May 20, 2024

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai

Thông tin thêm về sự việc, lãnh đạo TP Long Khánh (Đồng Nai) nói hiện vụ việc đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố tiếp nhận xử lý, khi có kết quả cụ thể sẽ thông tin.

Phòng Y tế cũng có báo cáo sơ bộ về tình hình khắc phục của cơ sở bánh mì Băng. Hiện phía chủ cơ sở bánh mì Băng đã thanh toán viện phí cho các bệnh nhân với số tiền gần 600 triệu đồng.

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai- Ảnh 1.

Hiện còn 2 bệnh nhân nhi nặng đang được điều trị tại Đồng Nai và TP HCM

Liên quan vụ gần 100 người ngộ độc sau khi ăn mì Quảng gà, sáng 16-5, bác sĩ Nguyễn Đức Phước, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, cho biết tình trạng sức khỏe của 89 công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom) đã ổn định.

Sau khi tái khám cho bệnh nhân, trung tâm sẽ cho xuất viện những người đã ổn định sức khỏe trong ngày hôm nay.

Phía Sở Y tế đã chỉ đạo các bộ phận liên quan điều tra, phân tích dịch tễ tìm nguyên nhân gây ra vụ nghi ngộ độc này. Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông và cảnh báo tới các công ty, xí nghiệp, bếp ăn tập thể để quan tâm hơn tới việc thực hiện những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo báo cáo nhanh từ Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, công nhân Công ty TNHH De Chang Việt Nam (KCN Giang Điền, Trảng Bom) nhập viện cấp cứu nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa có thịt heo kho dưa, chả cá chiên, canh bầu, rau cải thảo luộc và bữa ăn chiều là mì Quảng gà, được công ty hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu từ ngoài vào.

Công ty có 2 xưởng, một xưởng sản xuất máy hút bụi, một xưởng sản xuất sắt thép. Công ty có 1.500 công nhân. Công ty hợp đồng cung cấp suất ăn với nhà thầu là Công ty TNHH sản xuất TM dịch vụ Thiên Hồng Phúc.

Thông tin mới nhất 2 vụ ngộ độc và nghi ngộ độc thực phẩm lớn ở Đồng Nai- Ảnh 3.

Hiện đa phần các bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom đã ổn định sức khoẻ

Khoảng 19 giờ ngày 15-5, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom tiếp nhận một số bệnh nhân vào viện với triệu chứng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một số người có sốt.

Qua điều tra, các trường hợp nhập viện nêu trên ăn bữa trưa lúc 11 giờ đến 12 giờ 15 phút gồm các món ăn thịt heo kho dưa, chả cá chiên, canh bầu, rau cải thảo luộc.

Bữa ăn chiều tăng ca ăn từ 16 giờ 15 phút đến 18 giờ, số lượng người ăn 400 người, món ăn là mì Quảng gà.

Sau bữa ăn chiều khoảng 5 đến 30 phút, công nhân có triệu chứng đau bụng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, một số người có sốt, được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), Thalassemia là một bệnh di truyền bẩm sinh, gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Đây cũng là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gen và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 1.

Thalassemia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi

Hơn 10 triệu người có gen bệnh Thalassemia

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần điều trị.

Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

Theo ước tính, một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỉ đồng để điều trị và đến năm 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì cuộc sống.

Với trên 20.000 người bệnh mức độ nặng phải điều trị cả đời, mỗi năm Việt Nam cần trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Ngày 8-5 là Ngày Thalassemia thế giới. Chủ đề năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Theo Cục Dân số, hiện nay số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Thống kê cho thấy tỉ lệ người mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh khoảng 9,7%. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen Thalassemia lên tới 40-70%.

Hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ người dân tộc thiểu số mang gen Thalassemia cao.

Đây là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gen bệnh.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Thalassemia?

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 2.

Xét nghiệm sàng lọc cho học sinh ở tỉnh Hà Giang

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mang gen Thalassemia cao trên thế giới. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người trong độ tuổi sinh đẻ cần xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh để tránh sinh con bị bệnh.

Theo các bác sĩ, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia.

Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau cần được tư vấn trước khi dự định có thai.

Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu sống ca bệnh vỡ động mạch “thập tử nhất sinh”

Kết quả kiểm tra cho thấy người bệnh có khối phình động mạch chủ bụng bị vỡ gây tụ máu sau phúc mạc. Nhận định đây là ca bệnh nguy kịch, Viện Tim mạch Việt Nam khẩn cấp kích hoạt “Đội nhóm Tim mạch – Heart team” (gồm các bác sĩ phẫu thuật tim mạch, can thiệp tim mạch, hồi sức) chạy đua thời gian cứu người. Qua 1 giờ, các bác sĩ đã hàn gắn được đoạn động mạch chủ bị vỡ bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch đặt stent graft động mạch chủ bụng. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu bảo vệ động mạch chủ khỏi vỡ. Bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và xuất viện sau 3 ngày điều trị.

Cứu sống ca bệnh vỡ động mạch "thập tử nhất sinh"- Ảnh 1.

Bác sĩ can thiệp khẩn cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng

Theo GS Phạm Mạnh Hùng, vỡ phình động mạch chủ bụng là tình trạng tối khẩn, cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng. Kỹ thuật can thiệp đặt stent graft đã cứu sống nhiều trường hợp vỡ phình động mạch chủ bụng nguy kịch, sốc mất máu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nạn nhân nặng nhất trong đoàn du khách TP HCM gặp nạn ở Kon Tum xuất viện

Thông tin được Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay chiều 3-5.  TS-BS Trần Minh Trí, Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tối 14-4, bệnh nhân được chuyển từ Kon Tum đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng rất nguy kịch, bị mất máu nặng, thiếu máu và rối loạn đông máu, chấn thương sọ não nặng, xuất huyết não, chấn thương phổi, gãy xương bả vai. 

Nạn nhân nặng nhất trong đoàn du khách TP HCM gặp nạn ở Kon Tum xuất viện- Ảnh 1.

Nạn nhân trong đoàn du khách gặp tai nạn bình phục, đủ điều kiện xuất viện

Ê kíp tiếp nhận đã khởi động quy trình báo đỏ hội chuẩn liên chuyên khoa và hồi sức tích cực cho bệnh nhân. Sau khi xử lý rối loạn đông máu, truyền máu, bệnh nhân đã được phẫu thuật xử lý khối máu tụ não. 

Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân rất nguy kịch nhưng với sự phối hợp của cả ê kíp cùng ý chí kiên cường của người bệnh nên mọi nguy hiểm đã vượt qua. Đến nay, sau 12 ngày phẫu thuật, hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, đi lại và sinh hoạt bình thường và được xuất viện. 

Trước đó, ngày 13-4, trên đường đi đến Khu du lịch Măng Đen, xe chở đoàn cán bộ Quản lý thị trường TP HCM không may gặp nạn, làm 1 người chết tại chỗ, nhiều người bị thương được đưa đến cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Việt Nam được chuyển giao phẫu thuật tật khúc xạ hiện đại nhất

Trung tâm mắt kỹ thuật cao, Bệnh viện Đông Đô (Hà Nội) vừa nhận chuyển giao công nghệ phẫu thuật tật khúc xạ SmartSight từ đối tác Đức.

Việt Nam được chuyển giao phẫu thuật tật khúc xạ hiện đại nhất- Ảnh 1.

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị cận thị bằng thiết bị mới

Bác sĩ Đinh Thị Phương Thủy, Giám đốc điều hành Bệnh viện Đông Đô, cho biết đây là công nghệ phẫu thuật bằng laser tiên tiến, sử dụng tia laser tạo ra mảnh mô giác mạc siêu mỏng. Bác sĩ phẫu thuật theo dõi qua kính hiển vi loại bỏ mảnh mô thông qua đường rạch nhỏ chỉ 2 mm, không tạo vạt giác mạc và làm giảm nguy cơ khô mắt sau phẫu thuật.

Công nghệ này cũng phẫu thuật điều trị độ cận thị và loạn thị cao hơn so với trước đây, với độ cận thị có thể lên tới 12 độ và loạn thị tới 6 độ. Lần đầu tiên Việt Nam được chuyển giao kĩ thuật hiện đại này.

PGS-TS Trần Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM, cho biết sự vượt trội của công nghệ SmartSight so với các phương pháp cũ là khả năng phục hồi thị lực nhanh chóng và độ chính xác cao trong quá trình phẫu thuật.

Tật khúc xạ gồm cận thị, viễn thị, loạn thị… là rối loạn về mắt thường gặp ở người trẻ Việt Nam. Số người mắc tật khúc xạ tăng mạnh những năm gần đây, nhất là khu vực thành thị. Trong đó, cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ cận thị ở TP Hà Nội và TP HCM có thể lên tới 50-70% ở học sinh.

Tại nhiều bệnh viện chuyên khoa mắt, số bệnh nhân đến khám vì mắc các tật khúc xạ gia tăng, đặc biệt vào mỗi dịp nghỉ hè.

Nhiều chuyên gia lý giải nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ mắt có liên quan đến yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, đặc biệt là tình trạng lạm dụng thiết bị điện tử.

Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của mắt (nhìn mờ, nheo mắt, nháy mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt…), cha mẹ nên đưa trẻ đến khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở chuyên khoa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh viện Thống Nhất ghép thận cứu người

Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết sau 2 năm triển khai, đến nay bệnh viện đã thực hiện thành công 12 ca ghép với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là khởi đầu giải quyết nhu cầu ghép thận ngày càng nhiều, cứu sống người bệnh.

Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận

Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công 12 ca ghép thận

Theo BS CK2 Phạm Thanh Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, từ năm 1992 đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 1.280 ca ghép thận và nhiều ca ghép các bộ phận cơ thể người khác. Hoạt động vận động hiến ghép mô – tạng, đặc biệt từ người cho chết não rất cần thiết. Đến nay, Bệnh viện Chợ Rẫy đã vận động được 46 trường hợp hiến tạng từ người chết não. Trong đó, có những trường hợp chuyển tạng từ nơi hiến đến nơi nhận cách xa hàng trăm cây số bằng máy bay dân dụng. Đây cũng là điều trên thế giới hiện ít có nơi nào thực hiện được.

PGS-TS-BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đánh giá dù số ca ghép chưa nhiều nhưng đây là sự nỗ lực phi thường và là bước ngoặt chuyên môn của Bệnh viện Thống Nhất trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đến nay, ghép tạng không phải là vấn đề lớn của ngành y tế Việt Nam. Hiện cả nước có 25 trung tâm, bệnh viện ghép thận. Tính đến ngày 2-2024, đã có 8.365 ca ghép tạng, trong đó có khoảng 7.500 ca ghép thận. Tuy nhiên, ý kiến chuyên gia cho rằng ghép thận còn nhiều vấn đề nghiên cứu, giải quyết như: Thiếu hụt nguồn thận ghép; ghép trên bệnh nhân nguy cơ cao về mặt miễn dịch; bệnh thận tái phát; nhiễm khuẩn, ung thư sau ghép…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh

Ngày 5-4, GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, cho biết sức khỏe 3 bệnh nhân được ghép tim, gan và thận từ người cho chết não đã ổn định, đang dần hồi phục tốt. Hậu phẫu ngày thứ 3, tất cả họ đã được rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hóa ổn định, chức năng tạng tốt.

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 1.

TS Hồ Văn Linh (giữa) cùng các đồng nghiệp tiến hành rửa gan trước khi ghép.

Trước đó, vào tối 31-3, họ nhận được thông tin điều phối tạng từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia về việc có người chết não tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) hiến tặng tạng, các bệnh nhân tại BVTW Huế đủ điều kiện nhận tạng hiến gan, tim và thận.

Ngay lập tức, BVTW Huế họp khẩn, tiến hành rà soát và tính toán các phương án di chuyển hợp lý nhất, tận dụng từng giây, từng phút để tạng hiến được bảo quản đúng thời gian tối ưu. 

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 2.

Tiến hành ghép

Bên cạnh đó, gan người hiến phân chia thành 2 phần, thùy trái ghép cho cháu bé 2,5 tuổi ở BVTW Huế, thùy phải (chiếm khoảng 60% thể tích gan) dành ghép cho một bệnh nhân ở Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên triển khai ghép gan trên bệnh nhi tại BVTW Huế.

Ngày 1-4, TS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc BVTW Huế, dẫn theo ê-kíp y-bác sĩ bệnh viện ra Quảng Ninh để lấy tạng. 

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ghép tạng.

Ca phẫu thuật lấy tạng được thực hiện từ đêm 1 đến rạng sáng 2-4 với sự tham gia của khoảng 120 y – bác sĩ. Các bác sĩ BVTW Huế đã nhanh chóng mang quả tim, một phần gan và thận vào Huế bằng đường hàng không, họ đáp xuống sân bay Phú Bài vào lúc 9 giờ 23 phút ngày 2-4.

Trong thời gian đó, các ê- kip nhận tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế tích cực chuẩn bị bệnh nhân sẵn sàng nhận 3 tạng: gan, tim, thận và đã khẩn trương phẫu thuật ngay khi tạng kịp về đến BVTW Huế lúc 9 giờ 50 phút.

Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, trái tim đã đập lại trong lồng ngực người bệnh suy tim rất nặng; EF 18% trước đây đã từng 2 lần ngưng tim, đang được hồi sức tại thì phép màu đã đến.

Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỉ lục ghép tạng.

Với bệnh nhi ghép gan, được chẩn đoán xơ gan do teo đường mật bẩm sinh đã được điều trị phẫu thuật Kasai nhưng không đáp ứng điều trị, tình trạng xơ gan ngày càng nặng, nếu không được ghép gan kịp thời sẽ tử vong. Với sự chỉ đạo kịp thời của GS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cùng sự hỗ trợ của ê – kíp ghép gan Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 bệnh nhi này được tiến hành ghép thành công, mang lại cơ hội sống cho em.

Song song đó, trong 48 giờ, tập thể y – bác sĩ BVTW Huế đã thực hiện thành công 5 ca ghép tạng khác, trong đó một ca ghép thận tự thân cho bệnh nhân đa chấn thương dập cuống thận và 4 ca ghép tạng khác.

GS-TS Phạm Như Hiệp cho biết BVTW Huế đã lập 3 kỷ lục về ghép tạng trong vòng 48 giờ. Kỷ lục thứ nhất là bệnh viện này ghép tổng cộng 8 ca. Kỷ lục thứ hai là lần đầu tiên thực hiện ghép bộ ba tạng tim, gan, thận xuyên Việt từ người cho chết não tại bệnh tuyến tỉnh. Kỷ lục thứ ba là thời gian vận chuyển 3 tạng xuyên Việt cho cùng một đơn vị dài nhất.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà

Ngày 15-3, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh sẵn sàng tiếp nhận, thu dung điều trị ca bệnh có liên quan đến vụ việc ngộ độc cơm gà nêu trên mới đến nếu có; đồng thời chủ động theo dõi sát các ca bệnh đang điều trị nội, ngoại trú tại đơn vị.

Khi có ca bệnh diễn biến bất thường, chuyển nặng Sở Y tế yêu cầu cần kịp thời hội chẩn chuyên môn với Bệnh viện Đa khoa tỉnh để đưa ra giải pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân tránh chậm trễ để người bệnh chuyển biến nặng, vượt quá khả năng chuyên môn của đơn vị.

Trong việc điều trị, bước đầu Sở Y tế đề xuất định hướng điều trị theo hướng nhiễm trùng, nhiễm độc đường tiêu hóa do tác nhân Salmonella group với kết quả tham khảo kháng sinh đồ sớm nhất từ Bệnh viện Đa khoa Vinmec để cân nhắc việc lựa chọn kháng sinh cho phù hợp.

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà- Ảnh 1.

Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa thăm hỏi các trường hợp bị ngộ độc nghi do vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột

Liên quan đến vụ ngộ độc này, Bệnh viện Đa khoa Vinmec đã xét nghiệm 2 trường hợp ngộ độc nghi do ăn cơm gà của quán T.A (đường Bà Triệu, TP Nha Trang) cho ra dương tính với vi khuẩn Salmonella – tác nhân chính gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Thông tin mới nhất vụ hơn 220 người ngộ độc khi ăn cơm gà- Ảnh 2.

Một phần cơm gà khách ăn tại quán T.A vào trưa 13-3 và sau đó bị ngộ độc. Ảnh: Hoài An

Sở Y tế yêu cầu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì phối hợp với các Trung tâm y tế và Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục điều tra dịch tễ, điều tra và truy xuất nguyên nhân ngộ độc, cắt nguồn lây nhiễm bệnh, tăng cường truyền thông giáo dục người dân ăn uống hợp vệ sinh trong mùa nắng nóng, rà soát kiểm tra các dạng thực phẩm nguội, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh trên địa bàn.

Đến 16 giờ chiều 15-3, tổng số ca tiếp nhận vụ ngộ độc cơm gà là 345 ca, trong đó 239 ca phải nhập viện. Các cơ sở y tế vẫn đang điều trị 201 ca.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đoàn Nhật Bản đến Việt Nam hỗ trợ Bệnh viện Chợ Rẫy phát triển

Theo TS-BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khám chữa bệnh bao gồm bệnh án điện tử hay trí tuệ nhân tạo (AI)… tại Việt Nam nói chung cũng như Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng vẫn đang ở những bước đi đầu.

Đoàn Nhật Bản tham quan hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Đoàn Nhật Bản tham quan hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Chuẩn công nghệ thông tin và định dạng bệnh án điện tử tại bệnh viện đang là một nhu cầu rất lớn. Tại Nhật Bản, mô hình này đã phát triển hơn 20 năm qua. Bệnh viện Chợ Rẫy kỳ vọng với sự hỗ trợ của Nhật Bản sẽ giúp bệnh viện có những thay đổi chính xác, nhanh chóng, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và quản lý.

Đại diện đoàn Nhật Bản cho biết sẽ báo cáo Chính phủ đưa ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp cho Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời sẽ có những buổi làm việc đi vào chiều sâu, tập trung những phương án hỗ trợ phát triển các mô hình cho bệnh viện. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Chủ Nhật đỏ thu hút nhiều người đẹp, nghệ sĩ hiến máu

Ngày 3-3, tại Phú Thọ, Báo Tiền Phong, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cùng một số đơn vị tổ chức ngày hội hưởng ứng Chủ Nhật đỏ lần thứ 16 với chủ đề “Giọt hồng cội Việt” nhằm lan tỏa tinh thần hiến máu tình nguyện trong cộng đồng.

Chủ Nhật đỏ thu hút nhiều người đẹp, nghệ sĩ hiến máu- Ảnh 1.

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân hiến máu tại Chủ Nhật đỏ “Giọt hồng cội Việt”

Đây là ngày hội hiến máu mở đầu tháng 3, cũng là tháng cuối của chuỗi chương trình Chủ Nhật đỏ lần thứ 16 – năm 2024.

Cũng trong khuôn khổ ngày hội, các hoa hậu, á hậu Việt Nam 2022, cùng nhiều người đẹp và nghệ sĩ đã tham gia hiến máu tình nguyện.

Theo Ban tổ chức, Chủ Nhật Đỏ lần thứ 16 diễn ra từ tháng 11-2023 đến hết tháng 3-2024 trên phạm vi toàn quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình đã tổ chức tại 33 tỉnh, thành phố với 66 điểm hiến máu và đã tiếp nhận được 45.088 đơn vị máu.

Chủ Nhật đỏ thu hút nhiều người đẹp, nghệ sĩ hiến máu- Ảnh 2.

Hoa hậu Việt Nam 2022 Huỳnh Thị Thanh Thủy hiến máu tại chương trình

Với lượng máu hiến 16 năm qua, Chủ Nhật đỏ đã cứu sống hàng vạn bệnh nhân, giúp họ phục hồi sức khoẻ, góp phần đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu máu điều trị bệnh và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tình nguyện hiến máu.

PGS-TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, cho biết hoạt động hiến máu tình nguyện ở nước ta đã trở thành một phong trào có sức ảnh hưởng rộng lớn.

Sau 30 năm phát động phong trào hiến máu nhân đạo, cả nước đã có trên 21,3 triệu lượt người tham gia hiến máu tình nguyện, hàng vạn cá nhân tiêu biểu đã hiến máu tình nguyện trên 50 lần, thậm chí trên 100 lần.

Chủ Nhật đỏ đã trở thành một phần không thể thiếu, góp những giọt máu hồi sinh sự sống. Trong những ngày đầu năm mới, nhiều người đã tình nguyện hiến máu để trao tặng những giọt máu đào quý giá – một phần sự sống cho người bệnh.

Chủ Nhật đỏ thu hút nhiều người đẹp, nghệ sĩ hiến máu- Ảnh 3.

Người dân đăng ký tham gia hiến máu với tinh thần “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”

Theo thống kê, cả nước có 1,5% dân số tham gia hiến máu tình nguyện. Ở các thành phố lớn, tỉ lệ này khoảng 3%, tập trung chủ yếu ở nhóm sinh viên, thanh niên, người lao động trẻ.

Năm 2023, cả nước vận động và tiếp nhận hơn 1,5 triệu đơn vị máu, trong đó 99% lượng máu tiếp nhận từ người hiến máu tình nguyện.

Số lượng máu tiếp nhận cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp cứu, điều trị cho người bệnh tại thời điểm hiến, chưa dự trữ được nhiều.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lần đầu tiên, Khoa Y tổ chức lễ khoác áo blouse cho hơn 550 sinh viên năm nhất

GS-TS Đặng Vạn Phước, Trưởng Khoa Y, ĐHQG TP HCM đã chia sẻ như trên tại buổi lễ kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và lễ “Khoác áo blouse trắng” ngày 27-2.

Đây là lần đầu tiên, Khoa Y tổ chức lễ khoác áo blouse trắng cho hơn 550 sinh viên năm nhất.

Phát biểu tại buổi lễ, GS Đặng Vạn Phước cho biết chiếc áo blouse từ lâu đã gắn liền với hình ảnh người thầy thuốc. Trang phục này được chính thức đưa vào sử dụng từ khoảng đầu thế kỷ XX, lấy cảm hứng từ trang phục của các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm. 

Chiếc áo blouse trắng thể hiện sự chuyên nghiệp, đạo đức của những người hành nghề y. Màu trắng còn có ý nghĩa đối với bệnh nhân, giúp họ cảm thấy yên tâm về một môi trường sạch sẽ và tin tưởng vào sự chăm sóc của những người hành nghề y.

GS Phước cũng nhắn nhủ đến sinh viên con đường học tập lĩnh vực khoa học sức khỏe là vô cùng chông gai nhưng cũng rất đỗi tự hào.

Lần đầu tiên, Khoa Y tổ chức lễ khoác áo blouse cho hơn 550 sinh viên năm nhất- Ảnh 2.

GS-TS Đặng Vạn Phước – Trưởng Khoa Y, ĐHQG TP HCM – nhắn nhủ sinh viên năm nhất tại buổi lễ

“Ngay từ bây giờ, thầy mong rằng các em sẽ kiên định với lựa chọn của mình, nâng cao kiến thức chuyên môn, say mê nghiên cứu khoa học và trao dồi đạo đức nghề nghiệp, phấn đấu trở thành người thầy thuốc sâu về y lý, giỏi về y thuật và giàu y đức trong tương lai. Thời khắc nhận chiếc áo blouse trắng cũng là lúc các em nhận về mình niềm tin, trách nhiệm của thầy cô – thế hệ đi trước trao gửi những kỳ vọng lại cho các em – thế hệ bác sĩ tài giỏi trong tương lai. Khoảnh khắc xúc động này sẽ là kỷ niệm khó quên suốt quãng đời sinh viên của các em” – GS Phước mong mỏi.

Lần đầu tiên, Khoa Y tổ chức lễ khoác áo blouse cho hơn 550 sinh viên năm nhất- Ảnh 3.

Đây là lần đầu tiên Khoa Y, ĐHQG TP HCM tổ chức lễ khoác áo blouse cho sinh viên y khoa

GS Phước cho rằng nghề y là nghề phải học tập suốt đời, học về y thuật để vững vàng về chuyên môn, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để xứng danh với tên gọi thầy thuốc như mẹ hiền. “Tôi tin rằng, các em sẽ cảm nhận được tinh thần và trách nhiệm của nghề y nhân sự kiện trọng đại này. Sự kiện này cũng sẽ là nguồn cảm hứng bồi đắp tình yêu với y học của các em đã chọn” – GS Phước mong mỏi.

Là một trong hơn 550 sinh viên được khoác áo blsouse, em Quách Thị Kim Ngân, lớp Y2023, cho biết cách đây 6 tháng, em trở thành tân sinh viên y khoa. 

“Hôm nay, được khoác lên mình chiếc áo blouse trong ngày lễ của kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, em thấy tự hào và cảm nhận rõ hơn trọng trách của người làm nghề y. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành trên con đường y nghiệp. Đồng thời, chúng em xin tiếp nhận ngọn lửa nhiệt huyết từ các bậc tiền bối và nguyện giữ mãi ngọn lửa ấy để luôn xứng đáng với tấm áo blouse cao quý” – Ngân bày tỏ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị các bệnh da liễu

Chiều 25-2, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã công bố cuốn sách “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh da liễu”.

Cuốn sách này sẽ thay thế cho Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu được Bộ Y tế ban hành năm 2015.

Hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị các bệnh da liễu- Ảnh 1.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu cập nhật nhiều thông tin về bệnh học

PGS-TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu” năm 2023 đã được Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt và ban hành theo quyết định số 4416/QĐ-BYT ngày 6-12-2023.

Tài liệu được xây dựng, cập nhật bởi các bác sĩ đầu ngành và sự góp ý, chỉnh sửa bởi chuyên gia y học hàng đầu trong các lĩnh vực da liễu, vi sinh, giải phẫu bệnh, dị ứng miễn dịch… trên cả nước.

Theo PGS Doanh, sau COVID-19 bệnh về da liễu đã có sự thay đổi. Ngoài tình trạng rụng tóc, cũng ghi nhận sự gia tăng các bệnh lý về da liên quan đến miễn dịch, đặc biệt bệnh viêm da cơ địa, mề đay mãn tính, bệnh lupus, da thượng bì…

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu 2023 bao gồm các bệnh da nhiễm khuẩn; bệnh da do nấm – ký sinh trùng, do virus; bệnh da tự miễn; bệnh da dị ứng – miễn dịch; bệnh lây truyền qua đường tình dục; ung thư da…

“Hơn 80 bệnh lý về da liễu được cập nhật những kiến thức mới nhất trong chuyên ngành đồng thời đưa ra hướng dẫn thống nhất trên cả nước ở các tuyến điều trị về chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu thường gặp. Mục đích cuối cùng là đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh”- PGS Doanh nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hàng ngàn người hiến máu tại lễ hội lớn nhất năm

Chiều 20-2, Lễ hội Xuân hồng lần thứ 17 năm 2024 đã khai mạc tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Hà Nội). Chương trình do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội phối hợp tổ chức, khắc phục tình trạng thiếu máu trong và sau Tết Nguyên đán.

Hàng ngàn người hiến máu tại lễ hội lớn nhất năm- Ảnh 1.

Rất đông người đã “lì xì” những giọt máu cho người bệnh tại Lễ hội Xuân hồng

Khác với các năm trước, chương trình năm nay khởi động từ mùng 9 Tết và diễn ra liên tục trong 8 ngày. Đến trước giờ khai mạc chính thức, đã có trên 2.500 đơn vị máu được hiến tặng. Dự kiến cả kỳ Lễ hội Xuân hồng sẽ tiếp nhận tối thiểu 8.000 đơn vị máu.

Hiến máu “lì xì” người bệnh

Với thông điệp “Hiến máu đầu xuân – Nhân lên hạnh phúc”, chương trình mong muốn mỗi người dân đủ điều kiện sức khỏe sẵn sàng trao tặng một đơn vị máu quý giá nhân dịp đầu năm mới, góp thêm một món quà lì xì, mang lại may mắn, hạnh phúc cho người bệnh, cho cộng đồng và chính bản thân người hiến máu.

Hiến máu tại lễ khai mạc, Phạm Vân Anh (sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Thương mại), cho biết đây là lần thứ 6 hiến máu và là năm thứ 3 hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng.

“Nhiều người quan niệm đầu năm “cho đi” máu sẽ mất đi may mắn, nhưng em lại nghĩ khác là làm được việc có ích từ ngày đầu năm mới em thấy vui và hạnh phúc”- nữ sinh viên chia sẻ.

Là lần thứ 8 hiến máu, chị Hồng Vân (Hà Nội) cho biết đã có nhiều năm hiến máu tại Lễ hội Xuân hồng. “Tôi muốn làm việc gì đó có ích ngay đầu năm mới nên đã hiến máu. Mong rằng đây là món quà may mắn đầu xuân của tôi dành cho người bệnh”- chị Vân nói.

Hàng ngàn người hiến máu tại lễ hội lớn nhất năm- Ảnh 2.

Lễ hội Xuân hồng thu hút đông đảo người dân hiến máu ngay trong những ngày đầu năm mới

Những năm gần đây, nhờ đóng góp của Lễ hội Xuân hồng mà quan niệm hiến máu đầu năm mất đi may mắn được thay đổi, hiến máu đã trở thành thói quen, là nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

PGS-TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết khác với hàng ngàn lễ hội đầu xuân đang diễn ra trên khắp cả nước, đây là lễ hội duy nhất mà những người đến tham dự không cầu xin điều gì cho bản thân mình, mà đến để trao tặng những giọt máu đào quý giá – một phần sự sống cho người bệnh.

Điều đó đã làm nên sự đặc biệt, độc đáo, nét riêng có của Lễ hội Xuân hồng và tạo được sức sống lâu bền, để lại nhiều ấn tượng, kỷ niệm với những người tham dự

Trước đó, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán từ (từ 29 đến mùng 5 Tết), gần 1.700 người đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu. Kết quả này cao hơn các năm trước đây. Cùng với ý thức và tinh thần thiện nguyện ngày càng cao của người dân, rất nhiều người đã chọn “khai xuân” bằng hành động ý nghĩa đó là hiến máu đầu năm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ

Chiều 15-2, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thông tin về sức khỏe của nữ bệnh 21 tuổi (ở Bắc Kạn) được ghép phổi hồi sinh sự sống đúng đêm Giao thừa năm Giáp Thìn (tức đêm 10-2 dương lịch).

Cô gái trẻ được ghép 2 lá phổi từ người cho là nam thanh niên 26 tuổi bị chết não do tai nạn giao thông.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân 21 tuổi được ghép phổi thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ghép phổi thành công cho cô gái trẻ

Theo các bác sĩ, bệnh nhân mắc bệnh lý u cơ trơn bạch huyết ở phổi (LAM) hay còn gọi là bệnh phổi đục lỗ, là một bệnh hiếm gặp và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ. Bệnh lý này tạo các kén khí trong phổi, lan tỏa và làm mất chức năng phổi. Tình trạng người bệnh rất nặng, khả năng tử vong trong vòng vài tháng tới nếu không được ghép phổi.

Người bệnh đã được quản lý, theo dõi tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ năm 2020 và chờ ghép phổi từ vài tháng nay vì 2 lá phổi tổn thương nghiêm trọng, tình trạng suy hô hấp nặng, tiên lượng tử vong cao.

Là sinh viên của một trường đại học nhưng khi phát hiện mắc bệnh phổi giai đoạn cuối cô đã phải bỏ học giữa chừng, thở ôxy dài hạn tại nhà, mọi sinh hoạt phải nhờ người khác, tưởng chừng như hết hy vọng.

Ngày 8-2 vừa qua (29 Tết), sau khi nhận được thông tin có nguồn tạng hiến từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã kích hoạt khẩn cấp chương trình ghép phổi và tổ chức hội chẩn lựa chọn người bệnh được nhận tạng ngay trong đêm.

Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động khoảng 80 nhân viên trực tiếp tham gia thực hiện ca ghép phổi đồng thời có sự phối hợp và hỗ trợ từ nhiều bệnh viện khác.

Ca phẫu thuật được thực hiện ngày 9-2 (30 Tết), kéo dài 12 giờ (từ 10 giờ tới 22 giờ) bởi các chuyên gia Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện E Trung ương.

12 giờ sau ca mổ, người bệnh đã tỉnh, tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới trong những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người bệnh và kíp thực hiện ghép phổi. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định.

Đến thời điểm này, sau 6 ngày ghép phổi bệnh nhân đã có thể đi lại với sự hỗ trợ của các dụng cụ và nhân viên y tế.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 2.

Nữ bệnh nhân ghép phổi đang tập đi lại

Dấu ấn trong lĩnh vực ghép mô tạng

Theo bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, trên thế giới, ghép phổi hầu hết chỉ được thực hiện ở các nước phát triển do đây là kỹ thuật ghép tạng rất khó và chi phí lớn nhưng tại Bệnh viện Phổi Trung ương ca ghép này được thực hiện thành công.

“Đây là dấu mốc lớn, ghi nhận tiến bộ vượt bậc của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương và sự phối hợp của đội ngũ các y bác sĩ từ nhiều bệnh viện”- bác sĩ Lượng nói.

Trước ca ghép phổi này, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp với nhiều bệnh viện khác thực hiện thành công kỹ thuật ghép phổi, trong đó có ca bệnh ghép 2 lá phổi cho người đàn ông 56 tuổi (ở Thanh Hoá) được đánh giá là thành công toàn diện nhất tại Việt Nam, với thời gian sống lâu nhất.

Chiều 15-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã tới thăm hỏi và chúc mừng người bệnh được ghép phổi thành công. Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá thành công từ các ca ghép tạng những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 là tin vui đầu năm của ngành y tế.

Thông tin mới nhất về ca ghép phổi đêm Giao thừa hồi sinh cô gái trẻ- Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ca ghép phổi

Thành công của ca ghép phổi này đã góp phần quan trọng vào thành tựu kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam, thể hiện trình độ, năng lực của các y, bác sĩ nước nhà trên bản đồ y khoa thế giới. Đồng thời, cho thấy sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, khoa học, hiệu quả giữa các bộ phận tham gia trong quá trình ghép phổi.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc với người hiến tặng mô, tạng và gia đình người hiến tạng để nối dài sự sống, giúp “hồi sinh” nhiều cuộc đời mới trong đó có bệnh nhân trẻ được ghép phổi thành công.

Với việc làm chủ các kỹ thuật ghép tạng, Bộ trưởng Bộ Y tế mong muốn có thêm nhiều nguồn tạng hiến, các cơ sở y tế phát triển kỹ thuật cấy ghép mô tạng đạt tiêu chuẩn quốc tế để người bệnh chờ ghép tạng thêm cơ hội sống. Cùng đó, sửa đổi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người phù hợp với tình hình thực tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nữ bác sĩ “đứng một chân lâu nhất Việt Nam”

Tuy chỉ có một chân nhưng chị Bế Thị Băng có thể đi, đứng, nhảy múa, đạp xe… và hết lần này đến lần khác, nữ bác sĩ dân tộc Tày đã làm nên những kỳ tích khó tin trong đời.

Nữ bác sĩ "đứng một chân lâu nhất Việt Nam"- Ảnh 1.

Nữ bác sĩ Bế Thị Băng trong một lần tham gia giải chạy bộ ở Hà Nội

Nữ bác sĩ “sợ xe lăn”

Nữ bác sĩ Bế Thị Băng người dân tộc Tày (ở Cao Bằng) trở thành người khuyết tật sau một tai nạn năm 24 tuổi khiến một chân của chị phải cắt bỏ. Khi đó, Băng vừa tốt nghiệp chuyên ngành Y khoa, Đại học Thái Nguyên được một thời gian và cô về Hà Nội lập nghiệp.

Sống sót sau biến cố lớn của cuộc đời, đó là mất đi một bên chân sau tai nạn giao thông, nhưng nghị lực vươn phi thường đã giúp chị nhanh chóng lấy lại được tinh thần trong cuộc sống.

Nhớ về tai nạn cách đây 11 năm, nữ bác sĩ sinh năm 1987 tự nhận rằng mình có một cuộc đời, hai cuộc sống khi đang có tất cả mọi thứ rồi lại mất tất cả khi tai nạn ập đến. Khi nghe bác sĩ nói với bố mình rằng “ca phẫu thuật chỉ tạm thời cứu mạng sống và giúp cầm máu, bệnh nhân chỉ có 5% cơ hội sống sót. Nếu có sống, con của bác sau này chỉ có ngồi trên xe lăn thôi, không thể đứng được nữa”.

“Tôi giơ tay lên đếm, rồi vẫn nhớ mình là một bác sĩ nha khoa, có bố mẹ, có 2 đứa em, vậy là đầu óc mình vẫn bình thường, không bị ngớ ngẩn. Vậy thì chắc sống được”- chị Băng nhớ lại. Vượt qua nỗi sợ hãi, chị tự trấn an rằng mình phải sống, phải tập đứng dù có khó đến mức nào.

Nữ bác sĩ "đứng một chân lâu nhất Việt Nam"- Ảnh 2.

Mất một chân sau tai nạn giao thông, nữ bác sĩ Bế Thị Băng đã kiên trì tập luyện để có thể biểu diễn các tiết mục nghệ thuật tại nhiều cuộc thi

Chị đã bắt đầu lại mọi thứ như đứa trẻ. Từ việc tập đi cho đến lấy lại sự thăng bằng, tập làm quen với hoạt động sinh hoạt cá nhân, tập làm quen với cuộc sống mới. Trải qua biết bao đau đớn, biết bao lần ngã với vết thương chưa lành hẳn, nhưng điều đó không làm quyết tâm đứng trên một chân của Bế Thị Băng giảm đi. Khi đặt bước chân đầu tiên lên nền nhà, Bế Thị Băng tự tin với bản thân sẽ đứng vững, đứng chắc trên chiếc chân còn lại này.

“Sống sót sau tai nạn, khi ra viện nghe bác sĩ nói khả năng tôi phải ngồi xe lăn cả đời khiến tôi bắt đầu sợ. Tôi sợ cuộc sống của mình sẽ bị phụ thuộc vào người thân và sợ nhất là làm gánh nặng cho gia đình và bố mẹ tôi. Sau khi tôi tháo chân hơn 1 tháng, bố tôi đi xin từ thiện ở xã được một chiếc xe lăn”- nữ bác sĩ nhớ lại.

Ngày ngày bố của chị gọi điện thoại nói sẽ xuống Hà Nội đưa chị về quê tập đi xe lăn, khi đó chị đã rất dứt khoát nói “không về để ngồi xe lăn”. Từ đó, không ít lần bố gọi điện thoại, chị Bế Thị Băng không dám nghe máy mà chỉ ôm điện thoại và khóc.

“Sợ xe lăn” là một trong những động lực giúp nữ bác sĩ quyết định tự mình tập đứng và tập đi bằng nạng gỗ. “Tôi đã cố gắng ngày đêm để tự mình tập đứng, dù biết rất khó, nhưng vì cha mẹ, tôi không cho phép bản thân yếu đuối”- bác sĩ Băng tâm sự.

Trải qua những chuỗi ngày bi quan, tuyệt vọng sau tai nạn, đến nay bác sĩ Bế Thị Băng tự tin có thể đứng được 4-5 tiếng đồng hồ mà không cần nạng gỗ. Nhiều người đã đặt cho chị biệt danh “người phụ nữ đứng bằng một chân lâu nhất Việt Nam”.

11 năm qua, chị chưa từng ngồi xe lăn, thậm chí còn đi giày cao gót, nhảy múa như một vũ công chuyên nghiệp với chiếc giày cao 10-12 cm. Chị cho biết khi đã đứng vững, chị đã xem các video nhảy múa trên mạng rồi học theo.

“Khoảng sân thượng tầng 2 ngôi nhà ở Cao Bằng là nơi tôi thường trốn mẹ lên đó tập múa. Tôi học được cách giữ thăng bằng, lắc hông, nhảy hay xoay người chỉ với một chân. Dĩ nhiên, để nhảy múa chỉ với một chân tôi đã bị vô số các vết bầm tím, thương tích trên người”- chị nhớ lại.

Lan tỏa những câu chuyện tích cực

Đêm chung kết cuộc thị “Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết” năm 2019, Bế Thị Băng đã khiến mọi người sững sờ, xúc động và ấn tượng mạnh với vũ điệu bốc lửa, quyến rũ, tự tin chỉ với một chân, điều mà người có đủ hai chân cũng khó mà làm được.

Nữ bác sĩ "đứng một chân lâu nhất Việt Nam"- Ảnh 3.

Nữ bác sĩ luôn thể hiện sự lạc quan, yêu đời

Tại cuộc thi đó, chị đã trở thành Hoa khôi Vẻ đẹp vầng trăng khuyết, ngoài ra còn xuất sắc giành thêm 2 giải thưởng phụ là giải thí sinh được yêu thích nhất và giải tài năng. Sau cuộc thi, Băng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, xuất hiện trong những buổi trò chuyện truyền cảm hứng cho học sinh, sinh viên, người yếu thế. Câu chuyện của nữ bác sĩ nha khoa một chân nhưng những nỗ lực phi thường khiến nhiều người ngưỡng mộ, thán phục.

“Tôi hạnh phúc khi câu chuyện buồn của mình mang lại niềm tin, cảm hứng sống, nghị lực cho những người kém may mắn. Thiếu một chân, một tay hay khuyết đi phần nào đó trên cơ thể không đáng thương và tội nghiệp như nhiều người nghĩ. Chúng tôi sống lành lặn theo cách riêng của mình”- Băng cười tươi thổ lộ.

Nói về hành trình “làm mới” bản thân, nữ bác sĩ cho biết trước đây chị đi giày cao gót là để luyện giữ thăng bằng. Sau này khi khi đứng được trên giày cao gót, chị mạo hiểm tập múa như để rèn luyện sự thăng bằng.

“Tôi đã từng nghĩ điều này chẳng giống ai và nó khá kỳ lạ khi một chân đi nạng không vững còn đi guốc cao nhưng tôi tự nhận thấy rằng: Tôi chỉ tự tin hơn khi tôi đứng trên giày cao gót, bởi khi đó tôi được sống là chính mình. Khi bạn là chính mình chắc chắn bạn sẽ luôn tự tin và yêu bản thân hơn”- chị Băng chia sẻ.

Không chỉ biết đứng lâu, leo cầu thang, nhảy múa, khiêu vũ, nhảy dây, Bế Thị Băng còn có thể bơi, đi xe đạp, cưỡi ngựa chỉ với một chân. Giờ đây mỗi chiều cuối tuần, cô thường đạp xe ra công viên gần nhà ở Hồ Tây để ngắm cảnh, thư giãn.

Chia sẻ với phóng viên Báo Người Lao Động, chị cho biết: “Điều quan trọng để tôi có thể tạo ra những điều phi thường đó sau 11 năm bước ngoặt từ tai nạn giao thông, rất đơn giản thôi đó là tôi không muốn sống một cuộc đời vô nghĩa.

Mình có mặt trên thế gian này là may mắn, sự sống sót từ 5% hi vọng trước đây làm tôi quý trọng sự sống và biết yêu thương chính mình hơn. Tôi coi bước ngoặt của mình là cơ hội để thay đổi lối sống, thay vì an phận khóa cuộc đời mình lại thì tôi chọn sống hòa nhập, suy nghĩ cởi mở hơn”.

Bất hạnh cũng là…một tài sản

Nữ bác sĩ "đứng một chân lâu nhất Việt Nam"- Ảnh 4.

Chị Bế Thị Băng cho rằng bất hạnh cũng là… một tài sản

“Nhiều người có hỏi rằng “Tôi đã biến bất hạnh của đời mình thành tài sản như thế nào? Có thể mọi người sẽ nghĩ rằng tài sản phải là một thứ gì đó với giá trị kinh tế cao nhưng với tôi thứ tài sản duy nhất mà tôi có chắc có lẽ là khiếm khuyết này, bởi nó như người bạn thứ 2 của tôi vậy – người mà tôi đã chấp nhận để sống chung với nó trong nhiều năm qua và cả sau này”- chị Bế Thị Băng nói.

Thay vì giấu đi khiếm khuyết, Băng làm điều ngược lại, chọn đối mặt với khiếm khuyết, coi nó như một món quà. Bản thân chị tự ý thức thấy rằng điều đó là cần thiết và có ý nghĩa.

Qua câu chuyện của chính mình Hoa khôi Vầng trăng khuyết cũng muốn gửi gắm đến những người đồng cảnh rằng “hãy tự đặt ra cho mình những mục tiêu, những giấc mơ, tự mình định hướng lại cuộc sống, xác định và xây dựng làm những gì mà bản thân mong muốn và tích cực nhất. Dám bứt phá để khẳng định chính mình, hãy tự mình làm chủ chính mình, đó mới là đích đến thành công của một người khuyết tật”.

Nói về công việc của một bác sĩ nha khoa, chị Băng cho biết sau khi xảy ra tai nạn ít năm, chị được bác sĩ người quen tạo điều kiện làm việc tại một phòng khám. Sau này, chị cùng một người bạn mở phòng khám riêng, kinh doanh và dần ổn định cuộc sống.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống người bị đâm 17 nhát

Chiều 31-1, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho hay vừa kích hoạt báo động đỏ phối hợp nhiều chuyên khoa cứu sống bệnh nhân N.T.B (48 tuổi, ở Long An) bị đâm 17 nhát. 

Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống người bị đâm 17 nhát- Ảnh 1.

Bệnh viện Chợ Rẫy cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim trong gang tấc

Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu vào chiều 25-1 trong tình trạng vật vã, sốc mất máu, tiếp xúc chậm, trên cơ thể có 17 vết đâm, mỗi vết dài 1 – 2 cm; có 2 vết đâm thấu ngực vùng tim. 

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Anh Thế, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết đây là tình trạng khẩn cấp nguy kịch tính mạng, sự sống tính bằng giây phút. 

Tại Khoa Cấp cứu, các bác sĩ đã khẩn cấp hội chẩn cùng lúc nhiều chuyên khoa với 12 y bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu vá được lỗ thủng tim, cứu sống bệnh nhân trong gang tấc. 

Sau 1 tuần điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhân phục hồi, tự thở, sinh hiệu ổn định, tiếp tục theo dõi. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh viện Thống Nhất khẩn cứu 2 người nam, nữ nguy kịch

Chiều 7-1, Bệnh viện Thống Nhất cho hay vừa cứu kịp hai trường hợp nguy kịch do bị đâm thủng tim và sốc phản vệ sau tiêm vắc-xin.

Người thứ nhất là nam bệnh nhân N.V.C. (38 tuổi, ở quận Tân Bình), bị đâm thủng tim bằng vật sắt nhọn. Theo người nhà, ông C. bị đâm trước cửa nhà, được đưa vào cấp cứu trong tình trạng choáng mất máu nặng, mạch nhanh, huyết áp tụt, da niêm xanh… sau vết đâm ngay thành ngực trái trước tim.

Bệnh viện Thống Nhất khẩn cứu 2 người nam, nữ nguy kịch- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân sốc phản vệ sau tiêm vắc-xin phòng dại được Bệnh viện Thống Nhất cứu chữa qua nguy kịch

Qua kiểm tra phát hiện có lượng máu lớn tràn màng phổi, ngay lập tức bệnh viện báo động đỏ mổ khẩn cho ông C. trong vòng 10 phút tính từ lúc nhập viện.

Sau khi chẻ xương ức kiểm soát tim, mạch máu lớn, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đứt động mạch ngực trong trái, đứt động mạch liên sườn, thủng thùy trên trái và lượng máu mất là 3000 mL máu. Sau khi xử trí cấp cứu, hiện bệnh nhân qua nguy kịch, sức khỏe ổn định, tỉnh táo.

Trường hợp thứ hai là nữ bệnh nhân N.T.D (40 tuổi). Cách nhập viện 1 ngày, bệnh nhân bị chó nhà cắn bắp chân trái được chích vắc-xin phòng dại, SAT (huyết thanh uốn ván), SAR (huyết thanh kháng dại). Sau tiêm, bệnh nhân nổi mẩn đỏ, ngứa, được xử lý Solumedrol 40mg…

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ độ III sau tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, kháng uốn ván.

Qua xử trí hỗ trợ hô hấp, Andrenalin, Corticoid (chống dị ứng), bù dịch…, hiện sức khỏe bệnh nhân tạm ổn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hàng nghìn người vượt giá rét hiến máu tại Chủ nhật Đỏ

Ngày 24-12, Chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ lần thứ 16 với thông điệp “Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và tôi” chính thức khai mạc tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, thu hút hàng nghìn người tham dự.

Các nghệ sĩ Xuân Bắc, Minh Hòa, Thanh Hương; ca sĩ Hà Myo, ca sĩ Đông Hùng… và một số hoa hậu, người đẹp đã tham gia giao lưu, tặng quà và kêu gọi các bạn thanh niên, sinh viên tham gia hiến máu trong ngày hội này.

Hàng nghìn người vượt giá rét hiến máu tại Chủ nhật Đỏ- Ảnh 1.

Không khí Ngày hội Chủ nhật Đỏ được làm nóng giữa ngày đông giá rét

Tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, cảm ơn những người tình nguyện hiến máu, người hiến máu nhiều lần, hiến máu dự bị khẩn cấp, những người vừa hiến máu vừa vận động người khác cùng hiến máu…

“Qua 15 năm tổ chức, chương trình Chủ nhật Đỏ do Báo Tiền Phong chủ trì đã tiếp nhận khoảng 250.000 đơn vị máu tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, góp phần bảo đảm nguồn máu cho điều trị người bệnh dịp trước và sau Tết Nguyên đán. Tôi mong rằng chương trình mang đậm ý nghĩa nhân văn cao đẹp ngày càng được nhân rộng”- ông Thuấn nói.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng kêu gọi sự vào cuộc của các nhà quản lý, nhà lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; những người khỏe mạnh hãy tham gia hiến máu cứu người, đặc biệt các cán bộ y tế hãy đi đầu trực tiếp tham gia hiến máu, hưởng ứng phong trào này.

Hàng nghìn người vượt giá rét hiến máu tại Chủ nhật Đỏ- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kêu gọi người khỏe mạnh hiến máu cứu người

Trước đó, ngày 3-12, ngày hội chính Chủ nhật Đỏ khu vực phía Nam đã được tổ chức tại Trường Đại học Văn Hiến với sự phối hợp của Bệnh viện Quân y 175, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam TP HCM. Đây là lần đầu tiên ngày hội chính Chủ nhật Đỏ khu vực phía Nam được tổ chức, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào này.

Cần 110.000 đơn vị máu để điều trị dịp Tết

Theo ban tổ chúc, năm nay, Chủ nhật Đỏ diễn ra từ tháng 11-2023 đến hết tháng 3-2024 tại hơn 45 tỉnh, thành phố và nhiều cơ quan, đơn vị, trường học… Dự kiến, chương trình sẽ tiếp nhận 45.000 – 50.000 đơn vị máu.

Hàng nghìn người vượt giá rét hiến máu tại Chủ nhật Đỏ- Ảnh 3.

Đông đảo người dân và sinh viên đã tham gia hiến máu tại Chủ nhật Đỏ

Đến nay, máu vẫn là một loại thuốc đặc biệt mà chưa có phương thuốc nào có thể thay thế. Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, trong 3 tháng tới (12-2023 đến 2-2024), cơ sở này cần khoảng 110.000 đơn vị máu và 12.000 đơn vị tiểu cầu để đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị của 182 cơ sở y tế tại 31 tỉnh, thành phố.

Với các lịch hiến máu dự kiến và sự tham gia tích cực của Chủ nhật Đỏ, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cơ bản sẽ đảm bảo lượng máu dịp cuối năm và Tết sắp tới.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Máy CT thế hệ mới nhất về Việt Nam, thế giới mới chỉ 80 chiếc

Sáng 15-12, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ (S.I.S Cần Thơ) đưa vào sử dụng công nghệ mới chẩn đoán hình ảnh máy CT Photon Counting Naeotom Alpha (máy CT Photon).

Máy CT thế hệ mới nhất về Việt Nam, thế giới mới chỉ 80 chiếc- Ảnh 1.

Đây là máy CT Photon hiện đại đầu tiên đưa về Việt Nam và là 1/80 chiếc trên toàn cầu tại thời điểm này.

Đây là thế hệ máy CT hiện đại nhất thế giới hiện nay, có thể phát hiện sớm, nhanh và chính xác nhất bệnh lý động mạch vành-một trong những nguyên nhân chính gây đột tử – đột quỵ.

Theo các chuyên gia, trong vài năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ và đặc biệt trong y học với sự ra đời của các máy móc công nghệ hiện đại như: Cộng hưởng từ 3 Tesla, robot phẫu thuật – can thiệp mạch, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị…

Đặc biệt trong năm 2023, thế giới ghi nhận và đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chẩn đoán hình ảnh, đó là sự ra đời của công nghệ chụp CT đếm Photon.

TS-BS Trần Chí Cường, Giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, cho biết với công nghệ mới này sẽ giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nhờ được chẩn đoán chính xác, tiết kiệm thời gian, an toàn, ít xâm lấn hơn, đồng thời giảm chi phí và thời gian nằm viện.

Máy CT thế hệ mới nhất về Việt Nam, thế giới mới chỉ 80 chiếc- Ảnh 2.

Bệnh nhân khám đột quỵ tại Bệnh viện S.I.S Cần Thơ hiện đang quá tải.

Tổng chi phí mua máy CT Photon về Việt Nam là khoảng 150 tỉ đồng (được bệnh viện trả chậm). Ở nước ngoài, chi phí chụp mỗi ca với máy này khoảng 2.000-5.000 đô la. Ở nước ta, tại thời điểm này, giá chụp chỉ khoảng 7,5 – 8 triệu đồng/trường hợp.

Ứng dụng của CT (chụp vi tính cắt lớp) trong y học hiện nay giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý trong cơ thể như phổi, xương khớp, gan mật, tiết niệu, não, cột sống, đặc biệt là động mạch vành (mạch máu nuôi tim), động mạch chủ, động mạch tạng – chi, ung thư, dị tật, dị dạng, chấn thương, nhất là chấn thương sọ não… Điểm nổi bật của máy CT Photon: Giúp thấy rõ hơn các cấu trúc quanh xương, sau đặt stent, có kim loại trong vùng chụp… nhờ hình ảnh rõ nét bằng công nghệ đếm được số photon phát ra; tốc độ chụp toàn cơ thể chỉ trong vòng tầm 12 giây; ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn và nhanh chóng hơn; giảm liều tia X cho bệnh nhân và nhân viên y tế; an toàn hơn cho trẻ em và phụ nữ mang thai…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cập nhật mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam

Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tại Singapore ghi nhận hơn 32.000 ca mắc COVID-19 từ 26-11 đến 2-12, tăng khoảng 45% so với tuần trước đó. Số trường hợp nhập viện tăng khoảng 65% và số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt tăng từ 1 lên 4 người.

Cơ quan y tế Singapore nhận định nguyên nhân gia tăng trở lại số mắc COVID-19 là do giảm khả năng miễn dịch của người dân và gia tăng giao thương trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.

Cập nhật mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam- Ảnh 1.

Tại Việt Nam dịch COVID-19 vẫn đang được kiểm soát

Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát. Số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025. Trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

Diễn biến dịch COVID-19

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ… thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và chủ động cập nhật, cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch và các khuyến cáo phòng bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, nước ta hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám chữa bệnh BHYT

Bộ Y tế vừa bãi bỏ 2 thủ tục hành chính lĩnh vực BHYT gồm quy định ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT lần đầu và ký hợp đồng KCB BHYT đối với cơ sở KCB được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện.

Theo đó, người tham gia BHYT khi đến cơ sở KCB phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc Căn cước công dân.

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám chữa bệnh BHYT- Ảnh 1.

Người dân đi khám chữa bệnh BHYT. Ảnh: TTXVN

Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp… hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được KCB tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân trước khi ra viện.

Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có phải có Giấy chuyển tuyến KCB BHYT, hồ sơ chuyển viện của cơ sở KCB. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB.

Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật, cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khác theo quy định về chuyển tuyến.

Trước đó, tại Nghị định 75 Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về BHYT có lợi cho người tham gia. Cụ thể, đã nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí KCB BHYT cho một số nhóm đối tượng là người có công với cách mạng;

Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình nâng mức hưởng từ 80% lên 95% chi phí KCB BHYT. Vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (mã TG), có mức hưởng 95% chi phí.

Đồng thời, hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các huyện nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

7 món ăn giúp ngừa loại ung thư phổ biến nhất thế giới

Theo Medical Xpress, nghiên cứu mới cho thấy các lignan có thể tác động đến mối quan hệ giữa vi sinh vật đường ruột và sự biểu hiện của microRNA (miRNA) tuyến vú. Một tập hợp con miRNA này điều chỉnh các gien liên quan đến ung thư vú.

Các gien này bao gồm các gien kiểm soát sự tăng sinh và di cư của tế bào.

Do đó, việc bổ sung lignan có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguy cơ mắc ung thư vú, cũng như cách căn bệnh này phát triển và di căn trong cơ thể.

7 món ăn giúp ngừa loại ung thư phổ biến nhất thế giới- Ảnh 1.

Hợp chất trong hạt lanh và hạt mè giúp ngừa ung thư vú – Ảnh minh họa từ Internet

Lignan là một nhóm nhỏ trong nhóm lớn các hợp chất polyphenol.

Do vậy, chúng có tác dụng chống oxy hóa chung của các polyphenol. Ngoài ra, chúng còn là một dạng “estrogen” thực vật, tức có thể “bắt chước” hormone nữ trong cơ thể người và tác động đến cơ thể ở một mức yếu hơn hormone thật.

Các tác giả đã sử dụng hạt lanh, loại thực phẩm giàu lignan nhất, để phục vụ nghiên cứu.

“Chúng tôi đã tìm thấy mối tương quan giữa chế độ ăn giàu hạt lanh, thành phần vi sinh vật trong manh tràng và cấu hình miRNA trong tuyến vú, điều chỉnh nhiều con đường” – PGS-TS Jennifer Auchtung từ Đại học Nebraska – Lincoln (Mỹ), tác giả chính, cho biết.

Thí nghiệm trên chuột cho thấy lignan từ dầu hạt lanh giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa vi sinh vật đường ruột và miRNA theo hướng không gây ung thư.

Vì vậy, phát hiện này cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột nên là mục tiêu mới trong các nghiên cứu nhằm ngăn ngừa ung thư vú, thông qua can thiệp vào chế độ ăn uống.

Theo thống kê toàn cầu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2020, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất thế giới với 2,26 triệu ca mới chỉ trong 1 năm, vượt qua cả ung thư phổi (2,21 triệu ca) và ung thư ruột (tức ung thư đại trực tràng, 1,92 triệu ca).

Đa số bệnh nhân ung thư vú là phụ nữ, chỉ khoảng 0,5-1% các ca ung thư vú xảy ra ở nam giới. Ngoài ra, căn bệnh này còn là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 5 trong bệnh ung thư, sau ung thư phổi, ruột, gan và dạ dày.

7 gợi ý ngừa ung thư vú

Tờ Healthline điểm mặt 7 nguồn bổ sung lignan tự nhiên, trong đó hạt lanh và hạt mè nổi bật nhất với hàm lượng gấp hàng chục lần các thực vật khác:

1. Hạt lanh: 85,5 mg lignan trong 1 ounce (28g).

2. Hạt mè: 11,5 mg/28 g.

3. Cải xoăn: 0,8 mg/28 g.

4. Súp lơ: 0,6 mg/28 g.

5. Trái mơ: 0,4 mg/28 g.

6. Cải Brussels: 0,3 mg/28 g.

7. Trái dâu: 0,2 mg/28 g.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Báo Người Lao Động đã giúp gia đình tôi lúc tuyệt vọng nhất

Ngày 21-6, phóng viên Báo Người Lao Động nhận bức thư tay của chị Lục Thị Hai (ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên). Đây là người con thứ 2 trong gia đình ông Lục Văn Quân, dân tộc Sán Dìu ở xóm Đá Bạc, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Ông Quân có 5 người con phải mang những khối u khổng lồ trên mặt trong nhiều năm.

Đầu tháng 7-2007, sau khi có thông tin về một gia đình có 5 chị em dân tộc Sán Dìu mang những khối u khổng lồ trên mặt, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm đến gia đình ông Lục Văn Quân, ở xóm Đá Bạc, xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình – Thái Nguyên, với sự giúp đỡ của bạn đọc để đón những người con của ông Lục Văn Quân về Hà Nội khám bệnh. Đó là Lục Thị Mói (SN 1978), Lục Thị Hai (SN 1979), Lục Văn Cường (SN 1985), Lục Thị Long (SN 1990) và Lục Thị Linh (SN 1996).

Báo Người Lao Động đã giúp gia đình tôi lúc tuyệt vọng nhất - Ảnh 1.

5 người con ông Lục Văn Quân bị xóm làng xua đuổi

Từ đó, Báo Người Lao Động và bạn đọc đã đồng hành, hỗ trợ để đón những người con của ông Lục Văn Quân về Hà Nội khám chữa bệnh.

Những người con ông Quân khi sinh ra đều khỏe mạnh bình thường và không hề có dấu hiệu mắc chứng bệnh kỳ lạ, nhưng từ khoảng 7 – 9 tuổi, lần lượt từng người bắt đầu phát bệnh. Khi bệnh xuất hiện, các con ông Quân thường bị những cơn sốt rất cao hành hạ, mặt sưng tấy, nổi đỏ và khuôn mặt dần dần biến dạng. 

Sau đó, xương hàm và gò má cứ dần lồi ra theo thời gian làm khuôn mặt trở nên méo mó, biến dạng bởi những cục thịt ngày cứ lớn dần, bám chặt vào khuôn mặt.

Báo Người Lao Động đã giúp gia đình tôi lúc tuyệt vọng nhất - Ảnh 2.

Bệnh nhân Lục Thị Hai được cố bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo phẫu thuật năm 2007

Trong số những người con mắc bệnh, khuôn mặt của Lục Thị Mói và Lục Thị Hai bị biến dạng nặng nhất. Khối u che lấp hết một bên mặt, mũi và vùng miệng. Cả hai không thể thở bằng mũi vì mũi đã bị che lấp hết. Các con ông phải sống trong một túp lều trong rừng chỉ vì dân làng sợ đám con “quỷ ám” của ông sẽ truyền bệnh cho cả làng.

Ông Quân đã nhiều lần đem con xuống Hà Nội để tìm hy vọng nhưng không bệnh viện nào dám điều trị. Các bác sĩ cho biết con ông bị căn bệnh u xương lành tính và không ai dám mổ. Cuối cùng, bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo, Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ (Bệnh viện K Trung ương) đã quyết định nhận mổ cho cả 5 chị em.

May mắn, ca phẫu thuật đầu tiên trong 5 chị em được thực hiện cho Lục Thị Hai đã thành công. Qua 2 đợt phẫu thuật cắt khối u nặng khoảng 7 kg và đợt phẫu thuật tạo hình, Hai đã được xuất viện.

Báo Người Lao Động đã giúp gia đình tôi lúc tuyệt vọng nhất - Ảnh 3.

Cố bác sĩ Bảo đến thăm gia đình bệnh nhân Lục Thị Hai ở Thái Nguyên sau 5 năm với 3 lần phẫu thuật vét sạch khối u cho bệnh nhân

Đến nay, sau nhiều năm và trải qua nhiều lần phẫu thuật, cả 5 người con ông Lục Văn Quân đã được mổ, không còn phải gánh những khối u khổng lồ trên mặt, trong đó 4 người đã lập gia đình và đã sinh con. Sau những ca mổ đó thì trong ngôi nhà dựa lưng vào vách núi của gia đình ông Quân lúc nào cũng ngập những tiếng cười.

Báo Người Lao Động xin lược trích bức thư chị Lục Thị Hai vừa gửi đến tập thể Báo Người Lao Động nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6:

Hôm nay là ngày nhà báo Việt Nam, tôi là Lục Thị Hai, chồng là Lý Văn Ninh cùng 2 con là Ân và Trọng.

Tôi xin chúc Báo Người Lao Động và ngành báo Việt Nam một ngày tốt đẹp ạ.

Và tôi xin cảm ơn Báo Người Lao Động, và đồng cảm ơn ban lãnh đạo Báo Người Lao Động, cảm ơn anh Thế Dũng cùng chị Ngọc Dung đã dành tình cảm và hỗ trợ gia đình em nhiều ạ.

Cách đây 15 năm, vào lúc gia đình tôi tuyệt vọng nhất, Báo Người Lao Động đã xuất hiện cứu vớt gia đình tôi cùng các bác sĩ ở Bệnh viện K đã giúp gia đình tôi từ chỗ tuyệt vọng, trở lên có niềm tin và hi vọng. Vì mấy khối u mọc ở trên khuôn mặt của mấy chị em tôi quá to và quái ác. 

Đến nay cũng được 15 năm rồi, và tôi cũng xin cảm ơn tất cả các nhà hảo tâm đã ủng hộ và giúp đỡ gia đình tôi những lúc khó khăn nhất. Và tôi thay mặt gia đình xin cảm ơn tất cả ban lãnh đạo Bệnh viện K, đồng cảm ơn lãnh đạo cùng các bác sĩ và các cô chú điều dưỡng ở khoa ngoại đầu cổ Bệnh viện K cơ sở Tân Triều ạ.

Báo Người Lao Động đã giúp gia đình tôi lúc tuyệt vọng nhất - Ảnh 4.

Gia đình chị Lục Thi Hai hiện tại

Cách đây 2 năm, tôi có cho cháu Thiên Ân khám vì nang của cháu mọc không đúng vị trí. Kết quả các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết là cháu bị bệnh theo gien của mẹ. Nghe đến đó tôi lại một lần nữa bị suy sụp hoàn toàn. Vào lúc tôi suy sụp nhất không biết làm thế nào, tôi khóc rất nhiều như bị nước trôi cuốn vào vòng xoáy vậy. Vào khoảnh khắc đó chị phóng viên Báo Người Lao Động đã gọi điện thoại cho tôi và giúp đỡ tôi rất nhiều…

Hiện nay tôi cũng đang cho con chữa bệnh ở Bệnh viện K, chị và các bác các chú cùng ban lãnh đạo Báo Người Lao Động vẫn đang âm thầm giúp đỡ gia đình tôi, và cả các bác sĩ và ban lãnh đạo Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều nữa.

Đến thứ hai, ngày 27-6-2022, bác sĩ Ngô Xuân Quý, Trưởng khoa Ngoại đầu cổ (Bệnh viện K) sẽ mổ cho cháu Thiên Ân và mở ra tia hi vọng lớn cho các cháu nhỏ khác…

Báo Người Lao Động đã giúp gia đình tôi lúc tuyệt vọng nhất - Ảnh 5.

Bức thư tay Lục Thi Hai gửi tới Báo Người Lao Động

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 21-6, tiến sĩ-bác sĩ Ngô Xuân Quý, Trưởng khoa Ngoại đầu cổ, Bệnh viện K Trung ương, cho biết sau khi tiếp nhận bệnh nhân Lý Thiên Ân, các bác sĩ đã chụp chiếu và xác định bệnh nhân bị bệnh loạn sản xơ gây ra những khối u khổng lồ trên mặt. Đây là bệnh có tính chất di truyền. Trước đó, mẹ bệnh nhân Thiên Ân là Lục Thị Hai cũng được chẩn đoán mắc bệnh này và đã được phẫu thuật nhiều lần. 

Đến nay, có một điều may mắn cho bệnh nhân là sau 15 năm khối u chưa có dấu hiệu tái phát. Với cháu bé này bệnh viện dự kiến sẽ phẫu thuật cho bệnh nhi trong tuần tới.

Chị Lục Thị Hai lập gia đình cùng anh Lý Văn Ninh và đã có 2 con trai sinh năm 2013 và 2019.

Ngọc Dung – Trần Huỳnh

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 533 ca nhiễm, Hà Nội nhiều nhất với 140 F0

Về tình hình dịch Covid-19 hôm nay, Bộ Y tế cho biết từ 16 giờ ngày 18-6 đến 16 giờ ngày 19-6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 533 ca nhiễm mới, (giảm 166 ca so với ngày trước đó) tại 38 tỉnh, thành phố (có 434 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (140), Nghệ An (30), Lào Cai (27), Quảng Ninh (25), Phú Thọ (25), TP HCM (24), Đà Nẵng (24), Bắc Ninh (21), Tuyên Quang (20), Yên Bái (15), Thái Nguyên (15), Thái Bình (14), Nam Định (14), Sơn La (12), Hòa Bình (12), Hà Giang (12), Quảng Bình (11), Hải Phòng (9), Vĩnh Phúc (9), Hải Dương (8 ), Cao Bằng (8 ), Thanh Hóa (8 ), Bắc Giang (7), Hưng Yên (6), Lâm Đồng (5), Bắc Kạn (5), Quảng Trị (5), Ninh Bình (4), Hà Nam (4), Thừa Thiên Huế (3), Điện Biên (2), Bình Định (2), Lạng Sơn (2), Lai Châu (1), Khánh Hòa (1), Bình Phước (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).

Dịch Covid-19 hôm nay: Thêm 533 ca nhiễm, Hà Nội nhiều nhất với 140 F0 - Ảnh 1.

Bản đồ dịch Covid-19- Nguồn: Bộ Y tế

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (21), Nghệ An (18), Yên Bái (17).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình (6), Thanh Hóa (3), Thừa Thiên Huế (3).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 724 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.737.640 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.431 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.729.874 ca, trong đó có 9.598.813 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.603.941), TP HCM (609.838), Nghệ An (485.295), Bắc Giang (387.682), Bình Dương (383.794).

Trong ngày, cả nước có 4.255 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.601.630 ca. Số bệnh nhân đang thở ôxy là 44 ca. Trong 24 giờ qua, cả nước không ghi nhận bệnh nhân tử vong.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ngày 18-6 có 394.772 liều vắc-xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 225.650.647 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 202.212.206 liều: Mũi 1 là 71.489.195 liều; Mũi 2 là 68.833.774 liều; Mũi 3 là 1.508.271 liều; Mũi bổ sung là 14.968.069 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 43.615.891 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 1.797.006 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.521.902 liều: Mũi 1 là 8.955.340 liều; Mũi 2 là 8.566.562 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.916.539 liều: Mũi 1 là 5.061.797 liều; Mũi 2 là 854.742 liều.

D.Thu

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

close(x)
close(x)