May 20, 2024

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH với 35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất nằm trong danh mục này.

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH- Ảnh 1.

Khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Cụ thể: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp, bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; bệnh bụi phổi than nghề nghiệp; bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; bệnh hen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng; bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; bệnh giảm áp nghề nghiệp; bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân; bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ; bệnh phóng xạ nghề nghiệp; bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp; bệnh nốt dầu nghề nghiệp; bệnh sạm da nghề nghiệp; bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm; bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài; bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

Ngoài ra, còn có bệnh Leptospira nghề nghiệp; bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp; bệnh lao nghề nghiệp; nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; bệnh viêm gan virus C nghề nghiệp; bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp và bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Dự thảo thông tư mới này không có sự thay đổi về số lượng bệnh nghề nghiệp nhưng có sự thay đổi tên một số bệnh. Chẳng hạn bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp được bổ sung thành bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

Dự thảo cũng nêu rõ, người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần hạn chế tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó; điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời; điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH- Ảnh 2.

Bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động có xu hướng gia tăng

Một số bệnh nghề nghiệp khác như bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, do rung cục bộ hoặc toàn thân và ung thư nghề nghiệp; ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.

Bộ Y tế cũng đề nghị các viện thuộc hệ y tế dự phòng, các trường đại học y, dược chủ động nghiên cứu, đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế xem xét bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

Bệnh nghề nghiệp mới nhất được Bộ Y tế đưa vào danh mục này là bệnh COVID-19, được bổ sung vào tháng 2-2023,

Bộ Y tế thực tế cho thấy tình trạng còn nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra đã gây tổn thất về người và tài sản, để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho người lao động và hệ thống an sinh xã hội.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 659 phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020- 2030. Mục tiêu, đến năm 2025, 50% người lao động tại cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và đạt 100% vào năm 2030.

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện: Bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hưởng ứng Tháng Công nhân, VNVC tặng 10.000 liều vắc-xin uốn ván miễn phí

Chiều 8-5, Hệ thống trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn VNVC cho hay hưởng ứng Tháng Công nhân, trung tâm vừa trao tặng miễn phí 10.000 mũi vắc-xin uốn ván hấp thụ cho lao động nữ đang mang thai và 100% vắc-xin lao cho lao động nữ vừa mới sinh con.

Hưởng ứng Tháng Công nhân, VNVC tặng 10.000 liều vắc-xin uốn ván miễn phí - Ảnh 1.

Hàng ngàn liều vắc-xin được tặng miễn phí cho người lao động

Hoạt động trao tặng này dành cho người lao động tại các KCN tỉnh Hà Nam, nhằm nâng cao tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin bảo vệ sức khỏe công nhân lao động.

Cùng với việc thăm hỏi đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động thể thao, VNVC còn tặng hàng chục ngàn phiếu quà tặng, phiếu ưu đãi tiêm vắc-xin cho tất cả công nhân lao động tại đây có con dưới 6 tuổi 1 voucher 50.000 đồng và có con dưới 18 tuổi 1 voucher 100.000 đồng.

Đây cũng là dịp tạo điều kiện cho các công nhân có điều kiện tiếp cận gần hơn với vắc-xin, hình thành thói quen tiêm chủng phòng bệnh cho bản thân và gia đình, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. 

“Qua đó cũng góp phần lan tỏa ý nghĩa, giá trị để các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, công đoàn cơ sở nâng cao hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động”- đại diện lãnh đạo VNVC nhấn mạnh. 

Tháng Công nhân là hoạt động ý nghĩa của các đơn vị doanh nghiệp khi cùng nhau tổ chức hội nghị Công đoàn nhằm động viên, hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, chăm lo đời sống và sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là người lao động nữ, lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thêm tình huống khám chữa bệnh có thể được hưởng 100% BHYT

Bộ Y tế đang phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành liên quan nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng dự thảo sửa đổi Luật BHYT để trình Chính phủ, trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua.

Tại dự thảo luật, Bộ Y tế đã đề xuất một số tình huống khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi BHYT 100%.

Thêm tình huống khám chữa bệnh có thể được hưởng 100% BHYT- Ảnh 1.

Đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở y tế

Theo đó, một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám chữa bệnh tại cơ sở có chuyên khoa thuộc cấp khám chữa bệnh cơ bản, chuyên sâu theo quy định của Bộ Y tế được thanh toán 100% theo mức hưởng.

Đơn cử, một số bệnh hiếm, bệnh cần phải sử dụng kỹ thuật cao hoặc với các bệnh mà tại bệnh viện cấp cơ bản như huyện, tỉnh chưa điều trị được, chưa được phê duyệt danh mục kỹ thuật thì người dân có thể đến thẳng cơ sở cấp chuyên sâu, bệnh viện tuyến cuối, đầu ngành để được chẩn đoán, điều trị.

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất, với một số bệnh sau khi chẩn đoán ban đầu ở tuyến trên, chuyên sâu, kỹ thuật cao, có thể trở về chăm sóc tại y tế xã hay bệnh viện huyện thì người bệnh được tiếp nhận quản lý bệnh tại tuyến dưới và nhận thuốc giống thuốc ở tuyến trên (ví dụ thuốc tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường…), như khi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh, hay bệnh viện thuộc Bộ Y tế.

Một đề xuất khác là người bệnh được tự đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế thuộc chuyên môn kỹ thuật cao hơn tại địa phương hoặc địa phương giáp ranh trong trường hợp cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, cơ sở y tế cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn liền kề với cơ sở mà người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không có đủ năng lực, phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế sẽ được thanh toán 100% mức hưởng.

Bộ Y tế cũng đề xuất mở rộng phạm vi quyền lợi chi trả BHYT đối với việc khám chữa bệnh để đánh giá nguy cơ và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển của một số bệnh có tỉ lệ mắc cao, đạt hiệu quả khi can thiệp sớm, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật ở giai đoạn muộn để đồng bộ với điều chỉnh trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Các bệnh được đề xuất chi trả cho đánh giá nguy cơ, điều trị ngăn ngừa bao gồm ung thư cổ tử cung và ung thư vú.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

BHYT ở tuyến dưới, làm sao để hưởng đúng tuyến khi chữa bệnh ở trung ương?

Nhiều bạn đọc quan tâm đến quyền lợi, mức hưởng khi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở y tế tuyến dưới nhưng lại đến chữa bệnh tại cơ sở tuyến trên hoặc tuyến trung ương sẽ được quỹ BHYT thanh toán thế nào?

BHYT ở tuyến dưới, làm sao để hưởng đúng tuyến khi chữa bệnh ở trung ương?- Ảnh 1.

Khám cấp cứu cho người bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

Trả lời vấn đề này các chuyên gia của BHXH Việt Nam cho biết theo quy định trường hợp đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại quận/huyện này nhưng tự đi khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh ở quận khác cùng thành phố và thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh) được quỹ BHYT thanh toán như sau:

– Trường hợp đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến huyện/ phòng khám đa khoa/trạm y tế tuyến xã:

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện/phòng khám đa khoa/trạm y tế tuyến xã được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.

Tại bệnh viện tuyến tỉnh được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương được quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.

– Trường hợp đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại bệnh viện tuyến tỉnh/trung ương:

Khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương: quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.

Nếu khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh: quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.

BHYT ở tuyến dưới, làm sao để hưởng đúng tuyến khi chữa bệnh ở trung ương?- Ảnh 2.

Người dân có thể sử dụng căn cước công dân để đăng ký khám chữa bệnh BHYT

Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện: quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.

Khám chữa bệnh tại phòng khám đa khoa hoặc trạm y tế xã: Không được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh.

BHXH Việt Nam cho biết về chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT, theo quy định việc chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự như sau: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1.

Như vậy, trường hợp đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế phường (tuyến 4) để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT tại bệnh viện tuyến trung ương (tuyến 1) thì cần phải có giấy chuyển tuyến theo thứ tự nêu trên.

Với trường hợp ký khám BHYT tại bệnh viện tuyến trung ương này, đến bệnh viện trung ương hoặc bệnh viện tỉnh khác khám, được hưởng BHYT thế nào?

BHXH Việt Nam cho biết trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám BHYT không đúng tuyến và có thực hiện đầy đủ thủ tục khám BHYT BHYT đúng quy định được thanh toán như sau:

Tại bệnh viện tuyến trung ương: quỹ BHYT chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám BHYT ngoại trú.

Tại bệnh viện tuyến tỉnh: quỹ BHYT chi trả 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT; quỹ BHYT không thanh toán trong trường hợp khám BHYT ngoại trú.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế hướng dẫn chuyên môn cho bác sĩ Lào

Ngày 13-4, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đoàn công tác gồm các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia y tế về lĩnh vực ngoại khoa, tiêu hóa nội soi và gây mê hồi sức của của bệnh viện này đã có chuyến làm việc thành công tại thủ đô Vientiane – Lào.

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế hướng dẫn chuyên môn cho bác sĩ Lào- Ảnh 1.

Đoàn y-bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế khám bệnh, hướng dẫn chuyên môn tại Bệnh viện Trung ương Mahosot. Ảnh: BVCC.

Chuyến công tác do GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, làm trưởng đoàn, diễn ra từ ngày 7-4 đến 11-4, theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Y tế Lào Bounfeng Phoummalaysith. Đoàn đã thăm và làm việc tại Bệnh viện Trung ương Mahosot – bệnh viện Tây y đầu tiên được thành lập năm 1903 và lớn nhất của Lào.

Tại đây, các bác sĩ nội soi, tiêu hóa, gây mê của Bệnh viện Trung ương Huế đã hướng dẫn các bác sĩ chuyên ngành liên quan của Bệnh viện Trung ương Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa hiện đại trên 8 bệnh nhân. Tất cả họ được can thiệp đều đạt kết quả tốt và xuất viện khỏe mạnh.

Các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế còn thực hiện khảo sát thực trạng về cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị, nhân lực … của Bệnh viện Mahosot. Trên cơ sở đó, hai bên đã đưa ra thảo luận những nội dung về hợp tác chuyên môn và đào tạo, đặc biệt những lĩnh vực ưu tiên hợp tác trong thời gian đến.

Vào năm 2017, GS-TS Phạm Như Hiệp cùng với đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Huế đã có chuyến công tác tại CHDCND Lào. Tại chuyến công tác này, Bệnh viện Trung ương Huế đã ký kết biên bản ghi nhớ trong vòng 5 năm với Sở Y tế của 5 tỉnh Savannakhet, Champasak, Salavan, Sê Kông và Attapu về việc hợp tác trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chuyển tuyến và xã hội hóa y tế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu người trong tình huống khẩn cấp

Câu chuyện cô gái trẻ cứu sống một du khách tại Đà Nẵng mới đây đã dấy lên nhiều xúc động trong cộng đồng. Chứng kiến trực tiếp và xem clip “triệu like” ghi lại khoảnh khắc cô gái trẻ bỏ ngang bữa ăn để xử trí mau lẹ, quyết đoán để cứu người đàn ông gặp nạn trong nhà hàng, nhiều người tỏ lòng thán phục trước một hành động đẹp của cô.

Khoảnh khắc nghĩa hiệp

Nạn nhân qua được “cửa tử” này là người nước ngoài, bị ngừng tuần hoàn (ngừng tim) và không ngờ ân nhân cứu mình có những phản xạ và kỹ năng chuyên nghiệp như vậy. Nhờ được nhanh chóng ép tim cấp cứu ban đầu đúng cách, ông được hồi sinh trước khi được chuyển đến cơ sở y tế để thực hiện các bước còn lại.

Chia sẻ khoảnh khắc cứu người này, chị Đặng Thị Hạ, điều dưỡng Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), kể lại trong lúc ăn tối cùng bạn trước khi lên chuyến bay về Hà Nội, bất ngờ chị thấy người đàn ông loạng choạng rồi gục xuống. Khi người đàn ông ngoại quốc ấy đứng dậy và lảo đảo rồi ngồi xuống ghế, rất nhiều người trong quán đã đứng dậy hỗ trợ. Tuy nhiên, khi thấy người khách đó ngồi xuống, mọi người nghĩ ổn rồi nên tản ra.

“Khi thấy ông ấy ngồi thụp xuống, tôi đã nghĩ là có vấn đề nên tiếp tục quan sát kiểu như “bệnh nghề nghiệp”. Thấy người này không phản xạ, tôi đứng ở ngay sau lưng đã luồn tay vào cổ, bắt mạch cảnh không thấy dấu hiệu sự sống, tôi phán đoán tim đã ngừng đập” – nữ điều dưỡng kể tiếp.

Cứu người trong tình huống khẩn cấp- Ảnh 1.

Cấp cứu ngoại viện có vai trò quan trọng trước khi chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trong ảnh: Cấp cứu bệnh nhân tại Bệnh viện E. Ảnh: NGỌC DUNG

Chị Hạ cho hay ngay lúc ấy chị vội hô lên “ép tim” và có một bạn trong nhóm cũng là nhân viên y tế ra hỗ trợ. Chị ép tim lần một, kiểm tra tim chưa đập và ép thêm lần nữa thấy bệnh nhân hít lên một cái tức là có mạch tim trở lại. Trong khi chị ép tim, mọi người nhanh chóng gọi 115 và sau đó đưa người bệnh đi cấp cứu. “Trong 7 năm làm việc tại Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai, chứng kiến rất nhiều ca ngừng tim, ngừng tuần hoàn phải cấp cứu ngay trong phòng bệnh nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp tình huống cấp cứu ngoài cộng đồng” – chị Hạ nói.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ cũng vừa cứu sống một nữ sinh viên 21 tuổi bị vỡ tim do tai nạn giao thông. Tại thời điểm được cấp cứu, nạn nhân trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn và đã được các bác sĩ ở tuyến trước nỗ lực ép tim, cấp cứu nạn nhân trước khi chuyển lên tuyến. Bệnh nhân được cứu sống sau ca phẫu thuật. Sau 3 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, không có di chứng thần kinh, dù trước đó đã ngừng tuần hoàn.

PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết cấp cứu ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng để cứu sống người bệnh. Với những bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn, việc cấp cứu kịp thời, đúng cách thì ngoài cứu người bệnh qua khoảnh khắc sinh tử còn giúp giảm nguy cơ bị biến chứng về thần kinh. “Ca bệnh nữ sinh viên này nhờ được cấp cứu ngoại viện, cấp cứu tuyến đầu hiệu quả nên khi chuyển đến tuyến sau cơ hội cứu sống người bệnh càng cao” – PGS-TS Đào Xuân Cơ nhấn mạnh.

Hành động không của riêng ai

Theo các bác sĩ, ngừng tuần hoàn hô hấp là trạng thái gián đoạn đột ngột hoạt động bơm máu của tim, khiến máu không thể lưu thông tới các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không cấp cứu kịp thời, ngừng tuần hoàn hô hấp sẽ gây ra biến chứng tử vong nhanh chóng với tỉ lệ lên tới 90% hoặc để lại di chứng nặng nề như tổn thương não vĩnh viễn. Mục đích cao nhất của việc cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp là duy trì nhịp thở, quá trình vận hành của nhịp tim, ngăn nguy cơ não ngừng hoạt động với biến chứng gây tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể.

Nhiều người cho rằng cấp cứu chỉ dành cho nhân viên y tế, những người có hiểu biết về cơ thể con người. Nhưng trong thực tế, nhờ cấp cứu ngay tại chỗ, nhiều người đã có cơ hội được cứu sống. Hiện nay, có người biết cấp cứu nhưng do sợ bị hiểu lầm “vạ lây” nên họ đã từ chối tham gia cấp cứu.

Theo PGS-TS Đào Xuân Cơ, tại Nhật, Mỹ và nhiều nước trên thế giới, không chỉ nhân viên y tế mới biết cấp cứu ngừng tuần hoàn, sơ cứu người bị nạn mà sinh viên trong các trường đại học cũng được đào tạo sơ cứu. Khi càng có nhiều người có kiến thức sơ cứu, các ca tai nạn trong cộng đồng càng có cơ hội được cứu sống nhiều hơn. “Tới đây tôi sẽ đề nghị Trung tâm Cấp cứu A9 cùng Hội Hồi sức chống độc Việt Nam, Bộ môn Hồi sức phối hợp nhằm đào tạo cấp cứu ngoại viện cho nhiều đối tượng trong cộng đồng để thêm nhiều người bệnh không may đột quỵ, ngừng tim, tai nạn… được cứu sống” – PGS Cơ nói.

GS-TS Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược – ĐHQG Hà Nội, cho biết hiện nay chưa có con số thống kê cụ thể về số người tử vong do không được cấp cứu ngoại viện. Song trên thực tế, số người tử vong trước khi đến được bệnh viện rất nhiều. Nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ làm bệnh nặng thêm hoặc tử vong ngoài bệnh viện.

Theo các chuyên gia, hiện Việt Nam có hệ thống cấp cứu 115, tuy nhiên số tỉnh, thành phố có trung tâm cấp cứu còn ít và đa số người dân chưa coi trọng việc cấp cứu tại chỗ. Trong khi đó, các chuyên gia y tế cho rằng cấp cứu ngoại viện hay cấp cứu ban đầu cần phải coi là một kỹ năng sống cho tất cả mọi người. Mục tiêu của cấp cứu ban đầu là can thiệp càng sớm càng tốt nhằm duy trì chức năng sống của nạn nhân ở tình trạng ổn định nhất có thể cho đến khi đưa đến bệnh viện. Với nhiều trường hợp, việc cấp cứu tại chỗ đúng sẽ quyết định sinh mạng của người bệnh.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã phổ biến những kiến thức cấp cứu ngoại viện cho mọi đối tượng ngoài nhân viên y tế. Những kiến thức cấp cứu phổ biến mà ai cũng phải được trang bị và có kỹ năng xử trí như garo vết thương cầm máu tại chỗ, kiểm soát đường thở, cố định vết thương gãy bằng bất cứ dụng cụ gì hay chỉ đơn giản là kéo người bệnh ra khỏi những tình huống nguy cấp như: ngạt khói, bị bỏng trong đám cháy, đuối nước… 

Hình thành kỹ năng xử trí tình huống

Cấp cứu ngoài bệnh viện đã được đề cập đưa vào luật và giới chuyên môn kỳ vọng với những thao tác kỹ thuật rất đơn giản, không cần máy móc phức tạp, mỗi người dân đều có thể thực hiện cấp cứu ban đầu để cứu người từ các tình huống khẩn cấp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Theo GS-TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, hơn 50% các trường hợp ngừng tuần hoàn ngoại viện liên quan đến loạn nhịp tim và ngừng tim. Thời gian hiệu quả để cấp cứu ngừng tim là chỉ vài phút, vì vậy không thể gọi nhân viên y tế đến hỗ trợ ngay được. Trường hợp này có thể được thực hiện ngay nếu những người ở gần nhất có kỹ năng cấp cứu ngừng tim đúng cách.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại trước có bị ảnh hưởng gì không?

BS chuyên khoa 1 BẠCH THỊ CHÍNH, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, trả lời: Theo thống kê của Bộ Y tế, trong những tháng cao điểm gần đây cả nước đã có 21 ca tử vong do bệnh dại.

Bệnh dại trên người hoàn toàn có thể điều trị dự phòng bằng vắc-xin hay huyết thanh kháng dại. Hiện nhận thức của người dân về bệnh ngày càng cao. Bên cạnh nhiều người chủ động tiêm ngừa ngay khi bị vật nuôi cắn/cào, nhiều người còn chủ động tiêm trước khi phơi nhiễm (trước khi bị cắn/cào).

Việc tiêm dự phòng vắc-xin dại trước phơi nhiễm có nhiều lợi ích vì chỉ cần tiêm 3 mũi, khi có vết thương do bị vật nuôi cắn/cào chỉ cần tiêm thêm 2 mũi và không cần tiêm huyết thanh. Trường hợp chưa tiêm dự phòng vắc-xin dại, người dân cần tiêm 5 mũi và có thể phải tiêm huyết thanh tùy theo tình trạng vết thương.

Ngoài ra, tiêm ngừa vắc-xin dại còn là cách bảo vệ trước một nguồn lây bệnh là động vật hoang dã như khỉ, dơi, chuột, chồn, cáo, cầy, sóc, thỏ… Đây là một nhóm động vật có thể lây bệnh dại nhưng chưa được quan tâm cảnh báo, lây sang người thông qua tiếp xúc khi đi rừng, du lịch và các hành vi như giết mổ, ăn thịt thú rừng.

Vắc-xin dại thế hệ mới không chứa các tế bào thần kinh, không gây ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe của người tiêm, đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đề xuất điều chỉnh mức hưởng BHYT có lợi cho người dân

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ BHYT và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn.

Đề xuất điều chỉnh mức hưởng BHYT có lợi cho người dân- Ảnh 1.

Bộ Y tế đang đề xuất điều chỉnh phạm vi hưởng BHYT

Đề xuất BHYT thanh toán 100% với một số bệnh hiếm

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị bổ sung quy định người bệnh được chẩn đoán xác định đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được đến khám chữa bệnh tại cơ sở có chuyên khoa thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cao hơn hoặc một số trường hợp cấp dưới không đủ năng lực chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng quy định.

Ngoài ra, cơ quan này cũng đề xuất quy định mức hưởng BHYT 100% chi phí khám chữa bệnh đối với một số trường hợp đặc thù không phải theo trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, phân cấp chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám chữa bệnh BHYT.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, điều này giúp người dân vừa tiết kiệm chi phí do phải khám nhiều lần ở cấp dưới và khám lại ở cấp trên, tiết kiệm chi phí đi lại và chi phí đồng chi trả trong trường hợp phải tự đi khám, chữa bệnh vượt cấp.

Đồng thời, giải pháp có tác động tích cực đến cơ sở khám chữa bệnh và doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế do người dân sẽ sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn, góp phần tăng doanh thu, từ đó cải thiện thu nhập của cán bộ y tế.

BHYT trả phí sàng lọc 6 bệnh thường gặp

Bộ Y tế đề xuất quỹ BHYT ưu tiên mở rộng chi trả phí khám, sàng lọc phát hiện sớm 6 bệnh gồm: Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan C, B.

Bộ Y tế đánh giá điều này mang lại giá trị kinh tế lớn, tiết kiệm chi cho quỹ BHYT do phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí điều trị bệnh tật ở giai đoạn muộn; giúp tiết kiệm chi phí ngân sách chi cho hoạt động phòng bệnh và chi phí để giải quyết các vấn đề sức khoẻ, xã hội.

Đề xuất điều chỉnh mức hưởng BHYT có lợi cho người dân- Ảnh 2.

Sàng lọc bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Năm 2023, chi phí của 6 nhóm bệnh ung thư thường gặp (vú, phổi, gan, đại tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến) từ quỹ BHYT là hơn 6.100 tỉ đồng.

Năm 2021, ước tính số bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam là gần 4 triệu người; một nửa trong số này chưa được chẩn đoán.

Riêng tiền thuốc điều trị cho gần 2 triệu bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 được quỹ BHYT chi trả là hơn 3.000 tỉ đồng/năm (chiếm khoảng 8,4% tổng chi quỹ BHYT).

Năm 2023, quỹ BHYT chi tới hơn 6.700 tỉ đồng cho hơn 15,5 triệu lượt khám chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2; chi hơn 6.000 tỉ đồng cho gần 23 triệu lượt khám chữa bệnh tăng huyết áp, chiếm 4,9% tổng chi quỹ.

Đến thời điểm này, tổng số người tham gia BHYT đạt hơn 93 triệu người, tương ứng tỉ lệ bao phủ trên 93,3% dân số.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 khóa XV, tháng 5-2024.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải “tăng giá dịch vụ để người bệnh hưởng lợi”

Đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế là một trong những nội dung trọng tâm đang được Bộ Y tế triển khai. Phóng viên Báo Người Lao Động đã đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận xung quanh vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận. Ảnh: Trần Minh

– Phóng viên: Thưa thứ trưởng, dự kiến năm 2024 Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ ngành kết cấu thêm các chi phí còn lại vào giá dịch vụ khám chữa bệnh. Vậy giá dịch vụ y tế tới đây sẽ được điều chỉnh như thế nào?

Giá dịch vụ y tế được tính phí sao?

+ Thứ trưởng Lê Đức Luận: Theo quy định của Chính phủ, giá dịch vụ y tế công nói chung và giá dịch vụ y tế nói riêng bao gồm 4 yếu tố chi phí: (1) chi phí trực tiếp; (2) tiền lương; (3) chi phí quản lý và (4) khấu hao tài sản.

Giá dịch vụ y tế hiện nay (thực hiện theo Thông tư 21, 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023) đã tính 2 yếu tố, (1) chi phí trực tiếp và (2) tiền lương theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng; chưa tính yếu tố (3) chi phí quản lý và (4) khấu hao tài sản cố định, chi phí khác.

Căn cứ lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về lộ trình giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh, hiện Bộ Y tế đang triển khai việc rà soát, sắp xếp danh mục dịch vụ kỹ thuật và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật theo danh mục dịch vụ kỹ thuật mới đồng thời đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo Điều hành giá cho phép thực hiện lộ trình giá (tính tiếp 2 yếu tố chi phí quản lý và khấu hao vào giá) theo hướng phù hợp với mức đóng, khả năng cân đối quỹ BHYT; dự kiến năm 2024 sẽ tính tiếp chi phí quản lý vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;

Từ năm 2025 trở đi, sau khi đánh giá tác động cụ thể Bộ Y tế sẽ đề xuất từng bước kết cấu chi phí khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải

Giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tính đúng, tính đủ

Tuy vậy, việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh cần thận trọng, có lộ trình, phải đánh giá chỉ số CPI để vừa điều chỉnh được giá nhưng vẫn thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo trộn, thúc đẩy lộ trình BHYT toàn dân.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh cũng cần căn cứ khả năng chi trả của người dân, khả năng cân đối quỹ BHYT. Vì vậy, quá trình thực hiện Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ/ngành để báo cáo Chính phủ việc triển khai thực hiện và đề xuất thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế cho phù hợp.

Việc tính đúng tính đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh thì viện phí dự tính sẽ tăng khoảng bao nhiêu phần trăm?

+ Bộ Y tế đã khảo sát sơ bộ và tính toán, dự kiến nếu tính tiếp chi phí quản lý vào giá thì tỉ lệ tăng bình quân của giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh là 4%, chi quỹ BHYT tăng khoảng 2.180 tỉ đồng/năm.

Quỹ BHYT có khả năng cân đối (do có kết dư từ các năm trước và số thu tăng do điều chỉnh lương cơ sở 1,8 triệu đồng).

Nếu tính tiếp khấu hao vào giá theo số liệu 2022 về cơ cấu tài sản cố định tại các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, nếu tính khấu hao vào giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh thì tỉ lệ tăng bình quân của giá dịch vụ tăng khoảng 22,8%, chi quỹ BHYT tăng khoảng 12.066 tỉ đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải

Bệnh nhân nộp viện phí tại quầy thu viện phí của bệnh viện. Ảnh: Thùy Linh

Theo số liệu quyết toán chi BHYT, cơ cấu thanh toán chi phí khám chữa bệnh có tỉ lệ như sau: thanh toán theo giá dịch vụ khoảng 45% (tiền chi trả cho khám bệnh, ngày giường, chiếu chụp, xét nghiệm, phẫu thuật, thủ thuật) còn lại là chi phí về thuốc, máu vật tư y tế sử dụng trực tiếp không tính trong giá dịch vụ khám chữa bệnh.

Do vậy, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế chỉ tác động đến 45% trong tổng phần thanh toán chi phí khám chữa bệnh (do tiền thuốc máu, vật tư thanh toán theo thực tế sử dụng thì không bị thay đổi).

Hiện nay, tỉ lệ dân số tham gia BHYT đã là 93,35% nên dù viện phí tăng thì chi phí tăng ở phần đồng chi trả cũng không quá cao.

Tăng giá dịch y tế để giảm chi tiền túi

Tại sao việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ sẽ từng bước giảm chi tiền túi của người dân cũng như đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân, thưa thứ trưởng?

+ Việc thực hiện lộ trình tính đủ các yếu tố chi phí vào giá là một đòi hỏi thực tế, khách quan. Không phải là tăng chi phí để thực hiện các dịch vụ y tế mà là chuyển các khoản chi trước đây nhà nước bao cấp trực tiếp cho các bệnh viện vào giá, chuyển phần ngân sách này sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT.

Việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ cùng với các cơ chế thanh toán của chính sách BHYT thời gian qua góp phần từng bước giảm chi tiền túi của người dân cũng như đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân, bệnh viện và cán bộ y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải

Việc điều chỉnh giá cũng góp phần đảm bảo nguồn thu cho các cơ sở y tế,

Đối với người dân, giá tính đủ chi phí sẽ khuyến khích các bệnh viện triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế, người dân sẽ được thụ hưởng các dịch vụ này ngay trên địa bàn và được BHXH thanh toán, làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT, đảm bảo công khai, minh bạch, giảm phiền hà cho người bệnh.

Đối với các bệnh viện, việc điều chỉnh giá cũng góp phần đảm bảo nguồn thu cho các cơ sở y tế, các bệnh viện có điều kiện mua các loại thuốc, vật tư, hóa chất, test, kit xét nghiệm với chất lượng cao hơn, làm tăng chất lượng của dịch vụ y tế.

Cùng đó, bệnh viện sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã được đầu tư trong thời gian vừa qua; bệnh viện có nguồn kinh phí để triển khai, phát triển các kỹ thuật y tế và trả lương, thu nhập cho cán bộ y tế. Khi thu nhập được cải thiện, các cán bộ y tế sẽ phục vụ tốt và gắn bó hơn với nghề.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị các bệnh da liễu

Chiều 25-2, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã công bố cuốn sách “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh da liễu”.

Cuốn sách này sẽ thay thế cho Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu được Bộ Y tế ban hành năm 2015.

Hướng dẫn mới nhất chẩn đoán, điều trị các bệnh da liễu- Ảnh 1.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu cập nhật nhiều thông tin về bệnh học

PGS-TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu” năm 2023 đã được Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt và ban hành theo quyết định số 4416/QĐ-BYT ngày 6-12-2023.

Tài liệu được xây dựng, cập nhật bởi các bác sĩ đầu ngành và sự góp ý, chỉnh sửa bởi chuyên gia y học hàng đầu trong các lĩnh vực da liễu, vi sinh, giải phẫu bệnh, dị ứng miễn dịch… trên cả nước.

Theo PGS Doanh, sau COVID-19 bệnh về da liễu đã có sự thay đổi. Ngoài tình trạng rụng tóc, cũng ghi nhận sự gia tăng các bệnh lý về da liên quan đến miễn dịch, đặc biệt bệnh viêm da cơ địa, mề đay mãn tính, bệnh lupus, da thượng bì…

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu 2023 bao gồm các bệnh da nhiễm khuẩn; bệnh da do nấm – ký sinh trùng, do virus; bệnh da tự miễn; bệnh da dị ứng – miễn dịch; bệnh lây truyền qua đường tình dục; ung thư da…

“Hơn 80 bệnh lý về da liễu được cập nhật những kiến thức mới nhất trong chuyên ngành đồng thời đưa ra hướng dẫn thống nhất trên cả nước ở các tuyến điều trị về chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu thường gặp. Mục đích cuối cùng là đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh”- PGS Doanh nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 24-2, tại phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP HCM, 200 lương y và lãnh đạo các hội Đông y quận, huyện tại TP HCM và các tỉnh, thành lân cận đã tham dự lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2.

Dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Ảnh 1.

Múa lân chào mừng đại biểu

Dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Ảnh 2.

Lễ an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được chạm bằng đá nguyên khối, cao 2,8 m, nặng hơn 10 tấn, do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ tặng lương y Nguyễn Đức Nghĩa – người học trò xuất sắc của cố GS-TS Đỗ Tất Lợi. 

Tượng đặt trong khuôn viên vườn dược liệu rộng hơn 1.000 m2 được lương y Nguyễn Đức Nghĩa tạo lập hơn 15 năm qua để làm nơi bảo tồn các giống loài dược liệu quý của Việt Nam, đồng thời làm nơi để các thế hệ sinh viên y khoa thực nghiệm.

Dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Ảnh 3.

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa kêu gọi các lương y noi gương Y tổ

Phát biểu tại lễ an tượng, lương y Nguyễn Đức Nghĩa kêu gọi các lương y hãy noi theo tấm gương Y tổ để trau dồi nghề nghiệp, đạo đức, nhằm làm tốt hơn nữa trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời phát huy vốn quý của y học dân tộc cũng như nguồn dược liệu phong phú của nước nhà.

Dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác- Ảnh 4.

Các lương y và cán bộ, nhân viêm y tế dâng hương

 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lây virus này khi “thân mật”, não bộ bị ảnh hưởng đáng sợ

Virus được nhắc đến là herpes simplex loại 1 (HSV-1), thường lây truyền qua hoạt động tình dục, những nụ hôn hay tiếp xúc cơ thể thân mật, thậm chí là do dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân.

Virus này có thể ẩn mình trong cơ thể hoặc gây ra những vết loét ở khu vực miệng. Một “họ hàng gần” của nó là HSV-2 cũng gây ra các vết loét nhưng tập trung ở khu vực sinh dục.

Lây virus này khi "thân mật", não bộ bị ảnh hưởng đáng sợ- Ảnh 1.

HSV-1 là virus thường lây qua hoạt động tình dục và các tiếp xúc thân mật khác – Ảnh minh họa từ Internet

Theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà dịch tễ học Erika Vestin từ Đại học Uppsala ở Thụy Điển, việc nhiễm HSV-1 còn gây ra một hậu quả tai hại khác: Làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ.

Thậm chí, các nhà khoa học cho rằng các bằng chứng cho thấy chính virus này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra mất trí nhớ, do tác động đến phản ứng miễn dịch của hệ thần kinh trung ương.

Do vậy, một số bệnh như Alzheimer có thể là dấu hiệu phản ứng phòng vệ mất kiểm soát của não đối với các mầm bệnh lạ như HSV-1 và có thể cả một số virus khác.

Theo Science Alert, để chứng minh điều này, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 1.000 người trên 70 tuổi, theo dõi trong 15 năm.

82% trong số họ mang kháng thể HSV-1, tức đã từng phơi nhiễm virus này trong đời. Kết quả cho thấy họ có nguy cơ bị sa sút trí tuệ trong thời gian theo dõi cao gấp đôi so với những người không mang kháng thể.

Đây là một phát hiện đáng ngại bởi tỉ lệ người trưởng thành phơi nhiễm HSV-1 được khảo sát ở các quốc gia rất cao.

Trong khi đó, mất trí nhớ là một trong những bệnh gây tử vong sớm được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều cơ quan y tế cấp quốc gia cảnh báo, trong bối cảnh số người mắc gia tăng nhanh khắp thế giới.

Nguyên nhân gây mất trí nhớ vẫn chưa thực sự rõ ràng. Chỉ có vài thuốc được phê duyệt hạn chế tại một số quốc gia nhưng tác dụng không cao.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đi bộ 4.000 bước, não bộ hưởng lợi

Điều đó giúp chống lại sự lão hóa não bộ do tuổi tác và nguy cơ mắc các bệnh mất trí nhớ/sa sút trí tuệ. Các kết quả này vừa được công bố trên tạp chí y học Journal of Alzheimer’s Disease.

Đi bộ 4.000 bước, não bộ hưởng lợi- Ảnh 1.

Hoạt động thể chất vừa phải giúp não bộ được “lão hóa khỏe mạnh”. Ảnh: MEDICAL NEWS TODAY

Hơn 10.000 người đã được đưa vào nghiên cứu. Các kết quả cho thấy chỉ với mức hoạt động thể chất vừa phải tương đương 4.000 bước đi bộ mỗi ngày, não bộ đã được hưởng lợi. Chúng ta cũng có thể thay thế bằng các hoạt động thể dục, thể thao vừa sức khác. “Con số này ít hơn nhiều so với mức 10.000 bước thường được đề xuất, khiến nhiều người dễ đạt được mục tiêu hơn” – TS David Merill, Giám đốc FBHC, nhận xét.

Các vùng não hưởng lợi từ hoạt động thể chất gồm chất xám, chất trắng và hồi hải mã. Chất xám là trung tâm xử lý thông tin, chất trắng kết nối các vùng não khác nhau, trong khi hồi hải mã là khu vực chịu trách nhiệm chức năng học tập, trí nhớ, định hướng…

Nhiều nghiên cứu trước đó chỉ ra việc hồi hải mã suy yếu liên quan mật thiết đến nhóm bệnh mất trí nhớ/sa sút trí tuệ, như Alzheimer. Trong khi đó, khối lượng não tổng thể được duy trì ở mức lớn hơn với người cao tuổi còn đại diện cho sự “lão hóa khỏe mạnh”, bảo vệ tốt hơn các chức năng thần kinh. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thử hương liệu mới thuốc lá điện tử, nam thanh niên nguy kịch

Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tại đây đang điều trị cho 2 bệnh nhân trẻ đều bị ngộ độc nặng sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.

Đó là nam bệnh nhân 23 tuổi (ở Hà Nội) có tiền sử hút thuốc lá điện tử 2 năm nay. Theo lời kể của người nhà, tối ngày 1-12 bệnh nhân có dùng thuốc lá điện tử được cho thêm hương liệu mới. Loại hương liệu này do người giao hàng giới thiệu. Đến sáng 2-12, bệnh nhân lên cơn co giật toàn thân, sùi bọt mép.

Nam thanh niên nguy kịch sau khi thử hương liệu mới thuốc lá điện tử- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử đang điều trị tại Trung tâm Chống độc

Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhà nhưng không đỡ, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc vào ngày 9-12.

Xét nghiệm mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân mang đến phát hiện chất ma túy cần sa tổng hợp là ADB-Butinaca.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân 29 tuổi, (ở Hà Nội) vào viện vì co cứng chân tay, rối loạn vận động. Bệnh nhân cũng sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử nhiều năm nay. Thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động, run, vã mồ hôi, không điều khiển được động tác.

Theo bác sĩ Nguyên, hầu như ngày nào Trung tâm Chống độc cũng tiếp nhận các bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử, trong đó có nhiều ca ngộ độc ma túy trộn trong thuốc lá điện tử.

Các bệnh nhân hầu hết là thanh thiếu niên, nhập viện với biểu hiện co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều cơ quan khác, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe.

Nguy hại gấp nhiều lần thuốc lá truyền thống 

Bác sĩ Nguyên cho biết trong thuốc lá điện tử có 3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và có thể được trộn thêm ma túy tổng hợp.

Nicotine là hóa chất rất độc, trước đây được sử dụng trong thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nhưng do độc tính cao nên đã bị cấm tại nhiều quốc gia và Việt Nam cũng đã cấm sử dụng.

Nam thanh niên nguy kịch sau khi thử hương liệu mới thuốc lá điện tử- Ảnh 2.

Một số mẫu thuốc lá điện tử gây ngộ độc của bệnh nhân được lưu giữ tại Trung tâm Chống độc

Độc tính của nicotine trên con người cũng tương tự hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ. Khi dùng thuốc lá nhiều lần, nicotine gây độc nhiều với tim mạch (xơ vữa mạch máu, hẹp lòng mạch, co thắt mạch máu, gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp,.…), hô hấp (gây giãn phế nang, co thắt phế quản,…).

Ngoài ra, nicotine còn làm giảm miễn dịch, tác động vào não làm giảm trí nhớ, giảm tập trung, giảm khả năng học, tăng sớm thoái hóa thần kinh thị giác, tổn thương cầu thận, hẹp mạch thận, suy thận.

“Hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống, đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột nicotine hàm lượng gần như nguyên chất, được bào chế dưới dạng làm cho êm dịu khi hít, nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện”- bác sĩ Nguyên cảnh báo.

Nam giới hấp thụ nicotine lâu ngày có thể bị giảm hoặc mất hoặc rối loạn cương dương, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Nữ giới hít phải nicotine có thể bị rối loạn kỳ kinh, ảnh hưởng buồng trứng… Nicotine cũng gây chậm phát triển ở thai nhi, thai lưu, chửa ngoài tử cung, chậm phát triển trí tuệ ở thai, tăng nguy cơ hen ở con sinh ra.

Bác sĩ Nguyên cho biết mới đây, thuốc lá điện tử đã bị phát hiện là nguyên nhân gây ra một căn bệnh cấp tính mới lần đầu tiên con người biết đến, đó là tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử.

Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch…

Các hóa chất này gây nên các bệnh còn phức tạp hơn nhiều so với thuốc lá thông thường và hầu hết là các căn bệnh mới. Hiện đã có 32 quốc gia cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia quy định quản lý thuốc lá điện tử rất chặt chẽ và 16 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Uống ca cao, người lớn tuổi hưởng lợi bất ngờ

Nhóm nghiên cứu từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Bệnh viện Brigham and Women’s (Mỹ) đã quy tụ 537 tình nguyện viên lớn tuổi trải qua bài kiểm tra nhận thức trực tiếp. Không có khác biệt rõ rệt ở những người lớn tuổi ăn uống phong phú, đủ chất. Tuy nhiên, với những người có chế độ ăn uống kém – điều rất hay xảy ra ở người cao tuổi, do thói quen, hoàn cảnh hay sức khỏe – việc bổ sung ca cao nhận được lợi ích lớn về nhận thức. Theo Medical Xpress, phát hiện này tiếp tục mang lại hiểu biết sâu sắc về mối liên hệ giữa thực phẩm và sức khỏe con người.

Uống ca cao, người lớn tuổi hưởng lợi bất ngờ- Ảnh 1.

Người cao tuổi ăn uống kém khi được bổ sung ca cao sẽ giúp chống lại những vấn đề về nhận thức. Ảnh: HEALTHLINE

Kết quả này cũng ủng hộ một số bằng chứng trước đó cho thấy nhóm hợp chất chống ôxy hóa flavonoid trong thực vật có lợi trong việc đẩy lùi sự suy giảm nhận thức, bao gồm các bệnh mất trí nhớ/sa sút trí tuệ nan y.

Ca cao là một trong những nguồn cung cấp flavonoid dồi dào và gần như dễ tiếp cận ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, có thể bổ sung qua việc uống ca cao, ăn sô-cô-la, trong đó ưu tiên ca cao không/ít đường và sô-cô-la đen. Ca cao và các hợp chất chống ôxy hóa có lợi mà nó chứa đựng cũng từng được chứng minh là giúp phòng ngừa nhiều vấn đề về tim mạch, chuyển hóa… 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám chữa bệnh BHYT

Bộ Y tế vừa bãi bỏ 2 thủ tục hành chính lĩnh vực BHYT gồm quy định ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT lần đầu và ký hợp đồng KCB BHYT đối với cơ sở KCB được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, hạng bệnh viện.

Theo đó, người tham gia BHYT khi đến cơ sở KCB phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc Căn cước công dân.

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về khám chữa bệnh BHYT- Ảnh 1.

Người dân đi khám chữa bệnh BHYT. Ảnh: TTXVN

Trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp… hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được KCB tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân trước khi ra viện.

Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có phải có Giấy chuyển tuyến KCB BHYT, hồ sơ chuyển viện của cơ sở KCB. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB.

Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật, cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khác theo quy định về chuyển tuyến.

Trước đó, tại Nghị định 75 Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách về BHYT có lợi cho người tham gia. Cụ thể, đã nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí KCB BHYT cho một số nhóm đối tượng là người có công với cách mạng;

Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình nâng mức hưởng từ 80% lên 95% chi phí KCB BHYT. Vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (mã TG), có mức hưởng 95% chi phí.

Đồng thời, hỗ trợ 100% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các huyện nghèo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ngành dược chuyển đổi số, người dân hưởng nhiều lợi ích

Tại hội nghị, thạc sĩ – dược sĩ Trương Văn Đạt, Khoa Dược, Trường ĐH Y dược TP HCM, cho biết khi dịch Covid-19 xảy ra, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi mua thuốc và gặp dược sĩ để được tư vấn, hướng dẫn. Đặc biệt, nhu cầu cần được tư vấn hướng dẫn sử dụng các thuốc trong túi thuốc F0 dành cho người mắc bệnh Covid-19 là rất lớn nhưng chưa đủ nhân lực để thực hiện việc này. Do đó, việc ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số như hệ thống tư vấn từ xa, giao thuốc tận nơi… rất quan trọng.

Ngành dược chuyển đổi số, người dân hưởng nhiều lợi ích - Ảnh 1.

Thạc sĩ – dược sĩ Trương Văn Đạt, Khoa Dược, Trường ĐH Y dược TP HCM, báo cáo tại hội nghị

Ngoài ra, theo dược sĩ Đạt, nhờ chuyển đổi số mà các công ty dược phẩm đã thực hiện các nghiên cứu, quản lý hệ thống sản xuất, phân phối vắc-xin ngừa Covid-19 và các loại thuốc đặc trị Covid-19 nhanh chóng.

Việc chuyển đổi số rất quan trọng, giúp dược sĩ có thể làm việc từ xa, thông qua mạng máy tính, robot… Ngay cả việc thử nghiệm lâm sàng cũng có thể thực hiện từ xa từ đó đẩy mạnh việc phát minh, sản xuất thuốc, vắc-xin bảo đảm nguồn cung ứng kịp thời.

Cũng tại hội nghị, GS-TS Trần Thành Đạo, Trưởng Khoa Dược, trường ĐH Y dược TP HCM, Trưởng Ban tổ chức, cho biết thêm TP HCM đang có định hướng phát triển công nghiệp dược trong vòng 5 năm. Cùng với đó là mong muốn đưa thêm nhiều loại thuốc vào danh mục bảo hiểm y tế để được đơn vị bảo hiểm chấp nhận chi trả điều trị cho người bệnh.

Ngành dược chuyển đổi số, người dân hưởng nhiều lợi ích - Ảnh 2.

GS-TS Trần Thành Đạo – Trưởng Khoa Dược, Trường ĐH Y dược TP HCM, Trưởng Ban tổ chức hội nghị – phát biểu khai mạc

“Muốn làm được điều này phải có công nghệ đánh giá, các nhà nghiên cứu dược phải định hướng tương lai danh mục hóa của tổ chức bảo hiểm y tế với mục tiêu cuối cùng nhằm phát triển ngành dược và phục vu người dân tốt nhất” – GS Trần Thành Đạo chia sẻ.

Tin, ảnh: Hải Yến

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Hướng dẫn mới nhất sử dụng thuốc Molnupiravir và Remdesivir điều trị Covid-19

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 437/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung một số điểm của “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19” ban hành kèm theo Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28-1 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tại Quyết định này đã sửa đổi một số nguyên tắc điều trị người bệnh Covid-19 và các thuốc kháng virus trong điều trị Covid-19.

Theo đó, hướng dẫn sử dụng của 2 loại thuốc kháng virus là Remdesivir và Molnupiravir trong điều trị Covid-19 như sau:

Hướng dẫn mới nhất sử dụng thuốc Molnupiravir và Remdesivir điều trị Covid-19 - Ảnh 1.

N.Dung

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Bộ Y tế hướng dẫn xử trí ca mắc Covid-19 và cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp

Bộ Y tế vừa hướng dẫn công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).

Theo Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, căn cứ tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 cao trên toàn quốc, Bộ Y tế đã xây dựng, bổ sung một số nội dung hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở giáo dục khi tổ chức dạy, học trực tiếp, cụ thể như sau:

Bộ Y tế hướng dẫn xử trí ca mắc Covid-19 và cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho học sinh

Quy trình xử trí khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19 trong cơ sở giáo dục

Bước 1: Khi có trường hợp F0, báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường. Cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường chuyển ngay trường hợp F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng.

Bước 2: Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường thông báo đồng thời ngay cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ phân công hỗ trợ trường học trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 để ngay lập tức đến xử lý cùng.

Bước 3: Đối với lớp học có học sinh F0:

Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ngồi yên tại chỗ. Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế (việc xác định trường hợp là F1 thực hiện theo Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19).

Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó, nếu trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 thì được xác định là F0 và xử lý theo qui định.

Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính: cho những học sinh này đi học trở lại bình thường.

Nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính:

Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 5 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 5 đối với những học sinh là F1 và đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc-xin phòng Covid-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin Covid-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo qui định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày;

Hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19).

Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khỏe cho học sinh trong 5 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.

Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 7 đối với những học sinh là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc-xin Covid-19; các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh học sinh tiếp tục theo dõi sức khỏe cho học sinh trong 3 ngày tiếp theo và hướng dẫn học sinh thực hiện Thông điệp 5K.

Bộ Y tế lưu ý trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác, … hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.

Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ: Nếu trong lớp học có 1 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với virus SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7.

Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khỏe cho trẻ trong 3 ngày tiếp theo.

Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,…hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, thì phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm thông báo ngay cho Trạm Y tế cấp xã, Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường để theo dõi và xử trí theo qui định.

Bước 4:

– Đối với lớp có học sinh F0: Sau khi xác định đối tượng là F1, cho học sinh không phải là F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.

– Đối với học sinh các lớp học khác:

+ Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường.

+ Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và xử lý F1 như bước 3.

Không bắt buộc tất cả học sinh xét nghiệm Covid-19 trước khi trở lại trường

Bộ Y tế lưu ý, trường hợp phát hiện học sinh là F0 đang ở tại nhà, phụ huynh cho học sinh nghỉ học, báo ngay với nhà trường và trạm y tế cấp xã. Nhà trường, Trạm Y tế cấp xã tiến hành truy vết các trường hợp học sinh là F1 liên quan và xử lý các trường hợp F1 như trên.

Yêu cầu cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả các học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp, chỉ xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở, … hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc với F0.

Học bán trú thế nào?

Theo Bộ Y tế, nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.

– Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác.

– Học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn.

– Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường).

– Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Bộ Y tế đề nghị Bộ GD-ĐT căn cứ vào các nội dung hướng dẫn nêu trên để chỉnh sửa, bổ sung vào Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học và các văn bản hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 khác của Bộ GD-ĐT.

Bộ Y tế hướng dẫn xử trí ca mắc Covid-19 và cách ly F1 là học sinh khi học trực tiếp - Ảnh 2.

N.Dung

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Bác sĩ hướng dẫn sinh viên lần đầu nhập học cách tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, khống chế

Mới đây, sự việc nam sinh viên quê Bình Định vào TP HCM nhập học mất tích rồi tử vong khiến ai nghe cũng bàng hoàng, đau xót. Bác sĩ Huỳnh Bá Tản, Trung tâm Cấp cứu 115, TP HCM đã chia sẻ 10 cách để phòng tránh nguy cơ bị kẻ xấu, người lạ dụ dỗ khống chế dành cho các em học sinh, sinh viên các tỉnh lần đầu đến TP HCM nhập học. Cụ thể:

Bác sĩ hướng dẫn sinh viên lần đầu nhập học cách tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, khống chế - Ảnh 1.

Bác sĩ Huỳnh Bá Tản, Trung tâm Cấp cứu 115, TP HCM đang hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông. (Ảnh do bác sĩ cung cấp)

Về bản thân các em:

1. Nhờ người quen biết đến bến xe đưa đón là tốt nhất

2. Nếu không rành đường và không có người quen đón rước chỉ nên đi xe taxi hoặc xe công nghệ có tổng đài, số tài và tên người chạy xe. Lưu ý, hãy bước ra ngoài đường khỏi khu vực cát cứ bến xe chừng trăm mét rồi mới nên lấy điện thoại ra đặt ứng dụng xe công nghệ.

3. Chỉ đi xe ôm hoặc xe taxi dù, nếu rành đường và đủ bản lĩnh tự tin để tự bảo vệ mình. Tuy nhiên, nên điện thoại báo cho gia đình hoặc người quen biết trước khi lên xe là mình đi xe gì và biển số xe để phòng hờ bất trắc

Về gia đình của các em:

4. Chủ động thu xếp để tự đưa con em mình đến TP HCM nhập học và lo việc ăn ở

5. Nếu không thể tự đưa các em đến TP thì nên nhờ người thân, họ hàng hoặc người quen ra bến xe đưa đón giúp

6. Nếu hoàn toàn xa lạ tại TP thì nên chủ động liên hệ nhờ nhà trường, Trung tâm trợ giúp sinh viên hoặc dặn dò chỉ dạy cho con em mình thật chi tiết cụ thể và cẩn trọng

Về phía nhà trường:

7. Nếu có thể nhà trường chủ động giao đoàn trường phụ trách tổ chức việc đưa đón các bạn tân sinh viên khi có yêu cầu trợ giúp, phân công các anh chị sinh viên đang học khóa trên hoặc tình nguyện viên để giúp đỡ các bạn mình

8. Thiết lập đường dây nóng để các bạn tân sinh viên hỏi đường, nhờ trợ giúp hoặc báo hỗ trợ khẩn cấp khi cần thiết

9. Gửi bản chỉ dẫn đi đường (có thể chụp lại từ bản đồ Google map) đường đi từ các bến xe như miền Đông, miền Tây … đến trường của mình hoặc ký túc xá để các tân sinh viên nắm rõ

Về phía chính quyền:

10. Cần thiết phải đóng chốt, tổ chức và kiểm soát tốt các bến xe giúp người dân an tâm sử dụng các phương tiện vận chuyển công cộng và xã hội hóa.

Hải Yến

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

NÓNG: Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới đánh giá cấp độ dịch Covid-19

Ngày 27-1, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 218/ BYT-QĐ Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12-10-2021 của Bộ Y tế.

Hướng dẫn sửa đổi đánh giá cấp độ dịch Covid-19 có gì mới? - Ảnh 1.

Đánh giá cấp độ dịch tại phần mềm https://capdodich.yte.gov.vn/map

Theo quyết định mới nhất này, các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch Covid-19 gồm:

Tiêu chí 1: Tỉ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian. Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc-xin Covid-19. Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Về cách xác định các tiêu chí, Bộ Y tế cho biết theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 2 nhóm để xác định cấp độ dịch gồm có: Nhóm chỉ số về mức độ lây nhiễm và nhóm chỉ số về khả năng đáp ứng.

Trên cơ sở tham khảo các phương pháp đánh giá của các nước trên thế giới và đánh giá thực tiễn của Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn cách xác định các tiêu chí cụ thể như sau:

Tiêu chí 1: Tỉ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian

Tỉ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Tỉ lệ ca mắc mới được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: <90; mức=”” 2:=”” 90=”” đến=”” dưới=”” 450;=”” mức=”” 3:=”” 450=”” đến=”” 600;=”” mức=”” 4:=””>600).

Tỉ lệ ca bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn xã/100.000 người. Tỉ lệ ca bệnh phải thở ô xy được phân theo 4 mức độ (mức 1: < 1;=”” mức=”” 2:=”” 1=”” đến=”” dưới=”” 32,=”” mức=”” 3:=”” 32=”” đến=”” 40,=”” mức=”” 4:=””>40).

Tỉ lệ ca bệnh phải thở ô xy do Trung tâm Y tế cấp huyện tính toán và phân bố đến từng địa bàn cấp xã.

Tỉ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Yêu cầu chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã. Chỉ số này là hệ quả của tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải khống chế bằng được; do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã.

Trong khi đó, theo quyết định 4800 cũ, số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 – < 20;=”” mức=”” 2:=”” 20=”” -=””><50; mức=”” 3:=”” 50=”” -=””></50;><150; mức=”” 4:=”” ≥150).=”” các=”” địa=”” phương=”” có=”” thể=”” điều=”” chỉnh=”” giảm=”” hoặc=”” tăng=”” số=”” ca=”” mắc=”” mới=”” trong=”” từng=”” mức=”” độ=”” cho=”” phù=”” hợp=”” với=”” tình=”” hình=”” thực=””></150;>

Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc-xin Covid-19

Chỉ số tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên điạ bàn. Yêu cầu tỉ lệ tiêm chủng đủ mũi phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.

Chỉ số tỉ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã. Yêu cầu tỉ lệ tiêm chủng đủ mũi ở người thuộc nhóm nguy cơ cao phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá.

Chỉ số này được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.

Hướng dẫn sửa đổi đánh giá cấp độ dịch Covid-19 có gì mới? - Ảnh 2.

Tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho người dân

Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Chỉ số tỉ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân: khả năng có thể quản lý, chăm sóc tại địa bàn cấp xã. Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 500; trung bình: 200-500; thấp: <>

Chỉ số tỉ lệ giường bệnh dành cho người bệnh Covid-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp huyện /100.000 dân tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 30; trung bình: 10- 30, thấp: < 10).=”” chỉ=”” số=”” này=”” do=”” trung=”” tâm=”” y=”” tế=”” cấp=”” huyện=”” xác=”” định=”” sau=”” đó=”” được=”” dùng=”” chung=”” cho=”” tất=”” cả=”” các=”” xã=”” trên=”” địa=”” bàn=”” thuộc=””>

Chỉ số tỉ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân. Yêu cầu tỉ lệ giường ICU có đủ nhân viên y tế phục vụ trên địa bàn cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 4/100.000 dân.

Cách xác định cấp độ dịch được căn cứ theo cấp độ đáp ứng dịch tại tuyến xã được xác định bằng cách tổng hợp từ kết quả về mức độ lây nhiễm và mức độ đáp ứng của địa bàn cấp xã.

Cấp độ dịch được xác định dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá mức độ lây nhiễm (4 mức tại bước 1) và Khả năng đáp ứng (3 khả năng tại bước 2), sau đó có thể được hiệu chỉnh bởi chỉ số theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo hướng dẫn này, nguyên tắc của việc đánh giá cấp độ dịch và đáp ứng theo Bộ Y tế nhằm kiểm soát dịch tại nơi xuất phát là biện pháp mang tính chủ động và hiệu quả hơn, hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính bao vây trên phạm vi rộng;

Tiếp thu các kinh nghiệm phòng chống dịch trong nước, thế giới và đảm bảo tính ổn định tương đối trong quá trình điều chỉnh các chỉ số trong các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, phù hợp với thực tế tình hình dịch;

Biện pháp phòng chống dịch mang tính tổng thể bao gồm cả y tế, biện pháp hành chính, kinh tế – xã hội; cả điều trị và dự phòng theo các cấp độ dịch được quy định tại Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ;

Kiểm soát nguy cơ sớm nhất, gọn nhất ở quy mô cấp xã nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả; phát hiện sớm sự bất thường để xử lý đúng, trúng, hiệu quả. Phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương, tránh tư tưởng buông tay, giao phó cho y tế.

Hướng dẫn sửa đổi đánh giá cấp độ dịch Covid-19 có gì mới? - Ảnh 3.

</90;>

N.Dung

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

“Tỏa ngát hương đời”: Lời tri ân đội ngũ tuyến đầu chống dịch Covid-19

Một trong những điểm nhấn của chương trình là phần chia sẻ của Thượng tá – Bác sĩ Vũ Đình Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Điều trị Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175, về ngày mà ông và đồng đội quyết định kỹ thuật chia đôi ECMO.

Tỏa ngát hương đời: Lời tri ân đội ngũ tuyến đầu chống dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Bé Huỳnh Diệp Trung Ân quấn quý với Thượng tá – Bác sĩ Vũ Đình Ân từ khi chương trình chưa mở màn. Bên cạnh chính là cha và mẹ bé – sản phụ Thu Trinh được bác sĩ Ân và đồng đội cứu sống

Đó là ngày 8-8, khi 2 sản phụ được chuyển viện tới Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng nguy kịch do Covid-19, nhưng cả 2 máy ECMO của bệnh viện đều đang chạy cho bệnh nhân khác. Nhờ chia đôi, giúp mỗi máy ECMO kết nối được cùng lúc 2 bệnh nhân, 2 sản phụ Thu Trinh và Ngọc Hoài đã vượt qua ngoạn mục.

Xuất hiện trong chương trình, sản phụ Thu Trinh xúc động gửi lời cám ơn đến các y bác sĩ. Chị mang theo đứa con nhỏ được đặt tên là Huỳnh Diệp Trung Ân, là tên của những thầy thuốc đã hồi sinh chị ghép lại.

Tỏa ngát hương đời: Lời tri ân đội ngũ tuyến đầu chống dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Một tiết mục trong khuôn khổ chương trình

Bệnh viện Quân y 175 là một trong những bệnh viện tuyến cuối trong cuộc chiến chống Covid-19 ở TP HCM, hoạt động với mô hình “bệnh viện tách đôi” và hiện nay vẫn duy trì khu điều trị Covid-19. 

Ngoài ra, bệnh viện còn cử lực lượng đến Nam Sudan tham gia bệnh viện dã chiến tại đây. 

Một trong số đó là Thiếu tá Bùi Thị Xoa, một nữ chiến sĩ tham gia lực lượng Mũ nồi xanh của Liên Hiệp Quốc, 2 lần đến với Nam Sudan tham gia bệnh viện dã chiến. Chị vừa vượt qua một cơn đột quỵ và mắc Covid-19 chủng Omicron, nhưng đến đây sức khỏe đã hoàn toàn phục hồi. Chị bày tỏ mong mỏi dịch bệnh qua đi mau để cuộc sống bình thường sớm trở lại với người dân và cho biết bản thân sẽ cùng đồng đội trở lại Nam Sudan sau Tết Nguyên đán.

Tỏa ngát hương đời: Lời tri ân đội ngũ tuyến đầu chống dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn tặng hoa cho Thiếu tá Bùi Thị Xoa

Theo Thiếu tướng-PGS-TS-BS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, chính hệ thống Telemedicine mà bệnh viện đã áp dụng từ lâu cho các ca hội chẩn từ xa kết nối với quần đảo Trường Sa đã góp phần giúp đồng đội cùng chung tay cứu chữa cho Thiếu ta Xoa khi chị bị đột quỵ, phải chuyển viện từ Nam Sudan sang Uganda, rồi Kenya.

“Quân đội, nhân dân, Tổ quốc sớm tự hào vi các bạn và Tổ quốc đang mong chờ sớm đón các bạn trở về” – Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn gửi lời đến các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ xa nhà.

Tỏa ngát hương đời: Lời tri ân đội ngũ tuyến đầu chống dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Các đại biểu vỗ tay hòa nhịp theo bài hát “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh”, trong khi nhiều bệnh nhân của bệnh viện cùng đến ngồi vào hàng ghế khán giả, dùng điện thoại livestream chương trình đặc biệt

Chương trình cũng điểm lại các hoạt động của Quỹ Hoa Hòa Bình trong đợt cao điểm dịch bệnh vừa qua, ví dụ như chương trình ủng hộ 27.000 bộ đồ bảo hộ và một số vật tư y tế cho đội ngũ chống dịch trong những ngày cao điểm, các chương trình hỗ trợ người yếu thế, các khu lưu trú công nhân…, đồng lòng cùng cả nước vượt qua dịch bệnh.

Tin- ảnh: Anh Thư

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Hướng dẫn tết tóc nhanh cho cô nàng bận rộn

Thứ Sáu, ngày 27/03/2015 10:24 AM (GMT+7)

Những kiểu tết tóc độc, lạ dưới đây sẽ mang lại cho bạn gái diện mạo mới lạ, hấp dẫn hơn chỉ với vài thao tác đơn giản, không cần mất quá nhiều thời gian đỏm dáng.

  • Trang Tin tuc 24H tổng hợp những bí quyết làm đẹp, chăm sóc da, giảm cân, kinh nghiệm trang điểm hiệu quả nhất
  • Những địa chỉ thẩm mỹ viện tốt nhất luôn được cập nhật mỗi ngày tại làm đẹp 24H

Tóc búi sang trọng

Kiểu tóc búi thanh lịch, quý phái rất hợp với những buổi tiệc sang trọng

Tóc tết viền phong cách tiểu thư điệu đà

Kiểu tóc này rất hợp với những cô nàng lãng mạn, ngọt ngào, là lựa chọn lý tưởng khi cùng chàng xuống phố

Tóc tết lọn phồng trẻ trung, lạ mắt

Tóc tết phồng mang lại vẻ đẹp gọn gàng, khỏe khoắn, luôn “được lòng” các cô gái cá tính, trẻ trung

Xem thêm chủ đề: lam dep, cach lam dep, bi quyet lam dep, lam dep 24h, lam dep phu nu, dep, trang diem, tin tuc, tin tuc 24h, bao, điệu đà, kiểu tóc, bận rộn, tết tóc, tóc búi, video clip, thanh lịch, dự tiệc, làm đẹp

Tin tuc 24h | tin nhanh bong da | the thao | thoi trang, giai tri vn | bao online

6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt

Hình ảnh cô gái trang điểm mắt đậm, lông mi dài, son màu rực rỡ xuất hiện thường xuyên trên tạp chí hẳn sẽ làm nhiều chị em lầm tưởng đây là xu hướng make up đang thịnh hành. Hãy thử nhìn và so sánh lại các ngôi sao thế giới sẽ cảm nhận được sự khác biệt hoàn toàn.

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 1

Xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 có nhiều điểm thú vị

Tại sàn diễn Xuân Hè 2015, các người mẫu trình diễn cũng được chuyên gia son phấn theo phong cách tự nhiên. Ngoài việc định hình xu hướng thời trang, sàn diễn Xuân Hè còn mang đến cách trang điểm hot cho “nửa thế giới”.

1. Đánh mắt mèo

Kiểu trang điểm mắt mèo cá tính xuất hiện rất nhiều trong show diễn của Fendi, Prada, Givenchy… tại sàn diễn Xuân Hè 2015. Đây cũng là một xu hướng make up chị em không nên bỏ lỡ. Chỉ với đường kẻ eyeliner hất lên về phía đuôi mắt cũng đủ mang đến sự khác biệt cho nữ chủ nhân.

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 2

Đánh mắt mèo luôn mang đến vẻ đẹp cá tính cho nữ chủ nhân

2. Màu mắt “hot” trong Xuân Hè 2015

Thời điểm này, chị em hãy tạm quên đi những gam màu tươi sáng, hay cách đánh kết hợp 2 – 3 màu tương phản cho đôi mắt mà hướng đến tông màu pastel, đào, màu be, kem, nâu..

Cách sử dụng màu đơn sắc cùng tông màu cho cả mắt, môi và má là xu hướng trang điểm được lăng xê trên sàn diễn Xuân Hè.

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 3

Gam màu trung tính, đơn sắc được sử dụng rất nhiều cho Xuân Hè 2015

3. Đánh mascara

Tại Xuân Hè 2015, cách đánh mi dài, dày và cong vút đã phải nhường chỗ cho hàng mi tự nhiên và đơn giản. Thậm chí cách đánh mi vón cục lạ mắt cũng được lăng xê. 

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 4

Không còn hàng mi được chải mascara cong vút, dài và dày

4. Cách đánh lông mày

Hình dáng lông mày của Xuân Hè 2015 thiên về hình dáng to và hơi rậm tạo nên nét ấn tượng và mạnh mẽ cho khuôn mặt nữ chủ nhân. Tuy nhiên, không vì thế mà chị em dùng bút tô thật đậm như sâu róm. 

Hãy nhìn hình ảnh được ghi nhận trong show diễn Xuân Hè 2015 của ottega Veneta, Emilio Pucci, Giorgio Armani, Roberto Cavalli, Versace để cảm nhận được xu hướng đánh lông mày trong mùa mốt này.

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 5

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 6

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 7

Khuôn lông mày mùa mốt Xuân Hè bản to, khá rậm nhưng vẫn mang nét tự nhiên

5. Xu hướng màu môi

Màu đỏ quyến rũ của năm ngoái đã phải nhường chỗ cho son bóng sắc hồng trong suốt tại mùa mốt Xuân Hè 2015. Với sắc son kiểu này, khuôn mặt của bạn không hề nhợt nhạt, ngược lại rất tươi sáng, tự nhiên và tinh tế. 

Như đã nói ở trên, cách sử dụng màu đơn sắc cùng tông màu cho cả mắt, môi và má là xu hướng trang điểm được lăng xê trong mùa mốt Xuân Hè. Phong cách này luôn giúp bạn tỏa sáng trong môi trường công sở, các cuộc gặp đối tác… 

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 9

Những đôi môi màu nude hay sắc hồng nhẹ nhàng được lăng xê tại sàn diễn Xuân Hè 2015

6. Xu hướng đánh nền

Xuân Hè 2015, làn da mịn màng, trong suốt khỏe mạnh rất được yêu thích. Với phong cách này, những cô gái có làn da tàn nhanh đừng vội dùng che khuyết điểm che chúng đi mà hãy coi là một lợi thế. 

Ngoài lớp nên trong suốt làm da đều màu, cô gái da tàn nhang sử dụng thêm má màu hồng đào để làm nổi bật đặc điểm tưởng chừng làm bạn luôn ngại ngùng này.

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 10

 6 xu hướng trang điểm Xuân Hè 2015 làm chị em mê mệt - 11

Lớp nền trong suốt, mịn màng lộ cả tàn nhang trên làn da đang được lăng xê

Xem thêm chủ đề: lam dep, cach lam dep, bi quyet lam dep, lam dep 24h, lam dep phu nu, dep, trang diem, tin tuc, tin tuc 24h, bao, trang điểm, làm đẹp, make up, son phấn, bí quyết làm đẹp

Tin tuc 24h | tin nhanh bong da | the thao | thoi trang, giai tri vn | bao online

close(x)
close(x)