May 20, 2024

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai

Thông tin thêm về sự việc, lãnh đạo TP Long Khánh (Đồng Nai) nói hiện vụ việc đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố tiếp nhận xử lý, khi có kết quả cụ thể sẽ thông tin.

Phòng Y tế cũng có báo cáo sơ bộ về tình hình khắc phục của cơ sở bánh mì Băng. Hiện phía chủ cơ sở bánh mì Băng đã thanh toán viện phí cho các bệnh nhân với số tiền gần 600 triệu đồng.

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai- Ảnh 1.

Hiện còn 2 bệnh nhân nhi nặng đang được điều trị tại Đồng Nai và TP HCM

Liên quan vụ gần 100 người ngộ độc sau khi ăn mì Quảng gà, sáng 16-5, bác sĩ Nguyễn Đức Phước, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, cho biết tình trạng sức khỏe của 89 công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom) đã ổn định.

Sau khi tái khám cho bệnh nhân, trung tâm sẽ cho xuất viện những người đã ổn định sức khỏe trong ngày hôm nay.

Phía Sở Y tế đã chỉ đạo các bộ phận liên quan điều tra, phân tích dịch tễ tìm nguyên nhân gây ra vụ nghi ngộ độc này. Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông và cảnh báo tới các công ty, xí nghiệp, bếp ăn tập thể để quan tâm hơn tới việc thực hiện những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo báo cáo nhanh từ Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, công nhân Công ty TNHH De Chang Việt Nam (KCN Giang Điền, Trảng Bom) nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa có thịt heo kho dưa, chả cá chiên, canh bầu, rau cải thảo luộc và bữa ăn chiều là mì Quảng gà, được công ty hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu từ ngoài vào.

Công ty có 2 xưởng, một xưởng sản xuất máy hút bụi, một xưởng sản xuất sắt thép. Công ty có 1.500 công nhân. Công ty hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu là Công ty TNHH sản xuất TM dịch vụ Thiên Hồng Phúc.

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai- Ảnh 3.

Hiện đa phần các bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom đã ổn định sức khoẻ

Khoảng 19 giờ ngày 15-5, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom tiếp nhận một số bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một số người có sốt.

Qua điều tra, các trường hợp nhập viện nêu trên ăn bữa trưa lúc 11 giờ đến 12 giờ 15 phút gồm các món ăn thịt heo kho dưa, chả cá chiên, canh bầu, rau cải thảo luộc.

Bữa ăn chiều tăng ca ăn từ 16 giờ 15 phút đến 18 giờ, số lượng người ăn 400 người, món ăn là mì Quảng gà.

Sau bữa ăn chiều khoảng 5 đến 30 phút, công nhân có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, một số người có sốt, được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Thông tin bất ngờ vụ 1 người chết, nhiều người nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Ngày 10-5, đại diện UBND TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cho biết liên quan đến vụ việc 1 người tử vong, 18 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu, Trung tâm Y tế TP Thái Bình đã chủ trì, phối hợp với UBND phường Hoàng Diệu, Công an phường, Trạm Y tế phường tổ chức đoàn kiểm tra tiến hành điều tra, xác minh làm rõ.

Thông tin bất ngờ vụ 1 người chết, nhiều người nhập viện sau khi ăn tiết canh dê- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế TP Thái Bình về kết quả xác minh cho thấy ngày 1-5 và ngày 2-5, gia đình ông P.V.H. (trú tổ dân phố số 5, phường Hoàng Diệu) tổ chức đãi cỗ nhân dịp gia đình chuẩn bị làm đám cưới cho con gái.

Bữa ăn trưa 1-5 có khoảng 20 mâm cỗ với 120 người ăn, thực đơn gồm các món: Thịt gà rang, tôm kho, canh dưa cà, tiết canh dê (dê giết mổ tại Ninh Bình và vận chuyển tiết, thịt về Thái Bình; nhân để làm tiết canh là tai, gan, cuống họng lợn đã luộc chín), mỗi mâm có 1 bát to tiết canh để người ăn tự lấy ăn theo nhu cầu.

Buổi chiều 1-5 và sáng 2-5, gia đình ông H. tiếp tục tổ chức đãi với thực đơn gồm: Gà luộc, tôm chao, chân giò hầm, dê tái, mèo xào, mực xào, ba ba nấu chuối, giò bò, xôi ruốc và cơm tám.

Đến 16 giờ ngày 4-5, ông P.T.T. (SN 1957) là người tham gia ăn các bữa cỗ nói trên có triệu chứng sốt nhẹ, ho, khó thở, đau tức hai bên sườn phải nên đã đến thăm khám và nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình điều trị. Khoảng 20 giờ cùng ngày, ông T. có diễn biến nặng nên đã được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội.

Đến khoảng 4 giờ 8 phút ngày 5-5, bệnh nhân đã tử vong và được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn/gout.

Cũng theo báo cáo của Trung tâm Y tế TP Thái Bình, khoảng 22 giờ ngày 5-5, khi biết tin ông P.T.T. tử vong, một số người tham gia ăn cỗ cùng ông T. ngày 1-5 và 2-5 đã thông tin cho nhau, rồi lần lượt đến Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình để thăm khám, điều trị.

Trong đó, có 9 người khai triệu chứng nặng và được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình chuyển tuyến lên Bệnh viện Bạch Mai để khám và điều trị. Số người ở lại khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là 9 người.

Đoàn kiểm tra, xác minh đã tiến hành làm việc với các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình thăm khám, điều trị cho những người nói trên; đồng thời làm việc với những người khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh viện Bạch Mai (đã xuất viện về nhà).

Kết quả làm việc cho thấy, tối 5-5, Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tiếp nhận 8 bệnh nhân, sáng hôm sau tiếp nhận thêm 1 bệnh nhân nhập viện với lý do ngày 1-5 có ăn tiết canh dê với bệnh nhân P.T.T..

Từ khi tiếp nhận 9 bệnh nhân, quá trình xét nghiệm, khám và điều trị, Khoa Truyền nhiễm chưa phát hiện triệu chứng gì liên quan đến bệnh liên cầu lợn, ngộ độc thực phẩm, sức khỏe của 9 bệnh nhân nói trên hoàn toàn bình thường.

Các bác sĩ đã tiến hành làm xét nghiệm và điều trị kháng sinh dự phòng, điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân nói trên. Đến sáng ngày 7-5, các bệnh nhân đã viết đơn cam kết, đề nghị được xuất viện về đi làm.

Quá trình làm việc, tất cả các bệnh nhân (cả ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Bạch Mai) đều khai do thấy ông P.T.T. tử vong, vì ngày 1-5, họ có ăn tiết canh dê cùng ông T. và cùng ông T. ăn 2 bữa cỗ ngày 2-5 nên lo sợ ông T. tử vong do liên cầu lợn.

Đồng thời, những người này còn thấy anh N.V.T. và anh P.V.Q. bị dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người (sau này mới biết là dị ứng do ăn sứa và ăn gỏi cá) nên đã cùng nhau vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình khai với bác sĩ bị các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng… để được khám và điều trị tại bệnh viện, thậm chí tự khai báo triệu chứng nặng để được chuyển tuyến.

“Trên thực tế tất cả xác nhận sức khỏe đều bình thường, không bị bất kì ảnh hưởng gì. Do đều là họ hàng với nhau nên đã gọi điện cho nhau để trao đổi thông tin. Tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Bạch Mai chưa có kết quả xét nghiệm cấy máu, còn các xét nghiệm khác đều bình thường”- Trung tâm Y tế TP Thái Bình thông tin.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sở Y tế TP HCM thông tin bước đầu về nhiều vụ sinh viên nhập viện sau bữa ăn chiều

Chiều 9-5, Sở Y tế TP HCM cho biết sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến nhiều sinh viên thuộc ký túc xá ĐH QG TP HCM, ngành y tế TP đã điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ.

Theo đó, khoảng 21 giờ ngày 8-5 đến 2 giờ 30 phút ngày 9-5, Trạm Y tế Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG đã tiếp nhận 19 trường hợp sinh viên có các triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, đi tiêu lỏng sau khi ăn tối tại nhà ăn của trường.

Trạm y tế đã thực hiện khám và chuyển các em đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức. Tất cả sinh viên được nhập viện để khám, xét nghiệm và theo dõi điều trị.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) khẩn trương phối hợp với Trung tâm Y tế TP Thủ Đức điều tra dịch tễ, đánh giá nguy cơ và can thiệp theo quy trình xử lý các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

Thông tin điều tra ban đầu ghi nhận 19 sinh viên, có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá ĐHQG ở các phòng, dãy khác nhau (13 em ở ký túc xá khu B, 5 em ở ký túc xá khu A, 1 em ở ký túc xá ĐH Ngân Hàng).

Tất cả các em đều ăn tối ở căn tin B4 ký túc xá khu B. Sau khi ăn khoảng 2-3 giờ thì xuất hiện triệu chứng mệt, đau bụng, nôn ói, sau đó có tiêu lỏng.

Hiện sức khoẻ các em đã ổn định và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Từ những thông tin trên, bước đầu tổ công tác nhận định đây là một trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể. HCDC cùng với Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và Sở An toàn thực phẩm đang tiếp tục tiến hành điều tra, xác định nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm.

Trung tâm Y tế TP Thủ Đức sẽ phối hợp phòng y tế của ký túc xá ĐHQG tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về vệ sinh an toàn thực phẩm tại trường.

Liên tiếp gần đây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP cũng như tại các tỉnh. Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vì vậy, cần lưu ý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, những hàng quán lề đường cũng như tại chính mỗi gia đình. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần được quan tâm từ người chế biến cho đến người sử dụng. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục các biện pháp điều tra, giám sát vấn đề an toàn thực phẩm liên quan đến những trường hợp nêu trên.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh viện Thống Nhất ghép thận cứu người

Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết sau 2 năm triển khai, đến nay bệnh viện đã thực hiện thành công 12 ca ghép với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là khởi đầu giải quyết nhu cầu ghép thận ngày càng nhiều, cứu sống người bệnh.

Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận

Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận

Theo BS CK2 Phạm Thanh Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, từ năm 1992 đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 1.280 ca ghép thận và nhiều ca ghép các bộ phận cơ thể người khác. Hoạt động vận động hiến ghép mô – tạng, đặc biệt từ người cho chết não rất cần thiết. Đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã vận động được 46 trường hợp hiến tạng từ người chết não. Trong đó, có những trường hợp chuyển tạng từ nơi hiến đến nơi nhận cách xa hàng trăm cây số bằng máy bay dân dụng. Đây cũng là điều trên thế giới hiện ít có nơi nào thực hiện được.

PGS-TS-BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đánh giá dù số ca ghép chưa nhiều nhưng đây là sự nỗ lực phi thường và là bước ngoặt chuyên môn của Bệnh viện Thống Nhất trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đến nay, ghép tạng không phải là vấn đề lớn của ngành y tế Việt Nam. Hiện cả nước có 25 trung tâm, bệnh viện ghép thận. Tính đến ngày 2-2024, đã có 8.365 ca ghép tạng, trong đó có khoảng 7.500 ca ghép thận. Tuy nhiên, ý kiến chuyên gia cho rằng ghép thận còn nhiều vấn đề nghiên cứu, giải quyết như: Thiếu hụt nguồn thận ghép; ghép trên bệnh nhân nguy cơ cao về mặt miễn dịch; bệnh thận tái phát; nhiễm khuẩn, ung thư sau ghép…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nối liền đoạn chân đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông

Ngày 9-4, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết vừa phẫu thuật nối thành công đoạn chân bị đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông.

Nối liền đoạn chân đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông- Ảnh 1.

Các bác sĩ nối thành công đoạn chân cho bệnh nhân

Trước đó, rạng sáng 8-4, chị P.T.P. (SN 1996, ngụ huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) cùng chồng xảy ra tai nạn giao thông với xe công nông.

Khoảng 5 giờ cùng ngày, chị P. được đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cấp cứu với chẩn đoán đa chấn thương, dập gan, dập phổi, đứt lìa đoạn chân phải, gãy xương cánh tay phải, gãy đầu trên xương trụ. Ngay lập tức, bệnh nhân được đưa vào phòng phẫu thuật cấp cứu.

Bác sĩ CKII Nguyễn Minh Trực, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết cẳng chân phải chị P. bị đứt lìa, vết thương dập nát nên ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn.

Các bác sĩ đã khâu, nối các mạch máu, gân, dây thần kinh, xương cho bệnh nhân. Do vết thương dập nát nên để khâu nối được vết thương, các bác sĩ đã phải cắt ngắn xương, mạch máu và gân mới có thể khâu nối được chân cho bệnh nhân.

Thời gian phẫu thuật kéo dài 5 giờ, bệnh nhân được truyền 4 đơn vị máu. 

Sau 24 giờ phẫu thuật, đến nay chân của bệnh nhân đã hồng ấm, bắt được mạch mu bàn chân. Bệnh nhân đã nhúc nhích được các ngón chân. Tình trạng lưu thông các mạch máu ổn, sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ruột thòng tới bìu ở một người đàn ông tập gym

Ông K. đến khám trong tình trạng bìu bên phải sưng to bất thường như quả cam. Tình trạng này đã xuất hiện khoảng 3 tháng nay nhưng ông ngại đi khám. Lúc mới ngủ dậy, khối sưng xẹp xuống nhưng sau khi ăn sáng, kích thước khối sưng lại tăng lên, kèm theo tức. Ban đầu ông nghĩ đau, sốc hông do mới tập chạy, tập gym (3 buổi/tuần), các nhóm cơ còn yếu.

Ruột thòng tới bìu ở một người đàn ông tập gym- Ảnh 1.

Các bác sĩ phẫu thuật đưa ruột trở lại vị trí cũ cho ông K.

Xác định bệnh nhân thoát vị bẹn nặng, các bác sĩ phẫu thuật bóc tách ống bẹn, đặt lưới để tái tạo thành bẹn đã suy yếu, giải phóng khối thoát vị, đóng lại lỗ bẹn ngăn tái phát cho bệnh nhân.

Theo BS Trần Huy Phước, Khoa Nam học Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, đây là tình trạng các cơ quan nội tạng trong bụng như ruột, mạch máu, mỡ thừa tụt khỏi vị trí ban đầu, đi qua lỗ bẹn xuống bìu làm bìu sưng to. Khi chạy bộ, vận động mạnh, khối thoát vị ở bìu sốc nảy khiến bệnh nhân bị sốc hông.

“Trong trường hợp xấu, phần nội tạng rơi xuống bìu không thể trở lại ổ bụng (thoát vị nghẹt) dẫn đến thiếu máu nuôi, hoại tử. Khối thoát vị có thể chèn ép thừng tinh, cản trở lưu thông máu đến tinh hoàn, ảnh hưởng sản xuất tinh trùng, tăng nguy cơ vô sinh nam”- bác sĩ Phước khuyến cáo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Liên thông hơn 2,5 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe

BHXH Việt Nam cho biết đơn vị này đã phối hợp với Bộ Công an kết nối chia sẻ, xác thực, đồng bộ thông tin liên quan đến BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Liên thông hơn 2,5 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe- Ảnh 1.

VNeID góp phần hỗ trợ tích hợp các thông tin của người dùng


Trong đó, kết quả nổi bật là việc hệ thống BHXH Việt Nam xác thực hơn 96 triệu thông tin nhân khẩu trong cơ sở dữ liệu do BHXH Việt Nam quản lý; tích hợp thông tin sổ BHXH trên ứng dụng VNeID.

Đến nay, đã có hơn 15,4 triệu lượt truy vấn thông tin sổ BHXH thành công để tích hợp lên ứng dụng VneID.

BHXH Việt Nam hoàn thành việc bóc tách, xử lý dữ liệu của các gói tin từ Tổng cục Thuế chuyển sang; thực hiện phân tích, đối chiếu với dữ liệu của ngành BHXH Việt Nam để lên biểu mẫu gửi BHXH tỉnh, thành khai thác.

Với Bộ LĐ-TB-XH, BHXH Việt Nam cung cấp tiện ích tra cứu cho cán bộ thuộc các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước để tra cứu các thông tin của người lao động tham gia BHXH như: Trạng thái tại thời điểm tra cứu, trạng thái hưởng chế độ BHXH, tháng dừng đóng gần nhất, tổng thời gian tham gia BHTN chưa hưởng…

BHXH Việt Nam phối hợp, hỗ trợ Bộ Y tế liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử từ các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc phục vụ triển khai các Dịch vụ công trực tuyến “Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến” và hai nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh – đăng ký thường trú – cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử – Xóa đăng ký thường trú – Hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng”.

Đến nay, toàn quốc có 1.240 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với 2.512.206 dữ liệu được gửi; có 1.647 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với 1.041.818 dữ liệu được gửi; 629 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy báo tử, với 11.087 dữ liệu được gửi.

Liên thông hơn 2,5 triệu dữ liệu khám sức khỏe lái xe- Ảnh 2.

Người dân có thể làm thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe trực tuyến. Ảnh minh họa

“Việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe qua hạ tầng của BHXH Việt Nam giúp người dân có thể đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe hoàn toàn trực tuyến, thay vì phải đến nơi cấp giấy phép lái xe để nộp bản giấy của giấy khám sức khỏe lái xe như trước đây”- BHXH Việt Nam cho hay.

Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng đã chia sẻ dữ liệu thẻ BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh để phục vụ khám chữa bệnh BHYT, bàn giao toàn bộ cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham gia BHYT cho Bộ Y tế để xây dựng hồ sơ sức khỏe; tiếp nhận dữ liệu bảo lưu, dữ liệu thẻ BHYT từ BHXH Bộ Quốc phòng.

BHXH Việt Nam cũng cho biết hiện 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã triển khai khám bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip. Đến nay, đã có hơn 68,5 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin thêm ca nhiễm cúm A/H9N2 đầu tiên tại Việt Nam

Sáng 7-4, Trung tâm Kiểm sóat bệnh tật TP HCM (HCDC) đã thông tin thêm ca bệnh nhiễm cúm gia cầm A/H9N2 đầu tiên trên cả nước.

Trước đó, bệnh nhân nam (37 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) làm thợ hồ. Bệnh nhân được bệnh viện địa phương chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM điều trị với chẩn đoán theo dõi xuất huyết tiêu hóa trên nền loét dạ dày, kèm xơ gan do rượu, theo dõi nhiễm trùng huyết. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có tình trạng viêm phổi nên được chỉ định lấy mẫu làm xét nghiệm, kết quả, dương tính cúm A.

Ngày 1-4, bệnh nhân tiếp tục được xét nghiệm lần 2 bằng phương pháp giải mã trình tự gien do Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) thực hiện, kết quả là bộ gien của virus cúm A/H9N2.

HCDC cho biết điều tra dịch tễ ghi nhận bệnh nhân sinh sống và làm việc gần nhà, chưa từng tiêm phòng vắc-xin cúm và vắc-xin phòng COVID-19. Đối diện nhà bệnh nhân là nhà người thân có trực tiếp giết mổ và kinh doanh buôn bán gia cầm. Bệnh nhân không trực tiếp tiếp xúc với gia cầm.

Hiện tại, tình hình sức khỏe của những người trong gia đình đều khỏe mạnh. Đồng thời, cũng chưa ghi nhận gia cầm chết hay biểu hiện bất thường ở khu vực bệnh nhân sinh sống. Riêng người bệnh đang được cách ly điều trị, hiện chưa rõ nguồn lây bệnh.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thực hiện cách ly, điều trị và chăm sóc người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế về cúm gia cầm. Bên cạnh đó, theo dõi tình trạng sức khỏe nhân viên y tế đã chăm sóc cho bệnh nhân.

Sở Y tế chỉ đạo HCDC báo cáo Viện Pasteur TP HCM và phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tiếp tục điều tra dịch tễ, đặc biệt là tiền sử đi lại và tiếp xúc của người bệnh, cũng như theo dõi và hướng dẫn những người thân tiếp xúc gần với bệnh nhân tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn.

Ngoài ra, chia sẻ thông tin cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP HCM để thực hiện báo cáo và giám sát đàn gia cầm, vật nuôi.

Ngành y tế khuyến cáo virus cúm có thể lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người qua giọt bắn hoặc qua đường không khí. Biện pháp phòng bệnh vẫn là tiêm vắc-xin cúm hàng năm để phòng lây nhiễm các virus cúm đang chiếm ưu thế. Đồng thời, mỗi người cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh sau khi tiếp xúc với vật nuôi…, ăn chín uống sôi, không sử dụng sản phẩm từ gia cầm bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc. Đối với người già và người có bệnh lý nền cần theo dõi sát sức khỏe bản thân, điều trị ổn định bệnh lý nền , nâng cao sức đề kháng để chống lại bệnh. Khi phát hiện gia cầm bệnh, chết bất thường cần thông báo ngay cho cơ quan thú y địa phương để được xử lý đúng quy định.

Để chủ động kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn TP, Sở Y tế sẽ tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nâng cao năng lực kiểm soát các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), virus cúm là một họ virus lớn gồm 4 type A, B, C và D. Trong đó nhóm A và B thường gây những vụ dịch cúm mùa trên người, đặc biệt cúm A có thể gây ra những đại dịch cúm trên thế giới. Trong khi đó, cúm C thì chỉ gây bệnh nhẹ trên người và không thành dịch, còn cúm D chỉ gây bệnh trên động vật.

Cúm A/H9N2 là virus độc lực thấp, lưu hành trong đàn gia cầm ở châu Phi, châu Á, Trung Đông và châu Âu. Từ sau khi ca H9N2 trên người đầu tiên được báo cáo vào cuối thập niên 1990, đến nay vẫn phát hiện virus rải rác trên người, heo và một số động vật có vú khác và vẫn cần được quan tâm giám sát, dự phòng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chống gan nhiễm mỡ thần kỳ nhờ loại trà “truyền thống” này

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, những thí nghiệm dựa trên động vật của nhóm nhà khoa học từ Trung Quốc – Azerbaijan gợi ý rằng thói quen uống trà có thể là cách đơn giản để đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ.

Chống gan nhiễm mỡ thần kỳ nhờ loại trà

Trà đen là thức uống hữu ích cho người bị gan nhiễm mỡ – Ảnh đồ họa

Loại trà thần kỳ đó là trà đen. Khác với trà xanh ở dạng “tươi” hay trà ô long được lên men một phần, trà đen được lên men sâu. Chính việc lên men hay không lên men, lên men tới đâu… đã góp phần thay đổi một số thành phần và cả dược tính của thức uống này.

Trong đó, trà đen với sự đa dạng của một số hợp chất hoạt tính sinh học riêng biệt đã tạo nên tác dụng đáng kinh ngạc đối với quá trình chuyển hóa mỡ.

Trong thí nghiệm được thực hiện bởi các tác giả từ Đại học Nông nghiệp An Huy, Đại học Khoa học và công nghệ Giang Tô (Trung Quốc) và Đại học Khazar (Azerbaijan), các con chuột thí nghiệm đã được cho ăn một chế độ mà chất béo chiếm tới 60% tổng năng lượng.

Một số con được bổ sung bột trà đen lấy từ 2 loại trà đen phổ biến của Trung Quốc trong vòng 15 tuần.

Kết quả cho thấy so với các con chuột đối chứng, các con chuột được bổ sung trà đen khác biệt rõ rệt nhất ở sự tích tụ mỡ ở gan, do các hợp chất trong trà đen đã làm thay đổi mức độ mRNA của các gene chuyển hóa lipid ở gan một cách hiệu quả.

Nhờ đó, các quá trình liên quan đến tổng hợp cholesterol, phân giải chất béo, oxy hóa axit béo, hấp thu axit béo tự do và cholesterol từ hệ tuần hoàn… cũng được cải thiện theo hướng tích cực.

Theo cơ chế căn bản, trà ức chế sự tổng hợp chất béo và thúc đẩy quá trình bài tiết lipid qua phân, cũng như phân hủy oxy hóa chất béo.

Nhờ khả năng điều hòa chuyển hóa lipid và cân bằng năng lượng này, trà đen cũng hỗ trợ chống lại bệnh béo phì. Một số nghiên cứu khác cho thấy loại trà này đồng thời chống lại tình trạng máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch…

Đây là một tin tốt bởi trà là thức uống phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó trà đen vốn là loại trà truyền thống của người dân một số nước châu Á, bao gồm Việt Nam.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế nói về thông tin “cấp giấy khám sức khỏe người lái xe”

Ngày 26-3, Bộ Y tế có văn bản số 1435/BYT-KCB yêu cầu thủ trưởng các đơn vị: Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, viện… hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền thực hiện một số nội dung thay đổi tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.

Đây là những thay đổi liên quan trong triển khai thực hiện việc khám và cấp giấy khám sức khỏe nói chung.

Bộ Y tế nói về thông tin

Nhiều thay đổi liên quan trong đến việc thực hiện việc khám và cấp giấy khám sức khoẻ

Trước đó, Bộ Y tế đã ban hành quyết định công bố bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục về cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe, khám sức khỏe định kỳ của người lái ô tô…

Nhiều người đã cho rằng việc bãi bỏ thủ tục hành chính này là đồng nghĩa với việc không cần khám sức khỏe trước khi thi lấy bằng lái xe.

Về vấn đề này Bộ Y tế cho biết thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 và Nghị định số 96 ngày 30-12-2023 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh”, ngày 31-12-2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 32 “Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh”.

Theo đó, bãi bỏ những thủ tục hành chính như: Cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam; Khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên làm trên tàu biển Việt Nam; Cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe; Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô; Cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên, người chưa đủ 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và Khám sức khỏe định kỳ.

Bộ Y tế cho biết các thủ tục trên là quy trình, kỹ thuật chuyên môn được cán bộ y tế triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công thực hiện theo quy định tại khoản 20, Điều 2, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.

Các thủ tục về công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe theo thẩm quyền của Bộ Y tế và các bộ, ngành khác và theo thẩm quyền của Sở Y tế cũng bị bãi bỏ do đã được quy định tại quyết định số 159 ngày 18-1-2024 của Bộ Y tế “Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị thay thể và bãi bỏ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Y tế và Nghị định số 96 “Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh”.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Viện Paster Nha Trang thông tin vụ ăn cơm gà khiến hơn 360 người nhập viện

Theo đó, Viện Pasteur Nha Trang đã tiếp nhận 2 đợt mẫu có liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại quán cơm gà T.A, đường Bà Triệu, TP Nha Trang do Trung tâm Y tế thành phố Nha Trang gửi. Ngày 13-3, Viện tiếp nhận 14 mẫu (gồm: 4 mẫu thực phẩm, 4 mẫu bàn tay, 6 mẫu nước); ngày 15-3, Viện tiếp nhận thêm 5 mẫu (gồm 1 thực phẩm và 4 mẫu bệnh phẩm).

Kết quả cho thấy đã phát hiện khuẩn Salmonella và Bacillus cereus trong cơm gà chan sốt trứng, gà xé. Với mẫu hành phi, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với khuẩn Salmonella.

Ngoài ra, vi khuẩn Staphylococcus aureus còn được phát hiện trong mẫu gà xé. Bên cạnh đó, mẫu dưa chua còn phát hiện có khuẩn Bacillus cereus và Escherichia coli.

Đối với mẫu nước máy tại vòi khu vực chế biến dương tính với vi khuẩn Escherichia coli và Coliform; trong mẫu nước giếng lấy tại thùng chứa nước giếng rửa dụng cụ dương tính vi khuẩn Escherichia coli, Coliform và Pseudomonas aeruginosa.

Viện Paster Nha Trang thông tin vụ ăn cơm gà khiến hơn 360 người nhập viện- Ảnh 1.

Một phần cơm gà khách ăn tại quán T.A vào trưa 13-3 và sau đó bị ngộ độc. Ảnh: Hoài An

Theo Sở Y tế Khánh Hòa, kết hợp thông tin điều tra dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm, nhận định đây là vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus. 

Bữa ăn dẫn tới sự việc trên diễn ra các ngày 11-3 và 12-3, tại quán cơm gà T.A trên đường Bà Triệu, TP Nha Trang.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin vụ việc ngộ độc này khiến gần 360 người nhập viện liên tục từ ngày 13 đến 16-3. Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã xét nghiệm 2 trường hợp ngộ độc nghi do ăn cơm gà của quán T.A (đường Bà Triệu, TP Nha Trang) cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Sở Y tế Khánh Hòa yêu cầu điều trị theo hướng nhiễm trùng, nhiễm độc đường tiêu hóa do tác nhân Salmonella group với kết quả tham khảo kháng sinh đồ sớm nhất từ Bệnh viện Đa khoa Vinmec để cân nhắc việc lựa chọn kháng sinh cho phù hợp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà

Ngày 15-3, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh sẵn sàng tiếp nhận, thu dung điều trị ca bệnh có liên quan đến vụ việc ngộ độc cơm gà nêu trên mới đến nếu có; đồng thời chủ động theo dõi sát các ca bệnh đang điều trị nội, ngoại trú tại đơn vị.

Khi có ca bệnh diễn biến bất thường, chuyển nặng Sở Y tế yêu cầu cần kịp thời hội chẩn chuyên môn với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân tránh chậm trễ để người bệnh chuyển biến nặng, vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

Trong việc điều trị, bước đầu Sở Y tế đề xuất định hướng điều trị theo hướng nhiễm trùng, nhiễm độc đường tiêu hóa do tác nhân Salmonella group với kết quả tham khảo kháng sinh đồ sớm nhất từ Bệnh viện Đa khoa Vinmec để cân nhắc việc lựa chọn kháng sinh cho phù hợp.

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà- Ảnh 1.

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa thăm hỏi các trường hợp bị ngộ độc nghi do vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột

Liên quan đến vụ ngộ độc này, Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã xét nghiệm 2 trường hợp ngộ độc nghi do ăn cơm gà của quán T.A (đường Bà Triệu, TP Nha Trang) cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà- Ảnh 2.

Một phần cơm gà khách ăn tại quán T.A vào trưa 13-3 và sau đó bị ngộ độc. Ảnh: Hoài An

Sở Y tế yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì phối hợp với các Trung tâm y tế và Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục điều tra dịch tễ, điều tra và truy xuất nguyên nhân ngộ độc, cắt nguồn lây nhiễm bệnh, tăng cường truyền thông giáo dục người dân ăn uống hợp vệ sinh trong mùa nắng nóng, rà soát kiểm tra các dạng thực phẩm nguội, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh trên địa bàn.

Đến 16 giờ chiều 15-3, tổng số ca tiếp nhận vụ ngộ độc cơm gà là 345 ca, trong đó 239 ca phải nhập viện. Các cơ sở y tế vẫn đang điều trị 201 ca.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tìm người thân cho một người bị tai nạn giao thông nguy kịch

Bệnh nhân là nam, khoảng 60 tuổi. Trước đó, sáng 11-3, bệnh nhân bị tai nạn giao thông không rõ cơ chế, được Cấp cứu 115 đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP HCM) với chẩn đoán hôn mê, đa chấn thương và đã được xử trí cấp cứu đặt nội khí quản, bóp bóng. 

Tìm người thân cho một người bị tai nạn giao thông nguy kịch- Ảnh 1.

Bệnh nhân bị tai nạn giao thông đang nguy kịch, cần tìm người thân

Trên đường chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân diễn tiến nặng, ngưng tim, ngưng thở nên nhập cấp cứu vào Bệnh viện Thống Nhất. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức.

Bệnh nhân được chẩn đoán sốc, đa chấn thương, chấn thương sọ não nặng,đang hôn mê sâu, tiên lượng nặng, khả năng tử vong. Bệnh nhân không có bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào hay điện thoại di động.

Bệnh viện Thống Nhất xin thông báo ai là thân nhân hoặc biết thân nhân bệnh nhân ở đâu vui lòng liên hệ Phòng Công tác Xã hội – Bệnh viện Thống Nhất: 0932 869286 (cử nhân Hà) hoặc tổng đài CSKH: 1900 234547.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Công bố hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam

Ngày 7-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) tổ chức lễ công bố hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Hệ thống này này thuộc dự án ODA “Củng cố và thiết lập hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam”.

Công bố hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam- Ảnh 1.

Lãnh đạo Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc bàn giao tượng trưng hệ thống quản trị an toàn thực phẩm cho đại diện Bộ Y tế

Trước đó, từ năm 2018, Cục An toàn thực phẩm đã phối hợp với MFDS để xây dựng dự án “Củng cố và thiết lập hệ thống quản trị an toàn thực phẩm tại Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương và sau đó được lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt để triển khai chính thức dự án này.

Theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), dự án này đã hoàn thành giai đoạn triển khai 4 năm (từ 2020-2023).

Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm được xây dựng gồm 5 hợp phần: Hệ thống báo cáo an toàn thực phẩm trực tuyến từ cấp phường/ xã lên cấp quận/huyện, lên cấp tỉnh/ thành phố và tổng hợp tại cấp trung ương (trong hệ thống báo cáo đã có hơn 12.000 tài khoản được thiết lập); hệ thống trang web và Cổng thông tin an toàn thực phẩm (dành cho công chúng); hệ thống quản lý thực phẩm Việt Nam (dành cho cán bộ quản lý); hệ thống quản lý thông tin các phòng kiểm nghiệm; hệ thống web mobile…

Đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đánh giá hệ thống quản trị an toàn thực phẩm được xây dựng tại dự án hợp tác với Hàn Quốc có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm.

Hệ thống đã cung cấp các công cụ phục vụ hoạt động thống kê, tổng hợp, báo cáo số liệu, điều này góp phần giảm thời gian xử lý và tăng tính chính xác của số liệu.

Được biết, Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm đã được Bộ Quốc phòng và Tập đoàn FPT thực hiện đánh giá, xác nhận là đảm bảo an toàn thông tin.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thêm một bé gái chào đời sau khi được thông tim trong bào thai

Sáng 29-2, 4 ê-kip với hơn 20 người của 2 Bệnh viện Từ Dũ và Nhi Đồng 1 đã phẫu thuật lấy thai bé gái thứ 2 được thông tim trong bào thai cách đây gần 2 tháng.

Thêm một bé gái chào đời sau khi được thông tim trong bào thai- Ảnh 1.

BS chuyên khoa 2 Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, chia sẻ ngay kết thúc ca phẫu thuật đặc biệt thứ 2 vào sáng 29-2.

Bé gái này là con của sản phụ N.P.P.A (27 tuổi, ngụ TP HCM). Chị A. bị phát hiện hẹp van động mạch chủ nặng, thiểu sản thất trái nặng. Thai nhi đã được can thiệp nong tim, tinh trạng ổn định. Sau đó, chị A. được chăm sóc sát sao trong thai kỳ.

Thêm một bé gái chào đời sau khi được thông tim trong bào thai- Ảnh 2.

Trước khi bước vào ca phẫu thuật mổ lấy thai, PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM (đứng giữa) cùng BS CK2 Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ và PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, đến thăm hỏi, động viên thai phụ N.P.P.A

BS chuyên khoa 2 Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết nhận thấy đây là thời điểm thích hợp nên ê-kip 2 bệnh viện đã phẫu thuật đón bé gái chào đời khi thai được 36 tuần 4 ngày. Sau 30 phút phẫu thuật, bé gái chào đời vào 8 giờ 15 phút ngày 29-2, nặng 2,6 kg.

Thêm một bé gái chào đời sau khi được thông tim trong bào thai- Ảnh 3.

Các bác sĩ chuẩn bị mổ lấy thai

Ngay sau sinh, bé được siêu âm đánh giá lại quả tim, cho thấy hiện không cần can thiệp gì. Bé tự thở được khí trời, tim có thể bơm máu đủ, nồng độ oxy máu ổn định. Sau siêu âm, bé được da kề da với mẹ 15 phút và tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để được theo dõi, đánh giá tiếp theo.

Thêm một bé gái chào đời sau khi được thông tim trong bào thai- Ảnh 4.

Bé gái chào đời nặng 2,6kg và có thể tự thở khí trời.

“Đây là thời điểm phù hợp để bé chào đời bởi thai nhi ngày càng lớn, tốc độ bơm máu và máu cung cấp nhiều hơn. Vì vậy, nếu để lâu hơn nữa có thể dẫn đến tổn thương quả tim vì em bé lớn lên” – bác sĩ Hải giải thích.

Theo bác sĩ Hải, trong năm 2023, bệnh viện phát hiện hơn 3.000 bào thai bất thường lớn, khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh nặng phải đình chỉ thai kỳ. Đối với can thiệp bào thai, bệnh viện cũng đã thực hiện nhiều trường hợp. Trong năm 2023, hơn 450 trường hợp được can thiệp ở tất cả các bệnh lý. 

Về can thiệp thông tim trong bào thai là lần đầu tiên thực hiện không chỉ ở Bệnh viện Từ Dũ mà còn trên cả nước. Thời gian tới, Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục tiếp nhận, điều trị, xây dựng quy trình để chính thức thông qua kỹ thuật này.

Sáng cùng ngày, sau ca mổ lấy thai trên, ê-kip 2 Bệnh viện Từ Dũ và Nhi Đồng 1 tiếp tục thực hiện can thiệp thông tim trong bào thai cho thai phụ thứ 3 là chị B.T.Y.N (21 tuổi, ngụ Đắk Lắk).

Chị N. phát hiện thai bất thường khi được 17 tuần 4 ngày. Sau đó, chị tiếp tục được thăm khám. Kết quả các xét nghiệm, siêu âm cho thấy thai nhi bị hẹp van động mạch phổi, có nguy cơ thành tim 1 thất sau sinh. Chị N. được động viên, tư vấn và giải thích nên đã đồng ý điều trị. Các bác sĩ vẫn đang tiếp tục thực hiện ca nong tim cho trường hợp này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Em bé được can thiệp thông tim trong bào thai xuất viện về nhà

Sáng 20-2, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết bệnh nhi đầu tiên với dị tật không lỗ van động mạch phổi được can thiệp thông tim trong bào thai tại Bệnh viện Từ Dũ và chuyển về Bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị ngay sau sinh đã được xuất viện trong sự vui mừng của gia đình cùng lãnh đạo và nhân viên bệnh viện.

Em bé được can thiệp thông tim trong bào thai xuất viện về nhà- Ảnh 1.

Bé trai cùng mẹ chụp hình lưu niệm tại khu vực tiểu cảnh đón Tết Nguyên đán 2024 ở Bệnh viện Nhi Đồng 1

Theo đó, ngày 30-1, ngay sau sinh, bé được chuyển đến bệnh viện, được theo dõi sát bởi Khoa Sơ sinh 2 và Khoa Tim mạch. Sau đó, bé được nong van động mạch phổi một lần và không cần đặt stent ống động mạch như những trường hợp mắc tật tim bẩm sinh tương tự mà không được can thiệp sớm trong bào thai.

Sau thủ thuật, bé tiếp tục được theo dõi tình trạng huyết động, không thở oxy và dinh dưỡng hoàn toàn bằng đường miệng.

Em bé được can thiệp thông tim trong bào thai xuất viện về nhà- Ảnh 2.

Sau quá trình điều trị bé trai được thông tim trong bào thai lần đầu tiên tại Việt Nam được xuất viện về nhà

Đến ngày 10-2 (mùng 1 Tết), bé đã bú mẹ trực tiếp lần đầu tiên và được chuyển ra phòng ngoài nằm cùng mẹ cho tới khi xuất viện. Sau xuất viện, bé được hẹn tái khám sau 1 tuần để đánh giá lại diễn tiến, tình trạng tim mạch và có kế hoạch điều trị cụ thể tiếp theo. 

Toàn bộ chi phí điều trị cho bé gần 100 triệu đồng đã được bảo hiểm y tế và Bệnh viện Nhi Đồng 1 hỗ trợ thanh toán.

Can thiệp thông tim trong bào thai đã mang lại hiệu quả bước đầu sau sinh rất khả quan, với nguy cơ diễn tiến đến thiểu sản thất (P) thấp hơn rất nhiều so với các trường hợp tương tự không được can thiệp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Số ca nhập viện do tai nạn giao thông giảm nhiều

Thống kê những ngày cao điểm, từ 29 tháng chạp đến mùng 5 Tết, Khoa Cấp cứu chỉ tiếp nhận 362 trường hợp bị TNGT, giảm 16% so với năm 2023, trong đó có 2 ca bị TNGT do sử dụng rượu bia. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho việc người dân quen dần với việc “Đã dùng rượu bia thì không lái xe”.

Số ca nhập viện do tai nạn giao thông giảm nhiều- Ảnh 1.

Khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Các tai nạn khác như tai nạn sinh hoạt (84 ca) và ngộ độc (14 ca) nhập viện cấp cứu cũng giảm đáng kể (khoảng 20%). Riêng số phẫu thuật cấp cứu theo chuyên khoa tăng, trong đó Khoa Gan Mật Tụy tăng cao nhất (200%), kế đến là Khoa Ngoại lồng ngực (50%) và Khoa Tai Mũi Họng (gần 28%)…

Số ca cấp cứu giảm nên nguồn máu sử dụng năm nay cũng ít, chỉ bằng 87% so với cùng kỳ năm trước. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nam thanh niên bị chứng bệnh bất ngờ sau tai nạn giao thông

Tối 18-2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết đã can thiệp cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp sau chấn thương do tai nạn giao thông.

Bệnh nhân là anh T.P.T (21 tuổi; ngụ quận Ô Môn, TP Cần Thơ) bị tai nạn giao thông, được nhập viện tuyến trước với nhiều vết thương ở đầu mặt và đau ngực.

Nam thanh niên bị chứng bệnh bất ngờ sau tai nạn giao thông- Ảnh 1.

Các bác sĩ can thiệp cho bệnh nhân

Do tình trạng nặng nên bệnh nhân được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.

Tại thời điểm nhập viện, các bác sĩ nghĩ đến khả năng nhồi máu cơ tim cấp (mặc dù bệnh nhân trẻ tuổi, không có yếu tố nguy cơ về tim mạch) do cơ chế tổn thương mạch vành sau khi bị dập vùng ngực trái.

Tình huống này thách thức trong lựa chọn điều trị cho bệnh nhân vì bệnh nhân vừa có nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp vừa có nguy cơ xuất huyết do chấn thương nhãn cầu và đụng dập vùng ngực, tràn khí màng phổi, dập phổi.

Sau khi trải qua hội chẩn nhiều chuyên khoa, bệnh nhân có chỉ định can thiệp mạch vành cấp cứu.

Kết quả ghi nhận tắc từ lỗ động mạch vành liên thất trước (động mạch vành trái), tổn thương dạng bóc tách.

Các bác sĩ đã can thiệp thành công sang thương bằng một stent phủ thuốc với thời gian 35 phút.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Những món ăn này giúp tim mạch khỏe mạnh, khai thông tài vận cho 12 con giáp

Các chuyên gia phong thủy cùng bác sĩ dinh dưỡng Trần Vận Đình, thuộc Bệnh viện Chấn Hưng (Đài Loan, Trung Quốc), đề xuất một số món ăn bảo vệ tim mạch của 12 con giáp. Không chỉ thế mà còn giúp 12 con giáp tăng tài vận may mắn trong năm Giáp Thìn 2024.

1. Tuổi Tý

Màu may mắn: đỏ, xanh lam, tím, trắng.

Món ăn đề xuất: Sữa chua thanh long và hạt chia, súp kỷ tử và nấm tuyết.

Thanh long có nhiều chất xơ và kali, có tác dụng ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, tăng cường sức khỏe tim mạch. Thành long cũng giàu chất sắt và vitamin C, có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Hạt chia và nấm tuyết là thực phẩm giàu chất xơ. Còn sữa chua chứa nhiều canxi, protein và giàu men vi sinh, có thể duy trì sức khỏe đường ruột, bảo vệ tim mạch.

2. Tuổi Sửu

Màu may mắn: vàng, xanh lá cây, xanh lam, đen.

Món ăn đề xuất: Nấm mèo xào đậu ngọt, sữa đậu nành mè đen.

Đậu ngọt chứa nhiều loại axit amin thiết yếu, nhiều vitamin C, beta carotene và chất xơ, giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.

Polysaccharides, sterol thực vật trong nấm mèo có thể ổn định lượng đường trong máu và làm giảm loại cholesterol gây hại.

Mè đen là thực phẩm có hàm lượng canxi cao, khi kết hợp với sữa đậu nành có thể ngăn ngừa loãng xương và duy trì sức mạnh cơ bắp nhờ tiêu thụ protein chất lượng cao.

3. Tuổi Dần

Màu may mắn: vàng kim, xanh lam, tím, trắng.

Món ăn đề xuất: cơm khoai lang tím, cải ngồng xào nấm bạch tuyết.

Khoai lang tím chứa nhiều chất khoáng, chất xơ, vitamin B (quan trọng cho quá trình chuyển hóa năng lượng, kích thích quá trình phát triển của tế bào thần kinh).

Trong nấm bạch tuyết chứa beta glucan, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.

Trong khi đó, cải ngồng giàu khoáng chất các vitamin A, B, C, beta-caroten (chống oxy hóa).

Hãy chế biến những món ăn mang màu sắc may mắn để chào đón năm 2024 nhiều tài lộc. Ảnh: Shutterstock

Hãy chế biến những món ăn mang màu sắc may mắn để chào đón năm 2024 nhiều tài lộc. Ảnh: Shutterstock

4. Tuổi Mão

Màu may mắn: xanh lá cây, tím, trắng, bạc.

Món ăn đề xuất: măng tây xào bạch quả, khô cá cơm xào ớt sừng xanh.

Măng tây giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, do có chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.

Chất capsaicin trong ớt có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy năng lượng.

5. Tuổi Thìn

Màu may mắn: vàng, nâu, xanh lá cây, trắng.

Món ăn đề xuất: cà ri gà bí đỏ, rau tràng (Nymphoides indica) xào quả tâm mộc.

Thành phần trong bí đỏ như Alpha-carotene hay Beta-carotene ngăn quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL, từ đó ngăn mảng bám ở thành mạch. Nghệ trong cà ri là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa.

Theo ghi chép thực vật của y học cổ truyền Trung Quốc, quả tâm mộc có tác dụng hỗ trợ điều hòa đường ruột, giúp kiểm soát huyết áp.

6. Tuổi Tỵ

Màu may mắn: vàng, xanh lá cây, xanh dương, trắng.

Món ăn đề xuất: Nấm kim châm xào rau chân vịt, sữa chua kiwi vàng.

Rau chân vịt cung cấp rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin K và chất xơ.

Quả kiwi vàng giàu vitamin C và E, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch cũng như giảm sự xuất hiện của cục máu đông dẫn đến đau tim và đột quỵ.

7. Tuổi Ngọ

Màu may mắn: vàng chuối, xanh mù tạt, tím, bạc.

Món ăn đề xuất: canh rau dền nấu cá mòi trắng, sinh tố green latte (nho, chuối, rau lang, dưa leo).

Rau dền giàu canxi, sắt và vitamin K, có thể thúc đẩy quá trình tạo máu, giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ tim.

Sinh tố green latte là thức uống tốt cho dân văn phòng, bổ sung chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

8. Tuổi Mùi

Màu may mắn: đỏ, cam, trắng, bạc.

Món ăn đề xuất: súp cà chua, salad rau xanh – trái cây.

Lycopene trong cà chua còn có tác dụng bảo vệ lớp bên trong của mạch máu và có thể làm giảm nguy cơ đông máu.

Rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ có lợi cho tim và hệ thống mạch máu.

Rau xanh và trái cây có lợi cho tim. Ảnh: leteatgoal.hk

Rau xanh và trái cây có lợi cho tim. Ảnh: leteatgoal.hk

9. Tuổi Thân

Màu may mắn: đỏ, xanh lá cây, tím, trắng.

Món ăn đề xuất: cà tím nướng và salad bơ, cà chua.

Cà tím giàu dưỡng chất với lượng vitamin K, C, B6 và chất xơ dồi dào. Anthocyanin trong cà tím có thể làm giảm nguy cơ ung thư, cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch và ngăn ngừa não lão hóa.

Bơ giàu các loại vitamin như vitamin C, vitamin B, vitamin K và E. Ăn 40 gram bơ mỗi ngày giúp giảm từ 16 đến 22% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

10. Tuổi Dậu

Màu may mắn: vàng, xanh lá cây, xanh dương, trắng.

Món ăn đề xuất: sinh tố chuối việt quất, đậu nành Nhật xào tôm.

Việt quất có chất chống oxy hóa mạnh, làm giảm đáng kể mức cholesterol xấu trong cơ thể con người. Chuối cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Đậu nành Nhật giàu protein, chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp giảm nồng độ cholesterol.

11. Tuổi Tuất

Màu may mắn: đỏ, vàng nghệ, trắng, bạc.

Món ăn đề xuất: phi lê gà sốt cam và ớt chuông (vàng, đỏ); gà xào thơm và khổ qua.

Ớt chuông bổ sung flavonoid dồi dào nhất, có khả năng tăng cường độ vững chắc của thành mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu.

Thơm, khổ qua chứa chất chống oxy hóa mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường.

12. Tuổi Hợi

Màu may mắn: đỏ, vàng kim, xanh lá cây, tím.

Món ăn đề xuất: salad bông cải xanh trứng; bắp cải tím xào gừng.

Bông cải xanh hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ có chứa lutein, giúp ngăn ngừa sự dày lên của các thành động mạch. Còn bắp cải tím chứa anthocyanin (chất chống oxy hóa).

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ

Chiều 15-2, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thông tin về sức khỏe của nữ bệnh 21 tuổi (ở Bắc Kạn) được ghép phổi hồi sinh sự sống đúng đêm Giao thừa năm Giáp Thìn (tức đêm 10-2 dương lịch).

Cô gái trẻ được ghép 2 lá phổi từ người cho là nam thanh niên 26 tuổi bị chết não do tai nạn giao thông.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân 21 tuổi được ghép phổi thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ghép phổi thành công cho cô gái trẻ

Theo các bác sĩ, bệnh nhân mắc bệnh lý u cơ trơn bạch huyết ở phổi (LAM) hay còn gọi là bệnh phổi đục lỗ, là một bệnh hiếm gặp và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ. Bệnh lý này tạo các kén khí trong phổi, lan tỏa và làm mất chức năng phổi. Tình trạng người bệnh rất nặng, khả năng tử vong trong vòng vài tháng tới nếu không được ghép phổi.

Người bệnh đã được quản lý, theo dõi tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ năm 2020 và chờ ghép phổi từ vài tháng nay vì 2 lá phổi tổn thương nghiêm trọng, tình trạng suy hô hấp nặng, tiên lượng tử vong cao.

Là sinh viên của một trường đại học nhưng khi phát hiện mắc bệnh phổi giai đoạn cuối cô đã phải bỏ học giữa chừng, thở ôxy dài hạn tại nhà, mọi sinh hoạt phải nhờ người khác, tưởng chừng như hết hy vọng.

Ngày 8-2 vừa qua (29 Tết), sau khi nhận được thông tin có nguồn tạng hiến từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã kích hoạt khẩn cấp chương trình ghép phổi và tổ chức hội chẩn lựa chọn người bệnh được nhận tạng ngay trong đêm.

Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động khoảng 80 nhân viên trực tiếp tham gia thực hiện ca ghép phổi đồng thời có sự phối hợp và hỗ trợ từ nhiều bệnh viện khác.

Ca phẫu thuật được thực hiện ngày 9-2 (30 Tết), kéo dài 12 giờ (từ 10 giờ tới 22 giờ) bởi các chuyên gia Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện E Trung ương.

12 giờ sau ca mổ, người bệnh đã tỉnh, tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới trong những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người bệnh và kíp thực hiện ghép phổi. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định.

Đến thời điểm này, sau 6 ngày ghép phổi bệnh nhân đã có thể đi lại với sự hỗ trợ của các dụng cụ và nhân viên y tế.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 2.

Nữ bệnh nhân ghép phổi đang tập đi lại

Dấu ấn trong lĩnh vực ghép mô tạng

Theo bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, trên thế giới, ghép phổi hầu hết chỉ được thực hiện ở các nước phát triển do đây là kỹ thuật ghép tạng rất khó và chi phí lớn nhưng tại Bệnh viện Phổi Trung ương ca ghép này được thực hiện thành công.

“Đây là dấu mốc lớn, ghi nhận tiến bộ vượt bậc của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương và sự phối hợp của đội ngũ các y bác sĩ từ nhiều bệnh viện”- bác sĩ Lượng nói.

Trước ca ghép phổi này, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp với nhiều bệnh viện khác thực hiện thành công kỹ thuật ghép phổi, trong đó có ca bệnh ghép 2 lá phổi cho người đàn ông 56 tuổi (ở Thanh Hoá) được đánh giá là thành công toàn diện nhất tại Việt Nam, với thời gian sống lâu nhất.

Chiều 15-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tới thăm hỏi và chúc mừng người bệnh được ghép phổi thành công. Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá thành công từ các ca ghép tạng những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 là tin vui đầu năm của ngành y tế.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ca ghép phổi

Thành công của ca ghép phổi này đã góp phần quan trọng vào thành tựu kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam, thể hiện trình độ, năng lực của các y, bác sĩ nước nhà trên bản đồ y khoa thế giới. Đồng thời, cho thấy sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học, hiệu quả giữa các bộ phận tham gia trong quá trình ghép phổi.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc với người hiến tặng mô, tạng và gia đình người hiến tạng để nối dài sự sống, giúp “hồi sinh” nhiều cuộc đời mới trong đó có bệnh nhân trẻ được ghép phổi thành công.

Với việc làm chủ các kỹ thuật ghép tạng, Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn có thêm nhiều nguồn tạng hiến, các cơ sở y tế phát triển kỹ thuật cấy ghép mô tạng đạt tiêu chuẩn quốc tế để người bệnh chờ ghép tạng thêm cơ hội sống. Cùng đó, sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người phù hợp với tình hình thực tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Khám, cấp cứu do tai nạn giao thông giảm mạnh

Bộ Y tế cho biết tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc trong ngày 11-2 (mùng 2 Tết) là gần 92.800 bệnh nhân.

Các cơ sở y tế cũng thực hiện khám, cấp cứu cho 33.185 bệnh nhân tăng 8,1%; trong đó nhập viện điều trị nội trú 19.269 bệnh nhân, giảm 2,1% so với cùng ngày Tết Quý Mão 2023.

Khám, cấp cứu do tai nạn giao thông giảm mạnh- Ảnh 1.

Thăm khám cho bệnh nhân bị tai nạn do pháo nổ

Gần 7.300 ca phẫu thuật trong 3 ngày nghỉ Tết

Các cơ sở y tế đã chuyển viện cho 1.851 bệnh nhân, thực hiện 2.210 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 581 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân; đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 2.471 trẻ chào đời và cho xuất viện 10.762 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết.

Theo đó, tổng số bệnh nhân đang điều trị sau 3 ngày nghỉ Tết (từ 30 Tết đến mùng 2) là 109.840 người, tăng 14,7% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023. Tổng số ca phẫu thuật các loại là 7.291 ca phẫu thuật, tăng 3,3%.

Cũng trong 3 ngày nghỉ Tết, tổng số bệnh nhân ra viện là 73.092 bệnh nhân, tăng 8,2% so với Tết năm ngoái.

Tổng số khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông trong ngày là 3.017 trường hợp, giảm 10,7%. Trong đó, số lượt tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 1.569 trường hợp, tăng 13,9% so với cùng ngày Tết Nguyên đán năm 2023; số chuyển tuyến trên điều trị là 341 trường hợp.

Như vậy, tính đến 12 giờ ngày mùng 2 Tết, sau 3 ngày nghỉ có tổng cộng 9.920 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, giảm 14,4%; số ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông chiếm 6,6% tổng số ca khám, cấp cứu.

Khám, cấp cứu do tai nạn giao thông giảm mạnh- Ảnh 2.

Số ca cấp cứu do tai nạn giao thông giảm so với Tết năm ngoái

Cấp cứu do tai nạn giao thông giảm

Số trường hợp phải nhập viện do tai nạn giao thông là 4.787 trường hợp (chiếm 48,3% tổng số ca), tăng 9,6%; có 67 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, giảm 17 ca (20,2%) so với Tết Quý Mão 2023.

Sau 3 ngày nghỉ cũng đã có 453 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 129 ca so với cùng kỳ Tết 2023, không có ca tử vong. Có 55 trường hợp cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế; 24 trường hợp phải nhập viện điều trị, theo dõi.

Báo cáo của Bộ Y tế cũng cho biết trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Bộ Y tế đánh giá tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân.

Tai nạn liên quan đến giao thông giảm mạnh cả số khám, số nặng chuyển tuyến trên và số ca tử vong; tai nạn do pháo nổ tăng so với Tết năm ngoái.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cẩn thận với những loại cây kiểng thông dụng ngày Tết

BS chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (cơ sở 3) cho biết không có đặc điểm chung về hình dạng, màu sắc, mùi hoặc hương vị mà phân biệt một cây có độc hay không độc. Tuy nhiên, có một số quy luật chung như cây có vị đắng, nặng mùi (thơm đậm hoặc rất hôi), nhựa trắng như sữa hoặc hạt màu đỏ có thể độc.

Để tránh ngộ độc, chúng ta cần phải học cách nhận biết và tránh thực vật có độc để có thể dạy cho con em chúng ta tránh những loài thực vật đó.

Theo bác sĩ Vũ, nếu trong gia đình có trẻ nhỏ tránh trồng các loại cây sau:

Xương rồng và các loại cây có gai. Vì có khả năng làm trẻ chảy máu, trầy xước khi tiếp xúc với da, đặc biệt nguy hiểm với mắt. Nên trồng các loài cây mọng nước thuộc họ xương rồng nhưng không có gai. Ngoài ra, một số loài xương rồng có nhựa cũng gây dị ứng nặng cho da và mắt.

Cẩn thận với những loại cây kiểng thông dụng ngày Tết- Ảnh 1.

Gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý khi trồng xương rồng vì có thể làm trầy xước, đặc biệt nguy hiểm với mắt

Ớt (đặc biệt các giống “hot”). Hiện nay, có nhiều giống ớt được trồng trong chậu cảnh để trưng bày. Đặc biệt là loại ớt có màu đỏ, trái nhỏ rất hấp dẫn đối với trẻ em. Mặc dù ăn chúng không có khả năng gây tử vong nhưng ớt nóng có thể khiến trẻ rất khó chịu, gây bỏng rát nếu tiếp xúc ngoài da, gây cay nóng nếu nuốt phải.

Cẩn thận với những loại cây kiểng thông dụng ngày Tết- Ảnh 2.

Ớt, đặc biệt là có màu đỏ, trái nhỏ rất hấp dẫn đối với trẻ em.

Hoa loa kèn (Angels trumpet – Brugmansia). Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Thành phần gây tác động bao gồm atropine, hyoscyamine và scopolamine gây nên triệu chứng mê sảng, điên loạn.

Cẩn thận với những loại cây kiểng thông dụng ngày Tết- Ảnh 3.

Chất độc chiết xuất từ lá và hoa loa kèn có thể được sử dụng giống như một chất gây ảo giác hiệu quả trong y tế nhưng khi dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong

Cây vạn tuế (Cycas revoluta Thunb) thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Ở Việt Nam, loại cây này thường được rất nhiều cơ quan, trường học, gia đình lựa chọn trồng làm cảnh. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc gần hoặc dùng tay vặt lá, hạt, vỏ vạn tuế, người tiếp xúc có thể bị ngộ độc.

Các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người.

Cẩn thận với những loại cây kiểng thông dụng ngày Tết- Ảnh 4.

Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín

Cây trúc đào, tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Cẩn thận với những loại cây kiểng thông dụng ngày Tết- Ảnh 5.

Toàn thân trúc đào đều có chất cực độc

Cây trạng nguyên nếu ăn phải sẽ gây rối loạn tiêu hóa do viêm nhẹ dạ dày và ruột

Hoa rum, lá và củ chứa chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

Hoa thủy tiên, tên khoa học là Narcissus spp. Trong củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Bác sĩ Vũ nhấn mạnh rất nhiều các loài thực vật đều độc hoặc có khả năng gây ra phản ứng dị ứng cao. Một số có thể gây tổn thương bởi gai nhọn. Dù mức độ gây hại của các loại thực vật rất ít, không nhiều như mối nguy hiểm đối với trẻ em đến từ hóa chất, hồ bơi, các tai nạn khi vui chơi ngoài trời. …, tuy nhiên vẫn nên thận trọng.

Các loại triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của các loài thực vật khi tiếp xúc sẽ khác nhau tùy theo các loại cây, lượng nuốt phải và trọng lượng của đứa trẻ. Những vấn đề thường gặp nhất là đau nhức xung quanh miệng và dị ứng da.
Các biện pháp cần thực hiện ngay sau khi nghi ngờ trẻ tiếp xúc với bất kì tác nhân có độc nào, bao gồm:
-Đối với da – nhẹ nhàng rửa sạch da bằng dưới vòi nước chảy (lượng nước chảy phải nhiều).
-Đối với tiếp xúc tại mắt – nhỏ mắt bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý trong 20 phút (nên nhỏ nhiều cho nước chảy vào để rửa sạch mắt)
-Đối với trẻ nuốt tác nhân gây độc – loại bỏ bất kỳ phần nào của cây còn lại trong miệng và rửa miệng cho trẻ. Cho trẻ nôn bằng cách kích thích cổ họng.
Gọi điện thoại cho cơ sở y tế để được hướng dẫn sơ cứu.
Nếu các triệu chứng khá nặng (co giật, khó thở, bất tỉnh, tím tái…) cần phải đi đến bệnh viện ngay lập tức, nhớ mang theo một mảnh của cây (mẫu vật gây độc)

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cận cảnh ca mổ đặc biệt: Thai nhi được thông tim trong bụng mẹ chào đời

Cận cảnh ca mổ đặc biệt: Thai nhi được thông tim trong bụng mẹ chào đời- Ảnh 1.
Cận cảnh ca mổ đặc biệt: Thai nhi được thông tim trong bụng mẹ chào đời- Ảnh 2.

Trước khi bước vào cuộc mổ, ekip 2 bệnh viện hơn 15 người đã phải chuẩn bị tất cả các phương án

Ngày 30-1, ekip hơn 15 người của 2 Bệnh viện Từ Dũ và Nhi đồng 1 (TP HCM) đã bước vào cuộc mổ đặc biệt là bé trai đã được thông tim trong bụng mẹ trước đó gần 4 tuần. Đây cũng là trường hợp đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

Cận cảnh ca mổ đặc biệt: Thai nhi được thông tim trong bụng mẹ chào đời- Ảnh 3.

Ekip động viên, trò chuyện cùng thai phụ trước khi bước vào cuộc mổ

Cận cảnh ca mổ đặc biệt: Thai nhi được thông tim trong bụng mẹ chào đời- Ảnh 4.

Cuộc mổ diễn ra sau 25 phút

BS CK2 Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, cho biết ban đầu tiên lượng sau sinh bé phải thở oxy. Tuy nhiên, lọt lòng mẹ, bé khóc to, hồng hào, tự thở khí trời. Ngay sau khi cắt dây rốn, bé được siêu âm ngay tại phòng mổ ghi nhận dòng máu chảy qua vị trí hẹp, không có lỗ van động mạch phổi và không cần can thiệp ngay giai đoạn đầu đời. 

Bình thường, những thai nhi hẹp van động mạch phổi nặng như trường hợp này, nếu không can thiệp nong van tim trong bào thai, có thể chào đời tím tái, khó thở, buộc phải can thiệp sơ sinh. Tuy nhiên, bé đã thoát khỏi nguy cơ phải can thiệp ngay khi chào đời. Đây là kết quả ngoạn mục vượt ngoài mong đợi của ekip và cũng là tiền đề cho các ca can thiệp bào thai tiếp theo.

Cận cảnh ca mổ đặc biệt: Thai nhi được thông tim trong bụng mẹ chào đời- Ảnh 5.

“Sau siêu âm, bé được da kề da với mẹ. Nhìn gia đình sản phụ giàn giụa nước mắt trong niềm hạnh phúc là món quà không có gì quý giá hơn của ekip 2 bệnh viện” – bác sĩ Hương xúc động nói và cho biết hiện bé đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp tục theo dõi, siêu âm đánh giá lại sau 24 giờ và có kế hoạch điều trị tim bẩm sinh.

BS CK2 Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 – người mổ trực tiếp, cho biết thai phụ chuyển dạ khi thai 37 tuần 4 ngày. Trước khi bước vào cuộc mổ, lãnh đạo 2 bệnh viện đã báo cáo trực tiếp ca mổ cho lãnh đạo Sở Y tế để được chỉ đạo từng chi tiết, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để làm sao điều trị tốt cho mẹ con sản phụ.

Cận cảnh ca mổ đặc biệt: Thai nhi được thông tim trong bụng mẹ chào đời- Ảnh 6.

Bác sĩ Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (bên trái), và bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương chia sẻ thông tin với báo chí sau ca mổ đặc biệt

Sau 25 phút, bé trai chào đời, khóc to, nặng 2,9 kg (tăng 600gram so với thời điểm nong tim thai). 

“Sự đồng ý của gia đình khi thực hiện ca phẫu thuật này là nguồn động lực lớn giúp chúng tôi tự tin trong quá trình điều trị. Dù biết là ca đầu tiên được thực hiện nhưng họ vẫn chấp nhận. Vì vậy, bước đầu, được xem là thành công. Tuy nhiên, diễn biến của em bé sau sinh sẽ thay đổi từ 24 đến 72 giờ. Do đó, nếu sau 72 giờ tình trạng bé ổn định thì chắc chắn càng hạnh phúc hơn” – bác sĩ Hải chia sẻ.

Cận cảnh ca mổ đặc biệt: Thai nhi được thông tim trong bụng mẹ chào đời- Ảnh 7.

Hiện bé đã được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp tục theo dõi.

Bác sĩ Bùi Văn Hoàng, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết thêm sau nong tim cho bào thai, việc chăm sóc rất đặc biệt. Sản phụ được theo dõi sát tim thai và theo dõi chặt dự phòng mẹ dọa sinh non.

“Chúng tôi cố gắng kéo thai kỳ tối đa có thể khoảng 38-39 tuần. Tuy nhiên, sự chuyển dạ của sản phụ không theo ý mình. Do đó, ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ, bệnh viện đã hội chẩn toàn viện và quyết định lấy thai ra là tốt nhất cho cả mẹ và bé. Theo dự đoán, bé không được 2,9 kg khi chào đời nhưng lại tiệm cận được gần 3 kg nên đây là kết qủa ngoài mong đợi của các bác sĩ. Bé chào đời tim, phổi, màu da, cử động như một em bé bình thường. Niềm mong đợi của gia đình cũng như bác sĩ đã thành hiện thực và chúng tôi hạnh phúc chung với gia đình” – bác sĩ Hoàng bày tỏ.

Trước đó, ngày 4-1, lần đầu tiên, các bác sĩ tại TP HCM thực hiện thành công ca thông tim bào thai cho thai nhi 32 tuần bị dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca thông tim bào thai đầu tiên ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một bệnh viện tư thông báo ngưng hoạt động sau 26 năm thành lập

“Bệnh viện xin thông báo đến quý khách về việc ngưng nhận dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện từ ngày 25-1. Bệnh viện rất tiếc vì phải thông báo ngưng hoạt động và cảm ơn quý khách đã lựa chọn và sử dụng dịch vụ tại bệnh viện”.

Đó là thông báo được Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia Gia Định (số 1 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP HCM) đưa ra về việc sẽ tạm ngưng toàn bộ hoạt động tại bệnh viện này và Phòng khám Đa khoa quốc tế Columbia Asia Sài Gòn (8 Alexandre de Rhodes, phường Bến Nghé, quận 1) kể từ ngày 31-1.

Theo thông báo, việc tạm ngưng hoạt động là do thời hạn hoạt động các cơ sở của Công ty TNHH Columbia Asia theo giấy chứng nhận đầu tư sắp hết hạn.

Theo giấy chứng nhận đầu tư, công ty có nghĩa vụ pháp lý chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ tài sản cố định cho Nhà nước Việt Nam khi hết thời hạn hoạt động.

Từ ngày 25-1, bệnh viện ngưng nhận dịch vụ khám chữa bệnh để kịp thời gian tiến hành kiểm kê, bảo quản tài sản cố định, hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho mục đích chuyển giao tài sản và giải thể công ty. Sau chuyển giao, công ty này xin trả lại giấy phép hoạt động khám chữa bệnh và sau đó ngưng toàn bộ hoạt động từ ngày 31-1.

Theo giới thiệu trên website, Bệnh viện Quốc tế Columbia Asia Gia Định thành lập năm 1998, là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được đầu tư trực tiếp từ 100% vốn nước ngoài, với 20 giường được thiết lập phục vụ đầy đủ các chuyên khoa cho người bệnh.

Ngoài bệnh viện tại quận Bình Thạnh và phòng khám đa khoa ở quận 1, Công ty TNHH Columbia Asia Việt Nam còn có Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương. Bệnh viện này hoạt động từ năm 2012 với quy mô 100 giường bệnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)