May 20, 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đăng ký hiến mô, tạng

Sáng 19-5, lễ phát động chương trình “Đăng ký hiến tặng mô, tạng – Cho đi là còn mãi” đã diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát động chương trình.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đăng ký hiến mô, tạng- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng – Cho đi là còn mãi”

Thủ tướng tri ân những người hiến mô, tạng

Chương trình do Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam thực hiện nhằm chuyển tải sâu rộng hơn ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả của việc hiến tặng mô, tạng cứu người.

Tại lễ phát động, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hiến mô, tạng là món quà cao quý nhất của một người trao tặng cho người khác. Hàng ngàn người đã được cứu sống từ tấm lòng cao cả ấy. Ông gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến những người hiến tạng, gia đình người hiến tạng đã trao sự sống cho nhiều người khác.

“Đây là một sự kiện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta, kết tinh hơn 4.000 năm văn hiến. Sự kiện càng đặc biệt hơn khi tổ chức đúng vào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh”-Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, ghép tạng là một trong những thành tựu quan trọng nhất của nền y học thế giới, dù đi sau nhưng đến nay trình độ ghép tạng của nước ta ngang bằng với các nước phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đăng ký hiến mô, tạng- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não

Tại buổi lễ, Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành không phân biệt tuổi tác giới tính, vùng miền… đăng ký hiến tạng, trên tinh thần gieo mầm sự sống, tiếp nối hy vọng.

Thủ tướng cũng đề xuất cần có một ngày để tôn vinh, vận động đăng ký hiến mô tạng. Có thể lấy ngay ngày hôm nay 19-5, ngày sinh Bác Hồ, làm Ngày hiến tặng mô, tạng.

Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết/chết não, lan tỏa nghĩa cử cao đẹp.

Nguồn tạng hiến còn rất thấp

Phát biểu tại buổi lễ, bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết qua 32 năm kể từ ca ghép thận đầu tiên đến nay, ngành y tế nước ta đã thực hiện trên 8.000 ca ghép tạng, công nghệ ghép tạng ngang tầm các nước phát triển, đem đến cơ hội sống mới cho hàng nghìn người bệnh.

Hai năm qua, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép mỗi năm bao gồm ghép thận, gan, tim, phổi…, và là nước có số lượng ghép tạng/năm cao nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển vượt bậc của ngành y tế nước nhà.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đăng ký hiến mô, tạng- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng nguồn tạng hiến còn rất khiêm tốn

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng số ca ghép tạng hàng năm chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người bệnh.

Hiện nay, hơn 94% số tạng ghép ở Việt Nam đến từ nguồn hiến sống, trong khi các nước phát triển có từ 50 đến 90% nguồn hiến tạng đến từ người hiến chết/chết não.

Hiện Việt Nam chỉ có hơn 86.000 người đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chiếm 0,086% dân số, rất thấp so với các nước trên thế giới.

“Trong khi đó một số nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc, tỉ lệ tạng hiến từ người sau chết, chết não rất cao, từ 40-80%. Đây là những nước có nền văn hóa, tín ngưỡng giống với Việt Nam. Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống được 8 người, giúp cải thiện sức khỏe chữa khỏi bệnh cho vài chục người khác”- Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Phật giáo khuyến khích việc hiến mô, tạng

Nói về nghĩa cử hiến tạng, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho biết hiến mô tạng thể hiện tinh thần từ bi, bác ái của đạo phật. Đây là quyết định cho đi đầy trí tuệ và nhân ái. Mỗi người muốn cho cuộc sống hiện sinh trong cuộc đời này ý nghĩa, có quả báo phúc đức tốt đẹp nên thực hành đem lại lợi ích cho số đông.

“Trong thực hành đạo phật, đăng ký hiến mô tạng là cơ hội để mọi người thực hành giáo lý vô ngã của đạo phật. Hiến mô tạng là sự bố thí cao cả, cuối cùng mà một người có thể thực hiện. Việc hiến mô tạng đem lại phước báu, quả lành từ hành động cao thượng của người cho đi”- Thượng tọa Thích Đức Thiện nhấn mạnh.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Cách bất ngờ để ăn những món “dễ mập” mà không sợ tăng cân

Lý thuyết “ai cũng biết” là những món giàu chất béo bão hòa như các loại thức ăn nhanh hấp dẫn, một thanh chocolate sữa ngọt ngào hay món ăn từ sữa, kem sữa béo ngậy dễ làm tăng cân.

Nhưng một số người có vẻ như ăn các món trên thoải mái hơn người khác mà vẫn “mình dây”, chỉ số mỡ máu, đường huyết… ít bị ảnh hưởng. Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra lý do.

Cách bất ngờ để ăn những món

Các món ăn giàu chất béo bão hòa thường gắn liền với nỗi ám ảnh tăng cân – Ảnh: AI

Theo Daily Mail, nhóm nghiên cứu từ Đại học Aberdeen (Scotland – Anh) đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm tình nguyện viên.

Một nhóm là các vận động viên nam khỏe mạnh, một nhóm là bệnh nhân tiểu đường type 2.

Trong vòng 2 tuần, nhóm vận động viên nam – trước đây tập luyện mạnh mẽ trung bình 9,5 giờ/tuần – được yêu cầu không tập gì nữa.

Trong khi đó, các bệnh nhân tiểu đường nỗ lực rèn luyện lên đến 5 giờ/tuần.

Trước và sau khi thay đổi lối sống, các tình nguyện viên nhận được một lượng nhỏ chất béo khác nhau thông qua một mũi tiêm và chụp MRI để xem chất béo hoạt động như thế nào bên trong tế bào cơ của họ.

Sau 2 tuần, những bệnh nhân tiểu đường type 2 này đã giảm giảm cân, giảm đường huyết, cải thiện độ nhạy insulin và các chỉ số mỡ máu như cholesterol, chất béo trung tính.

Tất cả là nhờ cơ thể của họ đã chuyển sang ưu tiên sử dụng chất béo bão hòa làm nguồn năng lượng ưa thích cho các hoạt động sống.

Đối với các vận động viên, cơ thể họ vốn đã ưa chuộng sử dụng chất béo bão hòa từ trước, nhưng 2 tuần không tập luyện đã kéo giảm cơ chế này về mức bằng với những bệnh nhân tiểu đường type 2 tập luyện siêng năng trong 2 tuần.

Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra việc giữ hình thể đẹp mà vẫn ăn uống khá thoải mái các món “dễ mập” không phải là “huyền thoại”.

Hầu hết các khuyến nghị sức khỏe từ các cơ quan y tế hàng đầu trên thế giới khuyến nghị khoảng 150 phút hoạt động thể chất trung bình hoặc 75 phút hoạt động thể chất mạnh mẽ mỗi tuần để giữ sức khỏe.

Tuy nhiên rõ ràng để khỏe, đẹp dễ dàng hơn người khác, bạn sẽ cần siêng năng hơn ở mức tối thiếu 5 giờ tập/tuần.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Dùng miếng độn sinh học làm tăng “cậu nhỏ”, có sao không?

TS-BSCK2 TRÀ ANH DUY, Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health, trả lời: Tấm độn sinh học bản chất là cấu trúc phức hợp bì vô bào đã được loại bỏ cấu trúc tế bào, kháng nguyên và virus tiềm ẩn để tạo thành 1 dạng tấm lưới. Tấm độn này được sử dụng chủ yếu trong phẫu thuật tạo hình, đặc biệt trong tái tạo ngực ở phụ nữ ung thư vú.

Hiện tấm độn này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tạo hình – thẩm mỹ, một số nơi áp dụng thử trong việc “làm to cậu nhỏ”. Tuy nhiên, do cấu trúc của dương vật, trong đó thể hang dạng mô cương nên độ co giãn rất cao dẫn đến sự thay đổi kích thước lớn. Trong khi tấm độn không bảo đảm được độ đàn hồi như vậy. Do đó, việc áp dụng đặt tấm độn dưới da dương vật làm tăng chu vi “cậu nhỏ” sẽ dẫn đến nhiều bất lợi và biến chứng. Cụ thể: Phù nề kéo dài bao quy đầu và quy đầu, tụ máu dương vật, chậm lành vết thương, hoại tử da dương vật, nhiễm trùng, khó chịu khi cương… Ngoài ra, còn có một số biến chứng cương đau, tấm độn bị co rút, biến dạng dương vật, thải mảnh ghép…

Chính vì những bất lợi này mà các bác sĩ nam khoa chính danh thường sẽ không thực hiện loại phẫu thuật này. Các phẫu thuật tạo hình liên quan bộ phận sinh dục nam giới cần có chỉ định phù hợp nhằm tránh biến chứng ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản về sau.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

1/3 người từ 18 tuổi trở lên bị tăng huyết áp

Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp hiện nay ở người từ 18 tuổi trở lên là 1/3, tức 3 người là có 1 người bị. Đặc biệt, độ tuổi 70-80, tỉ lệ mắc tăng huyết áp lên đến 80%. Bệnh tăng huyết áp ngày càng có xu hướng trẻ hóa do lối sống căng thẳng, stress, ít vận động, chế độ ăn uống nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, hút thuốc lá…

Bác sĩ tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp

Bác sĩ tư vấn cho người bệnh tăng huyết áp

“Nguy hiểm hơn, tỉ lệ người đã được chẩn đoán mắc tăng huyết áp nhưng chưa tuân thủ điều trị chiếm đến 50% vì bệnh hầu như không gây triệu chứng điển hình. Trong số những người tuân thủ điều trị thì có khoảng 30% người bệnh không đạt được huyết áp mục tiêu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe” – bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Năm 2050, người dân thế giới sẽ tăng thêm 4,5 năm tuổi thọ

Tuổi thọ toàn cầu có thể tăng từ 73,6 tuổi vào năm 2022 lên 78,1 tuổi vào năm 2050 (tăng 4,5 năm); nếu xét theo giới thì nam sẽ sống thọ thêm 4,9 năm, nữ là 4,2 năm.

Các dữ liệu trên là một phần trong báo cáo “Kịch bản gánh nặng bệnh tật cho 204 quốc gia và vùng lãnh thổ, 2022–2050, được đưa ra bởi nhóm Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) 2021 và sẽ được xuất bản chính thức trên tạp chí y học The Lancet vào ngày 18-5.

Năm 2050, người dân thế giới sẽ tăng thêm 4,5 năm tuổi thọ- Ảnh 1.

Nâng cao tuổi thọ khỏe mạnh là mục tiêu mà các chính sách y tế cần hướng đến – Ảnh minh họa từ Adobe Stock

Trong bản công bố trực tuyến trước đó, các tác giả cho biết mức tăng dự kiến sẽ lớn nhất ở những quốc gia có tuổi thọ trung bình thấp hơn, góp phần tạo ra sự gia tăng tuổi thọ ở các khu vực địa lý rộng lớn.

Xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phát triển của các biện pháp y tế công cộng.

Các biện pháp này đã giúp ngăn ngừa và cải thiện tỉ lệ sống sót của các bệnh tim mạch, COVID-19 và một loạt các bệnh truyền nhiễm, bệnh ở bà mẹ – trẻ sơ sinh và bệnh do dinh dưỡng (gọi chung là CMNN).

Theo TS Chris Murray, Giám đốc Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) – chính là đơn vị dẫn đầu GBD – đó là một xu hướng đáng mừng.

Đây là một dấu hiệu cho thấy mặc dù sự bất bình đẳng về sức khỏe giữa các khu vực có thu nhập cao nhất và thấp nhất vẫn còn, nhưng khoảng cách đang được thu hẹp lại. Trong đó, khu vực có mức tăng tuổi thọ nhanh nhất là vùng châu Phi hạ Sahara.

Mặt dù vậy, sự thay đổi liên tục trong gánh nặng bệnh tật đối với các bệnh không lây nhiễm (NCD) – như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và tiểu đường – và việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ liên quan sẽ có tác động lớn nhất đến thế hệ tiếp theo.

Các nguyên nhân thúc đẩy các bệnh nói trên bao gồm béo phì, huyết áp cao, chế độ ăn uống không tối ưu và hút thuốc lá.

Vì lý do trên, bệnh tim thiếu máu cục bộ dự kiến sẽ vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu cho đến năm 2050, tiếp theo là đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Bên cạnh đó, dù mức tăng 4,9 tuổi ở nam và 4,2 tuổi ở nữ trong giai đoạn 2022-2050 là khá ấn tượng, nhưng nhóm GBD cho biết sự cải thiện này vẫn chậm hơn so với 3 thập kỷ trước đại dịch COVID-19.

Đạt được tuổi thọ khỏe mạnh cũng là thách thức lớn. Khi gánh nặng bệnh tật tiếp tục chuyển từ CMNN sang NCD, số năm mất đi do tử vong sớm cũng chuyển thành số năm sống trong tình trạng khuyết tật.

Điều này có nghĩa là nhiều người mặc dùng sống thọ hơn nhưng không khỏe mạnh, chất lượng sống thấp và tạo thêm gánh nặng y tế chung.

Trong khi tuổi thọ tăng trung bình 5 năm thì Tuổi thọ khỏe mạnh toàn cầu (HALE)—số năm trung bình mà một người có thể mong đợi để sống trong tình trạng sức khỏe tốt—chỉ tăng từ 64,8 năm vào năm 2022 lên 67,4 năm vào năm 2050 (tăng 2,6 năm).

Một nghiên cứu đi kèm cho thấy tổng số năm bị mất do sức khỏe kém và tử vong sớm (được đo bằng DALY) do các yếu tố nguy cơ chuyển hóa đã tăng 50% kể từ năm 2000.

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra bộ giải pháp khác nhau có thể cải thiện gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Trong đó, bộ giải pháp nhắm vào việc cải thiện các rủi ro chuyển hóa và các hành vi liên quan thể hiện hiệu quả cao nhất, ước tính giúp giảm 13,3% DALY.

Ngoài ra, giải pháp liên quan đến môi trường an toàn hơn và giải pháp tập trung vào việc cải thiện dinh dưỡng và tỉ lệ tiêm chủng cho trẻ em cũng cho thấy hiệu quả cao.

Nhóm nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) được thành lập từ năm 2007, hiện quy tụ hơn 3.600 nhà khoa học từ hơn 100 quốc gia, với mục tiêu chung là cung cấp bằng chứng khoa học để làm nền tảng cho các chính sách y tế nhằm cải thiện sức khỏe trên toàn cầu.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Ăn các món giàu chất này, bớt lo tăng axit uric

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa Tề Tề Cáp Nhĩ (Trung Quốc) đã chứng minh thói quen ăn các món giàu mangan có thể là chìa khóa để chống lại chứng tăng axit uric máu.

Tăng axit uric máu cũng có thể có nguyên nhân di truyền, bệnh lý nhưng cũng có thể do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purine như nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, bia, rượu…

Về lâu dài, tăng axit uric máu có thể dẫn tới bệnh gout (gút), sỏi thận, một số vấn đề tim mạch…

Ăn các món giàu chất này, bớt lo tăng axit uric- Ảnh 1.

Cà phê, trà và một số thực phẩm dễ tìm là nguồn cung cấp mangan cho cơ thể – Ảnh đồ họa AI

Cải thiện chế độ ăn được coi là yếu tố quan trọng để chống lại tình trạng tăng axit uric máu. Bên cạnh việc hạn chế các món giàu purine, ăn thêm một số món khác dường như mang lại lợi ích bất ngờ.

Trong bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrition, Metabolism & Cardiovascular Diseases, nhóm tác giả Trung Quốc đã đánh giá chế độ ăn và tình trạng tăng axit uric máu ở 6.886 người tham gia một cuộc khảo sát sức khỏe trong nước.

Kết quả cho thấy nam giới có chế độ ăn giàu mangan nhất trong thời gian dài có thể giảm được trung bình 39% nguy cơ tăng axit uric máu so với nhóm ăn ít nhất.

Ở những phụ nữ có chế độ ăn giàu mangan, mức giảm nguy cơ trung bình là 24%.

Từ đó, các tác giả kết luận rằng tiêu thụ lượng mangan tương đối cao trong thời gian dài có thể có tác dụng bảo vệ chống lại tăng axit uric máu, cho dù cơ chế dẫn đến lợi ích này vẫn chưa rõ ràng.

Trong khi đó, theo Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH), mangan là nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa axit amin, cholesterol, glucose và carbohydrate… cũng như đối với hệ xương khớp, quá trình sinh sản, đáp ứng miễn dịch, đông máu…

Cũng theo NIH, các loại thực phẩm giàu mangan phổ biến nhất bao gồm ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, lúa mì nguyên hạt, lúa mạch đen, yến mạch…), động vật có vỏ (nghêu, sò, trai…), các loại đậu và hạt, rau lá, cà phê, trà và một số gia vị như hạt tiêu đen.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Những năm qua, thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng- Ảnh 1.

Mẫu thuốc lá điện tử của bệnh nhân nhập viện do ngộ độc có chứa ma túy tổng hợp

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá bước đầu đạt được các kết quả đáng khích lệ, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường đã giảm trung bình 0,5% mỗi năm trong nam giới.

Tuy nhiên, thời gian gần đây trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và việc sử dụng các sản phẩm này có nhiều diễn biến phức tạp, tỉ lệ sử dụng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng.

Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý

Nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Đối với Bộ Tài chính, Thủ Tướng yêu cầu chỉ đạo lực lượng hải quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu qua cửa khẩu, khu vực địa bàn kiểm soát của Hải quan, xác lập các chuyên án đấu tranh đối với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các cấp tăng cường công tác điều tra, nắm tình hình, xác lập các chuyên án, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng đầu nậu, buôn bán, pha trộn các chất cấm vào dung dịch thuốc lá điện tử để khởi tố, truy tố trước pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng- Ảnh 2.

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về tác hại của thuốc lá điện tử với sức khỏe

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý thị trường nội địa, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.

Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 của các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các lực lượng chức năng trong việc thực hiện Công điện này của Thủ tướng Chính phủ.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp và lực lượng chức năng trên địa bàn thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa được phép kinh doanh, sử dụng trên thị trường Việt Nam; tăng cường truyền thông về tác hại của các sản phẩm này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhiều người trẻ còn chủ quan với bệnh tăng huyết áp

Dù bệnh tăng huyết áp khá phổ biến nhưng ở giai đoạn đầu thường rất ít triệu chứng, đặc biệt là người trẻ thường được phát hiện khi đo huyết áp trong lúc khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe định kỳ.

Không có triệu chứng ban đầu

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết một kết quả khảo sát trên 25.000 người từ 18 tuổi trở lên của Hội Tim mạch TP HCM cho thấy có 1/3 trường hợp không biết bản thân bị tăng huyết áp; 1/3 trường hợp mắc bệnh nhưng không điều trị, số trường hợp điều trị và kiểm soát huyết áp còn chưa cao.

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), thăm khám cho người bệnh tăng huyết áp bị biến chứng tim mạch phải điều trị nội trú

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), thăm khám cho người bệnh tăng huyết áp bị biến chứng tim mạch phải điều trị nội trú

GS-TS-BS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết thêm Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ đột quỵ do biến chứng của tăng huyết áp ở mức cao, nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp hoặc chủ quan với bệnh.

Đáng chú ý, thời gian qua, tại một số bệnh viện lớn ở TP HCM tiếp nhận nhiều trường hợp từ 25-35 tuổi đột quỵ, xuất huyết não, trong đó, nhiều trường hợp có nguyên nhân do bị tăng huyết áp nhưng không biết bệnh hoặc chủ quan. 

Anh T.M.T (30 tuổi, ngụ Bình Phước) phát hiện tăng huyết áp cách đây 2 năm. Anh T. cho biết anh tình cờ phát hiện tăng huyết áp trong một lần khám bệnh để học lái xe. Anh T. cho biết thêm sau khi phát hiện bệnh, anh được bác sĩ thăm khám chuyên sâu để tìm nguyên nhân gây bệnh. Kết quả, anh bị bệnh liên quan tuyến thượng thận. Đến nay, bệnh thận anh điều trị ổn định nên không còn xuất hiện tình trạng tăng huyết áp. 

Còn anh N.H (35 tuổi) dù cũng được phát hiện mắc bệnh tăng huyết áp nhưng anh H. không tìm được nguyên nhân liên quan đến bệnh lý khác. Từ khi phát hiện bệnh đến nay, anh phải uống thuốc định kỳ để giúp huyết áp ổn định. 

Bác sĩ Thượng Thanh Phương cho biết đối với người lớn tuổi mắc bệnh tăng huyết áp có đến 90% trường hợp không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, khi một người trẻ tuổi (dưới 30 hoặc 40) được chẩn đoán tăng huyết áp thì bác sĩ sẽ phải tìm nguyên nhân. Bởi người trẻ mắc huyết áp thường liên quan đến một số bệnh lý về thận, nội tiết (tuyến thượng thận, tuyến giáp…), hẹp van động mạch chủ… Nếu tìm được nguyên nhân thì tùy thuộc vào từng bệnh lý sẽ có chiến lược điều trị thích hợp. Trong trường hợp nếu tìm hết các nguyên nhân không phát hiện thì người trẻ đó mới được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp và phải uống thuốc dài hạn.

Không bỏ điều trị khi huyết áp ổn định

BSCK1 Lâm Tấn Phong, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết thông thường khi đo trị số huyết áp cao > 140/90 mmHg với nhiều lần đo trong nhiều ngày, lúc này, có thể xem là bị cao huyết áp. Nếu huyết áp không cao lắm tức khoảng 140/90-150/95 mmHg và tình trạng chung tốt, không mắc các bệnh khác làm xấu thêm tình trạng tim mạch, lúc này, có thể không dùng thuốc mà cần phải điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, nếu huyết áp cao hơn hoặc không cải thiện thì có thể xem xét điều trị thuốc ngay sau khi cân nhắc cẩn thận.

Bác sĩ Phong lưu ý thêm điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời. Vì vậy, khi huyết áp đã trở về gần bình thường không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị tiếp tục vì huyết áp gia tăng trở lại khi ngưng thuốc. Ở người lớn tuổi, bác sĩ điều trị thường cho thuốc hạ áp với liều khởi đầu chỉ bằng nửa liều người trẻ vì người già dễ tụt huyết áp do thuốc hơn. Đặc biệt, ngoài điều trị huyết áp, cần lưu ý điều trị các yếu tố nguy cơ khác kèm theo như tiểu đường, tăng lipid máu…

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đặc biệt ở người trẻ cần có lối sống lành mạnh (không hút thuốc, rượu bia, hạn chế thức khuya; tập luyện thể thao thường xuyên từ 30-45 phút…). Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống như giảm ăn mặn (<6g natri chlorua/ngày), giảm mỡ, giảm đường (nếu có tiểu đường), tăng cường chế độ ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ…; nghỉ ngơi, giải trí hợp lý sau khi làm việc. 

Dễ dẫn tới vỡ mạch máu

Bác sĩ Thượng Thanh Phương cho biết nếu không tìm nguyên nhân tiềm tàng thì hậu biến chứng cơ quan đích ngày càng nhiều. Bởi tăng huyết áp khiếp áp lực trong lòng mạch máu cao sẽ dễ bể. Trường hợp nếu không bể thì mặt trong lòng mạch máu chịu áp lực cao sẽ bị tổn thương. Lúc này, cholesterol bám vào các tổn thương, lâu dài khiến chít hẹp lòng mạch máu dẫn đến thiếu máu, nhồi máu, đột quỵ… Bên cạnh đó, khi tưới máu tạng phủ với áp lực cao cũng sẽ dễ gây suy tim, suy thận…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm điều này trong bữa ăn, tăng 39% nguy cơ ung thư dạ dày

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí y học Gastric Cancer cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày sẽ tăng cao ở những người thường xuyên phải rắc muối hay thêm nước chấm chứa muối vào món ăn mà đối với người khác đã đủ đậm đà.

Nhóm tác giả Đại học Vienna, Đại học Y khoa Vienna (Áo) và Đại học Queen’s Belfast (Anh), đã đưa ra kết luận này dựa trên kết quả phân tích dữ liệu hơn 470.000 người được thu thập bởi Ngân hàng dữ liệu Biobank của Anh.

Làm điều này trong bữa ăn, tăng 39% nguy cơ ung thư dạ dày- Ảnh 1.

Thói quen ăn uống quá đậm đà có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày – Ảnh đồ họa AI

Tất cả những người tham gia nghiên cứu được thu thập dữ liệu chi tiết về tình hình sức khỏe trong nhiều năm, chế độ ăn, bao gồm một câu hỏi chung “Bạn có thường xuyên thêm muối vào thức ăn của mình không?”.

Sau 11 năm theo dõi, những người luôn thêm muối vào món ăn đã được nêm nếm tăng tới 41% nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi so sánh với những người không bao giờ hoặc hiếm khi cần thêm muối.

Nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích cơ chế liên quan giữa việc tiêu thụ nhiều muối và ung thư dạ dày, tuy nhiên một số nghiên cứu trước đó đã đưa giả thuyết về vai trò của muối trong việc phá vỡ niêm mạc dạ dày và tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tấn công.

Nhiễm HP được biết đến là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Muối cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày thông qua các cơ chế độc lập với nhiễm HP, ví dụ bằng cách làm tổn thương biểu mô dạ dày khi phối hợp với các hợp chất có thể gây ung thư trong thực phẩm, đồ dùng, khói thuốc lá…

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến hàng thứ 5, với tỉ lệ mắc cao nhất ở châu Á, tiếp theo là Đông Âu và châu Mỹ Latin. Đó cũng là những nơi mà người dân có thói quen ăn mặn.

Gần đây, một nghiên cứu của Nhật Bản, công bố trên tạp chí y học European Journal of Nutrition, cũng chỉ ra thói quen ăn cá khô – vốn được tẩm rất nhiều muối – của một số người dân Nhật cũng có thể làm tăng cao nguy cơ ung thư dạ dày.

Ngoài ra, việc ăn nhiều muối cũng luôn được các chuyên gia y tế cảnh báo là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cao huyết áp – tình trạng mạn tính có thể dẫn đến nhiều biến cố tim mạch chết người.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hưởng ứng Tháng Công nhân, VNVC tặng 10.000 liều vắc-xin uốn ván miễn phí

Chiều 8-5, Hệ thống trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC cho hay hưởng ứng Tháng Công nhân, trung tâm vừa trao tặng miễn phí 10.000 mũi vắc-xin uốn ván hấp thụ cho lao động nữ đang mang thai và 100% vắc-xin lao cho lao động nữ vừa mới sinh con.

Hưởng ứng Tháng Công nhân, VNVC tặng 10.000 liều vắc-xin uốn ván miễn phí - Ảnh 1.

Hàng ngàn liều vắc-xin được tặng miễn phí cho người lao động

Hoạt động trao tặng này dành cho người lao động tại các KCN tỉnh Hà Nam, nhằm nâng cao tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin bảo vệ sức khỏe công nhân lao động.

Cùng với việc thăm hỏi đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động thể thao, VNVC còn tặng hàng chục ngàn phiếu quà tặng, phiếu ưu đãi tiêm vắc-xin cho tất cả công nhân lao động tại đây có con dưới 6 tuổi 1 voucher 50.000 đồng và có con dưới 18 tuổi 1 voucher 100.000 đồng.

Đây cũng là dịp tạo điều kiện cho các công nhân có điều kiện tiếp cận gần hơn với vắc-xin, hình thành thói quen tiêm chủng phòng bệnh cho bản thân và gia đình, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. 

“Qua đó cũng góp phần lan tỏa ý nghĩa, giá trị để các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, công đoàn cơ sở nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động”- đại diện lãnh đạo VNVC nhấn mạnh. 

Tháng Công nhân là hoạt động ý nghĩa của các đơn vị doanh nghiệp khi cùng nhau tổ chức hội nghị Công đoàn nhằm động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, chăm lo đời sống và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là người lao động nữ, lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư

Viết trên European Journal of Nutrition, nhóm tác giả từ Viện Kiểm soát ung thư thuộc Trung tâm Ung thư quốc gia Nhật Bản cho biết có những bằng chứng cho thấy tiêu thụ cá và động vật có vỏ được cho là yếu tố bảo vệ khỏi bệnh ung thư nói chung.

Tuy nhiên, dường như ở một số người, thói quen này lại phản tác dụng đối với bệnh ung thư dạ dày. Vì vậy, họ đã đi tìm nguyên nhân.

Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư - Ảnh 1.

Cá tươi tốt cho sức khỏe, nhưng cá khô chứa nhiều muối có thể gây hại – Ảnh đồ họa AI

Dữ liệu của hơn 90.000 tình nguyện viên đã được phân tích và có 2.701 trường hợp ung thư dạ dày phát sinh trong thời gian theo dõi trung bình là 15 năm.

Các món ăn được xem xét đến bao gồm cá tươi, cá muối (theo cách gọi của người Việt là khô cá) và các động vật có vỏ khác.

Các kết quả cho thấy một món duy nhất làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày là cá muối. Trong đó, nguy cơ ung thư dạ dày ở nhóm nam giới ăn nhiều cá muối nhất cao hơn đến 43% đối với người hiếm hoặc không ăn.

Đối với phụ nữ, những người ăn nhiều cá muối nhất bị tăng nguy cơ 33%.

Trái lại, những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm chứa PUFA n-3 từ biển – một axit béo có trong cá và các loại hải sản – sẽ giảm nhẹ nguy cơ ung thư dạ dày.

Những bằng chứng khoa học trước đó cho thấy độ mặn của các món cá được ướp muối rồi phơi/sấy này có thể là nguyên nhân.

Nồng độ muối cao ở vùng trong dạ dày có thể phá hủy hàng rào niêm mạc, gây viêm và tổn thương.

Điều này sẽ dẫn đến các triệu chứng như xói mòn lan tỏa và thoái hóa niêm mạc, có thể gây ra những thay đổi tăng sinh và tăng cường tác dụng của các yếu tố gây ung thư có nguồn gốc từ thực phẩm.

Tổn thương niêm mạc cũng có thể làm tăng sự xâm nhập của vi khuẩn HP, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ dạ dày.

Trong khi đó, bản thân cá tươi – nhất là nhóm cá dầu (cá béo) – là một thực phẩm được chứng minh là tốt về nhiều mặt, nhiều chất dinh dưỡng tốt và chất chống oxy hóa, có thể giúp đẩy lùi các bệnh tim mạch, chuyển hóa, ung thư, cải thiện chức năng sinh lý….

Tuy nhiên nghiên cứu mới cho thấy việc biến nó thành món cá giàu muối có thể hủy hoại các tác dụng có lợi của siêu thực phẩm này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nguy cơ ngộ độc tăng do nắng nóng

Liên quan đến chùm ca ngộ độc tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai do ăn bánh mì, tính đến trưa 3-5 đã có 469 ca nhập viện, trong đó 1 ca là bé N.H.T.A (13 tuổi) điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM). 

Còn tại TP HCM, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cũng tiếp nhận và đang điều trị 16 ca là học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nghi do ngộ độc thực phẩm. Đa số các em nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy sau khi ăn sushi (cơm cuộn) bày bán trước cổng trường, một số em có ăn thêm bánh mì.

Bé trai nghi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) hiện đã ổn định và đang được theo dõi thêm

Bé trai nghi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) hiện đã ổn định và đang được theo dõi thêm

PGS-TS-BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc – Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết các triệu chứng, biểu hiện mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc thực phẩm bị ôi thiu chứa ít hay nhiều độc tố. Thông thường, dấu hiệu ngộ độc xuất hiện từ 6 – 12 giờ sau khi ăn với các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, sốt…

Bác sĩ Quang nhấn mạnh thời tiết nắng nóng gay gắt, đồ ăn để bên ngoài vài giờ sẽ có nguy cơ ôi thiu, việc bảo quản cũng khó khăn và không phải thực phẩm nào cũng có thể bảo quản lạnh. Vì vậy, những thực phẩm thừa không cần thiết thì nên bỏ đi. 

Ngoài ra, với những nơi bán thức ăn số lượng lớn nếu cha mẹ mua cho con thì nên kiểm tra mùi vị, màu sắc trước khi ăn. Sau khi ăn để ý nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu như nôn ói, tiêu lỏng, kèm theo sốt nhiều… thì nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

Với chùm ca ngộ độc tại Đồng Nai, theo bác sĩ Quang, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã cử đoàn chuyên gia về hồi sức cấp cứu đến Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai để hỗ trợ trực tiếp về chuyên môn. Bên cạnh đó, Sở Y tế TP HCM yêu cầu Bệnh viện Nhi Đồng 1 chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận các trường hợp nặng từ Đồng Nai chuyển đến.

Ngày 3-5, trong Công điện số 44, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai những biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm. Trong đó, yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP Long Khánh.

Công an TP Long Khánh cho biết đã phối hợp nhiều đơn vị làm việc với những người liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì.

Bước đầu, cơ quan chức năng xuống cơ sở bánh mì Băng, nơi các bệnh nhân từng mua bánh mì ăn trước đó để lấy mẫu thức ăn đi giám định nhằm xác định nguyên nhân. Tiệm bánh mì này không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Lực lượng chức năng đã yêu cầu cơ sở tiếp tục tạm ngưng hoạt động kinh doanh cho đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Ng.Tuấn – B.T.C

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm 4 điều này, tuổi thọ tăng nhiều năm dù mang “gien xấu”

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Edinburgh (Anh) và Trường Y khoa thuộc Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) chỉ ra bất kỳ nguy cơ di truyền nào về tuổi thọ ngắn hơn hoặc tăng nguy cơ tử vong sớm có thể được bù đắp bằng lối sống lành mạnh hơn khoảng 62%.

Trong khi đó, những người có lối sống không lành mạnh có nguy cơ tử vong sớm tăng 78%, cho dù họ có mang gen rút ngắn tuổi thọ hay không.

Làm 4 điều này, tuổi thọ tăng nhiều năm dù mang “gien xấu”- Ảnh 1.

Ăn uống lành mạnh và tập thể dục là 2 trong số các biện pháp giúp tăng cường tuổi thọ bất chấp “gien xấu” – Ảnh đồ họa AI

Các nhà nghiên cứu đã phân tích bộ dữ liệu của 350.000 người Anh, xem xét điểm rủi ro đa gien của người tham gia, gồm hàng ngàn biến thể di truyền để ước tính nguy cơ phát triển từng căn bệnh cụ thể.

Mỗi biến thể di truyền riêng lẻ có ảnh hưởng nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh của một người.

Nhưng bằng cách xem xét tất cả các biến thể cùng nhau, cộng với thời gian theo dõi trung bình 13 năm, các nhà khoa học có thể ước tính nguy cơ phát triển bệnh tổng thể.

Các tình nguyện viên được phân thành 3 nhóm tuổi thọ được xác định về mặt di truyền bao gồm dài (20,1%), trung bình (60,1%) và ngắn (19,8%); cũng như phân thành 3 nhóm dựa trên lối sống, bao gồm rất lành mạnh(23,1%), trung bình (55,6 %) và không lành mạnh (21,3%).

Trong đó, 4 yếu tố quyết định lối sống lành mạnh là tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và không hút thuốc.

Kết quả công bố trên tạp chí BMJ Medicine cho thấy làm được những điều này – thậm chí khá trễ muộn, ở tuổi 40 – những người mang “gien xấu” khiến tuổi thọ suy giảm vẫn có thể sống lâu hơn 5 năm so với những người không cải thiện thói quen sinh hoạt.

Tất nhiên, lợi ích lên tuổi thọ càng được tăng thêm nếu bạn bắt đầu 4 lối sống kia sớm hơn hoặc thuộc nhóm những người sống lành mạnh nhất, hoặc may mắn không mang “gien xấu”.

Lợi ích này đến từ việc giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh mạn tính ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và gây tử vong sớm, bao gồm các căn bệnh có liên quan đến di truyền.

Bình luận về nghiên cứu trên Daily Mail, ông Matt Lambert từ Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giớ cho biết các bằng chứng mới cho thấy bất chấp yếu tố di truyền, việc sống một lối sống lành mạnh có thể giúp chúng ta sống lâu hơn, bao gồm giúp giảm nguy cơ ung thư.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ca mắc sởi tăng gần 3 lần, bệnh sởi có dễ lây?

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đến nay cả nước ghi nhận 203 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, số mắc tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Tuần qua, TP Hà Nội cũng đã ghi nhận ca mắc bệnh sởi đầu tiên trong năm 2024 là một bé gái 10 tuổi, đã được tiêm vắc-xin ngừa sởi.

Ca mắc sởi tăng gần 3 lần, bệnh sởi có dễ lây?- Ảnh 1.

Số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh ở Việt Nam

Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023. Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc sởi tăng cao.

Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong Chương trinh tiêm chủng mớ rộng năm 2023 đã tác động đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh, bao gồm bệnh sởi.

WHO cảnh báo thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca mắc, các ổ dịch mới, nhất là những nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp.

Các chuyên gia khẳng định vắc-xin vẫn được coi là “lá chắn” hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh sởi. Việc tiêm đủ hai liều vắc-xin có thể đạt hiệu quả ngăn chặn tới 97%. Những người đã được tiêm phòng có thể vẫn mắc bệnh, song chỉ bị nhẹ.

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tiếp tục chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế lưu ý đối với các bệnh được dự phòng bằng vắc-xin (sởi, ho gà, bạch hầu…), các địa phương cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bổ sung cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Ca mắc sởi tăng gần 3 lần, bệnh sởi có dễ lây?- Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ tại Hà Nội

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Người mắc bệnh có các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Đối tượng dễ mắc bệnh sởi thường là trẻ nhỏ và người có miễn dịch kém.

Để phòng bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cho trẻ từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc-xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc-xin ngừa sởi.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi… Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư

Các nhà nghiên cứu từ Viện Francis Crick, Viện Ung thư Quốc gia (NCI) thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Đại học Aalborg (Đan Mạch) đã phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu vitamin D có thể đem lại khả năng miễn dịch tốt hơn đối với một số bệnh ung thư.

Theo bài công bố trên tạp chí Science, phát hiện này đã được các tác giả chứng minh bằng một thử nghiệm trực tiếp trên chuột và một phân tích dựa trên dữ liệu của 1,5 triệu người dân Đan Mạch.

Một loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch ung thư- Ảnh 1.

Thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp tăng cường miễn dịch ung thư – Ảnh đồ họa AI

Trong thí nghiệm đầu tiên, khi phát hiện ra những con chuột có chế độ ăn giàu vitamin D dường như miễn dịch tốt hơn khi bị cấy ghép các khối u đường tiêu hóa vào cơ thể.

Họ đã phân tích đường ruột các con chuột này và nhận thấy vitamin D đã tác động lên các tế bào biểu mô trong ruột, từ đó làm tăng số lượng vi khuẩn có tên Bacteroides fragilis.

Loại vi khuẩn này giúp chuột có khả năng miễn dịch tốt hơn với bệnh ung thư, vì các khối u được cấy ghép không phát triển nhiều.

Để xác nhận lại điều này, các nhà nghiên cứu đã cho các con chuột ăn chế độ bình thường bổ sung trực tiếp Bacteroides fragilis. Chúng nhận được lợi ích miễn dịch ung thư tương tự.

Bên cạnh đó, các tác giả đã tiến hành 2 phân tích trên dữ liệu của 1,5 triệu người Đan Mạch và nhận thấy 2 vấn đề.

Thứ nhất, lượng vitamin D nhận được hàng ngày thấp hơn và nguy cơ ung thư cao hơn.

Thứ hai, xét riêng nhóm bệnh nhân ung thư thì những người có mức vitamin D cao hơn có nhiều khả năng đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị ung thư dựa trên miễn dịch.

Kết quả này trùng khớp với một số nghiên cứu trước đó, do các nhóm tác giả khác thực hiện.

Mặc dù Bacteroides fragilis cũng được tìm thấy trong hệ vi sinh vật ở người, nhưng các tác giả cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu liệu vitamin D có giúp tăng cường miễn dịch ung thư ở người theo con đường này hay không, hay có một cơ chế nào khác góp phần.

Tuy vậy, các bằng chứng nói trên cũng đủ để cho thấy việc ăn đủ vitamin D sẽ giúp bạn đẩy lùi nguy cơ ung thư đường tiêu hóa ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, vitamin D cũng là vi chất cần cho nhiều hệ cơ quan khác, như hệ xương khớp, hệ thần kinh….

Theo Healthline, vitamin D có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thức ăn ngon, bổ dưỡng.

Đầu tiên là các loại cá dầu như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… Trong số đó, cá hồi giàu vitamin D nhất, hàm lượng gấp 2,5 – 5 lần so với các loại còn lại, cá hồi tự nhiên có hàm lượng cao hơn cá hồi nuôi.

Tiếp theo đó, vitamin D còn dồi dào trong các loại nấm, lòng đỏ trứng, sữa bò, gan bò, dầu gan cá, tôm, các loại hạt… Một số loại rau màu xanh lá đậm, trái cây có muối, bơ, chuối… cũng có lượng vitamin D tương đối.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin D dưới dạng dược phẩm. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi lựa chọn phương án này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Khẩn cứu thanh niên vỡ tạng sau ca trực đêm ở công ty

Sau ca trực đêm ở công ty, trên đường về nhà, 1 nam thanh thanh niên bị tai nạn xe máy nghiêm trọng khiến vùng hông phải đập vào vật cứng rất mạnh. Nạn nhân được đưa vào cấp cứu trong tình trạng có vết thương 10 cm ngang xương sườn X – XI, huyết áp tụt, chảy máu trong ổ bụng, thận…

Khẩn cứu thanh niên vỡ tạng sau ca trực đêm ở công ty- Ảnh 1.

Nam thanh niên được bệnh viện dốc toàn lực để cứu sau tai nạn vỡ nhiều tạng nguy kịch

Bác sĩ xác định bệnh nhân bị vỡ thận độ IV, chấn thương gan độ III, thủng tạng rỗng, vết thương đứt gân gấp ngón II chân phải, vết thương hông phải kèm gãy hở xương sườn X, XI, XII phải.

Trước tình trạng nguy kịch, sốc chấn thương, mất máu, bệnh viện tập trung toàn lực vào cuộc khẩn để cứu bệnh nhân.

Các bác sĩ mở bụng xử trí tổn thương mạc nối lớn, cầm máu vùng gan dập, tĩnh mạch thận phải và cắt thận vỡ; xử trí vết thương bàn chân phải, cắt lọc và khâu nối gân duỗi bàn chân.

Ca mổ phức tạp sau hơn 2 giờ căng thẳng đã cứu được nam thanh niên nhân thoát khỏi “cửa tử”.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trung tâm ghép tạng bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ hoạt động năm 2025

Ngày 9-4, Sở Y tế TP HCM cho biết Bộ Y tế vừa ban hành quyết định công nhận Bệnh viện Nhi Đồng 2 là cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận, gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não.

Trung tâm ghép tạng bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ hoạt động năm 2025- Ảnh 1.

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Theo đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 là một trong các bệnh viện nhi đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em từ rất sớm. Ca ghép thận đầu tiên được thực hiện từ năm 2004 và ghép gan từ năm 2005. Đến nay, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thực hiện thành công 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận, 10 ca ghép tế bào gốc tự thân.

“Có thể khẳng định các y, bác sĩ của bệnh viện đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đúng theo quy trình tuyển chọn bệnh nhân, tuyển chọn người cho tạng, quy trình chăm sóc điều trị trước, trong và sau ghép, quy trình này đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động thường quy” – Sở Y tế nhấn mạnh.

Sở Y tế cho biết từ những kết quả đạt được thời gian qua, cùng với việc được Bộ Y tế chính thức công nhận đủ điều kiện ghép tạng trẻ em, Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ nỗ lực không ngừng, phấn đấu làm chủ kỹ thuật ghép tạng mới như ghép tim, ghép tủy xương và ghép tế bào gốc dị ghép, bên cạnh các kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đồng ghép vốn đã triển khai thành công trong thời gian qua.

Ghép tạng là phương pháp điều trị phẫu thuật thay thế cơ quan bệnh bằng cơ quan tương ứng của người khác. Đây được coi là biện pháp điều trị cuối cùng, mang lại sự sống cho các bệnh suy chức năng tạng giai đoạn cuối, không còn khả năng điều trị bảo tồn như suy thận mạn, một số bệnh gan mạn tính, bệnh chuyển hóa, cũng như các bệnh lý ác tính.

Các cơ quan có thể thay thế, cấy ghép có thể kể đến: tim, thận, gan, phổi, ruột, tụy và tủy xương. Riêng với người bệnh là trẻ em, ghép thận được thực hiện rất có hiệu quả đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, những bất thường bẩm sinh của thận hoặc đường tiết niệu, hay xơ hóa cầu thận… Tương tự, rất nhiều bệnh lý gan ở trẻ em cần phải ghép gan mới hy vọng trả lại cuộc sống bình thường, như nhóm các bệnh lý gây xơ gan ứ mật, các u nguyên phát tại gan…

Tùy theo nguồn gốc tạng ghép, có thể chia làm hai nhóm chính là ghép tạng từ người hiến chết não và ghép tạng từ người hiến sống. Vì nhiều lý do, trong đó có các vấn đề về tín ngưỡng, phong tục tập quán mà nguồn tạng ghép từ người hiến chết não ở Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung còn rất hạn chế. Vì thế, phương thức ghép tạng từ người hiến sống rất đang được ưu tiên áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với người bệnh cần được ghép tạng là trẻ em.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lập nguồn mô, tạng cứu người

Ngày 5-4, tại TP HCM đã diễn ra hội nghị phát triển mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tặng mô, tạng khu vực phía Nam và trao quyết định thành lập Chi hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam cũng triển khai một số hoạt động trọng tâm giai đoạn 2023-2028.

Bỏ cuộc vì mỏi mòn chờ tạng

Tham dự hội nghị, ngoài lãnh đạo Hội Vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, còn có lãnh đạo các bệnh viện lớn tại TP HCM, Bệnh viện Đa khoa ở các tỉnh, thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Dương…

Theo TS-BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, tại các nước phát triển, việc hiến tạng đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người dân chưa hiểu hết ý nghĩa cao đẹp này. Trong khi đó, cả nước đang có hàng chục ngàn người đang chờ được ghép mô, tạng để duy trì sự sống.

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy

PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế – cho biết với những người bị suy tạng giai đoạn cuối thì phương pháp hiệu quả nhất để kéo dài sự sống chính là ghép tạng. Hiện nay, danh sách bệnh nhân chờ ghép trên cả nước đang ngày càng kéo dài nhưng số người được ghép tạng thì quá ít ỏi. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu nguồn tạng hiến.

Theo Bộ Y tế, sau 32 năm thực hiện ca ghép tạng đầu tiên và 14 năm triển khai công tác lấy tạng từ người cho chết não, Việt Nam đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người. Trong đó, có 6.764 ca ghép thận, 456 ca ghép gan, 65 ca ghép tim, 1 ca ghép thận – tụy, 1 ca ghép tim – phổi. Ngoài ra, có một số ca ghép chi trên và ghép ruột…

Hiện tại, có gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan. Hơn 10 năm qua, chỉ có 5 bệnh viện thực hiện kỹ thuật ghép tạng, có chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến mô, bộ phận cơ thể người. Đây là một lý do khiến tỉ lệ người chết não hiến tạng còn rất thấp tại Việt Nam.

PGS-TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cho biết tại Việt Nam, trung bình chỉ có 0,15% ca chết não hiến tạng. Trong khi đó, tại các nước châu Âu, Bắc Mỹ, tỉ lệ người chết não hiến tạng lên đến 50%-60%, thậm chí hơn 90%. Rất gần với nước ta, tại Thái Lan, chỉ trong năm 2022 đã có 547 ca ghép thận từ người cho chết não (trong tổng số 700 ca ghép), bằng số lượng ca ghép tạng từ người chết não của Việt Nam trong 13 năm. Ở Trung Quốc có 10.187 ca ghép thận, trong đó có 5.304 ca ghép gan từ người chết não, tim.

“Chính vì không có mô, tạng nên 26 cơ sở hoạt động ghép tạng, ghép mô của Việt Nam đều kém hiệu quả, không đồng đều, ít đầu tư. Thực trạng hiện nay nhiều bệnh viện phải dừng ghép tạng, nguyên nhân không phải do họ không làm được mà là do không có tạng để ghép” – ông Hệ trăn trở.

Đừng để lãng phí đáng tiếc

Theo các chuyên gia, nguồn mô, tạng nước ta rất phong phú, là nguồn sống cho bao cảnh đời đang mỏi mòn chờ ráp nối tạng để hồi sinh. BSCKII Trương Công Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, cho rằng mỗi năm nước ta có khoảng từ 7.000-8.000 người tử vong do tai nạn giao thông, trong đó 80% nạn nhân là người trẻ. Nếu làm tốt công tác vận động hiến tặng nguồn tạng phong phú này là rất ý nghĩa, không bao giờ lãng phí.

“Sau 20 năm thực hiện với tất cả tâm huyết, đến nay kỹ thuật ghép tạng của chúng ta đã là “trong tầm tay”, từ ghép các bộ phận đơn giản đến thực hiện chuyên môn phức tạp song đáng tiếc là thiếu nguồn hiến tạng. Do tình trạng nhiều người nằm chờ ghép dẫn đến tệ nạn buôn bán tạng. Có 1 công trình nghiên cứu chỉ ra rằng 78% đồng ý hiến tạng. Hiến tạng là chiến lược lớn của Bộ Y tế, do đó cần lan tỏa nghĩa cử cao đẹp, lòng nhân, tính thiện” – GS-TS-BS Trần Ngọc Sinh, chuyên gia ghép tạng Việt Nam, nói.

Đến nay, Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 47.000 đơn đăng ký hiến tạng. Từ kết quả cùng kinh nghiệm có được từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ Y tế – Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người quyết định thành lập Chi hội Vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam khu vực phía Nam với mong muốn phát triển hệ thống mạng lưới tư vấn, vận động hiến, lấy, ghép tạng từ người cho chết não có tính thống nhất trong toàn quốc. Đây là hoạt động điểm nhấn, cùng chung tay lập nguồn mô tạng cứu người. Chi hội mạng lưới phía Nam gồm 61 thành viên, trong đó 51 thành viên thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, 1 thành viên Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, 4 thành viên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và 5 thành viên Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.

Tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới – Trưởng Chi hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại phía Nam, TS-BSCKII Nguyễn Tri Thức chia sẻ đây là niềm vinh hạnh và trách nhiệm với sự tín nhiệm này. Theo ông, để thay đổi được nhận thức xã hội về hiến tạng, cần có sự ủng hộ của xã hội và các cơ quan chức năng, góp phần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ về bản chất của việc hiến tạng và ý nghĩa to lớn của nghĩa cử cao đẹp này. Việc tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết, thay đổi thái độ, thu hút sự quan tâm ủng hộ của các cấp, ngành, cũng như các tầng lớp dân cư trong cộng đồng là hết sức cần thiết.

“Chi hội tại Bệnh viện Chợ Rẫy là cánh tay nối dài cho mạng lưới điều phối hiến ghép tạng quốc gia, góp phần tạo ra nguồn tạng phong phú, đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Có 4 nội dung rất quan trọng trong vấn đề hiến ghép tạng, đó là vận động, điều phối, ghép và hồi sức. Chúng tôi sẽ cố gắng đẩy mạnh và phát triển mạng lưới tư vấn để nhận được nhiều sự hưởng ứng của cộng đồng, đem nhiều cơ hội sống cho nhiều người bệnh” – Trưởng Chi hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại phía Nam nhấn mạnh. 

10 chìa khóa phát triển nguồn tạng

PGS-TS Đồng Văn Hệ chỉ ra 10 chìa khóa để phát triển nguồn tạng. Trong đó, 7 yếu tố liên quan đến bệnh viện như cần có tổ tư vấn chuyên nghiệp, đào tạo liên tục, văn hóa hiến, kế hoạch, tăng cường nguồn hiến, sự ủng hộ của lãnh đạo, mạng lưới các bệnh viện. 3 yếu tố là hệ thống các luật liên quan đến hiến ghép tạng, quản lý thông tin, trung tâm điều phối cần làm tốt để phát triển nguồn tạng hiến ghép từ người cho chết não.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh

Ngày 5-4, GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, cho biết sức khỏe 3 bệnh nhân được ghép tim, gan và thận từ người cho chết não đã ổn định, đang dần hồi phục tốt. Hậu phẫu ngày thứ 3, tất cả họ đã được rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hóa ổn định, chức năng tạng tốt.

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 1.

TS Hồ Văn Linh (giữa) cùng các đồng nghiệp tiến hành rửa gan trước khi ghép.

Trước đó, vào tối 31-3, họ nhận được thông tin điều phối tạng từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia về việc có người chết não tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) hiến tặng tạng, các bệnh nhân tại BVTW Huế đủ điều kiện nhận tạng hiến gan, tim và thận.

Ngay lập tức, BVTW Huế họp khẩn, tiến hành rà soát và tính toán các phương án di chuyển hợp lý nhất, tận dụng từng giây, từng phút để tạng hiến được bảo quản đúng thời gian tối ưu. 

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 2.

Tiến hành ghép

Bên cạnh đó, gan người hiến phân chia thành 2 phần, thùy trái ghép cho cháu bé 2,5 tuổi ở BVTW Huế, thùy phải (chiếm khoảng 60% thể tích gan) dành ghép cho một bệnh nhân ở Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên triển khai ghép gan trên bệnh nhi tại BVTW Huế.

Ngày 1-4, TS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc BVTW Huế, dẫn theo ê-kíp y-bác sĩ bệnh viện ra Quảng Ninh để lấy tạng. 

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ghép tạng.

Ca phẫu thuật lấy tạng được thực hiện từ đêm 1 đến rạng sáng 2-4 với sự tham gia của khoảng 120 y – bác sĩ. Các bác sĩ BVTW Huế đã nhanh chóng mang quả tim, một phần gan và thận vào Huế bằng đường hàng không, họ đáp xuống sân bay Phú Bài vào lúc 9 giờ 23 phút ngày 2-4.

Trong thời gian đó, các ê- kip nhận tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế tích cực chuẩn bị bệnh nhân sẵn sàng nhận 3 tạng: gan, tim, thận và đã khẩn trương phẫu thuật ngay khi tạng kịp về đến BVTW Huế lúc 9 giờ 50 phút.

Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, trái tim đã đập lại trong lồng ngực người bệnh suy tim rất nặng; EF 18% trước đây đã từng 2 lần ngưng tim, đang được hồi sức tại thì phép màu đã đến.

Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỉ lục ghép tạng.

Với bệnh nhi ghép gan, được chẩn đoán xơ gan do teo đường mật bẩm sinh đã được điều trị phẫu thuật Kasai nhưng không đáp ứng điều trị, tình trạng xơ gan ngày càng nặng, nếu không được ghép gan kịp thời sẽ tử vong. Với sự chỉ đạo kịp thời của GS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cùng sự hỗ trợ của ê – kíp ghép gan Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 bệnh nhi này được tiến hành ghép thành công, mang lại cơ hội sống cho em.

Song song đó, trong 48 giờ, tập thể y – bác sĩ BVTW Huế đã thực hiện thành công 5 ca ghép tạng khác, trong đó một ca ghép thận tự thân cho bệnh nhân đa chấn thương dập cuống thận và 4 ca ghép tạng khác.

GS-TS Phạm Như Hiệp cho biết BVTW Huế đã lập 3 kỷ lục về ghép tạng trong vòng 48 giờ. Kỷ lục thứ nhất là bệnh viện này ghép tổng cộng 8 ca. Kỷ lục thứ hai là lần đầu tiên thực hiện ghép bộ ba tạng tim, gan, thận xuyên Việt từ người cho chết não tại bệnh tuyến tỉnh. Kỷ lục thứ ba là thời gian vận chuyển 3 tạng xuyên Việt cho cùng một đơn vị dài nhất.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ăn loại chất béo này sẽ đẩy lùi máu nhiễm mỡ, mỡ nội tạng

Thông thường mọi người hay cố gắng hạn chế ăn dầu mỡ khi bị chẩn đoán là bị máu nhiễm mỡ cũng như một vấn đề nguy hiểm cho tim mạch khác là mỡ nội tạng.

Ăn loại chất béo này sẽ đẩy lùi máu nhiễm mỡ, mỡ nội tạng- Ảnh 1.

Ngoài việc hạn chế các loại mỡ động vật, thức ăn nhanh giàu chất béo, bổ sung chất béo không bão hòa đa cũng rất quan trọng – Ảnh đồ họa

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Y khoa Charite, Đại học Humboldt và Viện Y tế Berlin (Đức) chỉ ra việc tăng cường một loại chất béo cũng không kém phần quan trọng.

Rối loạn lipid máu được biểu hiện qua chỉ số cholesterol xấu LDL cao, cholesterol toàn phần cao, triglyceride cao nhưng cholesterol tốt HDL lại thấp.

Trong đó, tăng cường mức cholesterol tốt HDL có thể là chìa khóa.

Trong thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng kéo dài 36 tháng, các tác giả đã phân ngẫu nhiên 502 người tham gia vào nhóm can thiệp hoặc nhóm đối chứng, trong đó nhóm can thiệp được yêu cầu tăng cường các món ăn chứa axit béo không bão hòa đa (PUFA).

Ngoài ra, họ cũng được đảm bảo một chế độ ăn lành mạnh với tỉ lệ cao protein thực vật và chất xơ.

Trong khi đó, nhóm đối chứng vẫn sử dụng axit béo bão hòa.

Kết quả cho thấy hàm lượng chất béo không bão hòa đa đã giúp nhóm can thiệp giảm được tình trạng máu nhiễm mỡ đáng kể thông qua việc tăng cường cholesterol tốt HDL, đồng thời giảm được mỡ nội tạng.

Axit béo không bão hòa đa thường được biết đến dưới dạng Omega-3 và Omega-6, vốn dồi dào trong các loại cá biển, các loại đậu và hạt, một số rau màu xanh lá đậm nhất là rau chân vịt (cải bó xôi, rau bina), quả bơ…

Với dầu ăn, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, dầu đậu nành… là những loại chứa nhiều axit béo không bão hòa đa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nữ thạc sĩ y tế hiến tạng cứu sống 4 người

Chiều 4-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho thạc sĩ – nữ hộ sinh L.T.T.L. (41 tuổi, làm việc tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện E, Hà Nội), người đã hiến tạng hồi sinh sự sống cho 4 người bệnh. Sinh thời, chị đã đăng ký hiến mô, tạng.

Nữ thạc sĩ y tế hiến tạng cứu sống 4 người- Ảnh 1.

Các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật lấy tạng hiến của nữ nhân viên y tế. Ảnh: Thanh Xuân

Bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E, cho biết ngày 7-3, chị L. bị ngừng tim đột ngột, được đưa vào Bệnh viện E, nơi chị đang công tác để cấp cứu.

Sau khi được cấp cứu, hồi sức, tim đã đập trở lại. Bệnh viện đã liên hệ đến nhiều Trung tâm Hồi sức lớn để áp dụng kĩ thuật hạ thân nhiệt với hy vọng cứu người bệnh.

Nhiều phương pháp điều trị đã được triển khai, nhưng đến ngày 12-3, não bệnh nhân không có dấu hiệu của sự sống.

Sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, gia đình đồng ý hiến toàn bộ tạng để cứu sống 4 người mắc bệnh cần phải ghép tạng.

Ngay lập tức, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và các bệnh viện: Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp lấy tạng và ghép tạng cho người bệnh.

Trong đó, một bệnh nhân được ghép tim và hai người được ghép thận ở Bệnh viện Việt Đức, một trường hợp được ghép gan ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Các ca ghép đều thành công, bệnh nhân nhận tạng đã hồi phục sức khỏe.

Truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho nữ nhân viên y tế, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và nữ hộ sinh đã hiến tạng cứu người bệnh.

Nữ thạc sĩ y tế hiến tạng cứu sống 4 người- Ảnh 2.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho nữ hộ sinh

“Ca hiến tạng của một nhân viên y tế Bệnh viện E là gương điển hình lan tỏa trong xã hội về những tấm lòng cao đẹp, thể hiện sự chia sẻ cao quý thân thể của mình để cứu sống người khác. Việc cho, hiến tạng cứu người là hành động cao đẹp nhất của tấm lòng từ thiện vì người khác” – Bộ trưởng Y tế bày tỏ.

Ghép mô, tạng là phương pháp cuối cùng trong chữa bệnh, với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục như suy thận mạn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc..

Đến nay, sau 32 năm thực hiện ca ghép tạng đầu tiên và 14 năm lấy tạng từ người cho chết não nước ta đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người.

Hiện gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép tạng, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; các tầng lớp, giới chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong cả nước hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não để giúp cứu chữa tận cùng những bệnh nhân suy mô, tạng đang mỏi mòn chờ được trao tặng sự sống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh mất giọng nói ở giáo viên, ca sĩ… gia tăng

Nữ bệnh nhân 64 tuổi, nhập viện với biểu hiện khàn tiếng kéo dài. Các triệu chứng giọng nghẹt, phát âm khó, ợ chua… của bà xuất hiện từ 2 tháng trước và đã điều trị nội khoa nhưng không bớt.

Một ca bệnh được trị liệu để phục hồi giọng nói

Một ca bệnh được trị liệu để phục hồi giọng nói

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, Khoa Mắt – Răng hàm mặt – Tai mũi họng Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh nhân được chẩn đoán bị rối loạn giọng nói do tâm lý căng thẳng, stress khiến giọng nói thay đổi khác thường. Các triệu chứng này xuất hiện một cách từ từ, tăng dần hoặc đột nhiên không nói được.

Gần đây, bệnh này gia tăng ở những người phải sử dụng giọng nói nhiều do tính chất công việc như: giáo viên, ca sĩ, bán hàng, thuyết trình… Bệnh thường xảy ra ở nữ, những người có tâm lý yếu, stress kéo dài hoặc sau một cú sốc tinh thần. Bệnh cần được điều trị bằng trị liệu giọng nói để hồi phục.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

120 y, bác sĩ xuyên đêm lấy tạng người cho chết não ở tuyến tỉnh

120 y, bác sĩ xuyên đêm lấy tạng người cho chết não ở tuyến tỉnh- Ảnh 1.

Ca phẫu thuật lấy tạng được triển khai bởi nhiều ekip khác nhau, phối hợp chặt chẽ trong suốt thời gian phẫu thuật

Từ đêm ngày 1 đến rạng sáng 2-4, tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), gần 120 y, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, trong đó có 60 y, bác sĩ đến từ các trung tâm ghép tạng của Việt Nam đã tiến hành lấy đa tạng từ một người cho chết não. Đây cũng là lần đầu tiên việc lấy tạng được thực hiện tại một bệnh viện tuyến tỉnh, từ đó chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trong cả nước, xa nhất là tới Bệnh viện Trung ương Huế.

Người hiến tạng là một công dân Quảng Ninh, bị chấn thương sọ não rất nặng sau tai nạn giao thông. Ngay sau khi có kết luận chẩn đoán chết não cuối cùng sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, đồng thời nhận được sự đồng thuận của gia đình trong việc hiến tạng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy đa mô tạng, hiệp đồng chặt chẽ với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, các Trung tâm ghép tạng toàn quốc để rà soát và lập danh sách bệnh nhân sẽ được ghép tạng từ người cho này.

Các tạng được hiến bao gồm: Tim, gan, trong đó gan được chia tách gan phải, gan trái, 2 quả thận, 2 giác mạc.

Sau khi được lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí nhân sự, nhất là phải đảm bảo thời gian bảo quản và phương án vận chuyển tạng tới nơi ghép, ca phẫu thuật lấy tạng đã được triển khai ngay trong đêm với sự tham gia của 120 y, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chia thành nhiều ekip. Trong đó, các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã cử các ekip bác sĩ đến Quảng Ninh để tham gia phẫu thuật lấy tạng.

Sau 4 giờ phẫu thuật liên tục với sự tập trung cao độ và phối hợp nhịp nhàng, các ekip phẫu thuật đã thành công lấy các tạng đúng như dự kiến và vận chuyển tới các đơn vị để ghép cho bệnh nhân.

120 y, bác sĩ xuyên đêm lấy tạng người cho chết não ở tuyến tỉnh- Ảnh 2.

Hội chẩn liên viện lên phương án chuyên môn giữa Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia, Bệnh viện 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, cho biết: “Để làm được điều này ngay tại tuyến cơ sở thì chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị tích cực từ lâu nay, cả về năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, cả về cơ sở vật chất của đơn vị. Cùng với đó, thông qua sự hiệp đồng chặt chẽ với Trung tâm Điều phối tạng quốc gia, các Trung tâm ghép tạng của cả nước, ca phẫu thuật lấy đa tạng đã diễn ra thuận lợi, theo đúng như dự kiến và cũng đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao”.

120 y, bác sĩ xuyên đêm lấy tạng người cho chết não ở tuyến tỉnh- Ảnh 3.

Đến 5 giờ sáng ngày 2-4, tất cả các tạng đã được lấy xong và được khẩn trương vận chuyển tới nơi ghép

Theo thông tin từ Trung tâm Điều phối tạng quốc gia, đến chiều 2-4, tất cả các tạng được lấy từ người hiến tạng trên đều đã được ghép, tưới máu tốt, mang lại hy vọng sống mới cho các bệnh nhân khác.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mở rộng danh sách ghép tạng

Bé gái P.T.L.T. (16 tuổi, quê Phú Yên) bị suy thận mãn, phải chạy thận nhân tạo nhiều năm qua. Bệnh nhi cũng có em trai bị suy thận, gia đình nghèo từ miền Trung vào TP HCM sống lây lất để trị bệnh. Biết chương trình ghép thận từ người hiến chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy, gia đình đăng ký tìm cơ hội được suất cứu con.

Nhiều bệnh nhi được cứu

Cả hai bé đều đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, người chị phải chạy thận nhân tạo, em trai thì đang điều trị nội khoa. Sau hội chẩn, xét nghiệm bé T. tuyển chọn vào danh sách chờ. Năm 2022, bé được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy chạy thận nhân tạo định kỳ, sau đó được ghép thận.

Người hiến tạng là một nạn nhân bị tai nạn giao thông chết não. Theo ý nguyện của gia đình, Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy hoàn tất các thủ tục pháp lý, lấy tạng xét nghiệm các đánh giá chức năng, chọn người tiếp nhận theo quy trình của hệ thống trên danh sách chờ tại cổng thông tin và bé T. là người phù hợp được ghép.

Trường hợp khác là bé P.B.L. (15 tuổi) bị suy thận mãn, chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Trong quá trình điều trị, gia đình đăng ký ghép thận từ người hiến chết não trên cổng thông tin của 3 bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, Nhi Đồng 2. Nhờ đó, bé L. được cứu với nguồn tạng được Trung tâm Điều phối tạng quốc gia chuyển vào TP HCM.

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ảnh: NGUYỄN THẠNH

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ảnh: NGUYỄN THẠNH

TS-BSCK2 Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người – Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết 2 bệnh nhi trên có được tạng ghép là nhờ kết quả phối hợp giữa 3 bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất và Nhi Đồng 2 với đề tài nghiên cứu: “Đề án thực hiện mạng lưới điều phối liên viện về hiến và ghép thận nhân đạo giữa Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Nhi Đồng 2” đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM. Đề án này đã xây dựng danh sách bệnh nhân chờ ghép thận và phần mềm sử dụng trong tiếp nhận, quản lý, tuyển chọn và điều phối tạng hiến. Công trình đem đến tiện ích cho cộng đồng khi tìm hiểu thông tin về hiến và ghép tạng, đồng thời tạo sự công bằng, minh bạch cho người bệnh trong tuyển chọn người được nhận tạng hiến. Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, cổng thông tin trên đã có gần 1.000 bệnh nhân đăng ký nhận tạng, trong đó 10 trường hợp được tuyển chọn để ghép.

Đăng ký hiến tạng ngày càng nhiều

Theo thống kê, hiện danh sách hiến tạng đã là hơn 44.600 người đăng ký. Trong giai đoạn đầu thử nghiệm (2020-2022), số người tiếp cận tăng rất nhanh sau đó. Số người đăng ký hiến tạng khi chẳng may qua đời tăng lên gấp 3 lần so với 3 năm trước đó. Số người đăng ký chờ ghép thận cũng đã tăng lên gấp 1,75 lần so với trước.

Do đề án đang trong giai đoạn đầu nên cổng thông tin về hiến ghép tạng này chỉ có một số bệnh nhân tự tìm hiểu hoặc có người quen giới thiệu mới đăng. Trong thời gian tới, nếu có sự phối hợp và giới thiệu, cập nhật, kết nối danh sách những người bệnh có chỉ định ghép từ các cơ sở đơn vị khác thì khả năng sẽ cao hơn. Ở nước ta hiện nay, số bệnh nhân bị suy thận, suy tim, suy gan chờ nguồn tạng ghép khoảng hàng chục ngàn người.

Theo BS Thu, ưu điểm cho người bệnh khi đăng ký vào danh sách chờ ghép là được đánh giá sức khỏe toàn diện, phát hiện sớm các bệnh mới xuất hiện trong quá trình lọc máu; điều trị các bệnh lý nền kèm theo (huyết áp, thiếu máu, đái tháo đường, thoái hóa xương khớp); được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi bệnh tại nhà. Các thông tin cần thiết cho yêu cầu tuyển chọn để tiếp nhận thận hiến: Nhóm máu, HLA, kháng thể đặc hiệu kháng HLA, viêm gan siêu vi B, C, đái tháo đường, ngày lọc máu, ngày đăng ký, chiều cao, cân nặng, tuổi, địa phương cư trú.

Tất cả các thông tin này sẽ được hệ thống quy đổi ra thành điểm số. Điểm sẽ được xếp theo hướng ưu tiên tuyển chọn từ điểm số cao nhất cho đến thấp nhất. Tất cả đều được tự động hóa, minh bạch và hạn chế rủi ro, nguy cơ cho người nhận cũng như tránh được sự can thiệp ngoài chuyên môn của bất kỳ ai. Đây là ưu điểm của hệ thống để bảo đảm tính minh bạch và công bằng của việc tuyển chọn người nhận tạng hiến để ghép.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, số người hiến tạng mỗi năm vẫn còn rất ít so với nhu cầu nhưng không phải nguồn tạng nào cũng phù hợp với người nhận. “Chúng tôi đang nỗ lực truyền thông rộng rãi tới cộng đồng. Đồng thời, cũng tiến hành thêm một số giải pháp cải tiến để người dân (người hiến tạng và người nhận) thuận tiện và dễ dàng truy cập, tham gia nhiều hơn” – BS Thu nhấn mạnh.

Tháo gỡ khó khăn

Theo ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Việt Nam đã thực hiện thành công các ca ghép tạng, trong đó có ghép thận từ người cho chết não và đang đẩy mạnh số người đăng ký hiến ghép tạng sau khi qua đời. Bộ Y tế đã phê duyệt 23 cơ sở y tế ghép tạng, cả tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Việt Nam đã triển khai hiệu quả các kỹ thuật trong ghép tạng với kết quả đã ghép được 6 bộ phận cơ thể người, gồm: Thận, gan, phổi, tim, tụy, chi thể.

Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn như nguồn tạng hiến, chi phí ghép và điều trị dài ngày sau đó cho bệnh nhân… Những khó khăn đó, Bộ Y tế đã ghi nhận để tìm cách tháo gỡ trong thời gian tới. Hiện Bộ Y tế đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo hướng sửa đổi một số nội dung thuận lợi hơn cho vận động hiến tạng.

Ngọc Dung

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)