May 20, 2024

Vụ thai nhi tử vong liên quan Bệnh viện Thu Cúc: Công bố kết luận chuyên môn

Theo Sở Y tế Hà Nội, sau khi nhận được phản ánh của sản phụ T.N.D. (19 tuổi, Hà Nội) tố Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tắc trách khiến thai nhi tử vong trong bụng mẹ, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội đã họp để xem xét, đánh giá quy trình khám chữa bệnh.

Vụ thai nhi tử vong liên quan Bệnh viện Thu Cúc: Công bố kết luận chuyên môn- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc- Ảnh: Internet

Theo đó, ngày 15-4, Sở Y tế Hà Nội có quyết định thành lập hội đồng chuyên môn để xem xét, đánh giá quy trình khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đối với người bệnh. Ngày 9-5, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản thông báo kết luận họp hội đồng chuyên môn.

Trong văn bản, sở nêu rõ Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội kết luận quá trình tiếp nhận, khám, chẩn đoán, theo dõi, xử trí, chuyển viện người bệnh T.N.D. của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trong thời gian từ ngày 15-3 đến ngày 27-3 là hợp lý, phù hợp với tình trạng người bệnh, phù hợp với điều kiện khám, chữa bệnh cùng với các trang thiết bị y tế của bệnh viện cũng như các quy định của Bộ Y tế.

Ngoài ra, hội đồng chuyên môn cũng đưa ra khuyến cáo bệnh viện cần rút kinh nghiệm trong việc ghi chép hồ sơ: chẩn đoán xác định lúc vào viện phải phù hợp và thống nhất với mã ICD 10 (bảng phân loại bệnh tật quốc tế do Tổ chức Y tế thế giới xây dựng nhằm mục đích phân loại bệnh); tiền sử khoa cần ghi đúng theo danh từ chuyên môn.

Sở Y tế cũng đề nghị bệnh viện thực hiện rà soát toàn bộ quy trình đón tiếp khám, chữa bệnh tại tất cả các khoa phòng; cập nhật quy trình chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định, quy chế chuyên môn; thực hiện báo cáo sự cố y khoa theo quy định của Bộ Y tế.

Như Báo Người Lao Động đưa tin, chiều 9-4, gia đình chị T.N.D. tố bệnh viện tắc trách khiến thai nhi tử vong trong bụng mẹ.

Người nhà sản phụ phản ánh chị D. mang thai con đầu lòng, có đăng ký gói khám thai và sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Ngày 15-3, khi thai nhi được 37 tuần 5 ngày, vợ chồng chị D. lại đến thăm khám, siêu âm cho thấy thiểu ối, tim thai dao động nhiều, thai nhi có dây rốn quấn cổ. Gia đình có đề nghị bác sĩ cho mổ lấy thai.

Thai phụ được giữ lại một đêm theo dõi, sáng 16-3 cho ra viện với chẩn đoán thai nhi đã ổn định và chỉ định nếu có gì bất thường đến viện kiểm tra lại.

Khi về nhà, sản phụ không xuất hiện triệu chứng lạ, không đau bụng nên ngày 27-3, khi thai nhi được 39 tuần 2 ngày, thai phụ đến bệnh viện khám theo lịch. Qua siêu âm bác sĩ chẩn đoán thai nhi ngừng tim, tử vong trong bụng mẹ.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Một muỗng dầu ô liu, giảm nguy cơ tử vong vì căn bệnh đáng sợ

Nhà dinh dưỡng Anne-Julie Tessie từ Đại học Havard (Mỹ) phát hiện ra rằng dầu ô liu – một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải “lành mạnh nhất thế giới” – có thể phòng ngừa và ngăn chặn sự thoái hóa thần kinh trong bệnh Alzheimer.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Alzheimer là bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh mất trí nhớ. Nhóm bệnh này hiện là nguyên nhân gây tử vong sớm đứng hàng thứ 7 thế giới và chưa có phương pháp điều trị thực sự hữu hiệu.

Một muỗng dầu ô liu, giảm nguy cơ tử vong vì căn bệnh đáng sợ- Ảnh 1.

Dầu ô liu là một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng – Ảnh đồ họa AI

Theo Healthline, nhóm nghiên cứu Havard đã phân tích bộ dữ liệu khổng lồ của hơn 92.000 người được theo dõi từ những năm 1990. Trong những năm sau đó, đã có 4.751 người lần lượt qua đời vì Alzheimer.

Kết quả phân tích mối tương quan giữa chế độ ăn và nguy cơ bệnh này cho thấy với 7g dầu ô liu mỗi ngày (một muỗng súp hoặc nửa muỗng canh) có thể giúp giảm tới 28% nguy cơ tử vong vì căn bệnh nan y này.

“Dầu ô liu có thể phát huy tác dụng chống viêm và bảo vệ thần kinh do hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao và các hợp chất khác có đặc tính chống oxy hóa như vitamin E và các polyphenol” – các tác giả viết trên tạp chí khoa học JAMA Network Open.

Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy các loại chất béo cụ thể, chẳng hạn như axit béo không bão hòa đơn có trong dầu ô liu, có thể có lợi ích bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Trong khi đó, các hợp chất nhóm polyphenol có thể giúp ngăn ngừa các mảng beta-amyloid liên quan đến bệnh Alzheimer.

Đây là một phát hiện quan trọng trong bối cảnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác không ngừng gia tăng toàn cầu và phòng ngừa vẫn là chiến lược chính.

Ngoài Alzheimer, dầu ô liu cũng được coi là một thực phẩm tốt cho hệ tim mạch, chuyển hóa… từ đó giúp phòng ngừa một loạt bệnh mạn tính khác.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ Việt kiều tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ: Làm rõ chuyên môn hành nghề, xử lý nghiêm

Sáng 8-5, Sở Y tế TP HCM cho hay sau khi truyền thông phản ánh về việc một nữ Việt kiều Mỹ (64 tuổi) tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ (hút mỡ, cắt mí, thay túi độn ngực), Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng (quận 7) mới báo cáo sự cố y khoa về Sở Y tế.

Ngay sau đó, sở đã làm việc với các đơn vị liên quan là Bệnh viện Tân Hưng và Bệnh viện Quân y 175.

Sở Y tế đề nghị lãnh đạo Bệnh viện Quân y 175 tổ chức họp kiểm thảo tử vong theo quy định. Điều này nhằm phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình chẩn đoán, điều trị và cấp cứu người bệnh; giúp phát hiện những bất cập (nếu có) trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng để rút kinh nghiệm và tránh lặp lại.

Đồng thời, yêu cầu Thanh tra Sở Y tế tiếp tục xác minh việc tuân thủ các quy trình chuyên môn, quy định của ngành đối với bệnh viện và người hành nghề, cương quyết xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.

Qua trường hợp này, Sở Y tế trân trọng ghi nhận và đề nghị các bệnh viện thuộc bộ, ngành đóng trên địa bàn TP tiếp tục đồng hành với ngành y tế TP trong công tác chăm sóc người bệnh; kịp thời thông tin về các phòng chuyên môn Sở Y tế biết khi tiếp nhận các trường hợp người bệnh được chuyển đến có dấu hiệu nghi ngờ bị sự cố trong quá trình điều trị trước đó.

Sở yêu cầu tất cả bệnh viện trên địa bàn nghiêm túc phổ biến và nghiên cứu, vận dụng triển khai hiệu quả các khuyến cáo của hội đồng quản lý chất lượng khám, chữa bệnh liên quan đến an toàn người bệnh trong phẫu thuật. Bên cạnh đó, tăng cường triển khai các hoạt động an toàn người bệnh trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ. 

Đây là căn cứ để Sở Y tế kiểm tra, đánh giá và công khai kết quả chất lượng đối với các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ để người dân chọn lựa khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một Việt kiều tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹ ở TP HCM

Ngày 7-5, thông tin từ Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin một nữ Việt kiều Mỹ (64 tuổi) tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, đơn vị này đã vào cuộc xác minh, làm rõ nguyên nhân.

Thông tin vụ việc trước đó, bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Tân Hưng (quận 7) để làm phẫu thuật hút mỡ bụng toàn phần, hút mỡ eo, đùi và cánh tay; tái tạo thành bụng phức tạp; cấy mỡ vùng mông; cắt da thừa mí mắt; thay túi độn ngực 2 bên.

Sau 3 ngày phẫu thuật, bệnh nhân được đánh giá sức khỏe diễn tiến tốt. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đi lại vận động nhẹ khoảng 10 phút thì đột ngột than chóng mặt, tay chân vã mồ hôi, khó thở.

Bệnh nhân nhanh chóng được hồi sức tích cực nhưng rơi vào hôn mê, thở máy.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 cấp cứu với chẩn đoán suy đa cơ quan nghi do phản vệ độ 3, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi do huyết khối.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được hồi sức tích cực, đặt ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc máu liên tục, thở máy… Tuy nhiên, sau một tháng điều trị, tình trạng bệnh ngày càng diễn tiến nặng, không có dấu hiệu phục hồi. Đến 7 giờ, ngày 3-5, bệnh nhân đã tử vong.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ nêu dấu hiệu nhận biết

Lãnh đạo UBND xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xác nhận trên địa bàn xã này vừa có 2 người bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong do đi ngoài đường dưới thời tiết nắng nóng gay gắt.

Hai nạn nhân là ông N.H.O. (80 tuổi) và ông N.H.T. (70 tuổi), đều ở xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc.

2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ nêu dấu hiệu nhận biết- Ảnh 1.

Nắng nóng gay gắt làm tăng nguy cơ sốc nhiệt ở người cao tuổi

Dễ sốc nhiệt do nắng nóng

Những ngày qua nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.

Liên quan đến tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng, tiến sĩ-bác sĩ Phạm Đăng Hải, Khoa Hồi sức nội và chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết sốc nhiệt có thể được chia thành 2 loại gồm sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt do gắng sức.

Sốc nhiệt kinh điển hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn nội tiết, thường xảy ra sau tiếp xúc một cách thụ động với một môi trường có nhiệt độ cao trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Sốc nhiệt do gắng sức hay gặp những người trẻ, khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường, xảy ra sau phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục hay gắng sức.

Theo bác sĩ Hải, sốc nhiệt làm tổn thương đa cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, hô hấp, tuần hoàn, gan, thận và huyết học, gây ra tình trạng suy đa tạng nhanh chóng nếu không được xử trí y tế kịp thời, thậm chí tử vong.

Vì vậy, việc hiểu biết kiến thức về sốc nhiệt, dấu hiệu nhận biết sớm, cấp cứu kịp thời cũng như dự phòng sốc nhiệt là hết sức quan trọng, giúp giảm được tỉ lệ bệnh tật và tử vong.

Nhận biết sốc nhiệt

Một số dấu hiệu giúp mọi người nhận biết sớm tình trạng sốc nhiệt bao gồm: rối loạn ý thức: hôn mê, cơn động kinh; rối loạn hô hấp: khó thở, suy hô hấp; rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, kèm theo mệt mỏi, đau đầu, đỏ mặt, có thể nôn mửa, ỉa chảy, nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, da nóng và khô.

Cấp cứu người sốc nhiệt tại chỗ

Ngay lập tức phải hạ thân nhiệt và hỗ trợ suy chức năng các cơ quan là hai điều cốt lõi trong cấp cứu và điều trị. Người cấp cứu cần đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, chuyển tới nơi bóng râm, mát, cởi bỏ quần áo, ngay lập tức hạ thân nhiệt bằng các cách sau:

– Đặt bệnh nhân trong phòng lạnh 20-22 độ C và quạt

– Xối nước lạnh 25-30 độ C vào bệnh nhân hoặc phủ gạc ướt, lạnh 20-25 độ C vào bệnh nhân và quạt, có thể ngâm bệnh nhân vào nước lạnh 20-25 độ C, để đầu trên mặt nước, theo dõi sát chức năng sống.

– Đặt các túi chườm đá vào vùng bẹn, nách, cổ.

Việc hạ thân nhiệt bệnh nhân cần được thực hiện ngay, tuy nhiên không được gây cản trở việc vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể vận chuyển bằng xe có điều hòa nhiệt độ hoặc mở cửa sổ, vừa vận chuyển vừa hạ nhiệt bệnh nhân.

Trước đó, Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cũng cảnh báo vào mùa nắng nóng, một số vấn đề sức khỏe thường gặp là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ nêu dấu hiệu nhận biết- Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều

Các đối tượng nguy cơ cao gồm: người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai; những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức; người mắc các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường…

Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.

Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi, tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống từ 1,5-2 lít nước/ngày, nên uống thành nhiều lần trong ngày.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng

Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ cho biết sản phụ 21 tuổi, mang thai lần 1, được phát hiện dây rốn quấn cổ thai nhi khi ngoài 30 tuần, được bác sĩ sản khoa theo dõi thường xuyên.

Khi thai nhi được gần 38 tuần, siêu âm thấy bé bị dây rốn quấn cổ tới 5 vòng, có hiện tượng cạn ối, các bác sĩ nhận định tình hình nghiêm trọng nên quyết định mổ lấy thai chủ động.

Bé gái chào đời với dây rốn quấn cổ 5 vòng- Ảnh 1.

Em bé chào đời với 5 vòng dây rốn quấn cổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ca phẫu thuật thành công, bé sơ sinh nặng gần 3 kg khỏe mạnh chào đời. Sau mổ, sức khỏe sản phụ và em bé đều ổn định.

Dây rốn là sợi dây liên kết giữa mẹ và thai nhi, độ dài trung bình khoảng 50-60 cm. Các bác sĩ lý giải hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi là do sự chuyển động quá mức của bé trong bụng mẹ ở những tháng đầu thai kỳ. Yếu tố khách quan khác như dây rốn dài hơn bình thường, nhiều nước ối, đa thai cũng có thể làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ.

Theo các bác sĩ sản khoa, đây là hiện tượng sinh lý bình thường hay gặp trong 3 tháng cuối của thai kỳ, phần lớn sẽ không ảnh hưởng gì tới thai. Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi cũng có thể hết khi em bé có các xoay trở tự tháo quấn.

Tuy nhiên, nếu dây quấn cổ quá nhiều vòng hoặc quá chặt, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, nguy cơ thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ…

Y văn ghi nhận cứ ba trẻ chào đời thì có một trường hợp bị dây rốn quấn cổ. Thường trẻ chỉ bị quấn một, hai vòng. Tại Việt Nam, trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ từ ba vòng trở lên khá hiếm gặp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Trưa 15-4, Bệnh viện Quân y 175 cho hay vừa phẫu thuật cho 2 người phụ nữ bị vòng tránh thai chui vào ổ bụng.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ- Ảnh 1.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân sau khi phẫu thuật lấy vòng tránh thai ra

Trường hợp thứ nhất là chị V.T.T (52 tuổi) đặt vòng tránh thai chứa đồng năm 2020 tại bệnh xá. Sau khi đặt vòng được 5 tháng, chị bắt đầu thấy đau mỏi lưng và có đi khám sức khỏe tại cơ quan, chụp X-quang phát hiện có 2 vòng tránh thai. Sau đó, chị đi siêu âm kiểm tra lại thấy chỉ có 1 vòng tránh thai nằm đúng vị trí trong tử cung. Từ đó đến nay, chị vẫn thường xuyên đau ê ẩm lưng và vùng bụng dưới, đi khám siêu âm không ghi nhận bất thường.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ- Ảnh 2.

Vòng tránh thai xuyên cơ tử cung nữ bệnh nhân 24 tuổi

Tuy nhiên, 1 tháng nay chị đau bụng dưới liên tục nhiều hơn nên đến Bệnh viện Quân y 175 khám. Tại đây, chị được chụp CT-scan, kết quả có 2 vòng tránh thai 1 vòng nằm đúng vị trí trong tử cung, 1 vòng lạc chỗ trong ổ bụng nằm giữa tử cung và bàng quang.

Bệnh nhân thứ 2 là chị N.T.N.Y (24 tuổi), mổ lấy thai tháng 9-2022. Sau mổ 2 tháng, chị Y. có đặt vòng tránh thai chứa đồng và không đi khám phụ khoa kiểm tra vòng theo lịch hẹn. Gần đây, chị Y. thường xuyên đau bụng lâm râm vùng hạ vị. Đến khám tại bệnh viện cũng phát hiện vòng tránh thai chữ T xuyên qua cơ tử cung tại vị trí sẹo mổ đẻ cũ, 2 nhánh của vòng dính sát thành bàng quang.

BSCKII Nguyễn Thị Huyền Trang, Phó Chủ nhiệm Khoa Phụ sản-Bệnh viện Quân y 175, cho biết trường hợp chị T. có 1 nhánh ngang của vòng cắm vào mặt trước đoạn dưới cơ tử cung, 1 nhánh ngang nằm trong phúc mạc phủ mặt trước tử cung sát với trần bàng quang, thân vòng nằm ngang trong lớp cơ đoạn dưới cơ tử cung.

Đối với chị Y., do có tiền sử mổ lấy thai, khi vào ổ bụng mạc nối lớn dính lên thành bụng, tiến hành gỡ dính để bộc lộ rõ phẫu trường, nhìn thấy mặt trước tử cung vị trí sẹo mổ cũ dính dính lên thành bụng, mạc nối lớn bao trùm thành một khối ngay sát bàng quang, có một đoạn 2mm dây vòng thò ra ngoài. Bác sĩ đã tỉ mỉ bóc tách, gỡ dính thành công và lấy trọn vòng chữ T, không ghi nhận tổn thương bàng quang. 

Theo bác sĩ Trang, hiện cả 2 bệnh nhân sức khoẻ hồi phục tốt và được xuất viện. Vòng tránh thai có thể di trú trong ổ bụng, cài cắm ở thành trước cơ tử cung, xuyên bàng quang hoặc nằm trong quai ruột, thậm chí đi lạc vào trong cơ quan mạch máu vùng chậu. Vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng nếu không được phát hiện và gắp ra ngoài có thể gây những biến chứng như viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết,..

“Chị em sau khi đặt dụng cụ tránh thai phải thường xuyên kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để tránh việc vòng tránh thai lạc chỗ hoặc gây viêm nhiễm…” – bác sĩ Trang khuyến cáo

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ngủ quên, người phụ nữ vô thức nuốt vòng đá chữa viêm họng

Nữ bệnh nhân 68 tuổi được đưa vào Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cấp cứu sau khi vô thức nuốt chiếc vòng đá có 8 hạt, kích thước 0,5×0,8 cm.

Ngủ quên, người phụ nữ vô thức nuốt vòng đá chữa viêm họng- Ảnh 1.

Dị vật vòng đá được gắp ra ngoài. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Kể với bác sĩ, bệnh nhân cho biết nghe quảng cáo ngậm vòng đá sẽ phát tia, có tác dụng chữa viêm họng, bà tin và làm theo. Không ngờ khi đang ngậm vòng, bà ngủ quên, vô thức nuốt chiếc vòng bằng đá này.

Tỉnh dậy, bà mới phát hiện chiếc vòng đã bị trôi xuống họng. Bệnh nhân cố móc họng để nôn ra chiếc vòng nhưng không được, lập tức được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Tại bệnh viện, bác sĩ đã nội soi cấp cứu và gắp được chiếc vòng từ dạ dày của bệnh nhân. Sau gắp dị vật, sức khỏe bệnh nhân ổn định.

Các bác sĩ khuyến cáo khi nuốt phải dị vật, người bệnh không nên tự móc họng, gây tổn thương thêm cho niêm mạc đường tiêu hóa. Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, nội soi lấy dị vật, tránh những biến chứng khó lường.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ thai nhi tử vong liên quan Bệnh viện Thu Cúc: Bộ Y tế có công văn hỏa tốc

Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến sự cố ý khoa thai nhi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội).

Trong công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc ngày 12-4, Bộ yêu cầu bệnh viện tiếp tục giải quyết sự cố y khoa theo đúng quy định hiện hành.

Vụ thai nhi tử vong liên quan Bệnh viện Thu Cúc: Bộ Y tế có công văn hỏa tốc- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cơ sở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội – Ảnh: Website bệnh viện

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với bệnh viện, cơ quan chức năng để giải quyết các công việc phát sinh (nếu có).

Đồng thời đề nghị ngành y tế thủ đô hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện trong quá trình giải quyết sự cố y khoa này. Trong trường hợp cần thiết thành lập Hội đồng chuyên môn, có thể mời các chuyên gia của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, để có thêm thông tin về quá trình khám bệnh, chữa bệnh của bệnh nhân T.N.D., sau khi chuyển tuyến từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày 27-3.

Trước đó, sau khi gia đình tố Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tắc trách khiến thai nhi tử vong trong bụng mẹ, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn đề nghị bệnh viện kiểm tra, xác minh thông tin phản ảnh.

Ngày 11-4, đơn vị này đã nhận được báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội và báo cáo kết quả họp hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa tử vong thai nhi khi đến khám thai và sinh con tại bệnh viện này hồi tháng 3-2024.

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin một thai nhi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội).

Theo đó, chiều 9-4, gia đình chị T.N.D. (19 tuổi, trú tại Hà Nội) tố bệnh viện tắc trách khiến thai nhi tử vong trong bụng mẹ.

Người nhà sản phụ phản ánh chị D. mang thai con đầu lòng, có đăng ký gói khám thai và sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Ngày 15-3, khi thai nhi được 37 tuần 5 ngày, vợ chồng chị D. lại đến thăm khám, siêu âm cho thấy thiểu ối, tim thai dao động nhiều, thai nhi có dây rốn quấn cổ.

Thai phụ được giữ lại một đêm theo dõi, sáng 16-3 cho ra viện với chẩn đoán thai nhi đã ổn định và chỉ định nếu có gì bất thường đến viện kiểm tra lại.

Khi về nhà, sản phụ không xuất hiện triệu chứng lạ, không đau bụng nên ngày 27-3, khi thai nhi được 39 tuần 2 ngày, thai phụ đến bệnh viện khám theo lịch. Qua siêu âm bác sĩ chẩn đoán thai nhi ngừng tim, tử vong trong bụng mẹ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế yêu cầu xác minh vụ thai nhi tử vong tại bệnh viện Thu Cúc

Chiều 9-4, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc về việc báo cáo trường hợp tử vong thai nhi tại bệnh viện này.

Theo công văn, ngày 9-4, Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh về trường hợp tử vong thai nhi của sản phụ khi đến sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Bộ Y tế yêu cầu xác minh vụ thai nhi tử vong tại bệnh viện Thu Cúc- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội), nơi được cho là xảy ra sự việc. Ảnh: SKĐS

Để kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế về sự cố y khoa nêu trên, đề nghị Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh ngay sự việc nêu trên và báo cáo nhanh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em) trước 12 giờ ngày 11-4.

Bộ Y tế đề nghị bệnh viện khẩn trương họp hội đồng chuyên môn theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành, để đánh giá quá trình tiếp đón, chăm sóc, xử trí đối với trường hợp sản phụ nêu trên.

Thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn tới gia đình sản phụ và các cơ quan truyền thông đại chúng; đồng thời gặp gỡ chia sẻ, động viên tới gia đình sản phụ.

Ngoài ra, Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân nếu phát hiện có sai phạm về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp theo quy định hiện hành; báo cáo kết quả giải quyết vụ việc về Bộ Y tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai lạc trong ổ bụng

Mới đây, nữ bệnh nhân 72 tuổi (ở Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Hữu Nghị do đau bụng nhiều, buồn nôn và sốt nhẹ. Kết quả chụp CT cho thấy có hình ảnh dụng cụ tránh thai nằm trong ổ bụng.

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai lạc trong ổ bụng- Ảnh 1.

Chiếc vòng tránh thai đi lạc vào ổ bụng bệnh nhân 72 tuổi. Ảnh: Thu Thuỷ

Bệnh nhân cho biết thường xuyên bị đau bụng, đi khám siêu âm không thấy bất thường, soi dạ dày và đại tràng có viêm nhẹ nên điều trị bằng uống thuốc nhưng không đỡ. Do đau nhiều, kèm sốt nên gia đình đưa bà đi khám.

Quá trình phẫu thuật bác sĩ phát hiện vòng tránh thai lạc vào trong ổ bụng, bám chặt vào mạc nối, đại tràng và ruột non tạo thành ổ áp xe. Sau ca mổ bệnh nhân tỉnh táo và hồi phục tốt.

Bệnh nhân cho biết bà đã đặt vòng tránh thai trên 40 năm và cũng không đi khám kiểm tra. Những năm gần đây bà hay đau bụng và có siêu âm và nội soi dạ dày, đại tràng.

Bác sĩ Hoàng Việt Dũng, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết thông thường, vòng tránh thai được đặt vào tử cung có thời hạn (tùy từng loại) và được lấy ra sau thời gian nào đó.

Nếu để lâu, vòng tránh thai có thể đi xuyên qua tử cung, đi vào ổ bụng và có thể gây nên những biến chứng như áp xe ổ bụng, đâm thủng ruột gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết…

Đau bụng nhiều năm, phát hiện vòng tránh thai lạc trong ổ bụng- Ảnh 2.

Bệnh nhân ổn định sau ca phẫu thuật

Về nguyên nhân vòng tránh thai đi lạc vào trong ổ bụng của bệnh nhân, bác sĩ Dũng cho biết có thể do trong quá trình thao tác đặt vòng tránh thai đã làm tổn thương thành tử cung, hoặc chiếc vòng trong quá trình nhiều năm đã ăn sâu vào cơ tử cung chui qua cơ tử cung vào ổ bụng, thậm chí có thể chui vào ruột, vào bàng quang.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo phụ nữ nên đặt vòng ở cơ sở y tế uy tín, do bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện. Đồng thời, nên khám kiểm tra định kỳ tại cơ sở y tế để được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, tránh viêm nhiễm cũng như phát hiện sớm vòng tranh thai lạc chỗ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tử vong do bệnh dại tăng bất thường, hai bộ cùng họp

Sáng 27-3, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024.

Theo Bộ Y tế, bệnh lây từ động vật sang người gia tăng trong các năm gần đây. Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm là các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Tử vong do bệnh dại tăng bất thường, hai bộ cùng họp- Ảnh 1.

Đại diện Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Bộ NN-PTNT đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung ương.

Hơn 20 năm qua, nhiều dịch bệnh nguy hiểm và mới đã xảy ra trên toàn thế giới như: Dịch hạch, SARS, cúm gia cầm A/H5N1, đại dịch cúm A/H1N1, MERS-CoV, Ebola và gần đây nhất là đại dịch COVID-19, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người cũng như tác động lớn đến kinh tế – xã hội của các quốc gia.

27 ca tử vong do bệnh dại

Tại Việt Nam, trong phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người, cúm gia cầm và bệnh dại thuộc 5 bệnh truyền nhiễm ưu tiên.

Với cúm A/H5N1, sau 8 năm kể từ năm 2014 không ghi nhận ca mắc mới, tháng 8-2022 và tháng 3-2024 đã ghi nhận thêm 2 ca mắc mới, trong đó có 1 ca tử vong.

Về bệnh dại, Bộ Y tế cho biết đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong trên người cao trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Từ năm 2023 đến nay, bệnh dại tại Việt Nam diễn biến phức tạp. Riêng trong hơn 2 tháng đầu năm nay, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến với 27 trường hợp tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 170%).

Tử vong do bệnh dại tăng bất thường, hai bộ cùng họp- Ảnh 2.

Tiêm phòng vắc-xin dại để ngừa bệnh trên động vật

Năm 2023, ghi nhận số lượng người tiêm vắc-xin phòng dại tăng vọt (tăng gần 45% so với năm 2022). Khu vực miền Nam có số lượng người tiêm vắc-xin dại cao nhất trên cả nước trong nhiều năm.

Đáng nói, từ đầu năm năm 2024 ghi nhận 143.000 người đi tiêm phòng dại, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Với các trường hợp tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế cho biết nguyên nhân không đi tiêm vắc-xin phòng dại có tới gần 44% người dân chủ quan cho rằng chó nhà cắn, tại thời điểm cắn chó bình thường; hơn 16% dùng thuốc nam để điều trị bệnh dại; 5,5% trẻ nhỏ bị chó cắn không nói với gia đình; số còn lại do không hiểu biết về bệnh, không có tiền để tiêm phòng…

Bệnh dại vẫn tăng

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhận định thời gian tới nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra, trong đó có bệnh dại.

Nguyên nhân do tỉ lệ tiêm phòng trên đàn chó, mèo nuôi còn thấp dẫn đến gia tăng dịch bệnh trên động vật và tăng nguy cơ lây nhiễm sang người.

Cùng đó, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế, nhiều địa phương vẫn để xảy ra tình trạng thả rông chó, mèo dẫn đến tăng nguy cơ tấn công con người.

Tại hội nghị, đại diện Cục Thú y, Bộ NN-PTNT cho biết năm 2023 nước ta có gần 700 người phải tiêm phòng do động vật cắn, tiêu tốn gần 1.000 tỉ đồng chưa bao gồm những ảnh hưởng khác.

Kết quả giám sát ngẫu nhiên mới đây ở khu vực Tây Nguyên đã phát hiện 2/10 mẫu động vật có virus dại.

“Nhà nước không cấm nuôi chó mèo nhưng phải thực hiện đúng quy định đó là nuôi nhốt trong khuôn viên gia đình, bắt buộc phải đeo rọ mõm khi ra ngoài cộng đồng, tiêm phòng vắc-xin cho động vật theo quy định”- đại diện Cục Thú y nhấn mạnh.

Tử vong do bệnh dại tăng bất thường, hai bộ cùng họp- Ảnh 3.

Các điểm cầu tham dự hội nghị

Tại hội nghị, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh thời tiết diễn biến thất thường, trong khi đó đường biên giới dài, giao lưu thương mại, cùng đó là thói quen giết mổ nhỏ lẻ… là những yếu tố nguy cơ dịch bệnh bùng phát.

“Từ đầu năm đến nay đã có 27 ca tử vong do bệnh dại và 1 ca tử vong do cúm gia cầm. Đây là dấu hiệu cảnh báo diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong năm 2024”- ông Tiến nói.

Cùng đó, Thứ trưởng Tiến cũng nêu tình trạng tỉ lệ tiêm vắc-xin dại cho chó mèo chỉ đạt khoảng 30%, hầu như chó mèo không đeo rọ mõm khi ra đường.

“Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo; điều tra, truy tố, kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp không tuân thủ đúng quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật. Chúng tôi đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm việc này”- Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Bộ Y tế cho biết 5 bệnh đã có trong danh mục các bệnh lây truyền từ động vật sang người: Cúm A/H5N (cúm gia cầm), bệnh dại, liên cầu lợn, bệnh than và bệnh xoắn khuẩn vàng da (leptospirosis).

Trong đó, cúm gia cầm (cúm chim) do các loài chim, gia cầm (gà) lây sang người. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao (khoảng 50%). Mới đây nhất, trong nước ghi nhận ca bệnh cúm gia cầm tử vong (ngày 23-3) là nam bệnh nhân 21 tuổi, ở Khánh Hòa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sản phụ được hàng trăm người cứu giúp ở Phú Quốc đã tử vong

Chiều 24-3, tin từ Trung tâm Y tế TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cho biết dù đã rất nỗ lực cùng với hàng trăm người sẵn sàng cho máu nhưng sản phụ bị băng huyết nhập viện từ đêm trước đã tử vong lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày.

Sản phụ được hàng trăm người cứu giúp ở Phú Quốc đã tử vong- Ảnh 1.

Hàng trăm người túc trực suốt đêm tại Trung tâm Y tế TP Phú Quốc để chờ xét nghiệm, hiến máu cứu sản phụ M.

Như đã thông tin, chiều 23-3, sản phụ H.T.M. (39 tuổi, quê ở Cà Mau, tạm trú xã Cửa Dương, TP Phú Quốc) được đưa vào Trung tâm Y tế TP Phú Quốc cấp cứu trong tình trạng lơ mơ do băng huyết. Bệnh viện tiến hành mổ cấp cứu với hy vọng cứu sống người mẹ.

Do mất quá nhiều máu nên sản phụ M. bị rối loạn đông máu và máu của sản phụ này thuộc nhóm máu hiếm (O+).

Sản phụ được hàng trăm người cứu giúp ở Phú Quốc đã tử vong- Ảnh 2.

Sản phụ M. được người nhà quyết định đưa về lúc trưa 24-3 vì tiên lượng không qua khỏi

Sau đó, một trang mạng xã hội tại địa phương đã đăng thông tin kêu gọi người có nhóm máu tương đồng hiến máu cứu sản phụ đang nguy kịch.

Từ hơn 22 giờ ngày 23-3 cho đến sáng 24-3, khoảng 500 người đang sinh sống và làm việc tại Phú Quốc đã đến bệnh viện để xét nghiệm với hy vọng có cùng nhóm máu với sản phụ M. Kết quả chỉ có 10 người có nhóm máu tương đồng được lấy truyền cho sản phụ M.

Dù đã được truyền máu nhưng tình trạng của sản phụ này vẫn tiên lượng rất xấu, nhiều khả năng không qua khỏi. Gia đình đã quyết định đưa sản phụ về nhà và đến 16 giờ 30 phút thì tử vong.

Theo chính quyền địa phương, sản phụ M. đã có 4 người con, chồng làm nghề ngư phủ. Cả gia đình đang thuê nhà ở trọ, hoàn cảnh rất khó khăn.

Hiện Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo phường Dương Đông, TP Phú Quốc đang vận động, quyên góp hỗ trợ giúp cho gia đình sản phụ M. trả tiền viện phí và mai táng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Gần 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế lưu ý 5 điểm này

Chiều 24-3, thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết bệnh nhân là nam, 21 tuổi, trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 11-3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho và tự điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Ninh Hòa vào ngày 16 và 17-3, sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa điều trị với chẩn đoán viêm phổi.

Gần 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế lưu ý 5 điểm này- Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân nhiễm cúm A/H51 tại cơ sở y tế

Ngày 19-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để xét nghiệm.

Theo kết quả xét nghiệm ngày 20-3, bệnh nhân dương tính với cúm A/H5 và kết quả khẳng định của Viện Pasteur Nha Trang ngày 22-3 xác định bệnh nhân dương tính với cúm A/H5N1. Do bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân đã tử vong vào ngày 23-3.

Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy trước và sau Tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực bệnh nhân sinh sống; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống không có hiện tượng gia cầm ốm, chết.

Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe hàng ngày, đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp mắc mới.

Theo Cục Y tế dự phòng, đây là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 10-2022, tại Phú Thọ đã ghi nhận 1 trường hợp mắc cúm A/H5N1 trên người.

Tích lũy từ 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 người nhiễm cúm A/H5N1, trong đó có 65 người tử vong (50,8%).

Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm gia cầm trên động vật ở tất cả các khu vực, chủ yếu là do chủng virus cúm A/H5N1.

Tại Campuchia tiếp tục ghi nhận các ca bệnh cúm A/H5N1 trên người từ cuối năm 2023. Trong nước, theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước.

Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành phố gồm Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.

Bên cạnh đó, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển. Bộ Y tế nhận định trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Gần 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế lưu ý 5 điểm này- Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo không ăn gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người, virus A/H5N1 là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỉ lệ cao (gần 50%).

Để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

5. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cúm A/H5 gây tử vong cho thanh niên 21 tuổi, nguy hiểm thế nào?

Liên quan đến nam bệnh nhân nam (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Nha Trang) bị mắc cúm A/H5, tử vong sau nhiều ngày thở máy, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Cúm A/H5 gây tử vong cho thanh niên 21 tuổi, nguy hiểm thế nào?- Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân cúm A tại cơ sở y tế. Ảnh: TTXVN

Ghi nhận dịch cúm trên gia cầm

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước.

Bên cạnh đó, thời điểm này hiện đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất ngờ có lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lan cúm gia cầm sang người.

Để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc điều tra nguồn lây, xử lý triệt để ổ dịch.

Tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc mới, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Phối hợp với ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm.

Tăng cường tuyên truyền pháp luật phòng lây nhiễm cúm gia cầm lan sang người, đặc biệt tại khu vực có gia cầm chết và những vùng có nguy cơ cao.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện đáp ứng cho địa phương phát triển các biện pháp xử lý ổ dịch.

Cúm A/H5 gây tử vong cho thanh niên 21 tuổi, nguy hiểm thế nào?- Ảnh 2.

Dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm

Như Báo Người Lao Động đưa tin, ngày 23-3, ông Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, cho biết bệnh nhân dương tính với cúm A/H5 đã tử vong vào sáng cùng ngày.

Trước đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã hội chẩn với các bệnh viện lớn nhưng không thể cứu được bệnh nhân này vì tình trạng bệnh đã diễn biến nặng, phổi đã bị xơ.

Bệnh nhân là nam sinh viên 21 tuổi, ở tại ký túc xá Trường ĐH Nha Trang, khởi phát triệu chứng từ ngày 11-3.

Bốn ngày sau, sinh viên này về nhà ở thị xã Ninh Hòa, tiếp xúc với mẹ và em gái; đi khám tại cơ sở 2 Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa.

Sau thời gian điều trị tại đây nhưng không bớt, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa.

Ngày 17-3, bệnh nhân diễn biến nặng, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H5

Bệnh nhân được cách ly điều trị trong tình trạng hôn mê, huyết áp gần bằng không, thở máy và tử vong.

Cúm A/H5 (còn được gọi là cúm A/H5N1, cúm gia cầm) là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm ở người và động vật, do virus cúm tuýp A, chủng H5N1 gây ra. Cúm A/H5 là một dạng cúm do virus cúm A/H5N1 gây ra. Đây là một loại virus cúm gây ra dịch bệnh cúm gia cầm, có khả năng lây lan từ gia cầm sang người và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm cũng giống như bệnh cúm mùa, tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và tỉ lệ tử vong có xu hướng cao hơn, mặc dù còn tùy thuộc vào chủng virus.

Người nhiễm cúm gia cầm có thể không có triệu chứng đến có các biểu hiện nhẹ của triệu chứng cúm (sốt, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng, đau mỏi cơ, đau đầu, viêm kết mạc). Các dấu hiệu ít phổ biến hơn bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc co giật.

Các biểu hiện nặng hơn có thể gặp như: Khó thở hoặc viêm phổi, tiến triển suy hô hấp với tỉ lệ tử vong cao.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

1 sinh viên mắc cúm A/H5 tử vong

Ngày 23-3, ông Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, cho biết bệnh nhân dương tính với cúm A/H5 đã tử vong vào sáng cùng ngày.

Trước đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã hội chẩn với các bệnh viện lớn nhưng không thể cứu được bệnh nhân này vì tình trạng bệnh đã diễn biến nặng, phổi đã bị xơ.

Theo thông tin ban đầu, bệnh nhân là nam sinh viên 21 tuổi, ở tại ký túc xá Trường ĐH Nha Trang, khởi phát triệu chứng từ ngày 11-3. 

Bốn ngày sau, sinh viên này về nhà ở thị xã Ninh Hòa, tiếp xúc với mẹ và em gái; đi khám tại cơ sở 2 Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa. 

Sau thời gian điều trị tại đây nhưng không bớt, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa.

Ngày 17-3, bệnh nhân diễn biến nặng, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H5 (chưa rõ loại kháng nguyên N mấy).

Sau đó, bệnh nhân được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng hôn mê, huyết áp gần bằng không, thở máy và tử vong.

Sau khi phát hiện bệnh nhân dương tính với cúm A/H5, cơ quan chức năng đã giám sát sức khỏe đối với người nhà, 6 bạn chung phòng và 60 sinh viên cùng lớp, 20 nhân viên y tế.

Dãy ký túc xá Trường ĐH Nha Trang và các khu vực khám, điều trị, xe vận chuyển bệnh nhân trên được phun hóa chất khử khuẩn.

Hiện kết quả xét nghiệm một số mẫu bệnh phẩm là người tiếp xúc với bệnh nhân cho kết quả âm tính với cúm A/H5.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp: Bộ Y tế vào cuộc

Liên quan đến sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười khiến một sản phụ 32 tuổi tử vong sau sinh, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp yêu cầu kiểm tra, xác minh sự việc nêu trên và báo cáo nhanh về Bộ.

Vụ sản phụ tử vong ở Đồng Tháp: Bộ Y tế vào cuộc- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười

Đồng thời, Sở cần chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười khẩn trương họp hội đồng chuyên môn (nếu bệnh viện không đủ điều kiện, thì Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn) theo quy định. Cuộc họp cần đánh giá quá trình tiếp đón, chăm sóc, xử trí đối với sản phụ.

Yêu cầu thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn tới gia đình sản phụ và các cơ quan truyền thông, Bộ Y tế cũng yêu cầu bệnh viện gặp gỡ chia sẻ, động viên gia đình bệnh nhân.

Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân nếu phát hiện có sai phạm về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

Trước đó, truyền thông phản ánh chị N.T.T.D, sinh năm 1992, mang thai lần 3 hơn 39 tuần, vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười để sinh con. Gia đình đã báo cho nhân viên y tế việc chị D. thuộc nhóm máu hiếm nhưng không nhận được lời tư vấn hay cảnh báo gì từ bác sĩ và ca trực. Trước đó, chị D. đã 2 lần sinh thường an toàn.

Sau sinh, chị D. mất máu nặng, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, rồi tử vong vào 3 giờ ngày 18-3.

Theo báo cáo của Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười, Hội đồng chuyên môn của bệnh viện cùng một số cán bộ chuyên khoa sâu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp đã họp về trường hợp tai biến sản khoa này.

Theo đó, sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh nhân nhóm máu A rhesus âm (nhóm máu hiếm), kíp trực tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười đã hội chẩn, đánh giá tình trạng bệnh nhân. Sau khi sinh thường bé gái nặng 3 kg, chị D. ra huyết âm đạo lượng nhiều, tụt huyết áp, được chẩn đoán: Băng huyết sau sinh do đờ tử cung gây mất máu nặng, nhóm máu hiếm (rhesus âm).

Hội đồng chuyên môn đánh giá kíp trực chưa giải thích cho sản phụ và gia đình trường hợp bệnh nhân có nhóm máu hiếm để hợp tác trong quá trình điều trị, nên gây ra sự việc như phản ánh. Bệnh diễn biến quá nhanh, lần đầu tiên cấp cứu bệnh nhân nhóm máu hiếm nên ê-kíp thiếu kinh nghiệm xử lý.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?

Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh dại? Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 1.

Tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng

Bệnh dại có xu hướng tăng

– Phóng viên: Thưa ông, bệnh dại thường gia tăng vào mùa nắng nóng nhưng năm nay, ngay từ mùa đông xuân số mắc và tử vong đã tăng đột biến. Ông lý giải sao về điều này?

+ Tiến sĩ – bác sĩ Hoàng Minh Đức: Bệnh dại là bệnh nhiễm vius cấp tính của hệ thần kinh trung ương, lây từ động vật sang người qua chất tiết, thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với virus dại qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc cấy ghép mô/cơ quan bị nhiễm virus dại.

Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thường là các loài động vật có vú như chó, mèo, dơi, cáo… Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 59.000 người chết vì bệnh dại trên toàn thế giới.

Tại nước ta, từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng. Năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại, gần 675.000 người phải điều trị dự phòng bệnh. Trong đó 80% trường hợp do chó cắn, 18% do mèo, còn lại do các động vật khác như khỉ, chuột, dơi.

Thống kê trong 2 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số người tử vong do bệnh dại cao như: Gia Lai 14 ca, Nghệ An 7 ca, Bình Phước 7 ca, Điện Biên 6 ca, Bến Tre 5 ca, Đắk Lắk và Bình Thuận 4 ca.

Thời gian gần đây, số người chết do bệnh dại liên tục tăng. Từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 23 ca tử vong do bệnh dại trên người, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023.

Theo thống kê, thời gian cao điểm ghi nhận các ca bệnh dại thường là mùa hè, tập trung vào các tháng 8-9 trong năm. Tuy nhiên, năm nay sự gia tăng đột biến vào 2 tháng đầu năm, có thể lý giải sự gia tăng các ca bệnh dại trên người có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng các ca bệnh dại trên động vật từ năm 2023 đến nay và đặc biệt từ đầu năm 2024 đến nay.

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 2.

Thời gian ủ bệnh của virus dại có thể kéo dài nhiều năm. Ảnh: BV Tâm Anh

Theo thông tin từ Cục Thú y, năm 2023 ghi nhận 347 ca bệnh dại trên động vật tại 31 tỉnh, thành phố. Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 45 ca tại 22 tỉnh, thành phố, tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên chó, mèo nuôi hiện mới chỉ đạt khoảng 50% trên tổng đàn, một số nơi chỉ đạt 10%.

Trong khi đó, Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2151 ngày 21-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêm vắc-xin dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022-2025.

Các tổ chức quốc tế như WHO, FAO, WOH (Tổ chức thú y thế giới) cũng khuyến cáo cần đạt tỉ lệ bao phủ vắc-xin phòng dại cho động vật ít nhất 70% trên tổng đàn trong 2 năm liên tiếp thì mới có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm bệnh dại sang người.

– Gần đây có nhiều trường hợp bị chó cắn hoặc tiếp xúc với động động trong thời gian dài, thậm chí nhiều tháng đến nhiều năm mới phát bệnh bệnh dại. Tại sao lại như vậy, thưa ông?

+ Ở Việt Nam, chó là ổ chứa virus dại chủ yếu chiếm 96-97%, sau đó là mèo chiếm 3 – 4%, động vật khác (thỏ, chuột, sóc…) chưa phát hiện được. Nguồn truyền bệnh dại là động vật có vú hoang dã và động vật sống gần người, nhiều nhất là chó, sau đó là mèo.

Ở chó và mèo thường từ 3-7 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Trong khi đó đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều có tỉ lệ tử vong gần như 100%.

Thông thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc 2 năm, trung bình là khoảng từ 1-3 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ và sức đề kháng của cơ thể.

Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn. Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em.

Các báo cáo gần đây cho thấy các ca bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 3.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh dại đều do chó dại cắn

Gần 800 tỉ đồng cho tiêm phòng bệnh dại

– Mỗi năm có dưới 100 ca bị tử vong do bệnh dại và hàng trăm ngàn người phải đi tiêm vì chó mèo cắn, cào… với số tiền không hề nhỏ. Ông chia sẻ thêm về gánh nặng này?

+ Đúng như vậy. Tính riêng năm 2023 có 82 ca tử vong do bệnh dại và gần 500.000 người dân phải tiêm vắc-xin phòng dại, với giá mỗi liều từ 1,2 triệu -1,5 triệu đồng. Đồng thời, chúng ta phải tiêm phòng bệnh dại cho 8 triệu con chó mèo, mỗi mũi khoảng 50.000 đồng.

Như vậy, tổng kinh phí phải chi trả phòng bệnh dại rất lớn. Ước tính chi phí tiêm phòng bệnh dại do bị chó mèo cắn trong năm 2023 lên tới gần 800 tỉ đồng (650.000 người tiêm vắc-xin phòng dại), chưa kể những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bị chó mèo cắn và phải đi tiêm phòng.

– Tại sao chúng ta tuyên truyền, phòng chống bệnh dại đã rất lâu mà tình hình bệnh dại vẫn phức tạp?

+ Một trong những giải pháp then chốt để ngăn ngừa bệnh dại lây sang người là tiêm vắc-xin phòng dại cho chó, mèo và quản lý chó mèo. Tuy nhiên, nước ta là một trong những nước có đàn chó, mèo nuôi tương đối lớn (khoảng 8 triệu con), các hộ gia đình thường nuôi thả tự do, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, miền núi. Điều này khiến cho việc quản lý đàn chó, mèo cũng như tiêm vắc-xin cho động vật gặp nhiều khó khăn.

Thực tế, theo thông tin từ Cục Thú y, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo. Tỉ tiêm vắc-xin phòng dại trên động vật còn thấp. Trong khi đó, việc ngăn chặn tai nạn từ chó mèo lại không dễ dàng bởi quy định phải đeo rọ mõm khi chó mèo ra đường hoặc nơi công cộng vẫn được thực hiện kiểu nơi có, nơi không.

Công tác truyền thông phòng, chống bệnh dại trên người và động vật được Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thực hiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp bởi việc thay đổi tập quán nuôi và phòng bệnh cho chó, mèo không thể diễn ra trong thời gian ngắn.

Tử vong do bệnh dại tăng trái mùa, Bộ Y tế nói gì?- Ảnh 4.

Chuyên gia khuyến cáo tiêm phòng vắc-xin cho chó mèo

Bên cạnh đó, chi phí tiêm vắc-xin bệnh dại trên người và động vật là do người dân phải tự chi trả. Một liệu trình vắc-xin phòng dại trên người khoảng 1,5 triệu đồng là một chi phí tương đối lớn đối với người nghèo. Vắc-xin phòng dại cho động vật rẻ hơn nhưng phải tiêm hàng năm, vì vậy với những gia đình nuôi nhiều cũng là một khoản chi phí lớn.

Thực tế cho thấy, khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số chiếm tới 60% số ca tử vong do dại. Ngoài ra, truyền thông phòng, chống bệnh dại vẫn còn hạn chế dẫn đến tình trạng chủ quan lơ là, khiến người dân không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vắc-xin phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn. Nhiều trường hợp lại tự chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.

Một lý do khác nữa là người dân còn e ngại việc tiêm vắc-xin phòng dại, cho rằng vắc-xin phòng dại có nhiều tác dụng phụ. Thực tế, vắc-xin dại thế hệ mới hiện nay rất an toàn, có thể tiêm cho cả phụ nữ có thai và trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất

– Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh dại và giảm số ca tử vong do bệnh dại thưa ông?

+ Người dân cần chấp hành nghiêm quy định tiêm phòng, không để chó, mèo thả rông; khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, khu dân cư, chung cư phải rọ mõm, có dây xích, có người dắt. Các tỉnh phải tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho chó, mèo, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Các tỉnh đảm bảo đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại. Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao; bố trí mỗi huyện có ít nhất 1 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại; tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, nhất là tại các địa phương có trường hợp tử vọng do bệnh dại và có tỉ lệ tiêm phòng trên chó, mèo thấp.

Truyền thông, hướng dẫn trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Xử lý nghiêm chủ nuôi chó, mèo không thực hiện quy định quản lý động vật

Trước thực trạng này, tối 14-3 Thủ tướng đã có công điện yêu cầu xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân, người đứng đầu các cấp lơ là, chủ quan phòng chống bệnh dại, nhất là ở các tỉnh có số người chết cao và tỉ lệ tiêm vắc-xin dại thấp.

Thủ tướng cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan và địa phương rà soát quy định pháp luật về nuôi, quản lý chó, mèo, vật nuôi khác để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung nếu cần.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an phối hợp các tỉnh thành và chỉ đạo công an địa phương kịp thời điều tra, xử lý nghiêm trường hợp chủ nuôi chó, mèo không thực hiện quy định về nuôi, quản lý chó dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong

Ngày 13-3, thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành.

Hiện một số địa phương ghi nhận số ca tử vong do bệnh dại cao, như: Gia Lai (14 ca), Nghệ An (7 ca), Bình Phước (7 ca), Điện Biên (6 ca), Bến Tre (5 ca), Đắk Lắk và Bình Thuận (4 ca).

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong- Ảnh 1.

Một trẻ nhỏ bị có cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nhiều ca tử vong do bệnh dại không tiêm vắc-xin

Đầu năm 2024, ca mắc bệnh dại tăng đột biến. Chỉ 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Khu vực Tây Nguyên hiện là điểm nóng với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 1 ca).

Theo Cục Y tế dự phòng, gần đây, xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do bệnh dại là người bị động vật nghi bị dại cắn không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vắc-xin phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; có nơi mới đạt khoảng 10%, thấp hơn nhiều so với quy định.

Bộ Y tế nhận định thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người có thể tiếp tục tăng do tỉ lệ tiêm vắc-xin dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiêm vắc-xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; chó phải xích, nhốt, mang rọ mõm khi ra đường; không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong- Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại là biện pháp duy nhất để tránh tử vong sau khi bị chó, mèo dại cắn

Khi bị chó, mèo cắn, cần rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ngay lập tức liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, rửa sạch vết thương bằng cồn 70% hoặc cồn iod. Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại kịp thời; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Theo Cục Y tế dự phòng, khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Giai đoạn tiền triệu chứng thường diễn ra từ 1- 4 ngày với biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập.

Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mở hy vọng cho các cặp vợ chồng mang gien bệnh

Sau khi cắt polyp tử cung và điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), chị N.N. lần đầu mang song thai với một thai lưu, một thai vẫn phát triển. Tuy nhiên, khi đến 12 tuần, thai xuất hiện các biểu hiện bất thường như độ mờ da gáy dày, các xương cánh tay, cẳng tay rất ngắn. Đến 13 tuần, thai phù và chết lưu.

Đứt ruột bỏ con

Vượt qua nỗi đau, vợ chồng chị N. một lần nữa đầy hy vọng khi chị mang thai 12 tuần sau chuyển phôi. Trớ trêu thay, lần mang thai này lại tiếp tục xuất hiện các bất thường tương tự lần trước. Một chiều cuối năm, anh chị lại đau đớn vì mất con.

Để khởi đầu mới an toàn hơn, anh chị thực hiện lấy mô thai xét nghiệm. Kết quả nhận được có đột biến dị hợp tử kép ở gien TRIP 11. Đột biến này có liên quan đến một số đặc điểm lâm sàng như độ mờ da gáy dày, phù da toàn thân, bất thường các xương dài. Vợ chồng chị N. quyết định thực hiện kỹ thuật chọn lọc phôi không mang gien bệnh bằng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT-M) trên 2 phôi cuối cùng. Kết quả phân tích PGT-M cho thấy 2 người mang tỉ lệ gien đột biến lên đến 75%. Đây là kết quả được khuyến cáo không nên có thai tự nhiên vì tỉ lệ thai dị tật là rất cao.

May mắn khi trong 2 phôi chỉ có một phôi mang đột biến dị hợp tử kép có nguy cơ gây bệnh như những lần trước. Điều này có nghĩa là thai được tạo nên từ phôi còn lại duy nhất có cơ hội tạo nên kỳ tích. Tháng 7-2022, chị chuyển phôi thành công và một bé gái đáng yêu 3,6 kg đã chào đời ở tuần 38, được đánh giá hệ xương rất ổn. Sự chào đời của bé không chỉ là mảnh ghép hoàn hảo nhất cho hạnh phúc trọn vẹn của gia đình chị N. mà còn là kỳ tích y khoa.

Mở hy vọng cho các cặp vợ chồng mang gien bệnh- Ảnh 1.

Sinh thiết phôi trong quá trình thực hiện kỹ thuật PGT-M

Điều trị hiếm muộn là một hành trình gian nan. Hành trình của chị H.N.O. và anh N.H.D. cũng vậy khi lần lượt cả hai lần mang thai chị đều buộc chấm dứt thai kỳ ở tuần 18 và 21. Kết quả sau chọc ối của chị O. cho thấy thai nhi bị Alpha-Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể phù thai Hemoglobin Bart’s – thể bệnh nặng nhất của Alpha-Thalassemia khi trẻ mắc bệnh thường tử vong trong giai đoạn thai từ 23-38 tuần hoặc ngay sau sinh. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm phát hiện hai vợ chồng đều là người lành mang gien bệnh Alpha-Thalassemia dị hợp tử, đồng nghĩa rằng anh chị sẽ có 25% xác suất sinh ra em bé mang đồng hợp tử gây bệnh Alpha-Thalassemia.

Hậu quả nghiêm trọng từ đột biến gien

Vợ chồng chị O. được chỉ định thực hiện kỹ thuật PGT-M để phát hiện phôi mang đồng hợp tử, loại bỏ các phôi Thalassemia thể nặng, tránh tình trạng em bé sinh ra mắc bệnh. Anh chị chọn sinh thiết cả 7 phôi nhưng chỉ có 1 phôi bình thường để chuyển, bên cạnh 3 phôi mang gien Thalassemia thể đồng hợp và 2 phôi bất thường khác, 1 phôi không rõ tín hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc anh chị có đến 42% (3/7 phôi) tỉ lệ sinh ra em bé bị bệnh Thalassemia, một tỉ lệ rất cao so với con số 25% xác suất di truyền thông thường. Đây cũng chính là lý do vì sao cả hai lần mang thai trước đều buộc phải chấm dứt thai kỳ. Việc tầm soát sàng lọc phôi vì thế có thể gọi là quyết định đúng đắn nhất của vợ chồng chị trong quá trình tìm con vì nếu tiếp tục có thai tự nhiên thì khả năng rất cao sẽ lặp lại nỗi đau như những lần trước.

Theo BSCKI Hà Nhật Anh, Trưởng Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức (IVFMD) – Bệnh viện Mỹ Đức (TP HCM), khoảng 50% dị tật ở thai nhi có nguyên nhân từ đột biến gien. Hậu quả của nhóm bệnh lý này thường rất nghiêm trọng như gây sẩy thai, lưu thai, phù thai, bất thường đa cơ quan như đầu nhỏ; xương ngắn, cong; thừa/thiếu ngón tay/chân, suy giảm trí tuệ, thiếu máu tán huyết… Trẻ mang đột biến gien thường không sống đến tuổi trưởng thành, đồng thời cần phải có những can thiệp về y tế trong thời gian dài. Thêm nữa, nếu đây là đột biến được di truyền từ bố mẹ thì những người con tiếp theo của cặp vợ chồng có nguy cơ tiếp tục xuất hiện các dị tật giống trẻ bệnh đầu tiên.

Kỹ thuật chọn lọc phôi không mang gien bệnh bằng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ nói trên vừa được Bệnh viện Mỹ Đức triển khai thực hiện, giúp phát hiện và loại bỏ các bệnh lý di truyền qua các thế hệ. Công trình này cũng vừa được vinh danh nhận giải thưởng “Thành tựu y khoa Việt Nam 2023” do ngành y tế TP HCM tổ chức vì giá trị khoa học, cống hiến vì sức khỏe cộng đồng.

Thắp lên hy vọng

Theo các bác sĩ, mang thai đã là hạnh phúc song bỗng hóa nỗi đau khi vợ chồng cùng mang bệnh lý bất thường di truyền đơn gien. Với các cặp vợ chồng mang bất thường di truyền đơn gien, khi có thai sẽ có nhiều nguy cơ sẩy thai liên tiếp, chấm dứt thai kỳ giữa chừng khi phát hiện thai nhi dị tật, mất con sau khi sinh hoặc sinh con mang dị tật bẩm sinh. Có được con đã gian nan, sinh con ra không khỏe mạnh hoặc mất con khi vừa mới chào đời là cú sốc tinh thần, nỗi đau quá lớn đối với những cặp vợ chồng.

Nhiều gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt kinh tế lẫn tinh thần khi phải chứng kiến đứa con do mình sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh, thậm chí có thể mất đi mạng sống bất cứ khi nào. Những đứa trẻ sinh ra trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, kéo theo một hệ lụy rất lớn trong việc duy trì nòi giống cho thế hệ tương lai.

ThS-BS Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM (HOSREM) kiêm cố vấn chuyên môn Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức – Bệnh viện Mỹ Đức, cho biết kỹ thuật PGT-M đã thắp lên hy vọng cho các cặp vợ chồng cùng mang gien bệnh. PGT-M là kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ bệnh đơn gien giúp kiểm tra bộ gien của phôi từ giai đoạn rất sớm.

Nhờ kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện ra các đoạn bất thường trên 1 gien cụ thể được di truyền từ bố mẹ và các phôi mang gien bệnh sẽ bị loại bỏ. Chỉ những phôi khỏe mạnh mới được chuyển vào trong buồng tử cung của mẹ, giúp tăng cơ hội đậu thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh, không mang đột biến di truyền qua các thế hệ sau.

“Hơn 30 bệnh lý di truyền và nhiều bệnh di truyền hiếm gặp đã được phát hiện và chẩn đoán thành công, mang lại niềm tin, hạnh phúc cho hàng trăm gia đình. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai khi Bệnh viện Mỹ Đức kết hợp các công nghệ mới nhất trên thế giới hiện nay về hỗ trợ sinh sản di truyền y khoa và chuyển giao cho nhiều bệnh viện trên cả nước” – BS Tường nhấn mạnh. 

Sàng lọc 90% các đột biến đơn gien

Tính đến năm 2024, hệ thống IVFMD đã thực hiện sàng lọc bệnh di truyền cho gần 300 cặp vợ chồng mang gien bệnh; chuyển khoảng 600 phôi không mang gien biểu hiện bệnh; hơn 200 em bé khỏe mạnh đã ra đời. Hiện tại, gần như đã có thể sàng lọc toàn bộ các đột biến đơn gien (> 90%). Nhiều ca bệnh hiếm cũng được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp kỹ thuật PGT-M thành công.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vòng 3 chảy mủ sau tiêm filler

Sau 2 ngày tiêm filler, nữ bệnh nhân xuất hiện khối sưng, nóng, đỏ, đau vùng mông, kèm các dấu hiệu nhiễm trùng, sốt.

Chị đã tự sử dụng thuốc kháng sinh và hạ sốt tại nhà nhưng không thuyên giảm, vùng mông chảy dịch nên đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám.

Vòng 3 chảy mủ sau tiêm filler- Ảnh 1.

Bệnh nhân có nhiều ổ áp xe sau khi tiêm filler nâng cấp “vòng 3”. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Biến chứng sau tiêm filler của người quen

Bệnh nhân cho biết chị xuất hiện các dấu hiệu bất thường cách đây 3 tuần sau tiêm filler tại một cơ sở của người quen. Chị cũng không biết mình được tiêm loại thuốc gì, nguồn gốc ở đâu.

Bác sĩ Tạ Thị Hà Phương, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương), cho biết chẩn đoán người bệnh bị biến chứng nhiễm trùng sau tiêm filler do kỹ thuật không bảo đảm vô trùng và sử dụng sản phẩm không an toàn.

Bệnh nhân được phẫu thuật chích rạch áp xe, điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ cùng hỗ trợ tâm lý. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp những di chứng về thể chất hoặc tinh thần.

Theo bác sĩ Phương, tiêm filler là thủ thuật đưa hợp chất có tác dụng làm đầy tự nhiên đến vị trí tại các nếp gấp và mô trên khuôn mặt để làm giảm sự hiện diện của nếp nhăn, giúp da căng mịn.

Tiêm filler chỉ thực sự an toàn và hiệu quả khi được thực hiện tại các cơ sở y tế có chuyên môn. Kể cả các loại filler được Cơ quan Quản lý thực phẩm và thuốc Mỹ cấp phép vẫn có tỉ lệ biến chứng nhất định, phần lớn ở mức độ nhẹ như: Bầm tím, ban đỏ, nóng rát tại chỗ…

Tuy nhiên, filler vẫn là chất lạ đối với cơ thể, nếu bị lợi dụng hoặc thực hiện bởi người thiếu chuyên môn thì có thể gặp những biến chứng khó lường: Nhiễm trùng, áp xe, tắc mạch, hoại tử.

Người dân nên chọn những cơ sở uy tín, chuyên môn cao, đã được thẩm định bởi các cơ quan có thẩm quyền, sử dụng những loại thuốc tiêm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ mổ nhầm ở Lâm Đồng: Xem xét nguyện vọng người bệnh

Chiều 22-2, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng về việc xác minh, xử lý sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Theo công văn này, ngày 21-2 trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về việc bệnh nhân bị mổ nhầm, nguyên nhân do trả nhầm kết quả chụp X-quang tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Vụ mổ nhầm ở Lâm Đồng: Xem xét nguyện vọng người bệnh- Ảnh 1.

Kết quả X-quang dị vật của bệnh nhân cần mổ bị bác sĩ nhầm với bệnh nhân khác dẫn đến phẫu thuật sai người. Ảnh: VNE

Thực hiện chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế liên hệ, tổ chức gặp gỡ gia đình, xin lỗi và xem xét nguyện vọng của người bệnh, gia đình để giải quyết hợp tình, hợp lý.

Khẩn trương làm việc với Ban giám đốc Bệnh viện, chỉ cho phép phẫu thuật khi đã đủ các điều kiện bảo đảm an toàn cho người bệnh; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết năm 2023, đơn vị này đã có Đoàn giám sát việc cải tiến chất lượng và khảo sát hài lòng người bệnh tại một số tỉnh, trong đó có bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Sau đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có công văn về việc rà soát, củng cố hoạt động cải tiến chất lượng, khảo sát sự hài lòng và phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc cải tiến chất lượng vẫn chưa đạt yêu cầu khi để xảy ra sự cố tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Đề nghị Sở Y tế, bệnh viện rút kinh nghiệm sâu sắc, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế và văn bản chỉ đạo khắc phục của Đoàn giám sát đã chỉ ra; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan và đề xuất các hình thức xử lý.

Báo cáo nhanh gửi về Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 24-2 và công khai kết quả trên các phương tiện truyền thông.

Trước đó, ngày 20-2, bệnh nhân N.H.H. (61 tuổi, trú huyện Lâm Hà) được gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng để thăm khám.

Sau khi được chụp X-quang, nam bệnh nhân này nhận thông báo bên trong bụng có một sợi dây và được tư vấn làm thủ thuật mổ nội soi để lấy sợi dây này ra. Tuy nhiên, khi làm thủ thuật, các bác sĩ phát hiện không có sợi dây nào trong bụng của ông H.

Tiến hành chụp chiếu lại, nhân viên y tế phát hiện đã trả nhầm kết quả chụp X-quang của một bệnh nhân khác.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vì sao người tử vong do bệnh dại năm 2023 lại tăng?

Bộ Y tế cho biết trong năm 2023, cả nước ghi nhận 82 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 12 ca so với năm 2022.

Các địa phương ghi nhận số tử vong cao là Gia Lai (14), Nghệ An (7), Bình Phước (7), Điện Biên (6), Bến Tre (5).

Vì sao người tử vong do bệnh dại năm 2023 lại tăng?- Ảnh 1.

Năm 2023, nước ta có 500.000 người phải tiêm vắc-xin phòng dại do động vật cắn

Người dân chi 600 tỉ đồng tiêm vắc-xin phòng bệnh dại

Đáng chú ý, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), gần 500.000 người phải tiêm vắc-xin phòng dại với giá mỗi liều là 1,2-1,7 triệu đồng, ước tính người dân phải bỏ ra khoảng 600 tỉ đồng. Ngoài ra, nước ta cũng phải tiêm phòng bệnh dại cho 8 triệu con chó, mèo, mỗi mũi khoảng 50.000 đồng.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách vào cơ thể. Khi đến thần kinh trung ương, virus sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt.

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết sai lầm thường gặp nhất ở những ca tử vong do bệnh dại là người bị chó, mèo cắn không theo dõi con vật và bản thân cũng không tiêm phòng hoặc tiêm phòng trễ. 100% bệnh nhân vào viện khi đã lên cơ dại nên không thể cứu được.

“Do nhận thức hạn chế, cộng với tâm lý “tiếc tiền” nên không ít người khi bị chó, mèo dại cắn đã tìm đến thuốc nam với hy vọng chữa khỏi, nhưng trên thực tế nếu không tiêm phòng, hiện chưa có loại thuốc nào có thể cứu sống bệnh nhân khi đã lên cơn dại”- một bác sĩ chia sẻ.

Ngoài ra, có những trường hợp tin rằng chó đã tiêm phòng dại cắn không sao nên chủ quan không tiêm vắc-xin dại. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định chó đã được tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc bệnh dại và truyền nhiễm bệnh dại sang cho người.

Vì sao người tử vong do bệnh dại năm 2023 lại tăng?- Ảnh 2.

Chuyên gia khuyến cáo cần tiêm vắc-xin phòng dại cho chó và mèo

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh dại phổ biến trên toàn thế giới. Mỗi năm có trên 10 triệu người bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn phải đi điều trị dự phòng bằng vắc-xin dại.

Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm huyết thanh là đưa một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hòa virus dại, còn vắc-xin nhằm củng cố miễn dịch lâu dài.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Khi bị chó mèo cắn, cào… cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng phải xối rửa vết thương bằng nước sạch; tiếp tục sát trùng vết thương bằng cồn và nước sát trùng. Sau đó, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc tiêm vắc-xin phòng dại sau khi bị chó dại cắn cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Tiêm trong vòng 6 giờ được xem là tiêm phòng sớm còn tiêm sau 6 giờ được gọi là tiêm phòng muộn. Đây cũng là khoảng thời gian tối thiểu để tiêm phòng dại.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới, Bộ Y tế cảnh báo

Chiều 16-1, Bộ Y tế cho biết hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong tháng 12-2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11-2023.

Gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới, Bộ Y tế cảnh báo- Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: VOV

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, hiện JN.1 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.

Tại Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và virus hợp bào hô hấp (RSV).

Đơn cử, tại Mỹ ghi nhận hơn 29.000 ca nhập viện điều trị COVID-19 từ ngày 17 đến 23-12-2023, tăng hơn 16% so với tuần trước đó và báo cáo hơn 14.700 ca nhập viện vì mắc cúm trong cùng khoảng thời gian này.

Tại Anh, trong tuần đầu năm 2024, trung bình hơn 3.000 người mắc COVID-19 nhập viện mỗi ngày, cao hơn 68% so với đầu tháng 12-2023. Tại Tây Ban Nha, số ca mắc cúm tăng 75% trong tuần cuối của năm 2023, nhiều nhất là bệnh cúm dẫn đến viêm phổi nặng.

Trong khi đó, theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại khu vực miền Bắc vẫn đang trong giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô xen kẽ nồm ẩm là nguyên nhân các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng…và một số bệnh có vắc-xin dự phòng tiếp tục ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.

Lo ngại COVID-19 và dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội

“Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm”- thông báo của Cục Y tế dự phòng lưu ý.

Gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới, Bộ Y tế cảnh báo- Ảnh 2.

Người cao tuổi có bệnh nền rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như COVID-19

Để tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Cục Y tế dự đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh, thành phố sớm ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 và huy động các nguồn lực tham gia.

Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus.

Các đơn vị phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong…

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn triệt để trường hợp gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc; kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong thời gian nghỉ Tết.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)