May 20, 2024

Bộ Y tế khuyến cáo mới về đối tượng cần tiếp tục tiêm vắc-xin COVID-19

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc hướng dẫn tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Tháng 11-2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trong thời gian tới.

Bộ Y tế khuyến cáo mới về đối tượng cần tiếp tục tiêm vắc-xin COVID-19- Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin cho phụ nữ có thai tại cơ sở y tế. Ảnh: Minh Đức

Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt đối với các nhóm nguy cơ cao, trên cơ sở khuyến cáo của Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO và Hội đồng tư vấn sử dụng vắc-xin của Bộ Y tế, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn mới về tiêm vắc-xin COVID-19.

Cụ thể, đối tượng triển khai tiêm vắc-xin COVID-19 bao gồm: Cán bộ y tế; người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền; người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào; phụ nữ có thai.

Bộ Y tế cho biết nếu người chưa tiêm liều nào thì tiêm ngay 1 liều, nếu đã tiêm thì tiêm thêm 1 liều cách liều trước đó từ ít nhất 6 tháng bằng vắc-xin được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.

Đối với phụ nữ có thai tiêm 1 liều vào mỗi thai kỳ và tiêm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, ưu tiên tiêm vào giai đoạn giữa của thai kỳ.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn, các đối tượng cần tiêm theo hướng dẫn này, để nghiên cứu đề xuất nhu cầu vắc-xin COVID-19 trong thời gian tới.

Bộ Y tế lưu ý, đề xuất nhu cầu vắc-xin COVID-19 gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Sau đó, Viện sẽ cung ứng vắc-xin để triển khai tiêm chủng cho các đối tượng theo kế hoạch của từng địa phương.

Trước đó, ngày 19-10-2023, Bộ Y tế ban hành quyết định số 3896/QĐ-BYT điều chỉnh phân loại COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B.

Hiện COVID-19 được kiểm soát, quản lý bền vững trong đó tiêm vắc-xin là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trong giai đoạn 2023-2025.

Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vắc-xin COVID-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới, với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Liên quan đến dịch COVID-19, các nhà khoa học vừa cảnh báo biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có tên KP.2. Biến thể này có khả năng lây lan nhanh hơn và “né” vắc-xin tốt hơn so với các biến thể trước, gồm cả biến thể XBB đang chiếm số đông các ca nhiễm mới.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Khuyến cáo trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra ngày 10-5, sau khi không ít người lo ngại về phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca.

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu- Ảnh 1.

Vắc-xin AstraZeneca là 1 trong 14 loại vắc-xin COVID-19 được cấp phép

Bộ Y tế cũng cho biết đánh giá phản ứng huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu liên quan đến vắc-xin AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm. Kể từ tháng 7-2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin này.

Vắc-xin của AstraZeneca là 1 trong 14 loại vắc-xin COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Vắc-xin này hiện là một trong những vắc-xin được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 170 quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp và hơn 2 tỉ liều được tiêm chủng toàn cầu.

Vắc-xin AstraZeneca đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng rộng rãi là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giảm tử vong do COVID-19.

WHO khuyến cáo sử dụng vắc-xin AstraZeneca là an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên.

Tác dụng phụ hiếm gặp như tình trạng huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu ước tính là 1 trên 100.000 người lớn được tiêm và xảy ra trong khoảng 3-21 ngày, một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày. Một thống kê khác của GAVI cho thấy tỉ lệ ghi nhận tại Anh là 4/1.000.000 người (tương đương 0,4/100.000 người).

Các nghiên cứu cũng cho biết tỉ lệ huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin thấp hơn nhiều so với tỉ lệ mắc phải hội chứng này sau khi mắc COVID-19.

Với tỉ lệ rất hiếm gặp của huyết khối kèm giảm tiểu cầu, WHO và Cơ quan Dược phẩm Châu Âu – EMA đều khẳng định lợi ích của việc tiêm chủng vắc-xin này trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 vượt xa so với rủi ro.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh những người đã tiêm vắc-xin này không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

AstraZeneca thu hồi vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu: Việt Nam còn bao nhiêu liều?

Hãng dược AstraZeneca đang thực hiện quy trình xin rút giấy phép vắc-xin COVID-19 tại các khu vực, quốc gia còn lại trên toàn thế giới.

AstraZeneca thu hồi vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu: Việt Nam còn bao nhiêu liều?- Ảnh 1.

Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.

AstraZeneca cho biết họ đã bắt đầu thu hồi vắc-xin ngừa COVID-19 trên toàn thế giới do “dư thừa các loại vắc-xin cập nhật sẵn có” kể từ sau đại dịch.

Tại Việt Nam, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, ngoài 30 triệu liều vắc-xin COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó nước ta đã tiếp nhận vắc-xin AstraZeneca qua các chương trình tài trợ. Đã có hàng chục triệu liều vắc-xin của AstraZeneca được tiêm chủng tại Việt Nam

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết hiện Việt Nam đã không còn vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca. Những liều vắc-xin cuối cùng đã sử dụng tiêm chủng trước tháng 7-2023.

Trước đó, tháng 2-2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 800.000 liều vắc-xin AstraZeneca có hạn dùng đến tháng 7-2023 cho các địa phương để triển khai tiêm chủng mũi nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

Hiện, Việt Nam chỉ còn một lượng nhỏ vắc-xin COVID-19 của Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9-2024 để dự phòng tiêm chủng cho đối tượng nguy cơ cao.

Vắc-xin COVID-19 của hãng AstraZeneca vào Việt Nam từ tháng 2-2021 và là vắc-xin phòng COVID-19 đầu tiên được phê duyệt nhập khẩu có điều kiện vào Việt Nam từ tháng 2-2021.

Đây cũng là loại vắc-xin được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sở Y tế TP HCM: Xuất hiện cục máu đông sau tiêm vắc-xin COVID-19 là rất hiếm gặp

Trước các thông tin về cục máu đông (huyết khối), kèm giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca, sáng 5-5, Sở Y tế TP HCM cho biết TP đã tiêm hơn 9 triệu liều vắc-xin AstraZeneca và không ghi nhận trường hợp nào xuất hiện cục máu đông sau tiêm chủng.

Sở Y tế TP HCM: Xuất hiện cục máu đông sau tiêm vắc-xin COVID-19 là rất hiếm gặp- Ảnh 1.

Tác dụng phụ gây cục máu đông sau tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca chỉ xảy ra trong vòng 42 ngày sau khi tiêm ngừa và đặc biệt đây là sự cố rất hiếm gặp.

Theo Sở Y tế, tình trạng xuất hiện cục máu đông (huyết khối) sau tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca từng được ghi nhận từ nhiều nguồn dữ liệu và đều có tỉ lệ rất thấp. 

Sở Y tế TP HCM khuyến cáo tiêm chủng vắc-xin COVID-19 nói riêng và tiêm chủng phòng bệnh nói chung vẫn là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cá nhân và cộng đồng trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Việc tuân thủ các quy định về an toàn tiêm chủng và giám sát chặt chẽ sự cố bất lợi sau tiêm chủng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện, xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Theo công bố dữ liệu an toàn của nhà sản xuất, hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu nghiêm trọng và rất hiếm gặp đã ghi nhận ở một số trường hợp sau khi lưu hành. Nhà sản xuất cũng đã khuyến cáo thận trọng khi sử dụng vắc-xin, nếu sau tiêm chủng có xuất hiện cục máu đông thì sẽ không chỉ định tiêm cho những lần tiếp theo.

Ngày 22-3-2021, theo báo cáo trong cơ sở dữ liệu an toàn thuốc của EU (EudraVigilance). trong tổng số khoảng 25 triệu người đã được tiêm vắc-xin thì có hơn 80 trường hợp xuất hiện cục máu đông. Tháng 4-2021, Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu EMA (European Medicines Agency) đã phân tích chuyên sâu các trường hợp có rối loạn đông máu sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 tại Châu Âu.

EMA đã kết luận rằng biến chứng rối loạn đông máu phải được liệt kê là sự cố bất lợi rất hiếm gặp sau tiêm chủng vắc-xin AstraZeneca.

Một báo cáo của Bộ Y tế Australia công bố ngày 12-1-2024, tỉ lệ xuất hiện cục máu đông kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca từ 4 đến 42 ngày sau liều đầu tiên với tỉ lệ là 2/100.000 người được tiêm chủng; sau liều thứ hai là 0,3 /100.000 người được tiêm chủng; và cũng được nhận định đây là sự cố rất hiếm gặp.

Sở Y tế cho biết thêm tình trạng xuất hiện cục máu đông kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson được ghi nhận trong các báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc-xin tại nhiều quốc gia.

Tổ chức Y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc-xin COVID-19. Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 42 ngày sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Tỉ lệ đông máu sau tiêm ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi, đặc biệt lứa tuổi 20-29 tuổi. Sau tiêm vắc-xin AstraZeneca tỉ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, chỉ khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu. Biến chứng đông máu sau tiêm vắc-xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng.

Sở Y tế cho biết thêm, không chỉ sau tiêm chủng, tình trạng xuất hiện cục máu đông có thể gặp ở nhiều tình huống lâm sàng khác. Cụ thể: Bệnh COVID-19 cũng gây rối loạn đông máu nặng, xuất hiện những cục máu đông; biến chứng thuyên tắc phổi nặng khi đi máy bay đường dài (trên 12 giờ) tỉ lệ 5/1 triệu người ngồi máy bay.

“Như vậy, tình trạng xuất hiện cục máu đông là một sự cố bất lợi hiếm gặp sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, phần lớn xảy ra trong 28 ngày và có một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày (theo Bộ Y tế Australia). Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị. Do đó, việc lo lắng bị rối loạn đông máu do đã từng tiêm vắc-xin COVID-19 là không có cơ sở” – Sở Y tế TP HCM khẳng định.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế nói gì về nguy cơ đông máu khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca?

Liên quan đến thông tin vắc-xin Astra Zeneca ngừa COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3-5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết đây là tác dụng phụ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng cảnh báo khi tổ chức tiêm vắc-xin COVID-19 của Astra Zeneca.

Bộ Y tế nói gì về nguy cơ đông máu khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca?- Ảnh 1.

Vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca

“Khi bắt đầu đưa vắc-xin và Việt Nam chúng tôi đã có cảnh báo và khi xây dựng quy trình tiêm chủng đều có có kiểm tra, giám sát sức khỏe trước và sau tiêm vắc-xin”- PGS Khuê nói.

PGS Khuê cho biết đến thời điểm này hầu hết mọi người đã tiêm vắc-xin Astra Zeneca ngừa COVID-19 đã được tổ chức vài năm.

Vắc-xin ngừa COVID-19 cũng được khuyến cáo tiêm nhắc lại như vắc-xin cúm và tiêm hàng năm nên nếu có phản ứng thì thời điểm này đã hết tác dụng, do đó người dân không nên quá lo lắng về tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin dẫn đến đông máu.

Những ngày qua, hãng dược phẩm AstraZeneca thừa nhận vắc-xinCOVID-19 có thể gây tác dụng phụ hiếm gặp dẫn đến cục máu đông .

Trong thời gian diễn ra dịch COVID-19 (giai đoạn 2021-2022), Việt Nam đã đặt mua của AstraZeneca 30 triệu liều vắc-xin Sau đó, Việt Nam cũng rải rác tiếp nhận vắc-xin AstraZeneca qua các chương trình tài trợ.

Số vắc-xin này đã góp phần vào thành công trong chiến dịch tiêm chủng vắc-xin COVID-19 nhằm chặn đứng dịch COVID-19 trong năm 2022. Hàng trăm triệu lượng người đã được tiêm từ 2-4 liều vắc-xin COVID-19, bao gồm vắc-xin AstraZeneca, Pfizer…

Bộ Y tế nói gì về nguy cơ đông máu khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca?- Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân

Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vắc-xin COVUD-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Đầu năm 2024, đại diện Bộ Y tế cũng cho biết Việt Nam hiện còn hơn 400.000 liều vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer hạn dùng đến tháng 9-2024.

Theo hướng dẫn mới nhất của WHO có 3 đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên có bệnh lý nền (tiêm nhắc lại vào thời điểm 9-12 tháng sau mũi cuối cùng), sau đó là phụ nữ mang thai, người chưa tiêm vắc-xin mũi nào.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cảnh giác biến thể mới COVID-19 né miễn dịch

Ngày 24-1, Sở Y tế TP HCM công bố vừa phát hiện biến thể mới COVID-19. Từ mẫu bệnh phẩm của 16 ca dương tính với SARS-CoV-2 nhập viện hồi tháng 12-2023, ngành y tế đã phát hiện 12 bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1.

5 biến thể cần quan tâm

Những thông tin mới này cũng được báo cáo khẩn Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến triển khai phòng chống dịch bệnh 2024 diễn ra trong cùng ngày. Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết quá trình phát hiện các biến thể mới của COVID-19 được nhóm giám sát bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) thực hiện vào tháng 12-2023. Từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tháng 12-2023, ghi nhận có 12 bệnh nhân (75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Ngoài ra, có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1; 2 ca nhiễm BA.2.86.1 và 1 ca nhiễm XDD. Đáng lo ngại, số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong 6 tuần gần đây.

Theo bà Nga, từ ngày 18-12-2023 đến 22-1-2024, các cơ sở y tế trên địa bàn TP HCM tiếp nhận 94 ca mắc COVID-19 điều trị nội trú, trong đó có 17 ca nặng phải thở ôxy. “Trong năm 2023 có ghi nhận rải rác ca mắc COVID-19 nặng nhưng 17 ca kể trên nhập viện liên tiếp trong 5 tuần vừa qua và điều cần cảnh báo các bệnh nhân đều thuộc nhóm nguy cơ. Đó là người có bệnh nền, người chưa tiêm vắc-xin hoặc mới tiêm 1 đến 2 mũi vắc-xin COVID-19. Các trường hợp này đều đã ổn định, bình phục, không có ca tử vong” – bà Nga thông tin.

Như vậy, biến thể phụ JN.1 đã xuất hiện tại TP HCM sau khi CDC Mỹ báo cáo đây là biến thể đang phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế tại Mỹ trong tháng 12-2023. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi 5 biến thể cần quan tâm (VOI) gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86 và JN.1. Với kết quả giám sát mới trong tháng 12 thì ngoại trừ biến thể EG.5, các biến thể phụ cần quan tâm khác đều đã phát hiện tại TP HCM.

Người dân cần cảnh giác đề phòng biến thể mới COVID-19 né miễn dịch. Trong ảnh: Một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội năm ngoái Ảnh: NGỌC DUNG

Người dân cần cảnh giác đề phòng biến thể mới COVID-19 né miễn dịch. Trong ảnh: Một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội năm ngoái Ảnh: NGỌC DUNG

TS-BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cho biết WHO xếp biến thể JN.1 này vào nhóm cần quan tâm. Theo đánh giá mới nhất, hiện chưa có bằng chứng cho thấy độc lực của biến thể JN.1 tăng dù số mắc có dấu hiệu tăng lên. “Ngày 22-1 vừa qua, WHO đã khuyến cáo xếp JN.1 thứ 4 về mức độ nguy hiểm. Bốn mức độ này gồm các nhóm: “Quan tâm”; “quan ngại”; “cần theo dõi’ và “nguy hiểm”. Ở đây, biến thể JN.1 ở mức độ “quan tâm”. Hiện các bằng chứng cho thấy JN.1 chưa có biến đổi gien về độc lực hay gia tăng số ca mắc nhưng có dấu hiệu né tránh miễn dịch. Tuy nhiên, cần quan tâm theo dõi diễn tiến dịch để có biện pháp ứng phó kịp thời” – ông Đức nói.

Theo Bộ Y tế, trong năm 2023, cả nước ghi nhận 99.000 ca mắc COVID-19, giảm 82,4 lần so với năm 2022, không có trường hợp nào tử vong. Trong 2 tuần đầu năm 2024, nước ta ghi nhận 419 ca mắc và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố. Số mắc tăng 2,4 lần so với 2 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng, hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả.

Những ai cần tiêm vắc-xin nhắc lại?

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác… Từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, tại nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia trong khu vực đã ghi nhận gia tăng số mắc, nhập viện do COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. “WHO công bố trong tháng 12-2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11-2023. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, chưa ổn định. Trong khi đó, miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, biến thể JN.1 đang gia tăng nhanh trên toàn cầu”- bà Lan nói.

Đề cập việc tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19 trong bối cảnh miễn dịch giảm dần, biến thể phụ của SARS-CoV-2 biến đổi liên tục, ông Đức cho hay tới đây Bộ Y tế sẽ có khuyến cáo chính thức về tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân. Theo ông Đức, sau cuộc họp ngày 22-1 vừa qua với WHO, quan điểm chung cũng như hướng dẫn của WHO là có 3 nhóm cần tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19, gồm: người từ 50 tuổi trở lên và có bệnh nền; phụ nữ mang thai và người chưa tiêm vắc-xin COVID-19 lần nào. Thời gian tiêm nhắc khuyến cáo là từ 9-12 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Ông Đức cho biết hiện Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương đang bảo quản hơn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 Pfizer, hạn sử dụng đến cuối tháng 9-2024. Đây là số vắc-xin COVID-19 dự trữ cho những vùng có ổ dịch hoặc có nguy cơ cao. Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương lập danh sách những người có nhu cầu tiêm chủng nhắc lại trong năm 2024. Hiện có hơn 100.000 liều vắc-xin COVID-19 được địa phương đăng ký sử dụng tiêm cho nhóm nguy cơ. “Đến thời điểm này, Việt Nam là một trong những quốc gia bao phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%. Với các biến thể hiện nay, theo WHO, vắc-xin hiện thời vẫn có tác dụng” – ông Đức nhấn mạnh.

Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân trong bối cảnh Tết Nguyên đán 2024 cận kề, giao lưu, đi lại tăng cao dẫn đến nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Vì vậy, không chủ quan, lơ là và tiếp tục thực hiện các biện pháp để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, nơi tập trung đông người hoặc khi có triệu chứng hô hấp. Vận động người dân tiêm nhắc vắc-xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm nguy cơ như: người cao tuổi, người có bệnh nền… Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… Người cao tuổi, có bệnh lý nền, thai phụ… khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

“HCDC theo dõi sát số trường hợp mắc COVID-19 nhập viện, trường hợp nặng phải nhập khoa hồi sức cũng như tiếp tục giám sát các biến thể COVID-19. Đề nghị các bệnh viện luôn trong tình trạng sẵn sàng để tiếp nhận và điều trị các trường hợp COVID-19 cần nhập viện theo các tình huống giả định và kịch bản ứng phó” – Sở Y tế TP HCM chỉ đạo. 

Đông Nam Á dẫn đầu tỉ lệ mắc COVID-19

Công bố mới nhất của WHO hôm 22-1 cho thấy số ca COVID-19 mắc mới toàn cầu được ghi nhận trong chu kỳ 28 ngày gần nhất là 1,1 triệu ca, tăng 4% so với chu kỳ 28 ngày trước đó. Số ca tử vong liên quan đến căn bệnh là 8.700 ca, giảm 26% so với chu kỳ trước.

Trong 6 khu vực dịch tễ của WHO, khu vực dịch tễ Đông Nam Á ghi nhận tỉ lệ ca mắc mới cao nhất trong chu kỳ là 379%, trong đó một số quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh… được WHO tô màu đỏ trên bản đồ tỉ lệ ca mắc mới, cho thấy mức tăng nhanh nhất.

Xếp thứ hai là khu vực dịch tễ Tây Thái Bình Dương, khu vực WHO xếp Việt Nam vào, với mức tăng là 77%. Màu đỏ được tô cho một số quốc gia như Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Philippines…

Tại 4 khu vực dịch tễ khác là châu Mỹ, châu Âu, Đông Địa Trung Hải và châu Phi, số ca mắc mới đang có xu hướng giảm.

Trên toàn cầu, biến thể JN.1 là “biến thể cần quan tâm” lưu hành nhiều nhất và đã được 71 quốc gia báo cáo. Biến thể này cũng chiếm khoảng 66% trình tự gien SARS-CoV-2 được báo cáo toàn cầu ở tuần dịch tễ gần nhất, tăng nhanh so với mức 25% của 4 tuần trước đó.

Bản đánh giá sơ bộ của WHO trước đó xếp hạng rủi ro sức khỏe cộng đồng ở cấp độ toàn cầu do JN.1 gây ra ở mức thấp, dựa trên các bằng chứng sẵn có. JN.1 lây lan nhanh và thoát miễn dịch tốt hơn các dòng trước nên có thể gây tái nhiễm ở những người từng mắc các dòng biến chủng khác, tuy nhiên độc lực (khả năng gây bệnh nặng và tử vong) lại không gia tăng. Thống kê từ Bỉ cho thấy tỉ lệ nhập viện do JN.1 không cao hơn so với các dòng trước dòng mẹ của nó là BA.2.86; trong khi một khảo sát từ Singapore cho thấy tỉ lệ nhập viện do JN.1 thậm chí thấp hơn các dòng tiền nhiệm.

Tổng hợp các bằng chứng, WHO cho biết vắc-xin COVID-19 hiện hành vẫn tiếp tục bảo vệ tốt mọi người khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong liên quan đến COVID-19 do JN.1 gây ra. WHO khuyến cáo mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh hô hấp căn bản như rửa tay, đeo khẩu trang khi cần thiết, giữ môi trường thông thoáng ở nhà khi bị bệnh vì trong mùa đông này, không chỉ có COVID-19 đang lưu hành mà còn các mầm bệnh khác bao gồm cúm, RSV (virus hợp bào hô hấp), viêm phổi…

Dòng mẹ của JN.1 là BA.2.86 chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ, chiếm 7,8% số trình tự gien được tổng hợp về cơ sở dữ liệu chung GISAID. Vào 4 tuần trước đó, dòng này chiếm 7% số trình tự gien.

Ngoài JN.1 và BA.2.86, WHO cũng đang theo dõi 3 VOI khác là XBB.1.5, XBB.1.16 và EG.5. VOI là các biến thể có cấp độ thấp hơn VOC (biến thể gây lo ngại như chủng gốc, Alpha, Delta hay Omicron ban đầu).

Anh Thư

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới, Bộ Y tế cảnh báo

Chiều 16-1, Bộ Y tế cho biết hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong tháng 12-2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11-2023.

Gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới, Bộ Y tế cảnh báo- Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: VOV

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, hiện JN.1 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.

Tại Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và virus hợp bào hô hấp (RSV).

Đơn cử, tại Mỹ ghi nhận hơn 29.000 ca nhập viện điều trị COVID-19 từ ngày 17 đến 23-12-2023, tăng hơn 16% so với tuần trước đó và báo cáo hơn 14.700 ca nhập viện vì mắc cúm trong cùng khoảng thời gian này.

Tại Anh, trong tuần đầu năm 2024, trung bình hơn 3.000 người mắc COVID-19 nhập viện mỗi ngày, cao hơn 68% so với đầu tháng 12-2023. Tại Tây Ban Nha, số ca mắc cúm tăng 75% trong tuần cuối của năm 2023, nhiều nhất là bệnh cúm dẫn đến viêm phổi nặng.

Trong khi đó, theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại khu vực miền Bắc vẫn đang trong giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô xen kẽ nồm ẩm là nguyên nhân các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Các bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng…và một số bệnh có vắc-xin dự phòng tiếp tục ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.

Lo ngại COVID-19 và dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội

“Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm”- thông báo của Cục Y tế dự phòng lưu ý.

Gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 trên thế giới, Bộ Y tế cảnh báo- Ảnh 2.

Người cao tuổi có bệnh nền rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như COVID-19

Để tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Cục Y tế dự đề nghị Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh, thành phố sớm ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 và huy động các nguồn lực tham gia.

Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus.

Các đơn vị phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong…

Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn triệt để trường hợp gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc; kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trong thời gian nghỉ Tết.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chuyển nhóm COVID-19 là sự kiện tiêu biểu của ngành y

Trước đó, tại quyết định số 3896 ngày 19-10-2023 của Bộ Y tế, từ ngày 20-10, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Đây là dấu mốc quan trọng ghi nhận sự thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch COVID- 19.

Chuyển nhóm COVID-19 là sự kiện tiêu biểu của ngành y- Ảnh 1.

COVID-19 được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Bộ Y tế cho biết sự kiện tiêu biểu đầu tiên của ngành trong năm 2023 là nhiều chỉ thị, nghị quyết được ban hành tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

Tiếp đến, Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2024 đã bổ sung các quy định về chính sách, về một số thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa tối đa các trình tự, quy trình, thủ tục, hồ sơ; giảm thời gian xem xét để cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động… nhằm tạo điều kiện cho người bệnh, người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh

Một sự kiện tiêu biểu của ngành trong năm qua đó là Bộ Y tế tham mưu, xây dựng nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế và vắc-xin… kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác khám, điều trị bệnh, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Tháo gỡ cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh.

Bộ Y tế cũng đánh giá, công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số của ngành y có bước chuyển biến mạnh mẽ với100% các cơ sở khám, chữa bệnh có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo nhiều hình thức khác nhau.

Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa được triển khai tại hơn 1.000 cơ sở y tế trong cả nước; đẩy mạnh ứng dụng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ người dân…

Chuyển nhóm COVID-19 là sự kiện tiêu biểu của ngành y- Ảnh 2.

Trung tâm tư vấn khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Bạch Mai

Các cơ sở y tế đã có nhiều đột phá trong phẫu thuật, điều trị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại.

Năm 2023, Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu châu Á – Thái Bình Dương về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Cũng trong năm qua, UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Nghị quyết của UNESCO thông qua là sự khẳng định về những đóng góp to lớn của Việt Nam trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, đồng thời thể hiện sự lan tỏa tài năng, trí tuệ của người Việt trên trường quốc tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nguy kịch vì nhiễm đồng thời cả cúm A và COVID-19

Ngày 8-1, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết trước khi chuyến tới đây, bệnh nhân đã được người thân đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh trong tình trạng suy hô hấp nặng, kèm theo bệnh nền tiểu đường, tăng huyết áp.

Người nhà bệnh nhân cho biết tình trạng này xuất hiện sau 3 ngày bệnh nhân ho, sốt và có biểu hiện mắc cúm A.

Nguy kịch vì nhiễm đồng thời cả cúm A và COVID-19- Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được đánh giá có tổn thương phổi hai bên tới 70%, phổi trắng xóa, phải thở máy. Kết quả xét nghiệm xác định mắc đồng thời cả cúm A và COVID-19.

Theo bác sĩ Phúc, việc bệnh nhân cùng mắc hai căn nguyên ở một vị trí khiến quá trình điều trị khó khăn hơn rất nhiều, tổn thương cũng tiến triển nhanh hơn. Sau một tuần điều trị tích cực, phổi của bệnh nhân đã cải thiện, tuy nhiên hô hấp vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở.

Các bác sĩ cho biết thời gian gần đây, số ca COVID-19 có sự gia tăng trở lại. Bên cạnh đó, số mắc cúm A cũng ghi nhận nhiều hơn, kéo theo số bệnh nhân mắc cùng lúc hai bệnh này.

Hai nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm là trẻ em và người cao tuổi có bệnh nền. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân không được chủ quan.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H1N1, A/H3N2… Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi…

Triệu chứng của bệnh là: Ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể…, do đó rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cảnh báo biến thể mới COVID-19

Nhiều ngày qua, anh Nguyễn Văn Hạnh (ở quận Nam Từ Liêm – Hà Nội) bị sụt sịt, đau mỏi người. Lúc đầu nghĩ bị cảm do thời tiết miền Bắc chuyển lạnh, tuy nhiên khi anh test nhanh COVID-19 hiện ra hai vạch.

Gia tăng số ca mắc cộng đồng

Tình trạng tương tự cũng xảy đến với gia đình chị Vũ Thu Hằng (quận Hoàng Mai – Hà Nội). Cách đây hơn 1 tuần, vợ chồng chị có biểu hiện của bệnh đường hô hấp như viêm họng, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau người. Nghi ngờ mắc COVID-19, test nhanh thì kết quả cả hai đều mắc bệnh. “Đây là lần thứ 3 tôi mắc COVID-19 trong 2 năm nay. So với các lần trước, lần mắc này nhẹ nhất, có lẽ nhờ tiêm đủ các mũi vắc-xin” – chị Hằng cho biết.

COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới với sự xuất hiện liên tục của các biến thể mới. Do đó, tại các cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên khuyến cáo, nhắc nhở người bệnh phòng ngừa. Ảnh: HẢI YẾN

COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới với sự xuất hiện liên tục của các biến thể mới. Do đó, tại các cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên khuyến cáo, nhắc nhở người bệnh phòng ngừa. Ảnh: HẢI YẾN

Theo Bộ Y tế, ở nước ta nhiều tháng qua số ca mắc COVID-19 đã giảm, tuy nhiên mỗi tuần cả nước vẫn ghi nhận từ 40-60 ca nhiễm mới. Từ đầu năm 2023 đến nay, ghi nhận hơn 99.000 ca mắc, 20 ca tử vong.

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại biến thể phụ JN.1 thuộc dòng BA.2.86 của virus SARS-CoV-2 là “biến thể được quan tâm”. Theo WHO, mức độ lây lan của JN.1 đang gia tăng nhanh chóng không chỉ tại Mỹ và các nước châu Âu, đặc biệt đang gia tăng tại các nước Đông Nam Á.

PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng ĐH Y Dược TP HCM, cho biết các bằng chứng khoa học hiện cho thấy biến thể JN.1 phần nào lẩn tránh miễn dịch, số ca mắc có thể sẽ tăng, tuy nhiên sẽ không gây bệnh nặng và không ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân. Riêng các đối tượng nguy cơ cao như người lớn tuổi, mắc bệnh nền (tiểu đường, tim mạch, huyết áp…), phụ nữ mang thai, biến chủng phụ này cũng không có nguy cơ cao hơn các biến chủng cũ.

Theo ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, tại Việt Nam, dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát. Số mắc ghi nhận rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

“Dù COVID-19 không còn nguy hiểm như bệnh truyền nhiễm nhóm A, tuy nhiên bệnh truyền nhiễm nhóm B cũng là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Do đó, vẫn cần được kiểm soát và phòng chống dịch một cách bền vững” – ông Đức thông tin.

Vẫn còn nguồn vắc-xin dự trữ

Bác sĩ Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, khuyến cáo các vi sinh vật thường xuyên biến đổi, trong đó có COVID-19. COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới với sự xuất hiện liên tục của các biến thể mới. Tại thời điểm này, toàn cầu đã ghi nhận sự gia tăng trường hợp mắc mới. Do đó, việc giám sát sự thay đổi của các chủng mới phải triển khai thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ.

Theo Bộ Y tế, để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, bộ đã ban hành kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch COVID-19, giai đoạn 2023-2025. Theo đó, ngành y tế sẵn sàng bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

Liên quan đến việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19, Bộ Y tế cũng cho biết hiện vắc-xin COVID-19 được lồng ghép tiêm vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương, trong đó ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao.

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, hiện nay kho của viện đang bảo quản hơn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9-2024. Đây là số vắc-xin COVID-19 dự trữ cho những vùng có ổ dịch, có nguy cơ cao. Hiện có khoảng gần 50.000 người đăng ký tiêm vắc-xin COVID-19. “Theo khuyến cáo chuyên môn, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như cán bộ y tế, người có bệnh nền, người mắc bệnh mạn tính… thì nên tiêm mũi 4” – PGS Hồng nhấn mạnh.

PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng vắc-xin ngừa COVID-19 hiện vẫn có hiệu quả với SAR-CoV-2. Tuy nhiên, vắc-xin cải tiến sẽ tốt hơn đối với JN.1 nhưng không tuyệt đối cần thiết vì nguy cơ thấp. Đối với người lớn tuổi, mắc bệnh lý nền nếu chưa được tiêm vắc-xin cải tiến thì nên phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh và xét nghiệm nếu có nghi ngờ mắc bệnh để được điều trị sớm. Bên cạnh vắc-xin ngừa COVID-19 vẫn có một số thuốc kháng virus như Molnupiravir và ở một số nơi có Paxlovid sẽ có hiệu quả với JN.1.

“Nhà nước đã dự trữ vắc-xin để nếu nguy cơ thực sự cao sẽ tiêm phòng thêm cho người dân. Hiện nay, người dân nên bình tĩnh thực hiện các biện pháp phòng bệnh hô hấp thông thường như: không tiếp xúc với người bệnh hô hấp (cúm, cảm, viêm phổi, viêm phế quản…); không tụ tập đông người nếu không cần thiết; đeo khẩu trang ở chỗ đông người, rửa tay thường xuyên” – PGS Đỗ Văn Dũng khuyến cáo. 

Độc lực biến thể mới như thế nào?

Chiều 22-12, Bộ Y tế phát đi thông báo liên quan đến biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2. Theo Cục Y tế dự phòng, biến thể JN.1 thuộc nhóm cần quan tâm (VOI), theo phân loại của WHO, là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng về sự tăng nặng của biến thể JN.1 của virus SARS-CoV-2 so với các biến thể trước đó và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu. Dù vậy, số mắc SARS-CoV-2 nói riêng và các bệnh đường hô hấp khác nói chung được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhất là ở các quốc gia đang bước vào mùa đông, có thể làm gia tăng các trường hợp phải nhập viện tại các cơ sở y tế.

Kiểm soát bền vững dịch bệnh

Mới đây, UBND TP HCM ban hành kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố nhằm bảo đảm kiểm soát có hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 để bảo vệ tối đa sức khỏe của người dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Ngành y tế thành phố theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước, trên thế giới (biến chủng mới, biến thể mới, tăng bất thường…), cung cấp kịp thời các thông tin dịch bệnh. Việc giám sát COVID-19 sẽ lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp gồm giám sát trọng điểm hội chứng cúm, viêm phổi nặng do virus (SVP), đặc điểm di truyền của SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của virus. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch. Rà soát các quy định liên quan đến phòng chống dịch COVID-19, bãi bỏ, sửa đổi những văn bản không còn phù hợp trong tình huống hiện nay. Các cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, đồng thời rà soát, thống kê, điều chỉnh nhu cầu trang thiết bị y tế, hồi sức (máy móc, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân, ôxy y tế…) phục vụ phòng chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới.

Giao Sở Y tế xây dựng các phương án bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chứng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng. Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn kịp thời, phù hợp tình hình dịch.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Còn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 hạn dùng năm 2024

Chiều 19-12, tại hội thảo cung cấp thông tin về công tác tiêm chủng vắc-xin, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết hiện Chương trình tiêm chủng Quốc gia đang bảo quản hơn 432.000 liều vắc-xin Pfizer phòng COVID-19.

Số vắc-xin COVID-19 này có hạn dùng đến tháng 9-2024 được dự trữ và sử dụng tiêm phòng cho các địa phương có ổ dịch và nhóm người có nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch…).

Còn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 hạn dùng năm 2024- Ảnh 1.

PGS-TS Dương Thị Hồng cho biết hơn 432.000 liều vắc-xin Pfizer đang được bảo quản

“Hiện số ca mắc COVID-19 ở một số nước tăng trở lại nhưng tại thời điểm này Bộ Y tế chưa có khuyến cáo về việc tiêm vắc-xin COVID-19 mũi bổ sung mà tiếp tục khuyến cáo tiêm tối đa 4 liều vắc-xin. Đến nay đã có gần 50.000 người đăng ký tiêm vắc-xin COVID-19 mũi 4, thấp hơn rất nhiều so với số vắc-xin chúng tôi đang dự trữ”- PGS Hồng nói.

Theo kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 của Bộ Y tế, việc xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vắc-xin COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao.

Lồng ghép tiêm vắc-xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện cũng chưa có khuyến cáo tiêm vắc-xin COVID-19 hàng năm, tuy nhiên dựa trên những yếu tố thực tiễn như biến chủng mới của COVID-19 có thể có khuyến cáo mới tiếp theo. Hiện việc tiêm vắc-xin COVID-19 vẫn được thực hiện miễn phí.

Còn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 hạn dùng năm 2024- Ảnh 2.

Mũi 4 vắc-xin COVID-19 được khuyến cáo tiêm bổ sung cho nhóm nguy cơ cao

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã tiêm hơn 266,5 triệu mũi vắc-xin phòng COVID-19. Tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69,3%; tỉ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 82%; tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,7%; tỉ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,7% và 76,9%.

Hiện Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vắc-xin COVID-19 cao trên thế giới.

Bà Phan Bích Diệp, Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng (Trường ĐH Y Hà Nội), cho biết ở Việt Nam, tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em khỏi bệnh tật và khuyết tật. Trong 25 năm qua, vắc-xin đã bảo vệ được 6,7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn chặn 42.000 ca tử vong do các bệnh chết người ở trẻ em như: Bệnh bạch hầu, ho gà, bại liệt và uốn ván. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã tác động đến công tác tiêm chủng cho trẻ em. Báo cáo đến ngày 20-4-2023 cho thấy có 67 triệu trẻ em toàn cầu không được tiêm vắc-xin đầy đủ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vì sao chưa thể lãng quên COVID-19?

Bộ Y tế cho biết hệ thống giám sát dịch bệnh đã nhận được thông báo về việc gia tăng các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt là COVID-19 tại một số quốc gia,

Tại Malaysia, Singapore, số mắc COVID-19 theo tuần gia tăng từ 50-100%. Tại Singaore, số nhập viện do COVID-19 tăng khoảng 65% trong tuần từ 26-11 đến 2-12. Cơ quan Y tế các quốc gia này nhận định nguyên nhân gia tăng trở lại số mắc COVID-19 là do giảm khả năng miễn dịch của người dân và gia tăng giao thương trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.

Vì sao chưa thể lãng quên COVID-19?- Ảnh 1.

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp mùa Đông Xuân

Tại Campuchia, trong các ngày 23 và 24-11 ghi nhận thêm 2 ca mắc cúm A/H5N1 ở người; tích lũy năm 2023, Campuchia đã ghi nhận 6 ca mắc ở người, trong đó có 3 ca tử vong.

Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết một số quốc gia đang ghi nhận số ca mắc COIVD-19 gia tăng. Còn tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện vẫn được kiểm soát.

Số ca bệnh COVID-19 ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Cùng đó, số ca nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị cũng thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Trước đó, Bộ Y tế đã chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B sau khi số ca nhiễm mới giảm mạnh và tỉ lệ tử vong tương đương hoặc thấp hơn một số bệnh nhóm B.

Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng vẫn chưa thể lãng quên COVID-19 vì virus SARS-CoV-2 vẫn diễn biến khó lường. Tổ chức Y tế thế giới lưu ý, SARS-CoV-2 vẫn là virus có tốc độ lây truyền nhanh và không ngừng biến đổi; tại nhiều nước, số ca mắc vẫn gia tăng… điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia, khu vực và mỗi người dân cần tiếp tục dành sự quan tâm căn bệnh này cũng như các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Vì sao chưa thể lãng quên COVID-19?- Ảnh 2.

Ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

Ông Hoàng Minh Đức cho biết hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, ho gà…, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

“Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh lý nền”- ông Đức cảnh báo.

Người dân nên thực hiện quy định 2K (khẩu trang – khử khuẩn). Việc đeo khẩu trang ở nơi đông người, địa điểm công cộng không chỉ phòng bệnh COVID-19, mà còn phòng các bệnh lây qua đường hô hấp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Biến thể EG.5 của COVID-19 xuất hiện trên thế giới, ngành y tế TP HCM khuyến cáo

Biến thể EG.5 xuất hiện trên thế giới, ngành y tế TP HCM khuyến cáo không chủ quan COVID-19- Ảnh 1.

Ngành Y tế TP HCM khuyến cáo đối tượng thuộc nhóm nguy cơ nên tiêm vắc-xin để phòng ngừa bệnh

Sáng 15-12, trước tình hình số ca mắc COVID-19 đang tăng ở một số nước, Sở Y tế TP HCM vừa có khuyến cáo người dân không chủ quan với COVID-19.

Theo Sở Y tế, ghi nhận mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay, khu vực Tây Thái Bình Dương đang là vùng duy nhất có số ca mắc tăng (89 quốc gia), trong đó, số ca chủ yếu xuất hiện tại Úc, New Zealand, Singapore, đảo Guam, Brunei…

Đáng lưu ý, biến thể của Omicron là BA.2.86 đã được WHO nâng cấp từ biến thể giám sát (VUM) lên thành biến thể được quan tâm (VOI). Hiện WHO đang theo dõi 4 biến thể VOI của SARS-CoV-2 gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5 và BA.2.86.

Sở Y tế TP HCM cho biết từ tháng 7 đến tháng 11-2023, ngành y tế TP tiếp tục phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) duy trì giám sát các biến thể của virus SARS-CoV-2 trên địa TP. Trong đó có 8 mẫu bệnh phẩm có đủ tải lượng virus được giải mã gen. Kết quả tất cả đều thuộc biến thể của Omicron. Như vậy, trong khi biến thể EG.5 là phổ biến nhất đang được ghi nhận thì biến thể này hiện vẫn chưa được phát hiện tại TP HCM

“Hiện trong hệ thống các bệnh viện của TP chưa ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 mới cần nhập viện điều trị. Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca mắc đang tăng ở một số nước thì nguy cơ số ca mắc tại TP gia tăng trở lại là khó tránh khỏi, đặc biệt là biến thể EG.5” – Sở Y tế nhấn mạnh

Trước tình hình trên, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM tiếp tục phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và OUCRU tăng cường giám sát ca bệnh, giám sát các biến thể COVID-19 lồng ghép trong giám sát tác nhân viêm hô hấp tính. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trên toàn TP; các cơ sở điều trị tăng cường chẩn đoán, phát hiện những trường hợp mắc COVID-19 trên những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao để có chế độ chăm sóc, điều trị phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm giảm thiểu thấp nhất nguy cơ biến chứng hoặc tử vong, các cơ sở cần đảm bảo việc sẵn sàng phân luồng điều trị khi cần, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Sở Y tế khuyến cáo người dân khi có triệu chứng hô hấp cấp tính (sốt, ho khó thở,….) nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt, người cao tuổi hoặc có bệnh nền.

Người cao tuổi, người có bệnh nền (tiểu đường, tim mạch), người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai nên làm xét nghiệm sớm và tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa cúm, viêm phổi để chủ động phòng ngừa các bệnh lý hô hấp khác.

Ngoài ra, người dân nên thường xuyên theo dõi thông tin tình hình dịch trên thế giới, những người đi, đến, về từ các nước đang có số ca mắc tăng nên tự theo dõi sức khỏe, đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Khi trở về Việt Nam cần tự theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc người thuộc nhóm nguy cơ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cập nhật mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam

Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tại Singapore ghi nhận hơn 32.000 ca mắc COVID-19 từ 26-11 đến 2-12, tăng khoảng 45% so với tuần trước đó. Số trường hợp nhập viện tăng khoảng 65% và số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt tăng từ 1 lên 4 người.

Cơ quan y tế Singapore nhận định nguyên nhân gia tăng trở lại số mắc COVID-19 là do giảm khả năng miễn dịch của người dân và gia tăng giao thương trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.

Cập nhật mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam- Ảnh 1.

Tại Việt Nam dịch COVID-19 vẫn đang được kiểm soát

Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát. Số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025. Trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

Diễn biến dịch COVID-19

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ… thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và chủ động cập nhật, cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch và các khuyến cáo phòng bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, nước ta hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sở Y tế TP HCM còn gần 4 tỉ đồng chi phí phòng, chống dịch COVID-19 chưa được giải quyết

Sở Y tế TP HCM còn gần 4 tỉ đồng chi phí phòng, chống dịch COVID-19 chưa được giải quyết- Ảnh 1.

Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện dã chiến trong đợt dịch COVID-19 năm 2021

Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản gửi Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM và Ban vận động cứu trợ TP HCM xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc kéo dài về việc trả một số kinh phí phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, vướng mắc đầu tiên là việc thanh toán chi phí lưu trú cho tình nguyện viên, nhân viên y tế tham gia phòng, chống dịch tại tổng đài và các trạm cấp cứu vệ tinh trực thuộc Trung tâm cấp cứu 115.

Nội dung văn bản cho biết từ ngày 27-7-2021, TP HCM thiết lập tổng đài Trung tâm cấp cứu 115 dã chiến tại Công ty Phát triển phần mềm Quang Trung (quận 12), thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu ngoài bệnh viện. Thời điểm đó, cao điểm có 300 tình nguyện viên tham gia trực và được bố trí chỗ ở 3 tháng tại khách sạn B.H với tổng chi phí phát sinh hơn 1,2 tỉ đồng.

Đến nay, sau hơn 2 năm, việc thanh toán chi phí lưu trú này đang gặp vướng mắc, bởi theo nghị quyết số 154 của Chính phủ, các tình nguyện viên không làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 mà chỉ tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại các tổng đài.

Vướng mắc thứ 2 là khó khăn trong việc thanh quyết toán chi phí sửa chữa, khắc phục hư hỏng, tái lập cơ sở vật chất tại Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP HCM (cơ sở Hóc Môn) giai đoạn từ tháng 4-2020 đến tháng 10-2021.

Thời điểm dịch COVID-19 phát, nhà trường chung tay chống dịch nên đã trưng dụng cơ sở vật chất làm khu cách ly. Sau đó là Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 9.

Trong thời gian vận hành, cơ sở vật chất của trường bị hư hỏng nặng. Cụ thể gồm: thấm trần, thấm sàn, thấm tường do sử dụng quá mục đích thiết kế; mặt sân hư hỏng do thường xuyên có xe trọng tải lớn ra vào; tường phòng học, hành lang, cầu thang dơ bẩn trong quá trình vận chuyển bệnh. Bên cạnh đó, 8 thang máy bị hư hỏng và hơn 1.200 ghế liền bàn sinh viên hoen gỉ do thường xuyên khử khuẩn bị ăn mòn… Tổng số tiền khắc phục hư hỏng hơn 3,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, do trường là cơ sở tư nhân nên không thực hiện đấu thầu các hạng mục sửa chữa, cải tạo và cũng không có báo cáo kinh tế kỹ thuật về việc này. Điều này đồng nghĩa việc trường không đủ chứng từ, điều kiện thanh toán theo hướng dẫn của kho bạc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 533 ca nhiễm, Hà Nội nhiều nhất với 140 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 18-6 đến 16 giờ ngày 19-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 533 ca nhiễm mới, (giảm 166 ca so với ngày trước đó) tại 38 tỉnh, thành phố (có 434 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (140), Nghệ An (30), Lào Cai (27), Quảng Ninh (25), Phú Thọ (25), TP HCM (24), Đà Nẵng (24), Bắc Ninh (21), Tuyên Quang (20), Yên Bái (15), Thái Nguyên (15), Thái Bình (14), Nam Định (14), Sơn La (12), Hòa Bình (12), Hà Giang (12), Quảng Bình (11), Hải Phòng (9), Vĩnh Phúc (9), Hải Dương (8 ), Cao Bằng (8 ), Thanh Hóa (8 ), Bắc Giang (7), Hưng Yên (6), Lâm Đồng (5), Bắc Kạn (5), Quảng Trị (5), Ninh Bình (4), Hà Nam (4), Thừa Thiên Huế (3), Điện Biên (2), Bình Định (2), Lạng Sơn (2), Lai Châu (1), Khánh Hòa (1), Bình Phước (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 533 ca nhiễm, Hà Nội nhiều nhất với 140 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (21), Nghệ An (18), Yên Bái (17).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình (6), Thanh Hóa (3), Thừa Thiên Huế (3).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 724 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.737.640 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.431 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.729.874 ca, trong đó có 9.598.813 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.941), TP HCM (609.838), Nghệ An (485.295), Bắc Giang (387.682), Bình Dương (383.794).

Trong ngày, cả nước có 4.255 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.601.630 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 44 ca. Trong 24 giờ qua, cả nước không ghi nhận bệnh nhân tử vong.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 18-6 có 394.772 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 225.650.647 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 202.212.206 liều: Mũi 1 là 71.489.195 liều; Mũi 2 là 68.833.774 liều; Mũi 3 là 1.508.271 liều; Mũi bổ sung là 14.968.069 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.615.891 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.797.006 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.521.902 liều: Mũi 1 là 8.955.340 liều; Mũi 2 là 8.566.562 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.916.539 liều: Mũi 1 là 5.061.797 liều; Mũi 2 là 854.742 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 699 ca nhiễm, số mắc tăng ở TP HCM và Hải Phòng

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 17-6 đến 16 giờ ngày 18-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 699 ca nhiễm trong nước (giảm 24 ca so với ngày trước đó) tại 36 tỉnh, thành phố (có 509 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (141), Nghệ An (48), TP HCM (39), Phú Thọ (36), Lào Cai (33), Bắc Ninh (32), Yên Bái (32), Hải Phòng (30), Quảng Ninh (26), Đà Nẵng (24), Nam Định (19), Tuyên Quang (18), Vĩnh Phúc (17), Thái Bình (16), Thái Nguyên (16), Bắc Kạn (16), Ninh Bình (15), Hải Dương (13), Bắc Giang (13), Hà Giang (12), Sơn La (12), Quảng Trị (12), Quảng Bình (12), Hà Nam (12), Lâm Đồng (7), Bình Phước (7), Cao Bằng (7), Hòa Bình (6), Lạng Sơn (6), Hưng Yên (6), Thanh Hóa (5), Lai Châu (3), Điện Biên (2), Khánh Hòa (2), Bến Tre (2), Đồng Tháp (2).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 699 ca nhiễm, số mắc tăng ở TP HCM và Hải Phòng - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thừa Thiên Huế (17), Phú Thọ (14), Vĩnh Phúc (12).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (21), TP HCM (15), Nghệ An (11).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 729 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.737.107 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.426 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.729.341 ca, trong đó có 9.594.558 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

 Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.801), TP HCM (609.814), Nghệ An (485.265), Bắc Giang (387.675), Bình Dương (383.794).

Cùng ngày, có 5.889 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.597.375 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 55 ca.

Trong ngày không ghi nhận bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 17-6 có 335.942 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 225.255.875 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 201.966.884 liều: Mũi 1 là 71.488.967 liều; Mũi 2 là 68.831.884 liều; Mũi 3 là 1.508.271 liều; Mũi bổ sung là 14.968.006 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.450.365 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.719.391 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.514.225 liều: Mũi 1 là 8.953.920 liều; Mũi 2 là 8.560.305 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.774.766 liều: Mũi 1 là 4.975.443 liều; Mũi 2 là 799.323 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Vén màn “sương mù não” hậu Covid-19

Sương mù não là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có liên quan đến các vấn đề như tinh thần thiếu minh mẫn, trí nhớ, kém tập trung và không có khả năng tập trung.

Báo The Sydney Morning Herald ngày 15-6 cho biết một nhóm nhà khoa học Úc tin rằng triệu chứng này ảnh hưởng tới hàng ngàn người trên toàn cầu, cản trở khả năng làm việc và hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. 

Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Nature Communications tuần này, cho thấy sự tương đồng giữa tác động của Covid-19 đối với não và giai đoạn đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.

Người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, TS Nick Reynolds, đến từ Viện Khoa học Phân tử tại Trường ĐH La Trobe (TP Melbourne – Úc), đã sử dụng thuật toán máy tính để xác định các đoạn protein nhỏ (được gọi là peptide) trong virus SARS-CoV-2.

Vén màn sương mù não hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu cho rằng sương mù não có sự tương đồng với Alzheimer. Ảnh: The Sydney Morning Herald

Ông Reynold và các đồng nghiệp sau đó nghiên cứu các peptide trên trong phòng thí nghiệm và phát hiện chúng phản ánh các mảng amyloid được tìm thấy trong não ở giai đoạn đầu của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và mất trí nhớ.

“Những gì chúng tôi thấy là chúng hình thành các khối amyloid rất giống nhau, về cơ bản chỉ là các tập hợp protein được đặt cùng nhau và được coi là dấu ấn phân tử ở giai đoạn đầu của bệnh thoái hóa thần kinh” – ông Reynold nói. “Những khối amyloid này rất độc hại đối với tế bào não. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng các protein tổng hợp virus SARS-CoV-2 có thể kích hoạt các triệu chứng thần kinh ở Covid-19 mà nhiều người trong chúng ta gọi là sương mù não”. 

Nếu tuyên bố trên được xác nhận trong những nghiên cứu trong tương lai, ông Reynold tin rằng các loại thuốc được phát triển để chống lại Alzheimer và Parkinson có thể được tái sử dụng để điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh kéo dài hậu Covid-19.

Đầu năm nay, một nghiên cứu cho thấy Covid-19 có thể gây ra mất chất xám và tổn thương mô lớn hơn trong não so với quá trình tự nhiên ở những người không bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra não bộ của hơn 400 người trong độ tuổi từ 51-81. Họ tìm thấy sự co rút và tổn thương mô chủ yếu ở các khu vực liên quan đến cảm giác về mùi và các khu vực liên quan đến chức năng não khác. 

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 gây ra sương mù não và các triệu chứng thần kinh khác thông qua nhiều cơ chế. Trong đó, sương mù não là triệu chứng rất khó điều trị.

Phạm Nghĩa

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca mắc giảm ở Hà Nội, tăng ở Nghệ An, Đà Nẵng

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 13-6 đến 16 giờ ngày 14-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 856 ca nhiễm mới (tăng 240 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 664 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (151), Đà Nẵng (64), Phú Thọ (56), Yên Bái (46), Lai Châu (45), Nghệ An (37), Bắc Ninh (36), Lào Cai (28), Hải Dương (27), Tuyên Quang (27), Vĩnh Phúc (25), Hòa Bình (25), Quảng Bình (25), Quảng Ninh (24), Bắc Kạn (23), Nam Định (22), TP HCM (19), Sơn La (16), Thái Bình (16), Thái Nguyên (15), Hà Nam (15), Hưng Yên (13), Hà Giang (12), Cao Bằng (11), Ninh Bình (11), Lâm Đồng (10), Quảng Trị (9), Lạng Sơn (8 ), Điện Biên (8 ), Hà Tĩnh (7), Thanh Hóa (6), Quảng Ngãi (4), Bắc Giang (4), Gia Lai (2), Khánh Hòa (2), Tây Ninh (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (2), Vĩnh Long (2), Bình Dương (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca mắc giảm ở Hà Nội, tăng ở Nghệ An, Đà Nẵng - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (51), Hải Phòng (23), Hà Nội (6).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Lai Châu (41), Nghệ An (37), Đà Nẵng (30).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 775 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.733.285 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.372 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.725.519 ca, trong đó có 9.566.071 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.225), TP HCM (609.699), Nghệ An (485.092), Bắc Giang (387.640), Bình Dương (383.791).

Trong ngày có 6.365 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.568.888 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 43 ca.

Trong ngày, cả nước không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Ngày 13-6 có 344.648 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 223.974.640 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 201.106.445 liều: Mũi 1 là 71.486.508 liều; Mũi 2 là 68.819.089 liều; Mũi 3 là 1.507.420 liều; Mũi bổ sung là 15.023.579 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.115.279 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.154.570 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.507.931 liều: Mũi 1 là 8.951.604 liều; Mũi 2 là 8.556.327 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.360.264 liều: Mũi 1 là 4.692.699 liều; Mũi 2 là 667.565 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Cả nước thêm 617 F0, TP HCM chỉ 5 ca

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 12-6 đến 16 giờ ngày 13-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 617 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 616 ca ghi nhận trong nước (tăng 48 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 527 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (157), Bắc Ninh (87), Yên Bái (41), Đà Nẵng (34), Phú Thọ (29), Hải Dương (27), Hải Phòng (23), Tuyên Quang (21), Quảng Ninh (20), Thái Bình (19), Lào Cai (17), Hưng Yên (16), Thái Nguyên (16), Hà Giang (12), Nam Định (8 ), Vĩnh Phúc (8 ), Hòa Bình (8 ), Cao Bằng (7), Bắc Kạn (7), Lạng Sơn (7), Thanh Hóa (7), Điện Biên (6), TP HCM (5), Gia Lai (5), Lâm Đồng (4), Khánh Hòa (4), Lai Châu (4), Hà Nam (3), Sơn La (3), Quảng Ngãi (2), Ninh Bình (2), Bình Dương (2), Quảng Trị (1), Bình Thuận (1), Tây Ninh (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Cả nước thêm 617 F0, TP HCM chỉ 5 ca - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Yên Bái (23), Nghệ An (22), Quảng Bình (18).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (87), Hải Dương (21), Hải Phòng (20).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 790 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.732.429 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.366 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.724.663 ca, trong đó có 9.559.706 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.074), TP HCM (609.680), Nghệ An (485.055), Bắc Giang (387.636), Bình Dương (383.790).

Trong ngày có 9.330 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.562.523 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 53 ca, trong đó thở máy xâm lấn: 4 ca

Trong ngày, cả nước không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Đến nay, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 223.629.992 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.815.820 liều: Mũi 1 là 71.485.834 liều; Mũi 2 là 68.816.757 liều; Mũi 3 là 1.507.301 liều; Mũi bổ sung là 15.022.897 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.017.034 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 965.997 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.505.950 liều: Mũi 1 là 8.951.055 liều; Mũi 2 là 8.554.895 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.308.222 liều: Mũi 1 là 4.648.875 liều; Mũi 2 là 659.347 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca nhiễm giảm sâu, Hà Nội nhiều nhất với 170 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 11-6 đến 16 giờ ngày 12-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 568 ca nhiễm mới (giảm 142 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 378 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (170), Yên Bái (64), Quảng Ninh (25), Nghệ An (22), Đà Nẵng (21), Thái Nguyên (20), Quảng Bình (18), Phú Thọ (18), Lào Cai (17), Thái Bình (16), Vĩnh Phúc (16), TP HCM (16), Hà Nam (13), Bắc Kạn (13), Ninh Bình (12), Tuyên Quang (12), Lạng Sơn (9), Sơn La (9), Cao Bằng (9), Quảng Trị (9), Thừa Thiên Huế (8 ), Khánh Hòa (7), Thanh Hóa (6), Hà Giang (6), Hải Dương (6), Hưng Yên (5), Nam Định (3), Lai Châu (3), Bình Phước (3), Bà Rịa – Vũng Tàu (3), Hải Phòng (3), Hòa Bình (2), Điện Biên (2), Bình Định (2).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca nhiễm giảm sâu, Hà Nội nhiều nhất với 170 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19 – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (31), Phú Thọ (29), Nam Định (15).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (19), Thừa Thiên Huế (8), Khánh Hòa (7).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 816 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.731.812 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.372 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.724.047 ca, trong đó có 9.550.376 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.602.917), TP HCM (609.675), Nghệ An (485.055), Bắc Giang (387.636), Bình Dương (383.788).

Cùng ngày có thêm 5.274 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.553.193 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 24 ca và không có trường hợp nào phải thở máy.

Trong ngày không ghi nhận bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 11-6 có 122.944 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 223.511.691 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.742.890 liều: Mũi 1 là 71.485.667 liều; Mũi 2 là 68.816.331 liều; Mũi 3 là 1.507.293 liều; Mũi bổ sung là 15.022.813 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.006.593 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 904.193 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.505.759 liều: Mũi 1 là 8.950.958 liều; Mũi 2 là 8.554.801 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.263.042 liều: Mũi 1 là 4.617.162 liều; Mũi 2 là 645.880 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

4 địa phương đề nghị điều chuyển số lượng lớn vắc-xin Covid-19 hạn dùng 30-6

Ngày 10-6, Bộ Y tế gửi công điện số 771/CĐ-BYT gửi Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngvề việc tăng cường tiếp nhận và triển khai tiêm vắc-xin Covid-19.

Trước đó, ngày 26-5, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các địa phương khẩn trương tiếp nhận và triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phân bổ đợt 146, 147 (vắc-xin có hạn sử dụng 30-6-2022).

4 địa phương đề nghị điều chuyển số lượng lớn vắc-xin Covid-19 hạn dùng 30-6 - Ảnh 1.

Tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho nhân viên y tế

Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tại tờ trình số 1295/TTr-VSDTTƯ ngày 6-6 một số địa phương vẫn chưa tiếp nhận hết số vắc-xin được phân bổ hoặc có văn bản đề nghị không nhận vắc-xin Covid-19 hoặc điều chuyển vắc-xin đã được phân bổ mặc dù số vắc-xin được phân bổ chỉ đáp ứng 30% nhu cầu tiêm chủng mũi nhắc lại của các địa phương.

Để tăng cường công tác tiêm chủng nhằm đạt các mục tiêu tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Y tế đề nghị Bí thư tỉnh ủy, thành uỷ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:

Khẩn trương tiếp nhận và triển khai tiêm chủng đối với số lượng vắc-xin được phân bổ đợt 146 và 147 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đảm bảo sử dụng vắc-xin hiệu quả, không để hủy bỏ vắc-xin, tránh lãng phí.

Tiếp tục rà soát đối tượng, tăng cường truyền thông, giao chỉ tiêu tiêm chủng cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, từng xã, phường, thị trấn và thực hiện các biện pháp khác để đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, tổ chức tiêm mũi 4 cho đối tượng cần tiêm chủng theo quy định.

Địa phương nào không tiếp nhận đủ vắc-xin sử dụng để tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên, cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và không rà soát đủ đối tượng thuộc diện phải tiêm, để xảy ra dịch tại địa phương phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Y tế, có 9 địa phương chưa tiếp nhận hết số vắc-xin được phân bổ gồm: Điện Biên, Hà Nam, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu; 1 địa phương chưa tiếp nhận vắc-xin phân bổ là Thanh Hóa.

Ngoài ra, 4 địa phương đề nghị điều chuyển vắc-xin với số lượng lớn gồm: Thanh Hóa, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Cà Mau.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số bệnh nhân nặng tăng, cả nước thêm 913 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 7-6 đến 16 giờ ngày 8-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 913 ca nhiễm mới (giảm 47 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 716 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (187), Yên Bái (67), Bắc Ninh (57), Nghệ An (49), Đà Nẵng (38), Lào Cai (35), Phú Thọ (35), Vĩnh Phúc (33), Quảng Ninh (27), Quảng Bình (27), TP HCM (26), Bắc Kạn (24), Hà Giang (23), Thái Nguyên (23), Hải Dương (22), Tuyên Quang (21), Nam Định (19), Hưng Yên (17), Thái Bình (16), Hà Nam (14), Lạng Sơn (13), Hà Tĩnh (13), Quảng Trị (12), Sơn La (11), Ninh Bình (10), Lâm Đồng (10), Hòa Bình (9), Bình Phước (8 ), Thanh Hóa (8 ), Thừa Thiên Huế (7), Bình Dương (7), Bà Rịa – Vũng Tàu (6), Lai Châu (6), Cao Bằng (6), Quảng Ngãi (6), Gia Lai (5), Tây Ninh (4), Bắc Giang (3), Điện Biên (3), Bình Định (2), Khánh Hòa (2), Bình Thuận (1), Đồng Nai (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số bệnh nhân nặng tăng, cả nước thêm 913 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19 – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (42), Phú Thọ (20), Hòa Bình (19).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (26), Quảng Bình (11), Hà Giang (11).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 910 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.727.918 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.333 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.720.156 ca, trong đó có 9.528.836 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trong ngày, có 8.363 bệnh nhân khỏi bệnh nhân tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.531.653 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 78 ca (trước đó là 57 ca), trong đó thở máy xâm lấn 5 ca.

Trong 24 giờ qua không có bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.081 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

 Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 7-6 có 129.081 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 222.381.906 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.996.718 liều: Mũi 1 là 71.481.497 liều; Mũi 2 là 68.799.494 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.057.375 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.619.175 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 532.059 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.486.389 liều: Mũi 1 là 8.943.399 liều; Mũi 2 là 8.542.990 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.898.799 liều: Mũi 1 là 4.313.266 liều; Mũi 2 là 585.533 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 960 F0, số mắc tăng ở Đà Nẵng, Nghệ An

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 6-6 đến 16 giờ ngày 7-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 960 ca nhiễm mới (tăng 158 ca so với ngày trước đó) tại 41 tỉnh, thành phố (có 822 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (192), Yên Bái (67), Phú Thọ (55), Đà Nẵng (54), Nghệ An (48), Hải Phòng (42), Vĩnh Phúc (40), TP HCM (35), Hải Dương (35), Lào Cai (34), Bắc Ninh (31), Hòa Bình (28), Quảng Ninh (25), Tuyên Quang (24), Thái Nguyên (22), Thái Bình (18), Sơn La (18), Quảng Bình (16), Bắc Kạn (16), Quảng Trị (15), Hà Tĩnh (15), Hà Nam (14), Hà Giang (12), Lạng Sơn (11), Hưng Yên (10), Nam Định (10), Lâm Đồng (10), Bắc Giang (9), Thanh Hóa (9), Bình Phước (8 ), Điện Biên (6), Bà Rịa – Vũng Tàu (6), Cao Bằng (6), Bình Thuận (5), Gia Lai (3), Ninh Bình (3), Khánh Hòa (2), Đồng Nai (2), Cà Mau (2), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 960 F0, số mắc tăng ở Đà Nẵng, Nghệ An - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (45), Đắk Nông (24), Hà Nội (12).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (44), Nghệ An (44), Phú Thọ (30).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 929 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.727.005 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.327 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.719.243 ca, trong đó có 9.520.473 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.602.019), TP HCM (609.569), Nghệ An (484.855), Bắc Giang (387.599), Bình Dương (383.781).

Trong ngày có 9.309 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.523.290 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 57 ca.

Trong 24 giờ qua, cả nước không ghi nhận bệnh nhân tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.081 ca, chiếm tỉ lệ 0,4 % so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tổng số liều vắc-xin Covid-19 đã được tiêm là 222.252.825 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.913.862 liều: Mũi 1 là 71.481.268 liều; Mũi 2 là 68.798.098 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.057.068 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.577.726 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 492.584 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.485.275 liều: Mũi 1 là 8.943.040 liều; Mũi 2 là 8.542.235 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.853.688 liều: Mũi 1 là 4.275.716 liều; Mũi 2 là 577.972 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

close(x)
close(x)