May 20, 2024

Lý do nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp

Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết sau đợt nghỉ lễ 30-4 và 1-5, tại đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đang sinh sống ở nước ngoài về Việt Nam điều trị các bệnh về da.

Điển hình là bé trai 5 tuổi, sinh sống tại Nhật Bản từ nhỏ, có chẩn đoán mắc viêm da cơ địa. Bệnh thường xuyên tái phát.

Lý do nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp- Ảnh 1.

Mọt bệnh nhân định cư ở nước ngoài Việt Nam điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương

Gần đây, tổn thương của bệnh nhân nặng lên, xuất hiện nhiều tổn thương chàm cấp tính và khô da lan tỏa toàn thân.

Bệnh nhi được nhập viện tại Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em (Bệnh viện Da liễu Trung ương). Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi hết các tổn thương chàm, da đỡ khô và được xuất viện.

Trường hợp khác là bệnh nhân nữ, 20 tuổi, định cư tại Anh. Bệnh diễn biến khoảng 2 năm nay với tổn thương ban đầu là các mảng đỏ rải rác. Bệnh nhân đã đi khám bác sĩ gia đình ở Anh và được chẩn đoán vảy nến, có dùng thuốc bôi điều trị nhưng không đỡ.

Khoảng 1 tháng nay, tổn thương da nặng lên, bệnh nhân nhập viện điều trị và đã được kiểm soát tốt bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Doãn Tuấn, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết những năm gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân là người nước ngoài, người Việt sinh sống và làm việc tại nước ngoài đến khám chữa bệnh da liễu.

Một trong các lý do được nhiều bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ đó là thời gian chờ để khám bác sĩ chuyên khoa da liễu ở nước ngoài rất lâu, có khi phải hẹn lịch và chờ đến vài tháng. Một số bệnh nhân có đi khám bác sĩ gia đình nhưng kết quả điều trị không khả quan… nên họ đã chọn trở về Việt Nam chữa bệnh.

Không chỉ điều trị bệnh lý, các cơ sở chuyên khoa về da liễu cũng đón tiếp rất nhiều người là Việt kiều lựa chọn Việt Nam để làm đẹp. Nguyên nhân do chi phí thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ ở Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới trong khi kỹ thuật của Việt Nam tiệm cận thế giới.

Lý do nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp- Ảnh 2.

Điều trị ung thư ở Việt Nam có nhiều tiến bộ, ngang tầm thế giới

Theo ghi nhận tại nhiều cơ sở y tế hiện tỉ lệ người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại nước ta tăng nhanh. Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh, phần lớn là Việt kiều.

Bệnh nhân thường lựa chọn các dịch vụ như: Can thiệp tim mạch, nha khoa, ngoại khoa, ung thư, da liễu và thẩm mỹ vì chi phí rất rẻ, chất lượng điều trị không thua gì các nước, trong khi không phải mất quá nhiều thời gian chờ đợi…

Nhiều bác sĩ cho biết mỗi năm người Việt đang chi khoảng 2 tỉ USD ra nước ngoài khám, chữa bệnh, tập trung vào khám sức khỏe, tầm soát bệnh bằng công nghệ cao… Nguyên nhân do họ còn thiếu thông tin về các kỹ thuật y tế chuyên sâu đã được triển khai thành công trong nước, hoặc chưa hài lòng với cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích; chưa đủ niềm tin vào bệnh viện trong nước.

Nhằm cập nhật kiến thức về điều trị các bệnh lý về da và xu hướng làm đẹp, từ ngày 30-5 đến 1-6 tới đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương phối hợp với Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa và Bệnh viện Da liễu tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị Da liễu thẩm mỹ toàn quốc.

Đây là diễn đàn lớn để các cán bộ y, bác sĩ chuyên ngành da liễu chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực hành và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

Các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế sẽ tập trung thảo luận nhiều xu hướng làm đẹp mới của ngành da liễu – thẩm mỹ như: ứng dụng Botulinum Toxin và chỉ; cập nhật điều trị sẹo; ứng dụng tiêm chất làm đầy; thẩm mỹ nội khoa; điều trị rụng tóc; kết hợp laser và thủ thuật thẩm mỹ khác; điều trị rám má, trứng cá… và xử lý các biến chứng do làm đẹp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), Thalassemia là một bệnh di truyền bẩm sinh, gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Đây cũng là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gen và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 1.

Thalassemia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi

Hơn 10 triệu người có gen bệnh Thalassemia

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần điều trị.

Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

Theo ước tính, một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỉ đồng để điều trị và đến năm 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì cuộc sống.

Với trên 20.000 người bệnh mức độ nặng phải điều trị cả đời, mỗi năm Việt Nam cần trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Ngày 8-5 là Ngày Thalassemia thế giới. Chủ đề năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Theo Cục Dân số, hiện nay số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Thống kê cho thấy tỉ lệ người mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh khoảng 9,7%. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen Thalassemia lên tới 40-70%.

Hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ người dân tộc thiểu số mang gen Thalassemia cao.

Đây là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gen bệnh.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Thalassemia?

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 2.

Xét nghiệm sàng lọc cho học sinh ở tỉnh Hà Giang

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mang gen Thalassemia cao trên thế giới. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người trong độ tuổi sinh đẻ cần xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh để tránh sinh con bị bệnh.

Theo các bác sĩ, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia.

Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau cần được tư vấn trước khi dự định có thai.

Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Uống nước sao cho đúng, chuyện không thể coi thường

Trước tình hình nắng nóng kéo dài ở khu vực Nam Bộ, trong đó có TP HCM, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã đưa ra khuyến cáo bảo vệ sức khỏe, phòng các bệnh do mất nước gây ra.

Uống nước sao cho đúng, chuyện không thể coi thường- Ảnh 1.

Nước giúp gan và thận bài tiết chất thải, đào thải độc tố; hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi. Ngoài ra còn duy trì chức năng bình thường của ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa, làm trơn các khớp xương, giữ cho da đẹp…

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể và tham gia vào nhiều chức năng quan trọng. Cụ thể, đầu tiên, nước là dung môi sống để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.

Nước hòa tan các khoáng chất và chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thu, phục vụ hoạt động sống. Quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ tạo ra các chất dư thừa, chất độc. Nước giúp gan và thận bài tiết chất thải, đào thải độc tố; hỗ trợ điều hòa nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi. Ngoài ra, nước còn duy trì chức năng bình thường của ruột, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa, làm trơn các khớp xương, giữ cho da đẹp…

Để lượng nước uống vào phù hợp, theo HCDC, trong điều kiện bình thường, một ngày cơ thể cần trung bình 2 lít nước.

Nhu cầu về nước trong những ngày nóng bức, trong khi lao động thể lực hay tập luyện thể dục thể thao, trong tình trạng bị sốt, phụ nữ đang cho con bú tăng đáng kể so với bình thường. Do đó, tùy theo thể trạng sức khỏe, tình hình hoạt động mà mỗi người cần uống đủ một lượng nước khác nhau, phù hợp từng ngày để bảo đảm lượng nước vào cơ thể vừa đủ.

HCDC cho biết có 3 loại nước nên uống gồm: Nước đã đun sôi; các loại trà thảo dược, thanh nhiệt (trà actiso, râu ngô, giảo cổ lam, hoa cúc, trà xanh…); nước ép trái cây.

Các loại nước nên hạn chế uống gồm: Nước ép trái cây đóng hộp; nước ngọt có gas; cà phê, nước uống chứa cồn, nước uống tăng lực. Những loại nước uống này ngon miệng và có cảm giác giải khát nhưng thực chất nó chứa thành phần axit, đường cao nên gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến men răng và làm tăng nguy cơ béo phì.

Chất cafein có trong trà, cà phê làm tăng bài tiết canxi của cơ thể, gây mất nước và làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Nước uống tăng lực sẽ khiến bạn có cảm giác bồn chồn, tăng huyết áp, mất nước, gây hại cho dạ dày.

HCDC hướng dẫn có các biện pháp uống nước đúng cách. Cụ thể:

1. Uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần không nên quá 150-200ml. Tránh tình trạng uống quá nhiều nước một lúc sẽ khiến nước hấp thu nhanh làm máu bị loãng, cơ thể tăng bài tiết nước làm mất đi một số khoáng chất cần thiết.

2. Uống nhiều nước vào buổi sáng và giảm dần đến tối. Trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước vì sẽ dễ gây mất ngủ. Thời điểm uống nước tốt nhất là vào buổi sáng. Sau một giấc ngủ dài cơ thể bị mất nước thì một ly nước lọc là một giải pháp rất tốt để cung cấp nước và giải độc cho cơ thể.

3. Uuống đủ nước chứ không nên để lúc khát mới uống vì khi có cảm giác khát thì cơ thể đã mất đi một lượng nước khoảng 2-5%. Uống đúng cách là biết chia đều thời gian uống nước để bảo đảm cơ thể luôn đủ nước.

4. Không nên uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nước có nhiệt độ khoảng 15-30°C là phù hợp. Uống nước quá lạnh sẽ khiến cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột bị co thắt và nếu uống thường xuyên sẽ làm giảm chức năng của ruột và dạ dày, dẫn đến dễ bị đau bụng thậm chí tiêu chảy. Nước nóng quá có thể khiến bị tổn thương niêm mạc thực quản, lâu dài sẽ rất nguy hiểm.

5. Không nên uống nước đun lại nhiều lần vì nước đun sôi nhiều lần sẽ khiến kết tủa lắng đọng. Những kết tủa này thường là các kim loại nặng có trong nước sẽ tích tụ trong cơ thể.

6. Nên uống nước trước khi vận động hoặc chơi thể thao để giúp cơ thể có được một lượng nước dự trữ vừa đủ, tránh tình trạng mệt mỏi, thiếu nước trong khi vận động. Trong quá trình vận động cần uống nước thường xuyên, không đợi cảm giác khát. Sau khi kết thúc, hãy dành khoảng 10 phút nghỉ ngơi rồi sau đó hãy uống nước.

Lưu ý là uống nhiều nước khi cơ thể vẫn chưa trở về trạng thái nghỉ ngơi bình thường, tim vẫn đang đập nhanh sẽ tạo thêm áp lực làm việc cho tim và làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

7. Không nên uống quá nhiều nước. Khi cơ thể phải tiếp nhận quá nhiều nước, thận làm việc không kịp sẽ làm cho chất khoáng trong máu bị pha loãng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và thậm chí là choáng, xỉu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tặng bằng khen điều dưỡng cấp cứu khách nước ngoài tại nhà hàng

Tại quyết định số 745 ký ngày 29-3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tặng bằng khen cho điều dưỡng Đặng Thị Hạ, Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã có thành tích đột xuất, xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tặng bằng khen điều dưỡng cấp cứu khách nước ngoài tại nhà hàng- Ảnh 1.

Điều dưỡng viên Đặng Thị Hạ (trái) chăm sóc người bệnh

Theo video nhà hàng ghi lại, khoảng 20 giờ ngày 24-3, điều dưỡng viên Đặng Thị Hạ, nhân viên Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đang ngồi ăn tối với 4 người bạn tại một nhà hàng ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng thì gặp tình huống người đàn ông nước ngoài ở bàn bên cạnh ngã quỵ xuống đất, ngừng tim, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ.

Chị đã nhanh chóng tiếp cận, kiểm tra mạch cảnh và ép tim, cấp cứu cho người đàn ông này.

Bệnh nhân là người Ấn Độ đi du lịch cùng vợ tại Đà Nẵng. Ông có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.

Được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến bệnh viện gần đó.

Sau khi xem được những hình ảnh từ video nhiều người bày tỏ sự thán phục, xúc động và dành không ít lời khen, lời cảm ơn cho nữ điều dưỡng này.

Chia sẻ về tình huống cấp cứu “như trong phim”, điều dưỡng Đặng Thị Hạ chia sẻ: “Lúc đó là phản xạ tự nhiên của nghề nghiệp và cũng là những kiến thức tôi đã được học và thực hành hàng ngày”.

Nữ điều dưỡng cho biết rất vui khi biết bệnh nhân đã bình phục, không để lại bất cứ di chứng gì do được cấp cứu kịp thời.

Chị Hạ đã có 7 năm làm việc tại Trung tâm cấp cứu A9 và chứng kiến rất nhiều ca ngừng tim, ngừng tuần hoàn phải cấp cứu ngay trong phòng bệnh và đây là lần đầu tiên chị gặp tình huống cấp cứu ngoài cộng đồng.

Tặng bằng khen điều dưỡng cấp cứu khách nước ngoài tại nhà hàng- Ảnh 3.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ khen thưởng điều dưỡng Đặng Thị Hạ

Trước đó, chiều ngày 28-3, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã khen thưởng, tặng giấy khen nữ điều dưỡng Đặng Thị Hạ.

PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ hình ảnh điều dưỡng Hạ cấp cứu du khách nước ngoài, không chỉ lay động trái tim của nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai, mà đó là một hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế Việt Nam với cộng đồng và thế giới.

“Tôi đã xem video này nhiều lần, tôi thấy điều dưỡng Hạ làm rất chuẩn về kỹ thuật. Điều này đã không chỉ cứu sống bệnh nhân kịp thời mà còn giúp bệnh nhân không để lại di chứng về thần kinh”- PGS Cơ nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

VIDEO: Nữ điều dưỡng cấp cứu du khách nước ngoài tại nhà hàng ở Đà Nẵng

Theo video tại một nhà hàng ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng ghi lại, lúc 20 giờ ngày 24-3 vừa qua trong khi đang ăn cùng với vợ, ông N.J. (quốc tịch Ấn Độ) xuất hiện choáng, đi lại loạng choạng, ngã quỵ xuống đất, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ.

VIDEO: Nữ điều dưỡng cấp cứu du khách nước ngoài tại nhà hàng ở Đà Nẵng- Ảnh 1.

Hình ảnh nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu du khách tại nhà hàng. Ảnh cắt từ video

Gần như ngay lập tức, theo phản xạ, điều dưỡng viên Đặng Thị Hạ (nhân viên của Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) đang ngồi ăn cùng bạn ở bàn bên cạnh lao đến kiểm tra mạch cảnh, tri hô nhân viên nhà hàng xung quanh gọi cấp cứu 115 hỗ trợ.

Người phụ nữ trẻ này cũng tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân.

Video nữ điều dưỡng cấp cứu du khách người nước ngoài

Sau khoảng vài chục lần ép tim ngoài lồng ngực theo chu kỳ thì bệnh nhân có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện lớn ở địa phương.

Theo thông tin ban đầu, người đàn ông nói trên đi du lịch cùng vợ tại TP Đà Nẵng. Du khách này có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã phải phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành.

Hai ngày trước khi bị tình trạng trên, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa. Trong lúc đang ăn tối cùng vợ người này đã đứng lên rời khỏi bàn ăn, nhưng chỉ ít giây sau đó người đàn ông này xuất hiện ngừng tim. May mắn sau khi được cấp cứu kịp thời, du khách này đã tỉnh.

Các bác sĩ cho biết nguyên nhân phổ biến gây ngừng tuần hoàn là rối loạn nhịp tim, bệnh lý mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi không được phát hiện và cấp cứu ngừng tim kịp thời.

VIDEO: Nữ điều dưỡng cấp cứu du khách nước ngoài tại nhà hàng ở Đà Nẵng- Ảnh 2.

Cấp cứu hồi sinh tim phổi cho bệnh nhân

Thống kê hàng năm về số ca ngưng tim ngoài cộng đồng ở Mỹ là 450.000 ca/năm, trong đó tỉ lệ cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công chỉ từ 1 đến 6% dù đây là đất nước phát triển có nền y học tiên tiến.

Theo lãnh đạo Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, công tác truyền thông và giáo dục cộng đồng trong việc cấp cứu ngừng tuần hoàn trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn, tuy nhiên nhiều người dân vẫn còn e ngại do chưa được đào tạo và hướng dẫn, do chưa biết cách tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn, hoặc cấp cứu chưa được hiệu quả.

Ngừng tuần hoàn hô hấp là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu của tim, khiến máu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể.

Nếu không cấp cứu kịp thời, ngừng tuần hoàn hô hấp sẽ gây ra biến chứng tử vong nhanh chóng với tỉ lệ lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn.

Mục đích cao nhất của việc cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp là duy trì nhịp thở, quá trình vận hành của nhịp tim, ngăn nguy cơ não ngừng hoạt động với biến chứng gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể. Nguyên tắc cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cần diễn ra nhanh chóng và đúng cách.

Khi rơi vào trạng thái ngừng tuần hoàn, nạn nhân sẽ đối diện với nguy cơ thiếu máu mang oxy tới cơ quan. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hoặc biến chứng tổn thương não vĩnh viễn trong thời gian ngắn, chỉ vài phút. Nếu phát hiện sớm và cấp cứu nhanh chóng, đúng cách thì nạn nhân có thể thoát được những mối nguy này.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

3 người Việt hiến máu cực hiếm cứu 1 người nước ngoài nguy cấp

Bệnh nhân là ông P. B. (64 tuổi, quốc tịch Anh), mang máu hiếm, được đưa vào cấp cứu trong tình trạng chảy máu răng, máu mũi, bầm da dạng chấm, xuất huyết hai chân. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị giảm tiểu cầu miễn dịch trên nền bệnh tăng huyết áp và có nguy cơ xuất huyết não cần được truyền tiểu cầu khẩn cấp.

3 người Việt hiến máu cực hiếm cứu 1 người nước ngoài nguy cấp- Ảnh 1.

Chỉ có 3 người có máu hiếm để cứu kịp người người đàn ông nước ngoài

Do bệnh nhân có nhóm máu O – Rhesus âm nên việc lựa chọn tiểu cầu phù hợp truyền là cực kỳ khó khăn vì nhóm máu này chiếm khoảng 0,1% dân số Việt Nam, đồng thời trong kho dự trữ máu của bệnh viện lúc này vừa hết chế phẩm tiểu cầu O-Rhesus âm.

Trước tình trạng nguy cấp của bệnh nhân, Trung tâm Truyền máu – Bệnh viện Chợ Rẫy đã khởi động quy trình khẩn cấp, nhanh chóng liên lạc với 2 đơn vị là Câu lạc bộ máu hiếm TP HCM (thuộc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP HCM) và Câu lạc bộ nhóm máu hiếm miền Nam để huy động nguồn hiến tiểu cầu.

May mắn, có 6 thành viên trong 2 câu lạc bộ đã đến Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia vào quá trình chung tay cứu người. Qua sàng lọc, có 3 người phù hợp để hiến.

Với sự hội chẩn chuyên sâu, lựa chọn phương án điều trị phù hợp, các bác sĩ kịp thời truyền tiểu cầu hiếm cứu ông P. qua nguy cấp.

Hồi phục sức khỏe, ông B. đã gửi lời tri ân đến những người đã nỗ lực cứu sống mình. “Cảm ơn những người hiến tiểu cầu cũng như đội ngũ nhân viên y tế đã kịp thời cứu giúp tôi qua nguy cấp và khỏe mạnh như hôm nay” – ông P. xúc động. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM xây khu công nghiệp y – dược đầu tiên cả nước

Sáng 8-3, Sở Y tế cho biết UBND TP HCM đã ban hành quyết định phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là bước khởi động quan trọng không thể thiếu để TP HCM sớm trở thành khu công nghiệp y – dược tập trung đầu tiên của cả nước.

TP HCM xây khu công nghiệp y - dược đầu tiên cả nước- Ảnh 1.

Đảm bảo an ninh dược phẩm trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực y tế

Theo đó, TP HCM có những tiềm năng nhất định trong việc phát triển công nghiệp dược, là trung tâm giao thương ở khu vực phía Nam thuận lợi cho việc vận chuyển, cung ứng thuốc đến các khu vực khác, tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm trên địa bàn TP luôn có sự tăng trưởng cao và chiếm tỈ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế dược của cả nước.

TP HCM xác định công nghiệp dược là một trong những chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực của TP HCM.

Do đó, mới đây, UBND TP HCM đã ban hành Quyết định số 657/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Phát triển công nghiệp dược TP HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đề án được xem là một chương trình hành động có tính chiến lược để đáp ứng yêu cầu hội nhập về phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật. Đồng thời, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao sức khỏe nhân dân; tăng cường quản lý trong lĩnh vực y, dược trên địa bàn TP

Đề án này có 2 mục tiêu tổng quát. Cụ thể:

Thứ nhất, chú trọng chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và thiết bị y tế, đặc biệt ưu tiên sản xuất thiết bị y tế kỹ thuật cao, sản xuất vắc-xin, sinh phẩm, các thuốc mới, thuốc phát minh để đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh trong nước, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu với lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá.

Thứ 2, hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên ngành y – dược tại TP HCM.

Sở Y tế cho biết TP đã quy hoạch khu công nghiệp chuyên ngành y – dược tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 với diện tích 338 ha (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Khu công nghiệp chuyên ngành y – dược sẽ có các chức năng chính gồm: Trung tâm nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo về lĩnh vực y dược; tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chuyên ngành y – dược và sản phẩm phụ trợ thuộc phân khúc kỹ thuật cao; trung tâm giao dịch về các sản phẩm chuyên ngành y – dược và sản phẩm phụ trợ.

Thời gian qua, TP HCM cũng đã làm việc với Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) và Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Chương trình 376 để đạt được sự đồng thuận và đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án khu công nghiệp chuyên ngành y – dược thuộc các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư quy định tại Quyết định số 376/QĐ-TTg. Dự kiến khu công nghiệp chuyên ngành y – dược sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đưa vào hoạt động từ năm 2030 với các chính sách hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ và TP HCM.

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thuốc do gián đoạn nguồn cung ứng thuốc thành phẩm và nguyên liệu sản xuất thuốc do hệ quả của đại dịch COVID-19 cùng những bất ổn chính trị do xung đột giữa một số nước trên thế giới. Đảm bảo an ninh dược phẩm trở thành vấn đề ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực y tế, tập trung nhiều hơn vào hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm trong nước. Do đó, ngày 9-10-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1165/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Chiến lược nêu rõ ưu tiên phát triển công nghiệp dược, sản xuất nguyên liệu làm thuốc trong nước và thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp dược; chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài trong sản xuất thuốc phát minh còn bản quyền; thuốc chuyên khoa đặc trị; thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao; vắc-xin; sinh phẩm tham chiếu; sinh phẩm tương tự.

Theo Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được phê duyệt tại Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 376), danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư gồm 1 dự án khu công nghiệp tại miền Bắc và 1 dự án khu công nghiệp tại miền Nam hoặc miền Trung với mục tiêu xây dựng mới cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư FIE chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc-xin, sinh phẩm y tế, thuốc sinh học giá trị kinh tế cao.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cô gái nhập viện cấp cứu sau “tiệc tùng vui vẻ”: “Nước vui” là gì, nguy hại ra sao?

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) vừa tiếp nhận cấp cứu 2 trường hợp ngộ độc chất kích thích. Trong đó, cô gái T.N.N.Y (23 tuổi, ở quận Tân Phú) sau khi sử dụng “nước vui” tại tiệc sinh nhật bạn đã rơi vào hôn mê. 

Vậy “nước vui” là gì mà một bộ phận giới trẻ lại ưa thích sử dụng? Nó nguy hại ra sao và ngành y tế khuyến cáo thế nào?

Cô gái nhập viện cấp cứu sau

Cô gái cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất sau khi sử dụng “nước vui” tại tiệc sinh nhật bạn

Theo BS-CKII Hoàng Ngọc Ánh – Phó Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc,  Bệnh viện Thống Nhất – chất kích thích gây ngộ độc phổ biến là thuốc lắc, bóng cười… Bệnh nhân Y. là trường hợp ngộ độc “nước vui” đầu tiên mà bệnh viện này tiếp nhận.

Qua tìm hiểu, các bác sĩ ghi nhận “nước vui” mà cô gái này đã sử dụng là một dạng chất kích thích tương tự thuốc lắc. Khi sử dụng “nước vui”, người dùng sẽ bị kích thích, tác động tới thần kinh dẫn đến cảm giác có vẻ sảng khoái, nói nhiều, kích động…

Kết quả xét nghiệm “nước vui” mà cô gái nêu trên sử dụng cho thấy có chứa chất kích thích Amphetamin, Methamphetamin và Ketamin.

Bác sĩ Hoàng Ngọc Ánh khuyến cáo hiện nay, vẫn chưa có thuốc giải hay thuốc điều trị đặc hiệu đối với các trường hợp ngộ độc do sử dụng chất kích thích. Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ điều trị nâng đỡ, điều trị triệu chứng… Trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, suy thận, tổn thương não. Các chất kích thích gây co thắt mạch máu còn có thể dẫn tới đột tử.

Khoảng 23 giờ ngày 27-2, nhóm bạn 5 người của Y. đã sử dụng một dung dịch màu trắng được gọi là “nước vui” để pha vào rượu trái cây. Sau khi uống loại nước này, cả nhóm bắt đầu có cảm giác vui, hưng phấn, sảng khoái, cười nói nhiều…

Tuy nhiên, sau khoảng 2 giờ sử dụng, Y. bắt đầu nôn ói và rơi vào hôn mê.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, động viên y – bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1

Sáng 22-2, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, làm việc, động viên cán bộ, y – bác sĩ và nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2). 

Tham gia cùng đoàn có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, động viên y - bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1- Ảnh 1.

Chủ tịch nước cùng Bí thư Thành uỷ TP HCM tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo 2 bệnh viện Từ Dũ và Nhi Đồng 1

Chủ tịch nước gửi lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công đến đội ngũ y – bác sĩ nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam. 

Chủ tịch nước đánh giá cao khi Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu và có nhiều bước tiến rõ rệt trong ứng dụng, làm chủ khoa học công nghệ y tế, được cộng đồng y tế thế giới công nhận với việc can thiệp, xử lý thành công nhiều ca bệnh phức tạp, khó khăn.

Mới đây, ê kíp thông tim can thiệp của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã phối hợp với ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện Từ Dũ can thiệp thành công, thông tim trong bụng mẹ một thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh nặng.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, động viên y - bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1- Ảnh 2.

Chủ tịch nước thăm hỏi, động viên mẹ và bé sơ sinh được can thiệp thông tim bào thai

Dịp này, Chủ tịch nước cũng thăm hỏi, tặng quà, động viên gia đình bệnh nhi vừa được can thiệp tim mạch ngay từ trong bào thai mẹ nêu trên; tặng quà các y – bác sĩ trong ê kíp can thiệp.

Chủ tịch nước cho rằng thành công của ca thông tim bào thai này là biểu hiện của tinh thần dám nghĩ dám làm, vì sinh mệnh và sức khỏe của trẻ em. Chính điều đó đã làm nên những thành tựu đáng tự hào của Bệnh viện Nhi Đồng 1.

“Tôi rất mừng khi được biết y văn thế giới ghi nhận chỉ hơn 30 trường hợp thành công tương tự và đây là ca đầu tiên của Đông Nam Á. Mừng hơn nữa là ca đầu tiên được thực hiện thành công trong điều kiện quy trình, quy chuẩn, quy định của ngành y chưa đầy đủ” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước cho rằng nghề y là nghề cao quý vì sứ mệnh bảo vệ sức khoẻ con người, mang lại sự sống và nguồn cảm xúc tích cực, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi gia đình. Tuy nhiên, nghề y cũng là nghề gian khó, vất vả, đòi hỏi sự nỗ lực học tập, vươn lên không ngừng.

Chủ tịch nước mong mỏi các y – bác sĩ luôn giữ tình yêu, khao khát mãnh liệt để làm nghề, cũng như sự ấm áp, cảm thông, chia sẻ với người bệnh. Chủ tịch nước gửi gắm kỳ vọng tinh thần hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt khi bác sĩ nhi khoa của Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm và thành tựu với đồng nghiệp quốc tế.

“Điều đó khẳng định với cộng đồng y khoa quốc tế rằng bác sĩ Việt Nam trong lĩnh vực này không thua kém gì mà còn có thể đào tạo kỹ thuật cho bác sĩ các nước. Đây là điều rất đặc biệt trong hợp tác quốc tế. Bệnh viện cần nghiên cứu để tiếp tục phát huy với định hướng trở thành trung tâm nhi khoa chuyên sâu ở Đông Nam Á” – Chủ tịch nước đề nghị.

Cũng tại buổi thăm hỏi, Chủ tịch nước đã tặng quà các tập thể có thành tích xuất sắc thuộc Bệnh viện Nhi Đồng 1…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn: Cấp cứu 21 khách nước ngoài trong dịp Tết

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn: Cấp cứu 21 khách nước ngoài trong dịp Tết- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn nơi tiếp nhận 21 khách du lịch trong dịp tết 2024

Ngày 15/2 (tức ngày 6/1 tết Nguyên Đán 2024), BS Mai Đức Huy, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết, trong những ngày qua, khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn đã tiếp nhận 155 trường hợp nhập viện.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn: Cấp cứu 21 khách nước ngoài trong dịp Tết- Ảnh 2.

Một bệnh nhân lớn tuổi có vấn đề về sức khỏe vào cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Trong đó, 21 khách du lịch người nước ngoài nhập viện khi có vấn đề về sức khỏe trong quá trình chơi tết tại trung tâm TP HCM. 24 trường hợp vào cấp cứu do tại nạn giao thông. Số còn lại nhập viện là các bệnh lý nội, ngoại khoa thông thường.

Cùng ngày, thông tin từ bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, trong những ngày qua, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu cho 1870 trường hợp, trung bình 273 ca/ngày. Trong đó có, 362 trường hợp tai nạn giao thông/ 723 trường hợp cấp cứu ngoại khoa do chấn thương, tai nạn sinh hoạt, đánh lộn … Số ca cấp cứu tai nạn giao thông, cũng như ngoại khoa giảm hơn nhiều so với năm 2023 và những năm trước đây.

Đáng chú ý là, theo thông kê của phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy, trong những ngày đầu năm, có 1.244 bệnh nhân được xuất viện về nhà trong tình trạng sức khỏe cải thiện, ổn định.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nước cam hỗ trợ chữa cảm cúm tốt không?

BS chuyên khoa II HUỲNH TẤN VŨ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (cơ sở 3), trả lời: Vitamin C được xem là một chất quan trọng với cơ thể, giúp bổ sung năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch. Khi bị cúm, bổ sung vitamin C rất cần thiết. Một số loại trái cây giàu vitamin C như: khế, lê, chanh, cam…

Mỗi 100 g quả cam có chứa 87,6 g nước, 104 mcg carotene (một loại vitamin chống ô xy hóa), vitamin C, kali, canxi, chất xơ, phốt pho, sắt…, không chứa chất béo hay cholesterol. Nước cam cũng chứa lượng vitamin A, đồng, folate và vitamin B1, các chất dinh dưỡng khác, giúp cơ thể chống lại bệnh tấn công từ bên ngoài.

Hàm lượng vitamin C rất cao trong cam có thể hỗ trợ kích thích sản xuất các tế bào trắng, tăng cường miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật, chống viêm, chống khối u, ức chế đông máu và chống ô xy hóa mạnh.

Nước cam là thức uống tốt khi bị bệnh, tuy nhiên phải dùng đúng lượng và đúng đối tượng. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tụy không nên uống nước cam. Không uống nước cam vào buổi tối. Không uống nước cam ngay trước hoặc sau khi uống sữa, khi dùng thuốc.

Đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80 mg và tăng lên 120 mg khi bước vào giai đoạn cho con bú. Trẻ em chỉ nên ăn nửa trái cam mỗi ngày, kể cả khi bé rất muốn ăn vì ăn nhiều có thể xảy ra tình trạng dị ứng cam…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Viện phí rẻ hơn chục lần, thai phụ từ Hàn Quốc về nước theo dõi đẻ, cứu con trai

Mang thai lần 2, đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, trong lần kiểm tra ở tuần thai thứ 27, chị T.P.L., được thông báo thai bị đảo gốc động mạch. Việc phẫu thuật có thể được thực hiện ở quốc gia này, nhưng rất phức tạp và chi phí lớn. Sau khi cân nhắc, chị quyết định về nước, đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám khi thai được 29 tuần.

Các bác sĩ Trung tâm chẩn đoán trước sinh cho biết thai nhi có dị tật tim đảo gốc động mạch, không có thông liên thất.

Viện phí rẻ hơn chục lần, thai phụ từ Hàn Quốc về nước theo dõi đẻ, cứu con trai- Ảnh 1.

Mẹ từ Hàn Quốc về Việt Nam theo dõi đẻ, bé trai được cứu ngay sau sinh

Bác sĩ Đinh Anh Tuấn, Phụ trách quản lý Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết loại dị tật em bé gặp phải là động mạch phổi và động mạch chủ bị nhầm chỗ, đảo vị trí cho nhau, kèm theo không có thông liên thất. 

Dị tật này khá hiếm gặp, nguy hiểm, trẻ thường sẽ tử vong ngay sau khi chào đời nếu không được tranh thủ thời gian vàng tính từng phút để can thiệp cứu bé.

Sau khi hội chẩn liên viện với Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ thống nhất tiếp tục theo dõi thai tại viện, lên kế hoạch can thiệp tim mạch ngay trong phòng đẻ, tránh nguy cơ trẻ suy hô hấp, tử vong ngay sau sinh. 

Theo lãnh đạo bệnh viện, đây là lần đầu tiên cơ sở này thực hiện một ca mổ đặc biệt như vậy.

Phá vách liên nhĩ cấp cứu bé sơ sinh

Sáng 7-12, bé trai nặng 3,7 kg chào đời, khóc tốt, nhưng tím dần, bão hòa ôxy trong máu (SpO2) giảm rất nhanh về còn 35-40% (bình thường trên 95%). 5 phút sau khi chào đời, bệnh nhi được các bác sĩ Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Nhi Trung ương) siêu âm tim, đánh giá tình trạng và lập tức can thiệp phá vách liên nhĩ cấp cứu, giành lấy sự sống cho bé sơ sinh ngay cạnh giường mổ của mẹ. 

Viện phí rẻ hơn chục lần, thai phụ từ Hàn Quốc về nước theo dõi đẻ, cứu con trai- Ảnh 2.

Các chuyên gia thông tin về bệnh nhi sơ sinh mắc bệnh lý phức tạp

Sau khi được can thiệp, tình trạng bệnh nhi tạm thời ổn định, tím nhẹ, nhịp tim dao động từ 160-170 lần/phút. Trẻ được chuyển sang Bệnh viện Nhi trung ương tiếp tục theo dõi và hồi sức. Hiện tại, bệnh nhi đã tự thở được, SpO2 trên 80%.

Tiến sĩ Lê Hồng Quang, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết đến sáng 8-12, em bé đã tự thở được. 

Sau 2 tuần, nếu tình trạng ổn định, bệnh nhi sẽ được phẫu thuật, trả lại vị trí 2 gốc động mạch bị đảo ngược, giúp cấu trúc và sinh lý của tim trở về bình thường. Với dị tật này, bệnh viện đã thực hiện 800 ca, tỉ lệ thành công 97%.

Các bác sĩ cũng cho biết so với các nước trên thế giới, chi phí can thiệp đảo gốc động mạch ở Việt Nam thấp hơn rất nhiều lần, có thể thấp hơn từ 10-30 lần, trong khi hiệu quả và thành công sau can thiệp tương tự các nước phát triển.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dịch Covid-19 hôm nay: Cả nước thêm 617 F0, TP HCM chỉ 5 ca

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 12-6 đến 16 giờ ngày 13-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 617 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 616 ca ghi nhận trong nước (tăng 48 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 527 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (157), Bắc Ninh (87), Yên Bái (41), Đà Nẵng (34), Phú Thọ (29), Hải Dương (27), Hải Phòng (23), Tuyên Quang (21), Quảng Ninh (20), Thái Bình (19), Lào Cai (17), Hưng Yên (16), Thái Nguyên (16), Hà Giang (12), Nam Định (8 ), Vĩnh Phúc (8 ), Hòa Bình (8 ), Cao Bằng (7), Bắc Kạn (7), Lạng Sơn (7), Thanh Hóa (7), Điện Biên (6), TP HCM (5), Gia Lai (5), Lâm Đồng (4), Khánh Hòa (4), Lai Châu (4), Hà Nam (3), Sơn La (3), Quảng Ngãi (2), Ninh Bình (2), Bình Dương (2), Quảng Trị (1), Bình Thuận (1), Tây Ninh (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Cả nước thêm 617 F0, TP HCM chỉ 5 ca - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Yên Bái (23), Nghệ An (22), Quảng Bình (18).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (87), Hải Dương (21), Hải Phòng (20).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 790 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.732.429 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.366 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.724.663 ca, trong đó có 9.559.706 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.074), TP HCM (609.680), Nghệ An (485.055), Bắc Giang (387.636), Bình Dương (383.790).

Trong ngày có 9.330 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.562.523 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 53 ca, trong đó thở máy xâm lấn: 4 ca

Trong ngày, cả nước không ghi nhận ca tử vong. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Đến nay, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 223.629.992 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.815.820 liều: Mũi 1 là 71.485.834 liều; Mũi 2 là 68.816.757 liều; Mũi 3 là 1.507.301 liều; Mũi bổ sung là 15.022.897 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.017.034 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 965.997 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.505.950 liều: Mũi 1 là 8.951.055 liều; Mũi 2 là 8.554.895 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.308.222 liều: Mũi 1 là 4.648.875 liều; Mũi 2 là 659.347 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số bệnh nhân nặng tăng, cả nước thêm 913 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 7-6 đến 16 giờ ngày 8-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 913 ca nhiễm mới (giảm 47 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 716 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (187), Yên Bái (67), Bắc Ninh (57), Nghệ An (49), Đà Nẵng (38), Lào Cai (35), Phú Thọ (35), Vĩnh Phúc (33), Quảng Ninh (27), Quảng Bình (27), TP HCM (26), Bắc Kạn (24), Hà Giang (23), Thái Nguyên (23), Hải Dương (22), Tuyên Quang (21), Nam Định (19), Hưng Yên (17), Thái Bình (16), Hà Nam (14), Lạng Sơn (13), Hà Tĩnh (13), Quảng Trị (12), Sơn La (11), Ninh Bình (10), Lâm Đồng (10), Hòa Bình (9), Bình Phước (8 ), Thanh Hóa (8 ), Thừa Thiên Huế (7), Bình Dương (7), Bà Rịa – Vũng Tàu (6), Lai Châu (6), Cao Bằng (6), Quảng Ngãi (6), Gia Lai (5), Tây Ninh (4), Bắc Giang (3), Điện Biên (3), Bình Định (2), Khánh Hòa (2), Bình Thuận (1), Đồng Nai (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số bệnh nhân nặng tăng, cả nước thêm 913 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19 – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (42), Phú Thọ (20), Hòa Bình (19).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (26), Quảng Bình (11), Hà Giang (11).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 910 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.727.918 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.333 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.720.156 ca, trong đó có 9.528.836 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Trong ngày, có 8.363 bệnh nhân khỏi bệnh nhân tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.531.653 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 78 ca (trước đó là 57 ca), trong đó thở máy xâm lấn 5 ca.

Trong 24 giờ qua không có bệnh nhân tử vong do Covid-19. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.081 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

 Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 7-6 có 129.081 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 222.381.906 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.996.718 liều: Mũi 1 là 71.481.497 liều; Mũi 2 là 68.799.494 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.057.375 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.619.175 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 532.059 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.486.389 liều: Mũi 1 là 8.943.399 liều; Mũi 2 là 8.542.990 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.898.799 liều: Mũi 1 là 4.313.266 liều; Mũi 2 là 585.533 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca nhiễm giảm, cả nước thêm 3.819 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay 6-5, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 5-5 đến 16 giờ ngày 6-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.819 ca nhiễm mới (giảm 486 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 2.706 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (673), Phú Thọ (292), Vĩnh Phúc (203), Bắc Ninh (174), Tuyên Quang (163), Nghệ An (145), Quảng Bình (129), Quảng Ninh (123), Bắc Giang (122), Nam Định (113), Yên Bái (107), Bắc Kạn (101), Lào Cai (94), Đà Nẵng (87), Hải Dương (79), Ninh Bình (77), Đắk Nông (73), Sơn La (69), Hà Nam (68), Thái Bình (65), Lạng Sơn (61), Thái Nguyên (59), Cao Bằng (54), TP HCM (47), Bình Phước (47), Hải Phòng (46), Hưng Yên (44), Hòa Bình (44), Hà Giang (41), Quảng Trị (41), Hà Tĩnh (39), Điện Biên (36), Thanh Hóa (34), Bà Rịa – Vũng Tàu (32), Quảng Ngãi (30), Bình Định (25), Lai Châu (22), Bình Dương (18), Tây Ninh (18), Bình Thuận (16), Bến Tre (16), Long An (13), Vĩnh Long (13), Khánh Hòa (11), Thừa Thiên Huế (10), Phú Yên (9), Quảng Nam (9), Bạc Liêu (6), Kiên Giang (5), Trà Vinh (4), Đồng Nai (3), Cà Mau (3), Đồng Tháp (2), Hậu Giang (2), An Giang (1), Cần Thơ (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số ca nhiễm giảm, cả nước thêm 3.819 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19 – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (147), Lâm Đồng (87), Vĩnh Phúc (70).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Bình (48), Đắk Nông (35), Nghệ An (28).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.696 ca/ngày. 

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.670.570 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.840 ca nhiễm).

 Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.662.820 ca, trong đó có 9.313.420 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.590.463), TP HCM (608.660), Nghệ An (482.350), Bắc Giang (385.581), Bình Dương (383.496).

Trong ngày, có 1.817 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.316.237 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 480 ca.

Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 6 ca tử vong tại: Bà Rịa – Vũng Tàu (5 ca trong 3 ngày), Đồng Nai (1).  Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 2 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.055 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 5-5 có 191.452 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 215.350.776 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.263.356 liều: Mũi 1 là 71.462.115 liều; mũi 2 là 68.651.401 liều; mũi 3 là 1.505.953 liều; mũi bổ sung là 15.320.992 liều; mũi nhắc lại là 39.322.895 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.380.923 liều: Mũi 1 là 8.909.387 liều; mũi 2 là 8.471.536 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.706.497 liều (mũi 1).

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 91.916 ca nhiễm, số F0 ở nước ta vượt mốc 9 triệu

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay 27-3, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 26-3 đến 16 giờ ngày 27-3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 91.916 ca nhiễm mới ghi nhận trong nước (giảm 11.208 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 62.043 ca trong cộng đồng). 

Như vậy,27-3 là ngày đầu tiên kể từ ngày 2-3, ngày ghi nhận số ca mắc Covid-19 vượt mốc với 110.280 trường hợp mắc mới được ghi nhận, số ca nhiễm mới ở nước ta giảm xuống dưới ngưỡng 100.000 ca một ngày.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (10.252), Bắc Giang (3.997), Yên Bái (3.977), Nghệ An (3.976), Đắk Lắk (3.909), Phú Thọ (3.638), Lào Cai (3.430), Lạng Sơn (3.121), Thái Bình (2.798), Vĩnh Phúc (2.768), Quảng Ninh (2.553), Hà Giang (2.518), Quảng Bình (2.501), Thái Nguyên (2.435), Sơn La (2.206), Tuyên Quang (2.092), Cao Bằng (1.829), Bắc Kạn (1.786), Hải Dương (1.778), Bình Định (1.705), Cà Mau (1.660), Hưng Yên (1.493), Bình Dương (1.486), Quảng Trị (1.478), Hà Nam (1.432), Bắc Ninh (1.416), Lâm Đồng (1.370), Điện Biên (1.248), Lai Châu (1.231), Hòa Bình (1.197), Vĩnh Long (1.177), Bến Tre (972), Bình Phước (959), Ninh Bình (917), Tây Ninh (872), TP HCM (849), Phú Yên (761), Đắk Nông (754), Kon Tum (750), Đà Nẵng (743), Thừa Thiên Huế (681), Nam Định (655), Trà Vinh (626), Thanh Hóa (618), Quảng Ngãi (591), Bà Rịa – Vũng Tàu (583), Khánh Hòa (403), Hải Phòng (339), Quảng Nam (320), Bình Thuận (205), Bạc Liêu (173), Kiên Giang (148), Long An (146), An Giang (116), Cần Thơ (90), Đồng Nai (81), Ninh Thuận (31), Hậu Giang (27), Đồng Tháp (20), Sóc Trăng (15), Tiền Giang (14).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 91.916 ca nhiễm, số F0 ở nước ta vượt mốc 9 triệu - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (1.945), Bắc Ninh (1.174), Phú Thọ (1.041).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (629), Đắk Lắk (466), Bình Dương (257).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 116.330 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 9.011.473 ca nhiễm, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 91.225 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.003.762 ca, trong đó có 5.349.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.260.268), TP HCM (591.198), Nghệ An (377.041), Bình Dương (372.549), Hải Dương (336.060).

Trong ngày, có thêm 185.861 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 5.351.978 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.447 ca.

Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 48 ca tử vong tại: Đồng Nai (6), Đắk Lắk (5), Quảng Ninh (4), An Giang (3), Hà Tĩnh (3), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (2), Bến Tre (2), Bình Dương (2), Cà Mau (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (1), Bình Phước (1), Điện Biên (1), Gia Lai (1), Hà Nội (1), Hải Dương (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Sóc Trăng (1), TP HCM (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 61 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.306 ca, chiếm tỉ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Từ 27-4-2021 đến nay, nước ta đã thực hiện xét nghiệm được 38.009.510 mẫu, tương đương 83.920.695 lượt người, tăng 143.238 mẫu so với ngày trước đó.

Ngày 26-3, có 141.599 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 205.002.757 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.860.318 liều: Mũi 1 là 71.207.845 liều; Mũi 2 là 67.991.955 liều; Mũi 3 là 1.501.462 liều; Mũi bổ sung là 14.817.244 liều; Mũi nhắc lại là 32.341.812 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.142.439 liều: Mũi 1 là 8.789.313 liều; Mũi 2 là 8.353.126 liều.

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 91.916 ca nhiễm, số F0 ở nước ta vượt mốc 9 triệu - Ảnh 2.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Số mắc tăng cao, cả nước thêm 110.301 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay 2-3, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 1-3 đến 16 giờ ngày 2-3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 110.301 ca nhiễm mới. Có 21 ca nhập cảnh và 110.280 ca ghi nhận trong nước (tăng 11.537 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 74.166 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (15.114), Bắc Ninh (4.698), Nghệ An (4.329), Quảng Ninh (3.992), Sơn La (3.672), Hưng Yên (3.458), Lạng Sơn (3.186), Nam Định (3.176), Phú Thọ (2.993), Vĩnh Phúc (2.934), Lào Cai (2.756), TP HCM (2.746), Thái Nguyên (2.684), Đắk Lắk (2.667), Hòa Bình (2.599), Bắc Giang (2.546), Hải Phòng (2.510), Hải Dương (2.318), Yên Bái (2.293), Ninh Bình (2.293), Quảng Bình (2.270), Tuyên Quang (2.237), Hà Giang (2.179), Khánh Hòa (2.076), Thái Bình (2.058), Bình Phước (1.699), Điện Biên (1.572), Đà Nẵng (1.458), Cao Bằng (1.438), Đắk Nông (1.391), Thanh Hóa (1.389), Bình Định (1.380), Hà Nam (1.345), Bắc Kạn (1.224), Cà Mau (1.180), Lai Châu (1.151), Bà Rịa – Vũng Tàu (1.123), Gia Lai (1.093), Quảng Trị (1.084), Lâm Đồng (1.059), Bình Dương (1.033), Phú Yên (968), Hà Tĩnh (797), Quảng Ngãi (465), Tây Ninh (452), Bến Tre (419), Quảng Nam (396), Bình Thuận (395), Thừa Thiên Huế (331), Bạc Liêu (283), Vĩnh Long (276), Trà Vinh (234), Kon Tum (200), Đồng Nai (189), Cần Thơ (156), Long An (150), Kiên Giang (41), An Giang (30), Sóc Trăng (28), Ninh Thuận (27), Đồng Tháp (20), Hậu Giang (12), Tiền Giang (8 ).

Dịch Covid-19 hôm nay: Số mắc tăng cao, cả nước thêm 110.301 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Ngày 2-3, Sở Y tế Nam Định đăng ký bổ sung 20.866 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 12.691 ca và Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 7.994 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

 Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lào Cai (642), Gia Lai (299), Cao Bằng (280).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (1.791), Thanh Hóa (896), Bắc Ninh (765).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 88.033 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.709.481 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 37.552 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.702.080 ca, trong đó có 2.513.968 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (538.861), Hà Nội (300.387), Bình Dương (299.327), Đồng Nai (101.588), Tây Ninh (91.384).

Trong ngày, có 36.902 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.516.785 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.949 ca.

Trong 24 giờ qua cả nước ghi nhận 114 ca tử vong tại TP HCM (2) là các ca từ An Giang (1), Tiền Giang (1) chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (18), Quảng Nam (11), Nam Định (7 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (6 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (5 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (5), Bình Định (4), Khánh Hòa (4), Quảng Ninh (4), Thái Nguyên (4), An Giang (3), Bà Rịa – Vũng Tàu (3), Đồng Tháp (3 ca trong 2 ngày), Hải Phòng (3), Hòa Bình (3), Phú Yên (3 ca trong 2 ngày), Quảng Ngãi (3), Bình Dương (2), Bình Phước (2), Hà Nam (2), Kiên Giang (2), Nghệ An (2), Ninh Bình (2), Vĩnh Long (2), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Đắk Lắk (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Lào Cai (1), Sóc Trăng (1), Thái Bình (1).

 Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 97 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.452 ca, chiếm tỉ lệ 1,1% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 1-3 có 342.070 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 195.308.572 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 178.521.464 liều: Mũi 1 là 70.749.702 liều; Mũi 2 là 67.470.940 liều; Mũi 3 là 1.444.775 liều; Mũi bổ sung là 14.000.910 liều; Mũi nhắc lại là 24.855.137 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.787.108 liều: Mũi 1 là 8.631.426 liều; Mũi 2 là 8.155.682 liều.

Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vắc-xin Covid-19, tổ chức tiêm vắc-xin mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vắc-xin.

Dịch Covid-19 hôm nay: Số mắc tăng cao, cả nước thêm 110.301 F0 - Ảnh 2.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Cấp phép sản xuất thuốc trị Covid-19 cho 3 công ty trong nước

Trong gần 4.000 ca nhập viện, số ca nặng/nguy kịch đang tăng. Hơn 3% còn lại (gần 4.000 ca) phải nhập viện điều trị. Nhiều ngày gần đây, TP Hà Nội ghi nhận trên dưới 15 ca tử vong do Covid-19 mỗi ngày. 

Lãnh đạo Sở Y tế cho biết bệnh nhân Covid-19 tử vong chủ yếu là người cao tuổi có bệnh nền thuộc nhóm nguy cơ và chưa tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Theo Sở Y tế TP Hà Nội, hiện tỉ lệ bao phủ tiêm đủ 2 mũi vắc-xin của thành phố với người trên 12 tuổi đạt hơn 99,5% và tỉ lệ tiêm mũi nhắc lại (mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên) gần 55%.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội, cho biết trong bối cảnh số ca mắc mới liên tục tăng nhanh, mà hầu hết người mắc không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và gần 100% dân số đã tiêm 2 mũi vắc-xin, ưu tiên trọng tâm của thành phố là bảo vệ, quản lý nhóm người nguy cơ cao (cao tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm vắc-xin) mắc Covid-19, đồng thời rà soát người nguy cơ cao chưa tiêm vắc-xin. 

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế, việc theo dõi diễn biến số ca nặng, nhập viện là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ dịch hiện nay. Cùng với đó, việc thống kê số ca mắc mới vẫn là yếu tố để địa phương theo dõi, quản lý ca bệnh. 

Liên quan việc học sinh trở lại trường học trực tiếp, Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố, các địa phương, Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội tăng cường phối hợp với các trường trong xây dựng, thực hiện, kiểm tra phương án bảo đảm an toàn trong công tác phòng chống dịch.

Ngày 17-2, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cho biết đã cấp giấy phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir cho 3 công ty dược của Việt Nam. Ba công ty trong nước đầu tiên được cấp phép sản xuất thuốc kháng virus điều trị bệnh nhân Covid-19 là: Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm VN, Công ty CP Dược phẩm Boston Việt Nam, Công ty CP Dược phẩm Mekorpha. 

Cấp phép sản xuất thuốc trị Covid-19 cho 3 công ty trong nước - Ảnh 1.

Thuốc kháng virus điều trị bệnh nhân Covid-19 – Ảnh minh họa

Theo lãnh đạo Cục Quản lý dược, sau khi được cấp phép có điều kiện, các công ty này sẽ phối hợp với các cơ sở điều trị thực hiện đúng những quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc kháng virus trên người Việt Nam. Các đơn vị sản xuất phải kê khai giá thuốc và được thẩm định giá bởi cơ quan quản lý. Giá bán dự kiến thấp hơn nhiều so với nhập khẩu.

Cùng ngày, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 36.200 ca mắc mới tại 62 tỉnh, thành phố, tăng 1.467 ca so với ngày trước đó. Trong ngày, 12 địa phương có số ca Covid-19 trên 1.000 trường hợp. TP Hà Nội ghi nhận thêm 3.893 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Cùng với số mắc mới tăng cao, số ca mắc ngoài cộng đồng cũng tăng vọt với 25.345 ca. Đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 189,7 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19.

TP HCM: Số ca F0 tăng nhẹ trong trường học

Tại cuộc họp báo định kỳ về công tác phòng chống dịch trên địa TP HCM chiều 17-2, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết thành phố ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19 nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng.

Tính đến thời điểm này, TP HCM có tổng cộng 166 ca Covid-19 nhiễm biến thể Omicron với 155 ca nhập cảnh, 11 ca phát hiện trong cộng đồng. Bà Mai cũng nhấn mạnh với nhóm trẻ học mầm non, tiểu học, cần đặc biệt chú ý đến cô giáo, bảo mẫu vì đây là nhóm có thể lây nhiễm cho trẻ. Trong khi đó, trẻ em không duy trì được việc đeo khẩu trang như người lớn.

Theo ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, số trẻ nhiễm bệnh có sự tăng nhẹ trong những ngày qua. Cụ thể, trong ngày đầu đến trường (14-2), ghi nhận 27 trường hợp F0, ngày 15-2, phát hiện 50 em mắc bệnh, ngày 16-2 có 86 em. Các trường hợp đều được xử lý theo quy trình, nhà trường vẫn bảo đảm duy trì dạy học.

H.Yến

N.Dung – B.H.Thanh

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay, cả nước có thêm 13.840 ca bệnh, số mắc ở TP HCM dưới 1.000

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 6-12 đến 16 giờ ngày 7-12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới. Có 5 ca nhập cảnh và 13.835 ca ghi nhận trong nước (giảm 723 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố, trong đó, 7.306 ca ở cộng đồng.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (965), Cần Thơ (898), Tây Ninh (869), Sóc Trăng (746), Hà Nội (737), Đồng Tháp (697), Bình Dương (645), Bình Phước (640), Cà Mau (615), Vĩnh Long (529), Bà Rịa – Vũng Tàu (491), Khánh Hòa (486), Bến Tre (441), Bạc Liêu (434), Tiền Giang (340), An Giang (325), Thừa Thiên Huế (306), Hậu Giang (293), Bình Định (281), Đồng Nai (272), Trà Vinh (254), Kiên Giang (229), Bắc Ninh (190), Nghệ An (179), Gia Lai (178), Bình Thuận (170), Hải Phòng (156), Đà Nẵng (141), Đắk Nông (137), Đắk Lắk (131), Lâm Đồng (100), Thanh Hóa (97), Hà Giang (86), Ninh Thuận (84), Long An (83), Phú Yên (63), Quảng Nam (53), Vĩnh Phúc (51), Hưng Yên (42), Quảng Ngãi (40), Quảng Ninh (37), Hòa Bình (33), Hải Dương (32), Phú Thọ (32), Kon Tum (32), Nam Định (31), Quảng Bình (28), Quảng Trị (25), Yên Bái (25), Bắc Giang (19), Thái Bình (18), Thái Nguyên (17), Hà Tĩnh (9), Hà Nam (9), Cao Bằng (5), Tuyên Quang (4), Bắc Kạn (2), Sơn La (2), Lào Cai (1).

Dịch Covid-19 hôm nay, cả nước có thêm 13.840 ca bệnh, số mắc ở TP HCM dưới 1.000 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19 – Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (315), Cần Thơ (291), Bến Tre (258).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (419), Thừa Thiên Huế (245), Hà Nội (150).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 13.959 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.337.523 ca nhiễm, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.567 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.332.216 ca, trong đó có 1.008.839 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (480.448), Bình Dương (285.134), Đồng Nai (90.094), Long An (38.883), Tây Ninh (34.211).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.249 ca. Hiện tổng số ca bệnh được điều trị khỏi là 1.011.656 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.019 ca.

Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 217 ca tử vong tại TP HCM (57) trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bình Dương (2), Đồng Tháp (1), Tiền Giang (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (37), An Giang (19), Đồng Nai (18), Tây Ninh (14), Tiền Giang (13), Long An (10), Bình Thuận (7), Cần Thơ (7), Vĩnh Long (6), Kiên Giang (6), Đồng Tháp (5), Bạc Liêu (5), Cà Mau (3), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Bình Định (1), Quảng Bình (1), Đà Nẵng (1), Phú Yên (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 202 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.700 ca, chiếm tỉ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua, đã thực hiện 140.714 xét nghiệm cho 199.666 lượt người.

Ngày 6-12 có 910.139 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 128.675.533 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.663.229 liều, tiêm mũi 2 là 55.012.304 liều.

Dịch Covid-19 hôm nay, cả nước có thêm 13.840 ca bệnh, số mắc ở TP HCM dưới 1.000 - Ảnh 2.

Bộ Y tế điều động, tăng cường nhân lực cho các tỉnh phía Nam

Trước diễn biến của dịch Covid-19 ở các tỉnh phía Nam, Bộ Y tế điều động, tăng cường nhân lực điều trị từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E và Bệnh viện Nội tiết Trung ương chi viện cho các tỉnh: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Sóc Trăng; riêng TP Cần Thơ được Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ tiếp tục hỗ trợ thành phố trong công tác điều trị; đồng thời chú trọng triển khai tập huấn, nâng cao năng lực điều trị cho y bác sĩ tại chỗ.

Để chủ động kiểm soát tình hình dịch Covid-19, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trước biến chủng mới (Omicron) của virus SARS-CoV-2.

Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin Covid-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.

Dịch Covid-19 hôm nay, cả nước có thêm 13.840 ca bệnh, số mắc ở TP HCM dưới 1.000 - Ảnh 3.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

[Chế biến] – Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Rằm tháng Giêng chị em hãy thử làm món chè trôi nước nhân đậu phộng thơm ngon, lạ miệng này nhé!

Nguyên liệu:

– 150 gr bột nếp

– 100 ml nước sôi; 50 ml nước cốt dừa; 20 gr đường; 100 gr bơ đậu phộng (mua ở siêu thị); 30 gr đường; 1 gói bột trà xanh; 50 gr mật ong; 200 ml nước gừng non thái sợi

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Tham khảo cách làm chè trôi nước nhân đậu phộng dưới đây.

Thực hiện:

Bước 1: Bơ đậu phộng, đường cho vào tô trộn đều để làm nhân. Cho nhân vào ngăn đá tủ lạnh 40 phút để nhân cứng hơn dễ làm nhân hay vo viên.

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Bước 2: Nước sôi, đường, nước cốt dừa hòa chung với nhau.

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Bước 3: Bột nếp cho vào âu, sau đó đổ hỗn hợp nước ở bước 2 vào, mang bao tay nhồi cho bột quyện thành một khối dẻo, không dính tay.

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Bước 4: Lấy một ít bột nếp, viên tròn lại, ấn dẹt rồi cho ít nhân bơ đậu phộng vào vo tròn. Cứ thế làm cho hết nhân và bột.

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Bước 5: Nấu một nồi nước sôi, cho các viên bột vào luộc với lửa vừa, khi bánh nổi lên thì vớt bánh ra một âu nước lạnh.

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Bước 6: Mật ong, nước, gừng cho vào nồi nấu sôi, sau đó cho trà xanh vào hòa chung. Cuối cùng vớt các viên chè cho vào nấu 3-4 phút là tắt bếp.

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Chè trôi nước nhân đậu phộng múc ra bát, rắc chút gừng non cho thơm.

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

 [Chế biến] - Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm chè trôi nước nhân đậu phộng!

Theo Lâm Anh Đào

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết [Chế biến] – Chè trôi nước nhân đậu phộng lạ miệng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

[Chế biến] – Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

Mực nướng sa tế giòn giòn, cay cay đảm bảo ai thưởng thức cũng sẽ thích.

Nguyên liệu:

– 1 con mực đã làm sạch

– 1 muỗng canh ớt sa tế

– 1 muỗng canh sả băm, 2 tép tỏi băm, 1 củ hành tím băm, 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê dầu, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 1 chút tiêu 1muỗng canh dầu hào, 1muỗng canh nước tương

 [Chế biến] - Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

Tham khảo cách làm mực nướng sa tế dưới đây.

Thực hiện:

Bước1: Cho tất cả các gia vị phía trên vào bát trộn đều.

 [Chế biến] - Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

Bước 2: Mực rửa sạch, khứa xéo.

 [Chế biến] - Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

Ướp mực cùng chén gia vị để 30 phút cho mực thấm.

 [Chế biến] - Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

 [Chế biến] - Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

Bước 3: Sau đó lấy cây xiên thịt xiên 2 bên đầu miếng mực để khi nướng mực không bị cong. Xếp mực ra vỉ. Lò nướng làm bóng 180 độ C trước 10 phút. Sau đó cho vỉ mực vào nướng 10 -12 phút là mực chín.

 [Chế biến] - Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

Cho mực nướng sa tế ra đĩa, trang trí xà lách và dưa leo. Kèm thêm chén nước tương cay để chấm.

 [Chế biến] - Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

 [Chế biến] - Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm mực nướng sa tế!

Theo Lâm Anh Đào

Khám phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết [Chế biến] – Mực nướng sa tế thèm chảy nước miếng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chị em tha hồ lựa chọn vị chè trôi nước mà mình thích để nấu vào ngày Rằm tháng Giêng sắp tới nhé.

Chè trôi nước đậu xanh

Nguyên liệu:

Cho phần vỏ:

– 190gr bột nếp khô

– 170ml nước sôi

– 1 chút xíu muối

Cho phần nhân:

– 150gr đậu xanh không vỏ; 90gr đường; 1/4 muỗng cà phê muối; 80ml nước cốt dừa

Tham khảo cách làm chè trôi nước nhân đậu xanh tại đây.

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chè trôi nước lá dứa

Nguyên liệu:

– 300 gr bột nếp

– 200 ml nước đang sôi

– 50 ml nước ép lá dứa

– 1/3 muỗng cà phê muối

Xem cách làm món chè trôi nước lá dứa tại đây.

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chè trôi nước nhân vừng đen

Nguyên liệu:

– 100gr vừng đen rang giã nhỏ

– 2 muỗng canh mật ong

– 2 muỗng canh đường

– 50ml nước

– Cho phần bột: 100gr bột nếp; 20gr bột năng; 130ml nước nóng hay nước cốt dừa hâm nóng.

– Nước đường

Xem cách làm chè trôi nước nhân vừng đen tại đây.

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chè trôi nước nhân hạt dẻ

Chuẩn bị:

– 1 bát nhỏ bột nếp

– 1/2 bát đường, 1/2 bát nước, 100gr hạt dẻ, 1 củ gừng

Tham khảo tại đây để biết cách làm chè trôi nước nhân hạt dẻ.

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

Chè trôi nước củ dền

Nguyên liệu:

-1/2 gói bột nếp

– Dừa nạo: 100 g

-1/2 củ dền

– 150 g đỗ xanh

– Đường cát, củ gừng, vừng

 Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng

 Tham khải cách làm chè trôi nước tại đây.

Theo T.H

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Gợi ý 5 món chè trôi nước tuyệt ngon cho Rằm tháng Giêng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp

Cây sả vừa thơm lại có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Nếu biết kết hợp nước sả với chanh và mật ong… có thể giúp cho bạn kiểm soát trọng lượng hiệu quả.

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 1

Hấp dẫn với da đẹp dáng thon

Nguyên liệu

– Lá sả khô

– Gừng

– Chanh

– Quế

– Mật ong

– Hạt dẻ

– Các dụng cụ cần thiết gồm cốc, nồi, bộ lọc…

Thực hành

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 2

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 3

Bước 1: Bỏ khoảng 2 cốc nước vào nồi và thêm 2 thìa sả khô cắt nhỏ.

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 4

Bước 2: Dùng nạo để cung cấp thêm khoảng 1 củ gừng nhỏ.

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 5

Bước 3: Bỏ thêm vài thành quế nhỏ.

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 6

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 7

Bước 4: Bóp nhỏ 2 hạt dẻ vào nồi rồi đun tất cả trên bếp cho nước sôi. 

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 8

Bước 5: Dùng lọc bỏ bã lấy nước vào cốc.

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 9

 Tự làm nước sả chanh giúp thân hình thon đẹp - 10

Bước 6: Vắt nửa quả chanh và 1 thìa mật ong vào cốc nước sả
và thưởng thức.

Lợi ích:

Với cốc nước sả có thể giúp cơ thể thanh lọc độc tố, hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Đồng thời chúng còn có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giúp thư giãn hệ thần kinh.

Đặc biệt, gừng tươi chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh và giàu vitamin C giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ tiên mỡ. sự kết hợp của các thành phần trên sẽ luôn kiểm soát hiệu quả lượng mỡ thừa và do đó bảo đảm cho thân hình luôn thon đẹp.

Xem thêm chủ đề: lam dep, cach lam dep, bi quyet lam dep, lam dep 24h, lam dep phu nu, dep, trang diem, tin tuc, tin tuc 24h, bao, làm đẹp, nước giảm cân, giảm cân

Tin tuc 24h | tin nhanh bong da | the thao | thoi trang, giai tri vn | bao online

3 công thức làm nước chanh giúp vòng eo đẹp

Chanh chứa nhiều axit tự nhiên có tác dụng làm tiêu mỡ giúp cơ thể thon thả hơn. Nó sẽ phát huy tác dụng khi biết kết hợp với một số loại thực phẩm khác. Đồng thời, cũng tùy theo sở trường của từng người mà có thể chọn cho mình những cốc nước chanh có hương vị cho phù hợp.

 3 công thức làm nước chanh giúp vòng eo đẹp - 1

Hấp dẫn với eo thon dáng nuột

Dưới đây là 3 công thức chế biến nước chanh hấp dẫn giúp bạn có vòng eo lý tưởng.

1. Chanh trà

Công thức

– 1/2 thìa đường

– 1 thìa trà nghiền nhỏ thành bột

– 1 thìa nước chanh

– 2 chén nước

Cách làm

– Đổ nước vào chảo và đun sôi.

– Thêm bột trà vào và hạ nhỏ lửa đun trong vòng 1 phút.

– Tắt bếp đưa chảo ra ngoài, sau đó chế thêm nước chanh và đường

– Dùng thìa trộn đều các thành phần và lọc lấy nước để sử dụng khi chúng còn nóng.

 3 công thức làm nước chanh giúp vòng eo đẹp - 2

Uống nước chanh mỗi ngày giúp vòng eo thon gọn

2. Nước chanh, mật ong và gừng

Công thức

– 1/2 thìa mật ong

– 2 chén nước

– 1 thìa nước chanh

– 1 thìa trà

– 1 thìa gừng băm nhỏ.

Cách làm

– Đun nước trên chảo.

– Khi thấy bắt đầu sôi thì thêm gừng thái nhỏ

– Tiếp tục đun sôi nước rồi thêm nước chanh và mật ong.

– Tắt bếp rồi đổ lọc bỏ bã, lấy nước vào cốc và sử dụng khi còn nóng.

3. Mật ong, chanh và trà

Công thức

– 1/2 thìa đường.

– 1 thìa nước chanh.

– 1 thìa mật ong

– 1 chén nước

Cách làm

– Đổ nước vào một cốc thủy tinh rồi cho vào lò vi sóng vài phút.

– Dừng lò vi sóng bỏ ra cho thêm mật ong rồi lại cho vào lò vi sóng khoảng 2 phút.

– Bỏ cốc ra ngoài và thêm nước chanh và đường để khuấy đều.

– Sử dụng nước uống khi đang nóng.

Tin tuc 24h | tin nhanh bong da | the thao | thoi trang, giai tri vn | bao online

close(x)
close(x)