May 20, 2024

Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật bên trái: Bệnh viện xin lỗi

Ngày 10-5, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đang yêu cầu các cơ quan chuyên môn tổng hợp, báo cáo về quá trình điều trị bệnh nhân N.T.M.L (SN 1988; trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế.

Liên quan đến trường hợp này, ngày 8-5, ông Nguyễn Tam Thăng, Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã ký báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.

Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật bên trái: Bệnh viện xin lỗi- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

Theo báo cáo này, bệnh nhân L. siêu âm ngày 16-4 phát hiện “u nang bì buồng trứng phải”, sau đó được cho nhập viện. Ngày 22-4, BV tiến hành siêu âm đầu dò tử cung phần phụ (siêu âm trước mổ) phát hiện buồng trứng trái có khối echo hỗn hợp có bóng lưng, kích thước 48x51mm, kết luận “u bì buồng trứng trái”.

Biên bản hội chẩn phẫu thuật lúc 16 giờ 15 phút ngày 22-4 kết luận “u nang bì buồng trứng phải”, hướng điều trị phẫu thuật nội soi bóc nang buồng trứng.

Ca phẫu thuật được tiến hành lúc 8 giờ ngày 23-4 và kết thúc lúc 9 giờ cùng ngày, chẩn đoán trước phẫu thuật là “u bì buồng trứng phải”.

Tường trình phẫu thuật như sau: “Vào Trocart quan sát thấy tử cung bình thường, phần phụ phải bình thường. Gan lách trong giới hạn bình thường, không có dịch ổ bụng. U nang bì buồng trứng trái kích thước khoảng 3×4 cm. Tiến hành bóc u nang bì buồng trứng trái. Đốt cầm máu, kiểm tra kỹ phẫu trường ổn định. Đóng lỗ Trocart. Gửi mẫu bệnh phẩm làm Giải phẫu bệnh lý. Máu mất khoảng 50 ml. Chẩn đoán sau phẫu thuật là “u bì buồng trứng trái”.

Ngày 27-4, sau phẫu thuật, BV tiến hành siêu âm đầu dò kiểm tra tử cung phần phụ, xác định buồng trứng phải có hai cấu trúc tăng âm đồng nhất, giới hạn rõ KT 20x22mm, 32×25 mm, buồng trứng trái bình thường. Kết luận “theo dõi u bì buồng trứng phải”. Qua 7 ngày điều trị, bệnh ổn định, cho ra viện ngày 29-4.

Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật bên trái: Bệnh viện xin lỗi- Ảnh 2.

BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam thừa nhận Khoa Phụ sản chưa tuân thủ quy trình phẫu thuật

BV Đa khoa Quảng Nam giải thích dựa vào kết quả siêu âm, chẩn đoán khi hội chẩn “u bì buồng trứng phải”, tuy nhiên khi phẫu thuật, phẫu thuật viên nội soi thám sát ổ bụng phát hiện “u bì buồng trứng trái”. Phẫu thuật viên tiến hành bóc u và gửi bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh đúng quy định.

Tuy nhiên, tại thời điểm trong mổ, phẫu thuật viên có thám sát buồng trứng phải qua nội soi ổ bụng nhưng không thấy khối u ở buồng trứng phải như ghi nhận trong bản tường trình phẫu thuật.

Việc chẩn đoán vị trí khối u bình thường trên siêu âm trước mổ thường không thể chính xác tuyệt đối. Vấn đề này, BV nhận định kết quả siêu âm chỉ giúp định hướng chẩn đoán, nên việc nội soi thám sát ổ bụng phát hiện u bì buồng trứng trái giúp chẩn đoán xác định, đã thể hiện rõ ở phiếu tường trình phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh.

BV thừa nhận công tác tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh chưa tốt, nhất là khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp mổ, sau phẫu thuật và khi ra viện.

Từ đó, BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam đưa ra kết luận Khoa Phụ sản chưa tuân thủ quy trình phẫu thuật: Khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp mổ phải tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh; đánh giá tổn thương trong mổ còn hạn chế.

Công tác tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh chưa tốt, nhất là khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp mổ, sau phẫu thuật và khi ra viện, làm cho người bệnh hoang mang, lo lắng và thắc mắc.

Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Hội đồng khoa học kỹ thuật BV sẽ tổ chức họp xem xét, đánh giá và xử lý theo quy định.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm rõ vụ bệnh nhân bị u buồng trứng phải, bác sĩ mổ bên trái

Ngày 9-5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam sau khi có thông tin phản ánh sự việc tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam người “bệnh được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, bác sĩ lại phẫu thuật buồng trứng trái”.

Làm rõ vụ bệnh nhân bị u buồng trứng phải, bác sĩ mổ bên trái- Ảnh 1.

Phiếu siêu âm ngày 16-4 của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xác định chị L. bị “u bì buồng trứng phải”. Ảnh: Trần Thường

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chủ động chỉ đạo có báo cáo làm rõ thông tin nêu trên, xử lý nghiêm các vi phạm của cá nhân, tập thể theo đúng quy định (nếu có).

Bệnh viện đa khoa Quảng Nam rút kinh nghiệm về sự cố gây ảnh hưởng tới uy tín chung của ngành y tế; có biện pháp để không xảy ra các sự việc tương tự.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng yêu cầu Sở Y tế Quảng Nam chịu trách nhiệm trên địa bàn trong triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng, nâng cao an toàn người bệnh, phòng tránh các nguy cơ, sự cố y khoa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời nghiêm túc thực thực hiện quy định về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.

Trước đó, Báo Người Lao Động đã đưa tin về trường hợp người bệnh là chị Nguyễn Thị Minh L. (SN 1988; trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) được chẩn đoán bị u bì buồng trứng phải, nhưng bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam lại phẫu thuật bóc u nang bì buồng trứng trái. Vụ việc đang được xác minh, làm rõ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?

Chị Nguyễn Thị Minh L. (SN 1988; trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) phản ánh, do cảm thấy bị đau phần bụng nên chị đến Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Quảng Nam khám.

Ngày 16-4, kết quả siêu âm xác định “tử cung DAP#41mm, nội mạc #6mm – Hai phần phụ: Buồng trứng phải có khối tăng âm, bờ đều, ranh giới rõ kích thước #38×33”.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 1.

Phiếu siêu âm ngày 16-4 của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam xác định chị L. bị “u bì buồng trứng phải”

Bác sĩ kết luận chị bị “u bì buồng trứng phải”, cần phải nhập viện để phẫu thuật vì khối u đã lớn. Lúc này, chị L. xin về nhà để sắp xếp công việc, chuẩn bị các điều kiện để đi phẫu thuật.

Ngày 19-4, chị L. ra Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng khám cho an tâm. Tương tự BV Đa khoa Quảng Nam, kết quả siêu âm xác định chị L. bị u buồng trứng phải, vòng đúng vị trí trong tử cung. Các bác sĩ cũng khuyên cần nhập viện sớm để phẫu thuật.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 2.

Kết quả siêu âm ngày 19-4 của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng cũng xác định chị L. bị “u buồng trứng phải”, riêng buồng trứng trái bình thường, không hề có u

Thấy kết quả siêu âm tại Đà Nẵng tương tự ở Quảng Nam, chị L. quyết định về BV Đa khoa Quảng Nam phẫu thuật để được gần nhà, dù gia đình có nhiều người khuyên nên phẫu thuật ở Đà Nẵng cho yên tâm.

Ngày 22-4, chị L. nhập viện, sau đó được đưa đi làm các xét nghiệm liên quan. Ngày 23-4, chị L. được đưa đi phẫu thuật. Đến ngày 28-4, chị L. được cho đi siêu âm lại, ngày 29-4 thì cho xuất viện, hẹn ngày 2-5 xuống lấy giấy ra viện.

Theo chị L., lúc siêu âm ngày 28-4, chị nghe mọi người bàn tán, hỏi “ai chịu trách nhiệm ca mổ này”. Lúc này, chị cảm thấy khá bất an vì mọi người mổ như chị sau khi siêu âm xong đều được cho xuất viện, riêng chị nghe mọi người trao đổi “nên cho về hay đưa về khoa”. Sau đó, chị được đưa về khoa và không hề được giải thích gì, sau đó thì được xuất viện.

Về nhà, chị L. vẫn bị đau bụng trầm trọng, các triệu chứng không hề thuyên giảm. Lúc này, chị cứ nghĩ cơn đau là do các vết mổ.

Đến chiều 2-5, chị L. đến nhận hồ sơ ra viện thì mới tá hỏa khi phát hiện giấy ra viện của chị ghi “phẫu thuật nội soi bóc u nang bì buồng trứng trái”, chứ không phải buồng trứng phải.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 3.

Khi nhận giấy ra viện, chị L. hoang mang phát hiện mình được phẫu thuật “bóc u nang bì buồng trứng trái”

Cảm thấy hết sức hoang mang, chị L. gọi điện cho người nhà và được khuyên nên đến cơ sở y tế khác để kiểm tra. Sau đó, chị đến BV Đa khoa Thái Bình Dương – Tam Kỳ siêu âm thì kết quả các khối u nang bì buồng trứng phải vẫn còn y nguyên.

Chị L. cho biết sau đó, người nhà đến bệnh viện để hỏi thì các bác sĩ giải thích quanh co, nói rằng trong quá trình phẫu thuật, phát hiện buồng trứng trái “có khối u lớn, có nguy cơ vỡ” nên thực hiện mổ bóc tách khối u ở buồng trứng trái!?

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 4.

Kết quả siêu âm ngày 2-5 tại BV Đa khoa Thái Bình Dương – Tam Kỳ cho thấy các khối u nang buồng trứng phải của chị L. vẫn còn nguyên

Điều đáng nói là bản thân chị và gia đình không hề được bác sĩ thông tin việc phẫu thuật buồng trứng trái, không được tư vấn, dặn dò về việc các khối u buồng trứng phải “vẫn còn nguyên, chưa được bóc tách”.

Đáng chú ý, kết quả siêu âm của Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng ngày 19-4 xác định buồng trứng trái có kích thước, hình thái trong giới hạn bình thường, không có u.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 5.

Chị L. chịu nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần khi chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía bệnh viện

Để tìm hiểu sự việc, ngày 6-5, phóng viên Báo Người Lao Động gọi điện thoại cho ông Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam thì ông Ẩn nói chưa nghe khoa báo cáo.

Sáng 8-5, phóng viên gọi điện lại thì ông Ẩn đề nghị liên hệ với ông Nguyễn Tam Thăng, Phó Giám đốc BV và cho biết “Đảng ủy, Ban giám đốc BV giao cho ông Thăng giải quyết sự việc”.

Sáng cùng ngày, chúng tôi gọi điện thoại đặt lịch làm việc thì ông Thăng nói bận phẫu thuật, hẹn đầu giờ chiều. Đầu giờ chiều 8-5, chúng tôi gọi điện hẹn làm việc thì ông Thăng lại đề nghị phóng viên liên hệ… trưởng khoa sản.

BV Đa khoa Quảng Nam: Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật buồng trứng trái?- Ảnh 6.

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam 2 lần gửi văn bản yêu cầu BV Đa khoa Quảng Nam báo cáo

Sở chỉ đạo, bệnh viện chậm trễ báo cáo

Ngày 6-5, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam gửi công văn yêu cầu BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam khẩn trương báo cáo quá trình điều trị bệnh nhân Nguyễn Thị Minh L. Thời gian báo cáo trước 9 giờ sáng ngày 7-5. Tuy nhiên, đến ngày 8-5, BV Đa khoa Quảng Nam không báo cáo.

Sáng 8-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát công văn lần 2, yêu cầu BV Đa khoa Quảng Nam báo cáo trước 11 giờ ngày 8-5. Dù vậy, đến hết ngày 8-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vẫn chưa nhận được báo cáo của BV Đa khoa Quảng Nam.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ hơn 500 người nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Tìm thấy khuẩn Salmonella ở một bé trai

Tối 6-5, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết liên quan đến vụ hơn 500 người nghi ngộ độc tại Đồng Nai, tại bệnh viện có tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi P.H.M (14 tuổi, ngụ Long Khánh, Đồng Nai).

Theo đó, bé M. nhập viện trong tình trạng sốt, tiêu chảy sau ăn bánh mì, chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Bé đã được điều trị kháng sinh, truyền dịch. Hiện bé đã ổn định. Các bác sĩ cũng đã thực hiện lấy mẫu phân của bệnh nhi để xét nghiệm. Kết quả cho thấy có vi khuẩn Salomonella trong mẫu phân.

Như vậy, tính đến hiện tại, liên quan vụ nghi ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai, đã có 3 trẻ được chuyển đến TP HCM điều trị gồm 2 trẻ hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 1 trẻ điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Trước đó, ngày 4-5, Sở Y tế Đồng Nai cho biết kết quả xét nghiệm máu của 3 bệnh nhi chuyển nặng sau ăn bánh mì cho thấy bị nhiễm khuẩn E.coli. Hiện đang chờ xem kết quả xét nghiệm máu ghi nhận vi khuẩn E.coli có trùng hợp với mẫu thức ăn hay không.

Theo các bác sĩ, vi khuẩn Samonella thường có trong môi trường như nước, thức ăn bẩn và đa phần gây ra bệnh về đường tiêu hóa. Người ăn phải thức ăn có khuẩn này sẽ có các biểu hiện giống như tất cả các ngộ độc khác. Sau khi ăn từ 4-6 tiếng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, nôn ói, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tiêu phân có máu…

So với những khuẩn khác, Salmonella không phải là tác nhân quá nguy hiểm bởi cơ thể có khả năng chống được chúng. Tuy nhiên, những trường hợp nặng sẽ bị nhiễm trùng máu khiến sốc nhiễm khuẩn, trụy tim mạch… Khi xuất hiện những triệu chứng về đường tiêu hóa như trên cần quan sát theo dõi từng đối tượng để có hướng xử trí kịp thời. Đối với trẻ em cần quan sát thóp, mắt trũng xuống, li bì, tiểu ít. Đối với trẻ lớn hơn, người sẽ mệt mỏi, lừ đừ, môi khô, tiểu ít…

Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, nên để phòng bệnh cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn. Khi trong nhà có người bệnh cũng cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, không sử dụng phân tươi để bón cây trồng. Không đặt thức ăn đã nấu chín lên đĩa đã đựng thức ăn sống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ 15 học sinh nghi ngộ độc tại TP Thủ Đức: Thêm 1 bé trai nhập viện

Liên quan đến chùm 15 ca là học sinh tại 4 trường trên địa bàn TP Thủ Đức (TP HCM) nghi ngộ độc thực phẩm, trưa 3-5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) tiếp nhận thêm một bé trai học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP Thủ Đức) nhập viện.

Vụ 15 học sinh nghi ngộ độc tại TP Thủ Đức: Thêm 1 bé trai nhập viện- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi nghi ngộ độc thực phẩm tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM)

Theo đó, bé nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, mất sức. Sau khi thăm khám, bé được truyền dịch, kháng sinh.

Mẹ bệnh nhi cho biết khoảng 6 giờ 30 sáng cùng ngày chị đưa bé đến trường. Sau đó, có mua một hộp cơm cuộn bày bán trước cổng trường cho con ăn. Tuy nhiên, đến 9 giờ sáng, cô giáo gọi điện cho chị đến đón con đi bệnh viện vì bé ói, đau bụng nhiều. 

“Tôi không biết thông tin 15 bé ngộ độc hôm qua. Cho đến sáng nay, khi vừa đọc xong tin thì cô giáo gọi điện nói đưa con đi bệnh viện khiến tôi hoảng quá” – mẹ bé chia sẻ.

Trước đó, ngày 2-5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã tiếp nhận 15 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm. Tất cả các em đều là học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TP Thủ Đức gồm: Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông, Nguyễn Văn Trỗi, Lương Thế Vinh. Phần lớn các em bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy sau khi ăn sushi (cơm cuộn) bày bán trước cổng trường, một số em có ăn thêm bánh mì.

Chị T.A, phụ huynh em H.M (7 tuổi, học sinh Trường Tiểu học Thạnh Mỹ Lợi, là một trong 15 em đang điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh), cho biết thêm trước đó, chị có mua hộp cơm cuộn với giá 20.000 đồng. Bên trong hộp cơm có nhân xúc xích, trứng, rong biển, dưa leo, cà rốt. Đáng chú ý, cơm được bán trước cổng trường nên đông học sinh đến mua.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Phó Khoa Nhi-Bệnh viện Lê Văn Thịnh, cho biết đây là chùm ca nghi ngộ độc thực phẩm đầu tiên trong năm 2024 với cùng một triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nhiều lần. Hiện các bệnh nhi sau khi truyền dịch và dùng kháng sinh đặc trị, tình trạng các cháu cơ bản đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé trai mắc khối u nặng gần ⅓ cơ thể

Chị Trà, 32 tuổi, đi khám thai ở 1 phòng khám tại TP HCM nhưng không phát hiện bất thường. Sau đó, chị được phát hiện có bướu vùng cổ (kích thước 6×6 cm, có nguy cơ chèn vùng trung thất) khi thăm khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh lúc thai kỳ 31 tuần.

Bé trai mắc khối u nặng gần ⅓ cơ thể - Ảnh 1.

Ca mổ bóc khối u chiếm 1/3 cơ thể bé trai

Khi thai 37 tuần, các bác sĩ hội chẩn đánh giá u lớn, khả năng trẻ suy hô hấp sau sinh, cần sinh mổ chủ động.

BSCKII Phạm Lê Mỹ Hạnh, Trưởng Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết bé chào đời nặng 3,4 kg, kích thước bướu 10×20 cm (nặng 1 kg) kéo vẹo cổ qua một bên. Ngoài ra, bé còn bị tắc ruột sơ sinh phải mổ cấp cứu giải quyết lưu thông đường tiêu hóa.

Đợi bé phát triển, các bác sĩ đã tiến hành bóc tách được khối u khỏi cơ thể, kiểm soát được nguy cơ tổn thương mạch máu và thần kinh.

“Đây là ca mổ khó vì nguy cơ tổn thương mạch máu, thần kinh, để lại nhiều di chứng cho bé như liệt cánh tay, ảnh hưởng chức năng vận động vùng cổ song chúng tôi đã trả lại hình hài bình thường cho bé” – BSCKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thông tin.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sau khi ngậm trái xoài, bé trai 8 tháng tuổi tím tái

Ngày 28-4, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết các bác sĩ của bệnh viện đã hỗ trợ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố lấy thành công dị vật đường thở ở bé trai 8 tháng tuổi bằng hệ thống ống soi mềm.

Sau khi ngậm trái xoài, bé trai 8 tháng tuổi tím tái- Ảnh 1.

Ekip 2 bệnh viện đã kịp cứu cháu bé thành công

Theo đó, trước ngày nhập viện, bé trai đang ăn cơm tại nhà và được mẹ cho trái xoài cầm chơi. Bé đưa lên miệng ngậm rồi đột ngột ho sặc sụa liên tục, quấy khóc. Mẹ bé ẵm vác lên vai, vỗ lưng dỗ bé nín dần. Sau khi thấy con hết ho và quấy khóc, mẹ cho bé theo dõi tại nhà. Đến sáng, bé khó thở, có cơn tím tái và được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, bé được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu.

Sau khi ngậm trái xoài, bé trai 8 tháng tuổi tím tái- Ảnh 2.

Dị vật là cuống trái xoài được bác sĩ gắp ra

Tại bệnh viện, bé được nội soi phế quản lấy dị vật. Nhưng sau hai lần nội soi thất bại do dị vật nằm quá sâu trong phế quản, các bác sĩ đã nhờ Bệnh viện Nhi đồng 2 hỗ trợ. Ngay trong đêm, ekip bác sĩ gồm bác sĩ cùng hệ thống nội soi phế quản bằng ống soi mềm đã đến hỗ trợ bệnh viện bạn.

Sau đó, các bác sĩ đã lấy thành công dị vật là phần cuống của trái xoài. Hiện tại tình trạng của bé tạm ổn, vẫn đang được điều trị và theo dõi thêm.

BS-CK2 Lê Thị Thanh Thảo, Phó Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết dị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bởi đây là lứa tuổi thích khám phá và thường đưa các đồ vật vào miệng, hoặc có thể gặp ở trẻ lớn do bất cẩn trong quá trình sinh hoạt.

Để phòng tránh với trẻ nhỏ, cha mẹ cần hạn chế cho bé sử dụng các vật thể kích thước nhỏ. Với trẻ lớn, gia đình và nhà trường thường xuyên giáo dục và nhắc nhở các em hạn chế chơi đùa với những dụng cụ học tập và đồ vật nhỏ; không nên cho vào miệng nhằm tránh nguy cơ hít sặc.

Lưu ý, khi trẻ có biểu hiện hóc dị vật, sau khi thực hiện các bước sơ cứu tại nhà, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Hai bé 7 tuổi nguy kịch sau khi ngậm bút

Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã cứu chữa thành công hai trường hợp trẻ ở tuổi tiểu học bị dị vật đường thở do hít phải các mảnh rời là các dụng cụ học tập.

Trường hợp đầu tiên là bé gái N.Đ. (7 tuổi, ngụ tại Bình Dương). Mẹ bé cho biết trong lúc chơi với anh chị tại nhà, bé Đ. cắn phần đầu tẩy xoá trên cây bút mực và vô tình nuốt vào. Sau khi nuốt, Đ. bị sặc, ho nhiều, không ói, kèm đau bụng. Người nhà theo dõi thấy em khó thở tăng dần, sưng vùng cổ mặt và đưa đến bệnh viện tỉnh kiểm tra, xử trí ban đầu.

Bệnh nhi tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 và được chẩn đoán theo dõi dị vật đường thở, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Đ. được nội soi phế quản lấy dị vật và đặt ống dẫn lưu khí. Gần một tuần điều trị, bác sĩ nhận thấy bé Đ. ổn định và cho xuất viện.

Trường hợp khác là bé trai 7 tuổi, ở tỉnh Bình Thuận. Trong giờ ra chơi ở trường, bé cùng bạn đùa nhau cắn vào đầu bút bi để lấy phần đầu bấm. Vì bị hít sặc, bé bắt đầu khàn tiếng khó thở và được nhà trường đưa đến cơ sở y tế gần nhất, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2.

Bệnh nhi được y bác sĩ khẩn trương nội soi khẩn. Do thanh môn bị tổn thương phù nề nhiều nên việc tiếp cận và đưa dị vật ra gặp rất nhiều khó khăn. Bé đã được các bác sĩ thành công lấy được dị vật, giúp cháu bé vượt qua được nguy kịch. Hiện tại tình trạng bé đã được ổn định và tiếp tục được theo dõi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé trai nguy kịch vì ngã vào hồ cá koi

Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đây là một trong số các bệnh nhi đuối nước được chuyển đến cấp cứu những ngày qua.

Với bé trai nói trên, khi được phát hiện trong hồ cá koi, bé đã trong tình trạng tím tái, ngừng tim, ngừng thở.

Bé trai nguy kịch vì ngã vào hồ cá koi- Ảnh 1.

Bệnh nhi đuối nước đang được điều trị tích cực. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Được nhân viên y tế của trạm y tế gần nhà đến sơ cứu tại chỗ, sau 10 phút, trẻ có nhịp tim trở lại và được đưa đến bệnh viện huyện cách đó 5 km.

Lúc này, trẻ có nhịp thở nhưng không tỉnh, lơ mơ. Bệnh nhi được đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn.

Ngày 26-4, sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân vẫn có tiên lượng khá nặng.

Hai trường hợp khác cũng bị đuối nước là bé gái 12 tuổi (ở Hà Nội) và bé trai 11 tuổi (ở Sơn La) gặp tai nạn trong lúc đi tắm ở ao, suối cùng các bạn.

Trẻ được mọi người xung quanh đưa lên bờ trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, được cấp cứu ngừng tuần hoàn và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng đồng tử giãn, hôn mê sâu. Hiện 2 bệnh nhi này đã tỉnh, tự thở và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết cả 3 bệnh nhi đuối nước vào viện đều suy đa tạng, do hậu quả của quá trình ngừng tuần hoàn hoặc tổn thương phổi. Kể cả khi hồi phục vẫn có thể gặp các di chứng thần kinh.

Theo bác sĩ Cường, để ngăn chặn, hạn chế tối đa đuối nước, các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý xô, chậu, chum chứa nước phải được đậy nắp, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ vì nhiều em bé có thể bị đuối nước do ngã vào xô chứa nước.

Ao, hồ, giếng khơi cần có rào chắn, đảm bảo trẻ nhỏ không thể tự ý đi vào; các khu vực bơi công cộng phải thiết kế độ sâu phù hợp với lứa tuổi, có đầy đủ phương tiện cứu hộ, cấp cứu và được giám sát bởi nhân viên cứu hộ được huấn luyện về các kỹ thuật cứu hộ.

Người chăm sóc trẻ luôn để ý, quản lý, giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Giáo dục kiến thức, kỹ năng (cho trẻ từ lớp 1) phòng chống đuối nước và dạy trẻ bơi an toàn. Hướng dẫn cho trẻ lớn nhận biết các nơi nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra đuối nước, không tự ý tắm, chơi đùa ở những nơi có vùng nước nguy hiểm, không đùa nhau khi bơi

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (25 tuổi, ở Hà Nội) trong tình trạng đôi môi bị biến dạng, sưng nề, đau rát, chảy nhiều dịch mủ sau 3 ngày phẫu thuật cắt môi trái tim.

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân nhập viện với đôi môi biến dạng, nhiễm trùng nghiêm trọng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Hoàng Hồng, phụ trách Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết qua thăm khám, vùng môi bệnh nhân bị nhiễm trùng khá nặng, nhiều mủ, gây sưng nề toàn bộ vùng dưới mặt. Ở môi trên, môi dưới và niêm mạc miệng có nhiều ổ mủ trắng.

Bệnh nhân cho biết trước đó đã phẫu thuật cắt môi trái tim tại một spa sau khi xem một quảng cáo trên mạng xã hội. Phí dịch vụ cắt môi trái tim là 14 triệu đồng, nhưng giảm 50%, chỉ còn 7 triệu đồng. Hình ảnh quảng cáo rất đẹp, người chủ spa còn đăng những bức hình có mặt tại một bệnh viện để chứng minh sự uy tín.

Theo bệnh nhân này, khi đến spa làm phẫu thuật môi trái tim, cô rất ngạc nhiên vì spa lại đặt tại một căn hộ chung cư, nhưng vì đã đã đặt tiền nên vẫn quyết định làm dịch vụ.

“Phẫu thuật xong, thấy vùng môi bắt đầu sưng nề, viêm nhiễm, đau đớn, tôi tìm hiểu và biết chủ spa mới chỉ học xong cấp 3, không có chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ”- cô gái trẻ chia sẻ với bác sĩ.

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng- Ảnh 2.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi điều trị

Bác sĩ Hồng cho biết ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân đã được làm sạch mủ ở vết thương, điều trị nhiễm trùng để tránh lan ra vùng mặt. Bệnh nhân cũng lấy dịch mủ để cấy phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

“Hiện vùng môi trên của bệnh nhân sưng to, căng nề, nhiễm trùng nghiêm trọng, còn vết thương môi dưới rách rộng, lõm sâu nên không tự liền được. Khoảng 10 ngày nữa khi điều trị nhiễm trùng ổn định, bác sĩ sẽ khâu lại tổn thương. Tuy nhiên, kể cả khi đã được điều trị thì nguy cơ đôi môi biến dạng là khó tránh khỏi”- bác sĩ Hồng nói.

Theo bác sĩ Hồng, gần đây bệnh viện liên tục tiếp nhận các trường hợp tai biến sau tiêm filler, hoại tử da sau khi hút mỡ bụng,… Điểm chung của các trường hợp này là đều thực hiện tại các spa, người thực hiện không phải bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, không được đào tạo về y khoa…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm

Chia sẻ bên lề hội thảo cập nhật tiến bộ trong phẫu thuật gan mật tụy ngày 19-4, PGS-TS Lê Văn Thành, Viện trưởng Viện phẫu thuật tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết từ ca ghép gan đầu tiên vào năm 2017, đến nay bệnh viện đã thực hiện 224 ca ghép gan. Trong số này, 97% ca ghép từ người hiến sống.

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm- Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ghép gan cho bệnh nhân

Ca ghép gan đầu tiên từ người cho sống là con trai hiến gan ghép cho mẹ, hồi tháng 10-2017, đến nay người mẹ được ghép gan vẫn khỏe mạnh, người con trai đã lập gia đình và sinh con.

Với ca ghép gan bất đồng nhóm máu giữa người hiến và người nhận là trường hợp bà nội hiến gan cho cháu gái 15 tuổi vào tháng 11-2023, hiện sức khỏe của cả hai đều ổn định.

Cũng theo PGS Thành, trong bối cảnh nguồn gan hiến từ người chết não rất ít thì việc ghép gan thành công từ người cho sống đã mang lại cơ hội cho bệnh nhân ung thư gan và suy gan mạn tính giai đoạn cuối. Đến nay, hơn 200 người bệnh mắc bệnh lý gan mật đã được kéo dài sự sống với tỉ lệ sống 5 năm sau ghép đạt hơn 70%.

“Mục tiêu của ghép gan là để cho bệnh nhân có cuộc sống trở lại bình thường. Do vậy, sau khi được ghép gan, bệnh nhân có thể có một cuộc sống khỏe mạnh, thậm chí là không phát hiện ra đó là bệnh nhân được ghép gan”- PGS Thành nói.

Với người hiến gan, sau từ 6-12 tháng, thể tích gan trở về trạng thái 100% như trước khi hiến. Bởi gan là cơ quan duy nhất của cơ thể có thể tái tạo lại sau khi hiến, sức khỏe người hiến gan cũng trở lại bình thường.

Theo PGS Thành, dù Việt Nam đã làm chủ toàn bộ kỹ thuật ghép gan, nhưng nguồn cho từ người chết não còn rất hạn chế nên đây cũng là trở ngại lớn nhất.

Người mẹ được ghép gan của con trai sống khoẻ sau 7 năm- Ảnh 2.

Nữ bệnh nhân ghép gan hồi phục sau ca ghép

Hiện nay, mỗi năm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện khoảng 60 ca ghép gan, trong khi năng lực có thể thực hiện tới 200 ca/mỗi năm. Chi phí ghép gan tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Hiện một ca ghép gan ở Việt Nam khoảng 1,5 tỉ đồng, trong khi đó ở một số nước phát triển, một ca ghép gan khoảng 8-10 tỉ đồng, chưa tính chi phí đi lại, ăn ở.

PGS Thành cho biết bệnh viện đã và đang chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho một số cơ sở y tế, trong đó có Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Quân y 103… Bệnh viện đang đẩy mạnh ghép gan bất đồng nhóm máu để tăng nguồn hiến gan.

Tại hội thảo, tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Thành Khiêm, Trung tâm Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết với sự phát triển của y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị những bệnh lý về gan mật, nâng cao chất lượng sống người bệnh.

Ghép gan đã đem lại hy vọng cho những bệnh nhân ung thư gan và bệnh lý gan mạn tính giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, bác sĩ Khiêm cũng cảnh báo tỉ lệ các bệnh về gan mật như: Ung thư gan, xơ gan và các biến chứng do xơ gan ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hoá.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai loại trái cây có thể cứu mạng bệnh nhân cao huyết áp

Các nhà khoa học từ các khoa, bệnh viện trực thuộc của Đại học Y khoa Đại Liên và Đại học Dương Tử (Trung Quốc) đã theo dõi 2.480 bệnh nhân cao huyết áp cao tuổi trong vòng 10 năm.

Hai loại trái cây có thể cứu mạng bệnh nhân cao huyết áp- Ảnh 1.

Chuối và táo là các loại trái cây dễ tìm, dễ ăn, có thể chế biến theo nhiều cách – Ảnh đồ họa

Dữ liệu các bệnh nhân này được lọc ra từ dữ liệu của chương trình Khảo sát Thăm dò Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES, 2003-2006) của Mỹ và sử dụng Chỉ số Tử vong Quốc gia (NDI) của nước này để đánh giá nguyên nhân tử vong.

Họ được chú trọng xem xét thói quen tiêu thụ trái cây, từ đó chỉ ra các loại trái cây có thể ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở nhóm bệnh nhân này.

Theo bài công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, chuối và táo đã trở nên nổi bật.

Những người ăn táo từ 3-6 lần/tuần có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm tới 40%, trong khi ăn chuối 3-6 lần/tuần giảm được 24%.

Hiệu quả tăng lên khi ăn cả chuối và táo 3-6 lần/tuần: Nguyên nhân tử vong do mọi nguyên nhân giảm được tới 43%

Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa việc ăn lê, dứa và nho với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.

Tuy vẫn cần được xem xét thêm ở các nhóm rộng hơn, nhưng các kết quả trên đã gợi ý một cách đơn giải để những bệnh nhân cao huyết áp có thể tự bảo vệ sức khỏe, chống lại rủi ro tử vong sớm.

Theo thống kê gần nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 1/4 dân số trưởng thành toàn cầu đang chịu đựng tình trạng cao huyết áp, dẫn đến 10 triệu ca tử vong mỗi năm.

Chủ yếu các ca tử vong này xảy ra do cao huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận, đều là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm.

Trong khi đó, ăn chuối và táo dường như là giải pháp dễ dàng bởi đây là những trái cây dễ tìm ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, từng được nhiều nghiên cứu khác chứng minh là giàu chất chống oxy hóa và nhiều chất bổ dưỡng khác, tốt cho sức khỏe theo nhiều mặt.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ngã vào kệ tivi, bé trai vỡ khí quản, tính mạng nguy kịch

Ngày 4-4, tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết các bác sĩ vừa kịp thời cấp cứu và phẫu thuật thành công cho bé trai 7 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau dữ dội vùng cổ, khó thở… do vỡ khí quản.

Ngã vào kệ tivi, bé trai vỡ khí quản, tính mạng nguy kịch- Ảnh 1.

Bệnh nhi được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương

Mẹ bệnh nhi cho biết trước khi vào viện, trong lúc đang chơi đùa cùng anh trai tại nhà, bé không may bị ngã đập vùng cổ, ngực vào góc của kệ tivi bằng gỗ. 

Sau tai nạn, bé trai xuất hiện khó thở, đau nhiều vùng cổ, ngực.

Ngay lập tức, bé trai 7 tuổi được gia đình đưa vào bệnh viện địa phương sơ cứu và nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Ánh Dương, Trưởng Khoa Điều trị tích cực ngoại khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương – người trực tiếp điều trị bệnh nhi cho biết tại bệnh viện, trẻ được các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

Kết quả cho thấy trẻ bị tràn khí khoang màng phổi hai bên, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da diện rộng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ tiến hành hội chẩn và kết luận trẻ bị vỡ khí quản, có một đường vỡ theo chiều dọc 3 cm, cần được phẫu thuật ngay lập tức, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhi.

Sau phẫu thuật, trẻ tỉnh, không khó thở, ăn uống tốt và đã được ra viện.

Theo bác sĩ Dương, từ đầu năm 2024 đến nay, Khoa Điều trị tích cực ngoại khoa đã tiếp nhận và điều trị cho 3 trẻ nhập viện do chấn thương khí quản gây nguy hiểm tính mạng. Nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, trẻ ngã khi đi xe đạp…

Với những chấn thương khí quản có thể gây đột tử, trường hợp tràn khí trung thất mức độ nặng có thể chèn ép tim dẫn đến tử vong.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chiếc kim băng dài hơn 3 cm trong thực quản bé trai

Ngày 2-4, BS-CK2 Quách Ngọc Minh, Phó trưởng Khoa Liên chuyên khoa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), cho biết các bác sĩ tại đây vừa nội soi thực quản gắp chiếc kim băng cho bé trai V.T.H (10 tháng tuổi, ngụ Phú Yên).

Chiếc kim băng dài hơn 3 cm trong thực quản bé trai- Ảnh 1.

Hình ảnh chiếc kim băng qua phim chụp X-quang

Người nhà cho biết trước khi nhập viện, bé bị ho và sốt nên được đưa đến cơ sở y tế địa phương khám. Tuy nhiên, tại đây, các bác sĩ không phát hiện bất thường nên cho bé về nhà. Sau đó, bé trở nặng nên đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.

Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bé trai có dị vật tại vị trí miệng thực quản.

Bác sĩ chỉ định chụp X-quang, kết quả cho thấy kim băng đã bung ra. Ngay sau đó, bé được nội soi thực quản gắp chiếc kim băng dài hơn 3cm.

Để phòng ngừa các tai nạn tương tự như trên, bác sĩ Minh nhấn mạnh phụ huynh cần sát sao trong quá trình chăm sóc trẻ bởi trẻ thường cho vật thể lạ vào miệng, đặc biệt là các đồ vật kích thước nhỏ.

Bên cạnh đó, bác sĩ Minh lưu ý người nhà không nên để trẻ đùa giỡn, quấy khóc trong lúc ăn để tránh trường hợp hóc dị vật, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nghiên cứu Mỹ: Ăn 1 trái bơ mỗi ngày để “trường sinh bất lão”

Theo Medical Xpress, nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học dinh dưỡng từ Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ) chỉ ra trái bơ là một “siêu thực phẩm” thực sự.

Cuộc khảo sát dựa trên hơn 1.000 tình nguyện viên cho thấy chỉ cần ăn 1 trái bơ mỗi ngày, bạn có thể nhận được một loạt chất dinh dưỡng thiết yếu ở mức đủ để cải thiện chất lượng chế độ ăn uống tổng thể chỉ trong vòng 26 tuần.

Nghiên cứu Mỹ: Ăn 1 trái bơ mỗi ngày để

Có rất nhiều cách để đưa trái bơ vào khẩu phần ăn hàng ngày – Ảnh minh họa từ Internet

Chất lượng chế độ ăn uống tổng thế được các nhà dinh dưỡng coi như một thước đo sức khỏe.

Chất lượng chế độ ăn uống kém là yếu tố nguy cơ của một loạt bệnh và nhóm bệnh chết người, bao gồm bệnh tim, bệnh tiểu đường type 2, bệnh thận và nhiều bệnh có thể phòng ngừa khác.

Nói cách khác, điểm số chất lượng chế độ ăn uống tổng thể càng cao, bạn càng có cơ hội kéo dài “tuổi thọ khỏe mạnh”, một thuật ngữ hay được đề cập trong thời kỳ già hóa dân số.

Kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh có thể hiểu như một dạng “trường sinh bất lão”, tức không chỉ sống lâu hơn mà phải sống khỏe trong tuổi già.

Điều này đòi hỏi các biện pháp ăn uống, thay đổi lối sống nhằm làm chậm tiến trình lão hóa, duy trì “tuổi sinh học” trẻ trung, ngăn chặn hoặc kiểm soát các bệnh lý mạn tính để chúng không làm suy giảm chất lượng sống.

Một trái bơ có thể giúp bạn làm được điều đó, các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Current Developments in Nutrion khẳng định.

Phân tích loại siêu thực phẩm này, các nhà khoa học chỉ ra trái bơ giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng. Nó cũng là loại thực phẩm từng được chứng minh giàu chất chống oxy hóa, giúp cài thiện một loạt chức năng trong cơ thể.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra trái bơ là thực phẩm có thể giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch, giúp chống lại tình trạng máu nhiễm mỡ và các vấn đề về chuyển hóa khác.

Đây cũng là một thực phẩm chứa nhiều vitamin bao gồm vitamin K, C, E, một số vitamin nhóm B.

Bơ cũng được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực nhiều quốc gia và khá dễ chế biến. Có thể ăn trực tiếp, xay sinh tố, trộn salad, nghiền hoặc xắt lát để ăn kèm các món mặn…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé trai 7 tuổi bất ngờ yếu, liệt tứ chi vì căn bệnh cực hiếm

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận, điều trị cho một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não (đột quỵ não).

Bé trai 7 tuổi bất ngờ yếu, liệt tứ chi vì căn bệnh cực hiếm- Ảnh 1.

Các bác sĩ thăm khám bệnh nhi bị nhồi máu não. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bệnh nhi vào viện trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Trước đó 5 ngày, bé xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn, có tình trạng khó nói nhưng không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ.

Gia đình đưa trẻ tới khám tại trung tâm y tế địa phương, trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát hiện bất thường nên được yêu cầu tiếp tục theo dõi tại nhà.

Về nhà, trẻ xuất hiện cơn yếu liệt tứ chi dài hơn (khoảng 15 – 20 phút) kèm theo khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ. Tuy nhiên, khi hết cơn yếu liệt, trẻ vận động đi lại và nói chuyện bình thường.

Sau đó, trẻ tiếp tục xuất hiện tình trạng yếu liệt tứ chi nhưng kéo dài trong nhiều tiếng đồng hồ kèm theo tình trạng khó thở, khó nói, gia đình vội đưa bé tới bệnh viện thăm khám.

Thời điểm vào viện, trẻ khó thở nhiều phải thở ôxy hỗ trợ, trẻ mệt mỏi, tứ chi yếu liệt, cơ cực còn 3/5, trẻ khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ, có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.

Bác sĩ Nguyễn Võ Lộc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, cho biết kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não của trẻ cho thấy hình ảnh tổn thương phía trước cầu não.

“Đây là một trường hợp bệnh lý hiếm gặp, chúng tôi đã mời hội chẩn với chuyên gia Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và thống nhất kết luận trẻ bị nhồi máu nhu mô não, cầu não, thân não”- bác sĩ Lộc nói.

Bé trai 7 tuổi bất ngờ yếu, liệt tứ chi vì căn bệnh cực hiếm- Ảnh 2.

Bệnh nhi ổn định sau gần 3 tuần điều trị

Bệnh nhi được điều trị chống phù não và dùng thuốc chống đông theo phác đồ. Sau 3 tuần trình trạng dần ổn định.

Bác sĩ Lộc cho biết đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề như: Rối loạn ngôn ngữ, liệt chân tay, nửa người, liệt cả người, không tự chủ được vận động thông thường, mất kiểm soát đại tiểu tiện do không thể tự chủ…

Các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ, người chăm sóc cần quan tâm đến những dấu hiệu bất thường của trẻ. Đặc biệt, dấu hiệu yếu liệt chi thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý thần kinh nặng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé trai 10 tuổi bị bò dẫm đạp, đa chấn thương

Chiều 19-3, BS chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết tại đây vừa tiếp nhận điều trị bé trai H.D.H (10 tuổi, ngụ Bình Thuận) bị đa chấn thương do bò dẫm đạp.

Bé trai 10 tuổi bị bò dẫm đạp, đa chấn thương- Ảnh 1.

Sau 4 ngày điều trị tình trạng trẻ cải thiện dần tỉnh táo, hồng hào, CT-scan não, ngực, bụng và siêu âm ngực bụng không thấy xuất huyết thêm.

Theo đó, trong quá trình phụ cha lùa đàn bò, bé H. bị vấp ngã, sau đó, bé bị đàn bò (khoảng 20 con) dẫm đạp. Người nhà phát hiện đã xua đuổi đàn bò và nhanh chóng đưa bé đến phòng khám đa khoa tại địa phương. 

Tại đây, bé được chụp CT-scan sọ não, siêu âm bụng nhưng không ghi nhận bất thường nên được cho về nhà. Tuy nhiên, khi về đến nhà, bé nôn ra máu đỏ sậm nên gia đình tiếp tục đưa bé đến bệnh viện địa phương cấp cứu. Bé được siêu âm ổ bụng ghi nhận tràn dịch ổ bụng, tụ máu bao lách. 

Bác sĩ chẩn đoán chấn thương lách, đa chấn thương, tai nạn sinh hoạt. Bé được sơ cứu rồi chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại bệnh viện, bác sĩ ghi nhận bé lừ đừ da xanh, niêm nhạt, có vết trầy xước ở ngực, bụng, tay chân, vết bầm cẳng chân 2 bên. Bé được CT-scan não, ngực, bụng ghi nhận không có tổn thương não nhưng có chấn thương dập rách lách độ IV, lách có điểm tổn thương mạch máu; dập rách phổi rải rác, tràn máu màng phổi trái; trước gan có vài bóng hơi tự do;… Đồng thời, chưa loại trừ tổn thương dạ dày và cơ hoành trái sát gần vị trí tổn thương lách.

Nhanh chóng bé được hỗ trợ hô hấp, thở oxy, truyền dịch, truyền máu. Song song đó, các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa ngoại tổng hợp, ngoại lồng ngực. 

Sau đó, quyết định điều trị bảo tồn, chăm sóc vết thương da phần mềm, chích ngừa uốn ván, theo dõi sát tình trạng tổn thương nội tạng trong lồng ngực, bụng và tình trạng xuất huyết.

Kết quả sau 4 ngày điều trị tình trạng trẻ cải thiện dần tỉnh táo, hồng hào, CT-scan não, ngực, bụng và siêu âm ngực bụng không thấy xuất huyết thêm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?

Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh dại? Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 1.

Tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng

Bệnh dại có xu hướng tăng

– Phóng viên: Thưa ông, bệnh dại thường gia tăng vào mùa nắng nóng nhưng năm nay, ngay từ mùa đông xuân số mắc và tử vong đã tăng đột biến. Ông lý giải sao về điều này?

+ Tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Minh Đức: Bệnh dại là bệnh nhiễm vius cấp tính của hệ thần kinh trung ương, lây từ động vật sang người qua chất tiết, thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với virus dại qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc cấy ghép mô/cơ quan bị nhiễm virus dại.

Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thường là các loài động vật có vú như chó, mèo, dơi, cáo… Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 59.000 người chết vì bệnh dại trên toàn thế giới.

Tại nước ta, từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng. Năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại, gần 675.000 người phải điều trị dự phòng bệnh. Trong đó 80% trường hợp do chó cắn, 18% do mèo, còn lại do các động vật khác như khỉ, chuột, dơi.

Thống kê trong 2 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số người tử vong do bệnh dại cao như: Gia Lai 14 ca, Nghệ An 7 ca, Bình Phước 7 ca, Điện Biên 6 ca, Bến Tre 5 ca, Đắk Lắk và Bình Thuận 4 ca.

Thời gian gần đây, số người chết do bệnh dại liên tục tăng. Từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 23 ca tử vong do bệnh dại trên người, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.

Theo thống kê, thời gian cao điểm ghi nhận các ca bệnh dại thường là mùa hè, tập trung vào các tháng 8-9 trong năm. Tuy nhiên, năm nay sự gia tăng đột biến vào 2 tháng đầu năm, có thể lý giải sự gia tăng các ca bệnh dại trên người có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng các ca bệnh dại trên động vật từ năm 2023 đến nay và đặc biệt từ đầu năm 2024 đến nay.

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 2.

Thời gian ủ bệnh của virus dại có thể kéo dài nhiều năm. Ảnh: BV Tâm Anh

Theo thông tin từ Cục Thú y, năm 2023 ghi nhận 347 ca bệnh dại trên động vật tại 31 tỉnh, thành phố. Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 45 ca tại 22 tỉnh, thành phố, tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên chó, mèo nuôi hiện mới chỉ đạt khoảng 50% trên tổng đàn, một số nơi chỉ đạt 10%.

Trong khi đó, Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2151 ngày 21-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêm vắc-xin dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2025.

Các tổ chức quốc tế như WHO, FAO, WOH (Tổ chức thú y thế giới) cũng khuyến cáo cần đạt tỉ lệ bao phủ vắc-xin phòng dại cho động vật ít nhất 70% trên tổng đàn trong 2 năm liên tiếp thì mới có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm bệnh dại sang người.

– Gần đây có nhiều trường hợp bị chó cắn hoặc tiếp xúc với động động trong thời gian dài, thậm chí nhiều tháng đến nhiều năm mới phát bệnh bệnh dại. Tại sao lại như vậy, thưa ông?

+ Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo chiếm 3 – 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc…) chưa phát hiện được. Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo.

Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Trong khi đó đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều có tỉ lệ tử vong gần như 100%.

Thông thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc 2 năm, trung bình là khoảng từ 1-3 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ và sức đề kháng của cơ thể.

Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn. Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em.

Các báo cáo gần đây cho thấy các ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 3.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh dại đều do chó dại cắn

Gần 800 tỉ đồng cho tiêm phòng bệnh dại

– Mỗi năm có dưới 100 ca bị tử vong do bệnh dại và hàng trăm ngàn người phải đi tiêm vì chó mèo cắn, cào… với số tiền không hề nhỏ. Ông chia sẻ thêm về gánh nặng này?

+ Đúng như vậy. Tính riêng năm 2023 có 82 ca tử vong do bệnh dại và gần 500.000 người dân phải tiêm vắc-xin phòng dại, với giá mỗi liều từ 1,2 triệu -1,5 triệu đồng. Đồng thời, chúng ta phải tiêm phòng bệnh dại cho 8 triệu con chó mèo, mỗi mũi khoảng 50.000 đồng.

Như vậy, tổng kinh phí phải chi trả phòng bệnh dại rất lớn. Ước tính chi phí tiêm phòng bệnh dại do bị chó mèo cắn trong năm 2023 lên tới gần 800 tỉ đồng (650.000 người tiêm vắc-xin phòng dại), chưa kể những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bị chó mèo cắn và phải đi tiêm phòng.

– Tại sao chúng ta tuyên truyền, phòng chống bệnh dại đã rất lâu mà tình hình bệnh dại vẫn phức tạp?

+ Một trong những giải pháp then chốt để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người là tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo và quản lý chó mèo. Tuy nhiên, nước ta là một trong những nước có đàn chó, mèo nuôi tương đối lớn (khoảng 8 triệu con), các hộ gia đình thường nuôi thả tự do, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, miền núi. Điều này khiến cho việc quản lý đàn chó, mèo cũng như tiêm vắc-xin cho động vật gặp nhiều khó khăn.

Thực tế, theo thông tin từ Cục Thú y, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Tỉ tiêm vắc-xin phòng dại trên động vật còn thấp. Trong khi đó, việc ngăn chặn tai nạn từ chó mèo lại không dễ dàng bởi quy định phải đeo rọ mõm khi chó mèo ra đường hoặc nơi công cộng vẫn được thực hiện kiểu nơi có, nơi không.

Công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại trên người và động vật được Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp bởi việc thay đổi tập quán nuôi và phòng bệnh cho chó, mèo không thể diễn ra trong thời gian ngắn.

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 4.

Chuyên gia khuyến cáo tiêm phòng vắc-xin cho chó mèo

Bên cạnh đó, chi phí tiêm vắc-xin bệnh dại trên người và động vật là do người dân phải tự chi trả. Một liệu trình vắc-xin phòng dại trên người khoảng 1,5 triệu đồng là một chi phí tương đối lớn đối với người nghèo. Vắc-xin phòng dại cho động vật rẻ hơn nhưng phải tiêm hàng năm, vì vậy với những gia đình nuôi nhiều cũng là một khoản chi phí lớn.

Thực tế cho thấy, khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số chiếm tới 60% số ca tử vong do dại. Ngoài ra, truyền thông phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng chủ quan lơ là, khiến người dân không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vắc-xin phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn. Nhiều trường hợp lại tự chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.

Một lý do khác nữa là người dân còn e ngại việc tiêm vắc-xin phòng dại, cho rằng vắc-xin phòng dại có nhiều tác dụng phụ. Thực tế, vắc-xin dại thế hệ mới hiện nay rất an toàn, có thể tiêm cho cả phụ nữ có thai và trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất

– Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh dại và giảm số ca tử vong do bệnh dại thưa ông?

+ Người dân cần chấp hành nghiêm quy định tiêm phòng, không để chó, mèo thả rông; khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, khu dân cư, chung cư phải rọ mõm, có dây xích, có người dắt. Các tỉnh phải tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho chó, mèo, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Các tỉnh đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại. Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao; bố trí mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại; tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, nhất là tại các địa phương có trường hợp tử vọng do bệnh dại và có tỉ lệ tiêm phòng trên chó, mèo thấp.

Truyền thông, hướng dẫn trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Xử lý nghiêm chủ nuôi chó, mèo không thực hiện quy định quản lý động vật

Trước thực trạng này, tối 14-3 Thủ tướng đã có công điện yêu cầu xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân, người đứng đầu các cấp lơ là, chủ quan phòng chống bệnh dại, nhất là ở các tỉnh có số người chết cao và tỉ lệ tiêm vắc-xin dại thấp.

Thủ tướng cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan và địa phương rà soát quy định pháp luật về nuôi, quản lý chó, mèo, vật nuôi khác để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an phối hợp các tỉnh thành và chỉ đạo công an địa phương kịp thời điều tra, xử lý nghiêm trường hợp chủ nuôi chó, mèo không thực hiện quy định về nuôi, quản lý chó dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu bé gái 23 tháng tuổi bị bỏng nặng và bé trai sốc sốt xuất huyết

Sáng 7-3, BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) cho biết các bác sĩ tại đây vừa tiếp nhận điều trị cho bé gái L.T.T (23 tháng tuổi) bị bỏng vì bếp gas mini phát nổ.

Cứu bé gái 23 tháng tuổi bị bỏng nặng và bé trai sốc sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Sau hơn 2 tuần điều trị tích cực, vết thương bỏng của bệnh nhi cải thiện dần. Trong hình, bệnh nhi đang được bác sĩ thăm khám lại sau điều trị

Theo đó, bé được bệnh viện địa phương chuyển đến trong tình trạng bỏng mặt, ngực, bụng, tay, chân, mạch nhẹ, chi mát, huyết áp khó đo, diện tích bỏng khoảng 44%. Bé được các bác sĩ truyền dịch chống sốc, hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc giảm đau và chăm sóc vết thương bỏng. Sau đó, chuyển đến khoa hồi sức ngoại điều trị tiếp.

“Bệnh nhi được chăm sóc vết thương bỏng bằng các dung dịch sát trùng không gây đau và các loại gạc sinh học diệt khuẩn, tiêu mô hoại tử, kích thích tạo mô hạt, không dính mô khi thay gạc, kết hợp với dinh dưỡng hợp lý” – bác sĩ Tiến chia sẻ.

Kết quả sau hơn 2 tuần điều trị tình trạng vết thương bỏng cải thiện lành dần.

Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến nhấn mạnh phụ huynh cẩn thận trong công việc sinh hoạt hàng ngày ở nhà, mọi hành vi, động tác, hành động của người lớn có thể gây nguy cơ tổn thương đối với trẻ nhỏ.

Để ngôi nhà an toàn cho trẻ không để các đồ dùng nóng, sôi như bàn ủi nóng, pô xe mới chạy về; chai lọ hóa chất, thuốc diệt chuột, côn trùng, thuốc uống điều trị, ổ điện,… ở ngang tầm với trẻ. Bên cạnh đó, nhà tắm không để xô có nước vì trẻ có thể té vào, hạn chế tủ bàn ghế,… có thể ngã đè trẻ,… tránh cho trẻ nhỏ tiếp cận những nơi nguy hiểm có dụng cụ, vật liệu cháy nổ.

Ngoài ra, phụ huynh lưu ý khi trẻ bị bỏng nước sôi hay lửa cần đưa trẻ ra nơi an toàn, xối nước lên chỗ vết thương cho trẻ bớt bỏng thêm, bớt đau, rồi nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được cấp cứu tiếp.

Bác sĩ Tiến cũng cho biết thêm tại bệnh viện cũng vừa tiếp nhận, điều trị thành công cứu bé trai T.L.G.B (9 tuổi, ngụ Tây Ninh) bị sốc sốt xuất huyết gây tổn thương gan, suy hô hấp nặng.

Cứu bé gái 23 tháng tuổi bị bỏng nặng và bé trai sốc sốt xuất huyết - Ảnh 3.

Bé trai sốc sốt xuất huyết nặng biến chứng suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan nặng, được điều trị tích cực.

Bệnh sử, bé sốt cao liên tục 4 ngày đến ngày thứ 5 em đau bụng, ói, tay chân lạnh nên người nhà đưa bé nhập bệnh viện địa phương, trong tình trạng sốc sâu, huyết áp không đo được, được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày 5. Tại đây, bé được truyền dịch chống sốc theo phác đồ nhưng tình trạng diễn tiến nặng, suy hô hấp, tổn thương gan nặng (men gan trên 1200 đv/ml) nên chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Tại bệnh viện, các bác sĩ tiếp tục truyền dịch cao phân tử chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, đo áp lực bàng quang, dùng các thuốc vận mạch phối hợp. Đồng thời, bé được hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, sau đó được đặt nội khí quản thở máy sớm, chọc dò dẫn lưu dịch màng bụng giải áp. Tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hoá nặng được truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, vitamin K1, điều trị hỗ trợ gan. Kết quả qua gần 2 tuần điều trị, trẻ bình phục dần, cai được máy thở, tỉnh táo, chức năng gan thận trở về bình thường.

Các bác sĩ nhấn mạnh bệnh sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm, vẫn đang “rình rập” trẻ em, kể cả người lớn. Vì vậy, phụ huynh nên tích cực diệt muỗi, lăng quăng. Đồng thời, cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến cơ sở y tế kịp thời khi trẻ bị sốt.

Nếu trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay:

Quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì.

Đau bụng.

Chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen.

Tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Khám chữa bệnh BHYT ngoại trú trái tuyến sẽ được quỹ chi trả?

Bộ Y tế vừa có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, thay cho Luật BHYT (sửa đổi).

Theo đó, Bộ Y tế cho biết việc đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu theo địa giới hành chính là phù hợp.

Khám chữa bệnh BHYT ngoại trú trái tuyến sẽ được quỹ chi trả?- Ảnh 1.

Đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn (TP Hà Nội)

Tuy nhiên, điều này chưa tạo điều kiện để người dân có thể khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh BHYT ở tuyến tương đương hoặc thấp hơn trong nội tỉnh đối với một số bệnh, trường hợp đặc thù.

Đơn cử, người mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo chưa được tự đi khám và điều trị ở tuyến trên, trong khi cơ sở tuyến dưới chưa có đủ năng lực chuyên môn và đều phải chuyển tuyến, hoặc một số bệnh mãn tính chưa được đưa về y tế cơ sở để quản lý và cấp thuốc của tuyến trên. Từ đó, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHYT và gây nên thủ tục chuyển tuyến không cần thiết.

Do vậy, cần sửa đổi, điều chỉnh các nội dung liên quan tới tuyến chuyên môn kỹ thuật, hạng bệnh viện trong Luật BHYT để đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh, nhằm bảo đảm quản lý BHYT và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT phù hợp.

Đề xuất tăng tỉ lệ chi trả BHYT điều trị ngoại trú

Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định có 3 cấp chuyên môn khám chữa bệnh BHYT là ban đầu, cơ bản, chuyên sâu.

Trong đó, cấp ban đầu là các trạm y tế xã; cấp cơ bản gồm trung tâm y tế huyện, bệnh viện tỉnh hạng 2 và 1 không được phân loại là tuyến cuối; cấp chuyên sâu gồm bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tỉnh hạng 1 được phân loại tuyến cuối.

Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế đề xuất hai phương án chi trả đối với người bệnh tự đi khám chữa bệnh BHYT ở tuyến trên (chuyên sâu hoặc cơ bản)

Khám chữa bệnh BHYT ngoại trú trái tuyến sẽ được quỹ chi trả?- Ảnh 2.

Bộ Y tế đề xuất chi trả BHYT cho người khám chữa bệnh không đúng tuyến

Phương án 1, người tham gia BHYT được chi trả 60% chi phí nội trú và 40% chi phí ngoại trú (trừ các cơ sở thuộc huyện là 100% nội và ngoại trú). Đây là phương án mới.

Phương án 2 là giữ nguyên theo quy định hiện hành: thanh toán BHYT 100% cho chi phí điều trị nội trú và không thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoại trú (trừ các cơ sở thuộc huyện là 100% nội và ngoại trú).

Dự thảo Luật cũng quy định trường hợp người bệnh tự đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không đúng quy định về trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT vẫn được thanh toán BHYT 100% đối với trường hợp khám chữa bệnh tại cơ sở thuộc cấp khám chữa bệnh ban đầu, phòng khám đa khoa khu vực có giường bệnh, trung tâm y tế huyện, quận…

Ngoài ra, người bệnh đã được chẩn đoán mắc một số bệnh mạn tính được chuyển về cơ sở khám chữa bệnh ban đầu để quản lý, cấp phát thuốc chuyên khoa, thuốc sử dụng cho cơ sở khám chữa bệnh thuộc cấp cao hơn, cũng được thanh toán BHYT 100% chi phí khám chữa bệnh.

So với hiện hành, phương án đề xuất của Bộ Y tế là giảm chi trả BHYT cho điều trị nội trú và tăng tỉ lệ thanh toán cho điều trị ngoại trú.

Hiện nay, khi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương, BHYT trả 40% chi phí điều trị nội trú, không thanh toán cho khám và điều trị ngoại trú.

Tại bệnh viện tuyến tỉnh, quỹ BHYT trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước; không thanh toán cho khám và điều trị ngoại trú. Tại bệnh viện tuyến huyện, trả 100% chi phí khám chữa bệnh (cả nội trú và ngoại trú).

Khám chữa bệnh BHYT ngoại trú trái tuyến sẽ được quỹ chi trả?- Ảnh 3.

Thăm khám tật khúc xạ cho người bệnh

Bổ sung đối tượng được BHYT chi trả

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất danh mục điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp người dưới 18 tuổi sẽ được chi trả BHYT.

Trước đó, quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 khóa XV, tháng 5-2024.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu sống tiểu thương bán trái cây Tết bị vỡ phình mạch máu não

Cứu sống tiểu thương bán trái cây Tết bị vỡ phình mạch máu não- Ảnh 1.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Tuấn Anh (giữa) cùng Ê-kíp tiến hành phẫu thuật cấp cứu thành công, cứu sống bệnh nhân

Chiều 9-2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết vừa cấp cứu kịp thời, cứu sống bệnh nhân bị vỡ phình mạch máu não.

Bệnh nhân là Nguyễn Văn Tuấn Anh (SN 1985; quê ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Anh Tuấn Anh là tiểu thương từ TP Vũng Tàu ra Quảng Bình để bán trái cây phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Mới đây, khi đang bán trái cây ở TP Đồng Hới, anh Tuấn Anh bất ngờ thấy đầu đau như búa bổ nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới nhập viện cấp cứu.

Tại đây, các bác sĩ sau khi chụp cắt lớp vi tính mạch máu não thì chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ phình mạch máu não, gây xuất huyết trong não nên triệu chứng đau đầu.

Cứu sống tiểu thương bán trái cây Tết bị vỡ phình mạch máu não- Ảnh 2.

Bệnh viện đã dùng kỹ thuật can thiệp cấp cứu nút tắc túi phình mạch não dưới hướng dẫn Xquang số hóa xóa nền để cứu bệnh nhân

Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp của bệnh viện đã dùng kỹ thuật can thiệp cấp cứu nút tắc túi phình mạch não dưới hướng dẫn Xquang số hóa xóa nền (DSA). Sau khi can thiệp, chụp kiểm tra thấy túi phình vỡ chảy máu được tắc hoàn toàn, không còn chảy máu.

Sau can thiệp 3 ngày, kết hợp điều trị nội khoa, sức khỏe bệnh nhân được cải thiện tốt, đầu ốc tỉnh táo, tay chân hoạt động bình thường trở lại.

Theo Thạc sĩ, BS CKII Nguyễn Đức Hùng – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới, cho biết đây là trường hợp khẩn cấp, tính mạng bị đe dọa nếu không được cấp cứu và dùng kỹ thuật can thiếp cấp cứu nút tác phình mạch máu não, nên may đã cứu sống được bệnh nhân. Trước đây, từng có 1 trường hợp khi đưa đến bệnh viện muộn nên đã tử vong.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trước ý kiến trái chiều về bia 0 độ cồn, chuyên gia nói gì?

Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với PGS-TS Đặng Văn Hoài, Trưởng Khoa Khoa học cơ bản, Trưởng Bộ môn Hóa – Trường ĐH Y dược TP HCM, xung quanh vấn đề này.

PGS-TS Đặng Văn Hoài giải đáp những thắc mắc xung quanh bia 0 độ cồn

+ Phóng viên: Thưa PGS-TS Đặng Văn Hoài, sau khi uống bia 0 độ cồn, nếu kiểm tra thì có phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở không?

+ PGS-TS Đặng Văn Hoài: Nếu đúng là uống bia 0 độ cồn thì khi thổi, máy đo sẽ không ghi nhận nồng độ cồn. Bởi vì, trong máy đo nồng độ cồn có chất ôxy hóa nên khi gặp cồn, phản ứng ôxy hóa sẽ xảy ra. Tùy theo độ cồn nhiều hay ít sẽ thể hiện qua màu xanh đậm hay nhạt và chỉ số trên đồng hồ của máy. Như vậy, nếu không có chất khử là cồn thì khi thổi nồng độ cồn sẽ không có phản ứng xảy ra

+ Nhiều người cho rằng dù đã uống bia 0 cồn nhưng khi thổi, máy vẫn báo có nồng độ cồn. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều sản phẩm bia được quảng cáo 0 độ cồn nhưng lại khuyến cáo “chỉ dành cho người trên 18 tuổi”. Quan điểm của ông như nào?

+ Thông thường, bia có khoảng 5% cồn. Dù trong bia chỉ có 0,5% cồn thì vẫn gọi là bia có cồn chứ không thể gọi là bia 0 độ cồn được. Nếu đã không độ cồn thì uống vào không say, cũng giống như uống nước trái cây, nước trà.

Độ cồn có hay không, cao hay thấp cần phải có sự kiểm định, định lượng. Đã là rượu, bia thì phải có cồn, do đó gọi tên “bia không cồn” thì về mặt hóa học là không đúng. Nếu uống bia 0 độ cồn mà khi kiểm tra vẫn cho thấy có nồng độ cồn trong hơi thở thì chứng tỏ bia đó có cồn.

+ Một số người thắc mắc dù đã uống bia, rượu từ 1-2 ngày trước nhưng khi bị kiểm tra vẫn thấy còn nồng độ cồn, vẫn bị xử phạt. Ông có thể cho biết vì sao?

+ Khi uống rượu, bia, cơ thể sẽ chuyển hóa theo 3 đường gồm gan, thận và phổi. Trong đó, chuyển hóa qua phổi bằng đường hô hấp ít hơn so với gan, thận. Cồn trong cơ thể vẫn được phát hiện sau khi uống rượu, bia 3 – 4 ngày nếu xét nghiệm máu và nước tiểu. Còn nếu kiểm tra bằng máy thổi nồng độ cồn thì tùy thuộc lượng rượu, bia được nạp vào cơ thể nhiều hay ít mà có thể phát hiện ra hay không. Nếu ngày hôm trước uống nhiều thì hôm sau thổi nồng độ cồn vẫn phát hiện.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Em bé đầu tiên trên thế giới sống khỏe nhờ ghép một phần trái tim

Theo Science Alert, bệnh nhi tên Owen Monroe đã được ghép chỉ một phần trái tim – bao gồm van tim và các mạch máu – từ một trẻ sơ sinh hiến tặng khác khi chỉ mới 18 ngày tuổi.

Ca phẫu thuật làm nên lịch sử được thực hiện vào năm 2022 nhưng các bác sĩ phải chờ xem cơ thể cậu bé thích ứng với phần hiến tặng này như thế nào mới có thể kết luận phẫu thuật có thành công hay không.

Nghiên cứu vừa được công bố trên JAMA đã xác nhận sự thành công hơn cả mong đợi.

Em bé đầu tiên trên thế giới sống khỏe nhờ ghép một phần trái tim- Ảnh 1.

Sau hơn một năm kể từ ngày được cấy ghép, trái tim của Owen – vốn chỉ to bằng một quả dâu tây khi được phẫu thuật – đã tăng kích thước. Các mô được hiến tặng cũng phát triển theo một cách đồng đều.

Các bác sĩ khẳng định chức năng tim của Owen hiện rất tốt. Kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng cho thấy cậu bé đang đạt được các mốc phát triển của một đứa trẻ 1 tuổi bình thường.

Owen là em bé đầu tiên được ghép một phần trái tim. Trước khi thực hiện trên con người, bác sĩ phẫu thuật chính Joseph Turkek (Đại học Duke) và các cộng sự đã thử nghiệm thành công trên 5 chú heo con.

Theo BS Turek, thành công trên cơ thể bé Owen sẽ mở đường cho những ca phẫu thuật khác để cứu những đứa trẻ khác.

Thủ thuật này cũng giúp hạn chế được những rủi ro khi ghép cả trái tim, đối với những trẻ chỉ bị hư hỏng một phần của tim

Các em bé sơ sinh phải ghép tim hoàn toàn thường khó sống qua tuổi 20, bởi trái tim cấy ghép cho dù cũng phát triển nhưng dần gặp các rối loạn chức năng.

Vì chỉ ghép một phần trái tim nên bé Owen chỉ phải dùng một nửa liều thuốc chống thải ghép so với những trẻ ghép tim hoàn toàn.

Điều này rất có lợi vì thuốc chống thải ghép đồng thời ức chế hệ miễn dịch, sẽ khiến bệnh nhân dễ bị các mầm bệnh xâm nhập, từ virus, vi khuẩn đến ung thư.

Trước đó, cậu bé Owen đã được đưa vào danh sách ghép tim và được cho là khó sống sót sau 6 tháng nếu vẫn chưa tìm được người hiến tạng phù hợp. Từ khi chào đời, bé đã phải sống nhờ các máy móc hỗ trợ, bao gồm “tim phổi nhân tạo” ECMO.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một hội thảo thẩm mỹ bị đình chỉ vì hoạt động trái phép

Ngày 28-1, Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết đơn vị này vừa phối hợp Công an TP HCM cùng các đơn vị liên quan, kiểm tra đột xuất một hội thảo tổ chức tại tầng 3 tòa nhà số 24 đường 3/2, phường 12, quận 10.

Một hội thảo thẩm mỹ bị đình chỉ vì hoạt động trái phép- Ảnh 1.

Hình ảnh ông Trương Thanh Tịnh “Mr. Lee” (thứ ba từ trái qua) trong quảng cáo hội thảo “KBIT’s Vietnam member meeting – Cập nhật công nghệ chống lão hóa xu hướng 2024” được tổ chức trái phép

Theo đó, tại địa chỉ trên đang diễn ra hội thảo “KBIT’s Vietnam member meeting – Cập nhật công nghệ chống lão hóa xu hướng 2024” do Công ty TNHH Thẩm mỹ quốc tế Yonglee tổ chức.

Một hội thảo thẩm mỹ bị đình chỉ vì hoạt động trái phép- Ảnh 2.

Thời điểm kiểm tra hội thảo có 50 khách mời cùng nhân viên tổ chức sự kiện

Tại thời điểm kiểm tra, hội thảo có sự hiện diện của 2 người nước ngoài quốc tịch Hàn Quốc gồm ông Noh Hyun Taek và ông Seo Jowa Yoon, bà Hoàng Huyền, ông Trương Thanh Tịnh (Mr. Lee) và hơn 50 khách mời cùng nhân viên tổ chức sự kiện. 

Qua kiểm tra, đoàn phát hiện và quyết định tạm giữ 11 loại sản phẩm gồm trang thiết bị y tế, hộp filler, hơn 400 tờ rơi, catalogue giới thiệu sản phẩm, 6 standee quảng cáo hội thảo để tiếp tục xác minh làm rõ.

Một hội thảo thẩm mỹ bị đình chỉ vì hoạt động trái phép- Ảnh 3.

Chương trình chi tiết của hội thảo trái phép có sự tham gia của một số “chuyên gia” không bằng cấp, không giấy phép hành nghề.

Theo hình ảnh nội dung quảng cáo chương trình hội thảo, ông Noh Hyun Taek được mời chia sẻ công nghệ chỉ nâng cơ mặt MINT Lift, ông Trương Thanh Tịnh (Mr. Lee) được mời chia sẻ kỹ thuật căng chỉ xóa nọng cằm bằng chỉ MINT, và bà Hoàng Huyền được mời chia sẻ kỹ thuật MD Codes.

Đáng chú ý, đại diện Công ty TNHH Thẩm mỹ quốc tế Yonglee chỉ cung cấp được hình ảnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0318164793 ngày 15-11-2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp (địa chỉ trụ sở chính 39A đường 3/2, phường 12, quận 10, TP HCM) do bà Nguyễn Thị Thương là giám đốc và đại diện pháp luật.

Công ty không cung cấp được các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức sự kiện, hội thảo và các hồ sơ pháp lý liên quan đến các sản phẩm filler và trang thiết bị y tế đang được trưng bày, giới thiệu tại hội thảo.

Đoàn kiểm tra đã yêu cầu Công ty TNHH Thẩm mỹ quốc tế Yonglee ngưng việc tổ chức hội nghị giới thiệu các nội dung liên quan đến hoạt động khám, chữa bệnh (thẩm mỹ) và các sản phẩm filler, trang thiết bị y tế khi chưa có hồ sơ pháp lý theo quy định.

Hiện Thanh tra Sở Y tế TP HCM đang tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan xác minh và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật đối với công ty trên.

Trước đó, ông Trương Thanh Tịnh (Mr. Lee) đã nhiều lần bị xử phạt. Cụ thể: Tháng 9-2023, ông Tịnh bị xử phạt vi phạm hành chính hơn 115 triệu đồng (bao gồm phí phạt chậm nộp là 58.000 đồng) vì hành nghề thẩm mỹ trái phép và quảng cáo trái phép trên mạng xã hội.

Đến tháng 11-2023, Thanh tra Sở Y tế TP HCM tiếp tục kiểm tra đột xuất căn nhà có gắn bảng hiệu “Mr. Lee” tại số 15 Nguyễn Quý Cảnh, phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện ông Tịnh và bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Tịnh) tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trái phép (phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, tiêm filler…). Sau đó, ông Tịnh tiếp tục bị xử phạt 30 triệu đồng và đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam “chống được ung thư ruột”?

Các nhà khoa học từ nhiều trường đại học thuộc Jordan, Iraq và Ả Rập Saudi đã đánh giá tiềm năng phòng ngừa hóa học của quả xoài đối với các tuyến dạng ống bất thường trong ruột, gọi là ACF, qua trung gian azoxymethane (AOM- một chất hóa học gây ung thư) ở chuột.

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"?- Ảnh 1.

Quả xoài được cho là có thể giúp chống lại ung thư ruột – Ảnh minh họa từ Internet

Cụ thể hơn, nhóm chuột thí nghiệm bị bổ sung AOM nhằm tạo ra các cấu trúc ACF có nguy cơ cao dẫn đến ung thư.

Sau đó, chúng được chia thành 3 nhóm, một nhóm để đối chứng, một nhóm nhận được xoài ở liều lượng thấp (250 mg/kg cân nặng) và một nhóm liều lượng cao (500 mg/kg cân nặng).

Kết quả cho thấy nhóm không ăn xoài phát triển nhiều u tuyến đại tràng và phát triển ung thư với sự di căn nội tạng đáng kể, đặc biệt là di căn hạch.

Trong khi đó, cho dù bị tống vào cơ thể AOM gây ung thư như nhau, các con chuột có ăn xoài phát triển khối u nhỏ hơn rõ rệt, mức độ các cấu trúc bất thường cũng thấp hơn hẳn nhóm không ăn.

Cả 2 liều lượng xoài được bổ sung của nhóm 2 và nhóm 3 đều an toàn sau 2 tuần thí nghiệm. Đó là những liều lượng rất nhỏ, chỉ tương đương việc 1 người nặng 60 kg ăn 15-30 g xoài.

Theo các tác giả, những tác dụng kỳ diệu này có thể đến từ khả năng chống oxy hóa, chống viêm đã được biết đến từ lâu của quả xoài.

Vì vậy, quả xoài hứa hẹn trở thành một biện pháp can thiệp hỗ trợ người đang phải điều trị ung thư ruột.

Ung thư ruột, còn gọi là ung thư đại trực tràng, là loại ung thư phổ biến hàng thứ ba trên thế giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bao gồm: dinh dưỡng kém, căng thẳng, béo phì, uống rượu và hút thuốc.

Nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra các loại trái cây giàu chất xơ và các hợp chất chống oxy hóa – bao gồm quả xoài – cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc loại ung thư này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)