May 20, 2024

Người mẹ nghi con bất thường giới tính khi kiểm tra “vùng kín”

Sinh con đầu lòng, người mẹ trẻ ở Hà Nội được bác sĩ thông báo giới tính em bé là nữ. Khi đăng ký khai sinh, vợ chồng chị cũng đặt cho con cái tên rất nữ tính là N.K.A..

Khoảng 6 tháng sau, chị thấy con gái có những điểm bất thường và “vùng kín” không giống những bé gái khác.

Người mẹ nghi con bất thường giới tính khi kiểm tra "vùng kín"- Ảnh 1.

Thăm khám cho trẻ bị dị tật tại Bệnh viện Việt Đức

Tại Khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh thuộc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bác sĩ phát hiện bé bị lỗ đái lệch thấp thể nặng, tầng sinh môn bìu chẻ đôi khiến dương vật bị vùi giữa 2 bên bìu, bên ngoài trông giống âm vật hai tinh hoàn nằm trong ống bẹn…

Kết quả đánh giá nhiễm sắc thể, gene biệt hóa tinh hoàn và các xét nghiệm về nội tiết củng cố thêm nhận định bé K.A. là con trai.

Chia sẻ bên lề Chương trình khám, siêu âm miễn phí dị tật bẩm sinh, bệnh lý thường gặp ở trẻ em, di chứng sau phẫu thuật, chấn thương, ngày 18-5, PGS-TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng Khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức cho biết khi 8 tháng tuổi, bé K.A. có chỉ định phẫu thuật hạ tinh hoàn và tạo hình lỗ tiểu.

Sau điều trị xác định lại đúng giới tính, trẻ được gia đình thực hiện các thủ tục để đổi tên và giới tính trên giấy khai sinh.

“Đến nay bé được 2 tuổi. Tôi thường xuyên trao đổi với gia đình và được biết bé đi học mẫu giáo bình thường, rất nghịch ngợm, thích đồ chơi của các bé trai như: ôtô, máy bay, siêu nhân” – PGS Hoa chia sẻ.

Đây là một trong số các trường hợp mắc dị tật bẩm sinh, rối loạn phát triển giới tính được các bác sĩ Khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh đã khám và điều trị năm 2023.

Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 40 ca bất thường giới tính, ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây.

Người mẹ nghi con bất thường giới tính khi kiểm tra "vùng kín"- Ảnh 2.

Trẻ bị dị tật cần được can thiệp sớm, trả lại chức năng cho trẻ

Theo PGS Hoa, nhiều bé trai bị lỗ tiểu lệch thấp thể nặng, ẩn tinh hoàn, nhìn bên ngoài như âm vật, dễ bị nhầm lẫn là bé gái ngay sau sinh. Thậm chí, dương vật vùi lấp, lỗ tiểu thấp khiến trẻ trai bị nhầm là gái. 

Do đó khi thấy trẻ có bất thường bộ phận sinh dục cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám, tư vấn sớm trước 2 tuổi, làm xét nghiệm thăm dò xác định giới tính.

“Cha mẹ cần quan sát để ý con, khi có dấu hiệu bất thường nên can thiệp sớm để trả lại chức năng cho trẻ. Các trường hợp phát hiện và điều trị sớm đều cho kết quả tốt về hình dạng bộ phận sinh dục ngoài và tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt là khả năng sinh sản sau này”- PGS Hoa lưu ý.

Tại buổi khám, sàng lọc miễn phí, các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã thăm khám cho khoảng 100 bệnh nhân nhi. Các dị tật trẻ thường mắc phải và cần can thiệp phẫu thuật như dị tật tiết niệu, lõm ngực…

Dị tật bẩm sinh chiếm 2/3 số lượng bệnh nhân tới khám và điều trị, đa phần là dị tật về tiết niệu sinh dục và đường tiêu hóa như teo ruột, tắc ruột, phình đại tràng bẩm sinh… Các bác sĩ khuyến cáo dị tật ẩn tinh hoàn nên phẫu thuật trước 1 tuổi, dị tật lỗ tiểu thấp nên phẫu thuật trước 2 tuổi.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Vụ nghi ngộ độc ở Phan Thiết: Nhà hàng tự gửi mẫu thức ăn là không có giá trị pháp lí

Chiều 16-5, ông Nguyễn Bá Tòng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, thông tin về vụ nghi ngộ độc khiến 51 du khách nhập viện tại TP Phan Thiết. Theo ông Tòng, kết quả kiểm nghiệm các mẫu thức ăn từ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bình Thuận được nhà hàng Hồng Vinh gửi đến không có giá trị pháp lí vì không được thu thập bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

“Nếu phía nhà hàng còn lưu giữ mẫu thức ăn để cơ chức năng đem đi kiểm nghiệm thì lúc đó mới đủ cơ sở công nhận kết quả xét nghiệm, để khẳng định việc nghi ngộ độc là không xuất phát từ nhà hàng. Còn trường hợp này thì nhà hàng này được xếp vào diện không lưu mẫu thức ăn. Việc đơn vị tự đi lấy mẫu thì không đảm bảo tính pháp lí” – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Thuận nói.

Vụ nghi ngộ độc ở Phan Thiết: Nhà hàng tự gửi mẫu thức ăn là không có giá trị pháp lí- Ảnh 1.

Kết quả mẫu kiểm nghiệm thức ăn được nhà hàng Hồng Vinh tự lấy mẫu không được ngành y tế công nhận pháp lí

Cũng theo ông Nguyễn Bá Tòng, đoàn kiểm tra cũng không lấy được mẫu thức ăn từ các nơi khác, bao gồm cả những hộp thức ăn được một nhóm du khách mua về bãi biển để tiếp tục ăn uống sau 21 giờ, ngày 12-5. Vì vậy, trước mắt cơ quan chức năng chưa kết luận được nguyên nhân khiến 51 du khách nhập viện với các biểu hiện ngộ độc.

Trong sáng 16-5, đại diện nhà hàng Hồng Vinh (phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết), nơi đoàn khách 750 người dùng cơm tối 12-5, đã công bố thông tin về kết quả kiểm nghiệm các mẫu thức ăn. Theo phiếu kết quả từ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bình Thuận (được nhà hàng Hồng Vinh tự gửi mẫu), 6 món ăn gồm: Mực nhúng giấm, cá mặt quỷ um cà ri, hàu đút lò, lẩu hải sản, ốc hương rang tiêu, ghẹ hấp, đều không phát hiện vi khuẩn Salmonella và vi khuẩn Escherichia coli.

Trước đó, sáng 12-5, đoàn khách do Công ty du lịch Viettravel tổ chức gồm 750 người xuất phát từ tỉnh Bình Dương đến nhận phòng tại phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết.

Sau đó, đoàn khách chia làm 2 tốp, ăn cơm trưa tại nhà hàng Cánh Buồm Vàng và nhà hàng Hải sản Dê và Cua 245 (cùng đặt tại phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết).

Đến 18 giờ 30 phút, đoàn dùng cơm tối tại nhà hàng Hồng Vinh với thực đơn: Hàu đút lò, ghẹ hấp, ốc hương rang tiêu, cá mặt quỷ nấu cà ri, mực ống nhúng giấm, lẩu Hải sản, nho Mỹ.

Ngoài dùng tiệc tại nhà hàng Hồng Vinh, khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, một nhóm người trong đoàn tự mua tôm và một số thực phẩm để xuống bãi biển của resort tiếp tục ăn uống.

Đến sáng hôm sau, một số người đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy phải nhập viện. Ca đầu tiên nhập viện lúc 7 giờ 30 ngày 13-5 tại Trạm y tế Hàm Tiến. Sau đó, nhiều du khách trong đoàn lần lượt vào Phòng khám Mũi Né và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, với tổng cộng 51 người.

Vụ nghi ngộ độc ở Phan Thiết: Nhà hàng tự gửi mẫu thức ăn là không có giá trị pháp lí- Ảnh 2.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, nơi điều trị của 19 bệnh nhân trong đoàn khách nghi ngộ độc

Ngày 15-5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có công văn khẩn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Theo công văn, trên địa bàn TP Phan Thiết đã xảy ra trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm từ những khách du lịch lưu trú tại các khu du lịch thuộc phường Hàm Tiến và phường Mũi Né do sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn từ các quán ăn, gánh hàng rong ở bãi biển.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo thẩm quyền.

Đồng thời yêu cầu Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các nhà hàng, quán triệt, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người lao động và thực hiện nghiêm các quy định của ngành y tế trong hoạt động sản xuất, chế biến thức ăn, thức uống phục vụ khách.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai

Thông tin thêm về sự việc, lãnh đạo TP Long Khánh (Đồng Nai) nói hiện vụ việc đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố tiếp nhận xử lý, khi có kết quả cụ thể sẽ thông tin.

Phòng Y tế cũng có báo cáo sơ bộ về tình hình khắc phục của cơ sở bánh mì Băng. Hiện phía chủ cơ sở bánh mì Băng đã thanh toán viện phí cho các bệnh nhân với số tiền gần 600 triệu đồng.

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai- Ảnh 1.

Hiện còn 2 bệnh nhân nhi nặng đang được điều trị tại Đồng Nai và TP HCM

Liên quan vụ gần 100 người ngộ độc sau khi ăn mì Quảng gà, sáng 16-5, bác sĩ Nguyễn Đức Phước, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, cho biết tình trạng sức khỏe của 89 công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom) đã ổn định.

Sau khi tái khám cho bệnh nhân, trung tâm sẽ cho xuất viện những người đã ổn định sức khỏe trong ngày hôm nay.

Phía Sở Y tế đã chỉ đạo các bộ phận liên quan điều tra, phân tích dịch tễ tìm nguyên nhân gây ra vụ nghi ngộ độc này. Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông và cảnh báo tới các công ty, xí nghiệp, bếp ăn tập thể để quan tâm hơn tới việc thực hiện những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo báo cáo nhanh từ Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, công nhân Công ty TNHH De Chang Việt Nam (KCN Giang Điền, Trảng Bom) nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa có thịt heo kho dưa, chả cá chiên, canh bầu, rau cải thảo luộc và bữa ăn chiều là mì Quảng gà, được công ty hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu từ ngoài vào.

Công ty có 2 xưởng, một xưởng sản xuất máy hút bụi, một xưởng sản xuất sắt thép. Công ty có 1.500 công nhân. Công ty hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu là Công ty TNHH sản xuất TM dịch vụ Thiên Hồng Phúc.

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai- Ảnh 3.

Hiện đa phần các bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom đã ổn định sức khoẻ

Khoảng 19 giờ ngày 15-5, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom tiếp nhận một số bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một số người có sốt.

Qua điều tra, các trường hợp nhập viện nêu trên ăn bữa trưa lúc 11 giờ đến 12 giờ 15 phút gồm các món ăn thịt heo kho dưa, chả cá chiên, canh bầu, rau cải thảo luộc.

Bữa ăn chiều tăng ca ăn từ 16 giờ 15 phút đến 18 giờ, số lượng người ăn 400 người, món ăn là mì Quảng gà.

Sau bữa ăn chiều khoảng 5 đến 30 phút, công nhân có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, một số người có sốt, được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc hàng trăm công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14-5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Yêu cầu đình chỉ bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm- Ảnh 1.

Đại diện Sở Y tế thăm hỏi bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc

Trong văn bản gửi Sở Y tế Vĩnh Phúc về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại khu công nghiệp Khai Quang, TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc triển khai gấp việc chỉ đạo các cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân.

“Không để các bệnh nhân có diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với tuyến trên”- văn bản nêu.

Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Vĩnh Phúc tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến; báo cáo kết quả triển khai về Cục An toàn thực phẩm theo quy định.

Trước đó, liên quan đến vụ việc này, trong vòng 4 giờ, từ hơn 15 đến 18 giờ ngày 14-5, tại 3 cơ sở y tế trên địa bàn TP Vĩnh Yên là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt và Trung tâm Y tế TP Vĩnh Yên đã tiếp nhận theo dõi, cấp cứu hơn 350 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm.

Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt cho biết bệnh viện đã tiếp nhận hơn 220 công nhân nhập viện với các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm và vẫn tiếp tục cấp cứu cho bệnh nhân.

Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau bụng, nôn… Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu… và được công ty đưa đi cấp cứu.

Ngay sau khi ghi nhận tình hình, lãnh đạo Sở Y tế Vĩnh Phúc đã đến chỉ đạo công tác cấp cứu bệnh nhân, đồng thời yêu cầu các cơ quan chuyên môn tiến hành điều tra nguyên nhân.

Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam có địa chỉ tại Khu công nghiệp Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là công ty 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hàng chục du khách nghi ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết

Tối 13-5, nguồn tin Báo Người Lao Động cho biết Sở Y tế Bình Thuận đã thành lập đoàn kiểm tra vụ việc hàng chục du khách nghi bị ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết.

Trước đó, đoàn khách du lịch của Công ty Du lich Vietravel gồm 750 khách (đa phần trú tỉnh Bình Dương) lưu trú tại resort SeaLion trên đường Nguyễn Đình Chiều, phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết.

Chiều tối 12-5, đoàn khách này dùng cơm tại nhà hàng H.V. (phường Hàm Tiến) với thực đơn gồm: hàu đút lò, ghẹ hấp, ốc hương rang tiêu, cá mặt quỹ nấu cà ri, mực ống nhúng giấm, lẩu hải sản, nho Mỹ.

Đến khoảng 21 giờ 30 cùng ngày, đoàn khách quay về resort nghỉ ngơi. Sau đó có một nhóm người xuống bãi biển gọi thêm tôm nướng và thực phẩm khác (không rõ loại) để nhậu.

Hàng chục du khách nghi ngộ độc thực phẩm khi du lịch tại Phan Thiết- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận, nơi tiếp nhận cấp cứu 20 khách trong đoàn du lịch nhập viện nghi ngộ độc

Đến sáng hôm sau, có một số người trong đoàn bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nên được đưa đi cấp cứu. Ca nhập viện đầu tiên lúc 7 giờ 30 ngày 13-5 tại Trạm y tế phường Hàm Tiến.

Sau đó, một số người khách lần lượt vào Phòng khám Mũi Né và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận với triệu chứng tương tự. Tính đến 13 giờ 30 phút, tổng số ca nghi bị ngộ độc thực phải phải nhập viện điều trị là 52 người.

Hiện sức khỏe các bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc được. Có 32 bệnh nhân vừa xuất viện, 20 trường hợp còn lại dự kiến xuất viện vào sáng 14-5.

Sở Y tế Bình Thuận đang làm việc với nhà hàng H.V. để xác minh thêm thông tin vụ việc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM: Điều tra dịch tễ vụ 2 trẻ nghi ngộ độc sau khi ăn mì Ý tại trường

Chiều 7-5, Sở Y tế TP HCM cho biết liên quan đến 2 trường hợp là học sinh tại Trường Tiểu học Linh Chiểu (TP Thủ Đức) và Trường Tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4) nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn mì Ý tại trường phải nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) điều trị, ngành y tế TP đã điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ tại cộng đồng.

Theo đó, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) phối hợp với các trung tâm y tế địa phương tiến hành điều tra dịch tễ. 

Kết quả, tổ công tác ghi nhận tại cả 2 trường học không ghi nhận dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm tập thể. Bên cạnh đó, bữa trưa bán trú của 2 trường được cung cấp bởi 2 công ty khác nhau. Tuy nhiên, đáng chú ý, trong ngày 4-5 là thời điểm trẻ xuất hiện triệu chứng nghi ngộ độc có sự trùng hợp ngẫu nhiên tại Trường Tiểu học Linh Chiểu có 82 trẻ nghỉ học.

Qua tìm hiểu, nhà trường cho biết nguyên nhân nghỉ học của trẻ, có đến hơn 50 trẻ nghỉ học vì lý do không liên quan đến sức khỏe (như đi thi tiếng Anh, đi du lịch cùng gia đình, do việc nhà…), số còn lại thì nghỉ học vì các lý do thông thường như ho, cảm, mệt (không có triệu chứng rối loạn tiêu hoá)… Đây cũng là số tương đương với số trường hợp nghỉ học trung bình hàng ngày của trường. 

Ngoài 2 học sinh nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nhà trường khẳng định không ghi nhận thêm học sinh nào đi khám bệnh hoặc nhập viện vì nhiễm trùng tiêu hóa.

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận điều trị 2 bệnh nhi là học sinh của 2 trường tiểu học trên nhập viện trong tình trạng tiêu chảy, sốt, ói… Tuy nhiên, khi xét nghiệm tìm nguyên nhân, cơ quan chức năng không phát hiện tác nhân gây bệnh. 

Sở Y tế lưu ý tình hình thời tiết nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao, không chỉ từ các bữa ăn tập thể mà còn ở từng gia đình.

Sở Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè sắp tới, các bậc phụ huynh cần quan tâm hướng dẫn cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, không tự ý mua và sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ hơn 500 người nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Tìm thấy khuẩn Salmonella ở một bé trai

Tối 6-5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết liên quan đến vụ hơn 500 người nghi ngộ độc tại Đồng Nai, tại bệnh viện có tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi P.H.M (14 tuổi, ngụ Long Khánh, Đồng Nai).

Theo đó, bé M. nhập viện trong tình trạng sốt, tiêu chảy sau ăn bánh mì, chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Bé đã được điều trị kháng sinh, truyền dịch. Hiện bé đã ổn định. Các bác sĩ cũng đã thực hiện lấy mẫu phân của bệnh nhi để xét nghiệm. Kết quả cho thấy có vi khuẩn Salomonella trong mẫu phân.

Như vậy, tính đến hiện tại, liên quan vụ nghi ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai, đã có 3 trẻ được chuyển đến TP HCM điều trị gồm 2 trẻ hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 1 trẻ điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Trước đó, ngày 4-5, Sở Y tế Đồng Nai cho biết kết quả xét nghiệm máu của 3 bệnh nhi chuyển nặng sau ăn bánh mì cho thấy bị nhiễm khuẩn E.coli. Hiện đang chờ xem kết quả xét nghiệm máu ghi nhận vi khuẩn E.coli có trùng hợp với mẫu thức ăn hay không.

Theo các bác sĩ, vi khuẩn Samonella thường có trong môi trường như nước, thức ăn bẩn và đa phần gây ra bệnh về đường tiêu hóa. Người ăn phải thức ăn có khuẩn này sẽ có các biểu hiện giống như tất cả các ngộ độc khác. Sau khi ăn từ 4-6 tiếng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, nôn ói, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tiêu phân có máu…

So với những khuẩn khác, Salmonella không phải là tác nhân quá nguy hiểm bởi cơ thể có khả năng chống được chúng. Tuy nhiên, những trường hợp nặng sẽ bị nhiễm trùng máu khiến sốc nhiễm khuẩn, trụy tim mạch… Khi xuất hiện những triệu chứng về đường tiêu hóa như trên cần quan sát theo dõi từng đối tượng để có hướng xử trí kịp thời. Đối với trẻ em cần quan sát thóp, mắt trũng xuống, li bì, tiểu ít. Đối với trẻ lớn hơn, người sẽ mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, tiểu ít…

Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, nên để phòng bệnh cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn. Khi trong nhà có người bệnh cũng cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, không sử dụng phân tươi để bón cây trồng. Không đặt thức ăn đã nấu chín lên đĩa đã đựng thức ăn sống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ 15 học sinh nghi ngộ độc tại TP Thủ Đức: Thêm 1 bé trai nhập viện

Liên quan đến chùm 15 ca là học sinh tại 4 trường trên địa bàn TP Thủ Đức (TP HCM) nghi ngộ độc thực phẩm, trưa 3-5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) tiếp nhận thêm một bé trai học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP Thủ Đức) nhập viện.

Vụ 15 học sinh nghi ngộ độc tại TP Thủ Đức: Thêm 1 bé trai nhập viện- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi nghi ngộ độc thực phẩm tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM)

Theo đó, bé nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, mất sức. Sau khi thăm khám, bé được truyền dịch, kháng sinh.

Mẹ bệnh nhi cho biết khoảng 6 giờ 30 sáng cùng ngày chị đưa bé đến trường. Sau đó, có mua một hộp cơm cuộn bày bán trước cổng trường cho con ăn. Tuy nhiên, đến 9 giờ sáng, cô giáo gọi điện cho chị đến đón con đi bệnh viện vì bé ói, đau bụng nhiều. 

“Tôi không biết thông tin 15 bé ngộ độc hôm qua. Cho đến sáng nay, khi vừa đọc xong tin thì cô giáo gọi điện nói đưa con đi bệnh viện khiến tôi hoảng quá” – mẹ bé chia sẻ.

Trước đó, ngày 2-5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã tiếp nhận 15 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm. Tất cả các em đều là học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức gồm: Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông, Nguyễn Văn Trỗi, Lương Thế Vinh. Phần lớn các em bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy sau khi ăn sushi (cơm cuộn) bày bán trước cổng trường, một số em có ăn thêm bánh mì.

Chị T.A, phụ huynh em H.M (7 tuổi, học sinh Trường Tiểu học Thạnh Mỹ Lợi, là một trong 15 em đang điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh), cho biết thêm trước đó, chị có mua hộp cơm cuộn với giá 20.000 đồng. Bên trong hộp cơm có nhân xúc xích, trứng, rong biển, dưa leo, cà rốt. Đáng chú ý, cơm được bán trước cổng trường nên đông học sinh đến mua.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Phó Khoa Nhi-Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết đây là chùm ca nghi ngộ độc thực phẩm đầu tiên trong năm 2024 với cùng một triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nhiều lần. Hiện các bệnh nhi sau khi truyền dịch và dùng kháng sinh đặc trị, tình trạng các cháu cơ bản đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế: Đình chỉ cơ sở bánh mỳ nghi gây ngộ độc ở Đồng Nai

Trong công văn gửi Sở Y tế Đồng Nai, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai triển khai các nội dung liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mỳ trên địa bàn phường Xuân Bình, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, khiến gần 300 người nhập viện.

Bộ Y tế: Đình chỉ cơ sở bánh mỳ nghi gây ngộ độc ở Đồng Nai- Ảnh 1.

Lãnh đạo TP Long Khánh thăm hỏi một bệnh nhi ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại bệnh viện

Theo đó, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai chỉ đạo bệnh viện có bệnh nhân ngộ độc bánh mỳ đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Khẩn trương điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc theo quy định, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Đình chỉ ngay cơ sở bánh mỳ nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở trên, nếu phát hiện có sai phạm cần xử lý nghiêm theo quy định.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến. Báo cáo kết quả triển khai về Cục An toàn thực phẩm theo quy định.

Thống kê ban đầu, tính đến sáng 3-5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Đồng Nai đang điều trị 321 người bệnh, toàn bộ bệnh nhân sức khỏe đều ổn định.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai, hiện đang điều trị 12 bệnh nhân, 2 bệnh nhân nặng phải thở máy, hiện nay huyết động của bệnh nhân tạm ổn, các bệnh nhân còn lại đang điều trị tại bệnh viện sức khỏe đã khá hơn. Bệnh viện Cao su Đồng Nai hiện đang điều trị 21 bệnh nhân, trong đó có 9 trẻ em, không có bệnh nhân nặng…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

15 học sinh 4 trường ở Thủ Đức nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

Tối 2-5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) cho biết vừa có báo cáo gửi Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm TP HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế TP Thủ Đức liên quan vụ việc 15 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra tại 4 trường tiểu học trên địa bàn.

Theo đó, 9 giờ cùng ngày, 15 học sinh của 4 trường tiểu học: Thạnh Mỹ Lợi (8 em), Bình Trưng Đông (3 em), Nguyễn Văn Trỗi (1 em), Nguyễn Thế Vinh (1 em) và 2 em chưa rõ học trường nào đã được đưa đến nhập viện.

Trước khi nhập viện, các em đã ăn sushi, một số em ăn bánh mì. Sau khi ăn, các em đều xuất hiện triệu chứng ói, sốt nên được nhập viện cấp cứu.

Các học sinh được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. 

Các bác sĩ đã xử trí truyền dịch, kháng sinh. Hiện tại, hầu hết các em đều có sinh hiệu ổn, giảm ói nhưng vẫn cần phải nằm viện theo dõi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Du lịch nghỉ lễ ngày nắng nóng, đừng quên “bỏ túi” 6 điều này

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết chủ đạo trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 ở cả ba miền đều là nắng nóng. Đáng nói nhiều nơi nhiệt độ dự báo vượt mốc 41 độ C.

Cơ quan này cho rằng trong 10 năm qua, chưa có năm nào cả ba miền Bắc, Trung, Nam cùng xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.

Du lịch nghỉ lễ ngày nắng nóng, đừng quên "bỏ túi" 6 điều này- Ảnh 1.

Nắng nóng gay gắt có thể tác động xấu cho sức khoẻ

Nắng nóng có hại cho sức khỏe thế nào?

Theo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), các vấn đề sức khỏe thường gặp do nắng nóng là: Say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút.

Ở mức độ nặng, sẽ đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt, …) và có thể tử vong.

Vào những dịp nghỉ lễ kéo dài, đi du lịch được xem là một nhu cầu thiết yếu của nhiều người. Do đó, để có một chuyến du lịch hoàn hảo trong ngày nắng nóng, các chuyên gia y tế cho rằng việc đảm bảo sức khỏe là một yếu tố quan trọng và cần thiết.

Nếu là người thích đi du lịch, hãy “bỏ túi” 6 điều dưới đây để có thể tận hưởng kỳ nghỉ thật thoải mái.

Mặc quần áo rộng, thoáng mát, sáng màu

Việc mặc quần áo quá dày, bó sát cơ thể hoặc mặc quá nhiều quần áo sẽ không giúp cơ thể hạ nhiệt hiệu quả. Khi đi du lịch nên chọn bộ quần áo có màu sáng để ít hấp thụ ánh nắng hơn và tăng cảm giác mát mẻ.

Uống đủ nước

Hãy uống đủ lượng nước cần thiết để cơ thể không bị thiếu nước. Hãy mang theo một chai nước lớn khi đi du lịch vì một người bình thường cần nạp đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

Nhu cầu này có thể tăng lên khi ở ngoài nắng lâu. Có thể bổ sung bằng nước lọc, nước khoáng, nước trái cây hoặc các nước uống thể thao chứa nhiều chất điện giải. Hãy uống nước kể cả khi không thấy khát.

Du lịch nghỉ lễ ngày nắng nóng, đừng quên "bỏ túi" 6 điều này- Ảnh 2.

Bảo vệ cơ thể khỏi tia UV bằng rộng vành khi đi du lịch

Bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím:

Đội một chiếc mũ rộng vành, mang theo ô, mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đồng thời sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30 trở lên.

Thoa một lượng vừa đủ kem chống nắng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài trời. Thoa lại cho toàn bộ cơ thể sau mỗi 2 giờ ở ngoài trời. Nếu đang đi biển, bơi trong hồ hoặc đổ mồ hôi nhiều thì nên thoa lại kem sau mỗi 1 giờ sử dụng.

Tránh đồ uống có cồn và chất caffeine

Cà phê chứa chất caffeine có thể gây mất nước, đồng thời có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, nếu uống cà phê, nên uống thêm nước để bổ sung nước cho cơ thể.

Ngoài ra, với các loại đồ uống có cồn (bao gồm cocktail hỗn hợp, bia, rượu hoặc rượu mạnh…) khiến bạn đi tiểu nhiều, đồng thời làm tăng nguy cơ mất nước.

Du lịch nghỉ lễ ngày nắng nóng, đừng quên "bỏ túi" 6 điều này- Ảnh 3.

Uống nước nhiều hơn bình thường là cách giảm nhiệt độ của cơ thể giữa trời nắng nóng

Tránh các món ăn có gia vị cay

Đồ ăn cay, nóng khiến cơ thể tăng nhiệt và tốc độ chuyển hóa. Nếu ăn đồ cay nóng trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị nổi mụn, lở miệng, nóng rát vùng dạ dày,… Do đó nếu bạn thích ăn cay thì nên hạn chế ăn thường xuyên để không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trong thời tiết oi nóng.

Mang theo một số thuốc thiết yếu

Khi đi du lịch, thuốc hạ sốt, dung dịch bù nước, điện giải, men tiêu hóa… là những loại thuốc các bạn luôn phải có trong vali. Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, nên uống dung dịch điện giải để bù nước cho cơ thể. Sau đó, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị.

Bộ Y tế khuyến cáo, khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Với mức độ nhẹ cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10-15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.

Nếu nạn nhân biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một hội nghị quan trọng diễn ra tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Ngày 26-4, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức hội nghị khoa học với chủ đề “Những tiến bộ trong điều trị bệnh lý thận – Tiết niệu”. Hội nghị quy tụ hơn 150 chuyên gia, bác sĩ đang công tác tại các đơn vị y tế đến dự.

Một hội nghị quan trọng diễn ra tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long- Ảnh 1.

Một đại biểu đang trình bày tại hội nghị

Đây là dịp để các đại biểu chia sẻ, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm cũng như những đóng góp vào việc phát triển lĩnh vực điều trị bệnh lý thận – tiết niệu tại các bệnh viện trong khu vực ĐBSCL.

Đồng thời, hội nghị còn báo cáo về các chủ đề khác nhau như: Tiểu máu vi thể và bệnh thận IGA; bệnh thận mạn ở bệnh nhân viêm gan siêu vi B, C; giá trị của sinh thiết thận trong chẩn đoán sớm bệnh thận ở người trẻ; các phương pháp điều trị sỏi đường tiết niệu; đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại bệnh viện.

Đặc biệt, hội nghị có trực tiếp từ phòng mổ đối với trường hợp tán sỏi qua da do các chuyên gia, bác sĩ của bệnh viện thực hiện.

Một hội nghị quan trọng diễn ra tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long- Ảnh 2.

Hội nghị có trực tiếp từ phòng mổ

BS.CKII. Nguyễn Thị Mai Lan, Trưởng Khoa thận – Tiết niệu của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, chia sẻ rằng thận có chức năng vô cùng quan trọng khi lọc chất độc trong máu được sinh ra trong quá trình trao đổi chất và đào thải qua nước tiểu.

Tuy nhiên, các bệnh lý nội khoa tại thận thì khá âm thầm, dễ bị bỏ qua. Vì thế, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể bảo tồn được chức năng của thận.

Để chẩn đoán sớm bệnh ở giai đoạn đầu phải cần đến kỹ thuật sinh thiết thận của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Từ các kỹ thuật mới này, sẽ giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Đức Duy, Phó Trưởng Khoa thận – Tiết niệu của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, sỏi thận có kích thước nhỏ, người bệnh có thể điều trị bằng cách uống nước nhiều và dùng thuốc tan sỏi hoặc tống xuất sỏi.

Đối với sỏi thận có kích thước lớn, không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, các phương pháp như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi hay mổ mở được lựa chọn.

Một hội nghị quan trọng diễn ra tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long- Ảnh 3.

Ban tổ chức tặng hoa các diễn giả

Trong các hướng dẫn mới nhất về điều trị sỏi thận từ các Hội Tiết niệu Hoa Kỳ, Hội Tiết niệu Châu Âu không còn đề cập đến vai trò của mổ mở nữa, thay vào đó là phương pháp tán sỏi thận qua da với những ưu điểm như ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả cao.

Phương pháp này đang được áp dụng rộng khắp tại nhiều nơi trên thế giới và đã được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.

Kỹ thuật tán sỏi thận qua da được thực hiện tại đây với hệ thống máy móc hiện đại do các bác sĩ Khoa thận – Tiết niệu giàu kinh nghiệm thực hiện. Người bệnh có chỉ định điều trị bằng kỹ thuật nội soi tán sỏi thận có thể yên tâm về hiệu quả điều trị, giảm tối thiểu các biến chứng sau phẫu thuật, giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đề nghị 4 chính sách trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi

Chiều 16-4, Bộ Y tế tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.

Đề nghị 4 chính sách trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi- Ảnh 1.

Lãnh đạo Bộ Y tế và BHXH Việt Nam chủ trì hội thảo

93 triệu người có BHYT

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết tỉ lệ bao phủ BHYT gia tăng nhanh, từ 58% dân số vào năm 2009 và đến năm 2023 đã đạt 93,35%, tức là đã có hơn 93 triệu người tham gia.

Đến hết 2023, có 174,8 triệu lượt người khám, chữa bệnh (KCB) BHYT với số tiền chi trả khoảng 124,3 ngàn tỉ đồng. Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng, tiếp cận dịch vụ KCB BHYT ngày càng thuận lợi.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế chỉ rõ Luật BHYT hiện hành đã có những quy định không còn phù hợp thực tiễn. Đặc biệt, những thay đổi trong Luật KCB 2023 đòi hỏi phải đánh giá và sửa đổi, bổ sung Luật BHYT để bảo đảm quyền bình đẳng trong KCB BHYT của người dân.

Vì thế, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan, thống nhất hoàn thiện hồ sơ theo hướng tập trung sửa đổi tối đa một số vấn đề vướng mắc, bất cập phát sinh có tính cấp bách, một số vấn đề đã có đầy đủ thông tin, dữ liệu và đạt được sự đồng thuận cao. Đặc biệt là sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới việc thay đổi về tiền lương và chuyên môn kỹ thuật của Luật KCB có hiệu lực từ 1-1-2025.

Trước mắt, Bộ Y tế tập trung vào 4 chính sách cơ bản nhận được sự đồng thuận cao, trong đó, quan trọng là điều chỉnh các quy định về BHYT liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và KCB BHYT.

Theo Thứ trưởng Thuấn, một số chính sách về tăng phạm vi quyền lợi cho chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh có chi phí hiệu quả cao, bảo hiểm bổ sung, tăng cường công tác giám định và hợp đồng BHYT, nâng mức đóng… cần được điều chỉnh phù hợp.

Tại hội nghị, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết có 4 chính sách trong đề nghị xây dựng Luật BHYT sửa đổi.

Đề nghị 4 chính sách trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi- Ảnh 2.

Bà Trần Thị Trang nêu 4 chính sách được đề nghị trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi

Thứ nhất, điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ BHYT và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn.

Thứ ba, điều chỉnh các quy định về BHYT có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh BHYT.

Thứ tư, phân bổ sử dụng quỹ BHYT hiệu quả. Theo đó, dự thảo Luật BHYT sửa đổi đề xuất điều chỉnh chi phí quản lý tối đa 5% như quy định hiện hành xuống tối đa 4% cho hoạt động quản lý quỹ BHYT. Phần còn lại 1% bổ sung vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

“Như vậy tổng kinh phí được bổ sung vào quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT mỗi năm khoảng 1.100 tỉ đồng sẽ được phân bổ, điều tiết ngay từ đầu năm cho các cơ sở khám chữa bệnh”- bà Trang nói.

Theo bà Trang, mục tiêu của việc sửa đổi chính sách BHYT lần này nhằm khắc phục các tồn tại, bất hợp lý mang tính cấp bách sau 15 năm thực hiện Luật BHYT; bảo đảm quyền lợi BHYT phù hợp với nhu cầu của người dân trong chăm sóc sức khỏe và khả năng chi trả của quỹ BHYT.

Trên 150 triệu lượt người KCB BHYT mỗi năm

Sáng cùng ngày, BHXH Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7-9-2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới” (Chỉ thị số 38).

Đề nghị 4 chính sách trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi- Ảnh 3.

Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị số 38 về BHYT

Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cho biết chỉ thị số 38 đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện chính sách BHYT từ Trung ương đến địa phương.

Theo BHXH Việt Nam, mỗi năm, bình quân có trên 150 triệu lượt người KCB BHYT với số tiền quỹ BHYT chi trả trên 100 ngàn tỉ đồng. Hệ thống KCB BHYT được tổ chức tốt từ trung ương đến địa phương, bao gồm các cơ sở KCB công lập và tư nhân đã tạo thuận lợi giúp người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ KCB BHYT.

Hiện nay, người dân có thể sử dụng đa nền tảng khi đi KCB bằng Căn cước công dân (CCCD), ứng dụng VssID – BHXH số, ứng dụng định danh điện tử VNeID.

Với việc triển khai KCB BHYT bằng CCCD, người bệnh BHYT chỉ cần sử dụng CCCD để làm thủ tục KCB, giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí.

“BHXH Việt Nam đang thí điểm xác thực thông tin sinh trắc trên CCCD gắn chip trong KCB BHYT. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác KCB BHYT, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia”- ông Mạnh nói.

Tại hội nghị, các đại biểu đề xuất Ban Bí thư Trung ương Đảng tiếp tục ban hành văn bản mới về đẩy mạnh công tác BHYT để phù hợp trong tình hình mới.

Quốc hội tăng cường hơn nữa việc giám sát quá trình thực thi pháp luật về BHYT tại các địa phương, doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật về BHYT, đặc biệt là sửa đổi Luật BHYT phù hợp với tinh thần của Chỉ thị 38 và các Nghị quyết của Trung ương, đảm bảo nguyên tắc cộng đồng, chia sẻ và công bằng trong KCB BHYT.

Nhiều ý kiến cũng đề xuất Chính phủ tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHYT và dự toán chi KCB hằng năm là một trong các chỉ tiêu kinh tế – xã hội của địa phương; ban hành chế tài xử lý đối với các trường hợp cơ sở KCB vi phạm hợp đồng KCB BHYT.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến, ông Vũ Thanh Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nhấn mạnh quỹ BHYT đã trở thành nguồn tài chính quan trọng góp phần chăm lo sức khỏe cho người dân, mang lại chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ông Mai đề nghị BHXH Việt Nam phối hợp chặt chẽ với ngành y tế nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, đồng thời nâng cao tinh thần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn kinh phí KCB BHYT.

Đề nghị 4 chính sách trong dự thảo Luật BHYT sửa đổi- Ảnh 4.

Ông Vũ Thanh Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực BHYT, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả, ngăn ngừa, chống lạm dụng quỹ KCB BHYT và đảm bảo tốt quyền lợi BHYT của người tham gia.

Ông cũng đề nghị Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, Thành ủy tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH, Sở Y tế các tỉnh trong việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về chính sách BHYT; tham mưu tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo thực hiện đạt các mục tiêu về tỉ lệ bao phủ BHYT, phấn đấu đến năm 2025 tỉ lệ bao phủ đạt 95% dân số.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hoại tử ruột nghi do ăn rau sống và thịt lợn hun khói

Ngày 6-4, bác sĩ Hoàng Việt Dũng, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), cho biết bệnh nhân nam, 72 tuổi, vào cấp cứu trong tình trạng mạch nhanh khó bắt, huyết áp tụt, sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.

Hoại tử ruột nghi do ăn rau sống và thịt lợn hun khói- Ảnh 1.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng nghi ngộ độc thực phẩm

Theo người nhà bệnh nhân, sau khi ăn rau sống và thịt lợn hun khói, ông xuất hiện đau bụng, nôn nhiều và đi ngoài. Các bác sĩ xét nghiệm, chụp cắt lớp ổ bụng, chẩn đoán bệnh nhân bị sốc do hoại tử ruột, được chuyển mổ cấp cứu.

Trong quá trình mổ, bác sĩ nhận thấy một đoạn dài gần 2,5 m ruột non bị hoại tử đen nên đã cắt toàn bộ và phục hồi lưu thông ruột. Sau ca phẫu thuật, tình trạng sốc của bệnh nhân được cải thiện, dừng thở máy, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới. 

Bệnh nhân trên không có tiền sử bệnh nền. Các bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm ruột của ông có thể do ăn uống.

Theo bác sĩ Dũng, hoại tử ruột non là bệnh lý rất nặng, tỉ lệ tử vong cao, cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Nguyên nhân hay gặp trong các bệnh về máu, gây tắc mạch mạc treo, tắc ruột do xoắn vặn, dây chằng thắt nghẹt gây thiếu máu ruột dẫn đến hoại tử, thoát vị bẹn nghẹt…

Hoại tử ruột nghi do ăn rau sống và thịt lợn hun khói- Ảnh 2.

Bệnh nhân phải cắt bỏ 2,5 m ruột do hoại tử

Viêm ruột hoại tử còn có thể do Clostridial, một loại trực khuẩn gặp ở thức ăn vệ sinh kém, trong thịt chưa chín kỹ, nhiễm giun đũa. 

Biểu hiện lâm sàng bao gồm: đau bụng, nôn, sốt, đi ngoài phân lỏng, bụng chướng, nặng có thể sốc, suy hô hấp, suy thận cấp, rối loạn chuyển hóa và tử vong.

Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng xuất hiện đột ngột như trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

CLIP: Đoàn múa lân sư rồng nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì, bánh bao

Chiều  3-4, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương xác nhận có 47 ca nhập viện tại Trung tâm y tế TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, nghi ngộ độc thực phẩm.

Sau khi ăn bánh mì, bánh bao phát từ thiện, 47 người phải nhập viện

Theo đó, sáng cùng ngày, tại một lễ hội ở TP Thuận An, có khoảng 50 người ăn bánh mì, bánh bao phát từ thiện.

Theo lời kể của các thành viên trong đoàn múa lân sư rồng, khoảng 4- 5 tiếng sau, nhiều thành viên trong đoàn múa lân và những người xem có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt… Sau đó, họ được đưa đến Trung tâm Y tế TP Thuận An để kiểm tra.

CLIP: Đoàn múa lân sư rồng nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì, bánh bao- Ảnh 1.
CLIP: Đoàn múa lân sư rồng nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì, bánh bao- Ảnh 2.
CLIP: Đoàn múa lân sư rồng nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì, bánh bao- Ảnh 3.

Sức khỏe của các thành viên đoàn múa lân sư rồng đã ổn định

Báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế TP Thuận An cho hay có 47 ca nhập viện với triệu chứng ban đầu là ói, đau bụng, tiêu lỏng… Đa số trường hợp đều xuất hiện các triệu chứng sau khoảng 1- 2 giờ ăn bánh mì, bánh bao…. 

Hiện 5 ca nhẹ được xuất viện, 42 ca ổn định, tiếp tục nằm theo dõi.

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan chức năng đang điều tra mẫu bánh mì và bánh bao.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nam thanh niên ở Quảng Bình nghi tự lấy kéo cắt “chỗ hiểm” đứt gãy

Nam thanh niên ở Quảng Bình nghi tự lấy kéo cắt

Nam thanh niên nhập viện trong tình trạng tổn thương tại dương vật

Chiều 12-3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba – Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết vừa đồng ý chuyển tuyến 1 trường hợp bệnh nhân nam 25 tuổi ở tỉnh Quảng Bình đến Bệnh viện Trung ương Huế điều trị vì dương vật bị cắt đứt.

Theo các bác sĩ của bệnh viện, nam thanh niên này chưa có vợ, trú tại thôn Tân Sơn, xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Vào khoảng 20 giờ ngày 9-3, nam thanh niên được gia đình đưa tới Bệnh viện đa khoa huyện Tuyên Hóa cấp cứu trong tình trạng bị tổn thương 2/3 dương vật nghi do vết cắt của dao kéo.

Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba – Đồng Hới điều trị. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế để tiếp tục theo dõi, điều trị.

Theo đánh giá ban đầu, bệnh nhân bị đứt cả niệu đạo, thần kinh mạch máu, tĩnh mạch mu dương vật đứt hoàn toàn. Đây là những trường hợp hiếm xảy ra, phức tạp nên bệnh viện tuyến huyện chỉ xử lý cấp cứu ban đầu như dùng giảm đau, khâu tạm thời và cầm máu cho bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế đề nghị báo cáo vụ phát hiện ma túy trong bệnh viện

Theo công văn gửi Bệnh viện hữu Nghị Việt Nam Cu Ba – Đồng Hới ngày 27-2, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết trên các phương tiện truyền thông đưa tin về việc “Công an phát hiện hàng trăm viên ma túy trong Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới”.

Bộ Y tế đề nghị báo cáo vụ phát hiện ma túy trong bệnh viện- Ảnh 1.

Tang vật của vụ án. Ảnh: Công an Quảng Bình

Nội dung phản ánh cơ quan Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện hàng trăm viên ma túy trong bệnh viện và bắt giữ 2 nhân viên công ty giặt là bên ngoài đang hợp tác với bệnh viện.

Liên quan đến việc này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị giám đốc bệnh viện phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện với cơ quan Công an và các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật để điều tra kịp thời, xử lý nghiêm đúng người, đúng tội.

Báo cáo vụ việc về Bộ Y tế trước ngày 28-2.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới là bệnh viện tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế. Đây cũng là đơn vị khám và điều trị chuyên môn tuyến cao nhất tại tỉnh Quảng Bình.

Như Báo Người Lao Động đưa tin, ngày 27-2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Quảng Bình) cho biết vừa bắt quả tang hai đối tượng là nhân viên của Công ty Ngọc Minh Châu có trụ sở tại TP Hà Nội, đang có hợp đồng giặt đồ tại Bệnh viện hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Hai đối tượng bị bắt là Đặng Thanh Vũ (SN 1994) trú tại xã Đức Ninh và Hoàng Hải Đức (SN 1990), trú tại phường Đức Ninh Đông, TP Đồng Hới.

Khám xét khẩn cấp chỗ ở và nơi làm việc tại xưởng giặt của đối tượng, lực lượng công an phát hiện và thu giữ thêm 400 viên ma túy tổng hợp.

Tại cơ quan điều tra, Vũ và Đức khai nhận là nhân viên của Công ty Ngọc Minh Châu, đang có hợp đồng giặt đồ với Bệnh viện hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Quá trình làm việc xưởng giặt, đã mua số ma túy này về cất giấu để sử dụng.

Vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình tiếp tục điều tra, làm rõ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

200 chuyên gia, bác sĩ dự hội nghị y khoa

Nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2), ngày 25-2, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 2 năm 2024.

200 chuyên gia, bác sĩ dự hội nghị y khoa- Ảnh 1.

Hội nghị khoa học thường niên lần thứ II năm 2024 của Bệnh viện Đai học Y dược Buôn Ma Thuột thu hút 200 chuyên gia, bác sĩ của nhiều bệnh viện uy tín trên cả nước

Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột là sự kiện đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm nhằm cập nhật kiến thức y khoa, kỹ thuật tiên tiến, có giá trị trong chẩn đoán, điều trị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc toàn diện cho người dân trong khu vực. 

Hội nghị có sự tham dự của 200 đại biểu là các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm đến từ các bệnh viện uy tín trong cả nước.

200 chuyên gia, bác sĩ dự hội nghị y khoa- Ảnh 2.

Hội nghị nhằm cập nhật kiến thức y khoa, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh toàn diện cho người dân trong khu vực

Tại hội nghị, những báo cáo khoa học có giá trị cao nhằm đánh giá, so sánh thực tế kết quả của những mô hình, kỹ thuật đã và đang triển khai hiệu quả tại các cơ sở, được đông đảo đại biểu quan tâm và thảo luận sôi nổi. 

Trong khuôn khổ hội nghị còn có gian hàng trưng bày các sản phẩm, vật tư y tế, máy móc công nghệ cao đến từ các công ty, tập đoàn uy tín trong và ngoài nước.

Bác sĩ CKII Võ Minh Thành, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, cho biết năm 2023, bệnh viện thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và xuyên suốt. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới bên cạnh việc phát triển toàn diện công tác khám, chữa bệnh, nghiên cứu, đào tạo với hơn 58 hội thảo và sinh hoạt khoa học được tổ chức thành công.

Trong năm 2024, Hội nghị khoa học thường niên lần thứ II sẽ mở đầu cho chuỗi các hoạt động đào tạo chuyên môn. 

“Tôi tin rằng, hội nghị lần này là cơ hội quý báu để các bác sĩ, nhân viên y tế chia sẻ và cập nhật những chiến lược điều trị mới trong tương lai. Đồng thời, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ làm chủ và ứng dụng các nghiên cứu vào điều trị thực tiễn, ngày càng giúp nhiều người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại khu vực” – bác sĩ Võ Minh Thành nhấn mạnh.

Tỉ lệ mắc ung thư đường tiêu hóa có xu hướng trẻ hóa

Bác sĩ CKII Võ Minh Thành thông tin hiện nay, số người mắc bệnh ung thư gan, mật, tụy, đường tiêu hóa vẫn không ngừng gia tăng hàng năm và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, công tác nghiên cứu nhằm chẩn đoán sớm, điều trị và dự phòng hiệu quả bệnh vừa mang tính cấp thiết vừa có tính lâu dài.

Do đó, Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột lần thứ 2 hướng đến trao đổi và giải quyết chuyên sâu các vấn đề liên quan đến các bệnh lý trên, thông qua việc đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích kết quả điều trị. Đặc biệt là hiệu quả điều trị khi sử dụng các phương pháp phẫu thuật nội soi, ít xâm lấn…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai trẻ nghi ngộ độc botulinum cùng ăn tiệc tại một gia đình

Chiều 20-2, Sở Y tế TP HCM đã chia sẻ thêm thông tin liên quan đến 2 bệnh nhi nghi ngộ độc botulinum hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Theo đó, hai bệnh nhi lần lượt là bé 6 tuổi và bé trai 7 tuổi cùng ngụ tại phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP HCM.

Hai trẻ nghi ngộ độc botulinum cùng ăn tiệc tại một gia đình- Ảnh 1.

1 trường hợp bệnh nhi ngộ độc botulinum được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2023

Với bệnh nhi 6 tuổi, trước đó, ngày 3-2, trên đường về quê cùng gia đình đón Tết thì bé nôn ói nhiều. Ngày 4-2, tình trạng không giảm bé nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Sau 2 ngày nằm viện, bé vẫn nôn ói nhiều kèm co giật nên được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 vào ngày 6-2. Tại bệnh viện, bé được chẩn đoán theo dõi viêm não cấp.

Bệnh nhi thứ hai (7 tuổi) do nôn ói nhiều nên bé nhập viện Bệnh viện Hạnh Phúc vào ngày 5-2. Sau 2 ngày nôn ói nhiều và cử động hàm khó, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 lúc 0 giờ ngày 7-2 với chẩn đoán theo dõi xuất huyết não.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, sau khi khai thác bệnh sử và tiền sử ăn uống ghi nhận cả hai trẻ đều cùng ăn tiệc tất niên tại nhà của một gia đình cùng địa chỉ phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP HCM.

Qua thăm khám lâm sàng, chụp CT-scan sọ não, MRI não, đo điện cơ và các xét nghiệm cần thiết khác, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hội chẩn và không loại trừ trẻ bị ngộ độc botulinum toxin, các bác sĩ thống nhất sử dụng giải độc tố botulinum.

Hiện tại, tình trạng hai bệnh nhi đã cải thiện, một bé đã cai máy thở và theo dõi tại Khoa Nội tổng hợp, một trẻ tiếp tục được chăm sóc và theo dõi tại Khoa Hồi sức và có dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt. Hiện vẫn đang chờ xét nghiệm chẩn đoán xác định nguyên nhân.

Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo các cơ sở khám, chữa bệnh nghiêm túc triển khai tới tất cả nhân viên y tế, đặc biệt các kíp trực thực hiện nghiêm Công văn số 8457/SYT-NVY ngày 6-10-2023 của Giám đốc Sở Y tế về yêu cầu phát hiện kịp thời, xử trí, báo cáo và phối hợp điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

2 trẻ nhập viện nghi ngộ độc Botulinum toxin

Tối 19-2, Sở Y tế TP HCM cho biết sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, sở nhận được báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) về hai trường hợp bệnh nhi nghi ngờ ngộ độc Botulinum toxin.

2 trẻ nhập viện nghi ngộ độc Botulinum toxin- Ảnh 1.

Ngộ độc Botulinum do độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn

Theo đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 lần lượt tiếp nhận hai bệnh nhi vào ngày 6-2 và 7-2. Cả hai nhập viện trong tình trạng buồn nôn và nôn ra thức ăn, đau đầu.

Sau khi khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng, chụp CT-scan, MRI não, đo điện cơ và các xét nghiệm cần thiết khác, các bác sĩ đã hội chẩn và không loại trừ trẻ bị ngộ độc Botulinum toxin. Vì vậy, các bác sĩ thống nhất sử dụng giải độc tố Botulinum.

Hiện tại, tình trạng hai bệnh nhi đã cải thiện, một trẻ đã cai máy thở và theo dõi tại Khoa Tiêu hóa, bệnh nhi còn lại tiếp tục được chăm sóc và theo dõi tại Khoa Hồi sức và có dấu hiệu lâm sàng cải thiện tốt.

Bệnh viện Nhi đồng 2 đã lấy mẫu phân của bệnh nhân và gửi đến Viện Y tế công cộng TP HCM để xét nghiệm và chẩn đoán xác định.

Sở Y tế ghi nhận những nỗ lực chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời cho 2 bệnh nhi nghi ngộ độc Botulinum toxin. Cho đến thời điểm hiện tại, sở chưa ghi nhận thêm trường hợp nào được báo cáo có triệu chứng tương tự.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chất độc Botulinum toxin do vi khuẩn Clostridium botulinum (C.botulinum) sinh ra.

Ngộ độc Botulinum do độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Những loại thực phẩm có nguy cơ chứa độc tố Botulinum có thể bao gồm các loại thực phẩm lên men truyền thống không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm đóng hộp và sữa chua đã bị hỏng…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bí quyết phục hồi sức khoẻ, “nạp” năng lượng sau kỳ nghỉ Tết

Trải qua kỳ nghỉ lễ dài nhất trong năm với không ít những thay đổi trong nếp sinh hoạt có thể khiến nhiều người cảm thấy “oải” khi trở lại với quỹ đạo công việc.

Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng “sạc pin” cho cơ thể sau những ngày dài nghỉ Tết, sẵn sàng cho một năm mới với nhiều kế hoạch, dự định hanh thông, thuận lợi.

Bí quyết phục hồi sức khoẻ, "nạp" năng lượng sau kỳ nghỉ Tết- Ảnh 1.

“Lên dây cót” tinh thần để sẵn sàng bước vào công việc sau kỳ nghỉ Tết

Ngủ đủ giấc

Nghỉ Tết không thể tránh khỏi việc thức khuya, ngủ nướng, thường xuyên di chuyển, chơi thâu đêm…. Thói quen sinh hoạt này có thể khiến cơ thể tiêu hao nhiều sức lực, mệt mỏi, uể oải khi kết thúc kỳ nghỉ lễ.

Do đó, bác sĩ khuyên trước ngày quay lại làm việc, nên sắp xếp một đến hai ngày trước đó để nghỉ ngơi tại nhà. Điều này cho phép bạn có thêm thời gian để “hòa nhịp” trở lại với thói quen cuộc sống ngày thường.

Ngủ sớm, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể lấy lại năng lượng và sự hồi phục sức lực, tỉnh táo, cũng như tạo sự hứng khởi khi bắt tay vào công việc sau Tết Nguyên đán 2024.

Kiểm tra lại công việc, email

Bí quyết phục hồi sức khoẻ, "nạp" năng lượng sau kỳ nghỉ Tết- Ảnh 2.

Kiểm tra lại công việc sau kỳ nghỉ lễ

Kiểm tra các tin nhắn, email, công việc, bài vở cần phải làm và sắp xếp lại các công việc cần giải quyết trong thời gian tới. Hãy thực hiện chúng trong tâm trạng thật thoải mái và không phải vội vã.

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh thường ngày

Đối với nhiều người, những ngày lễ, Tết là thời điểm để nuông chiều bản thân khi liên tục gắn liền với những bữa ăn giàu đạm, “nạp” vào cơ thể các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, nhiều đường…

Để nhanh chóng lấy lại năng lượng cho năm mới, hãy thực hiện các chế độ ăn lành mạnh. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể 1,5 lít nước để bù đắp lượng nước cần thiết và giúp cơ thể giải tỏa mệt mỏi.

Bí quyết phục hồi sức khoẻ, "nạp" năng lượng sau kỳ nghỉ Tết- Ảnh 3.

Nên cung cấp cho cơ thể 1,5 lít nước mỗi ngày

Thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ (các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu que, đậu đũa, bắp cải, cà rốt, su hào…), ăn thêm các thức ăn dễ tiêu hoá.

Bổ sung các thực phẩm ít béo được xếp vào nhóm ngũ cốc tốt cho sức khỏe (gạo lức, lúa mạch, khoai, ngô, đậu, đậu phụ…). Hạn chế đồ chiên, rán dầu mỡ; tránh lạm dụng rượu bia.

PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết để cân bằng hệ tiêu hoá, ngoài việc ăn cân đối đủ các nhóm thực phẩm: đạm, chất béo, chất xơ có trong rau xanh, quả chín, cũng nên sử dụng sữa chua để cải thiện hệ vi sinh đường ruột, giảm tình trạng rối loạn tiêu hoá.

Dọn dẹp nhà cửa

Trang hoàng nhà cửa, bày biện đồ đạc để đón khách dịp Tết là việc làm không thể thiếu để vừa thể hiện sự đủ đầy, cũng như sự tôn trọng và mến khách của gia chủ.

Kỳ nghỉ đã kết thúc, rất cần lên cót tinh thần sẵn sàng làm việc. Bởi vậy, việc dọn dẹp, thu dọn nhà cửa và cất đi những đồ dùng không cần thiết sẽ giúp nhà cửa được sạch sẽ, gọn gàng. Khi đó bạn sẽ có cảm giác cuộc sống thường ngày, giúp lấy lại tinh thần làm việc hăng say trở lại.

Vận động cơ thể

Bí quyết phục hồi sức khoẻ, "nạp" năng lượng sau kỳ nghỉ Tết- Ảnh 4.

Tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ thể năng động hơn, tỉnh táo hơn

Cách giữ gìn sức khỏe và chống căng thẳng lâu dài là vận động cơ thể. Các bác sĩ cho rằng, việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ năng lượng được hấp thu quá nhiều trong những ngày Tết, đồng thời giúp cơ thể năng động hơn, tỉnh táo hơn, cải thiện hệ tiêu hóa.

Mỗi ngày nên dành 30 phút để luyện tập môn thể thao phù hợp với sức khỏe. Đối với người già hoặc người có bệnh tim mạch nên vận động nhẹ, đi bộ, thực hành một vài động tác giãn cơ…

Kiểm tra sức khỏe sau Tết

Chế độ ăn uống bất thường, thả ga, ít vận động và giờ giấc sinh hoạt đảo lộn là những yếu tố đe dọa sức khỏe, nhất là các bệnh lý mạn tính như đường máu, mỡ máu, men gan, huyết áp cao… Khi thấy bất thường nên đi khám ngay.

Ngoài ra, các bệnh lý xương khớp, hen suyễn, dạ dày, ung thư, tim mạch cũng là những bệnh lý mạn tính diễn biến thầm lặng, người dân cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để sức khỏe được kiểm soát tốt nhất.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

1 tuần nghỉ Tết, hơn 300 người đột quỵ cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115

Thông tin trên được PGS-TS-BS Nguyễn Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) chia sẻ khi quay lại công việc sau 1 tuần nghỉ Tết Nguyên đán 2024.

1 tuần nghỉ Tết, hơn 300 người đột quỵ cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115- Ảnh 1.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Theo PGS Thắng, trong 7 ngày, các e-kíp trực tại bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân đột quỵ cấp nhập viện. Trong đó, 47 trường hợp điều trị can thiệp và tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.

Đáng chú ý, trong số hơn 300 bệnh nhân có 162 bệnh nhân may mắn phục hồi tốt và xuất viện ngay trong Tết. Tuy vậy, vẫn còn những bệnh nhân nặng từ trước Tết. Hiện khoa đang điều trị cho 195 bệnh nhân.

PGS Nguyễn Huy Thắng nhấn mạnh đột quỵ rất nguy hiểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể điều trị được, và quan trọng hơn là có thể phòng tránh được. Theo y văn, có đến 70% trường hợp đột quỵ có thể đã không xảy ra, nếu như được điều trị phòng ngừa trước đó.

PGS Thắng cho biết tăng huyết áp là “thủ phạm” gây ra hơn 90% trường hợp xuất huyết não. Việc kiểm soát chặt huyết áp, chính là chiếc chìa khóa vàng trong điều trị phòng ngừa. Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Đột quỵ Hoa Kỳ, huyết áp nên được duy trì <130/80 mmHg đối với các bệnh nhân có tiền căn xuất huyết não. Ngoài ra, khuyến cáo cũng nhấn mạnh, việc đạt được mức huyết áp mục tiêu quan trọng hơn việc chọn lựa bất kỳ nhóm thuốc hạ áp nào.

Theo y văn, 70% trường hợp đột quỵ đã có thể tránh được nếu được dự phòng sớm. Lợi ích này có thể còn lớn hơn với dự phòng xuất huyết não. Mức huyết áp tâm thu ổn định trong khoảng 90-120 mmHg được xem là mục tiêu vàng để giúp bệnh nhân tránh “thảm hoạ” này.

Tuy nhiên, đáng lưu ý, thực tế tại Việt Nam, việc tuân thủ điều trị, đặc biệt trên bệnh nhân trẻ, là trở ngại rất lớn. Hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không có triệu chứng trước khi gây ra hậu quả. Thậm chí có bệnh nhân đến khám với huyết áp 240 mmHg vẫn quả quyết “em hoàn toàn bình thường”. Chính điều này, vô tình đã làm cho việc thuyết phục bệnh nhân đi khám đúng định kỳ là rất khó khăn.

Như vậy, khám tầm soát đột quỵ não đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ. Từ đó, có kế hoạch điều trị và phòng ngừa đột quỵ, đem đến sự yên tâm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nếu nằm trong danh sách những trường hợp sau bạn nên tầm soát đột quỵ: Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ não, dị dạng mạch máu não; người có tiền sử tim mạch, tăng huyết áp; người có tiền sử bệnh đái tháo đường; người béo phì, rối loạn mỡ máu (tăng LDL cholesterol, triglycerides…); người bệnh trên 55 tuổi; người hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều, ít vận động, sử dụng ma tuý, thói quen ăn không lành mạnh (ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhiều chất béo và đường, ăn quá mặn, ít ăn rau..); người có các triệu chứng chưa rõ nguyên nhân như đau đầu nhiều, chóng mặt, giảm trí nhớ, hoặc ngất ; tiền căn bệnh rối loạn đông máu

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nghỉ Tết, vướng mắc khám chữa BHYT phản ánh tới đâu?

BHXH Việt Nam vừa có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Bộ Quốc Phòng; BHXH Công an nhân dân về việc đảm bảo quyền lợi cho người bệnh BHYT phải nằm điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Nghỉ Tết, vướng mắc khám chữa BHYT phản ánh tới đâu?- Ảnh 1.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam tặng quà người bệnh dịp Tết Giáp Thìn

Thông báo số điện thoại đường dây nóng về BHYT

Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; thông báo số điện thoại trực đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh tới người dân, cơ sở KCB BHYT; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của người bệnh BHYT và cơ sở KCB về chế độ KCB BHYT.

Tổng hợp danh sách người bệnh BHYT phải nằm điều trị nội trú tại các cơ sở KCB trong dịp Tết, đề nghị cơ sở KCB đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư, thiết bị y tế trong danh mục BHYT. Tuyệt đối không để người bệnh tự mua trong quá trình điều trị.

Trước đó, nhằm góp phần chăm lo đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, người lao động dịp Tết, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các địa phương và các đơn vị trực thuộc tăng cường các biện pháp phục vụ nhân dân, NLĐ, người sử dụng lao động.

Thanh quyết toán đầy đủ kinh phí khám chữa bệnh BHYT

Đối với BHXH các tỉnh, thành phố, BHXH Việt Nam yêu cầu tập trung các nhiệm vụ, cụ thể:

Thứ nhất, cải cách thủ tục, giải quyết, thanh toán đầy đủ, kịp thời, đảm bảo tốt quyền lợi người tham gia và người thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN…

Thứ hai, phân công cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, trực tiếp để trả kết quả kịp thời hạn và tiến độ theo quy định, đồng thời, thường xuyên theo dõi hệ thống hạ tầng và ứng cứu sự cố an toàn thông tin khi phát sinh.

Thứ ba, bố trí bộ phận giám định thường trực để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về KCB BHYT được người dân phản ánh qua đường dây nóng hoặc đến gặp trực tiếp.

Nghỉ Tết, vướng mắc khám chữa BHYT phản ánh tới đâu?- Ảnh 2.

Đảm bảo tốt quyền lợi người tham gia và người thụ hưởng chính sách BHXH

Thứ tư, tạm ứng, thanh quyết toán đầy đủ, kịp thời kinh phí KCB BHYT theo đúng quy định. Thường xuyên theo dõi, phối hợp chặt chẽ với cơ sở KCB để đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế phục vụ KCB BHYT trong danh mục được quỹ BHYT chi trả. Trường hợp có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam để được giải quyết.

Thứ năm, cấp, đổi, gia hạn thẻ BHYT kịp thời; tiếp nhận ngay hồ sơ và thu tiền đóng BHYT đối với các trường hợp tăng mới hoặc gia hạn thẻ BHYT trong trường hợp người dân đến cơ quan BHXH nộp tiền mà không thông qua tổ chức dịch vụ.

Thứ sáu, tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân để được nhanh chóng, thuận tiện nhất…

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng chỉ đạo, phân công các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trực thuộc trong dịp nghỉ Tết, không để ảnh hưởng đến việc giải quyết các thủ tục hành chính về quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế đề nghị xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ.

Bộ này cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội trong năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bộ Y tế đề nghị xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết- Ảnh 1.

Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm với những trường hợp vi phạm nồng độ cồn

Xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn

Tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng, để bảo đảm an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội.

Tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương. Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương hằng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực phụ trách. Triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe.

Phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác.

Theo tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), các ca ngộ độc rượu vào cấp cứu vẫn nhiều, có xu hướng gia tăng vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán do nhu cầu ăn uống, liên hoan có sử dụng rượu, bia gia tăng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết- Ảnh 3.

Một bệnh nhân bị ngộ độc rượu điều trị tai Bệnh viện Bạch Mai

Tại Trung tâm Chống độc cũng thường xuyên tiếp nhận các ca uống phải rượu “rởm” pha cồn công nghiệp methanol, bị biến chứng dẫn tới mù mắt. Đa số các trường hợp ngộ độc methanol do uống phải rượu trắng “3 không” (không nhãn mác, không nguồn gốc, không rõ thành phần). Những loại rượu này bán trôi nổi ngoài thị trường, thậm chí có cả ở quán nhậu.

“Tình trạng ngộ độc methanol do uống phải rượu “rởm” khiến người uống không biết. Ngộ độc rượu có chứa cồn methanol lại diễn ra chậm và âm thầm nên đa số bệnh nhân đến viện muộn, khi đã bị tổn thương não, mắt, tỉ lệ tử vong lên tới 30-50%”- bác sĩ Nguyên nói.

Các bác sĩ cho biết uống rượu quá mức được định nghĩa là mức tiêu thụ quá 5 ly trở lên trong một lần với nam giới và uống 4 ly trở lên trong một lần với nữ (một lần khoảng 2-3 giờ). Uống nhiều rượu được định nghĩa là tiêu thụ khoảng 8 ly trở lên mỗi tuần với nữ giới và từ 15 ly trở lên mỗi tuần với nam giới.

Uống rượu vừa phải được định nghĩa là uống 2 ly trở xuống trong một ngày đối với nam hoặc 1 ly trở xuống trong một ngày đối với phụ nữ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)