May 20, 2024

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL

Ngày 9-5, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tổ chức họp báo thông tin về trường hợp ghép thận thành công đầu tiên ở khu vực ĐBSCL.

Video quá trình ghép thận cho bệnh nhân

Bệnh nhân là ông V.D.K (34 tuổi; ngụ tỉnh Bến Tre). Cách đây khoảng 6 năm, bệnh nhân thấy mờ mắt nên đi khám thì được chẩn đoán tăng huyết áp, suy thận mạn nên điều trị nội khoa. Đến năm 2022, bệnh nhân thấy phù, khó thở nên đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ nhập viện thì được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối và được chỉ định lọc máu cấp cứu, đồng thời tiến hành thẩm phân phúc mạc.

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 1.
VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 2.
VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 3.
VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 4.

Ê-kíp đã trải qua 5 giờ căng thẳng

Khi biết thông tin bệnh viện này được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người hiến sống và từ người hiến chết não, bệnh nhân đã tự nguyện đăng ký chờ ghép thận. Sau đó, qua tư vấn của các bác sĩ, bệnh nhân và gia đình đã đồng ý thực hiện phẫu thuật ghép thận từ người hiến là anh trai ruột của bệnh nhân.

Trải qua quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, ngày 25-4, hơn 20 bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện đã thực hiện ca ghép thận đầu tiên này với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia bác sĩ từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM).

Sau 5 giờ phẫu thuật, nước tiểu xuất hiện sau khi nối niệu quản; ca ghép nối thận thành công trong sự vỡ òa của ê-kíp cả 2 bệnh viện.

Sau 2 tuần phẫu thuật lấy thận, người hiến đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường. Bệnh nhân K. dự kiến sẽ được xuất viện trong ngày 9-5.

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 5.

BIDV trao bảng tượng trưng tặng 200 triệu đồng hỗ trợ viện phí cho gia đình bệnh nhân ghép thận

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 6.

Mẹ bệnh nhân K. phát biểu tại buổi họp báo

Tại buổi họp báo, mẹ của bệnh nhân K. đã xúc động và cảm ơn 2 bệnh viện cùng Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và Phát triển Việt Nam (đơn vị hỗ trợ 200 triệu đồng trong tổng số 270 triệu đồng viện phí cho ca phẫu thuật, số còn lại do các nhà hảo tâm đóng góp).

VIDEO: Ca ghép thận thành công đầu tiên ở ĐBSCL- Ảnh 7.

BS.CKII Phạm Thanh Phong phát biểu tại buổi họp báo

Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyện môn của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, sau ca ghép thận đầu tiên thành công, hiện có thêm 3 trường hợp khác đã đăng ký thực hiện các quy trình để hiến và ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Các trường hợp này sẽ được tư vấn kỹ đồng thời thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, đánh giá khả năng phù hợp để xem xét chỉ định ghép thận trong thời gian tới.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh viện Thống Nhất ghép thận cứu người

Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết sau 2 năm triển khai, đến nay bệnh viện đã thực hiện thành công 12 ca ghép với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là khởi đầu giải quyết nhu cầu ghép thận ngày càng nhiều, cứu sống người bệnh.

Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận

Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận

Theo BS CK2 Phạm Thanh Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, từ năm 1992 đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 1.280 ca ghép thận và nhiều ca ghép các bộ phận cơ thể người khác. Hoạt động vận động hiến ghép mô – tạng, đặc biệt từ người cho chết não rất cần thiết. Đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã vận động được 46 trường hợp hiến tạng từ người chết não. Trong đó, có những trường hợp chuyển tạng từ nơi hiến đến nơi nhận cách xa hàng trăm cây số bằng máy bay dân dụng. Đây cũng là điều trên thế giới hiện ít có nơi nào thực hiện được.

PGS-TS-BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đánh giá dù số ca ghép chưa nhiều nhưng đây là sự nỗ lực phi thường và là bước ngoặt chuyên môn của Bệnh viện Thống Nhất trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đến nay, ghép tạng không phải là vấn đề lớn của ngành y tế Việt Nam. Hiện cả nước có 25 trung tâm, bệnh viện ghép thận. Tính đến ngày 2-2024, đã có 8.365 ca ghép tạng, trong đó có khoảng 7.500 ca ghép thận. Tuy nhiên, ý kiến chuyên gia cho rằng ghép thận còn nhiều vấn đề nghiên cứu, giải quyết như: Thiếu hụt nguồn thận ghép; ghép trên bệnh nhân nguy cơ cao về mặt miễn dịch; bệnh thận tái phát; nhiễm khuẩn, ung thư sau ghép…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm

Chia sẻ bên lề hội thảo cập nhật tiến bộ trong phẫu thuật gan mật tụy ngày 19-4, PGS-TS Lê Văn Thành, Viện trưởng Viện phẫu thuật tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết từ ca ghép gan đầu tiên vào năm 2017, đến nay bệnh viện đã thực hiện 224 ca ghép gan. Trong số này, 97% ca ghép từ người hiến sống.

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm- Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ghép gan cho bệnh nhân

Ca ghép gan đầu tiên từ người cho sống là con trai hiến gan ghép cho mẹ, hồi tháng 10-2017, đến nay người mẹ được ghép gan vẫn khỏe mạnh, người con trai đã lập gia đình và sinh con.

Với ca ghép gan bất đồng nhóm máu giữa người hiến và người nhận là trường hợp bà nội hiến gan cho cháu gái 15 tuổi vào tháng 11-2023, hiện sức khỏe của cả hai đều ổn định.

Cũng theo PGS Thành, trong bối cảnh nguồn gan hiến từ người chết não rất ít thì việc ghép gan thành công từ người cho sống đã mang lại cơ hội cho bệnh nhân ung thư gan và suy gan mạn tính giai đoạn cuối. Đến nay, hơn 200 người bệnh mắc bệnh lý gan mật đã được kéo dài sự sống với tỉ lệ sống 5 năm sau ghép đạt hơn 70%.

“Mục tiêu của ghép gan là để cho bệnh nhân có cuộc sống trở lại bình thường. Do vậy, sau khi được ghép gan, bệnh nhân có thể có một cuộc sống khỏe mạnh, thậm chí là không phát hiện ra đó là bệnh nhân được ghép gan”- PGS Thành nói.

Với người hiến gan, sau từ 6-12 tháng, thể tích gan trở về trạng thái 100% như trước khi hiến. Bởi gan là cơ quan duy nhất của cơ thể có thể tái tạo lại sau khi hiến, sức khỏe người hiến gan cũng trở lại bình thường.

Theo PGS Thành, dù Việt Nam đã làm chủ toàn bộ kỹ thuật ghép gan, nhưng nguồn cho từ người chết não còn rất hạn chế nên đây cũng là trở ngại lớn nhất.

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm- Ảnh 2.

Nữ bệnh nhân ghép gan hồi phục sau ca ghép

Hiện nay, mỗi năm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện khoảng 60 ca ghép gan, trong khi năng lực có thể thực hiện tới 200 ca/mỗi năm. Chi phí ghép gan tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Hiện một ca ghép gan ở Việt Nam khoảng 1,5 tỉ đồng, trong khi đó ở một số nước phát triển, một ca ghép gan khoảng 8-10 tỉ đồng, chưa tính chi phí đi lại, ăn ở.

PGS Thành cho biết bệnh viện đã và đang chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho một số cơ sở y tế, trong đó có Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Quân y 103… Bệnh viện đang đẩy mạnh ghép gan bất đồng nhóm máu để tăng nguồn hiến gan.

Tại hội thảo, tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Thành Khiêm, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết với sự phát triển của y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị những bệnh lý về gan mật, nâng cao chất lượng sống người bệnh.

Ghép gan đã đem lại hy vọng cho những bệnh nhân ung thư gan và bệnh lý gan mạn tính giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, bác sĩ Khiêm cũng cảnh báo tỉ lệ các bệnh về gan mật như: Ung thư gan, xơ gan và các biến chứng do xơ gan ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hoá.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trung tâm ghép tạng bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ hoạt động năm 2025

Ngày 9-4, Sở Y tế TP HCM cho biết Bộ Y tế vừa ban hành quyết định công nhận Bệnh viện Nhi Đồng 2 là cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận, gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não.

Trung tâm ghép tạng bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ hoạt động năm 2025- Ảnh 1.

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Theo đó, Bệnh viện Nhi Đồng 2 là một trong các bệnh viện nhi đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em từ rất sớm. Ca ghép thận đầu tiên được thực hiện từ năm 2004 và ghép gan từ năm 2005. Đến nay, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thực hiện thành công 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận, 10 ca ghép tế bào gốc tự thân.

“Có thể khẳng định các y, bác sĩ của bệnh viện đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đúng theo quy trình tuyển chọn bệnh nhân, tuyển chọn người cho tạng, quy trình chăm sóc điều trị trước, trong và sau ghép, quy trình này đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động thường quy” – Sở Y tế nhấn mạnh.

Sở Y tế cho biết từ những kết quả đạt được thời gian qua, cùng với việc được Bộ Y tế chính thức công nhận đủ điều kiện ghép tạng trẻ em, Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ nỗ lực không ngừng, phấn đấu làm chủ kỹ thuật ghép tạng mới như ghép tim, ghép tủy xương và ghép tế bào gốc dị ghép, bên cạnh các kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đồng ghép vốn đã triển khai thành công trong thời gian qua.

Ghép tạng là phương pháp điều trị phẫu thuật thay thế cơ quan bệnh bằng cơ quan tương ứng của người khác. Đây được coi là biện pháp điều trị cuối cùng, mang lại sự sống cho các bệnh suy chức năng tạng giai đoạn cuối, không còn khả năng điều trị bảo tồn như suy thận mạn, một số bệnh gan mạn tính, bệnh chuyển hóa, cũng như các bệnh lý ác tính.

Các cơ quan có thể thay thế, cấy ghép có thể kể đến: tim, thận, gan, phổi, ruột, tụy và tủy xương. Riêng với người bệnh là trẻ em, ghép thận được thực hiện rất có hiệu quả đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, những bất thường bẩm sinh của thận hoặc đường tiết niệu, hay xơ hóa cầu thận… Tương tự, rất nhiều bệnh lý gan ở trẻ em cần phải ghép gan mới hy vọng trả lại cuộc sống bình thường, như nhóm các bệnh lý gây xơ gan ứ mật, các u nguyên phát tại gan…

Tùy theo nguồn gốc tạng ghép, có thể chia làm hai nhóm chính là ghép tạng từ người hiến chết não và ghép tạng từ người hiến sống. Vì nhiều lý do, trong đó có các vấn đề về tín ngưỡng, phong tục tập quán mà nguồn tạng ghép từ người hiến chết não ở Việt Nam nói riêng và các nước Á Đông nói chung còn rất hạn chế. Vì thế, phương thức ghép tạng từ người hiến sống rất đang được ưu tiên áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với người bệnh cần được ghép tạng là trẻ em.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh

Ngày 5-4, GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, cho biết sức khỏe 3 bệnh nhân được ghép tim, gan và thận từ người cho chết não đã ổn định, đang dần hồi phục tốt. Hậu phẫu ngày thứ 3, tất cả họ đã được rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hóa ổn định, chức năng tạng tốt.

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 1.

TS Hồ Văn Linh (giữa) cùng các đồng nghiệp tiến hành rửa gan trước khi ghép.

Trước đó, vào tối 31-3, họ nhận được thông tin điều phối tạng từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia về việc có người chết não tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) hiến tặng tạng, các bệnh nhân tại BVTW Huế đủ điều kiện nhận tạng hiến gan, tim và thận.

Ngay lập tức, BVTW Huế họp khẩn, tiến hành rà soát và tính toán các phương án di chuyển hợp lý nhất, tận dụng từng giây, từng phút để tạng hiến được bảo quản đúng thời gian tối ưu. 

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 2.

Tiến hành ghép

Bên cạnh đó, gan người hiến phân chia thành 2 phần, thùy trái ghép cho cháu bé 2,5 tuổi ở BVTW Huế, thùy phải (chiếm khoảng 60% thể tích gan) dành ghép cho một bệnh nhân ở Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên triển khai ghép gan trên bệnh nhi tại BVTW Huế.

Ngày 1-4, TS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc BVTW Huế, dẫn theo ê-kíp y-bác sĩ bệnh viện ra Quảng Ninh để lấy tạng. 

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ghép tạng.

Ca phẫu thuật lấy tạng được thực hiện từ đêm 1 đến rạng sáng 2-4 với sự tham gia của khoảng 120 y – bác sĩ. Các bác sĩ BVTW Huế đã nhanh chóng mang quả tim, một phần gan và thận vào Huế bằng đường hàng không, họ đáp xuống sân bay Phú Bài vào lúc 9 giờ 23 phút ngày 2-4.

Trong thời gian đó, các ê- kip nhận tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế tích cực chuẩn bị bệnh nhân sẵn sàng nhận 3 tạng: gan, tim, thận và đã khẩn trương phẫu thuật ngay khi tạng kịp về đến BVTW Huế lúc 9 giờ 50 phút.

Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, trái tim đã đập lại trong lồng ngực người bệnh suy tim rất nặng; EF 18% trước đây đã từng 2 lần ngưng tim, đang được hồi sức tại thì phép màu đã đến.

Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỉ lục ghép tạng.

Với bệnh nhi ghép gan, được chẩn đoán xơ gan do teo đường mật bẩm sinh đã được điều trị phẫu thuật Kasai nhưng không đáp ứng điều trị, tình trạng xơ gan ngày càng nặng, nếu không được ghép gan kịp thời sẽ tử vong. Với sự chỉ đạo kịp thời của GS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cùng sự hỗ trợ của ê – kíp ghép gan Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 bệnh nhi này được tiến hành ghép thành công, mang lại cơ hội sống cho em.

Song song đó, trong 48 giờ, tập thể y – bác sĩ BVTW Huế đã thực hiện thành công 5 ca ghép tạng khác, trong đó một ca ghép thận tự thân cho bệnh nhân đa chấn thương dập cuống thận và 4 ca ghép tạng khác.

GS-TS Phạm Như Hiệp cho biết BVTW Huế đã lập 3 kỷ lục về ghép tạng trong vòng 48 giờ. Kỷ lục thứ nhất là bệnh viện này ghép tổng cộng 8 ca. Kỷ lục thứ hai là lần đầu tiên thực hiện ghép bộ ba tạng tim, gan, thận xuyên Việt từ người cho chết não tại bệnh tuyến tỉnh. Kỷ lục thứ ba là thời gian vận chuyển 3 tạng xuyên Việt cho cùng một đơn vị dài nhất.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mở rộng danh sách ghép tạng

Bé gái P.T.L.T. (16 tuổi, quê Phú Yên) bị suy thận mãn, phải chạy thận nhân tạo nhiều năm qua. Bệnh nhi cũng có em trai bị suy thận, gia đình nghèo từ miền Trung vào TP HCM sống lây lất để trị bệnh. Biết chương trình ghép thận từ người hiến chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy, gia đình đăng ký tìm cơ hội được suất cứu con.

Nhiều bệnh nhi được cứu

Cả hai bé đều đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, người chị phải chạy thận nhân tạo, em trai thì đang điều trị nội khoa. Sau hội chẩn, xét nghiệm bé T. tuyển chọn vào danh sách chờ. Năm 2022, bé được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy chạy thận nhân tạo định kỳ, sau đó được ghép thận.

Người hiến tạng là một nạn nhân bị tai nạn giao thông chết não. Theo ý nguyện của gia đình, Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy hoàn tất các thủ tục pháp lý, lấy tạng xét nghiệm các đánh giá chức năng, chọn người tiếp nhận theo quy trình của hệ thống trên danh sách chờ tại cổng thông tin và bé T. là người phù hợp được ghép.

Trường hợp khác là bé P.B.L. (15 tuổi) bị suy thận mãn, chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Trong quá trình điều trị, gia đình đăng ký ghép thận từ người hiến chết não trên cổng thông tin của 3 bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, Nhi Đồng 2. Nhờ đó, bé L. được cứu với nguồn tạng được Trung tâm Điều phối tạng quốc gia chuyển vào TP HCM.

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ảnh: NGUYỄN THẠNH

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện Chợ Rẫy Ảnh: NGUYỄN THẠNH

TS-BSCK2 Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người – Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết 2 bệnh nhi trên có được tạng ghép là nhờ kết quả phối hợp giữa 3 bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất và Nhi Đồng 2 với đề tài nghiên cứu: “Đề án thực hiện mạng lưới điều phối liên viện về hiến và ghép thận nhân đạo giữa Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Nhi Đồng 2” đăng ký với Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM. Đề án này đã xây dựng danh sách bệnh nhân chờ ghép thận và phần mềm sử dụng trong tiếp nhận, quản lý, tuyển chọn và điều phối tạng hiến. Công trình đem đến tiện ích cho cộng đồng khi tìm hiểu thông tin về hiến và ghép tạng, đồng thời tạo sự công bằng, minh bạch cho người bệnh trong tuyển chọn người được nhận tạng hiến. Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, cổng thông tin trên đã có gần 1.000 bệnh nhân đăng ký nhận tạng, trong đó 10 trường hợp được tuyển chọn để ghép.

Đăng ký hiến tạng ngày càng nhiều

Theo thống kê, hiện danh sách hiến tạng đã là hơn 44.600 người đăng ký. Trong giai đoạn đầu thử nghiệm (2020-2022), số người tiếp cận tăng rất nhanh sau đó. Số người đăng ký hiến tạng khi chẳng may qua đời tăng lên gấp 3 lần so với 3 năm trước đó. Số người đăng ký chờ ghép thận cũng đã tăng lên gấp 1,75 lần so với trước.

Do đề án đang trong giai đoạn đầu nên cổng thông tin về hiến ghép tạng này chỉ có một số bệnh nhân tự tìm hiểu hoặc có người quen giới thiệu mới đăng. Trong thời gian tới, nếu có sự phối hợp và giới thiệu, cập nhật, kết nối danh sách những người bệnh có chỉ định ghép từ các cơ sở đơn vị khác thì khả năng sẽ cao hơn. Ở nước ta hiện nay, số bệnh nhân bị suy thận, suy tim, suy gan chờ nguồn tạng ghép khoảng hàng chục ngàn người.

Theo BS Thu, ưu điểm cho người bệnh khi đăng ký vào danh sách chờ ghép là được đánh giá sức khỏe toàn diện, phát hiện sớm các bệnh mới xuất hiện trong quá trình lọc máu; điều trị các bệnh lý nền kèm theo (huyết áp, thiếu máu, đái tháo đường, thoái hóa xương khớp); được bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi bệnh tại nhà. Các thông tin cần thiết cho yêu cầu tuyển chọn để tiếp nhận thận hiến: Nhóm máu, HLA, kháng thể đặc hiệu kháng HLA, viêm gan siêu vi B, C, đái tháo đường, ngày lọc máu, ngày đăng ký, chiều cao, cân nặng, tuổi, địa phương cư trú.

Tất cả các thông tin này sẽ được hệ thống quy đổi ra thành điểm số. Điểm sẽ được xếp theo hướng ưu tiên tuyển chọn từ điểm số cao nhất cho đến thấp nhất. Tất cả đều được tự động hóa, minh bạch và hạn chế rủi ro, nguy cơ cho người nhận cũng như tránh được sự can thiệp ngoài chuyên môn của bất kỳ ai. Đây là ưu điểm của hệ thống để bảo đảm tính minh bạch và công bằng của việc tuyển chọn người nhận tạng hiến để ghép.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, số người hiến tạng mỗi năm vẫn còn rất ít so với nhu cầu nhưng không phải nguồn tạng nào cũng phù hợp với người nhận. “Chúng tôi đang nỗ lực truyền thông rộng rãi tới cộng đồng. Đồng thời, cũng tiến hành thêm một số giải pháp cải tiến để người dân (người hiến tạng và người nhận) thuận tiện và dễ dàng truy cập, tham gia nhiều hơn” – BS Thu nhấn mạnh.

Tháo gỡ khó khăn

Theo ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Việt Nam đã thực hiện thành công các ca ghép tạng, trong đó có ghép thận từ người cho chết não và đang đẩy mạnh số người đăng ký hiến ghép tạng sau khi qua đời. Bộ Y tế đã phê duyệt 23 cơ sở y tế ghép tạng, cả tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Việt Nam đã triển khai hiệu quả các kỹ thuật trong ghép tạng với kết quả đã ghép được 6 bộ phận cơ thể người, gồm: Thận, gan, phổi, tim, tụy, chi thể.

Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn như nguồn tạng hiến, chi phí ghép và điều trị dài ngày sau đó cho bệnh nhân… Những khó khăn đó, Bộ Y tế đã ghi nhận để tìm cách tháo gỡ trong thời gian tới. Hiện Bộ Y tế đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo hướng sửa đổi một số nội dung thuận lợi hơn cho vận động hiến tạng.

Ngọc Dung

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tỉ lệ sống sau 10 năm ghép thận đạt gần 96%

Ngày 19-3, tại Hội nghị khoa học ghép thận, tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Thế Cường, Trưởng Khoa thận – lọc máu, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết từ ca ghép thận đầu tiên vào năm 2002, đến nay có 1.804 bệnh nhân được ghép thận tại bệnh viện này.

Trong đó, 67% bệnh nhân ghép thận là nam, 37% là nữ. Tỉ lệ sống sau ghép 5 năm đạt trên 98,9%, còn 10 năm là 95,7%, tương đương các nước phát triển.

Tỉ lệ sống sau 10 năm ghép thận đạt gần 96%- Ảnh 1.

Một ca ghép tạng được thực hiện tại Bệnh viện Việt Đức

Tỉ lệ ghép tăng dần qua các năm, chủ yếu là từ người cho sống, còn từ người cho chết não là hơn 170 ca. Trong đó, 67% bệnh nhân ghép thận là nam, nữ chiếm 37%. Tỷ lệ sống sau ghép 5 năm đạt trên 98,9%, còn 10 năm là 95,7%.

Ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết đến nay, bệnh viện đã tiến hành ghép thận thường quy với khoảng 100 ca mỗi năm. Bệnh viện đã và đang chuyển giao kỹ thuật ghép thận và ghép các tạng khác cho nhiều bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.

“Một bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận 3 lần một tuần, cuộc sống gần như gắn liền với bệnh viện. Tuy nhiên, nếu được ghép thận, bệnh nhân sống tốt, quay trở lại lao động bình thường”- ông Hùng đánh giá.

Tỉ lệ sống sau 10 năm ghép thận đạt gần 96%- Ảnh 2.

Ông Dương Đức Hùng cho biết ghép thận được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Việt Đức

Tại hội nghị, ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã thực hiện thành công các ca ghép tạng trong đó có ghép thận từ người cho chết não và đang đẩy mạnh số người đăng ký hiến ghép tạng sau khi qua đời.

Bộ Y tế đã phê duyệt 23 cơ sở y tế ghép tạng, cả tuyến tỉnh và tuyến trung ương. Việt Nam đã triển khai hiệu quả các kỹ thuật trong ghép tạng với kết quả đã ghép được 6 bộ phận cơ thể người, gồm: Thận, gan, phổi, tim, tụy, chi thể.

Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn như nguồn tạng hiến, chi phí ghép và điều trị dài ngày sau đó cho bệnh nhân… Những khó khăn đó, Bộ Y tế đã ghi nhận để tìm cách tháo gỡ trong thời gian tới.

Hiện Bộ Y tế đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác theo hướng sửa đổi một số nội dung thuận lợi hơn cho vận động hiến tạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Viết tiếp kỳ tích y học Việt: Ca ghép phổi đi vào lịch sử

Ghép phổi là kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật ghép tạng, đòi hỏi sự phối hợp nghiêm ngặt của tất cả các lực lượng tham gia, các quy trình tiếp nhận xử lý, ráp ghép cần sự chuẩn xác tuyệt đối. 

Ca ghép phổi cho nữ bệnh nhân 21 tuổi được đánh giá là bước đột phá trong phát triển kỹ thuật y học chuyên sâu, tiếp cận và làm chủ được những kỹ thuật đỉnh cao trong lĩnh vực ghép tạng.

Cuộc hồi sinh ngoạn mục ngày 30 Tết

Cô gái 21 tuổi (ở Bắc Kạn) mắc căn bệnh hiếm gặp, cuộc sống thoi thóp tính bằng ngày đã được nhận hai lá phổi hiến từ người khác để hồi sinh trong ngày đầu xuân Giáp Thìn 2024. TS-BS Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Khoa Hô hấp, Phó Giám đốc Trung tâm Ghép phổi – Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết bệnh nhân từng là sinh viên ngành công nghệ thông tin của một trường đại học ở Thái Nguyên nhưng không may mắc bệnh lý u cơ trơn bạch huyết ở phổi hay còn gọi là bệnh phổi đục lỗ. Tình trạng bệnh rất nặng, được theo dõi tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ năm 2020. Nhiều tháng nay, bệnh nhân có tên trong danh sách chờ ghép phổi vì 2 phổi tổn thương nghiêm trọng, tiên lượng tử vong cao. Cuộc sống của cô gái lúc đó chỉ còn được tính bằng tháng ngày lây lất.

Viết tiếp kỳ tích y học Việt: Ca ghép phổi đi vào lịch sử- Ảnh 1.

Các thầy thuốc thực hiện ca ghép phổi cho bệnh nhân

28 Tết vừa qua, bệnh nhân được xuất viện về nhà ở tỉnh Bắc Kạn. Cuộc sống không còn nhiều hy vọng vì căn bệnh phổi giai đoạn cuối khiến cô suy kiệt. Thế nhưng, sáng sớm 30 Tết, nữ bệnh nhân được người thân trợ thở ôxy vượt quãng đường dài trở lại Bệnh viện Phổi Trung ương với niềm hy vọng mới khi may mắn là người được ghép phổi.

TS-BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết nữ bệnh nhân này được ghép 2 lá phổi từ người cho là nam thanh niên 26 tuổi bị chết não do tai nạn giao thông. Theo bác sĩ Lượng, 13 giờ ngày 8-2 (29 Tết), sau khi nhận được thông tin có phổi hiến từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã kích hoạt khẩn cấp chương trình ghép phổi và tổ chức hội chẩn lựa chọn người bệnh được nhận tạng ngay trong đêm. Nữ bệnh nhân trẻ này có nhiều chỉ số phù hợp với người hiến tạng.

Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động khoảng 80 nhân lực bệnh viện trực tiếp tham gia và hàng chục con người khác sẵn sàng điều động và làm việc trực tuyến. Ngoài ra, có sự phối hợp và hỗ trợ từ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện 108, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Tim Hà Nội… Sau khi hội chẩn với Giáo sư Jasleen, Giám đốc Trung tâm Ghép phổi UCSF (là trung tâm y học uy tín lớn nhất miền Tây nước Mỹ) và một số chuyên gia trong nước, các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương quyết định khởi động ca ghép phổi này. Ca phẫu thuật bắt đầu lúc 10 giờ và kết thúc lúc 22 giờ ngày 9-2 (30 Tết).

Điều đáng chú ý là ca mổ kéo dài 12 giờ nhưng chỉ 14 giờ sau ghép người bệnh đã tỉnh, được rút ống nội khí quản, tự thở những hơi thở đầu tiên bằng hai lá phổi mới trong giọt nước mắt hạnh phúc của cả người bệnh và ê-kíp thực hiện ghép phổi. “Đây là một thời khắc rất quan trọng, bởi rút ống nội khí quản tức là phổi mới đã tương thích và hoạt động tốt trên người bệnh. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định và đến ngày thứ hai sau mổ, nhóm phục hồi chức năng đã động viên bệnh nhân ngồi dậy, uống nước và bắt đầu tập ăn. Ngày thứ 3 sau ghép, bệnh nhân đã đứng dậy tập đi trong 4 phút liên tục; đến ngày thứ 5, thời gian bệnh nhân đi được liên tục tăng lên. Điều này cũng giúp phổi nở tốt hơn. Hiện tại, bệnh nhân đang nỗ lực tập thở, phục hồi chức năng mỗi ngày” – bác sĩ Lượng hồ hởi thông báo.

Với thành công này, một cuộc đời mới đã mở ra cho cô gái trẻ. Khả năng bệnh nhân được quay trở lại trường học cũng rất gần. “Cuộc sống với cháu như một giấc mơ. Tôi đã từng nghĩ tới tình huống xấu nhất xảy ra với con mình. Gia đình xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác sĩ bệnh viện đã nỗ lực ghép phổi cho con gái, cảm ơn nghĩa cử cao cả của gia đình hiến tạng để giúp cháu được sống và theo đuổi ước mơ của mình” – mẹ bệnh nhân xúc động sau khi con gái hồi phục sau ca đại phẫu thuật.

Việt Nam làm chủ kỹ thuật ghép tạng khó nhất

Theo bác sĩ Lượng, ghép phổi là một kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật ghép tạng, đòi hỏi sự phối hợp nghiêm ngặt của tất cả các bộ phận, các bác sĩ, chuyên gia. Phổi ngoài chức năng hô hấp thì chức năng chuyển hóa và miễn dịch cũng rất mạnh, do vậy phản ứng thải ghép cũng rất mạnh mẽ, nguy cơ nhiễm trùng lớn. Điểm quyết định là cơ hội có tạng để ghép từ người cho chết não cũng vô cùng ít cơ hội, chỉ 20% số người chết não có thể hiến phổi đủ tiêu chuẩn để ghép. Mặt khác, phổi là một tạng lớn chiếm hầu hết khoang ngực nên phẫu thuật ghép sẽ phải thực hiện đường mổ rất lớn gây đau đớn nhiều, cản trở cho quá trình phục hồi và dẫn đến các biến chứng nếu bệnh nhân không thể vận động sớm sau mổ… Hơn nữa, quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng là yếu tố quyết định sự sống của người bệnh.

Viết tiếp kỳ tích y học Việt: Ca ghép phổi đi vào lịch sử- Ảnh 2.

Nữ bệnh nhân tươi tỉnh sau 10 ngày được ghép phổi. Ảnh: HÙNG ANH

“Trên thế giới, ghép phổi hầu hết chỉ được thực hiện ở các nước phát triển do đây là kỹ thuật ghép tạng rất khó và chi phí lớn, song tại Bệnh viện Phổi Trung ương ca ghép này được thực hiện thành công. Ca phẫu thuật đã được thực hiện chặt chẽ, bài bản theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế từ Trung tâm ghép phổi UCSF, 1 trong 9 trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Mỹ” – bác sĩ Lượng nhấn mạnh.

Đánh giá thành công từ ca ghép phổi, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh đây là thành công và dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực ghép mô tạng, khẳng định trình độ, năng lực của các y, bác sĩ nước nhà trên bản đồ y khoa thế giới. “Chúng tôi rất xúc động, tự hào với kết quả đội ngũ các y, bác sĩ đã làm được. Thành công này là sự đoàn kết, sự chia sẻ, phối hợp rất tốt; đó còn là sự cố gắng, nỗ lực chung của toàn thể đội ngũ y, bác sĩ. Là kết quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng, của lòng mong mỏi, khát vọng để kỹ thuật ghép tạng phát triển, là sự nỗ lực bền bỉ từ nhiều năm trước, sự chuẩn bị tốt nhất kể cả về nhân lực, hậu cần, chuyên môn kỹ thuật…” – tư lệnh ngành y tế chúc mừng các ê-kíp ghép phổi.

PGS-TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, khẳng định sự thành công của ca ghép phổi này là dấu mốc lớn ghi nhận tiến bộ vượt bậc của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương và sự phối hợp đồng bộ của đội ngũ các y, bác sĩ từ nhiều bệnh viện. Đây là ca ghép phổi thứ 10 tại Việt Nam và là ca thứ 2 tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Với những thành công này, chương trình ghép phổi của Việt Nam sẽ được ghi nhận vào danh sách của hệ thống ghép phổi trên thế giới. Sự thành công của các ca ghép phổi cho thấy Việt Nam đã tiếp cận và làm chủ được những kỹ thuật đỉnh cao trong lĩnh vực ghép tạng. Riêng trong năm 2023, Việt Nam đã thực hiện thành công rất nhiều ca ghép tạng được đánh giá là lịch sử, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng về ghép tạng của khu vực Ðông Nam Á, châu Á.

PGS Hệ cũng nhắc lại kỳ tích của ca ghép tạng xuyên Việt ngày 26-2-2023 của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Việt Ðức, đó là “trái tim” hiến tặng được chuyển bằng máy bay từ TP HCM về Hà Nội. Với sự tham gia của hơn 40 y, bác sĩ thuộc nhiều đơn vị, sau ca ghép 8 giờ, “trái tim” của người hiến đã đập trong lồng ngực người nhận. Sau ghép, bệnh nhân nhận tim ổn định. Trước đó, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng đã phối hợp với nhiều bệnh viện khác thực hiện thành công kỹ thuật ghép phổi, trong đó có ca bệnh ghép 2 lá phổi cho người đàn ông 56 tuổi ở Thanh Hóa được đánh giá là thành công toàn diện nhất tại Việt Nam với thời gian sống lâu nhất. 

Nối dài sự sống cho hơn 7.600 người

TS-BS Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Ðiều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cho biết từ ca ghép thận đầu tiên cho bệnh nhân 40 tuổi suy thận giai đoạn cuối năm 1992 tại Bệnh viện Quân y 103 đến nay, nước ta đã có tới 25 trung tâm ghép tạng trải dài khắp đất nước, không chỉ ở các thành phố lớn Hà Nội, TP HCM mà còn phân bổ ở nhiều tỉnh, thành phố khác như: Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hóa… Hiện tại, cả nước đã thực hiện thành công hơn 7.600 ca ghép tạng, điều này đồng nghĩa với việc từng đó con người được nối dài sự sống. Hành trình nối dài sự sống ấy không chỉ hàng ngàn người được cứu sống mà chúng ta còn làm chủ được kỹ thuật ghép tạng khó như: ghép thận đến gan, tim, phổi, tụy…

(Còn tiếp)

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ

Chiều 15-2, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thông tin về sức khỏe của nữ bệnh 21 tuổi (ở Bắc Kạn) được ghép phổi hồi sinh sự sống đúng đêm Giao thừa năm Giáp Thìn (tức đêm 10-2 dương lịch).

Cô gái trẻ được ghép 2 lá phổi từ người cho là nam thanh niên 26 tuổi bị chết não do tai nạn giao thông.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân 21 tuổi được ghép phổi thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ghép phổi thành công cho cô gái trẻ

Theo các bác sĩ, bệnh nhân mắc bệnh lý u cơ trơn bạch huyết ở phổi (LAM) hay còn gọi là bệnh phổi đục lỗ, là một bệnh hiếm gặp và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ. Bệnh lý này tạo các kén khí trong phổi, lan tỏa và làm mất chức năng phổi. Tình trạng người bệnh rất nặng, khả năng tử vong trong vòng vài tháng tới nếu không được ghép phổi.

Người bệnh đã được quản lý, theo dõi tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ năm 2020 và chờ ghép phổi từ vài tháng nay vì 2 lá phổi tổn thương nghiêm trọng, tình trạng suy hô hấp nặng, tiên lượng tử vong cao.

Là sinh viên của một trường đại học nhưng khi phát hiện mắc bệnh phổi giai đoạn cuối cô đã phải bỏ học giữa chừng, thở ôxy dài hạn tại nhà, mọi sinh hoạt phải nhờ người khác, tưởng chừng như hết hy vọng.

Ngày 8-2 vừa qua (29 Tết), sau khi nhận được thông tin có nguồn tạng hiến từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã kích hoạt khẩn cấp chương trình ghép phổi và tổ chức hội chẩn lựa chọn người bệnh được nhận tạng ngay trong đêm.

Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động khoảng 80 nhân viên trực tiếp tham gia thực hiện ca ghép phổi đồng thời có sự phối hợp và hỗ trợ từ nhiều bệnh viện khác.

Ca phẫu thuật được thực hiện ngày 9-2 (30 Tết), kéo dài 12 giờ (từ 10 giờ tới 22 giờ) bởi các chuyên gia Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện E Trung ương.

12 giờ sau ca mổ, người bệnh đã tỉnh, tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới trong những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người bệnh và kíp thực hiện ghép phổi. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định.

Đến thời điểm này, sau 6 ngày ghép phổi bệnh nhân đã có thể đi lại với sự hỗ trợ của các dụng cụ và nhân viên y tế.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 2.

Nữ bệnh nhân ghép phổi đang tập đi lại

Dấu ấn trong lĩnh vực ghép mô tạng

Theo bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, trên thế giới, ghép phổi hầu hết chỉ được thực hiện ở các nước phát triển do đây là kỹ thuật ghép tạng rất khó và chi phí lớn nhưng tại Bệnh viện Phổi Trung ương ca ghép này được thực hiện thành công.

“Đây là dấu mốc lớn, ghi nhận tiến bộ vượt bậc của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương và sự phối hợp của đội ngũ các y bác sĩ từ nhiều bệnh viện”- bác sĩ Lượng nói.

Trước ca ghép phổi này, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp với nhiều bệnh viện khác thực hiện thành công kỹ thuật ghép phổi, trong đó có ca bệnh ghép 2 lá phổi cho người đàn ông 56 tuổi (ở Thanh Hoá) được đánh giá là thành công toàn diện nhất tại Việt Nam, với thời gian sống lâu nhất.

Chiều 15-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tới thăm hỏi và chúc mừng người bệnh được ghép phổi thành công. Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá thành công từ các ca ghép tạng những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 là tin vui đầu năm của ngành y tế.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ca ghép phổi

Thành công của ca ghép phổi này đã góp phần quan trọng vào thành tựu kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam, thể hiện trình độ, năng lực của các y, bác sĩ nước nhà trên bản đồ y khoa thế giới. Đồng thời, cho thấy sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học, hiệu quả giữa các bộ phận tham gia trong quá trình ghép phổi.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc với người hiến tặng mô, tạng và gia đình người hiến tạng để nối dài sự sống, giúp “hồi sinh” nhiều cuộc đời mới trong đó có bệnh nhân trẻ được ghép phổi thành công.

Với việc làm chủ các kỹ thuật ghép tạng, Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn có thêm nhiều nguồn tạng hiến, các cơ sở y tế phát triển kỹ thuật cấy ghép mô tạng đạt tiêu chuẩn quốc tế để người bệnh chờ ghép tạng thêm cơ hội sống. Cùng đó, sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người phù hợp với tình hình thực tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cô gái trẻ được ghép phổi, tái sinh sự sống ngày đầu năm mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết hơn 150 y bác sĩ của bệnh viện đã thực hiện ca lấy – ghép đa tạng từ người cho chết não vào chiều 9-2 (tức 30 Tết Giáp Thìn) mở ra cuộc sống mới cho nhiều cuộc đời được tái sinh.

Sau 1 ngày ghép tạng, có những bệnh nhân được rút máy thở, chỉ số khí máu gần như người bình thường, bệnh nhân đã nói chuyện với các thầy thuốc và tự ăn.

Cô gái trẻ được ghép phổi, tái sinh sự sống ngày đầu năm mới- Ảnh 1.

Toàn cảnh ca ghép đa tạng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Mai Hằng

Thiếu tướng GS-TS Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết đối với cuộc “đại phẫu thuật” lần này, bệnh viện chủ động hoàn toàn về công tác tổ chức, điều phối và thực hiện.

Chiều 30 Tết, bệnh viện đã tổ chức lấy và ghép 8 mô tạng gồm tim, gan, thận, thận – tụy, 2 tay, 2 giác mạc (trong đó có 2 tạng lần đầu thực hiện tại bệnh viện là ghép tim và ghép tụy – thận), đồng thời lấy phổi điều phối cho Bệnh viện Phổi Trung ương ghép.

Ghép tạng tái sinh cho nhiều cuộc đời

Theo GS Song, trong số các ca ghép trên, ghép đồng thời tụy – thận được đánh giá là kỹ thuật phức tạp nhất.

Ghép tụy là một kỹ thuật ngoại khoa phức tạp đòi hỏi sự đánh giá, chuẩn bị kỹ lưỡng trước ghép về chỉ định và sự phù hợp giữa người cho – người nhận.

Cô gái trẻ được ghép phổi, tái sinh sự sống ngày đầu năm mới- Ảnh 2.

Ghép tạng cho bệnh nhân ngay trong chiều 30 Tết sau khi có người chết não hiến tặng

Bất cứ sai sót nhỏ nào khi phẫu thuật tụy có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới các tạng khác và nguy hiểm cho người nhận. Đặc biệt, bệnh nhân phải trải qua quá trình hậu phẫu (điều trị và theo dõi sau ghép) rất phức tạp với nhiều nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra.

“Sau ca ghép, trước thềm năm mới Giáp Thìn, những nhịp tim đầu tiên ở người nhận tim đã chạy trên màn hình theo dõi liên tục, cùng với các mô, tạng khác đang dần hồi sinh trong cơ thể của các bệnh nhân nhận gan, thận, thận – tuỵ, chi thể, trong niềm hạnh phúc của các thầy thuốc…” – GS Song chia sẻ.

Cô gái trẻ được ghép phổi, tái sinh sự sống ngày đầu năm mới- Ảnh 3.

Kíp ghép phổi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Riêng ca ghép phổi được thực hiện tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Trong chiều 30 Tết, các y bác sĩ cũng thành công thực hiện ca ghép phổi toàn bộ.

Ghép phổi cho một thiếu nữ

Ngày 10-2 (mùng 1 Tết), PGS-TS Vũ Xuân Phú, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết sau ca ghép phổi kéo dài 6 giờ vào chiều 30 Tết, đến sáng mùng 1 Tết, bệnh nhân ghép phổi đã được rút máy thở, có thể nói chuyện với các thầy thuốc, phục hồi vận động.

Bệnh nhân được ghép phổi là một thiếu nữ, mắc bệnh lý hiếm gặp, tổn thương nghiêm trọng và tiên lượng xấu cả 2 phổi. Trước thời điểm được ghép phổi, bệnh nhân phải can thiệp tim phổi nhân tạo (ECMO).

Cô gái trẻ được ghép phổi, tái sinh sự sống ngày đầu năm mới- Ảnh 4.

Nữ bệnh nhân trẻ được ghép toàn bộ phổi đã tỉnh táo và ăn uống 1 ngày sau ghép. Ảnh. Ph. Nguyễn

Theo PGS Phú, để thực hiện ca ghép phổi từ người hiến chết não cho nữ bệnh nhân trẻ này, hàng trăm thầy thuốc, nhân viên y tế đã quay trở lại bệnh viện dù nhiều người đã về quê nghỉ Tết.

“Thành công sau ca ghép phổi chính là niềm vui, hạnh phúc của thầy thuốc và gia đình bệnh nhân trong ngày đầu năm mới” – PGS Phú chia sẻ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Kỳ diệu ca phẫu thuật ghép thận cha cho con gái sau 32 năm

Ca ghép thận đặc biệt 

Tôi gặp ông Huỳnh Văn Trọng vào một ngày đầu tháng 12-2023, nếu không được giới thiệu từ trước thì chúng tôi không thể biết cụ già ngồi trước mặt minh nay đã 91 tuổi và 32 năm qua chỉ sống với 1 quả thận.

“Ba chị mới cà phê về đó, sáng nào ổng cũng 5 giờ dậy và vệ sinh cá nhân xong là cuốc bộ ra quán uống cà phê ngoài lộ tán chuyện với bạn. Mấy năm trước ba chị còn phóng xe máy vù vù chạy khắp thị trấn”, chị Huỳnh Thị Thượng – con gái ông Trọng kể.

32 năm trước, ông Trọng là một trong 2 người hiến thận cho con. Năm 2024, ông Trọng đã 91 tuổi.

Do lầu trệt làm nơi kinh doanh buôn bán, nên để thuận tiện cho buổi trò chuyện ông Trọng mời chúng tôi lên lầu. Khi chúng tôi còn nhìn quanh ái ngại thì ông Trọng nhanh chóng đứng dậy dẫn đường. Nhìn cách ông Trọng tự bước lên lầu là minh chứng cụ thể nhất về tình hình sức khỏe của ông hiện nay sau khi cho con gái một quả thận 32 năm về trước.

“Có gì đâu, tui cho con thận xong thì vẫn sống và làm việc bình thường như trước. Thậm chí còn ít ốm vặt hơn xưa. Lâu lâu chỉ đi tái khám. Bác sĩ ai cũng đùa “ông cho thận khoẻ ra”, ông Trọng cười sảng khoái.

Chị Huỳnh Thị Thượng, bệnh nhân nữ đầu tiên được ghép thận từ cha mình tại Bệnh viện Chợ Rẫy sau 32 năm.

“Nhà có 2 đứa con gái, không thương nó thì thương ai. Nó bệnh, hai đứa con còn nhỏ, đứa lớn mới 9 tuổi, đứa nhỏ mới 2 tuổi. Vậy là tôi với bà xã đăng ký hiến thận, nhưng có lẽ “con gái giống ba”, nên các chỉ số của tôi thì hợp, còn mẹ nó thì không. Ngày đó, trong hơn 100 trường hợp trong cả nước tham gia chọn lọc để thực hiện 2 ca ghép thận đầu tiên tại khu vực phía nam nói chung, Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng, thì may mắn có con tôi”, ông Trọng kể.

Ngày để phẫu thuật, cả khu mổ chật kín bác sĩ, từ chuyên gia nước ngoài cho đến bác sĩ Việt Nam, trong đó có cố GS Tôn Thất Bách và BS Trần Ngọc Sinh – khi đó chưa tới 40 tuổi.

“Tôi còn được như hôm nay, không chỉ nhờ ba tôi, chồng tôi mà còn nhờ đội ngũ y bác sĩ việt Nam nói chung, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng. 32 năm, qua 4 đời giám đốc, bao nhiêu nhân viên, người còn người mất, nhiều người đã nghỉ hưu còn tôi và ba tôi đến giờ vẫn mạnh khoẻ, bình an”, chị Thượng xúc động. 

GS -TS – BS Trần Ngọc Sinh kể về ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy

Cứu sống và cải thiện cuộc sống cho hàng ngàn bệnh nhân

Nhớ lại ca ghép thận lịch sử cuả y học Việt Nam, GS-TS- BS Trần Ngọc Sinh, Tổng thư ký, Phó Chủ tịch thường trực Hôi Ghép tạng Việt Nam, Trưởng Ban ghép tạng Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đây là một trong hai ca ghép thận đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy, hay khu vực phía Nam nói riêng và là 1 trong 5 trường hợp ghép thận đầu tiên tại Việt Nam. 

Sự thành công của các ca ghép này đã mở ra giai đoạn phát triển vượt bậc đáng tự hào cho ngành ghép thận trong y học nước nhà. Tạo thêm cơ hội cứu chữa cho các bệnh nhân bị suy thận mãn có thể phục hồi lại, có cuộc sống chất lượng, khoẻ mạnh những năm sau này. Điều hạnh phúc là cả người cho và người nhận sau khi cho và ghép đều sống khoẻ mạnh, lao động, sinh hoạt như bình thường. Dù sau đó bệnh nhân phải ghép thận lần 2.

Ghép thận đã và sẽ hồi sinh, mở ra nhiều cơ hội cho người bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, hai e kip phẫu thuật được thành lập, một ở Hà Nội và một ở trong nam (Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM). Hai phòng mổ thực nghiệm được xây dựng lên để các bác sĩ tập luyện (phòng thực tập đó đến nay ở bệnh viện Chợ Rẫy vẫn còn), và khi đó, chúng tôi phải luyện tập phẫu thuật cắt và ghép thận trên động vật (chó).

Được sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài như GS Chue Shue Lee, cũng như các chuyên gia đầu ngành trong nước như cố Giáo sư Tôn Thất Bách và các Giáo sư – Thiếu Tướng Lê Thế Trung, GS Trịnh Kim Ảnh… đã hoạch định chương trình ghép thận quốc gia.

GS-TS Trần Ngọc Sinh cho biết, trường hợp ghép thận lịch sử này, cả người cho và người nhận đã được tính toán thật kỹ, đánh giá toàn diện nhờ đó cả người cho lẫn người nhận đều an toàn, sống khỏe mạnh, ổn định, chất lượng sau ghép. Nó cho thấy ý nghĩa nhân văn y học, y tế. Chúng ta có những trường hợp sống khoẻ sau ghép đến nay cũng 25, 26 năm. Có ca 29 năm vẫn tốt dù không phải ghép lần 2. Sau khi ghép thận, có những trường hợp đàn ông suy thận bị yếu sinh lý, sau khi ghép xong thì chức năng sinh ý trở lại đập gia đình và có con. Có những người phụ nữ, bị suy thận mãn, được ghép thận. Sau đó phải uống thuốc ức chế miễn dịch, sau 2 năm ghép và theo dõi xong, chúng tôi có thể căn liều sau đó cho phép có con và sinh con bụ bẫm bình thường. Các ca này đã được báo cáo. 

Những ca ghép thận năm 1992 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học, y học mà còn có ý nghĩa nhân văn, mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển y học Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội sống, sống khỏe cho hàng ngàn người bệnh suy thận mãn.

Hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng đã ghép thận cho hơn 1.100 trường hợp với tỷ lệ thành công cao. Đặc biệt, với mục tiêu mang ý nghĩa nhân văn, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị, mở rộng nguồn thận hiến, thời gian qua, Bệnh viện Chợ Rẫy đã xây dựng và thành lập được đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người.

Sự thành công của các ca ghép này đã mở ra giai đoạn phát triển vượt bậc đáng tự hào cho ngành ghép thận trong y học nước nhà. Tạo thêm cơ hội cứu chữa cho các bệnh nhân bị suy thận mãn có thể phục hồi, có cuộc sống chất lượng, khoẻ mạnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh viện Quân y 175 tự chủ ghép thận giúp bệnh nhân giảm thời gian chờ đợi

Ngày 6-2, Bệnh viện Quân y 175 đã tổ chức buổi lễ xuất viện cho 2 bệnh nhân ghép tạng thành công. Đây cũng là bệnh nhân thứ 9, 10 được phẫu thuật ghép tạng tại bệnh viện sau thời gian đi vào hoạt động đơn vị ghép tạng.

Bệnh viện Quân y 175 tự chủ ghép thận giúp bệnh nhân giảm thời gian chờ đợi- Ảnh 1.

Ekip bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 chúc mừng bệnh nhân được xuất viện sau ca ghép thận thành công

Lý giải sự đặc biệt của 2 ca bệnh này, đại tá, TS-BS Nguyễn Việt Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết 6 ca trước đây, ekip của bệnh viện được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 108 hỗ trợ, hướng dẫn. Tuy nhiên, từ ca thứ 7 đến nay, ekip bệnh viện đã có thể tự chủ thực hiện ghép thận. Riêng ca thứ 9 và 10 vừa thành công là 2 ca khó. Bởi thông thường, khi lấy thận từ người cho ưu tiên lấy thận trái. Tuy nhiên, 2 bệnh nhân này, lại lấy thận phải từ người hiến.

“Khi ghép thận phải ống dẫn lọc máu ngắn hơn thận trái khiến quá trình phẫu thuật, ghép khó khăn hơn, phức tạp hơn. Nhưng 2 ca ghép này đã được phẫu thuật thành công” – bác sĩ Cường chia sẻ.

Tại buổi lễ xuất viện, anh V.Q.T (24 tuổi, ngụ Quảng Trị) và anh N.T.T. (30 tuổi, ngụ TP HCM) không giấu được niềm vui được về nhà kịp đón Tết cùng gia đình.

Bệnh viện Quân y 175 tự chủ ghép thận giúp bệnh nhân giảm thời gian chờ đợi- Ảnh 2.

Lãnh đạo Bệnh viện Quân y 175 tặng quà chúc mừng 2 bệnh nhân xuất viện về nhà đón Tết

“Sau hơn 2 tuần ghép thận, sức khoẻ của chúng tôi thật sự đã hồi phục. Tôi xin dành lời cảm ơn đặc biệt đến các y bác sĩ. Mong rằng, thời gian tới kỹ thuật này sẽ phát triển hơn để giúp thêm nhiều bệnh nhân có chỉ định phải ghép thận để duy trì sự sống” – cả 2 bệnh nhân cùng chia sẻ.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết liên quan đến lĩnh vực ghép tạng, mỗi năm, khu vực phía Nam có hàng nghìn người đang chờ ghép tạng và hàng nghìn bệnh nhân mới được phát hiện mắc bệnh. Dù kỹ thuật ghép thận không mới nhưng nguồn thận ghép vẫn rất khó khăn.

“Chúng ta vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong lĩnh vực này. Mặc dù có các quy định pháp luật và việc thành lập Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, nhưng rõ ràng vẫn còn rất nhiều thách thức, không chỉ trong việc ghép thận mà còn liên quan đến nhiều loại tạng khác” – Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Em bé đầu tiên trên thế giới sống khỏe nhờ ghép một phần trái tim

Theo Science Alert, bệnh nhi tên Owen Monroe đã được ghép chỉ một phần trái tim – bao gồm van tim và các mạch máu – từ một trẻ sơ sinh hiến tặng khác khi chỉ mới 18 ngày tuổi.

Ca phẫu thuật làm nên lịch sử được thực hiện vào năm 2022 nhưng các bác sĩ phải chờ xem cơ thể cậu bé thích ứng với phần hiến tặng này như thế nào mới có thể kết luận phẫu thuật có thành công hay không.

Nghiên cứu vừa được công bố trên JAMA đã xác nhận sự thành công hơn cả mong đợi.

Em bé đầu tiên trên thế giới sống khỏe nhờ ghép một phần trái tim- Ảnh 1.

Sau hơn một năm kể từ ngày được cấy ghép, trái tim của Owen – vốn chỉ to bằng một quả dâu tây khi được phẫu thuật – đã tăng kích thước. Các mô được hiến tặng cũng phát triển theo một cách đồng đều.

Các bác sĩ khẳng định chức năng tim của Owen hiện rất tốt. Kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng cho thấy cậu bé đang đạt được các mốc phát triển của một đứa trẻ 1 tuổi bình thường.

Owen là em bé đầu tiên được ghép một phần trái tim. Trước khi thực hiện trên con người, bác sĩ phẫu thuật chính Joseph Turkek (Đại học Duke) và các cộng sự đã thử nghiệm thành công trên 5 chú heo con.

Theo BS Turek, thành công trên cơ thể bé Owen sẽ mở đường cho những ca phẫu thuật khác để cứu những đứa trẻ khác.

Thủ thuật này cũng giúp hạn chế được những rủi ro khi ghép cả trái tim, đối với những trẻ chỉ bị hư hỏng một phần của tim

Các em bé sơ sinh phải ghép tim hoàn toàn thường khó sống qua tuổi 20, bởi trái tim cấy ghép cho dù cũng phát triển nhưng dần gặp các rối loạn chức năng.

Vì chỉ ghép một phần trái tim nên bé Owen chỉ phải dùng một nửa liều thuốc chống thải ghép so với những trẻ ghép tim hoàn toàn.

Điều này rất có lợi vì thuốc chống thải ghép đồng thời ức chế hệ miễn dịch, sẽ khiến bệnh nhân dễ bị các mầm bệnh xâm nhập, từ virus, vi khuẩn đến ung thư.

Trước đó, cậu bé Owen đã được đưa vào danh sách ghép tim và được cho là khó sống sót sau 6 tháng nếu vẫn chưa tìm được người hiến tạng phù hợp. Từ khi chào đời, bé đã phải sống nhờ các máy móc hỗ trợ, bao gồm “tim phổi nhân tạo” ECMO.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

2 anh em được ghép tim từ người hiến tạng chết não

Sáng 10-1, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) thông báo thực hiện thành công 2 ca lấy đa mô, tạng từ người hiến chết não trong vòng 24 giờ, đem lại sự sống cho 8 người.

Hai bệnh nhân 25 tuổi và 32 tuổi đều bị tai nạn giao thông xe máy và được trung tâm y tế tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng chấn thương sọ não rất nặng, hôn mê sâu, glasgow 3 điểm.

2 anh em được ghép tim từ người hiến tạng chết não- Ảnh 1.

Ông Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, thông tin về các ca hiến, ghép tạng

Điều trị tích cực cho người bệnh, các y bác sĩ đã cố gắng hết sức tìm cơ hội sống cuối cùng cho 2 bệnh nhân nhưng kỳ tích đã không đến với gia đình. Hội đồng và Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Đức công bố 2 bệnh nhân đã chết não.

Sau khi nghe bác sĩ giải thích về tình trạng của bệnh nhân, gia đình của 2 bệnh nhân rất đau lòng do người thân không còn cơ hội qua khỏi. Khi được đề cập đến việc hiến mô tạng sau khi chết não, gia đình 2 bệnh nhân thấu hiểu việc hiến tạng có thể cứu sống nhiều cuộc đời khác nên đồng ý hiến mô, tạng.

Trước khi tiến hành lấy mô, tạng, đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế đã mặc niệm, cảm ơn người hiến mô, tạng để cứu những bệnh nhân khác.

Ngay sau đó, 2 cuộc đại phẫu được tiến hành liên tiếp trong 24 giờ, vào 20 giờ 40 ngày 3-1 và 9 giờ 30 ngày 4-1 vừa qua.

2 anh em được ghép tim từ người hiến tạng chết não- Ảnh 2.

Các bác sĩ thực hiện ca ghép tạng từ người hiến chết não

8 người được cứu sống từ tạng hiến

Tiến sĩ – bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho biết tạng và mô hiến của hai người hiến chết não gồm: 2 tim, 2 gan, 4 thận, 2 tĩnh mạch chủ chậu, 2 khí quản, 4 giác mạc, 11 đoạn gân.

Từ nguồn tạng hiến, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhanh chóng điều phối 2 giác mạc, 1 lá gan sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và 2 giác mạc chuyển đến Bệnh viện Mắt Trung ương để kịp thời đem lại ánh sáng cho nhiều cuộc đời mới.

Trong số các ca được nhận tạng ghép lần này tại Bệnh viện Việt Đức, có bé gái 8 tuổi bị suy tim do bệnh lý giãn cơ tim từ nhiều năm. Từ tháng 6-2023, bệnh nhân có chỉ định ghép tim.

Bệnh nhi chỉ nặng 18 kg, được nhận tim từ người hiến là nam thanh niên 45 kg, do đó kích thước quả tim lớn hơn kích thước so với kích thước tim người nhận.

2 anh em được ghép tim từ người hiến tạng chết não- Ảnh 3.

Các bác sĩ thực hiện ca ghép tạng từ người hiến chết não

Các bác sĩ đã xử trí để ca mổ thành công với trái tim ghép được đặt vừa trong lồng ngực bé gái. Sau mổ, bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt, hiện đang hồi phục.

Cũng theo bác sĩ Hùng, năm 2021, anh trai của bé gái này cũng đã được ghép tim từ người hiến chết não. Đây là hai anh em cùng mang gen bệnh lý về tim. Hiện người anh 10 tuổi, có sức khỏe ổn định, học tập bình thường sau 3 năm được ghép tim từ người hiến chết não.

PGS-TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cho biết từ 2010 đến nay, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện được 59 ca ghép tim, 88 ca ghép gan, 185 ca ghép thận và nhiều ca ghép mô khác.

Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận mãn, gan, tim, tuỷ, hỏng giác mạc…

Việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho chết não mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Việt Nam tự chủ được kỹ thuật ghép gan, nhiều trẻ được cứu sống

Đoàn Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển trẻ em Nhật Bản vừa đến Việt Nam thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ghép gan trẻ em với Bệnh viện Đại học Y Dược (TP HCM).

Trước đó, vào tháng 10-2021, ê kíp ghép gan của Bệnh viện Đại học Y Dược đã tham gia chương trình đào tạo trực tuyến về ghép gan trẻ em từ các giáo sư của Nhật Bản.

Việt Nam tự chủ được kỹ thuật ghép gan, nhiều trẻ được cứu sống- Ảnh 1.

Nhiều trẻ em được ghép gan cứu sống nhờ Việt Nam nay đã có thể tự chủ được kỹ thuật ghép.

Đến tháng 12-2021, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bệnh viện đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Đồng 2 thực hiện thành công ca ghép gan trẻ em đầu tiên. Ca ghép được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ y bác sĩ của Việt Nam, mở ra nhiều hy vọng hơn cho các bệnh nhi chờ ghép gan.

Tiếp nối thành công ban đầu, bệnh viện tiếp tục hợp tác với các chuyên gia để thực hiện thường quy phẫu thuật ghép gan. Đến nay, đã có 12 trẻ em được ghép gan cứu sống. Đa số các bé phục hồi tốt, tiếp tục theo dõi định kỳ.

Việt Nam tự chủ được kỹ thuật ghép gan, nhiều trẻ được cứu sống- Ảnh 3.

Bệnh viện Đại học Y Dược (TP HCM) đã ghép gan cứu sống được 12 trẻ em

“Nhìn thấy các cháu được ghép gan sống khỏe mạnh tôi rất hạnh phúc. Đó chính là giá trị lớn nhất từ sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai bên. Tin rằng sự hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn này sẽ đưa lĩnh vực ghép gan tại Việt Nam ngày càng phát triển trong tương lai”-giáo sư Mureo Kasahara (Nhật Bản) chia sẻ.

Trước năm 2021, bệnh nhi mắc bệnh lý gan cấp tính và mạn tính hầu như không có cơ hội được phục hồi, nhiều trẻ trong lúc chờ được ghép gan tử vong vì Việt Nam chưa hoàn toàn tự chủ kỹ thuật này. Đến nay, các bác sĩ Việt Nam, đặc biệt biệt tại Bệnh viện Đại học Y Dược (TP HCM) đã có thể tự chủ kỹ thuật ghép, các bệnh nhi có cơ hội được cứu sống mà không phải rơi vào bế tắc và tuyệt vọng như trước.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tế bào gốc điều trị lão hóa viêm

Đơn vị thực hiện nghiên cứu là Bệnh viện Quốc tế DNA (TP HCM). Đây là phương pháp đầu tiên được nghiên cứu tại Việt Nam, đánh giá bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Bác sĩ Phan Thanh Hào, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bệnh viện Quốc tế DNA, cho biết sau 25 tuổi, cơ thể của con người đã bắt đầu quá trình lão hóa, độ tuổi càng lớn thì quá trình này diễn ra càng nhanh. Lão hóa sẽ khiến cơ thể con người giảm khả năng chống chọi với stress, mất dần cân bằng nội môi và tăng nguy cơ mắc bệnh tật.

Các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế DNA ghép tế bào gốc cho người bệnh tham gia nghiên cứu

Các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế DNA ghép tế bào gốc cho người bệnh tham gia nghiên cứu

Các bác sĩ đã ghép tế bào gốc từ mô mỡ tự thân ở bệnh nhân (độ tuổi 40-64) viêm cấp độ thấp liên quan đến lão hóa đối với cytokine tiền viêm và cytokine chống viêm còn gọi lão hóa liên quan hệ miễn dịch. Sử dụng tế bào gốc trung mô tự thân của những người có vấn đề lão hóa viêm để nuôi cấy, truyền tế bào gốc lại cho chính người đó.

“Kết quả sau 6 tháng ghép tế bào gốc cho thấy an toàn, cơ thể người bệnh đáp ứng tốt” – bác sĩ Hào thông tin. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh viện Chợ Rẫy lên tiếng về việc thiếu thuốc cho bệnh nhân ghép thận

Chiều 28-4, Bệnh viện Chợ Rẫy lên tiếng về việc hết thuốc cho bệnh nhân ghép thận khiến bệnh nhân phải mua thuốc ở ngoài.

Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tình trạng thiếu thuốc này chỉ mới xảy ra. Nhóm thuốc này thuộc nhóm đàm phán giá quốc gia, không phải do bệnh viện đấu thầu.

Bệnh viện Chợ Rẫy lên tiếng về việc thiếu thuốc cho bệnh nhân ghép thận - Ảnh 1.

Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy, thông tin về việc hết thuốc cho bệnh nhân ghép thận

Theo bác sĩ Việt, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia thông tin việc đàm phán thuốc chưa hoàn tất nên bệnh viện có thể thực hiện việc đấu thầu khi cần thiết. Trong nhóm này có một thuốc bệnh viện sẽ mua sắm một số lượng thầu.

Dự kiến qua kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5, bệnh viện sẽ mua sắm được số thuốc này. Về đấu thầu thuốc thì nhanh nhất cũng nửa tháng tới bệnh viện mới tiến hành được.

Trước đó, một số bệnh nhân ghép thận đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết họ phải tự mua một số thuốc chống thải ghép vì bệnh viện thông báo hết thuốc. Cụ thể, đây là các thuốc chống thải ghép mà BHYT chi trả như Advagraf 5mg, 1mg, 0,5mg; Prograf 1mg; Cellcept 500mg, 250mg. Hiện giá bán các thuốc này ngoài thị trường rất cao, có loại hàng triệu đồng/hộp…

NGUYỄN THẠNH

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Thêm một bệnh nhi được ghép gan thành công

Bệnh nhi vừa được ghép gan là N.N.T (ngụ tỉnh Đồng Nai). Người cho gan là cha bé – anh N.V.N (30 tuổi). Bé T. nhập viện trong tình trạng da vàng sạm, báng bụng và bắt đầu nôn ra máu. Trước đó, bệnh nhi được phát hiện bị teo đường mật bẩm sinh khi gần 2 tháng tuổi, được phẫu thuật nối ruột và đường mật (phẫu thuật KASAI) tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM).

Thêm một bệnh nhi được ghép gan thành công - Ảnh 1.

Bệnh nhi vừa được ghép gan thành công tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

TS-BS Trần Công Duy Long – Phó trưởng Khoa Ngoại Gan Mật Tụy, Trưởng Đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan Bệnh viện Đại học Y Dược – cho biết với bệnh nhi bị teo đường mật bẩm sinh, phẫu thuật KASAI chỉ là giải pháp tạm thời vì nếu không được ghép gan, có đến 80% bé mắc bệnh này sẽ không qua khỏi ở khoảng 2 tuổi.

Thời điểm nhập viện, bé T. bị nhiễm trùng đường mật, nôn ra máu liên tục và tình trạng xơ gan đã vào giai đoạn cuối. Để cứu sống bệnh nhi, ghép gan là phương pháp duy nhất. Bệnh viện đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để có thể thực hiện ca ghép gan an toàn và hiệu quả nhất.

Trước đó, vào ngày 1-12, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã thực hiện thành công ca ghép gan cho một bé gái 7 tuổi bị teo đường mật (từ người cho gan là cha của bé). 

Tin-ảnh: Ng.Thạnh

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

close(x)
close(x)