trên bị “đội giá”, nhân viên Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn đã đi ghi nhận thực tế giá bán lẻ một số mặt hàng tại siêu thị và cung cấp cho phóng viên. Cụ thể, giá bò húc Thái Lan là 13.200 đồng/lon, mì gói khoai tây 9.900 đồng/gói, nước khoáng LaVie, nước ngọt chai nhựa các tiệm tạp hóa có giá bán lẻ cũng chỉ 10.000 đồng/chai, trứng gà giá sỉ trên mạng cũng thấp hơn giá trúng thầu. Qua đối chiếu so sánh, họ cũng ghi nhận chỉ được 1/7 “hiện vật” trúng thầu có giá thấp hơn giá bán lẻ. Đó là sữa tươi tiệt trùng có đường, giá 26.000 đồng/lốc/4 hộp (trong khi giá siêu thị là 32.000 đồng/lốc 4 hộp, 57.000 đồng/2 lốc/8 hộp.

Trong khi đó, điều khiến nhân viên Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn bức xúc hơn cả là sự việc đã được phản ánh lên Sở Y tế TP HCM và thanh tra sở đã làm việc với bệnh viện nhưng đến nay mọi chuyện lại rơi vào im lặng. “Lương bổng, phụ cấp của nhân viên tại bệnh viện nhiều năm qua đã vô cùng thấp, được bồi dưỡng một chút hiện vật mà cũng bị nâng giá” – nhiều nhân viên trải lòng.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, cho biết việc thực hiện chính sách chi trả hiện vật trước đây là bằng tiền nhưng từ giữa năm 2023 thực hiện Thông tư 24, bệnh viện chi trả bằng hiện vật. Kết quả xét duyệt toàn bệnh viện có 250 người được hưởng chính sách bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định này. “Chúng tôi xây dựng danh mục dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu thực tế của đa số nhân viên bệnh viện sử dụng trước đó. Quá trình đấu thầu công khai, minh bạch. Có tất cả 4 đơn vị tham gia và nhà thầu đáp ứng các điều kiện tiêu chí, bỏ giá thấp nhất thắng thầu” – ông Sơn thông tin. 

Nhiều vấn đề cần tháo gỡ

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, trên địa bàn TP HCM, một số bệnh viện thực hiện tốt chính sách bồi dưỡng bằng hiện vật cho nhân viên y tế như: Hùng Vương, Tai Mũi Họng, Lê Văn Thịnh… Tuy nhiên, một số lãnh đạo bệnh viện cũng băn khoăn vì việc thực hiện chi trả hiện vật còn có một số bất cập như: Quy định vẫn còn chung chung hoặc chưa phù hợp với đặc thù của ngành y. Nguồn kinh phí của các đơn vị khác nhau, không phải đơn vị nào cũng tự chủ tài chính hoàn toàn. Một số bệnh viện lớn, bệnh viện chuyên khoa còn có điều kiện thực hiện, song cũng có những đơn vị nguồn thu còn khá eo hẹp nên việc chi trả hiện vật khá khó khăn.

Ngoài ra, có một số vấn đề cần nêu: Việc tính toán các mức thanh toán cũng không đơn giản. Có nhiều mức khác nhau mà áp dụng cho đúng, cho công bằng không dễ. Nhu cầu của nhân viên thì nhiều nhưng về hiện vật chỉ thường chọn vài mặt hàng cơ bản như sữa, mì gói, nước uống… và đặc biệt là với chi phí đa số là 13.000 đồng/ca. Uống hộp sữa thì dư nhưng không đủ mua ổ bánh mì thịt hoặc ăn một tô hủ tiếu gõ. Không lẽ ngày nào cũng sữa. Rồi đấu thầu làm sao? Trong khi chuyển sang nhận tiền mặt thì lại không đúng quy định.

Chưa kể, ngành y là ngành đặc thù, y bác sĩ có những ca trực 12 giờ, 16 giờ và thậm chí là 24 giờ, thế nhưng khi tính thì lại chỉ quy ra tối đa chỉ được tính bằng 8 giờ. Trong khi Thông tư 24/2022 lại chỉ cho phép thanh toán nếu dưới 4 giờ thì được chi trả 50% và từ 4-8 giờ thì được chi đủ.

Một vấn đề cũng cần xem xét đó là môi trường trong bệnh viện là nơi có nhiều nguy cơ và khó kiểm soát. Làm sao biết ai mang bệnh, lây nhiễm mà tính. Có những trường hợp không phải chuyên môn nhưng lại thường tiếp xúc với người bệnh, các khu vực có nguy cơ lây nhiễm như nhân viên công tác xã hội, nhân viên thu phí… “Thông tư 24 quy định nhân viên y tế gián tiếp chăm sóc, tiếp xúc bệnh nhân tại các bệnh viện tâm thần, phong thì được trong khi nhân viên tiếp xúc gián tiếp với bệnh nhân khác với đa dạng mầm bệnh thì lại chưa có thì cũng thiệt thòi cho anh em” – một lãnh đạo bệnh viện cho biết.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vì sao ngộ độc nhưng xét nghiệm không thấy tác nhân?

PGS-TS-BS PHÙNG NGUYỄN THẾ NGUYÊN, Trưởng Khoa Hồi sức Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), trả lời: Triệu chứng ngộ độc đường tiêu hóa sẽ có các dấu hiệu như ói, tiêu chảy, đau bụng, kèm theo một số biến chứng như sốt, nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.

Có nhiều tác nhân gây ngộ độc thực phẩm như do vi khuẩn E.coli, Salmolnella, tụ cầu. Đây là tác nhân thường gặp nhưng lâm sàng gần như không phát hiện được. Muốn xác định do tác nhân nào phải lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch nôn ói, phân, cấy máu để xét nghiệm. Tuy nhiên, kết quả còn phải tùy thuộc vào kỹ thuật, thiết bị xét nghiệm, số lượng mẫu, thời gian lấy mẫu tương ứng mức độ ngộ độc… Vì vậy, từ trước đến nay, tỉ lệ phát hiện tác nhân gây ngộ độc rất thấp, nhiều trường hợp không phát hiện.

Các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm vừa qua không phải không có tác nhân gây bệnh mà tìm không ra. Bởi phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu, mẫu đó còn tụ khuẩn, còn độc chất hay không, chưa kể kỹ thuật xét nghiệm cũng khác nhau…

Phụ huynh cần lưu ý cho dù bất cứ lý do gì, nếu thấy trẻ liên tục nôn ói, tiêu chảy, lừ đừ thì nhất định phải đưa đến cơ sở y tế. Đa phần các trường hợp bị biến chứng nặng, như trường hợp ngưng tim, ngưng phổi ở Đồng Nai là do nhập viện quá muộn.

Về việc điều trị, các khuẩn gây ngộ độc hiện nay phần lớn có thể điều trị bằng kháng sinh, chỉ cần đưa trẻ đến sớm, không quá muộn thì sẽ không nguy hiểm đến tính mạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Khuyến cáo trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra ngày 10-5, sau khi không ít người lo ngại về phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca.

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu- Ảnh 1.

Vắc-xin AstraZeneca là 1 trong 14 loại vắc-xin COVID-19 được cấp phép

Bộ Y tế cũng cho biết đánh giá phản ứng huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu liên quan đến vắc-xin AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm. Kể từ tháng 7-2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin này.

Vắc-xin của AstraZeneca là 1 trong 14 loại vắc-xin COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Vắc-xin này hiện là một trong những vắc-xin được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 170 quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp và hơn 2 tỉ liều được tiêm chủng toàn cầu.

Vắc-xin AstraZeneca đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng rộng rãi là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giảm tử vong do COVID-19.

WHO khuyến cáo sử dụng vắc-xin AstraZeneca là an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên.

Tác dụng phụ hiếm gặp như tình trạng huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu ước tính là 1 trên 100.000 người lớn được tiêm và xảy ra trong khoảng 3-21 ngày, một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày. Một thống kê khác của GAVI cho thấy tỉ lệ ghi nhận tại Anh là 4/1.000.000 người (tương đương 0,4/100.000 người).

Các nghiên cứu cũng cho biết tỉ lệ huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin thấp hơn nhiều so với tỉ lệ mắc phải hội chứng này sau khi mắc COVID-19.

Với tỉ lệ rất hiếm gặp của huyết khối kèm giảm tiểu cầu, WHO và Cơ quan Dược phẩm Châu Âu – EMA đều khẳng định lợi ích của việc tiêm chủng vắc-xin này trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 vượt xa so với rủi ro.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh những người đã tiêm vắc-xin này không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bị bệnh đái tháo đường, dùng mật ong có được không?

PGS-TS-BS LÂM VĨNH NIÊN, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: Thành phần chủ yếu của mật ong là đường fructose, ngoài ra cũng chứa vitamin, chất khoáng (như kali, canxi, kẽm), vitamin C và các chất chống ôxy hóa, các chất có hoạt tính kháng sinh, kháng viêm. Trong khi đó, đường ăn chỉ chứa đường saccharose mà không chứa vitamin, chất khoáng nào.

Nhìn chung, việc dùng mật ong thay cho đường ở người bệnh đái tháo đường không mang lại lợi ích nào. Cả mật ong và đường đều ảnh hưởng lên mức đường huyết. Mật ong thường ngọt hơn đường, do đó có thể giúp bạn sử dụng ít đường hơn khi chế biến thức ăn, thức uống.

Tuy nhiên, một muỗng mật ong có thể có tổng lượng carbohydrate và tổng lượng calo cao hơn một muỗng đường. Người mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể dùng mật ong nhưng cần sử dụng có chừng mực và tính vào lượng carbohydrate trong kế hoạch ăn uống của mình.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cụ bà 95 tuổi ở Gò Vấp bị bướu cổ khổng lồ

Chiều 3-5, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) cho hay vừa phẫu thuật thành công cho cụ bà T.T.H (95 tuổi, ở Gò Vấp) bị bướu cổ khổng lồ gây hẹp khí quản khó thở.

Cụ bà 95 tuổi ở Gò Vấp bị bướu cổ khổng lồ- Ảnh 1.

Khối u tuyến giáp “hóa đá” được bóc tách ra khỏi cổ cụ bà

Cách đây hơn 40 năm, bà H. đi khám đã phát hiện bướu cổ kích thước nhỏ nhưng không điều trị. Gần đây bị khó thở, bà đến bệnh viện thì bướu giáp to chèn ép gây hẹp khí quản, chỗ hẹp nhất kích thước 4mm kéo dài một đoạn 11mm.

Nhận định bệnh nhân đã lớn tuổi, nhiều bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, suy tim), bướu to, vôi hóa, chèn ép, nguy cơ cao lúc mổ…, các bác sĩ đã lên phương án phẫu thuật tối ưu nhất.

Sau khi đã đặt thành công nội khí quản, các bác sĩ đã cẩn trọng loại bỏ hoàn toàn 2 thùy tuyến giáp với kích thước bên phải là 13x6x6cm, bên trái là 9x6x5cm, bảo tồn được các cấu trúc quan trọng lân cận mà không để xảy ra chảy máu.

“Đây là ca bệnh nhiều nguy cơ thách thức. Chúng tôi phải phối hợp nhiều chuyên khoa, nội, ngoại khác nhau để đảm bảo an toàn cho người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật”- bác sĩ CK2 Trần Như Hưng Việt, Trưởng Khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu bướu cổ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nhấn mạnh. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nghiên cứu vừa được công bố trên European Journal of Nutrition đã xem xét mối liên hệ giữa một số đồ uống có vị ngọt đối với nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan, ống mật trong gan và ung thư đường mật, đưa ra những kết quả bất ngờ.

Công trình được dẫn đầu bởi Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với sự cộng tác của nhiều nhà khoa học từ Pháp, Ý, Hy Lạp, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Anh, Đức và Úc.

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan- Ảnh 1.

Một số loại đồ uống tưởng chừng không liên quan lắm đến lá gan thực tế làm gia tăng rủi ro ung thư gan – Ảnh đồ họa AI

Dữ liệu của hơn 477.000 người từ 10 quốc gia châu Âu đã được đưa vào phân tích, thời gian theo dõi là 11,4 năm.

Kết quả cho thấy những người tiêu thụ nước giải khát kết hợp – bao gồm đồ uống công nghiệp chứa đường và loại chứa chất làm ngọt nhân tạo (chất tạo ngọt) – trên 6 khẩu phần mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan tăng tới 83%.

Phân tích cụ thể hơn, các tác giả nhận thấy nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan tăng trung bình 6% cho mỗi khẩu phần đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo trong tuần.

Không thấy nguy cơ tăng thêm đối với người sử dụng nước giải khát chứa đường tự nhiên.

Tiêu thụ nước trái cây/rau quả không liên quan đến nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan. Trái lại, tiêu thụ lượng rất nhỏ nước trái cây (dưới 1 khẩu phần/tuần) dường như còn làm giảm nguy cơ, nhưng lý do chưa rõ ràng.

Ngoài ra, cũng không tìm thấy liên hệ giữa các thức uống nói trên đối với ung thư ống mật trong gan và ung thư đường mật.

“Việc uống nước giải khát kết hợp hàng ngày có liên quan tích cực với ung thư biểu mô tế bào gan, nhưng không thể bỏ qua mối liên hệ khác biệt giữa đường và chất làm ngọt nhân tạo” – nhóm tác giả viết.

Đây là một kết quả rất đáng chú ý bởi ung thư biểu mô tế bào gan là dạng ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này bao gồm nhiễm virus viêm gan siêu vi B/C, xơ gan, lạm dụng rượu, béo phì…

Theo báo cáo toàn cầu về bệnh ung thư được công bố hồi tháng 2-2024 từ IARC/WHO, ung thư gan hiện xếp thứ 6 thế giới về số ca mắc mới nhưng lại xếp thứ 3 về số ca tử vong.

Lời cảnh báo lạm dụng rượu dễ dẫn đến xơ gan, ung thư gan rất phổ biến, nhưng hầu như chưa có cảnh báo cụ thể nào về đồ uống công nghiệp có đường/chất tạo ngọt.

Cũng liên quan đến chất tạo ngọt, một báo cáo hồi tháng 5-2023 của WHO cảnh báo rằng thứ thường được dùng như “đường ăn kiêng” này không có tác dụng kiểm soát cân nặng hay giảm mỡ và không hề lành mạnh như chúng thường được quảng cáo.

Ngược lại, các bằng chứng cho thấy nếu sử dụng lâu dài một số chất tạo ngọt phổ biến có thể làm tăng nguy cơ một số bệnh như tiểu đường type 2, tim mạch và nguy cơ tử vong sớm.

Một số nghiên cứu trước đó chỉ ra các chất tạo ngọt này dường như khiến một số cơ chế chuyển hóa tự nhiên bị thay đổi tiêu cực, từ đó gia tăng các rủi ro nói trên.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bà mẹ mang thai, cho con bú không còn “lăn tăn” ăn gì mỗi ngày

Dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ cũng như giai đoạn sau sinh giúp mẹ có sức khỏe tốt, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Câu hỏi “ăn gì” luôn là điều khiến mẹ lăn tăn mỗi ngày, nhất là những ai lần đầu làm mẹ.

Nhằm giúp vơi bớt những âu lo trong hành trình làm mẹ, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã phối hợp cùng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) triển khai Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” thuộc Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em trên toàn quốc.

A white background with text and cartoon characters Description automatically generated with medium confidence

Giao diện Phần mềm thực đơn của Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em

Thực đơn đa dạng, công cụ chăm sóc sức khỏe hữu ích

Ngân hàng thực đơn của Phần mềm được nghiên cứu và phát triển dựa trên khuyến nghị dinh dưỡng theo từng giai đoạn thai kì, cho con bú của mẹ và từng giai đoạn phát triển của trẻ từ sơ sinh đến dưới 60 tháng tuổi. Hiện nay, người dùng có thể truy cập và sử dụng miễn phí bộ thực đơn hơn 2.000 món ăn cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và bé tại website: www.dinhduongmevabe.com.vn.

Bà mẹ mang thai, cho con bú không còn “lăn tăn” ăn gì mỗi ngày- Ảnh 2.

Thực đơn bữa trưa dinh dưỡng cho mẹ bầu giai đoạn ba tháng cuối từ Phần mềm

Ngoài các thực đơn sẵn có, Phần mềm còn cho phép người dùng tự xây dựng thực đơn phù hợp với sở thích, nhu cầu, thu nhập cá nhân, bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn.

Sử dụng Phần mềm, mẹ có thể dễ dàng theo dõi tình trạng cân nặng trong suốt thai kỳ, cũng như theo dõi tăng trưởng cân nặng, chiều cao của trẻ theo từng giai đoạn phát triển, từ đó kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để trẻ phát triển tối ưu.

Bà mẹ mang thai, cho con bú không còn “lăn tăn” ăn gì mỗi ngày- Ảnh 3.

Nhiều kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, sức khỏe… tại Sổ tay của mẹ

Một công cụ vô cùng hữu ích với mẹ nữa là Sổ tay của mẹ, với “kho” kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe, ẩm thực… được biên soạn bởi các chuyên gia.

Đẩy mạnh lan tỏa Chương trình trên toàn quốc

Kể từ khi chính thức triển khai toàn quốc năm 2020, Ajinomoto Việt Nam cùng Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) không ngừng đẩy mạnh triển khai Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em trên toàn quốc để ngày càng có nhiều bà mẹ, trẻ em được thụ hưởng những giá trị của Chương trình, đóng góp vào cải thiện tầm vóc cho thế hệ tương lai.

A group of people sitting in chairs in front of a stage Description automatically generated

Tập huấn triển khai Chương trình cho cán bộ y tế tại Đồng Tháp ngày 22-4 vừa qua

Vừa qua, Chương trình Dinh dưỡng Bà mẹ và Trẻ em tiếp tục được triển khai đến tỉnh Đồng Tháp, thông qua Hội nghị Triển khai Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” dành cho cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh. Đây sẽ là những “hạt giống” giúp lan tỏa Chương trình đến các đối tượng thụ hưởng.

Đến nay đã có hơn 645.000 bà mẹ sử dụng các nội dung của Chương trình để chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bản thân và con nhỏ.

Nhiều sáng kiến vì sức khỏe cộng đồng

Không chỉ đối tượng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi, Ajinomoto Việt Nam còn chú trọng cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh tiểu học, cũng như cộng đồng nói chung, thông qua các Dự án Bữa ăn học đường, Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam (VINEP).

Dự án Bữa ăn học đường hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) triển khai từ năm 2012, nhằm góp phần cải thiện sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học tại Việt Nam. Đến nay đã có hơn 4.200 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc áp dụng các nội dung của Dự án, với hơn 1,4 triệu lượt học sinh được hưởng lợi từ Dự án.

Bà mẹ mang thai, cho con bú không còn “lăn tăn” ăn gì mỗi ngày- Ảnh 5.

Dự án Bữa ăn học đường đang triển khai tại hơn 4.200 trường tiểu học bán trú cả nước

Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam (VINEP) do Tập đoàn Ajinomoto, Quỹ Ajinomoto và Ajinomoto Việt Nam hợp tác với Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) triển khai từ năm 2011 nhằm phát triển hệ thống nhân lực dinh dưỡng tại Việt Nam. Hiện nay, đã có 11 trường đại học tại Việt Nam thiết lập chương trình đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng, với khoảng 500 dinh dưỡng viên tốt nghiệp từ các khóa đào tạo này.

Thông qua các sáng kiến dinh dưỡng này, Ajinomoto Việt Nam hướng đến hiện thực hóa Mục đích tồn tại của công ty là “Góp phần mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị”.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vì sao sốt xuất huyết không còn phát triển theo chu kỳ?

Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc sốt xuất huyết giảm 1,6 lần

Vì sao sốt xuất huyết không còn phát triển theo chu kỳ?- Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh. Nhật Minh

Tại Hà Nội, báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho biết TP ghi nhận gần 600 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023). Dịch sốt xuất huyết có xu hướng tăng khi vào mùa hè.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam hiện lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue. Trong năm 2023 tuýp D2 chiếm 88%; năm 2024 tuýp D2 chiếm 70%.

Hằng năm, dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường cao điểm trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tuy nhiên, vào những khoảng thời gian còn lại trong năm, trên toàn quốc vẫn ghi nhận các ca mắc sốt xuất huyết mới, trong đó có ca bệnh nặng, nguy kịch.

Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Thậm chí, có thời điểm dù đang vào mùa khô, khí hậu rét buốt tại miền Bắc và hanh khô tại phía Nam nhưng các bệnh viện trên toàn quốc vẫn ghi nhận các bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể bùng phát thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt bệnh nhân đã nhiễm virus rồi truyền sang cho người bình thường.

Để phòng chống sốt xuất huyết, người dân cần loại bỏ bọ gậy, tiêu diệt muỗi trưởng thành khi có ổ dịch nhỏ… Tổ chức vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi tại ổ dịch, cơ sở y tế. Đối với trẻ em và người lớn, ngủ màn vẫn là biện pháp đơn giản hữu hiệu để tránh muỗi đốt.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa

Ngày 24-4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các bộ, ngành và các bệnh viện thuộc trường Đại học về chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh, phòng ngừa sự cố y khoa.

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã xảy ra một vài sự cố y khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và hình ảnh người thầy thuốc.

Bộ Y tế yêu cầu không giấu giếm sự cố y khoa- Ảnh 1.

Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai

Trong các đợt kiểm tra, giám sát cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh năm 2023 và năm 2024, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại.

Để giảm thiểu sự cố y khoa và nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng của người bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Cụ thể, Bộ Y tế đề nghị thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nghiêm túc triển khai, thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng, nâng cao an toàn người bệnh, phòng tránh các nguy cơ, sự cố y khoa. Đôn đốc, khuyến khích chủ động phát hiện, báo cáo phân loại sự cố và thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Rà soát các nguy cơ gây mất an toàn, phân loại nguy cơ, ưu tiên xử lý, khắc phục ngay các nguy cơ gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và nhân viên y tế.

Định kỳ rà soát các quy trình chuyên môn kỹ thuật, chuẩn hóa, sửa đổi, bổ sung kịp thời, đặc biệt là các quy trình không còn phù hợp, chú trọng các quy trình như phân loại người bệnh cấp cứu, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý thuốc, thiết bị, vật tư y tế tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực và các phòng phẫu thuật thủ thuật…

Tăng cường tập huấn về bảo đảm an toàn người bệnh, nâng cao trách nhiệm của từng nhân viên y tế trong phát hiện và tự nguyện báo cáo sự cố y khoa. Khuyến khích báo cáo nguy cơ, không chấp nhận hành vi cản trở báo cáo sự cố y khoa tại các vị trí quản lý.

Báo cáo định kỳ việc thực hiện các quy định hướng dẫn về phòng ngừa sự cố y khoa, bảo đảm an toàn người bệnh; phòng chống, hạn chế tối đa nhầm lẫn tại các đơn vị.

Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn các đơn vị về xử lý khi xảy ra sự cố y khoa. Theo đó, ngay sau khi nhận được báo cáo sự cố y khoa, thủ trưởng đơn vị cần phân công nhân sự liên hệ, trấn an người bệnh, thân nhân và có phương án giải quyết xử lý phù hợp.

Sau đó, chủ động liên hệ hỗ trợ, trấn an nhân viên y tế, người hành nghề có liên quan đến tình huống sự cố, tránh ghi nhận cảm tính, kết luận vội vàng đổ lỗi cá nhân mà bỏ sót lỗi hệ thống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai cách tập thể dục “lạ” nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường

Trong một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, các tác giả từ Đại học Foro Italico ở Rome – Ý chỉ ra tập thể dục trước và sau bữa ăn một khoảng thời gian nhất định sẽ rất hiệu quả để hạn chế tình trạng đường huyết biến động.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, một vấn đề đang ảnh hưởng đến 463 triệu người trưởng thành toàn cầu, theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2021.

Hai cách tập thể dục "lạ" nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường- Ảnh 1.

Tập thể dục một chút sau bữa ăn chừng 15-30 phút sẽ đem đến tác dụng đặc biệt lên đường huyết – Ảnh đồ họa AI

Theo các tác giả, tập thể dục cải thiện lưu lượng máu trong các cơ hoạt động và huy động vi mạch, do đó làm tăng sự hấp thu glucose và giảm mức độ của nó trong máu.

Tuy nhiên, tình trạng dinh dưỡng tại thời điểm tập luyện là yếu tố quyết định sự biến động của lượng đường trong máu.

Hiệu quả của việc tập thể dục, đặc biệt là khi thực hiện 12-16 giờ trước khi ăn, sẽ ít hơn đáng kể đối với việc kiểm soát đường huyết cấp tính.

Vì vậy, tập thể dục nhịp điệu hoặc tập sức đề kháng cường độ vừa phải 20-45 phút trước bữa ăn là tốt nhất ngừa tăng đường huyết quá cao sau bữa ăn.

Tập thể dục trước bữa ăn gây ra sự nhạy cảm với insulin và quá trình oxy hóa chất béo bằng cách thúc đẩy quá trình phân giải glycogen, sau đó ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa được hạ đường huyết mà người mắc tiểu đường cũng thường gặp.

Trong khi đó, các hướng dẫn hoạt động thể chất gần đây dành cho người mắc bệnh tiểu đường type 2 khuyến nghị nên tập thể dục sau bữa ăn để kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết sau bữa ăn.

Đối với người khỏe mạnh, nồng độ glucose đạt đỉnh 30-60 phút sau khi ăn. Tuy nhiên, mức glucose đạt đỉnh 60-120 phút sau bữa ăn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Ít phút đi bộ với cường độ vừa phải hay đạp xe vào thời điểm khoảng 15-30 phút sau khi ăn rất có lợi với người bệnh tiểu đường lẫn người khỏe mạnh.

Như vậy, tập thể dục vào bất cứ thời điểm nào tương đối gần bữa ăn đều đem lại lợi ích tốt hơn cho người bệnh tiểu đường.

Cũng theo phân tích mới này, các buổi tập nên kéo dài khoảng 30-60 phút để đạt được hiệu quả.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhiều nhà cung ứng không tham gia dự thầu thuốc cho trung tâm y tế

Ngày 19-4, Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) về việc triển khai thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc tại TP HCM.

Theo đó, những năm qua, các trung tâm y tế trên địa bàn đã triển khai đấu thầu thuốc cho các trạm y tế trực thuộc. Tuy nhiên, việc mua sắm thuốc chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu khám, chữa bệnh.

Sở Y tế cho biết nguyên nhân do số lượng mua sắm thuốc của mỗi trung tâm y tế nhỏ lẻ, nhiều nhà cung ứng không tham gia dự thầu. Do đó, kế hoạch sở sẽ mua sắm thuốc cho tuyến y tế cơ sở các trung tâm y tế có nhu cầu sử dụng thuốc sẽ gộp số lượng dự trù thành một gói thầu để giao cho một đơn vị tổ chức mua sắm.

Định hướng Sở Y tế sẽ giao cho Bệnh viện Hùng Vương thực hiện mua sắm gộp và điều tiết cơ số thuốc trúng thầu cho các trung tâm y tế.

Sở Y tế cho biết thêm hiện việc mua sắm thuốc ARV cũng gặp khó khăn. Vì vậy, sở dự kiến giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM thực hiện mua sắm gộp cho các đơn vị.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc mua sắm theo quy định như: Thẩm quyền quyết định mua sắm, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, quy trình thực hiện, trách nhiệm các bên mua sắm…

Vì vậy, Sở Y tế đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể để có căn cứ thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc đáp ứng nhu cầu thực tiễn người bệnh trên địa bàn TP trong giai đoạn hiện nay.

Đồng thời, kiến nghị bộ sớm ban hành thông tư hướng dẫn việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, thực hiện Luật Đấu thầu và Nghị định số 24 nhằm triển khai đồng bộ công tác đấu thầu thuốc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vận động viên ngừng tim tại giải chạy Tay Ho Marathon không qua khỏi

Nguồn tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết chiều 17-4, sau khi bác sĩ đánh giá tình trạng nam vận động viên ngừng tim tại giải chạy khó qua khỏi, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về nhà để lo hậu sự.

Vận động viên ngừng tim tại giải chạy Tay Ho Marathon không qua khỏi- Ảnh 1.

Thông tin được Ban tổ chức Tay Ho Half Marathon thông báo trên facebook. Ảnh chụp màn hình

Tối 17-4, trên trang facebook.com/Tayhomarathon, Ban tổ chức Tay Ho Half Marathon đã có thông báo: “Sáng ngày 14-4, một vận động viên nam tham gia cự ly Bán Marathon bỗng dưng gục ngã trước vạch đích 100m và ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, đội ngũ y tế của Ban Tổ chức đã nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn theo phác đồ của Bộ Y tế và đưa vận động viên đến Bệnh viện Tim Hà Nội (cơ sở 2) điều trị.

Theo thông báo này, bệnh nhân đã được đặt tim phổi nhân tạo (ECMO) và được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai sau đó. Tuy nhiên, sau những nỗ lực điều trị tích cực của đội ngũ y bác sĩ, tình trạng của vận động viên vẫn tiếp tục xấu đi.

Chiều nay, ngày 17-4, theo đánh giá của đội ngũ y bác sĩ, tình trạng bệnh nhân khó qua khỏi, gia đình đã chủ động xin đưa bệnh nhân về nhà để lo hậu sự.

Thay mặt Ban Tổ chức và hơn 10.000 vận động viên, chúng tôi vô cùng thương tiếc và chia buồn cùng với gia đình. Rất mong cộng đồng chạy bộ cùng tưởng niệm, chia sẻ nỗi đau và mất mát vô cùng to lớn này cùng gia đình”

Trước đó như Báo Người Lao Động đưa tin, tại giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024 diễn ra sáng 14-4, một nam thanh niên sinh năm 1990 bất ngờ ngừng tim khi gần về đích giải chạy này.

Gần 3 ngày qua bệnh nhân đã được cấp cứu và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, tuy nhiên nam vận động viên đã không qua khỏi.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bác sĩ cho biết phần lớn các tình huống ngừng tim hoặc đột tử vong trong thi đấu hoặc chơi các môn thể thao đều xuất phát từ căn nguyên tim mạch.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tìm ra “thần dược” đảo ngược lão hóa đơn giản không ngờ

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Aging, các nhà nghiên cứu Hà Lan phát hiện ra một loại lipid tích tụ trong mô có liên quan mật thiết đến sự lão hóa của mô, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đánh bật nó ra mỗi ngày.

Tìm ra “thần dược” đảo ngược lão hóa đơn giản không ngờ- Ảnh 1.

Tập thể dục có thể giúp bù đắp quá trình lão hóa tự nhiên – Ảnh đồ họa AI

Công trình này nhằm mục đích lấp đầy khoảng trống hiểu biết về lão hóa bằng cách điều tra vai trò của lipid, một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống và thiết yếu cho chức năng tế bào.

“Ý tưởng đảo ngược lão hóa từ lâu được coi là khoa học viễn tưởng, nhưng những phát hiện này cho phép chúng ta hiểu biết thêm rất nhiều” – GS Riekelt Houtkoope từ phòng thí nghiệm Bệnh lý Di truyền trao đổi chất của Trung tâm Y tế Đại học Amsterdam (Amsterdam UMC) nói.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích 10 mô khác nhau ở cơ, thận, gan và tim ở chuột ở các độ tuổi khác nhau.

Họ quan sát thấy mức độ một loại lipid là bis(monoacylglycero)phosphates (BMP) tăng cao trên tất cả các mô ở chuột già hơn, cho thấy sự tích tụ theo độ tuổi.

Để điều tra xem hiện tượng này xảy ra con người hay không, họ đã kiểm tra sinh thiết cơ từ những người cao tuổi và xác nhận cơ chế tương tự.

Sau đó, họ tiếp tập thu thập mẫu sinh thiết cơ từ những người tham gia trước và sau khi can thiệp sức khỏe bằng 1 giờ tập thể dục trong ngày.

Đáng chú ý, mức độ BMP đã giảm ở những người tham gia hoạt động. Sự đảo ngược tạm thời này giúp bù đắp phần nào sự tích tụ do tuổi tác, từ đó làm chậm quá trình lão hóa.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận cần phải nghiên cứu thêm để hiểu tường tận các đóng góp của BMP vào quá trình lão hóa, cũng như liệu tập thể dục có phải là phương pháp duy nhất có thể ảnh hưởng đến mức độ BMP hay không.

Tuy vậy, phát hiện này đủ để thành gợi ý dễ dàng để nhiều người đạt được sự lão hóa lành mạnh, điều rất cấp thiết trong thời đại già hóa dân số.

Bằng cách hiểu các cơ chế đằng sau lão hóa mô, các nhà khoa học có thể phát triển các chiến lược mới để can thiệp vào quá trình này và đưa ra các biện pháp tiềm năng cải thiện sức khỏe và tuổi thọ của con người.

Hơn hết, tập thể dục là một phương pháp chắc chắn là lành mạnh để bạn đẩy lùi nhiều bệnh tật khác nhau, đã được khoa học chứng minh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM triển khai khám chữa bệnh ban đầu bệnh không lây tại 174 trạm y tế

Ngày 8-4, Sở Y tế TP HCM cho biết ngành y tế TP chính thức triển khai khám chữa bệnh ban đầu bệnh không lây tại tuyến y tế cơ sở.

Theo đó, năm 2023, chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm đã triển khai thí điểm tại 43 trạm y tế về các hoạt động truyền thông, sàng lọc, quản lý bệnh không lây nhiễm và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu bia trên địa bàn TP HCM. Năm 2024, sở sẽ mở rộng triển khai gói WHO-PEN đến 174 trạm y tế có khám chữa bệnh BHYT.

TP HCM triển khai khám chữa bệnh ban đầu bệnh không lây tại 174 trạm y tế- Ảnh 1.

Nhân viên Trạm Y tế phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM phát thuốc cho người bệnh tại trạm

Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, việc triển khai khám, điều trị ban đầu tại tuyến y tế cơ sở còn gặp nhiều rào cản, thách thức như: bài toán nguồn nhân lực, các quy định về danh mục kỹ thuật, danh mục thuốc cho trạm y tế, quy định về giá dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm, khám điều trị bệnh tại nhà, các quy định phân tuyến khám chữa bệnh BHYT… 

Để vượt qua những thách thức này, bước đột phá cần tập trung là đảm bảo nguồn nhân lực và năng lực cho y tế cơ sở. Một giải pháp hứa hẹn là triển khai hoạt động khám chữa bệnh BHYT các bệnh không lây phổ biến (như tăng huyết áp, đái tháo đường), tư vấn dinh dưỡng và vận động thể lực (trong hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính), phục hồi chức năng kết hợp y học cổ truyền tại trạm. 

“Mô hình hoạt động này được kỳ vọng sẽ giúp trạm y tế thu hút được người bệnh, tạo “luồng sinh khí” mới cho tuyến cơ sở sau khi giải quyết bài toán giữa “con gà và quả trứng” (không có bác sĩ nên không có bệnh nhân đến, không có bệnh nhân thì không thu hút bác sĩ đến công tác; không có khám BHYT thì không có bệnh nhân, không có bệnh nhân đến thì trạm y tế không thể đăng ký khám chữa bệnh BHYT…)” – BS Châu cho hay.

Theo kế hoạch, năm 2024, bên cạnh công tác phòng chống dịch bệnh, hoạt động chính của hệ thống y tế cơ sở tập trung vào khám sức khỏe cho người cao tuổi để tầm soát phát hiện các bệnh không lây phổ biến, lập hồ sơ sức khỏe quản lý theo dõi và triển khai khám chữa bệnh BHYT cho các bệnh lý này.

TS Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho rằng với tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam, nhu cầu điều trị các bệnh không lây, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi đặt ra những thách thức lớn cho hệ thống y tế. Trong đó, chăm sóc sức khỏe ban đầu là giải pháp căn cơ và duy nhất để giải quyết các thách thức này. 

“WHO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, đầu tư vào chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân” – TS Angela Pratt nhấn mạnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Uống nước sao cho đúng, chuyện không thể coi thường

Trước tình hình nắng nóng kéo dài ở khu vực Nam Bộ, trong đó có TP HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã đưa ra khuyến cáo bảo vệ sức khỏe, phòng các bệnh do mất nước gây ra.

Uống nước sao cho đúng, chuyện không thể coi thường- Ảnh 1.

Nước giúp gan và thận bài tiết chất thải, đào thải độc tố; hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi. Ngoài ra còn duy trì chức năng bình thường của ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa, làm trơn các khớp xương, giữ cho da đẹp…

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Cụ thể, đầu tiên, nước là dung môi sống để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.

Nước hòa tan các khoáng chất và chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thu, phục vụ hoạt động sống. Quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ tạo ra các chất dư thừa, chất độc. Nước giúp gan và thận bài tiết chất thải, đào thải độc tố; hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi. Ngoài ra, nước còn duy trì chức năng bình thường của ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa, làm trơn các khớp xương, giữ cho da đẹp…

Để lượng nước uống vào phù hợp, theo HCDC, trong điều kiện bình thường, một ngày cơ thể cần trung bình 2 lít nước.

Nhu cầu về nước trong những ngày nóng bức, trong khi lao động thể lực hay tập luyện thể dục thể thao, trong tình trạng bị sốt, phụ nữ đang cho con bú tăng đáng kể so với bình thường. Do đó, tùy theo thể trạng sức khỏe, tình hình hoạt động mà mỗi người cần uống đủ một lượng nước khác nhau, phù hợp từng ngày để bảo đảm lượng nước vào cơ thể vừa đủ.

HCDC cho biết có 3 loại nước nên uống gồm: Nước đã đun sôi; các loại trà thảo dược, thanh nhiệt (trà actiso, râu ngô, giảo cổ lam, hoa cúc, trà xanh…); nước ép trái cây.

Các loại nước nên hạn chế uống gồm: Nước ép trái cây đóng hộp; nước ngọt có gas; cà phê, nước uống chứa cồn, nước uống tăng lực. Những loại nước uống này ngon miệng và có cảm giác giải khát nhưng thực chất nó chứa thành phần axit, đường cao nên gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến men răng và làm tăng nguy cơ béo phì.

Chất cafein có trong trà, cà phê làm tăng bài tiết canxi của cơ thể, gây mất nước và làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Nước uống tăng lực sẽ khiến bạn có cảm giác bồn chồn, tăng huyết áp, mất nước, gây hại cho dạ dày.

HCDC hướng dẫn có các biện pháp uống nước đúng cách. Cụ thể:

1. Uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200ml. Tránh tình trạng uống quá nhiều nước một lúc sẽ khiến nước hấp thu nhanh làm máu bị loãng, cơ thể tăng bài tiết nước làm mất đi một số khoáng chất cần thiết.

2. Uống nhiều nước vào buổi sáng và giảm dần đến tối. Trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước vì sẽ dễ gây mất ngủ. Thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng. Sau một giấc ngủ dài cơ thể bị mất nước thì một ly nước lọc là một giải pháp rất tốt để cung cấp nước và giải độc cho cơ thể.

3. Uuống đủ nước chứ không nên để lúc khát mới uống vì khi có cảm giác khát thì cơ thể đã mất đi một lượng nước khoảng 2-5%. Uống đúng cách là biết chia đều thời gian uống nước để bảo đảm cơ thể luôn đủ nước.

4. Không nên uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nước có nhiệt độ khoảng 15-30°C là phù hợp. Uống nước quá lạnh sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt và nếu uống thường xuyên sẽ làm giảm chức năng của ruột và dạ dày, dẫn đến dễ bị đau bụng thậm chí tiêu chảy. Nước nóng quá có thể khiến bị tổn thương niêm mạc thực quản, lâu dài sẽ rất nguy hiểm.

5. Không nên uống nước đun lại nhiều lần vì nước đun sôi nhiều lần sẽ khiến kết tủa lắng đọng. Những kết tủa này thường là các kim loại nặng có trong nước sẽ tích tụ trong cơ thể.

6. Nên uống nước trước khi vận động hoặc chơi thể thao để giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ vừa đủ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động. Trong quá trình vận động cần uống nước thường xuyên, không đợi cảm giác khát. Sau khi kết thúc, hãy dành khoảng 10 phút nghỉ ngơi rồi sau đó hãy uống nước.

Lưu ý là uống nhiều nước khi cơ thể vẫn chưa trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường, tim vẫn đang đập nhanh sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho tim và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

7. Không nên uống quá nhiều nước. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nước, thận làm việc không kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và thậm chí là choáng, xỉu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Điều trị bệnh suy tĩnh mạch có về được trong ngày không ?

PGS-TS-BS NGUYỄN HOÀI NAM, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch TP HCM, chuyên gia Tim mạch – Lồng ngực Bệnh viện Quốc tế Minh Anh (TP HCM), trả lời: Suy tĩnh mạch chi dưới – căn bệnh thường gặp trong cộng đồng, dù không nặng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và đôi khi gặp phải biến chứng thuyên tắc động mạch phổi gây tử vong.

Ở giai đoạn sớm, người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa, mang vớ y khoa, thay đổi lối sống. Ở giai đoạn muộn, để giải quyết các khó chịu như: Cẳng chân phù nề, vọp bẻ về đêm, viêm loét, nhiễm trùng… cũng như để phòng ngừa biến chứng thuyên tắc động mạch phổi, buộc phải điều trị can thiệp. Ngày nay, với tiến bộ khoa học, bác sĩ điều trị có thể lựa chọn nhiều can thiệp khác nhau tùy vào sức khỏe của người bệnh. Laser nội mạch là một lựa chọn.

Bệnh nhân chỉ cần gây tê, một sợi laser được luồn vào lòng tĩnh mạch dưới sự hướng dẫn của siêu âm để hủy những tĩnh mạch nông bị giãn, bị rối loạn chức năng nhưng không làm ảnh hưởng các mô xung quanh cũng như tránh biến chứng lên các dây thần kinh cảm giác.

Phương pháp có ưu điểm thực hiện nhanh, ít xâm lấn và ít biến chứng, hoàn toàn không để lại sẹo, thời gian hồi phục ngắn, người bệnh có thể xuất viện về trong ngày. Sau điều trị, những triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch sẽ biến mất hoàn toàn, đồng thời cũng phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dễ mắc bệnh thận vì món ăn tưởng chừng không liên quan

Theo các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Chiết Giang và Đại học Y khoa Trung Quốc tại Chiết Giang, tiêu thụ nhiều thực phẩm siêu chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính.

Đây không phải lần đầu các bằng chứng khoa học cho thấy thực phẩm siêu chế biến có thể gây hại cho sức khỏe, nhưng trước đây người ta cho rằng chúng chủ yếu gây các vấn đề chuyển hóa, tim mạch…

Dễ mắc bệnh thận vì món ăn tưởng chừng không liên quan- Ảnh 1.

Thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn – Ảnh: NEWS-MEDICAL

Tuy nhiên, thông qua phân tích dữ liệu của 500.000 người từ Mỹ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan và Anh, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người ăn thực phẩm siêu chế biến nhiều có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn 18% so với người hiếm khi ăn.

Xét theo tỉ lệ năng lượng mà bạn nạp vào qua tất cả các loại thực phẩm, cứ tăng 10% năng lượng đến từ thực phẩm siêu chế biến, nguy cơ bệnh thận tăng 7%.

Nghiên cứu chưa phân tích sâu cơ chế khiến thực phẩm siêu chế biến dễ dẫn đến bệnh thận mạn, tuy nhiên một số phân tích trước đó có thể giúp suy ra nguyên nhân.

Các món ăn siêu chế biến – bao gồm thức ăn nhanh, ăn liền, đồ ăn vặt đóng gói, nước ngọt đóng chai… – thường có mật độ năng lượng cao, nhiều muối, chất béo, đường bổ sung và ít chất xơ.

Tiêu thụ nhiều đường bổ sung – đặc biệt là đồ uống có đường – từng được chứng minh là tăng nguy cơ bệnh thận mạn.

Trong khi đó, tiêu thụ ít chất xơ gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, mà các lợi khuẩn đường ruột vốn được biết đến là có khả năng ngăn ngừa các vấn đề về thận.

Trong quá trình chế biến thực phẩm kiểu công nghiệp, một số chất có hại có thể hình thành bao gồm AGEs, từng gây viêm cục bộ và bệnh thận mạn trong một thí nghiệm trên loài gặm nhấm.

Ngoài ra, các món ăn tiện lợi này dẫn đến tăng nguy cơ béo phì, cao huyết áp, tiểu đường type 2… các bệnh này đều góp phần làm tăng nguy cơ bệnh thận….

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM mở 3 trung tâm cấp cứu 115, 2 trạm đường hàng không và 1 đường thủy

Chiều 27-3, Sở Y tế TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa phê duyệt đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo”.

TP HCM mở 3 trung tâm cấp cứu 115, 2 trạm đường hàng không và 1 đường thủy- Ảnh 1.

Trạm cấp cứu 115 đường hàng không sẽ được mở rộng phục vụ cấp cứu cho người dân tại TP HCM và khu vực phía Nam.

Theo đó, định hướng phát triển của hệ thống y tế TP tương ứng hình thành 3 trung tâm cấp cứu 115 tại 3 cụm y tế chuyên sâu (cụm trung tâm gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hiện hữu tại địa bàn các quận nội thành; cụm Tân Kiên đang hình thành tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh và cụm Thủ Đức). Cụ thể:

Tại cụm Tân Kiên, Trung tâm Cấp cứu 115 là trung tâm chỉ huy sẽ có khu huấn luyện, đào tạo thực hành cho chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện (paramedic); khu cung ứng vật tư, thiết bị y tế chuyên dùng trong cấp cứu ngoài bệnh viện; khu bảo hành, bảo trì chuyên dụng cho xe cấp cứu,… Đặc biệt, có trung tâm tiếp nhận cuộc gọi, tư vấn cách xử trí tại chỗ cho người dân, điều phối các đội cấp cứu ngoại viện (dispatcher). Trung tâm tại cụm này sẽ đảm bảo nhu cầu cấp cứu ngoài bệnh viện cho người dân trên địa bàn các quận Bình Tân, 6, 8, huyện Bình Chánh gần 2,3 triệu người.

Tại cụm trung tâm (cơ sở hiện hữu trên địa bàn quận 10) sẽ có nhiệm vụ cấp cứu ngoài bệnh viện tại khu vực trung tâm TP. Đồng thời, đảm bảo công tác y tế, sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp tại các khu vực trọng điểm gồm UBND TP và các công trình giao thông, các lễ hội, sự kiện chính trị, kinh tế văn hoá, du lịch trên địa bàn phụ trách. Trung tâm này sẽ đáp ứng nhu cầu cấp cứu của gần 1,5 triệu người thuộc các quận 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11.

Tại cụm Thủ Đức đặt ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức, trung tâm này sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận cuộc gọi, điều phối cấp cứu ngoại viện khu vực TP Thủ Đức. Ngoài ra, đây còn là cơ sở dự phòng về hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an ninh mạng cho cơ sở chính khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra. Trung tâm này sẽ đáp ứng nhu cầu cấp cứu tại TP Thủ Đức cho hơn 1.213.664 người.

Về trạm cấp cứu 115 đường hàng không sẽ là sự phối hợp giữa ngành y tế TP HCM và Bệnh viện Quân y 175, Công ty Trực thăng miền Nam, Binh đoàn 18. Trung trâm này sẽ được mở rộng phục vụ cấp cứu cho người dân tại TP HCM và khu vực phía Nam.

Còn trạm cấp cứu 115 đường thủy sẽ đặt trong khuôn viên của Trung tâm y tế huyện Cần Giờ (cơ sở cũ), đảm trách nhiệm vụ cấp cứu ngoại viện khu vực huyện Cần Giờ và phát triển mô hình cấp cứu đường thủy. Trạm cấp cứu này sẽ cùng Bộ đội Biên phòng TP tuyến Cần Giờ, Công an TP triển khai thực hiện cấp cứu bằng đường thủy cho người dân TP HCM và khu vực lân cận.

Theo Sở Y tế, đề án này gồm 5 mục tiêu. Cụ thể: Hình thành hệ thống các trung tâm cấp cứu ngoài bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp hướng đến đảm bảo cung ứng dịch vụ cấp cứu chất lượng cao cho người dân. Xây dựng cổng tiếp nhận và điều phối cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp. Triển khai chương trình đào tạo các loại hình nhân viên y tế tham gia hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực phục vụ hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện. Đa dạng hóa các loại hình vận chuyển người bệnh cấp cứu đảm bảo nhu cầu của người dân và phù hợp đặc điểm địa lý của TP. Nâng cao chất lượng cấp cứu ngoài bệnh viện của các trạm cấp cứu vệ tinh, các cơ sở vận chuyển cấp cứu tư nhân. Phổ cập kiến thức, năng lực thực hành sơ cứu cho người dân đối với những tình huống cấp cứu thường gặp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại trước có bị ảnh hưởng gì không?

BS chuyên khoa 1 BẠCH THỊ CHÍNH, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, trả lời: Theo thống kê của Bộ Y tế, trong những tháng cao điểm gần đây cả nước đã có 21 ca tử vong do bệnh dại.

Bệnh dại trên người hoàn toàn có thể điều trị dự phòng bằng vắc-xin hay huyết thanh kháng dại. Hiện nhận thức của người dân về bệnh ngày càng cao. Bên cạnh nhiều người chủ động tiêm ngừa ngay khi bị vật nuôi cắn/cào, nhiều người còn chủ động tiêm trước khi phơi nhiễm (trước khi bị cắn/cào).

Việc tiêm dự phòng vắc-xin dại trước phơi nhiễm có nhiều lợi ích vì chỉ cần tiêm 3 mũi, khi có vết thương do bị vật nuôi cắn/cào chỉ cần tiêm thêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh. Trường hợp chưa tiêm dự phòng vắc-xin dại, người dân cần tiêm 5 mũi và có thể phải tiêm huyết thanh tùy theo tình trạng vết thương.

Ngoài ra, tiêm ngừa vắc-xin dại còn là cách bảo vệ trước một nguồn lây bệnh là động vật hoang dã như khỉ, dơi, chuột, chồn, cáo, cầy, sóc, thỏ… Đây là một nhóm động vật có thể lây bệnh dại nhưng chưa được quan tâm cảnh báo, lây sang người thông qua tiếp xúc khi đi rừng, du lịch và các hành vi như giết mổ, ăn thịt thú rừng.

Vắc-xin dại thế hệ mới không chứa các tế bào thần kinh, không gây ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe của người tiêm, đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)