May 20, 2024

Bệnh động mạch vành có thể được phát hiện dễ dàng

Ngày 18-5, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp tổ chức hội thảo khoa học tim mạch chuyên sâu MedTED “Can thiệp sang thương động mạch vành phức tạp” với sự tham gia của các bác sĩ, chuyên gia tim mạch của bệnh viện này và Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đà Nẵng.

Can thiệp sang thương động mạch vành phức tạp là kĩ thuật khó, ngày càng đóng vai trò quan trọng, cấp thiết trong điều trị bệnh lý mạch vành.

Bệnh động mạch vành có thể được phát hiện dễ dàng- Ảnh 1.

Thực hiện can thiệp động mạch vành tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Vì vậy, hội thảo nhằm cập nhật những tiến bộ trong kĩ thuật can thiệp động mạch vành với tổn thương phức tạp cho cán bộ y tế đến từ nhiều bệnh viện, mang lại nhiều cơ hội nâng cao chất lượng điều trị cho các bệnh nhân tại Việt Nam, đặc biệt là miền Trung – Tây Nguyên. 

Các báo cáo khoa học tập trung vào những vấn đề chuyên sâu, từ cập nhật các kĩ thuật can thiệp vị trí chia đôi, tổn thương lan tỏa với chiến lược 1 stent, 2 stent, đến tối ưu hóa can thiệp bằng siêu âm trong lòng mạch vành.   

TS – BS Hồ Anh Bình, Giám đốc Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết việc thành lập nhiều đơn vị chụp và can thiệp động mạch vành trên toàn quốc đã giúp các bác sĩ lâm sàng phát hiện nhiều bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành hơn. Không chỉ các tổn thương đơn giản dễ can thiệp mà nhiều tổn thương mạch máu vôi hóa xoắn vặn, lan tỏa và các vị trí trọng yếu như thân chung, chỗ chia đôi, chia ba hay ngay lỗ mạch vành cũng có thể được phát hiện kịp thời. 

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Năm 2050, người dân thế giới sẽ tăng thêm 4,5 năm tuổi thọ

Tuổi thọ toàn cầu có thể tăng từ 73,6 tuổi vào năm 2022 lên 78,1 tuổi vào năm 2050 (tăng 4,5 năm); nếu xét theo giới thì nam sẽ sống thọ thêm 4,9 năm, nữ là 4,2 năm.

Các dữ liệu trên là một phần trong báo cáo “Kịch bản gánh nặng bệnh tật cho 204 quốc gia và vùng lãnh thổ, 2022–2050, được đưa ra bởi nhóm Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) 2021 và sẽ được xuất bản chính thức trên tạp chí y học The Lancet vào ngày 18-5.

Năm 2050, người dân thế giới sẽ tăng thêm 4,5 năm tuổi thọ- Ảnh 1.

Nâng cao tuổi thọ khỏe mạnh là mục tiêu mà các chính sách y tế cần hướng đến – Ảnh minh họa từ Adobe Stock

Trong bản công bố trực tuyến trước đó, các tác giả cho biết mức tăng dự kiến sẽ lớn nhất ở những quốc gia có tuổi thọ trung bình thấp hơn, góp phần tạo ra sự gia tăng tuổi thọ ở các khu vực địa lý rộng lớn.

Xu hướng này chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phát triển của các biện pháp y tế công cộng.

Các biện pháp này đã giúp ngăn ngừa và cải thiện tỉ lệ sống sót của các bệnh tim mạch, COVID-19 và một loạt các bệnh truyền nhiễm, bệnh ở bà mẹ – trẻ sơ sinh và bệnh do dinh dưỡng (gọi chung là CMNN).

Theo TS Chris Murray, Giám đốc Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) – chính là đơn vị dẫn đầu GBD – đó là một xu hướng đáng mừng.

Đây là một dấu hiệu cho thấy mặc dù sự bất bình đẳng về sức khỏe giữa các khu vực có thu nhập cao nhất và thấp nhất vẫn còn, nhưng khoảng cách đang được thu hẹp lại. Trong đó, khu vực có mức tăng tuổi thọ nhanh nhất là vùng châu Phi hạ Sahara.

Mặt dù vậy, sự thay đổi liên tục trong gánh nặng bệnh tật đối với các bệnh không lây nhiễm (NCD) – như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và tiểu đường – và việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ liên quan sẽ có tác động lớn nhất đến thế hệ tiếp theo.

Các nguyên nhân thúc đẩy các bệnh nói trên bao gồm béo phì, huyết áp cao, chế độ ăn uống không tối ưu và hút thuốc lá.

Vì lý do trên, bệnh tim thiếu máu cục bộ dự kiến sẽ vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu cho đến năm 2050, tiếp theo là đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Bên cạnh đó, dù mức tăng 4,9 tuổi ở nam và 4,2 tuổi ở nữ trong giai đoạn 2022-2050 là khá ấn tượng, nhưng nhóm GBD cho biết sự cải thiện này vẫn chậm hơn so với 3 thập kỷ trước đại dịch COVID-19.

Đạt được tuổi thọ khỏe mạnh cũng là thách thức lớn. Khi gánh nặng bệnh tật tiếp tục chuyển từ CMNN sang NCD, số năm mất đi do tử vong sớm cũng chuyển thành số năm sống trong tình trạng khuyết tật.

Điều này có nghĩa là nhiều người mặc dùng sống thọ hơn nhưng không khỏe mạnh, chất lượng sống thấp và tạo thêm gánh nặng y tế chung.

Trong khi tuổi thọ tăng trung bình 5 năm thì Tuổi thọ khỏe mạnh toàn cầu (HALE)—số năm trung bình mà một người có thể mong đợi để sống trong tình trạng sức khỏe tốt—chỉ tăng từ 64,8 năm vào năm 2022 lên 67,4 năm vào năm 2050 (tăng 2,6 năm).

Một nghiên cứu đi kèm cho thấy tổng số năm bị mất do sức khỏe kém và tử vong sớm (được đo bằng DALY) do các yếu tố nguy cơ chuyển hóa đã tăng 50% kể từ năm 2000.

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra bộ giải pháp khác nhau có thể cải thiện gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Trong đó, bộ giải pháp nhắm vào việc cải thiện các rủi ro chuyển hóa và các hành vi liên quan thể hiện hiệu quả cao nhất, ước tính giúp giảm 13,3% DALY.

Ngoài ra, giải pháp liên quan đến môi trường an toàn hơn và giải pháp tập trung vào việc cải thiện dinh dưỡng và tỉ lệ tiêm chủng cho trẻ em cũng cho thấy hiệu quả cao.

Nhóm nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD) được thành lập từ năm 2007, hiện quy tụ hơn 3.600 nhà khoa học từ hơn 100 quốc gia, với mục tiêu chung là cung cấp bằng chứng khoa học để làm nền tảng cho các chính sách y tế nhằm cải thiện sức khỏe trên toàn cầu.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), Thalassemia là một bệnh di truyền bẩm sinh, gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Đây cũng là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gen và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 1.

Thalassemia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi

Hơn 10 triệu người có gen bệnh Thalassemia

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần điều trị.

Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

Theo ước tính, một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỉ đồng để điều trị và đến năm 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì cuộc sống.

Với trên 20.000 người bệnh mức độ nặng phải điều trị cả đời, mỗi năm Việt Nam cần trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Ngày 8-5 là Ngày Thalassemia thế giới. Chủ đề năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Theo Cục Dân số, hiện nay số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Thống kê cho thấy tỉ lệ người mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh khoảng 9,7%. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen Thalassemia lên tới 40-70%.

Hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ người dân tộc thiểu số mang gen Thalassemia cao.

Đây là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gen bệnh.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Thalassemia?

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 2.

Xét nghiệm sàng lọc cho học sinh ở tỉnh Hà Giang

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mang gen Thalassemia cao trên thế giới. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người trong độ tuổi sinh đẻ cần xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh để tránh sinh con bị bệnh.

Theo các bác sĩ, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia.

Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau cần được tư vấn trước khi dự định có thai.

Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ

Viết trên tạp chí y học JAMA Neurology, các nhà khoa học lập luận rằng mặc dù chứng sa sút trí tuệ phổ biến hơn nhiều ở người lớn tuổi, nhưng rất nhiều người Anh được chẩn đoán mắc YOD mỗi năm. Nhưng vẫn có cách để bạn tự bảo vệ não bộ.

Bất ngờ với 14 yếu tố có thể hủy hoại não bộ từ khi còn trẻ- Ảnh 1.

Thể dục ngoài trời là cách giúp giảm stress, chống lại một số bệnh mạn tính… từ đó đánh bại một số yếu tố nguy cơ đối với não bộ – Ảnh đồ họa AI

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thu thập được trên hơn 356.000 người Anh để xác định các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến YOD.

Kết quả cho thấy não bộ có thể bị ảnh hưởng sớm bởi sa sút trí tuệ vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.

Trong 14 yếu tố hàng dầu dẫn đến YOD, có các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội lẫn bệnh lý, trong đó nổi bật nhất là tình trạng kinh tế – xã hội thấp, sự cô lập với xã hội, khiếm thính, đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim và trầm cảm.

Thiếu vitamin D và hàm lượng protein phản ứng C cao (do gan sản xuất để phản ứng với tình trạng viêm) cũng gây ra nguy cơ cao hơn.

Tiếp theo là 2 nguyên nhân di truyền: Hai biến thể gen ApoE4 ε4 – vốn từng được chứng minh là liên quan đến Alzheimer – cũng làm gia tăng nguy cơ não bộ sớm sa sút.

Lạm dụng rượu là một trong những yếu tố nguy cơ có thể phòng tránh được mà các nhà nghiên cứu chỉ ra. Tuy vậy, dường như thói quen thưởng thức một chút đồ uống này – miễn là không quá chìm đắm vào nó – lại tỏ ra có lợi cho não bộ.

Trình độ học vấn chính quy cao hơn và tình trạng suy nhược thể chất thấp hơn (được đo bằng lực nắm tay cao hơn) cũng có liên quan đến nguy cơ YOD thấp hơn.

Nhà dịch tễ học David Llewellyn từ Đại học Exeter (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết đây là nghiên cứu lớn nhất và mạnh mẽ nhất thuộc loại này từng được thực hiện.

“Thật thú vị, lần đầu tiên nó tiết lộ rằng chúng ta có thể hành động để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng suy nhược này” – ông nói.

Đồng tác giả, nhà dịch tễ học thần kinh Sebastian Köhler từ Đại học Maastricht (Hà Lan), nhấn mạnh một loạt yếu tố thuộc nhóm “có thể thay đổi được”.

Đầu tiên, việc sống tích cực hơn, cải thiện đời sống tinh thần sẽ giúp bảo vệ não bộ, bao gồm bao gồm tránh căng thẳng mạn tính, tham gia hoạt động xã hội nhiều hơn để tránh rơi vào tình trạng cô đơn và trầm cảm.

Tập thể dục ngoài trời giúp bạn có cơ hội cao hơn hấp thụ “vitamin ánh nắng” – tức vitamin D – và cải thiện sức mạnh thể chất, chống lại bệnh tật bao gồm bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường…, đều là những nguyên nhân gây sa sút trí tuệ sớm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé trai mắc khối u nặng gần ⅓ cơ thể

Chị Trà, 32 tuổi, đi khám thai ở 1 phòng khám tại TP HCM nhưng không phát hiện bất thường. Sau đó, chị được phát hiện có bướu vùng cổ (kích thước 6×6 cm, có nguy cơ chèn vùng trung thất) khi thăm khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh lúc thai kỳ 31 tuần.

Bé trai mắc khối u nặng gần ⅓ cơ thể - Ảnh 1.

Ca mổ bóc khối u chiếm 1/3 cơ thể bé trai

Khi thai 37 tuần, các bác sĩ hội chẩn đánh giá u lớn, khả năng trẻ suy hô hấp sau sinh, cần sinh mổ chủ động.

BSCKII Phạm Lê Mỹ Hạnh, Trưởng Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết bé chào đời nặng 3,4 kg, kích thước bướu 10×20 cm (nặng 1 kg) kéo vẹo cổ qua một bên. Ngoài ra, bé còn bị tắc ruột sơ sinh phải mổ cấp cứu giải quyết lưu thông đường tiêu hóa.

Đợi bé phát triển, các bác sĩ đã tiến hành bóc tách được khối u khỏi cơ thể, kiểm soát được nguy cơ tổn thương mạch máu và thần kinh.

“Đây là ca mổ khó vì nguy cơ tổn thương mạch máu, thần kinh, để lại nhiều di chứng cho bé như liệt cánh tay, ảnh hưởng chức năng vận động vùng cổ song chúng tôi đã trả lại hình hài bình thường cho bé” – BSCKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thông tin.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vừa rời khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ bất ngờ gặp nạn

Người phụ nữ 42 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) dậy đi tập thể dục lúc sáng sớm. Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, bất ngờ chị bị người đi xe máy chở gà chạy cùng chiều tông phải.

Cú va chạm khiến người phụ nữ này chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3, chấn thương cổ tay. Nguyên nhân do người điều khiển xe máy buồn ngủ đã không làm chủ được tay lái.

Vừa rời khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ bất ngờ gặp nạn- Ảnh 1.

Bác sĩ đánh giá tổn thương của nữ bệnh nhân bị tai nạn khi đi thể dục lúc sáng sớm

Thời điểm đó, đúng lúc hàng xóm mở cửa bán hàng nên phát hiện và gọi người nhà đưa nạn nhân đi cấp cứu. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Một trường hợp khác, được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Việt Đức sáng 1-5, nam bệnh nhân 34 tuổi, có tiên lượng nặng do bị chấn thương cột sống cổ.

Theo em trai bệnh nhân, đêm 30-4, gia đình nhận tin anh bị tai nạn giao thông và được người đi đường đưa đến bệnh viện địa phương, sau đó chuyển tuyến lên trung ương.

“Từ lúc nhập viện đến nay, anh tôi không nói được nên cũng không biết anh có uống rượu, bia hay không nhưng theo người đi đường anh tôi điều khiển xe máy trên đường, gặp trời mưa và tự ngã”- em bệnh nhân nói.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hòa, Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức, trưởng tua trực ngày 1-5,  cho biết trong 5 ngày nghỉ lễ, bệnh viện tiếp nhận hơn 700 ca cấp cứu, trong đó tai nạn giao thông chiếm 50% và một nửa trong số đó liên quan đến rượu, bia. Ngoài ra, còn tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động.

Vừa rời khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ bất ngờ gặp nạn- Ảnh 2.

Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Đức

“Dự báo chiều tối nay bệnh nhân cấp cứu có thể sẽ đông hơn những ngày trước vì người dân từ khắp nơi di chuyển về TP Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ”- bác sĩ Hòa nói.

Theo bác sĩ Hòa, từ khi Bộ Công an triển khai xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn số lượng bệnh nhân có uống rượu bia bị tai nạn giao thông vào Bệnh viện Việt Đức giảm mạnh, mức độ nặng của những ca tai nạn liên quan đến rượu bia cũng giảm hơn so với thời điểm trước.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thêm tình huống khám chữa bệnh có thể được hưởng 100% BHYT

Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành liên quan nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng dự thảo sửa đổi Luật BHYT để trình Chính phủ, trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua.

Tại dự thảo luật, Bộ Y tế đã đề xuất một số tình huống khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi BHYT 100%.

Thêm tình huống khám chữa bệnh có thể được hưởng 100% BHYT- Ảnh 1.

Đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở y tế

Theo đó, một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám chữa bệnh tại cơ sở có chuyên khoa thuộc cấp khám chữa bệnh cơ bản, chuyên sâu theo quy định của Bộ Y tế được thanh toán 100% theo mức hưởng.

Đơn cử, một số bệnh hiếm, bệnh cần phải sử dụng kỹ thuật cao hoặc với các bệnh mà tại bệnh viện cấp cơ bản như huyện, tỉnh chưa điều trị được, chưa được phê duyệt danh mục kỹ thuật thì người dân có thể đến thẳng cơ sở cấp chuyên sâu, bệnh viện tuyến cuối, đầu ngành để được chẩn đoán, điều trị.

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất, với một số bệnh sau khi chẩn đoán ban đầu ở tuyến trên, chuyên sâu, kỹ thuật cao, có thể trở về chăm sóc tại y tế xã hay bệnh viện huyện thì người bệnh được tiếp nhận quản lý bệnh tại tuyến dưới và nhận thuốc giống thuốc ở tuyến trên (ví dụ thuốc tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường…), như khi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh, hay bệnh viện thuộc Bộ Y tế.

Một đề xuất khác là người bệnh được tự đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế thuộc chuyên môn kỹ thuật cao hơn tại địa phương hoặc địa phương giáp ranh trong trường hợp cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, cơ sở y tế cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn liền kề với cơ sở mà người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không có đủ năng lực, phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế sẽ được thanh toán 100% mức hưởng.

Bộ Y tế cũng đề xuất mở rộng phạm vi quyền lợi chi trả BHYT đối với việc khám chữa bệnh để đánh giá nguy cơ và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của một số bệnh có tỉ lệ mắc cao, đạt hiệu quả khi can thiệp sớm, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật ở giai đoạn muộn để đồng bộ với điều chỉnh trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Các bệnh được đề xuất chi trả cho đánh giá nguy cơ, điều trị ngăn ngừa bao gồm ung thư cổ tử cung và ung thư vú.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nghiên cứu Havard: Bổ sung canxi đúng lúc có thể ngừa đau tim, đột quỵ

Canxi được biết đến là chất đóng vai trò quan trọng cho hệ xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp. Một nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan (Mỹ) cho thấy canxi còn ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ bệnh tim mạch và các biến cố liên quan.

Nghiên cứu Havard: Bổ sung canxi đúng lúc có thể ngừa đau tim, đột quỵ- Ảnh 1.

Thực phẩm giàu canxi được bổ sung hợp lý theo đồng hồ sinh học sẽ mang lại lợi ích lớn – Ảnh đồ họa AI

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học BMC Public Health, dữ liệu của hơn 36.000 người Mỹ đã được đưa vào phân tích.

Họ được kiểm tra tần suất bổ sung các món ăn, thức uống giàu canxi vào các thời điểm cụ thể trong ngày. Ngoài ra, tình trạng bệnh tim mạch của những người này cũng được đánh giá dựa trên tiền sử đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, bệnh động mạch vành hoặc đau tim.

Những người tham gia được chia thành 5 nhóm, dựa trên lượng canxi họ tiêu thụ vào bữa sáng và bữa tối.

Canxi được chứng minh là chất giúp ngăn ngừa và kiểm soát các vấn đề tim mạch bằng cách điều hòa mạch máu, tình trạng co cơ, cơ chế dẫn truyền thần kinh, sản xuất hormone, khối lượng mỡ cơ thể, mỡ máu, huyết áp…

Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ canxi là có lợi để phòng ngừa các vấn đề về tim và mạch máu. 

Tuy nhiên, đồng hồ sinh học chi phối mọi sinh vật sống, nên bổ sung canxi hay bất cứ thứ gì khác vào các thời điểm khác nhau sẽ mang lại tác dụng đôi phần khác biệt.

Kết quả phân tích cho thấy những người dùng thực phẩm giàu canxi cao nhất vào bữa tối và lượng canxi thấp nhất vào bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nhất. 

Ngược lại, những người bổ sung lượng canxi cao nhất vào bữa sáng và lượng canxi thấp nhất vào bữa tối có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp nhất.

Với mỗi 5% lượng canxi dùng trong ngày được chuyển từ buổi tối sang buổi sáng, nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch giảm được 6%.

Các kết quả cho thấy việc ưu tiên ăn, uống các món giàu canxi vào buổi sáng sẽ mang lại lợi ích bổ sung cho việc phòng ngừa bệnh tim mạch và các biến cố liên quan, bao gồm đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, đau tim…

Theo Healthline, sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…) mang lại nguồn canxi dồi dào nhất. Ngoài ra, các loại rau màu xanh lá đậm, cá nhỏ có thể nấu nhừ ăn cả xương (như cá cơm, cá mòi), ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu… cũng giàu canxi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

7 nhóm triệu chứng lạ quý ông có thể gặp sau khi “yêu”

Theo Daily Mail, POIS là “hội chứng hậu cực khoái” mà các nhà khoa học đã ghi nhận ở một số quý ông, gây ra bởi phản ứng dị ứng hiếm gặp.

Viết trên tạp chí y học Progrès en Urologie, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Charlotte Methorst từ Bệnh viện Trung tâm Quatre Villes (Pháp) cho biết POIS có thể biểu hiện qua 7 nhóm triệu chứng khiến quý ông tưởng rằng mình đang bị nhiễm bệnh gì đó.

7 nhóm triệu chứng lạ quý ông có thể gặp sau khi

Quý ông nên tìm đến bác sĩ nếu gặp các triệu chứng bất thường sau khi “yêu” – Ảnh minh họa AI

Thứ nhất là một triệu chứng tổng quát khiến quý ông cảm thấy rất mệt mỏi, như bị kiệt sức, đánh trống ngực, khó tập trung… 

Thứ hai là triệu chứng giống cúm gồm sốt, ớn lạnh, cảm thấy không khỏe.

Thứ ba là triệu chứng thần kinh như đau đầu, sương mù não. 

Thứ tư là vấn đề ở mắt như đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa. 

Thứ năm là triệu chứng giống như người viêm mũi dị ứng: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi.

Thứ sáu là triệu chứng thanh quản gồm khô miệng, đau họng, khàn giọng. 

Thứ bảy là vấn đề ở cơ bắp như căng cơ ở lưng hoặc cổ, đau cơ, nặng chân…

Các tác giả thừa nhận họ vẫn bối rối về cơ chế gây ra các phản ứng lạ nói trên, tuy nhiên rất có thể đó là một kiểu phản ứng tự miễn. Trong đó, các quý ông này có thể có phản ứng dị ứng đối với tinh dịch của chính mình.

Trước đó, tình trạng dị ứng với tinh dịch từng được ghi nhận trong một số báo cáo, nhưng chủ yếu là vấn đề xảy ra ở bạn tình của họ.

Một giả thuyết khác là POIS bị kích hoạt bởi sự mất cân bằng hóa học trong não.

Theo TS Methorst, tuy số trường hợp mà bệnh viện của bà ghi nhận trong 2 thập kỷ gần đây chỉ là 60 và hội chứng này cũng được một số nghiên cứu khác cho là hiếm gặp, nhưng có thể nhiều quý ông không biết và vẫn âm thầm sống chung với vấn đề này.

Vì vậy, lời khuyên là nếu các triệu chứng lạ cứ lặp đi lặp lại sau khi “yêu”, bạn nên tìm đến bác sĩ, thay vì bị những vấn đề khó chịu này ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

Chưa có phác đồ trị liệu chuyên biệt cho hội chứng đặc biệt này, nhưng các phương pháp điều trị dị ứng thông thường như thuốc kháng histamine, kháng viêm tỏ ra hiệu quả ở nhiều người. Ngoài ra, các liệu pháp hành vi bao gồm kỹ thuật chánh niệm cũng phát huy tác dụng hỗ trợ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai cách tập thể dục “lạ” nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường

Trong một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, các tác giả từ Đại học Foro Italico ở Rome – Ý chỉ ra tập thể dục trước và sau bữa ăn một khoảng thời gian nhất định sẽ rất hiệu quả để hạn chế tình trạng đường huyết biến động.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường type 2, một vấn đề đang ảnh hưởng đến 463 triệu người trưởng thành toàn cầu, theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2021.

Hai cách tập thể dục "lạ" nhưng rất hiệu quả để khống chế tiểu đường- Ảnh 1.

Tập thể dục một chút sau bữa ăn chừng 15-30 phút sẽ đem đến tác dụng đặc biệt lên đường huyết – Ảnh đồ họa AI

Theo các tác giả, tập thể dục cải thiện lưu lượng máu trong các cơ hoạt động và huy động vi mạch, do đó làm tăng sự hấp thu glucose và giảm mức độ của nó trong máu.

Tuy nhiên, tình trạng dinh dưỡng tại thời điểm tập luyện là yếu tố quyết định sự biến động của lượng đường trong máu.

Hiệu quả của việc tập thể dục, đặc biệt là khi thực hiện 12-16 giờ trước khi ăn, sẽ ít hơn đáng kể đối với việc kiểm soát đường huyết cấp tính.

Vì vậy, tập thể dục nhịp điệu hoặc tập sức đề kháng cường độ vừa phải 20-45 phút trước bữa ăn là tốt nhất ngừa tăng đường huyết quá cao sau bữa ăn.

Tập thể dục trước bữa ăn gây ra sự nhạy cảm với insulin và quá trình oxy hóa chất béo bằng cách thúc đẩy quá trình phân giải glycogen, sau đó ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa được hạ đường huyết mà người mắc tiểu đường cũng thường gặp.

Trong khi đó, các hướng dẫn hoạt động thể chất gần đây dành cho người mắc bệnh tiểu đường type 2 khuyến nghị nên tập thể dục sau bữa ăn để kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết sau bữa ăn.

Đối với người khỏe mạnh, nồng độ glucose đạt đỉnh 30-60 phút sau khi ăn. Tuy nhiên, mức glucose đạt đỉnh 60-120 phút sau bữa ăn ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Ít phút đi bộ với cường độ vừa phải hay đạp xe vào thời điểm khoảng 15-30 phút sau khi ăn rất có lợi với người bệnh tiểu đường lẫn người khỏe mạnh.

Như vậy, tập thể dục vào bất cứ thời điểm nào tương đối gần bữa ăn đều đem lại lợi ích tốt hơn cho người bệnh tiểu đường.

Cũng theo phân tích mới này, các buổi tập nên kéo dài khoảng 30-60 phút để đạt được hiệu quả.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bất ngờ với kiểu tập thể dục chống đột quỵ, đau tim hiệu quả

Một nghiên cứu mới từ Trung tâm Charles Perkins và Trường Khoa học Y tế thuộc Đại học Sydney (Úc) cho thấy tập thể dục vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể ảnh hưởng khác nhau đến nguy cơ tử vong sớm do các biến cố chết người.

Bất ngờ với kiểu tập thể dục chống đột quỵ, đau tim hiệu quả- Ảnh 1.

Tập thể dục vào các thời điểm khác nhau đem lại lợi ích ít nhiều khác biệt – Ảnh đồ họa AI

Các tác giả đã phân tích dữ liệu của gần 30.000 người có nguy cơ – là những bệnh nhân béo phì, tiểu đường – được thu thập bởi ngân hàng dữ liệu sinh học Biobank (Anh).

Những người tham gia có độ tuổi trung bình là 62,2, được theo dõi trong 8 năm. Họ được ghi nhận nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Tổng cộng có 1.425 người đã tử vong trong thời gian nghiên cứu, 3.980 người gặp các sự cố liên quan đến bệnh tim mạch, 2.162 người gặp các sự cố liên quan đến bệnh vi mạch.

Trong đó, các ca tử vong cũng chủ yếu do các sự cố tim mạch và vi mạch gây nên, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim…

Kết quả được công bố trên tạp chí Diabetes Care của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) cho thấy tập thể dục vào bất kỳ thời gian nào trong ngày đều giúp giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, do bệnh tim mạch hay vi mạch.

Tuy vậy, mỗi khung thời gian đem lại hiệu quả khác biệt nhau, trong đó thời gian có tác động mạnh mẽ nhất lại khá bất ngờ: Buổi tối, thay vì sáng sớm như mọi người thường nghĩ.

Với nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, người tập thể dục hoặc hoạt động thể chất khác ở mức độ từ vừa phải đến mạnh mẽ sẽ giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân 61%. Mức giảm nguy cơ là 40% với người tập buổi chiều và 33% với người tập buổi sáng.

Với nguy cơ gặp biến cố tim mạch, mức giảm nguy cơ cho việc tập thể dục buổi tối – chiều – sáng là 36%, 29% và 24%.

Tương tự, với nguy cơ gặp biến cố vi mạch, mức giảm nguy cơ lần lượt là 24%, 18% và 14%.

Kết quả trên là lời gợi ý hữu ích cho những người ít thời gian rảnh rỗi có thể sắp xếp giờ tập luyện phù hợp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sức khoẻ ca nhiễm cúm gia cầm H9N2 ở Tiền Giang thế nào?

Chiều 10-4, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết hiện người đầu tiên mắc cúm gia cầm A/H9N2 tại Việt Nam hiện đang điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Sức khoẻ ca nhiễm cúm gia cầm H9N2 ở Tiền Giang thế nào?- Ảnh 1.

Đại diện Bộ Y tế cho biết ca nhiễm cúm gia cầm ở Tiền Giang vẫn đang phải điều trị tích cực

Kể từ khi bệnh nhân cách ly, điều trị tại bệnh viện đến nay, 15 người tiếp xúc gần với bệnh nhân hiện có sức khỏe bình thường.

Bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm nói trên còn bị nhiễm nấm xâm lấn, biến chứng suy hô hấp, xuất huyết phổi, xơ gan do rượu, theo dõi u gan.

Theo ông Đức, từ năm 2015 đến nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận 98 ca bệnh cúm A/H9N2, trong đó 2 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc có triệu chứng nhẹ và vừa, 2 trường hợp tử vong là người có bệnh nền.

“Đây là chủng virus có độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Khả năng lây nhiễm sang người còn hạn chế, những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh nặng là người có sức đề kháng yếu. Chưa có bằng chứng về việc lây nhiễm từ người sang người”- ông Đức nói.

Ông Đức đánh giá nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm là thấp nhưng người dân không nên chủ quan, nhất là người có bệnh nền, đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao. Trong khi đó, nguồn gây bệnh trên động vật nên ngành y tế không thể đơn phương kiểm soát, đòi hỏi có sự phối hợp giữa nhiều ngành, đơn vị.

Để ngăn chặn lây nhiễm từ gia cầm sang người, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh cần tăng cường truyền thông các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang người, chú trọng vào các đối tượng có sức đề kháng kém và có bệnh nền.

Sức khoẻ ca nhiễm cúm gia cầm H9N2 ở Tiền Giang thế nào?- Ảnh 2.

Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là tại các cơ sở điều trị và các khu vực nguy cơ cao để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus.

Phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ để cập nhật, chia sẻ tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên thế giới, theo dõi biến đổi gen của các chủng virus cúm gia cầm nhằm đánh giá và nhận định nguy cơ kịp thời.

Trước đó, Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm gia cầm A/H9N2 đầu tiên là nam bệnh nhân 37 tuổi, trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Điều tra dịch tễ ghi nhận đối diện nhà bệnh nhân là nhà người thân có trực tiếp giết mổ và kinh doanh buôn bán gia cầm. Bệnh nhân không trực tiếp tiếp xúc với gia cầm.

Theo các chuyên gia dịch tễ, người có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm, cúm lợn và các loại virus cúm khác, như cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9, A/H9N2 và các virus cúm lợn A/H1N1, A/H1N2 và A/H3N2.

Với virus cúm gia cầm, việc giám sát trên gia cầm rất quan trọng bởi virus có khả năng tái tổ hợp hình thành virus mới, tăng nguy cơ lây bệnh cho người.

Người có thể lây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc do chạm tay vào các bề mặt dính dịch nhầy, nước bọt hoặc phân động vật bị nhiễm bệnh rồi chạm lên mắt, mũi, miệng, hoặc hít phải bụi trong không khí.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai loại trái cây có thể cứu mạng bệnh nhân cao huyết áp

Các nhà khoa học từ các khoa, bệnh viện trực thuộc của Đại học Y khoa Đại Liên và Đại học Dương Tử (Trung Quốc) đã theo dõi 2.480 bệnh nhân cao huyết áp cao tuổi trong vòng 10 năm.

Hai loại trái cây có thể cứu mạng bệnh nhân cao huyết áp- Ảnh 1.

Chuối và táo là các loại trái cây dễ tìm, dễ ăn, có thể chế biến theo nhiều cách – Ảnh đồ họa

Dữ liệu các bệnh nhân này được lọc ra từ dữ liệu của chương trình Khảo sát Thăm dò Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES, 2003-2006) của Mỹ và sử dụng Chỉ số Tử vong Quốc gia (NDI) của nước này để đánh giá nguyên nhân tử vong.

Họ được chú trọng xem xét thói quen tiêu thụ trái cây, từ đó chỉ ra các loại trái cây có thể ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở nhóm bệnh nhân này.

Theo bài công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, chuối và táo đã trở nên nổi bật.

Những người ăn táo từ 3-6 lần/tuần có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm tới 40%, trong khi ăn chuối 3-6 lần/tuần giảm được 24%.

Hiệu quả tăng lên khi ăn cả chuối và táo 3-6 lần/tuần: Nguyên nhân tử vong do mọi nguyên nhân giảm được tới 43%

Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa việc ăn lê, dứa và nho với tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.

Tuy vẫn cần được xem xét thêm ở các nhóm rộng hơn, nhưng các kết quả trên đã gợi ý một cách đơn giải để những bệnh nhân cao huyết áp có thể tự bảo vệ sức khỏe, chống lại rủi ro tử vong sớm.

Theo thống kê gần nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 1/4 dân số trưởng thành toàn cầu đang chịu đựng tình trạng cao huyết áp, dẫn đến 10 triệu ca tử vong mỗi năm.

Chủ yếu các ca tử vong này xảy ra do cao huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận, đều là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm.

Trong khi đó, ăn chuối và táo dường như là giải pháp dễ dàng bởi đây là những trái cây dễ tìm ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, từng được nhiều nghiên cứu khác chứng minh là giàu chất chống oxy hóa và nhiều chất bổ dưỡng khác, tốt cho sức khỏe theo nhiều mặt.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bác sĩ chỉ cách sơ, cấp cứu ai cũng có thể làm được

Bác sĩ chỉ cách sơ, cấp cứu ai cũng có thể làm được- Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn kỹ năng sơ cứu, cấp cứu tai nạn

Mới đây, hình ảnh nữ điều dưỡng của Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cứu mạng một du khách nước ngoài tại TP Đà Nẵng nhờ hồi sinh tim phổi đúng cách, kịp thời, đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân.

Ngoài lời khen, cảm ơn, nhiều người cho rằng việc cấp cứu ban đầu đúng cách để hồi sinh tim phổi là vô cùng cần thiết.

Cấp cứu đúng cách người gặp nạn

Ngày 5-4, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức chương trình tuyền thông giáo dục sức khỏe chủ đề Hướng dẫn kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn tại cộng đồng.

Tại đây, bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm Cấp cứu A9, đã hướng dẫn cách hồi sinh tim phổi cho người không may gặp nạn.

Theo bác sĩ Hùng, hồi sinh tim phổi gồm 2 giai đoạn là cơ bản và nâng cao. Hồi sinh tim phổi cơ bản dành cho cộng đồng và ngoài bệnh viện, còn hồi sinh tim phổi nâng cao dành cho các nhân viên y tế và bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ.

Vai trò của hồi sinh tim phổi cơ bản và hồi sinh tim phổi nâng cao là quan trọng như nhau.

Bác sĩ chỉ cách sơ, cấp cứu ai cũng có thể làm được- Ảnh 2.

Sơ cứu đúng sẽ giảm nguy cơ tàn phế, tử vong cho người bị nạn

Hồi sinh tim phổi cơ bản là bước đầu tiên trong cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân. Việc này cần được thực hiện ngay lập tức bởi người chứng kiến, nhằm duy trì tuần hoàn và ôxy cho não và các cơ quan khác cho đến khi hồi sức tim phổi nâng cao hoặc các can thiệp khác được tiến hành bởi đội cấp cứu ngoại viện và nhân viên y tế.

Mục đích của sơ cấp cứu là nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong, hạn chế tổn thương thứ phát và tạo điều kiện cho nạn nhân hồi phục.

Để hỗ trợ cấp cứu cho người không may gặp nạn, cần tuân thủ theo các bước: Đánh giá hiện trường – Đánh giá ban đầu – Gọi trợ giúp – Thực hiện sơ cứu và vận chuyển.

Đầu tiên cần đảm bảo hiện trường an toàn cho bạn để tiến hành cấp cứu cho nạn nhân (cần quan sát nhanh tìm các yếu tố có thể nguy hiểm như: cháy nổ, nguồn điện, khí độc…).

Đánh giá sự thức tỉnh của nạn nhân: Kích thích và hỏi to xem liệu nạn nhân có ổn không. Nhìn vào lồng ngực và toàn thân để xem nạn nhân có cử động hoặc thở bình thường không?

“Đây là những bước đầu tiên sau khi tiếp cận cấp cứu cho người không may gặp nạn” – bác sĩ Hùng nói.

Bác sĩ chỉ cách sơ, cấp cứu ai cũng có thể làm được- Ảnh 3.

Ép tim để hồi sinh tim phổi cơ bản đối với nạn nhân bất tỉnh, không phát hiện nhịp thở và mạch

Sau khi đảm bảo an toàn, cần chú ý 3 trường hợp: Nạn nhân vẫn còn ý thức; nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn nhịp thở và bắt được mạch; nạn nhân bất tỉnh, ngừng thở và không có mạch.

Với từng trường hợp sẽ có cách cấp cứu cơ bản khác nhau:

– Đối với nạn nhân vẫn còn ý thức, tỉnh táo cần đưa về tư thế khiến người bị nạn cảm thấy dễ chịu nhất để hồi phục.

– Đối với nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn nhịp thở và mạch cần đưa về tư thế nằm nghiêng an toàn nếu như không có chấn thương về cột sống, nhằm bảo vệ nhịp thở.

– Với trường hợp nạn nhân có dấu hiệu ngừng tuần hoàn như thở ngáp hoặc không thở; không sờ thấy mạch ở cổ và bẹn; tím tái… cần phải tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức.

Đầu tiên cần gọi cấp cứu và đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, để nạn nhân nằm ngửa. Khi ép tim cần lưu ý về vị trí, tốc độ cũng như cường độ ép.

Sau đó cứ 3 phút một lần dừng lại 5 giây bắt mạch. Nếu tim chưa đập lại, cần duy trì ép tim và hô hấp nhân tạo. Nếu tim đập lại vẫn tiếp tục hô hấp nhân tạo.

Sơ cấp cứu người bệnh trong trường hợp ngừng tuần hoàn và ngất xỉu

Tần số ép tim sẽ là 100-120 lần/phút, lực ép mạnh để lồng ngực lún xuống 5 cm. Vị trí ép đúng là nửa dưới xương ức hoặc giữa hai núm vú. Tư thế người ép là chân quỳ, trục cánh tay vuông góc với thân mình người bệnh.

Cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt. Đối với nhũ nhi cần điều chỉnh lực ép bằng cách dùng 2 ngón tay cái để ép.

“Tế bào não chỉ chịu đựng được trong khoảng thời gian khoảng 3-4 phút, sau đó sẽ tổn thương vĩnh viễn không có khả năng hồi phục. Lúc này phải nhanh chóng thực hiện kỹ thuật hồi sức tim phổi. Nếu thiếu máu quá lâu tế bào não sẽ tổn thương vĩnh viễn, nếu có thể sống thì người bệnh cũng sẽ chỉ sống một đời sống thực vật”- bác sĩ Hùng lưu ý.

Khi sơ cấp cứu cần chú ý kiểm soát đường thở của người bệnh. Cụ thể, cần tìm hiểu xem người bệnh có bị mắc dị vật, răng giả hay đờm dãi… hay không. Nếu có, cần làm thông thoáng đường thở cho người bệnh.

Bác sĩ chỉ cách sơ, cấp cứu ai cũng có thể làm được- Ảnh 4.

Tư thế nằm nghiêng an toàn của nạn nhân nếu như không có chấn thương về cột sống

Song song với việc sơ cấp cứu, cần gọi cấp cứu 115 bằng cách hô to yêu cầu mọi người xung quanh giúp đỡ. Nếu chỉ có một mình, cần bật chế độ loa ngoài để trao đổi thông tin và được hướng dẫn liên tục khi đang hỗ trợ nạn nhân.

Bác sĩ Hùng cũng lưu ý khi có người bị ngưng tim, tuyệt đối không được đổ nước, xoa dầu, cạo gió, không đâm kim, chích máu đầu ngón tay, ngón chân… làm trì hoãn quá trình sơ cứu. Khi nạn nhân chưa tỉnh táo hoàn toàn cũng không cho bệnh nhân ăn, uống, tránh đồ ăn, thức uống sặc vào đường thở.

Trong các vụ tai nạn lao động hay tai nạn giao thông, phải luôn chú ý tới cột sống cổ, để tránh trường hợp kể trên khiến bệnh nhân bị liệt hoàn toàn do sơ cứu sai cách.

“Đề phòng họ bị gãy đốt sống cổ, nên giữ cho họ nằm yên và cố định cổ bằng vật cứng như nẹp, mảnh gỗ, thậm chí bằng 2 viên gạch 2 bên, trước khi nhân viên y tế đến”- bác sĩ Hùng lưu ý.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Uống nước sao cho đúng, chuyện không thể coi thường

Trước tình hình nắng nóng kéo dài ở khu vực Nam Bộ, trong đó có TP HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã đưa ra khuyến cáo bảo vệ sức khỏe, phòng các bệnh do mất nước gây ra.

Uống nước sao cho đúng, chuyện không thể coi thường- Ảnh 1.

Nước giúp gan và thận bài tiết chất thải, đào thải độc tố; hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi. Ngoài ra còn duy trì chức năng bình thường của ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa, làm trơn các khớp xương, giữ cho da đẹp…

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Cụ thể, đầu tiên, nước là dung môi sống để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.

Nước hòa tan các khoáng chất và chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thu, phục vụ hoạt động sống. Quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ tạo ra các chất dư thừa, chất độc. Nước giúp gan và thận bài tiết chất thải, đào thải độc tố; hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi. Ngoài ra, nước còn duy trì chức năng bình thường của ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa, làm trơn các khớp xương, giữ cho da đẹp…

Để lượng nước uống vào phù hợp, theo HCDC, trong điều kiện bình thường, một ngày cơ thể cần trung bình 2 lít nước.

Nhu cầu về nước trong những ngày nóng bức, trong khi lao động thể lực hay tập luyện thể dục thể thao, trong tình trạng bị sốt, phụ nữ đang cho con bú tăng đáng kể so với bình thường. Do đó, tùy theo thể trạng sức khỏe, tình hình hoạt động mà mỗi người cần uống đủ một lượng nước khác nhau, phù hợp từng ngày để bảo đảm lượng nước vào cơ thể vừa đủ.

HCDC cho biết có 3 loại nước nên uống gồm: Nước đã đun sôi; các loại trà thảo dược, thanh nhiệt (trà actiso, râu ngô, giảo cổ lam, hoa cúc, trà xanh…); nước ép trái cây.

Các loại nước nên hạn chế uống gồm: Nước ép trái cây đóng hộp; nước ngọt có gas; cà phê, nước uống chứa cồn, nước uống tăng lực. Những loại nước uống này ngon miệng và có cảm giác giải khát nhưng thực chất nó chứa thành phần axit, đường cao nên gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến men răng và làm tăng nguy cơ béo phì.

Chất cafein có trong trà, cà phê làm tăng bài tiết canxi của cơ thể, gây mất nước và làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Nước uống tăng lực sẽ khiến bạn có cảm giác bồn chồn, tăng huyết áp, mất nước, gây hại cho dạ dày.

HCDC hướng dẫn có các biện pháp uống nước đúng cách. Cụ thể:

1. Uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200ml. Tránh tình trạng uống quá nhiều nước một lúc sẽ khiến nước hấp thu nhanh làm máu bị loãng, cơ thể tăng bài tiết nước làm mất đi một số khoáng chất cần thiết.

2. Uống nhiều nước vào buổi sáng và giảm dần đến tối. Trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước vì sẽ dễ gây mất ngủ. Thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng. Sau một giấc ngủ dài cơ thể bị mất nước thì một ly nước lọc là một giải pháp rất tốt để cung cấp nước và giải độc cho cơ thể.

3. Uuống đủ nước chứ không nên để lúc khát mới uống vì khi có cảm giác khát thì cơ thể đã mất đi một lượng nước khoảng 2-5%. Uống đúng cách là biết chia đều thời gian uống nước để bảo đảm cơ thể luôn đủ nước.

4. Không nên uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nước có nhiệt độ khoảng 15-30°C là phù hợp. Uống nước quá lạnh sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt và nếu uống thường xuyên sẽ làm giảm chức năng của ruột và dạ dày, dẫn đến dễ bị đau bụng thậm chí tiêu chảy. Nước nóng quá có thể khiến bị tổn thương niêm mạc thực quản, lâu dài sẽ rất nguy hiểm.

5. Không nên uống nước đun lại nhiều lần vì nước đun sôi nhiều lần sẽ khiến kết tủa lắng đọng. Những kết tủa này thường là các kim loại nặng có trong nước sẽ tích tụ trong cơ thể.

6. Nên uống nước trước khi vận động hoặc chơi thể thao để giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ vừa đủ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động. Trong quá trình vận động cần uống nước thường xuyên, không đợi cảm giác khát. Sau khi kết thúc, hãy dành khoảng 10 phút nghỉ ngơi rồi sau đó hãy uống nước.

Lưu ý là uống nhiều nước khi cơ thể vẫn chưa trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường, tim vẫn đang đập nhanh sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho tim và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

7. Không nên uống quá nhiều nước. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nước, thận làm việc không kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và thậm chí là choáng, xỉu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Kiểu ăn kiêng đang “hot”, có thể chống được bệnh tâm thần

Công bố nghiên cứu trên tạp chí y học Psychiatry Research, nhóm khoa học gia Stanford chỉ ra chế độ ăn kiêng Keto (Ketogenic) có thể được sử dụng để hỗ trợ một số bệnh nhân tâm thần nặng.

Trong các thí nghiệm, kiểu ăn kiêng đang “hot” và gây tranh cãi này vừa giúp chống lại các tác dụng phụ lên hệ thống chuyển hóa mà thuốc điều trị tâm thần gây nên, vừa hỗ trợ cải thiện tâm trạng bệnh nhân.

Kiểu ăn kiêng đang

Người ăn kiêng kiểu Keto sẽ được yêu cầu tiêu thụ nhiều chất béo, đạm, rau xanh nhưng cực ít tinh bột – Ảnh đồ họa

Trong vòng 4 tháng, nhóm nghiên cứu đã theo dõi 21 bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực, đang phải dùng thuốc chống loạn thần.

Những người này cũng gặp các tác dụng phụ của thuốc bao gồm tăng cân, kháng insulin, tăng triglyceride máu, rối loạn lipid máu hoặc suy giảm khả năng dung nạp glucose.

Họ được hướng dẫn ăn kiêng kiểu Keto, với chỉ 10% calo từ bữa ăn đến từ carbohydrate, 30% từ protein và 60% từ chất béo.

Theo News-Medical, cuối giai đoạn thử nghiệm, 29% đã thực hiện nghiêm ngặt yêu cầu ăn uống nói trên.

Nhóm này cải thiện rõ sức khỏe trao đổi chất: Giả chu vi vòng eo 11%, các chỉ số huyết áp, BMI, triglyceride, đường huyết, tình trạng kháng insulin… đều thấp hơn.

Họ cũng cải thiện sức khỏe tâm thần được trung bình 31% theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa. Khoảng 3/4 tình nguyện viên trong nhóm nhận được mức cải thiện có ý nghĩa lâm sàng.

Những người tuân thủ ăn kiểu Keto cũng cho biết họ ngủ ngon hơn, hài lòng với cuộc sống hơn.

“Thật hứa hẹn và đáng khích lệ khi bạn có thể kiểm soát bệnh tật của mình theo cách nào đó, ngoài tiêu chuẩn thông thường” – PGS-BS Shebani Sethi từ Trung tâm Y tế Đại học Stanford (Mỹ) nói.

Ăn kiểu Keto là một kiểu ăn kiêng mà hầu hết người tham gia đều xác nhận giúp họ giảm cân hiệu quả, tuy vậy vẫn còn gây tranh cãi do một số bằng chứng cho thấy sự ăn “lệch” này có thể có một số tác động tiêu cực, bao gồm lên hệ tim mạch hay sự tập trung.

Một số bằng chứng khác lại cho thấy kiểu ăn kiêng này có thể giúp cải thiện một số bệnh mạn tính liên quan đến chuyển hóa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vitamin A có thể giúp chống lại Alzheimer

Trong thí nghiệm mà nhóm nhà khoa học từ Bệnh viện số 2 Gia Hưng, Đại học Y khoa thủ đô Bắc Kinh, Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và Viện Feihe (Trung Quốc) phối hợp thực hiện, một số con chuột đã được can thiệp với vitamin A trong vòng 12 tuần. Sau đó, nhóm nghiên cứu xem xét tác động của vi chất này lên các yếu tố liên quan đến Alzheimer, bao gồm tình trạng viêm, hệ phiên mã đường ruột, hệ vi sinh vật đường ruột, sự tích tụ beta amyloid trong não.

Kết quả cho thấy việc tăng cường vitamin A giúp tăng retinol – một dẫn xuất vitamin A, có khả năng làm trung hòa các gốc tự do gây hại; giảm tích tụ beta amyloid và bảo vệ khả năng nhận thức. Điều này có nghĩa nó góp phần ngăn ngừa Alzhiemer.

Thực phẩm giàu vitamin A có thể giúp bảo vệ nhận thức Ảnh: HEALTHLINE

Thực phẩm giàu vitamin A có thể giúp bảo vệ nhận thức Ảnh: HEALTHLINE

Để chứng minh rõ ràng hơn, vẫn cần thêm các nghiên cứu lâm sàng với thời gian theo dõi nhiều năm. Tuy nhiên, kết quả trên đủ gợi ý rằng bổ sung đầy đủ vitamin A có thể là một trong các phương án hữu hiệu, dễ làm để ngăn ngừa căn bệnh nan y này.

Alzheimer và các bệnh mất trí nhớ khác đang là nguyên nhân gây tử vong sớm xếp hàng thứ 7 – theo Tổ chức Y tế thế giới. Trong khi đó, việc bổ sung vitamin A khá dễ dàng. Trong thực phẩm, giàu vitamin A nhất có thể kể đến các loại rau, củ, quả màu đỏ, vàng, cam; trứng, sữa, đậu và một số rau màu xanh lá đậm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai tách cà phê đủ đẩy lùi loại ung thư chết người thứ 2 thế giới

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học International Journal of Cancer gợi ý cà phê có thể được đưa vào chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư ruột.

Công trình được dẫn đầu bởi nhà dịch tễ học Abisila M. Oyelere từ Đại học Wageningen (Hà Lan), xem xét dữ liệu của 1.719 người.

Hai tách cà phê đủ đẩy lùi loại ung thư chết người thứ 2 thế giới- Ảnh 1.

Cà phê có thể góp phần ngăn chặn sự tái phát ung thư ruột – Ảnh đồ họa

Ung thư ruột – còn gọi là ung thư đại trực tràng – là loại ung thư phổ biến thứ 3 và gây chết người hàng thứ 2 thế giới, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Khoảng 30% bệnh nhân ung thư ruột sau khi chữa khỏi sẽ tái phát và điều này làm tăng cao nguy cơ tử vong, bên cạnh những tác động “dắt dây” khác lên sức khỏe tổng thể do căn bệnh gây nên.

Vì vậy, một chiến lược phòng ngừa tái phát, tăng cơ hội sống còn của bệnh nhân ung thư ruột là điều nhiều nhà nghiên cứu y học trên thế giới theo đuổi.

Theo Science Alert, nhóm khoa học gia Hà Lan đã gợi ý một cách đơn giản và thú vị thông qua nghiên cứu: Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32% trong vòng 6 năm sau khi khỏi bệnh.

Nếu uống nhiều hơn một chút – từ 3 đến 5 tách mỗi ngày – tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cũng giảm tới 29%. Tuy nhiên, lợi ích dường như mất dần nếu uống nhiều hơn 5 tách.

Nghiên cứu này xem xét bệnh nhân ung thư ruột từ giai đoạn I đến giai đoạn III, có nghĩa rằng cà phê tác động tốt đến bệnh nhân ung thư ruột ở mọi giai đoạn của bệnh.

Công trình không xem xét chi tiết cơ chế tác động của cà phê, nhưng gợi ý rằng tác động này có thể do các hợp chất chống oxy hóa trong cà phê làm giảm stress oxy hóa ở mọi nơi trong cơ thể, tác động tích cực lên hệ vi sinh vật đường ruột từ đó ngăn ngừa khối u phát triển.

Cà phê cũng tăng cường sức mạnh của gan, cũng là một cơ chế khác cần thiết để cơ thể tự chống lại bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra cà phê có thể bảo vệ bạn chống lại ung thư da, ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt…

Một nghiên cứu năm 2028 của Mỹ cũng cho thấy bệnh nhân ung thư đại trực tràng uống hơn 4 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn tới 30% so với người không uống. Một nghiên cứu khác thậm chí đưa ra mức giảm nguy cơ tử vong tới 54%.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng?

Chiều 25-3, BHXH Việt Nam đã có thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng đang được dư luận quan tâm.

Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng?- Ảnh 1.

Thẻ BHYT hiện không ghi hạn sử dụng

Thẻ BHYT không còn ghi hạn sử dụng

Theo BHXH Việt Nam, thẻ BHYT được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17-10-2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.

Từ ngày 1-8-2017 đến nay, BHXH các tỉnh, thành phố trên cả nước đã triển khai việc cấp mới, đổi, cấp lại thẻ BHYT theo mã số BHXH.

Theo đó, thẻ BHYT chỉ ghi “Giá trị sử dụng: từ ngày…/…/…” và không ghi thời điểm hết hạn sử dụng “đến ngày…/…/…”. Qua nhiều năm triển khai thực hiện, thay đổi này đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, phù hợp với giai đoạn chuyển đổi số hiện nay và được hầu hết người tham gia hưởng ứng.

BHXH Việt Nam cho hay thẻ BHYT không ghi hạn sử dụng không chỉ giúp tiết kiệm chi phí in ấn và phát hành thẻ BHYT mà còn tạo thuận lợi hơn cho người tham gia BHYT có thể sử dụng thẻ BHYT lâu dài, không phải mất thời gian làm thủ tục, chờ đổi thẻ BHYT hằng năm như trước. Từ đó, đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi BHYT của người hưởng khi cần có thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh.

Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng?- Ảnh 2.

Thẻ BHYT không ghi hạn sử dụng tạo thuận lợi hơn cho người tham gia

Cùng đó, khi người dân tham gia BHYT thì các thông tin của người tham gia (bao gồm cả các trường hợp thay đổi thông tin) trong đó có thông tin về hạn sử dụng thẻ BHYT được ghi đầy đủ trong cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH. Trên biên lai thu tiền đóng cơ quan BHXH cấp cho người tham gia lưu giữ cũng thể hiện hạn sử dụng thẻ BHYT.

Trước 30 ngày hết hạn sử dụng thẻ, cơ quan BHXH gửi danh sách người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT cho các Tổ chức dịch vụ thu để thông tin, thông báo người tham gia đăng ký đóng tiếp BHYT nhằm duy trì thời hạn sử dụng thẻ BHYT.

Cách tra cứu thông tin hạn sử dụng thẻ BHYT

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng đã cung cấp các tiện ích để người dân có thể dễ dàng tìm hiểu tra cứu thông tin hạn sử dụng thẻ BHYT của mình thông qua nhiều hình thức, gồm:

Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam: Người dân truy cập địa chỉ website https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu để thực hiện tra cứu thông tin về thẻ BHYT.

Ứng dụng “VssID – BHXH số” của BHXH Việt Nam: Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ, quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT tại ứng dụng này, người dân cần cài đặt ứng dụng trên nền tảng thiết bị điện thoại di động thông minh và thực hiện đăng ký tài khoản để sử dụng ứng dụng.

Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng?- Ảnh 3.

Ứng dụng “VssID – BHXH số” của BHXH Việt Nam

Ngoài ra, người dân liên hệ với Tổng đài theo số 1900 9068 để được cung cấp thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH, các tổ chức dịch vụ thu BHXH nơi tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam cho biết để người dân có thể theo dõi, tra cứu hạn sử dụng thẻ BHYT tiện lợi và dễ dàng, tới đây ngành BHXH sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp truyền thông, đồng thời nghiên cứu, bổ sung thêm các tiện ích nhằm đáp ứng sự hài lòng của nhân dân và người lao động.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dễ béo phì, tăng mỡ máu, axit uric: Có thể thiếu chất này

Nhóm khoa học gia từ Bệnh viện Thẩm Dương và Bệnh viện trực thuộc Số 4 của Đại học Y khoa Trung Quốc ở TP Thẩm Dương đã đánh giá toàn diện mối tương quan giữa i-ốt và sự trao đổi chất, từ đó tác động đến một loạt tình trạng bao gồm rối loạn mỡ máu, béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp…

Dễ béo phì, tăng mỡ máu, axit uric: Có thể thiếu chất này- Ảnh 1.

Bổ sung đủ các thực phẩm giàu i-ốt có thể giúp bạn khống chế tình trạng mỡ cơ thể, mỡ máu, axit uric… tốt hơn – Ảnh minh họa từ Internet

Người ta thường nhắc đến việc bổ sung i-ốt để ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp, bệnh liên quan đến sự phát triển của trẻ nhỏ… Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy vi chất này còn liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa.

Theo các kết quả công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Nutrition, một thử nghiệm đối chứng với giả dược kéo dài 28 ngày cho thấy việc bổ sung i-ốt thông qua một viên uống rong biển giúp giảm chu vi vòng eo, khối lượng mỡ, mỡ nội tạng, cân nặng và BMI.

Trong khi đó, các thử nghiệm khác chứng minh mối quan hệ nghịch đảo giữa UIC và tình trạng tăng axit uric máu/bệnh gout. I-ốt cũng hỗ trợ tăng cường chuyển hóa mỡ, chống lại tình trạng rỗi loạn mỡ máu.

Nhìn chung, nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng i-ốt đầy đủ tác động rõ ràng nhất đến bệnh béo phì, khả năng chuyển hóa mỡ và chuyển hóa glucose, theo hướng tích cực.

Điều này có nghĩa việc bổ sung đầy đủ vi chất này có khả năng giúp bạn khống chế cân nặng, đẩy lùi tình trạng rối loạn mỡ máu, một số dạng bệnh tim mạch, bệnh gout, tiểu đường type 2…

Lượng i-ốt được khuyến nghị trong chế độ ăn uống là khoảng từ 150-299 µg/ngày.

Theo Healthline, một số thức phẩm giàu i-ốt có thể kể đến là trứng, rong biển, hải sản, gan động vật, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), chuối, một số rau màu xanh lá đậm…

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung i-ốt (ví dụ muối i-ốt) nếu như cảm thấy mình ăn thiếu vi chất này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cúm A/H5 gây tử vong cho thanh niên 21 tuổi, nguy hiểm thế nào?

Liên quan đến nam bệnh nhân nam (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Nha Trang) bị mắc cúm A/H5, tử vong sau nhiều ngày thở máy, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.

Cúm A/H5 gây tử vong cho thanh niên 21 tuổi, nguy hiểm thế nào?- Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân cúm A tại cơ sở y tế. Ảnh: TTXVN

Ghi nhận dịch cúm trên gia cầm

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước.

Bên cạnh đó, thời điểm này hiện đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất ngờ có lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lan cúm gia cầm sang người.

Để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc điều tra nguồn lây, xử lý triệt để ổ dịch.

Tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc mới, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Phối hợp với ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm.

Tăng cường tuyên truyền pháp luật phòng lây nhiễm cúm gia cầm lan sang người, đặc biệt tại khu vực có gia cầm chết và những vùng có nguy cơ cao.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện đáp ứng cho địa phương phát triển các biện pháp xử lý ổ dịch.

Cúm A/H5 gây tử vong cho thanh niên 21 tuổi, nguy hiểm thế nào?- Ảnh 2.

Dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm

Như Báo Người Lao Động đưa tin, ngày 23-3, ông Nguyễn Đông, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, cho biết bệnh nhân dương tính với cúm A/H5 đã tử vong vào sáng cùng ngày.

Trước đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã hội chẩn với các bệnh viện lớn nhưng không thể cứu được bệnh nhân này vì tình trạng bệnh đã diễn biến nặng, phổi đã bị xơ.

Bệnh nhân là nam sinh viên 21 tuổi, ở tại ký túc xá Trường ĐH Nha Trang, khởi phát triệu chứng từ ngày 11-3.

Bốn ngày sau, sinh viên này về nhà ở thị xã Ninh Hòa, tiếp xúc với mẹ và em gái; đi khám tại cơ sở 2 Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa.

Sau thời gian điều trị tại đây nhưng không bớt, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa.

Ngày 17-3, bệnh nhân diễn biến nặng, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Kết quả xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H5

Bệnh nhân được cách ly điều trị trong tình trạng hôn mê, huyết áp gần bằng không, thở máy và tử vong.

Cúm A/H5 (còn được gọi là cúm A/H5N1, cúm gia cầm) là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm ở người và động vật, do virus cúm tuýp A, chủng H5N1 gây ra. Cúm A/H5 là một dạng cúm do virus cúm A/H5N1 gây ra. Đây là một loại virus cúm gây ra dịch bệnh cúm gia cầm, có khả năng lây lan từ gia cầm sang người và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Biểu hiện của bệnh cúm gia cầm cũng giống như bệnh cúm mùa, tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng và tỉ lệ tử vong có xu hướng cao hơn, mặc dù còn tùy thuộc vào chủng virus.

Người nhiễm cúm gia cầm có thể không có triệu chứng đến có các biểu hiện nhẹ của triệu chứng cúm (sốt, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau họng, đau mỏi cơ, đau đầu, viêm kết mạc). Các dấu hiệu ít phổ biến hơn bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc co giật.

Các biểu hiện nặng hơn có thể gặp như: Khó thở hoặc viêm phổi, tiến triển suy hô hấp với tỉ lệ tử vong cao.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết gần đây đơn vị này đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?- Ảnh 1.

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi

Bệnh sởi tăng mạnh ở nhiều quốc gia

Theo WHO, các trường hợp mắc bệnh sởi đang gia tăng ở hầu hết các khu vực. Tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng trên 30 lần so với năm 2022; khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

WHO cho biết các trường hợp mắc bệnh sởi chủ yếu là do bỏ lỡ tiêm chủng trong những năm xảy ra dịch COVID-19, khi hệ thống y tế bị quá tải…

Năm 2024, Việt Nam nằm trong chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi, tỉ lệ tiêm vắc-xin sởi năm 2023 còn thấp, nếu không triển khai tiêm vắc-xin này đầy đủ thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra dịch.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em trên toàn quốc.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc-xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.

Bộ Y tế cho biết theo dữ liệu của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố; không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tiêm vắc-xin ngừa sởi

Các bác sĩ cảnh báo nếu không được điều trị đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp mắc sởi chưa được tiêm phòng bệnh này. Đáng chú ý, trong số các bệnh nhi chưa tiêm phòng sởi, hơn một nửa chưa đến tuổi tiêm phòng.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?- Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin cho trẻ để ngừa bệnh sởi

Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%.

Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ đạt 95%. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện qua giám sát của Chương trình tiêm chủng mở rộng, số mắc sởi hiện nay rất thấp, thấp hơn những năm 2017-2019. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan vì virus sởi rất đặc thù, do đối tượng đích của virus sởi là con người nên cá thể nào chưa mắc thì sẽ mắc sởi.

Triệu chứng của trẻ khi mắc sởi gồm: Sốt, chảy nước mắt, mũi, ho khan, khàn tiếng, mắt có gỉ, sưng nề mí mắt… Ban sởi thường mọc vào ngày thứ 4 – ngày thứ 6 của bệnh, mọc theo thứ tự: Ban mọc từ đầu, mặt, cổ (vào ngày thứ nhất), đến ngực, lưng, cánh tay (ngày thứ 2), tiếp đến là mọc ở bụng, mông, đùi, chân (ngày thứ 3). Khi ban mọc đến chân, thường trẻ đã hết sốt và ban bắt đầu bay dần.

Trẻ mắc sởi có thể bị các biến chứng như: Biến chứng đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi; biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não; biến chứng đường tiêu hóa như viêm ruột; biến chứng về thị giác như viêm loét giác mạc, có thể gây mù lòa…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh sởi tăng đột biến trên thế giới, Việt Nam ghi nhận 42 ca

Ngày 19-3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi.

Bệnh sởi tăng đột biến trên thế giới, Việt Nam ghi nhận 42 ca- Ảnh 1.

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi

Bệnh sởi tăng mạnh tại nhiều quốc gia

Theo Cục Y tế dự phòng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Dữ liệu của WHO cho thấy tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh sởi năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Còn tại Việt Nam, ảnh hưởng của COVID-19 và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em trên toàn quốc. Việc nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi các vắc-xin là yếu tố nguy cơ gây bùng phát các dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi.

Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi

Để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.

Tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vắc-xin ngừa sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vắc-xin sởi – rubella cho trẻ 18 tháng tuổi.

Đồng thời rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng chống. Vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trước đó, năm 2013- 2014, tại miền Bắc đã xảy ra vụ dịch sởi lớn khiến nhiều người mắc và hơn 100 trẻ tử vong do sởi và biến chứng sau sởi.

Các bác sĩ cho biết sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Biểu hiện của bệnh là sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,… dễ dẫn đến tử vong.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Có phải trong cơ thể luôn có “cồn nội sinh”?

PGS-TS-BS LÂM VĨNH NIÊN, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: “Cồn nội sinh” là cồn có trong dịch cơ thể, trong đó có máu, không có nguồn gốc từ thức uống có cồn mà do các quá trình hình thành tự động, tự phát của chính cơ thể. Ethanol (cồn) được hình thành trong cơ thể người từ acetaldehyde thông qua nhiều quá trình. Lượng cồn này có thể hình thành từ quá trình lên men carbohydrate trong lòng ruột do tác động của hệ vi sinh thường trú ở ruột. Quá trình này còn gọi là “hội chứng tự sinh rượu”.

Tùy theo phương pháp đo lường, nhìn chung “cồn nội sinh” trong máu được phát hiện ở nồng độ rất thấp, thậm chí dưới ngưỡng phát hiện của thiết bị và có thể thay đổi theo tình trạng bệnh lý. Nồng độ thấp của ethanol ở mức này được cho là không ảnh hưởng lên chức năng não.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)