May 20, 2024

Bộ Công Thương nêu rõ quan điểm về thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử (TLĐT) đang được sử dụng ngày càng nhiều, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, lứa tuổi học sinh; và đã có nhiều hệ lụy do tác hại của sản phẩm này. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã có cuộc trao đổi với Báo Người Lao Động về việc quản lý các loại hình của TLĐT.

+ Phóng viên: Ngày 4-5, Ủy ban Xã hội của Quốc hội (QH) phối hợp với Ủy ban Văn hóa Giáo dục của QH tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng chống tác hại của TLĐT, thuốc lá nung nóng (TLNN). Vậy hai loại hình sản phẩm này được nhận diện thế nào?

+Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: TLNN bao gồm điếu TLNN và thiết bị nung nóng điếu thuốc lá. Điếu TLNN được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, bao gồm hỗn hợp phụ phẩm nguyên liệu thuốc lá đã qua chế biến như thuốc lá tấm… Khi sử dụng, điếu thuốc lá được nung nóng bằng thiết bị điện tử và tạo ra khí hơi (aerosol) có chứa nicotine và các hóa chất khác.

TLĐT bao gồm dung dịch TLĐT và thiết bị làm nóng dung dịch thuốc lá điện tử; cung cấp nicotine cho người sử dụng thông qua thiết bị điện tử làm bay hơi dung dịch TLĐT tạo ra khí hơi (aerosol) có chứa nicotine và các thành phần khác. TLĐT có nhiều chủng loại đa dạng trong đó có hệ thống đóng và hệ thống mở.

Bộ Công Thương nêu rõ quan điểm về thuốc lá điện tử- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng

Hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27-6-2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, Luật PCTHTL không đề cập cụ thể và không có định nghĩa các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới (TLTHM) như TLĐT và TLNN. Vì vậy, hiện có khoảng trống pháp lý trong việc quản lý loại hình sản phẩm mới này.

Trong khi đó, tình hình buôn lậu và sử dụng sản phẩm này đang rất phức tạp, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chỉ xử lý hành chính và chưa có chế tài để xử lý hình sự tương tự như hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm thuốc lá nhập lậu là hàng cấm (hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điếu ngoại nhập lậu với số lượng từ 1.500 bao có thể xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật).

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã có đề xuất chính sách quản lý các loại hình sản phẩm này thế nào?

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao “Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức có liên quan nghiên cứu xây dựng quy định phù hợp để quản lý các sản phẩm TLĐT, trình Thủ tướng Chính phủ” tại Nghị định số 106/2017/NĐ-CP, Bộ Công Thương đã hoàn thiện Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý TLĐT tại thị trường Việt Nam” vào năm 2020.

Bộ Công Thương cũng đã tổ chức hội thảo giữa các cơ quan quản lý nhà nước với sự tham gia của các bộ, ngành: Tư pháp, Y tế, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan để trao đổi về định hướng chính sách, có tham khảo kinh nghiệm quản lý quốc tế của các nước để đề xuất chính sách quản lý sản phẩm TLTHM phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam.

Tại công văn số 5200/TTr-BCT ngày 26/8/2021, Bộ Công Thương đã có Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng các Phương án quản lý các loại TLTHM tại Việt Nam. Theo đó, Bộ Công Thương cũng đã rất thận trọng trong việc đề xuất chính sách quản lý các loại hình sản phẩm mới này theo hướng chỉ kiến nghị Thủ tướng cho phép thí điểm việc sản xuất, nhập khẩu và lưu thông thuốc lá làm nóng như sản phẩm thuốc lá trong thời gian 2 năm theo quy định của Luật PCTHTL và giao Bộ Công Thương xây dựng Cơ chế thí điểm quản lý thuốc lá làm nóng trên cơ sở các ý kiến đã được thống nhất giữa các bộ, ngành.

Đối với TLĐT, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế thành lập Tổ công tác nghiên cứu, đề xuất chính sách quản lý thí điểm đối với TLĐT trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm TLĐT tại Việt Nam.

+Tại Phiên giải trình, Bộ Y tế đề nghị cấm TLĐT và TLNN, quan điểm của Bộ Công Thương đối với việc này thế nào?

Trong quá trình xây dựng chính sách thí điểm quản lý TLĐT và TLNN, Bộ Công Thương đã xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Bộ Công Thương đã tổ chức 2 cuộc làm việc giữa Lãnh đạo Bộ Công Thương và Lãnh đạo Bộ Y tế để thống nhất quan điểm về chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời trực tiếp, công khai trước Quốc hội: “Trong quá trình xây dựng chính sách quản lý thí điểm TLTHM, Bộ Công Thương đang xây dựng phương án quản lý tiệm cận gần nhất với ý kiến của Bộ Y tế để có thể trình Chính phủ theo hướng phù hợp với Hiến pháp, Luật Đầu tư các qui định khác liên quan và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ đảm bảo chặt chẽ, phù hợp Chiến lược Quốc gia về giảm thiểu tác hại của thuốc lá, an toàn sức khỏe người sử dụng, dung hòa quyền lợi giữa các chủ thể liên quan và phù hợp thông lệ quốc tế”.

Căn cứ sự phù hợp của sản phẩm theo định nghĩa của Luật PCTHTL, ý kiến của các Bộ, ngành, khuyến cáo của WHO và kinh nghiệm quốc tế, Bộ Công Thương đến nay mới chỉ đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm việc quản lý TLNN như sản phẩm thuốc lá trong thời gian 2 năm và chưa cho phép lưu hành sản phẩm TLĐT tại Việt Nam trong khi chưa ban hành chính sách quản lý.

Đối với quan điểm của Bộ Y tế về việc cấm TLĐT và TLNN, Bộ Công Thương cho rằng Bộ Y tế có trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá một cách có cơ sở khoa học đối với tác hại của các loại sản phẩm này tới sức khỏe người sử dụng. Trường hợp các sản phẩm này có tác hại tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Nhiều nước mạnh tay với thuốc lá điện tử

Cục Hải quan Thái Lan sẽ phạt các công ty nhập khẩu thuốc lá điện tử mức phạt gấp đôi giá trị sản phẩm cộng thêm thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng (VAT). Người phát ngôn Panthong Loykulnan của Cục Hải quan Thái Lan cuối tuần rồi cho biết thêm thuốc lá điện tử bị tịch thu sẽ bị xử lý tương tự các mặt hàng hạn chế nhập khẩu như rượu, thuốc lá, hàng hóa vi phạm bản quyền… Biện pháp này được triển khai trong bối cảnh ngày càng nhiều thanh thiếu niên và học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, ông Panthong khẳng định.

Ông Warawut Yancharoen, trợ lý văn phòng Thủ tướng Srettha Thavisin, cho biết tình trạng buôn bán thuốc lá điện tử trong trường học khiến Thủ tướng Srettha lo lắng. Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan giải quyết và ngăn chặn thuốc lá điện tử trong học đường – ông Warawut thông báo, đồng thời cho biết cuộc khảo sát gần đây của Viện Thanh niên Thái Lan (TYI) cho thấy thủ đô Bangkok có tổng cộng 72 cửa hàng thuốc lá điện tử, với 51 trong số này gần trường học.

Khảo sát còn phát hiện một số sản phẩm thuốc lá điện tử được điều chỉnh để gia tăng sức hấp dẫn đối với trẻ em, khi sử dụng nhân vật hoạt hình có màu sắc sặc sỡ trên bao bì và những hương vị như kẹo, trái cây, bạc hà… “Thuốc lá điện tử trong học đường là một vấn đề nghiêm trọng. Có những học sinh sử dụng thuốc lá điện tử ở tuổi 13. Đáng ngại hơn, một số học sinh còn bán thuốc lá điện tử trong trường học” – ông Warawut chia sẻ với The Bangkok Post.

Trước đó, vào tháng 3, chính phủ New Zealand quyết định cấm thuốc lá điện tử sử dụng một lần và tăng mức phạt từ 6.000 USD lên 60.000 USD đối với các nhà bán lẻ bán thuốc lá điện tử cho người dưới 18 tuổi. Lệnh cấm tương tự cũng đã được chính phủ Anh ban bố vào tháng 1. Tính đến tháng 12-2023, theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 34 quốc gia cấm thuốc lá điện tử.

Cao Lực

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế nêu quan điểm về thuốc lá điện tử, thuốc lá mới

Ngày 3-5, thông tin về các biện pháp phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ PCTH của thuốc lá, cho biết thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là các sản phẩm mới xuất hiện trôi nổi tại Việt Nam trong gần 10 năm trở lại đây.

Hệ lụy của nó gây ra đang đe dọa những thành quả của công cuộc phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam.

Bộ Y tế nêu quan điểm về thuốc lá điện tử, thuốc lá mới- Ảnh 1.

PGS Lương Ngọc Khuê cảnh báo tác hại của thuốc lá điện tử và các dạng thuốc lá mới

Đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc mới mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai.

Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ, Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung Luật PCTH thuốc lá để bổ sung quy định này vào Luật để bảo đảm tính ổn định trong triển khai thực hiện.

PGS Khuê cho biết theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử.

“Thực tế cho thấy thuốc lá điện tử và kể cả một số loại thuốc lá nung nóng mới phát sinh, có sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Thông qua việc phối trộn, người sử dụng có thể tự ý tăng tỉ lệ nicotine quá mức hoặc thêm ma túy và các chất gây nghiện khác vào để sử dụng mà khó bị phát hiện”- PGS Khuê cảnh báo.

Bộ Y tế nêu quan điểm về thuốc lá điện tử, thuốc lá mới- Ảnh 2.

Người bệnh ngộ độc thuốc lá điện tử điều trị tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai)

Thống kê cho thấy tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỉ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023.

Ở nữ giới tuổi 11-18, cũng theo kết quả sơ bộ của điều tra 11 tỉnh thì tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3% năm 2023.

Theo PGS Khuê, tháng 10-2023, Bộ Y tế nhận được tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm này ở Việt Nam.

Tháng 3 vừa qua, WHO tiếp tục gửi bản Khuyến nghị Quốc hội lần 2 về việc ban hành “Nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán thuốc lá điện tử hoặc “vape”, các sản phẩm nicotine khác, bao gồm cả thuốc lá điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như quảng cáo hoặc khuyến mại các sản phẩm này tại Việt Nam”.

Bộ Y tế nêu quan điểm về thuốc lá điện tử, thuốc lá mới- Ảnh 3.

Thuốc lá điện tử đội lốt đồ chơi, thực phẩm

Theo số liệu của WHO và Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids (Mỹ), số lượng các quốc gia và vùng lãnh thố áp dụng chính sách cấm sản phẩm này đang tăng lên.

Đã có ít nhất 39 quốc gia và vùng lãnh thổ quy định cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử. Ít nhất 3 quốc gia và vùng lãnh thổ chuyển từ quy định kiểm soát như dược phẩm sang quy định cấm (Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Venezuela).

Trong khu vực ASEAN, đã có 5 quốc gia quy định cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei và Campuchia. Các báo cáo cho thấy chưa có sản phẩm thuốc lá điện tử nào được bán dưới dạng sản phẩm cai thuốc lá do không chứng minh được dữ liệu lâm sàng.

Đối với thuốc lá nung nóng, ít nhất 18 quốc gia cấm (trong đó có 5 quốc gia thuộc ASEAN gồm Capuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Brunei).

Nhiều mối nguy hại trong thuốc lá điện tử

Đại diện Bộ Y tế cũng cảnh báo thuốc lá điện tử và các dạng thuốc lá mới đang mở đầu cho xu hướng lạm dụng và nghiện các hóa chất nhân tạo tổng hợp.

Việc cho phép các sản phẩm thuốc lá mới đi ngược lại các nguyên tắc giảm cung, giảm cầu của Công ước khung về kiểm soát thuốc lá, Chiến lược quốc gia về PCTH của thuốc lá và Luật PCTH của thuốc lá.

Ông Khuê cũng khẳng định thuốc lá điện tử không phải là sản phẩm để cai nghiện thuốc lá điếu vì trong thành phần thuốc lá vẫn có chất gây nghiện nicotine.

Việc cho phép các sản phẩm thuốc lá mới sẽ làm tăng tỉ lệ sử dụng thuốc lá trở lại, gây khó khăn cho công tác PCTH của thuốc lá và nỗ lực của công tác cai nghiện thuốc lá, trái với nguyên tắc giảm nguồn cung và giảm tỉ lệ sử dụng thuốc lá tại Luật PCTH của thuốc lá và Chiến lược quốc gia PCTH của thuốc lá.

Bộ Y tế nêu quan điểm về thuốc lá điện tử, thuốc lá mới- Ảnh 4.

Bệnh nhân ngộ độc do hút thuốc lá điện tử có xu hướng tăng

Đề xuất Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống Độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn.

Theo bác sĩ Nguyên, 2 năm qua, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 130 trường hợp nhập viện sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Trong đó xét nghiệm nhiều mẫu thuốc lá điện tử của bệnh nhân cho kết quả dương tính với ma túy.

Chi phí điều trị cho những ca ngộ độc thuốc lá điện tử trộn ma túy cấp tính nhẹ đến những ca nặng tiêu tốn trung bình từ trên 10 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ nêu dấu hiệu nhận biết

Lãnh đạo UBND xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xác nhận trên địa bàn xã này vừa có 2 người bị sốc nhiệt dẫn đến tử vong do đi ngoài đường dưới thời tiết nắng nóng gay gắt.

Hai nạn nhân là ông N.H.O. (80 tuổi) và ông N.H.T. (70 tuổi), đều ở xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc.

2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ nêu dấu hiệu nhận biết- Ảnh 1.

Nắng nóng gay gắt làm tăng nguy cơ sốc nhiệt ở người cao tuổi

Dễ sốc nhiệt do nắng nóng

Những ngày qua nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C. Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.

Liên quan đến tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng, tiến sĩ-bác sĩ Phạm Đăng Hải, Khoa Hồi sức nội và chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết sốc nhiệt có thể được chia thành 2 loại gồm sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt do gắng sức.

Sốc nhiệt kinh điển hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn nội tiết, thường xảy ra sau tiếp xúc một cách thụ động với một môi trường có nhiệt độ cao trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Sốc nhiệt do gắng sức hay gặp những người trẻ, khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường, xảy ra sau phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục hay gắng sức.

Theo bác sĩ Hải, sốc nhiệt làm tổn thương đa cơ quan bao gồm hệ thần kinh trung ương, hô hấp, tuần hoàn, gan, thận và huyết học, gây ra tình trạng suy đa tạng nhanh chóng nếu không được xử trí y tế kịp thời, thậm chí tử vong.

Vì vậy, việc hiểu biết kiến thức về sốc nhiệt, dấu hiệu nhận biết sớm, cấp cứu kịp thời cũng như dự phòng sốc nhiệt là hết sức quan trọng, giúp giảm được tỉ lệ bệnh tật và tử vong.

Nhận biết sốc nhiệt

Một số dấu hiệu giúp mọi người nhận biết sớm tình trạng sốc nhiệt bao gồm: rối loạn ý thức: hôn mê, cơn động kinh; rối loạn hô hấp: khó thở, suy hô hấp; rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, kèm theo mệt mỏi, đau đầu, đỏ mặt, có thể nôn mửa, ỉa chảy, nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, da nóng và khô.

Cấp cứu người sốc nhiệt tại chỗ

Ngay lập tức phải hạ thân nhiệt và hỗ trợ suy chức năng các cơ quan là hai điều cốt lõi trong cấp cứu và điều trị. Người cấp cứu cần đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, chuyển tới nơi bóng râm, mát, cởi bỏ quần áo, ngay lập tức hạ thân nhiệt bằng các cách sau:

– Đặt bệnh nhân trong phòng lạnh 20-22 độ C và quạt

– Xối nước lạnh 25-30 độ C vào bệnh nhân hoặc phủ gạc ướt, lạnh 20-25 độ C vào bệnh nhân và quạt, có thể ngâm bệnh nhân vào nước lạnh 20-25 độ C, để đầu trên mặt nước, theo dõi sát chức năng sống.

– Đặt các túi chườm đá vào vùng bẹn, nách, cổ.

Việc hạ thân nhiệt bệnh nhân cần được thực hiện ngay, tuy nhiên không được gây cản trở việc vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể vận chuyển bằng xe có điều hòa nhiệt độ hoặc mở cửa sổ, vừa vận chuyển vừa hạ nhiệt bệnh nhân.

Trước đó, Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cũng cảnh báo vào mùa nắng nóng, một số vấn đề sức khỏe thường gặp là say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ nêu dấu hiệu nhận biết- Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều

Các đối tượng nguy cơ cao gồm: người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai; những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức; người mắc các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường…

Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.

Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi, tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống từ 1,5-2 lít nước/ngày, nên uống thành nhiều lần trong ngày.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

“Kết hợp chết người” nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

Một nghiên cứu mới từ Thụy Điển cho thấy những người thường xuyên dùng thuốc nitrat có nguy cơ tử vong cao hơn về lâu dài nếu thỉnh thoảng dùng thêm thuốc ức chế Phosphodiesterase type 5 (PDE5i), được bán dưới tên các thương hiệu Viagra, Cialis, Levitra…

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc- Ảnh 1.

Viagra có thể gây nguy hiểm nếu “đụng độ” thuốc nitrat trị bệnh động mạch vành – Ảnh minh họa từ Internet

Theo bài công bố trên tạp chí y học Journal of the American College of Cardiology, dữ liệu từ 55.777 nam giới mắc bệnh động mạch vành đang được điều trị ổn định bằng thuốc nitrat đã được phân tích.

Trong số họ, 5.710 người từng dùng Viagra và các thuốc PDE5i khác ít nhất 2 lần trong thời gian theo dõi.

Kết quả cho thấy sự “đụng độ” giữa hai thuốc này làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, bao gồm các biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim.

Ngoài ra, họ còn có nguy cơ diễn tiến bệnh nặng hơn sau 28 ngày kể từ khi sử dụng PDE5i.

Theo Medical Xpress, PDE5i và thuốc nitrat vốn đều gây giảm huyết áp, từ lâu đã được khuyến nghị không nên dùng cùng  lúc. Tuy nhiên đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy tác động tích lũy lâu dài khi để hai loại thuốc thỉnh thoảng “đụng độ”.

“Mục tiêu của chúng tôi là nhấn mạnh việc phải xem xét cẩn thận, lấy bệnh nhân làm trung tâm trước khi kê đơn PDE5i cho nam giới đang điều trị bằng thuốc nitrat” – PGS-TS-BS Daniel Peter Andersson từ Viện Karolinka (Thụy Điển), tác giả chính, cho biết.

Kết quả này vô cùng quan trọng khi các khảo sát khắp thế giới cho thấy nhu cầu sử dụng thuốc trị rối loạn cương dương ngày càng gia tăng, khi mọi người chú trọng hơn đến đời sống tình dục.

Thuốc trị rối loạn cương dương bao gồm Viagra, Cialis, Levitra và các nhóm thuốc khác hoạt chất được bán khá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, lời khuyên phổ biến cho quý ông có bệnh nền là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế nêu lý do thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng

Chiều 15-12, thông tin về công tác y tế, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, cho biết thời gian qua có tình trạng thiếu vắc-xin trên toàn quốc.

“Chúng ta thiếu vắc-xin “5 trong 1” từ tháng 2 và thiếu vắc-xin DPT tiêm nhắc lại phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván từ tháng 4-2023. Hầu hết vắc-xin còn lại được cung ứng đến tháng 10. Đến thời điểm hiện tại chúng tôi ghi nhận tình trạng thiếu vắc-xin hầu hết ở trên quy mô toàn quốc- PGS Hồng thông tin.

Bộ Y tế nêu lý do thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng- Ảnh 1.

PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Theo PGS Hồng, để sớm bảo vệ các trẻ phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là vắc-xin “5 trong 1”, Bộ Y tế đã nỗ lực để vận động các nguồn tài trợ. Tháng 7, Bộ đã nhận được hơn 250.000 liều, tối nay 15-12 tiếp tục nhận 490.600 liều vắc-xin “5 trong 1”. Số vắc-xin này sẽ được phân bổ tới các địa phương, ưu tiên cho trẻ chưa tiêm mũi 1; trẻ tiêm mũi 2, mũi 3 bao gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi.

Nói về nguyên nhân, PGS Hồng cho biết đến tháng 8, Bộ Y tế mới được cấp kinh phí để mua vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Hầu hết các vắc-xin tiêm chủng mở rộng là vắc-xin sản xuất trong nước. Theo quy định hiện hành phải trải qua rất nhiều bước, quy trình (9 bước). Bộ Y tế, Bộ Tài chính đang phối hợp rất chặt chẽ để giải quyết phần thủ tục.

“Ngay sau khi có giá vắc-xin, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ khẩn trương ký các hợp đồng cung ứng vắc-xin. Hiện nay, các nhà sản xuất trong nước đã có cơ số vắc-xin nhất định để bàn giao khi hoàn tất các thủ tục tài chính”- bà Hồng nói.

Cũng liên quan đến việc cung ứng vắc-xin năm 2024, ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Phụ trách quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết để giải quyết căn cơ, lâu dài, Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu sửa đổi Nghị định số 104/2016/NĐ-CP về hoạt động tiêm chủng, trong đó cho phép bố trí ngân sách trung ương để đảm bảo kinh phí mua vắc-xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

Ông Đức khẳng định Bộ Y tế sẽ sớm tiến hành đặt hàng hoặc đấu thầu mua sắm vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng theo quy định của pháp luật. Trong năm 2024 sẽ không xảy ra tình trạng thiếu vắc-xin.

Triển khai tiêm bù vắc-xin cho trẻ

Theo PGS Hồng, dù thời gian qua có hiện tượng thiếu vắc-xin, nhưng số tiêm chủng trên quy mô toàn quốc vẫn đạt 66% tiêm chủng đầy đủ. Với tỉ lệ tiêm vắc-xin “5 trong 1” đạt 52,6%.

Dù số lượng vắc-xin cung ứng còn hạn chế, tỉ lệ bà mẹ cho tiêm chủng dịch vụ với vắc-xin có thành phần tương tự vắc-xin “5 trong 1” trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, nên độ bao phủ vẫn đạt.

Bộ Y tế nêu lý do thiếu vắc-xin tiêm chủng mở rộng- Ảnh 2.

Tiêm chủng vắc-xin cho trẻ. Ảnh minh hoạ

“Việc tiêm vắc-xin chậm, tiêm vắc-xin muộn, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới cũng như của Việt Nam, là điều không mong muốn xảy ra. Việc khẩn trương tiêm càng sớm càng tốt là vô cùng quan trọng. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quý 1-2024 để có thể bao phủ lại tỉ lệ tiêm chủng phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm”- PGS Hồng nói.

Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị quản lý đối tượng tiêm chủng, giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng, hướng dẫn các đơn vị điều trị tăng cường tiếp nhận khám trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp, xử lý kịp thời.

COVID-19 rải rác tại các địa phương

Ông Hoàng Minh Đức cho biết tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát. Số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp.

Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường. Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023 – 2025, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Quý ông khỏe hơn bất ngờ nếu uống bia theo cách này

Nghiên cứu mới do Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) vừa công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry – một chuyên san của hiệp hội – cho thấy uống bia lager với một lượng vùa phải sẽ tốt cho sức khỏe quý ông theo cách tác động tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột để chống lại nhiều bệnh tật.

Bia lager là bia lên men lạnh phổ biến trên thị trường, thường có nồng độ cồn thấp (khoảng 5% trở xuống), sau này còn có các loại không cồn.

Quý ông khỏe hơn bất ngờ nếu uống bia theo cách này - Ảnh 1.

Uống 1 ly bia vào bữa tối có thể là lựa chọn lành mạnh, dù nó có cồn – Ảnh minh họa từ Internet

Trước đó, một nghiên cứu cũng do ACS chủ trì đã cho thấy việc uống bia lager không cồn hàng ngày có khả năng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của cả nam giới và phụ nữ, nhưng kết quả lại không tốt như vậy khi thử nghiệm với bia có cồn.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mù đôi mới – chỉ tuyển chọn tình nguyện viên là nam giới – các nhà khoa học đã chứng minh việc dùng một lượng bia nhỏ khoảng 324 ml trong bữa ăn tối hàng ngày trong vòng 4 tuần đã tác động tốt đến hệ vi sinh vật đường ruột.

Các nhà khoa học chưa lý giải được khác biệt này, nhưng nhiều nghiên cứu về đồ uống có cồn trước đây cũng cho thấy sự khác biệt về giới, dường như tác động sức khỏe của đồ uống có cồn – dù điều độ – rất hạn chế ở phụ nữ, thậm chí gây hại.

Sức khỏe đường ruột từ lâu đã được chứng minh liên kết mật thiết với sức khỏe của một loạt hệ thống khác của cơ thể, từ tim, não… cho đến các quá trình chuyển hóa.

Anh Thư

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Bộ Y tế nêu lý do Việt Nam chưa nên coi Covid-19 là “bệnh lưu hành”

Tại báo cáo công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Y tế gửi Thủ tướng ngày 5-3, đề cập đến nội dung liên quan đến “bệnh đặc hữu”, Bộ Y tế cho biết “bệnh lưu hành” còn được một số chuyên gia gọi là “bệnh đặc hữu”.

Đây là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh dịch hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định. Khái niệm này hướng đến tỉ lệ mắc bệnh thường gặp của một bệnh dịch trong một khu vực hoặc quần thể dân số nhất định.

Bộ Y tế nêu lý do Việt Nam chưa nên coi Covid-19 là bệnh lưu hành - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Covid ở Hà Nội – Ảnh: Gia Nguyễn

Theo đó, có 4 tiêu chí để đánh giá bệnh lưu hành gồm: Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; Tồn tại quần thể nhiễm trùng và ổ chứa tác nhân gây bệnh; Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm hoặc một quần thể dân số trong địa bàn nhất định; Tỉ lệ mắc có tính ổn định và có thể dự báo.

Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn coi Covid-19 trong tình trạng đại dịch và dự đoán có thể có các biến thể không lường trước được của virus SARS-CoV-2. Tình hình dịch bệnh tại nhiều quốc gia vẫn diễn biến phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.

Trong nước, tuy tỉ lệ bệnh nặng, tử vong đã giảm nhiều so với giai đoạn trước nhưng số tử vong ghi nhận hàng ngày vẫn ở mức cao (trên dưới 100 ca/ngày). Con số này cao hơn cả số tử vong cao điểm hàng năm do bệnh dại hoặc sốt xuất huyết, sởi – những bệnh lưu hành có số tử vong cao hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Hiện nay, các chuyên gia và các quốc gia đang thảo luận và đề xuất coi bệnh Covid-19 là bệnh lưu hành (endemic). Về vấn đề này, Bộ Y tế đã trao đổi với các chuyên gia trong nước, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) nhận định đối với bệnh Covid-19 tại Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, trong nước, SARS-CoV-2 đã ghi nhận ở tất cả các tỉnh, TP, số ca nhiễm cũng đã được báo cáo ghi nhận tại tất cả địa phương, tuy vậy dịch bệnh vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giai đoạn đại dịch sang giai đoạn “bệnh lưu hành”.

Thứ hai, tỉ lệ mắc chưa ổn định và có sự khác biệt rất lớn giữa các địa phương, đặc biệt giữa các tỉnh, TP đã từng có tỷ lệ mắc cao trước đó và những nơi mới có sự gia tăng mạnh.

Thứ ba, số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn rất cao so với những bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong hàng đầu trước đây.

Thứ tư, virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới như Alpha, Delta, Omicron; kể cả trong các biến thể cũng liên tục xuất hiện các biến thể phụ (ví dụ biến thể Omicron đã ghi nhận các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3 có thể né được miễn dịch, gây tái nhiễm). Do đó, tỉ lệ mắc tại các quần thể cảm nhiễm là rất khó xác định và chưa có tính ổn định.

Bộ Y tế nêu lý do Việt Nam chưa nên coi Covid-19 là bệnh lưu hành - Ảnh 2.

Theo Bộ Y tế virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới

Theo Bộ Y tế trong thời gian này, Việt Nam chưa nên coi dịch bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành”. Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới cũng như các tổ chức quốc tế, quốc gia khác theo dõi tình hình dịch Covid-19 cũng như cập nhật sự biến đổi của virus SARS-CoV-2 để có thể tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định coi bệnh Covid-19 là “bệnh lưu hành” khi thời điểm thích hợp.

Trước đó, kết luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2022, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước; tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là “bệnh đặc hữu”.

Bộ Y tế nhận định đến nay, dịch Covid-19 cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua, số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vắc-xin, nhất là nhóm dưới 12 tuổi (tháng 1 là 18,4% và tháng 2 là 24,3%); số trường hợp nặng, nguy kịch bắt đầu có sự gia tăng 37,6% so với tháng trước, số trường hợp tử vong trên dưới 100 ca mỗi ngày, hiện vẫn trong khả năng đáp ứng của hệ thống y tế.

Bộ Y tế nêu lý do Việt Nam chưa nên coi Covid-19 là bệnh lưu hành - Ảnh 4.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

close(x)
close(x)