May 20, 2024

Nhóm người ngộ độc nặng vì ăn sâu ban miêu

Chiều 8-5, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết Trung tâm Chống độc đang điều trị cho ba bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.

Trước đó, tối 5-5, năm người ở tỉnh Yên Bái cùng ăn cơm tối với món sâu ban miêu chiên. Trong năm người có ba người ăn sâu ban miêu, hai người còn lại không ăn.

Nhóm người ngộ độc nặng vì ăn sâu ban miêu- Ảnh 1.

Sâu ban miêu gây ngộ độc cho nhiều người sau khi ăn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau khi ăn khoảng 1-3 giờ đồng hồ, ba người ăn sâu ban miêu có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, tiểu buốt, tiểu khó, có người tiểu ra máu…

Sáng hôm sau, ba người được đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, các bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc sâu ban miêu và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết sâu ban miêu có thân màu đen hoặc có các điểm màu vàng hoặc đỏ nhạt với dải ngang màu đen.

Đây thực chất là một loài bọ cánh cứng, chứa chất độc Cantharidin – một chất rất độc, gây hủy hoại các tổ chức, cơ quan trong cơ thể.

Khi ăn phải, chất độc này đầu tiên sẽ gây tổn thương đường tiêu hóa, gây phồng rộp, bỏng đường tiêu hóa, hoại tử dạ dày, ruột… Bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu thường bị tổn thương đa cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp… và tỉ lệ tử vong lên đến hơn 50%.

Các bệnh nhân ngộ độc Cartharidin cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ có nguy cơ biến chứng rất nặng.

Trước đó, Trung tâm Chống độc từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ngộ độc, nguy kịch do ăn sâu ban miêu. Một số trường hợp còn nhầm sâu ban miêu với bọ xít, dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo nếu tiếp xúc với sâu ban miêu và bị chất độc gây bỏng rát, đỏ rộp da hay mắt, người dân cần rửa vùng bỏng rát bằng nước sạch và nhanh chóng đến ngay bệnh viện.

Trong y tế, sâu ban miêu được ứng dụng trong một số bài thuốc y học cổ truyền, song vì độc tính cao nên các chuyên gia y tế khuyến nghị người dân không nên tự ý thu bắt và sử dụng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

7 nhóm triệu chứng lạ quý ông có thể gặp sau khi “yêu”

Theo Daily Mail, POIS là “hội chứng hậu cực khoái” mà các nhà khoa học đã ghi nhận ở một số quý ông, gây ra bởi phản ứng dị ứng hiếm gặp.

Viết trên tạp chí y học Progrès en Urologie, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Charlotte Methorst từ Bệnh viện Trung tâm Quatre Villes (Pháp) cho biết POIS có thể biểu hiện qua 7 nhóm triệu chứng khiến quý ông tưởng rằng mình đang bị nhiễm bệnh gì đó.

7 nhóm triệu chứng lạ quý ông có thể gặp sau khi

Quý ông nên tìm đến bác sĩ nếu gặp các triệu chứng bất thường sau khi “yêu” – Ảnh minh họa AI

Thứ nhất là một triệu chứng tổng quát khiến quý ông cảm thấy rất mệt mỏi, như bị kiệt sức, đánh trống ngực, khó tập trung… 

Thứ hai là triệu chứng giống cúm gồm sốt, ớn lạnh, cảm thấy không khỏe.

Thứ ba là triệu chứng thần kinh như đau đầu, sương mù não. 

Thứ tư là vấn đề ở mắt như đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa. 

Thứ năm là triệu chứng giống như người viêm mũi dị ứng: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi.

Thứ sáu là triệu chứng thanh quản gồm khô miệng, đau họng, khàn giọng. 

Thứ bảy là vấn đề ở cơ bắp như căng cơ ở lưng hoặc cổ, đau cơ, nặng chân…

Các tác giả thừa nhận họ vẫn bối rối về cơ chế gây ra các phản ứng lạ nói trên, tuy nhiên rất có thể đó là một kiểu phản ứng tự miễn. Trong đó, các quý ông này có thể có phản ứng dị ứng đối với tinh dịch của chính mình.

Trước đó, tình trạng dị ứng với tinh dịch từng được ghi nhận trong một số báo cáo, nhưng chủ yếu là vấn đề xảy ra ở bạn tình của họ.

Một giả thuyết khác là POIS bị kích hoạt bởi sự mất cân bằng hóa học trong não.

Theo TS Methorst, tuy số trường hợp mà bệnh viện của bà ghi nhận trong 2 thập kỷ gần đây chỉ là 60 và hội chứng này cũng được một số nghiên cứu khác cho là hiếm gặp, nhưng có thể nhiều quý ông không biết và vẫn âm thầm sống chung với vấn đề này.

Vì vậy, lời khuyên là nếu các triệu chứng lạ cứ lặp đi lặp lại sau khi “yêu”, bạn nên tìm đến bác sĩ, thay vì bị những vấn đề khó chịu này ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

Chưa có phác đồ trị liệu chuyên biệt cho hội chứng đặc biệt này, nhưng các phương pháp điều trị dị ứng thông thường như thuốc kháng histamine, kháng viêm tỏ ra hiệu quả ở nhiều người. Ngoài ra, các liệu pháp hành vi bao gồm kỹ thuật chánh niệm cũng phát huy tác dụng hỗ trợ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chuyển nhóm COVID-19 là sự kiện tiêu biểu của ngành y

Trước đó, tại quyết định số 3896 ngày 19-10-2023 của Bộ Y tế, từ ngày 20-10, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Đây là dấu mốc quan trọng ghi nhận sự thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch COVID- 19.

Chuyển nhóm COVID-19 là sự kiện tiêu biểu của ngành y- Ảnh 1.

COVID-19 được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Bộ Y tế cho biết sự kiện tiêu biểu đầu tiên của ngành trong năm 2023 là nhiều chỉ thị, nghị quyết được ban hành tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới.

Tiếp đến, Quốc hội thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2024 đã bổ sung các quy định về chính sách, về một số thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa tối đa các trình tự, quy trình, thủ tục, hồ sơ; giảm thời gian xem xét để cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, giấy phép hoạt động… nhằm tạo điều kiện cho người bệnh, người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh

Một sự kiện tiêu biểu của ngành trong năm qua đó là Bộ Y tế tham mưu, xây dựng nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế và vắc-xin… kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác khám, điều trị bệnh, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Tháo gỡ cơ chế thanh toán chi phí khám chữa bệnh.

Bộ Y tế cũng đánh giá, công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số của ngành y có bước chuyển biến mạnh mẽ với100% các cơ sở khám, chữa bệnh có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo nhiều hình thức khác nhau.

Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa được triển khai tại hơn 1.000 cơ sở y tế trong cả nước; đẩy mạnh ứng dụng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, hỗ trợ người dân…

Chuyển nhóm COVID-19 là sự kiện tiêu biểu của ngành y- Ảnh 2.

Trung tâm tư vấn khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Bạch Mai

Các cơ sở y tế đã có nhiều đột phá trong phẫu thuật, điều trị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại.

Năm 2023, Việt Nam cũng là quốc gia dẫn đầu châu Á – Thái Bình Dương về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Cũng trong năm qua, UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Nghị quyết của UNESCO thông qua là sự khẳng định về những đóng góp to lớn của Việt Nam trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, đồng thời thể hiện sự lan tỏa tài năng, trí tuệ của người Việt trên trường quốc tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thêm 490.600 liều vắc-xin “5 trong 1”, sẽ ưu tiên nhóm trẻ nào?

Sáng 14-12, Bộ Y tế đã nhận bàn giao 490.600 liều vắc-xin DPT-VGB-Hib (vắc-xin “5 trong 1”) do Chính phủ Úc viện trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).

Trước đó, nhằm bổ sung vắc-xin sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã vận động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để cung ứng vắc-xin “5 trong 1”.

Thêm 490.600 liều vắc-xin "5 trong 1", sẽ ưu tiên nhóm trẻ nào?- Ảnh 1.

Bộ Y tế nhận biểu trưng 490.600 liều vắc-xin “5 trong 1” từ ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Úc tại Việt Nam. Ảnh: Trần Minh

Đại sứ quán Úc tại Việt Nam đã có thư gửi Bộ Y tế thông báo Chính phủ Úc viện trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF 490.600 liều vắc-xin “5 trong 1” để triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Dự kiến, ngày mai, 15-12, số vắc-xin này sẽ về tới Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ Úc cho Chương trình tiêm chủng mở rộng 490.600 liều vắc-xin “5 trong 1” là vô cùng quý và cần thiết để triển khai tiêm chủng cho trẻ em trong thời gian tới. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo Sở Y tế chỉ đạo việc phân bổ, tổ chức tiêm chủng đúng đối tượng, hiệu quả.

Tại sự kiện, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, gửi lời cảm ơn ngài Đại sứ Úc, Chính phủ Úc đồng hành cùng UNICEF và Bộ Y tế để có nguồn vắc-xin “5 trong 1” kịp thời tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam.

Ưu tiên vắc-xin “5 trong 1” cho vùng khó khăn, miền núi

PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết theo kế hoạch phân bổ vắc-xin, trước mắt sẽ ưu tiên tiêm chủng trẻ chưa được tiêm mũi 1, trong đó ưu tiên cho trẻ có nhóm tuổi nhỏ nhất từ 2 tháng tuổi, sau đó đến trẻ có tháng tuổi lớn hơn bao gồm cả những trẻ trên 12 tháng tuổi.

Thứ hai, tiêm tiếp mũi 2, mũi 3 cho những trẻ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc-xin “5 trong 1” bao gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi.

“Số vắc-xin này sẽ được cung ứng tới 63 tỉnh/thành phố. Ưu tiên cung ứng vắc-xin cho các địa phương miền núi, vùng khó khăn để đảm bảo công bằng trong tiếp cận vắc-xin cho trẻ nhỏ” – PGS Hồng nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Khi nào có thể xem Covid-19 là “bệnh truyền nhiễm nhóm B”?

Nghị quyết chương trình phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Chính phủ ban hành yêu cầu đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Theo đó, Chương trình phòng chống dịch Covid-19 có nội dung: “Thực hiện linh hoạt nguyên tắc “ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch” theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh;

Áp dụng linh hoạt công thức chống dịch: 5K + vắc-xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác;

Khi nào có thể xem Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B? - Ảnh 1.

Dịch Covid-19 hiện là bệnh truyền nhiễm nhóm A

Nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B;

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm”.

Theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 phân ra các bệnh truyền nhiễm nhóm A – B – C theo các đặc điểm sau đây:

Bệnh truyền nhiễm nhóm A

Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt, cúm A/H5N1, dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg gây ra, bệnh sốt Tây sông Nile, bệnh sốt vàng, bệnh tả, viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh và chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Ngày 29-1-2020, Bộ Y tế quyết định bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (2019 – nCov) (nay gọi là bệnh Covid-19 do virus SARS-CoV-2) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Bệnh truyền nhiễm nhóm B

Bệnh truyền nhiễm nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm nhóm B bao gồm: Bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bệnh bạch hầu, cúm, dại, ho gà, lao phổi, bệnh do liên cầu lợn ở người, lỵ Amip, lỵ trực trùng, quai bị, sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, sốt phát ban, bệnh sởi, tay chân miệng, bệnh than, bệnh thủy đậu, thương hàn, uốn ván, bệnh Rubeon, viêm gan virus, viêm màng não do não mô cầu, viêm não virus, bệnh xoắn khuẩn vàng da, tiêu chảy do virus Rota.

Hiện nay Covid-19 vẫn là bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỉ lệ tử vong cao.

Kể từ đầu dịch đến nay (từ tháng 1-2020) Việt Nam có 7.174.423 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân.

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.166.780 ca, trong đó có 3.683.171 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Khi nào có thể xem Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B? - Ảnh 2.

Tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của Việt Nam ở mức cao

Theo PGS-TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thời gian qua điều kiện để coi là bệnh dịch lưu hành (đặc hữu) còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là dịch ổn định, không biến động lớn về ca mắc, ca tử vong. Bên cạnh đó, miễn dịch cộng đồng đạt ở mức cao để ngăn chặn bùng phát dịch diện rộng, hệ số lây nhiễm trở về gần bằng 1.

Ngoài ra, hệ thống y tế có đủ năng lực để điều trị, cấp cứu người bệnh mà không bị quá tải. Một yếu tố quan trọng khác là tâm lý người dân đã ổn định, không lo sợ, kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe đã được nâng cao.

Đối chiếu với các điều kiện đó, thì Việt Nam dịch vẫn đang tăng lên, tỉ lệ miễn dịch cộng đồng chưa đạt mức cao, hệ số lây nhiễm còn cao. Hệ thống y tế không quá tải, số ca tử vong đã ổn định, do đó Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang bệnh lưu hành. Việt Nam có thể tự công bố mà không phụ thuộc vào quốc tế.

“Một số nước trên thế giới họ đã coi Covid-19 là bệnh lưu hành, nhưng một số nước còn theo đuổi Zero Covid-19 như Trung Quốc”- PGS Nga nói.

Một số chuyên gia cũng cùng quan điểm tại thời điểm này chưa thể coi Covid-19 là bệnh lưu hành. “Nếu so sánh với các nước Tây Âu có quan điểm coi Covid-19 như bệnh lưu hành thì ở Việt Nam dù tỉ lệ tiêm chủng tốt nhưng vẫn chưa cao bằng họ. Hơn nữa, các quốc gia này ngoài việc tiêm chủng, họ đã trải qua 3-4 đợt dịch Covid-19 lớn, như vậy tỉ lệ dân số mắc cũng đã rất cao. Trong khi đó ở Việt Nam tỉ lệ này còn thấp, nghĩa là miễn dịch cộng đồng chưa cao; chưa kể số ca mắc mới theo dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới” – chuyên gia này nói.

Chương trình phòng chống dịch Covid-19 vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành tại Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17-3-2022. Theo đó, chương trình được thực hiện trong 2 năm: 2022-2024.

Nếu trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Khi nào có thể xem Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B? - Ảnh 4.

N.Dung

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 cần được sử dụng ngay Molnupiravir

Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản khẩn gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, Trung tâm Y tế, trạm ytế, trạm y tế lưu động các quận, huyện, TP Thủ Đức; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các bệnh viện công lập, ngoài công lập, các bệnh viện điều trị Covid-19 về việc chấn chỉnh ngay việc cấp phát thuốc cho F0 là người thuộc nhóm nguy cơ.

Người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 cần được sử dụng ngay Molnupiravir - Ảnh 1.

Người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 cần được sử dụng ngay Molnupiravir

Theo Sở Y tế, qua quá trình giám sát các hoạt động trong chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, Sở Y tế nhận thấy một số địa phương chỉ cấp thuốc Molnupiravir cho người đủ điều kiện cách ly tại nhà. Những F0 chuyển vào cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 quận, huyện, bệnh viện thu dung điều trị Covid-19 chưa được cấp loại thuốc này.

Do đó, Sở Y tế đề nghị khi triển khai tầm soát xét nghiệm người thuộc nhóm nguy cơ, nếu có kết quả dương tính, cán bộ phải báo ngay cho trạm y tế, trạm y tế lưu động trên địa bàn để cấp phát ngay thuốc Molnupiravir cho người bệnh.

Tại trạm y tế, trạm y tế lưu động cấp phát và hướng dẫn người bệnh sử dụng ngay thuốc Molnupiravir. Đồng thời, đánh giá tình trạng sức khỏe, phân loại mức nguy cơ để quyết định F0 cách ly tại nhà hay tại cơ sở, bệnh viện thu dung điều trị Covid-19.

Trong trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở thu dung điều trị Covid-19, hướng dẫn người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc Molnupiravir đã được cấp phát; ghi rõ thông tin sử dụng thuốc vào phiếu chuyển viện hoặc thông báo cho cơ sở y tế tiếp nhận để tiếp tục theo dõi.

Tại cơ sở thu dung, điều trị, bệnh viện điều trị Covid-19 khi tiếp nhận người thuộc nhóm nguy cơ phải kiếm tra, khai thác thông tin thuốc đang sử dụng, cho người bệnh sử dụng ngay thuốc kháng virus nếu chưa được dùng.

Sở Y tế cho biết các yêu cầu trên nhằm đảm bảo tất cả các F0 thuộc nhóm nguy cơ được chăm sóc và điều trị sớm nhất.

Trước đó, TP HCM đã triển khai chiến dịch người thuộc nhóm nguy cơ, tập trung nguồn lực bảo vệ sức khỏe cho người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19. UBND TP yêu cầu, khi phát hiện người thuộc nhóm nguy cơ dương tính với SARS-CoV-2, trạm y tế, trạm y tế lưu động phải cấp phát ngay thuốc Molnupiravir cho người bệnh.

Tin, ảnh: Hải Yến

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ

1 trong 4 cô gái của nhóm 2NE1 là nữ ca sĩ Park Sandara được ngưỡng mộ không chỉ nhờ tài năng mà còn bởi ngoại hình xinh đẹp, trẻ trung hơn nhiều so với tuổi thật. Mặc dù ở độ tuổi 30 nhưng Dara vẫn mang nét đẹp ngọt ngào, thơ trẻ như thiếu nữ. Dara được mệnh danh là “người đẹp bất lão” của showbiz Hàn Quốc.

 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 1

Gương mặt tươi tắn của Dara

Ngoài yếu tố gen tốt thì Dara cũng có một số bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp để vẻ ngoài luôn trẻ trung như tuổi đôi mươi. 

Bí quyết quan trọng nhất của Dara đó là giấc ngủ. Dara chia sẻ sau khi ngủ đủ giấc, cô được nạp đủ năng lượng. Những giấc ngủ sâu, chất lượng cũng giúp làn da của Dara đẹp hơn. Nếu không được ngủ đủ giấc thì sau khi thức dậy, cô sẽ xua tan vẻ mệt mỏi trên gương mặt bằng một loại mặt nạ dưỡng ẩm chuyên sâu. Chúng sẽ trả lại gương mặt tươi mới tức thì để cô tiếp tục thực hiện các bước trang điểm sau đó.

Để giữ da mặt tươi trẻ và khiến mắt to, nét hơn, Dara dùng phương pháp mát xa có tên là “Botox mát xa”. Đây không phải phương pháp tiêm Botox vào mặt mà là cách xoa bóp, mát xa, bấm huyệt, sử dụng collagen để gương mặt thon gọn, làn da căng mịn.

Một trong những bí quyết làm đẹp khác mà Dara không bao giờ quên dù bận rộn thế nào đó là chuốt mascara. Đó là cách để cô có được đôi mắt “trẻ con”. Khi quá vội, Dara luôn bỏ mascara vào trong túi sách, chuốt chỉ phần lông mi ở 1/3 cuối mắt (đuôi mắt), kéo xếch sang hai bên để tạo lông mi dài, quyến rũ. Việc kẻ viền mắt dài, xếch nhẹ cũng là bí quyết trang điểm yêu thích của Dara.

Ngoài matxa, trang điểm thì kiểu tóc búi tó được Dara gọi là “tóc búi quả táo” cũng được cô cho là kiểu tóc khiến mình lúc nào  cũng như thiếu nữ.

 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 2

 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 3

 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 4

Dara có gương mặt thon gọn và làn da trẻ trung

 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 5

 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 6 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 7

Dù 30 tuổi nhưng cô vẫn rất trẻ đẹp

 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 8

 Mỹ nữ nhóm 2NE1 dù 30 tuổi vẫn trẻ như thiếu nữ - 9

Làn da tuyệt đẹp của mỹ nữ nhóm 2Ne1

Xem thêm chủ đề: lam dep, cach lam dep, bi quyet lam dep, lam dep 24h, lam dep phu nu, dep, trang diem, tin tuc, tin tuc 24h, bao, làm đẹp, sandara, 2ne1, trẻ trung, da đẹp, lão hóa

Tin tuc 24h | tin nhanh bong da | the thao | thoi trang, giai tri vn | bao online

close(x)
close(x)