May 20, 2024

Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn so biển

Trước đó, sau khi ăn con so trong bữa tối, ông H.V. C. (61 tuổi, trú tại TP Hạ Long) xuất hiện tình trạng cứng hàm, tê môi, tê lưỡi, bồn chồn, khó thở khó nói, vận động khó khăn, được người nhà đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu.

Người đàn ông nguy kịch sau khi ăn so biển- Ảnh 1.

Sau khi ăn so biển, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã khai thác thông tin bệnh lý, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và xác định tình trạng bệnh nhân bị ngộ độc do ăn so biển.

Ngay sau đó, các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp xử trí cấp cứu thải độc theo phác đồ (giảm tiết, rửa dạ dày, cân bằng dịch điện giải). Sau 24 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, các triệu chứng ngộ độc thuyên giảm.

Thông tin chia sẻ từ ông H.V.C., dù biết con so biển có độc tính nhưng bệnh nhân vẫn chủ ý ăn vì đã từng ăn so biển nhiều lần trước đây mà chưa bị ngộ độc.

Theo nghiên cứu y khoa, độc tố Tetrodotoxin có trong con so biển, tập trung chủ yếu ở buồng trứng. Đặc biệt vào mùa sinh sản, độc tố này có nồng độ càng cao. Ngoài ra, cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông, một số loài ốc biển… cũng chứa độc tố Tetrodotoxin.

Bác sĩ Nguyễn Sỹ Mạnh – Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy – cho biết: “Độc tố Tetrodotoxin có độc tính rất mạnh, bền vững với nhiệt, các biện pháp chế biến hiện nay không đảm bảo loại trừ hết nguy cơ gây ngộ độc. Độc tố gây ảnh hưởng chủ yếu trên thần kinh (đặc biệt là liệt), ngoài ra còn ảnh hưởng đến tim mạch và tiêu hóa. Chỉ với liều độc rất thấp có thể gây rối loạn cảm giác như tê môi, lưỡi, tay, chân, liệt các cơ vận động, cơ hô hấp, giãn đồng tử, nôn, đau bụng, tiêu chảy, có thể gây rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp… khiến bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp, thiếu oxy não, tổn thương thần kinh và có thể tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời”.

Bệnh viện Bãi Cháy cũng thông tin mỗi năm đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho rất nhiều trường hợp ngộ độc Tetrodotoxin có trong so biển do nhầm lẫn hoặc chủ ý ăn các món chế biến từ các loại hải sản này.

Nhiều cơ sở y tế đã ghi nhận những trường hợp bệnh nhân ngộ độc so biển tử vong trên đường vận chuyển cấp cứu do ở trên tàu thuyền, ngoài đảo, xa cơ sở y tế. Mặc dù bệnh viện đã nhiều lần cảnh báo và tích cực thông tin truyền thông liên quan đến các ca ngộ độc nhưng tình trạng người dân nhập viện do ngộ độc con so biển vẫn diễn ra.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Thêm cơ hội làm cha cho nam giới sau biến chứng quai bị

Ngày 14-5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết thời gian gần đây bệnh viện khám cho nhiều nam bệnh nhân hiếm muộn do biến chứng sau mắc bệnh quai bị.

Thêm cơ hội làm cha cho nam giới sau biến chứng quai bị- Ảnh 1.

Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân về nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Ảnh minh họa

Bác sĩ Đinh Hữu Việt, Trưởng Khoa Nam học (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội), cho hay hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Trong đó, viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn sau mắc quai bị được coi là biến chứng rõ ràng nhất và nó là nguyên nhân có thể gây vô sinh nam. Lý do này xảy ra ở khoảng 10-15% do người chồng không có tinh trùng tới khám tại bệnh viện.

Điển hình là trường hợp vợ chồng anh C.V.H. (SN 1993) và chị N.T.Th. (SN 1995) ở Quảng Ninh. Cả hai kết hôn đã 7 năm nhưng chưa có con vì anh H. bị vô sinh nam do teo tinh hoàn, không có tinh trùng.

Anh H. cho biết đây là biến chứng sau khi anh mắc quai bị vào năm 17 tuổi. Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi và nhận được kết quả không có tinh trùng.

Sau thời gian kiên trì “tìm con”, anh H. được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) kết hợp thụ tinh trong ống nghiệm và rồi vợ chồng anh H. đã may mắn đón tin vui.

Theo bác sĩ Việt, biến chứng sau quai bị là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng vô tinh gây ra teo tinh hoàn, suy tinh hoàn không có tinh trùng… Để có con, bệnh nhân cần được can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm tinh trùng và thực hiện IVF với trứng của người vợ.

Bác sĩ Việt cho biết phẫu thuật vi phẫu Micro TESE là can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm những ống sinh tinh có chứa tinh trùng thông qua kính vi phẫu có độ phóng đại lớn. Khi tìm tinh trùng trên những mẫu mô nhỏ, việc lọc tách cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ.

“Phẫu thuật này đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục con vừa đủ để làm thụ tinh ống nghiệm. Với những trường hợp bệnh nhân bị teo tinh hoàn do biến chứng quai bị, khi thực hiện mổ Micro TESE cho tỉ lệ tìm thấy tinh trùng lên tới hơn 90%, hạn chế tổn thương mô tinh hoàn, ít để lại biến chứng”- bác sĩ Việt nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới

Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), Thalassemia là một bệnh di truyền bẩm sinh, gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Đây cũng là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gen và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 1.

Thalassemia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi

Hơn 10 triệu người có gen bệnh Thalassemia

Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần điều trị.

Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.

Người mang gen bệnh là người có bên ngoài hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện lâm sàng, là nguồn di truyền gen trong cộng đồng. Do đó, nhiều cặp đôi có nguy cơ sinh con bị bệnh mà không hay biết.

Theo ước tính, một người bệnh mức độ nặng từ khi sinh ra đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỉ đồng để điều trị và đến năm 21 tuổi cần truyền khoảng 470 đơn vị máu để duy trì cuộc sống.

Với trên 20.000 người bệnh mức độ nặng phải điều trị cả đời, mỗi năm Việt Nam cần trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị tối thiểu và cần khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.

Ngày 8-5 là Ngày Thalassemia thế giới. Chủ đề năm nay là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.

Theo Cục Dân số, hiện nay số lượng bệnh nhân Thalassemia đã làm các bệnh viện quá tải, tạo áp lực nặng nề lên ngân hàng máu cũng như gánh nặng về chi phí xã hội, nhất là nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Thống kê cho thấy tỉ lệ người mang gen bệnh Thalassemia ở dân tộc Kinh khoảng 9,7%. Có nhiều dân tộc tỉ lệ mang gen Thalassemia lên tới 40-70%.

Hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ người dân tộc thiểu số mang gen Thalassemia cao.

Đây là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỉ lệ trẻ sinh ra bị bệnh và mang gen bệnh.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Thalassemia?

Mỗi năm, hơn 8.000 trẻ em nước ta bị bệnh di truyền phổ biến nhất thế giới- Ảnh 2.

Xét nghiệm sàng lọc cho học sinh ở tỉnh Hà Giang

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mang gen Thalassemia cao trên thế giới. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người trong độ tuổi sinh đẻ cần xét nghiệm gen tan máu bẩm sinh để tránh sinh con bị bệnh.

Theo các bác sĩ, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia.

Nếu cả hai người mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau cần được tư vấn trước khi dự định có thai.

Nếu hai vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia có thai cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (25 tuổi, ở Hà Nội) trong tình trạng đôi môi bị biến dạng, sưng nề, đau rát, chảy nhiều dịch mủ sau 3 ngày phẫu thuật cắt môi trái tim.

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng- Ảnh 1.

Nữ bệnh nhân nhập viện với đôi môi biến dạng, nhiễm trùng nghiêm trọng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ Hoàng Hồng, phụ trách Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết qua thăm khám, vùng môi bệnh nhân bị nhiễm trùng khá nặng, nhiều mủ, gây sưng nề toàn bộ vùng dưới mặt. Ở môi trên, môi dưới và niêm mạc miệng có nhiều ổ mủ trắng.

Bệnh nhân cho biết trước đó đã phẫu thuật cắt môi trái tim tại một spa sau khi xem một quảng cáo trên mạng xã hội. Phí dịch vụ cắt môi trái tim là 14 triệu đồng, nhưng giảm 50%, chỉ còn 7 triệu đồng. Hình ảnh quảng cáo rất đẹp, người chủ spa còn đăng những bức hình có mặt tại một bệnh viện để chứng minh sự uy tín.

Theo bệnh nhân này, khi đến spa làm phẫu thuật môi trái tim, cô rất ngạc nhiên vì spa lại đặt tại một căn hộ chung cư, nhưng vì đã đã đặt tiền nên vẫn quyết định làm dịch vụ.

“Phẫu thuật xong, thấy vùng môi bắt đầu sưng nề, viêm nhiễm, đau đớn, tôi tìm hiểu và biết chủ spa mới chỉ học xong cấp 3, không có chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ”- cô gái trẻ chia sẻ với bác sĩ.

Cắt môi trái tim, cô gái nhập viện vì đôi môi biến dạng- Ảnh 2.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trước khi điều trị

Bác sĩ Hồng cho biết ngay sau khi tiếp nhận, bệnh nhân đã được làm sạch mủ ở vết thương, điều trị nhiễm trùng để tránh lan ra vùng mặt. Bệnh nhân cũng lấy dịch mủ để cấy phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.

“Hiện vùng môi trên của bệnh nhân sưng to, căng nề, nhiễm trùng nghiêm trọng, còn vết thương môi dưới rách rộng, lõm sâu nên không tự liền được. Khoảng 10 ngày nữa khi điều trị nhiễm trùng ổn định, bác sĩ sẽ khâu lại tổn thương. Tuy nhiên, kể cả khi đã được điều trị thì nguy cơ đôi môi biến dạng là khó tránh khỏi”- bác sĩ Hồng nói.

Theo bác sĩ Hồng, gần đây bệnh viện liên tục tiếp nhận các trường hợp tai biến sau tiêm filler, hoại tử da sau khi hút mỡ bụng,… Điểm chung của các trường hợp này là đều thực hiện tại các spa, người thực hiện không phải bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, không được đào tạo về y khoa…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

1.000 người dân Điện Biên được khám bệnh miễn phí

Trong 2 ngày 19 và 20-4, đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn làm trưởng đoàn đã thực hiện nhiều hoạt động chuyên môn nhằm tri ân nhân dân, chiến sĩ Điện Biên nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

1.000 người dân Điện Biên được khám bệnh miễn phí- Ảnh 1.

Đoàn công tác của Bộ Y tế trò chuyện với các em nhỏ đến khám, sàng lọc bệnh.

Tham gia các hoạt động tri ân của Bộ Y tế có 90 cán bộ, y, bác sĩ, tình nguyện viên của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và 6 bệnh viện tuyến Trung ương.

Theo đó, 1.000 đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên được các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và tình nguyện viên hỗ trợ, khám sàng lọc bệnh: Ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh bẩm sinh ở trẻ em.

Chia sẻ tại chương trình, GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết đây không chỉ là một chương trình y tế, mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn, sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội, một cam kết sâu sắc trong nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số.

Với ý nghĩa đó, ngoài khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đoàn công tác Bộ Y tế cũng thực hiện chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc, giúp họ có thêm kiến thức và kỹ năng để chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng tốt nhất.

1.000 người dân Điện Biên được khám bệnh miễn phí- Ảnh 2.

1.000 người dân và các cựu chiến binh được thăm khám, cấp thuốc miễn phí

Trong hoạt động chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật, Bệnh viện Việt Đức kiểm tra tính bền vững gói chuyển giao kỹ thuật “Phẫu thuật nội soi khớp gối” cho bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.

Bệnh viện Bạch Mai chuyển giao kỹ thuật nội soi tiêu hóa; Bệnh viện Phụ sản Trung ương chuyển giao kỹ thuật “soi đốt điện cổ tử cung”; Bệnh viện K tổ chức đào tạo “các phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư thường gặp”, “siêu âm trong chẩn đoán và điều trị”… cho các y, bác sĩ tại Điện Biên.

Ngoài ra, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tặng Trung tâm Y tế huyện Điện Biên Đông và Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé 2 hệ thống phòng họp trực tuyến phục vụ chẩn đoán bệnh từ xa trị giá 200 triệu đồng. Ban tổ chức cũng tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện tỉnh…

Dịp này, lãnh đạo Bộ Y tế và UBND tỉnh Điện Biên đã đến thăm, tặng quà ông Vũ Mạnh Huyên, 90 tuổi, một cựu binh từng chiến đấu trong chiến dịch Điện Biên Phủ và đã được tặng thưởng hai Huân chương Chiến công, một Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh

Ngày 5-4, GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế, cho biết sức khỏe 3 bệnh nhân được ghép tim, gan và thận từ người cho chết não đã ổn định, đang dần hồi phục tốt. Hậu phẫu ngày thứ 3, tất cả họ đã được rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hóa ổn định, chức năng tạng tốt.

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 1.

TS Hồ Văn Linh (giữa) cùng các đồng nghiệp tiến hành rửa gan trước khi ghép.

Trước đó, vào tối 31-3, họ nhận được thông tin điều phối tạng từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia về việc có người chết não tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) hiến tặng tạng, các bệnh nhân tại BVTW Huế đủ điều kiện nhận tạng hiến gan, tim và thận.

Ngay lập tức, BVTW Huế họp khẩn, tiến hành rà soát và tính toán các phương án di chuyển hợp lý nhất, tận dụng từng giây, từng phút để tạng hiến được bảo quản đúng thời gian tối ưu. 

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 2.

Tiến hành ghép

Bên cạnh đó, gan người hiến phân chia thành 2 phần, thùy trái ghép cho cháu bé 2,5 tuổi ở BVTW Huế, thùy phải (chiếm khoảng 60% thể tích gan) dành ghép cho một bệnh nhân ở Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên triển khai ghép gan trên bệnh nhi tại BVTW Huế.

Ngày 1-4, TS Nguyễn Thanh Xuân, Phó Giám đốc BVTW Huế, dẫn theo ê-kíp y-bác sĩ bệnh viện ra Quảng Ninh để lấy tạng. 

Diễn biến mới nhất của 3 ca ghép tạng từ một người hiến ở Quảng Ninh- Ảnh 3.

Các bác sĩ tiến hành ghép tạng.

Ca phẫu thuật lấy tạng được thực hiện từ đêm 1 đến rạng sáng 2-4 với sự tham gia của khoảng 120 y – bác sĩ. Các bác sĩ BVTW Huế đã nhanh chóng mang quả tim, một phần gan và thận vào Huế bằng đường hàng không, họ đáp xuống sân bay Phú Bài vào lúc 9 giờ 23 phút ngày 2-4.

Trong thời gian đó, các ê- kip nhận tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế tích cực chuẩn bị bệnh nhân sẵn sàng nhận 3 tạng: gan, tim, thận và đã khẩn trương phẫu thuật ngay khi tạng kịp về đến BVTW Huế lúc 9 giờ 50 phút.

Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, trái tim đã đập lại trong lồng ngực người bệnh suy tim rất nặng; EF 18% trước đây đã từng 2 lần ngưng tim, đang được hồi sức tại thì phép màu đã đến.

Bệnh viện Trung ương Huế xác lập kỉ lục ghép tạng.

Với bệnh nhi ghép gan, được chẩn đoán xơ gan do teo đường mật bẩm sinh đã được điều trị phẫu thuật Kasai nhưng không đáp ứng điều trị, tình trạng xơ gan ngày càng nặng, nếu không được ghép gan kịp thời sẽ tử vong. Với sự chỉ đạo kịp thời của GS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cùng sự hỗ trợ của ê – kíp ghép gan Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 bệnh nhi này được tiến hành ghép thành công, mang lại cơ hội sống cho em.

Song song đó, trong 48 giờ, tập thể y – bác sĩ BVTW Huế đã thực hiện thành công 5 ca ghép tạng khác, trong đó một ca ghép thận tự thân cho bệnh nhân đa chấn thương dập cuống thận và 4 ca ghép tạng khác.

GS-TS Phạm Như Hiệp cho biết BVTW Huế đã lập 3 kỷ lục về ghép tạng trong vòng 48 giờ. Kỷ lục thứ nhất là bệnh viện này ghép tổng cộng 8 ca. Kỷ lục thứ hai là lần đầu tiên thực hiện ghép bộ ba tạng tim, gan, thận xuyên Việt từ người cho chết não tại bệnh tuyến tỉnh. Kỷ lục thứ ba là thời gian vận chuyển 3 tạng xuyên Việt cho cùng một đơn vị dài nhất.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Giảm tai biến nhờ ứng dụng công nghệ 3D trong y học

Hội nghị quốc tế về Ứng dụng công nghệ 3D trong y học đã được Trường Đại học VinUni cùng hệ thống y tế Vinmec tổ chức ngày 5 và 6-4, tại Hà Nội.

GS-TS-BS Trần Trung Dũng, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Công nghệ 3D trong y học, Giám đốc chuyên ngành ngoại chấn thương chỉnh hình – cơ xương khớp (Hệ thống Y tế Vinmec), cho biết công nghệ in 3D trong y tế mang lại những giá trị và tác động kỳ diệu cho người bệnh, thậm chí vượt xa hình dung hiện tại của các bác sĩ.

Giảm tai biến nhờ ứng dụng công nghệ 3D trong y học- Ảnh 1.

Công nghệ này được ứng dụng để tạo ra mô hình giải phẫu bộ phận cơ thể con người. Các thiết bị định vị phẫu thuật giúp các bác sĩ xác định và có hình dung rõ ràng về vị trí tổn thương, từ đó tối ưu hóa quá trình phẫu thuật và điều trị; đảm bảo hỗ trợ phẫu thuật đạt độ chính xác tối đa, giảm thiểu các tai biến xuống mức thấp nhất.

Nhờ công nghệ 3D, các bệnh viện có thể sử dụng dụng cụ mổ vừa khít với giải phẫu của người Việt với giá thành lại thấp hơn nhiều lần so với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ hay châu Âu.

Theo GS Dũng từ năm 2022, Vinmec đã phối hợp với Trung tâm công nghệ 3D trong y học sử dụng công nghệ này thực hiện thành công khoảng 200 ca phẫu thuật trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình với tỉ lệ chính xác của kích cỡ khớp tiệm cận đến 100%.

Trong số này có 84 ca thay khớp gối toàn phần, 31 ca thay khớp háng toàn phần, 27 ca điều trị ung thư/loạn sản xương và nhiều ca thay khớp, chỉnh hình phức tạp.

Giảm tai biến nhờ ứng dụng công nghệ 3D trong y học- Ảnh 2.

Các bác sĩ, kỹ sư kiểm tra độ tương thích của mô hình khớp tại Trung tâm Công nghệ 3D trong y học

Hội nghị quốc tế ứng dụng công nghệ 3D trong y học lần thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 1.000 giáo sư, bác sĩ chuyên ngành trực tiếp và trên nền tảng online.

Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ Việt Nam học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, tạo tiền đề để ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tại phiên báo cáo khoa học, các diễn giả đã trình bày nhiều báo cáo có ý nghĩa thực tiễn với các chủ đề về chấn thương chỉnh hình, răng hàm mặt, tim mạch, kỹ thuật – vật liệu… Đồng thời, cập nhật những tiến bộ ứng dụng mới nhất về công nghệ 3D trong y học.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Kịp thời cứu sản phụ bị tai biến sản khoa nguy hiểm

Ngày 5-4, Bệnh viện Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết vừa phẫu thuật khẩn, cứu sống sản phụ bị vỡ tử cung, mổ lấy bé gái khỏe mạnh.

Chị Đ.T.C.T (38 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu) mang thai lần thứ 4, trong suốt thai kỳ không khám thai.

Khoảng 1 giờ sáng 3-4, chị T. nhập viện trong tình trạng chuyển dạ, thai giai đoạn trưởng thành. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định sản phụ nhập viện trễ, cổ tử cung mở 3 phân, tiền sản giật…

Kịp thời cứu sản phụ bị tai biến sản khoa nguy hiểm- Ảnh 1.

Ê-kíp mổ cấp cứu, cứu thành công sản phụ cùng bé gái

Ngay lập tức sản phụ được chuyển mổ thai cấp cứu. Trong quá trình mổ các bác sĩ phát hiện sản phụ vỡ tử cung nên tiến hành cắt lọc chỗ vỡ tử cung và khâu phục hồi. Ca mổ thành công, bé gái chào đợi nặng 3,7kg.

Theo Bác sĩ Hoàng Phước Ba – Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Vũng Tàu, vỡ tử cung trong chuyển dạ là một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm gồm vỡ tử cung, băng huyết sau sinh, sản giật, nhiễm trùng hậu sản và uốn ván sơ sinh. 

Khi vỡ tử cung không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, có thể thai nhi và dịch ối trong tử cung bị tống xuất ra ngoài tử cung và tràn vào ổ bụng. Tình trạng này có thể gây mất máu ở mẹ; thiếu ô-xy, tổn thương não bộ ở thai nhi.

Để phát hiện sớm nguy cơ vỡ tử cung khi sinh, bác sĩ Ba khuyến cáo thai phụ thăm khám thai kỳ đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, luôn nói cụ thể tiền sử của bản thân hoặc các yếu tố nguy cơ từng có với bác sĩ.

Thai phụ có sẹo mổ cũ cần nhập viện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để được theo dõi sát sao, can thiệp đúng lúc và hiệu quả nhằm tránh các nguy cơ có thể xảy ra, tránh biến chứng nguy hiểm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Những lý do phổ biến khiến nam giới giảm ham muốn tình dục

Ham muốn tình dục có thể sẽ dao động trong suốt cuộc đời của một người. Theo các chuyên gia tình dục học thì không có gì lạ khi một người cảm thấy sự ham muốn tình dục rất thấp vào một thời điểm nào đó.

Những lý do phổ biến khiến nam giới giảm ham muốn tình dục- Ảnh 1.

Stress có thể là nguyên nhân khiến nam giới giảm ham muốn tình dục

Nhận diện rối loạn chức năng tình dục

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc, Khoa Nam học, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, ham muốn tình dục thấp là một rối loạn chức năng tình dục, được đặc trưng bởi triệu chứng giảm hoặc không có những ý nghĩ, tưởng tượng liên quan đến chuyện chăn gối.

Sự giảm ham muốn này kéo dài ít nhất 6 tháng khiến cho nam giới cảm thấy buồn bã và tự ti. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

Testosterone thấp

Sự suy giảm testosterone là nguyên nhân hàng đầu khiến cho cánh mày râu không còn ham muốn với tình dục.

Testosterone được xem là hormone “quyền lực” của nam giới, chúng chi phối mọi mặt cả sức khỏe, thần kinh, tâm lý đến khả năng sinh lý và sinh sản của người đàn ông. Tuy nhiên, theo thời gian và nhiều yếu tố tác động khiến testosterone không ngừng bị suy giảm.

Khi testosterone thấp có thể tạo ra triệu chứng khác như tăng tích tụ mỡ, hay mệt mỏi, rụng tóc và rối loạn cương dương.

Mắc một số bệnh mạn tính

Bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, đây là các bệnh liên quan trực tiếp đến mạch máu. Người mắc bệnh lý này có thể bị tổn thương mạch máu và làm giảm quá trình lưu thông máu đến cơ quan sinh dục. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chứng năng cương cứng của dương vật.

Sử dụng thuốc

Một số nhóm thuốc có thể gây rối loạn chức năng tình dục hoặc giảm ham muốn tình dục. Những nhóm thuốc này bao gồm: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần làm tăng prolactin, thuốc điều trị tăng sản tuyến tiền liệt… Ngoài ra sử dụng ma túy cũng là nguyên nhân gây lên tình trạng rối loạn cương dương.

Yếu tố tâm lý

Căng thẳng khi làm việc, gia đình hoặc trong các mối quan hệ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng cương cứng của dương vật. Stress trong một thời gian dài khiến nam giới không còn tâm trí để suy nghĩ về tình dục nữa.

Tuổi tác

Những thay đổi trong ham muốn tình dục liên quan đến tuổi tác là phổ biến. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị suy giảm ham muốn tình dục một cách tự nhiên khi họ già đi. Tuy nhiên, sự suy giảm này không phổ biến và có thể khác nhau ở mỗi người.

Những lý do phổ biến khiến nam giới giảm ham muốn tình dục- Ảnh 2.

Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm giảm hứng thú tình dục

Giảm ham muốn tình dục ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, do đó bác sĩ Phúc khuyến cáo “phái mạnh” nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn.

Điều trị cho nam giới có ham muốn tình dục thấp phụ thuộc vào nguyên nhân của mỗi người. Nếu testosterone của nam giới thấp, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp bổ sung testosterone ở dạng miếng dán hoặc tiêm.

Đôi khi thay đổi lối sống cũng có thể giúp nam giới lấy lại ham muốn tình dục. Nam giới nên có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao và cắt giảm bia rượu và cân nặng, cải thiện sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe tình dục.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cảnh giác cúm gia cầm, bệnh dại diễn biến phức tạp

Ngày 27-3, hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024, đã đưa ra cảnh báo dịch cúm gia cầm và dại đang diễn biến phức tạp.

Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), từ đầu năm đến nay, cả nước đã có 27 ca tử vong do bệnh dại và 1 ca tử vong do cúm gia cầm. Thời tiết diễn biến thất thường, giao lưu thương mại, cùng thói quen giết mổ nhỏ lẻ… làm tăng nguy cơ dịch bệnh từ động vật sang người bùng phát.

Với bệnh dại, thói quen nuôi chó thả rông, tỉ lệ tiêm phòng vắc-xin phòng dại chó mèo đang thấp ở mức báo động, hiện chỉ đạt 30%… là yếu tố khiến bệnh dại gia tăng. Lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo; điều tra, truy tố những trường hợp không tuân thủ đúng quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cảnh giác cúm gia cầm, bệnh dại diễn biến phức tạp- Ảnh 1.

Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT đồng chủ trì hội nghị phòng chống dịch bệnh tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: DIỆU THU

Theo Cục Thú y, kết quả giám sát ngẫu nhiên mới đây ở khu vực Tây Nguyên đã phát hiện 2/10 mẫu động vật có virus dại. “Nước ta không cấm nuôi chó mèo nhưng phải thực hiện đúng quy định nuôi nhốt trong khuôn viên gia đình, bắt buộc phải đeo rọ mõm khi ra ngoài cộng đồng, tiêm phòng vắc-xin cho động vật theo quy định” – đại diện Cục Thú y nhấn mạnh.

Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT nhận định trong thời gian tới nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra, trong đó có cúm gia cầm và bệnh dại. Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong năm 2023 có gần 700.000 người tiêm vắc-xin phòng dại. Khu vực miền Nam có số lượng người tiêm phòng bệnh dại cao nhất trong 6 năm qua, lên đến 65%. Thống kê cho thấy năm 2023, 100% số ca tử vong dại do không đi tiêm vắc-xin phòng dại, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định. Đáng chú ý khi trong đó có đến 43,8% người không đi tiêm phòng dại là do chủ quan chó nhà cắn, tại thời điểm cắn, chó có sức khỏe bình thường; 5,5% trẻ nhỏ bị chó cắn không nói với gia đình. Bên cạnh đó, có 16,4% người không tiêm phòng dại là do dùng thuốc nam để điều trị bệnh dại.

Những năm gần đây, mỗi năm trung bình có 70 người chết vì bệnh dại dù đã có vắc-xin cho cả người và động vật. Đây cũng là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất trong các bệnh truyền nhiễm. Từ đầu năm 2024, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến với 27 trường hợp tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 170%). Thêm vào đó, dịch bệnh xuất hiện và tăng cao đột biến ở những tỉnh trước đây không phải là khu vực trọng điểm về dại, trong đó miền Trung ghi nhận 10 ca tử vong do dại, cao nhất cả nước.

Với dịch cúm gia cầm, tại Khánh Hòa vừa ghi nhận 1 ca tử vong 21 tuổi. Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 129 ca bệnh và 65 ca tử vong. Hiện bệnh vẫn chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu, tỉ lệ tử vong rất cao, khoảng 50%. Bộ Y tế cho biết dịch cúm gia cầm vẫn ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương nên luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Do nguồn gây bệnh bắt nguồn từ động vật nên các đơn vị, địa phương cần tiếp tục nâng cao kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm, phòng tránh nguy cơ dịch bệnh lây lan. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết gần đây đơn vị này đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?- Ảnh 1.

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi

Bệnh sởi tăng mạnh ở nhiều quốc gia

Theo WHO, các trường hợp mắc bệnh sởi đang gia tăng ở hầu hết các khu vực. Tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng trên 30 lần so với năm 2022; khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

WHO cho biết các trường hợp mắc bệnh sởi chủ yếu là do bỏ lỡ tiêm chủng trong những năm xảy ra dịch COVID-19, khi hệ thống y tế bị quá tải…

Năm 2024, Việt Nam nằm trong chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi, tỉ lệ tiêm vắc-xin sởi năm 2023 còn thấp, nếu không triển khai tiêm vắc-xin này đầy đủ thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra dịch.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em trên toàn quốc.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc-xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.

Bộ Y tế cho biết theo dữ liệu của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố; không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tiêm vắc-xin ngừa sởi

Các bác sĩ cảnh báo nếu không được điều trị đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp mắc sởi chưa được tiêm phòng bệnh này. Đáng chú ý, trong số các bệnh nhi chưa tiêm phòng sởi, hơn một nửa chưa đến tuổi tiêm phòng.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?- Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin cho trẻ để ngừa bệnh sởi

Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%.

Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ đạt 95%. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện qua giám sát của Chương trình tiêm chủng mở rộng, số mắc sởi hiện nay rất thấp, thấp hơn những năm 2017-2019. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan vì virus sởi rất đặc thù, do đối tượng đích của virus sởi là con người nên cá thể nào chưa mắc thì sẽ mắc sởi.

Triệu chứng của trẻ khi mắc sởi gồm: Sốt, chảy nước mắt, mũi, ho khan, khàn tiếng, mắt có gỉ, sưng nề mí mắt… Ban sởi thường mọc vào ngày thứ 4 – ngày thứ 6 của bệnh, mọc theo thứ tự: Ban mọc từ đầu, mặt, cổ (vào ngày thứ nhất), đến ngực, lưng, cánh tay (ngày thứ 2), tiếp đến là mọc ở bụng, mông, đùi, chân (ngày thứ 3). Khi ban mọc đến chân, thường trẻ đã hết sốt và ban bắt đầu bay dần.

Trẻ mắc sởi có thể bị các biến chứng như: Biến chứng đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi; biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não; biến chứng đường tiêu hóa như viêm ruột; biến chứng về thị giác như viêm loét giác mạc, có thể gây mù lòa…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh sởi tăng đột biến trên thế giới, Việt Nam ghi nhận 42 ca

Ngày 19-3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi.

Bệnh sởi tăng đột biến trên thế giới, Việt Nam ghi nhận 42 ca- Ảnh 1.

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi

Bệnh sởi tăng mạnh tại nhiều quốc gia

Theo Cục Y tế dự phòng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Dữ liệu của WHO cho thấy tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh sởi năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Còn tại Việt Nam, ảnh hưởng của COVID-19 và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em trên toàn quốc. Việc nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi các vắc-xin là yếu tố nguy cơ gây bùng phát các dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi.

Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi

Để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.

Tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vắc-xin ngừa sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vắc-xin sởi – rubella cho trẻ 18 tháng tuổi.

Đồng thời rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng chống. Vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trước đó, năm 2013- 2014, tại miền Bắc đã xảy ra vụ dịch sởi lớn khiến nhiều người mắc và hơn 100 trẻ tử vong do sởi và biến chứng sau sởi.

Các bác sĩ cho biết sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Biểu hiện của bệnh là sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,… dễ dẫn đến tử vong.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tràn lan đào tạo y khoa liên tục (*): Cần ngăn chặn biến tướng

Tại TP Hà Nội, trong vai một người “tay ngang” muốn học về chỉnh nha, chúng tôi được cơ sở đào tạo tư vấn đưa ra một điều kiện duy nhất: Chỉ cần đóng tiền vào học là được cấp chứng nhận.

Mánh mung, tự phát

Khóa học về chỉnh nha tại một trung tâm được quảng cáo trên mạng xã hội, chúng tôi được cho hay sẽ kéo dài 7 – 10 ngày. Trong đó, ngoài học lý thuyết sẽ được cầm tay chỉ việc với mức học phí 7 – 8 triệu đồng. Với khóa học cấy ghép Implant, chi phí khoảng 12 – 15 triệu đồng. Theo nhân viên các cơ sở đào tạo này, sau khóa học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận. Điều kiện duy nhất là học viên chỉ cần đóng tiền và vào học.

Tràn lan đào tạo y khoa liên tục (*): Cần ngăn chặn biến tướng- Ảnh 1.
Họ và tên giám đốc ký trên giấy chứng nhận đào tạo và trên thông báo không đồng nhấtẢnh: TIẾN ĐẠT

Họ và tên giám đốc ký trên giấy chứng nhận đào tạo và trên thông báo không đồng nhất.Ảnh: TIẾN ĐẠT

Theo một chuyên gia đào tạo về răng hàm mặt của một trường đại học y khoa ở Hà Nội, nhu cầu chăm sóc răng miệng ngày càng cao kéo theo ngành răng hàm mặt ngày càng phát triển với rất nhiều hình thức đào tạo. Đáng nói là các hình thức đào tạo tự phát, ngắn hạn từ các trung tâm, phòng khám nha khoa, thậm chí cả các cơ sở kinh doanh trang thiết bị trong lĩnh vực này, “mọc lên như nấm”, nhất là khóa học về kỹ thuật chỉnh nha, Implant…

Tại những cơ sở chính quy của các trường đại học, lớp học được chia ra cho các đối tượng khác nhau phù hợp vị trí việc làm của bác sĩ hay điều dưỡng, kỹ thuật viên. Với các lớp thực hành chỉnh nha hay Implant cho bác sĩ, đối tượng tuyển sinh là các bác sĩ răng hàm mặt, hồ sơ thu nhận có nhiều giấy tờ kèm theo; điều dưỡng hay kỹ thuật viên không được học các lớp này vì không đúng chức năng. Với lớp dành cho trợ thủ nha khoa mới nhận đối tượng học là điều dưỡng. Tương tự, kỹ thuật viên thì học ở lớp dành cho kỹ thuật viên. Các chương trình đào tạo đều có hội đồng khoa học thẩm định trước khi triển khai.

“Gần đây, nhiều bác sĩ quảng cáo trên các trang mạng xã hội về các lớp học do chính những bác sĩ này đào tạo. Chẳng hạn, một trang Facebook có tên là N.H.N quảng cáo một lớp học về chỉnh nha, răng sứ thẩm mỹ… được tổ chức tại Hà Nội vào các ngày 15, 16 và 17-3 này. Việc mở lớp và đào tạo như thế là không đúng quy định” – chuyên gia này nhận định.

Giới chuyên môn cảnh báo việc đào tạo tràn lan, không phù hợp đối tượng dễ dẫn đến tình trạng nhiều ca bệnh bị biến chứng. Điển hình là nhiều ca chỉnh nha bị hỏng, tiêu chân răng hàng loạt. Implant có nhiều biến chứng, các răng thẩm mỹ sai chỉ định dẫn đến biến chứng. Việc xử lý các ca biến chứng này rất phức tạp, tốn kém và gây đau đớn cho người bệnh.

Bất chấp đạo đức

Trong khi đó, sau khi phản ánh về tình trạng đào tạo CME, nhiều bạn đọc tiếp tục cung cấp thêm thông tin đến Báo Người Lao Động. Ông H. (ở quận 10, TP HCM) cho rằng CME lâu nay kém thực chất. Ông tiết lộ có biết một bạn trẻ là y sĩ nhưng quyết cố lên làm bác sĩ bằng con đường bất chấp đạo đức nghề nghiệp. Người này làm bằng bác sĩ dỏm để đăng ký học lấy chứng chỉ CME thật với mục đích đi lòe thiên hạ. Chưa hết, người này còn làm bằng bác sĩ dỏm cho một số người đi học chung CME. Trong khóa đào tạo của bệnh viện T. (trên địa bàn TP HCM), kiểm tra hồ sơ thấy khả nghi nên bệnh viện xác minh về Trường Đại học Y Dược TP HCM thì mới phát hiện bằng bác sĩ dỏm. Thế là cả nhóm bị thu hồi giấy chứng nhận.

Bác sĩ Đ.B (nguyên trưởng khoa của một bệnh viện hạng đặc biệt tại TP HCM) cho biết ông nghỉ hưu đã có người đến gặp đặt vấn đề thuê bằng với giá 10 – 15 triệu đồng/tháng để mở phòng khám. “Tôi nói mình yếu rồi, không tham gia đào tạo liên tục được thì người này trấn an cứ yên tâm, gì chứ mấy thứ đó đóng tiền là có. Không ít bác sĩ cho thuê mướn bằng đứng tên, chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám nhưng không bao giờ có mặt. Đến khi xảy ra sự cố y khoa thì mới ân hận. Tiền thì cũng cần nhưng bất an quá nên tôi từ chối” – bác sĩ B. trải lòng.

Với đặc thù công việc có cơ hội tham gia nhiều hội nghị, hội thảo, một chuyên gia về truyền thông cũng thẳng thắn góp ý: “Có những hội nghị khoa học tổ chức rất tốt, báo cáo viên uy tín, thuyết trình hay, người tham dự ngồi nghe từ đầu tới cuối. Nhưng có những chương trình tổ chức qua loa, báo cáo không có gì mới. Đa phần khách, học viên tới dự chủ yếu để “check-in” rồi tụm nhau tán gẫu bên bàn cà phê, đi mua sắm… Khoảng chừng nửa buổi là hội trường vắng khách. Chưa kể, bây giờ nhiều lớp mở online, học qua mạng, học viên mở máy lên, điểm danh rồi tán gẫu cho hết buổi”.

Ngăn lợi ích nhóm

Trao đổi với phóng viên, không ít y – bác sĩ, dược sĩ cho biết với thực trạng hiện nay, việc đào tạo liên tục còn lộ ra nhiều bất cập, là gánh nặng cho nhân viên y tế cả về kinh tế lẫn công sức. Thậm chí, nó cũng phần nào khiến cho một bộ phận không nhỏ nhân viên y tế mang tâm lý “học để lấy cái bằng”, lấy giấy phép hành nghề, không học vì đam mê, vì phát triển bản thân và nâng cao chất lượng chuyên môn, tay nghề, tích lũy kiến thức.

Trong khi có những hội nghị, hội thảo, lớp đào tạo thu hút các thầy thuốc chuyên khoa I, chuyên khoa II, tiến sĩ, thạc sĩ tham dự vì nơi công tác không có mã đào tạo thì báo cáo viên lại lúng ta lúng túng. Nội dung đào tạo thì na ná nhau hoặc một nội dung nhưng tổ chức “xà quần” nhiều địa điểm.

Ngay cả phôi chứng chỉ CME cũng mỗi nơi một kiểu. Cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp một kiểu, mỗi bệnh viện một kiểu mẫu. Chứng chỉ CME của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp cũng khác nhau. Chẳng hạn, việc cấp chứng chỉ CME là do trường, bệnh viện có mã số cấp và do lãnh đạo đơn vị này ký. Tuy nhiên, có không ít thư ngỏ, thông báo tuyển sinh lại gắn logo của khoa, phòng thay vì logo của trường, của bệnh viện cấp CME.

Việc mở đào tạo tràn lan, công ty, doanh nghiệp không hiểu nên làm bừa, làm ẩu do không nắm vững thông tin nội dung về hệ thống y tế nên “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, lẫn lộn từ bệnh viện A sang bệnh viện B.

Theo quy định, tài liệu, nội dung bài giảng, lý lịch chuyên môn của báo cáo viên, địa điểm tổ chức, học phí… phải được cấp phép, phải qua hội đồng thẩm định. Thế nhưng có khóa học trực tiếp thì tổ chức ở khoa, trường, bệnh viện nhưng có khóa học, hội nghị, hội thảo cũng cấp CME nhưng học trực tuyến, thậm chí học ở khách sạn, trung tâm hội nghị… Điều đáng nói là theo nội dung hội nghị thì có thực hành và có lâm sàng.

Chưa hết, cách tính giờ tín chỉ “mỗi nơi một phách”. Cùng là khóa học chỉnh hình răng mặt nhưng mỗi “Hội đồng thẩm định phê duyệt” lại tính số lượng tín chỉ khác nhau. Bệnh viện tại TP HCM tổ chức cấp chứng chỉ CME, 160 tiết. Trong khi chương trình đào tạo cấp CME của trường đại học có khoa y thì lại 200 tiết.

Với quy định hiện nay, phải là thủ trưởng đơn vị có mã đào tạo mới được thừa nhận. Nói đến mã đào tạo, nhiều bệnh viện lớn tại TP HCM lại không được cấp mã đào tạo vì không đủ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II… Trong khi đó, các trường không phải chuyên ngành y mà chỉ có khoa ngành y, thậm chí các tổ chức xã hội nghề nghiệp lại được cấp mã ngành, từ đó mở các lớp đào tạo liên tục. Thế nên, nhiều y – bác sĩ dù sinh hoạt khoa học – kỹ thuật, hội chẩn, báo cáo lâm sàng, các góp ý chuyên môn thường xuyên tại khoa, hội đồng bệnh viện nhưng không được tính vì bệnh viện không có mã ngành đào tạo. Vì vậy, y – bác sĩ lại phải đóng tiền đi học những nơi kém cỏi hơn rất nhiều để đủ điều kiện đào tạo liên tục nhằm gia hạn chứng chỉ hành nghề.

Đối với ngành y – dược, thực tiễn lâm sàng, học đi đôi với hành mới là điều quan trọng. Nhưng tiếc rằng ca lâm sàng hoạt động trực tiếp đến chuyên môn, điều trị lại chưa được tính KPI thay cho lý thuyết thực hành ở hội nghị, lớp học cấp CME để làm cơ sở cấp chứng chỉ hành nghề. Trong khi các buổi hội thảo, hội nghị, buổi học, khóa học chất lượng “thượng vàng hạ cám”, nếu như có sự “bắt tay” giữa trường, bệnh viện có cấp mã đào tạo thì coi như có chứng chỉ CME. Việc đào tạo, xây dựng chương trình kế hoạch còn giao phó cho trung gian cấp chứng chỉ/chứng nhận thì “tiền trao cháo múc”.

Nói đi phải nói lại, mọi thứ chưa như mong muốn nhưng không có nghĩa là “dở toàn tập”. Có những hội thảo, hội nghị hay lớp đào tạo nâng cao, chuyên sâu, với giảng viên, báo cáo viên là những bác sĩ, chuyên gia đầu ngành của nước ngoài, của thế giới ví dụ như về IVF (thụ tinh ống nghiệm), sản phụ khoa, nhi, tim mạch, ung bướu, tai mũi họng và cả răng hàm mặt cũng có chất lượng rất cao, đem đến cho người học những kiến thức, kỹ thuật mới hiện đại, an toàn… Có những hội thảo miễn phí cho các học viên chứ không hẳn là đều “quy ra thóc”.

Quá trình tìm hiểu các hội nghị, hội thảo có cấp CME, học phí, kinh phí đào tạo cũng bất nhất. Có những hội nghị, hội thảo được tài trợ, hỗ trợ từ các hãng dược, công ty, doanh nghiệp sản xuất, phân phối vật tư, sản phẩm tài trợ nhưng kinh phí lại không công khai, minh bạch. Trong khi đó, các công ty, tổ chức xã hội đứng ra tuyển sinh lại thu học phí theo tài khoản cá nhân.

Giới chuyên môn cho rằng đào tạo liên tục với mục tiêu ý nghĩa là nâng cao chất lượng y tế, chuyên môn là cần thiết nhưng làm sao để không bị biến tướng, không lợi ích nhóm đang cần “phương thuốc” hữu hiệu từ các nhà quản lý, hoạch định chiến lược. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 14-3

Nhìn thực trạng để điều chỉnh

Theo một giảng viên y dược tại TP HCM, Bộ Y tế đưa ra những quy định CME là có lý, giúp điều chỉnh các hoạt động ngày càng tốt hơn. Cần có hàng rào kỹ thuật với các tiêu chuẩn cụ thể, định lượng để thực hiện thay vì quy định chung chung. Nơi nào làm được thì thực hiện hoặc cố gắng làm tốt, nơi nào chưa tốt thì cố gắng thực hiện. “Mong rằng sau khi nhìn thẳng vào thực trạng, sẽ có những điều chỉnh hợp lý để chất và lượng CME ngày càng cao” – giảng viên này nhấn mạnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong

Ngày 13-3, thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành.

Hiện một số địa phương ghi nhận số ca tử vong do bệnh dại cao, như: Gia Lai (14 ca), Nghệ An (7 ca), Bình Phước (7 ca), Điện Biên (6 ca), Bến Tre (5 ca), Đắk Lắk và Bình Thuận (4 ca).

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong- Ảnh 1.

Một trẻ nhỏ bị có cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nhiều ca tử vong do bệnh dại không tiêm vắc-xin

Đầu năm 2024, ca mắc bệnh dại tăng đột biến. Chỉ 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Khu vực Tây Nguyên hiện là điểm nóng với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 1 ca).

Theo Cục Y tế dự phòng, gần đây, xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do bệnh dại là người bị động vật nghi bị dại cắn không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vắc-xin phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; có nơi mới đạt khoảng 10%, thấp hơn nhiều so với quy định.

Bộ Y tế nhận định thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người có thể tiếp tục tăng do tỉ lệ tiêm vắc-xin dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiêm vắc-xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; chó phải xích, nhốt, mang rọ mõm khi ra đường; không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong- Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại là biện pháp duy nhất để tránh tử vong sau khi bị chó, mèo dại cắn

Khi bị chó, mèo cắn, cần rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ngay lập tức liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, rửa sạch vết thương bằng cồn 70% hoặc cồn iod. Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại kịp thời; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Theo Cục Y tế dự phòng, khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Giai đoạn tiền triệu chứng thường diễn ra từ 1- 4 ngày với biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập.

Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lần đầu tiên, nhà khoa học Việt phát hiện đột biến gien gây tăng nguy cơ tự kỉ ở trẻ

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín thế giới Nature, một nhóm nhà khoa học Việt Nam đã xác định được các đột biến gien có liên quan đến rối loạn phổ tự kỉ (ASD) trên trẻ em Việt Nam.

Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phân tích gien của 250 trẻ tự kỉ tại bệnh viện Trung ương Huế. Các nhà khoa học đã phân tích và phát hiện 23 đột biến gien, trong đó một số đột biến gien có liên quan chặt chẽ đến ASD. Một số đột biến khác được cho là có liên quan đến các đặc điểm tự kỉ hoặc các rối loạn phát triển thần kinh khác.

Lần đầu tiên, nhà khoa học Việt phát hiện đột biến gien gây tăng nguy cơ tự kỉ ở trẻ- Ảnh 1.

Một bệnh nhi được phát hiện tự kỉ ở giai đoạn muộn đang được bác sĩ hỗ trợ can thiệp

Nghiên cứu này góp phần phát triển các giải pháp chẩn đoán, phòng ngừa và can thiệp sớm rối loạn phổ tự kỷ cũng như các rối loạn phát triển thần kinh từ giai đoạn sớm nhất của trẻ.

Theo tiến sĩ Bùi Thanh Duyên – nhà đồng sáng lập Genetica, Tiến sĩ ngành di truyền học và sinh học phân tử tại Đại học Cornell (Mỹ) và là trưởng nhóm nhóm nghiên cứu – việc phát hiện trẻ tự kỉ ở giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn “phát triển vàng” từ 6 tháng đến 3 tuổi của trẻ.

Hiện nay, phương pháp đánh giá lâm sàng như tiêu chuẩn chẩn đoán DSM ((Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) đánh giá qua khả năng ngôn ngữ đàm thoại vốn không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng tự kỉ trùng lặp với các triệu chứng gặp trong các rối loạn phát triển khác như rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển, khiến việc xác định chẩn đoán – cũng như lựa chọn các nhóm đối tượng nghiên cứu phù hợp trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, một số đặc điểm khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội của người châu Á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng ảnh hưởng đến nhận thức đầy đủ của các bậc phụ huynh đối với rối loạn phổ tự kỉ ở con em họ.

Tiến sĩ Duyên nhấn mạnh việc chẩn đoán tự kỉ ở trẻ phải được phối hợp toàn diện cùng các phương pháp khác trong đó có xét nghiệm gien di truyền. “Là những nhà nghiên cứu nhiều năm về lĩnh vực di truyền tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự cấp thiết của một nghiên cứu tìm ra đột biến gien trên chính trẻ em Việt Nam, để góp phần hỗ trợ cho các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm nguy cơ tự kỉ ở trẻ cũng như khả năng tự kỉ di truyền trong gia đình Việt Nam” – tiến sĩ Duyên nói.

Rối loạn phổ tự kỉ (ASD) là khuyết tật phát triển có thể gây ra những thách thức đáng kể trong xã hội, giao tiếp và hành vi. Trẻ mắc hội chứng này có vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ cũng có những hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của tự kỉ bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường sống.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD, tỉ lệ cao hơn ở bé trai. Năm 2018, các nhà nghiên cứu ở Mỹ ước tính cứ 44 trẻ em 8 tuổi thì có 1 trẻ mắc ASD. Trong số những người Mỹ gốc Á, tỉ lệ mắc ASD đang gia tăng do nhận thức của cộng đồng về chứng rối loạn này ngày càng được nâng cao.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cà phê và sữa đẩy lùi loại ung thư phổ biến thứ 5 thế giới

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Nutrition, một số nhóm thực phẩm có tác dụng đặc biệt lớn với nguy cơ ung thư dạ dày. Trong đó, những người uống nhiều cà phê và sữa hưởng lợi nhiều nhất.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến hàng thứ 5 và cũng gây tử vong cao thứ 5 trong số các bệnh ung thư.

Cà phê và sữa đẩy lùi loại ung thư phổ biến thứ 5 thế giới- Ảnh 1.

Thói quen uống cà phê và sữa thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, theo nghiên cứu của Trung Quốc – Ảnh minh họa từ Internet

Nhóm tác giả đến từ Đại học Y khoa Thiên Tân, Đại học Y khoa Nội Mông, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh mãn tĩnh và bệnh không lây nhiễm quốc gia, Phòng thí nghiệm trọng điểm về chuyển hóa lâm sàng khối u Liêu Ninh (Trung Quốc) đã nghiên cứu trên 2.468 tình nguyện viên.

Những người này nhận được bảng hỏi chi tiết về các món họ thường xuyên ăn, sau đó xem xét dữ liệu theo 6 mô hình khác nhau.

Mô hình 1 đặc trưng bởi sự tiêu thụ gia vị, trứng, tỏi, rau và thịt đỏ, được gọi tắt là mô hình gia vị – tỏi – protein. Mô hình 2 đặc trưng bởi việc ăn nhiều thực phẩm nước, đồ chiên, thịt đỏ, hải sản, gọi tắt là mô hình thức ăn nhanh.

Mô hình 3 là mô hình rau – trái cây, mô hình 4 là mô hình thực phẩm ngâm chua – đậu nành, đặc trưng bởi việc tiêu thụ nhiều các món rau, dưa ngâm, thịt chế biến và sản phẩm đậu nành.

Mô hình 5 đặc trưng bởi lượng đồ ăn vặt và đồ uống có gas cao, gọi là mô hình thực phẩm không thiết yếu. Mô hình 6 đặc trưng bởi mức tiêu thụ cao cà phê và sữa.

Khi so sánh những người ăn nhiều nhất và ít nhất loại thực phẩm được đề cập đến trong mô hình, sự khác biệt đối với nguy cơ ung thư dạ dày thể hiện rõ rệt đối với mô hình 1, 2, 4, 5 và 6.

Trong đó, mô hình thức ăn nhanh đem đến tác động cực kỳ bất lợi, với nguy cơ ung thư dạ dày tăng hơn gấp đôi so với nhóm ăn ít nhất. Mô hình thức ăn không thiết yếu cũng đem đến cho nhóm ăn nhiều nhất mức tăng nguy cơ khoảng 60%.

Tác dụng có lợi ghi nhận ở mô hình 1, 4 và 6: Những người ăn/uống nhiều loại thực phẩm đặc trưng của mỗi mô hình giảm nguy cơ ung thư dạ dày lần lượt khoảng 21,4%, 19,6% và 31%.

Trong mô hình 4, tuy có bằng chứng cho thấy một số dạng thực phẩm ngâm chua có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nhưng đậu nành lại có rất nhiều lợi ích, lấn át được tác động tiêu cực từ các thực phẩm khác.

Mô hình “thần kỳ nhất” – cà phê và sữa – bảo vệ mạnh mẽ khỏi ung thư dạ dày do một loạt hợp chất có lợi.

Cà phê chứ nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là nhóm phenolic, vốn có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư thông qua tác dụng chống oxy hóa, chống độc tính gene, độc tính ti thể và chống viêm.

Trong khi đó sữa có vitamin D, khoáng chất, canxi và axit linoleic liên hợp, mang tác dụng chống ung thư nói chung. Các sản phẩm sữa lên men như phô mai và sữa chua có thể ngăn chặn vi khuẩn HP, thứ có thể thúc đẩy ung thư dạ dày trong một số trường hợp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu sống bệnh nhân ung thư bị biến chứng thủng ruột ở Quảng Bình

Cứu sống bệnh nhân ung thư bị biến chứng thủng ruột ở Quảng Bình- Ảnh 1.

PGS.TS. Nguyễn Đại Bình kiểm tra sức khỏe, động viên bệnh nhân tại Khoa Gây mê hồi sức

Ngày 23-2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết chuyên gia đầu ngành về ung bướu cùng ê kíp y bác sĩ Bệnh viện vừa cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân ung thư buồng trứng bị thủng ruột do biến chứng ngoại khoa.

Bệnh nhân này H.T.C.T (54 tuổi; ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh).

Trước đó, bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn 4 đã được phẫu thuật ở bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, sau 10 tháng bệnh tái phát, cách đây 3 tháng bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới với tình trạng bệnh rất nặng.

Sau khi thăm khám, PGS.TS. Nguyễn Đại Bình – nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K đã không buông tay, quyết định mổ can thiệp lại để tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân đã được mổ cắt bỏ những khối u còn sót lại, nạo vét hạch… đồng thời ê kíp cùng hội chẩn với các chuyên gia về nội khoa, ung thư học và cho bệnh nhân dùng thuốc.

Sau khi được điều trị, tình trạng bệnh tiến triển rất tốt, tất cả các chỉ số ung thư giảm gần hết. Bệnh nhân ổn định sức khỏe, được xuất viện về nhà và định kỳ tới bệnh viện để thực hiện liệu trình điều trị ung thư.

Mới đây, bệnh nhân đau bụng dữ dội, có biểu hiện sốc nhiễm trùng. Sau khi làm các xét nghiệm, chụp phim, siêu âm và xác định có một lỗ thủng manh tràng. 

PGS.TS. Nguyễn Đại Bình đã đề nghị đưa bệnh nhân vào phòng mổ cấp cứu, báo động đỏ toàn viện, vừa hồi sức bệnh nhân vừa mổ xử lý thủng manh tràng, gỡ dính, tạo hậu môn nhân tạo, súc rửa ổ bụng, đặt ống dẫn lưu… Sau hơn 3 giờ đồng hồ, chạy đua với thời gian, ê kíp đã thực hiện thành công ca phẫu thuật, cứu sống bệnh nhân trong gang tấc.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Liên hệ bất ngờ giữa một vitamin và loại ung thư phổ biến thứ 2

Nhóm khoa học gia từ Đại học Virgo (Tây Ban Nha) chỉ ra sự thiếu hụt vitamin D có thể liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của bệnh ung thư vú.

Liên hệ bất ngờ giữa một vitamin và loại ung thư phổ biến thứ 2- Ảnh 1.

Chế độ ăn Địa Trung Hải giàu vitamin D nên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú – Ảnh minh họa từ Internet

Đây là một phát hiện quan trọng bởi theo nhóm nghiên cứu, vitamin D là loại vitamin dễ bị thiếu hụt do chế độ ăn uống, sinh hoạt ở một số nơi trên thế giới.

Trong khi đó, ung thư vú là loại ung thư phổ biến hàng thứ 2 thế giới. Theo báo cáo vừa công bố đầu tháng 2 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ trong 1 năm thế giới có thêm tới 2,3 triệu ca ung thư vú.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, nghiên cứu bắt nguồn từ một số khảo sát cho thấy nồng độ vitamin D trong máu các phụ nữ bị ung thư vú thấp hơn nhóm đối chứng là người khỏe mạnh.

Phân tích sâu hơn, các nhà khoa học Tây Ban Nha xác định một số cơ chế tác động bất ngờ.

Một số gien trong cơ thể người như CYP24A1, CPA27B1… đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa vitamin D và bệnh ung thư vú. Theo đó, mức vitamin D cơ thể nạp vào càng thiếu hụt, nguy cơ phát triển loại ung thư này càng cao.

Ngoài ra, vitamin D có thể phát huy tác dụng chống ung thư, hỗ trợ kiểm soát ung thư thông qua hệ miễn dịch.

Bởi lẽ nó có liên quan đến mức độ của một số yếu tố gây viêm, có thể tác động đến môi trường khối u, duy trì cân bằng oxy hóa khử cũng như ngăn chặn sự hình thành các khối u ác tính.

Tác động còn có vẻ mạnh mẽ hơn ở các phụ nữ trung tiên bổ sung viên CaD, tức cả canxi và vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể dung nạp canxi tốt hơn và ngược lại sự bổ sung kết hợp này cũng cùng nhau làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Theo các tác giả, phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của chế độ ăn. Người ở một số quốc gia Địa Trung Hải có tỉ lệ ung thư vú thấp có vẻ như nhờ việc họ ăn theo kiểu Địa Trung Hải, là chế độ ăn nổi tiếng giàu vitamin D.

Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm các loại cá biển, hải sản, nấm, sữa, phô mai, trứng… Đó cũng là những gì người Địa Trung Hải hay dùng để bổ sung đạm, vì họ vốn rất ít ăn thịt đỏ.

Tập thể dục vừa phải, đặc biệt là hoạt động ngoài trời cũng đóng vai trò quan trọng bởi vitamin D có thể được tổng hợp thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Biện pháp “cứu mạng” khi gặp họa vì món ăn vặt ngày Tết

Mọi độ tuổi đều có thể gặp phải tình trạng hóc dị vật này, đặc biệt là những lúc vừa nhâm nhi các loại hạt ngày Tết, vừa nói chuyện, cười giỡn với bạn bè hay làm gì khác. Con nít càng dễ bị, nhất là các bé nhỏ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Biện pháp "cứu mạng" khi gặp họa vì món ăn vặt ngày Tết- Ảnh 1.

Tai nạn hóc hạt thường gia tăng những ngày Tết, đặc biệt là ở trẻ nhỏ – Ảnh minh họa từ Internet

Lúc mình nuốt thức ăn khi lưỡi gà trong họng đóng lại để ngăn thức ăn rơi vào đường thở, cùng một số cơ chế tự nhiên khác để ngăn mình bị sặc. Nhưng vừa ăn vừa nói, vừa giỡn thì hoạt động này “rối loạn”, dẫn đến hóc, sặc thức ăn.

Hoạt động của lưỡi gà cũng như phản xạ chống sặc ở trẻ em chưa được nhạy như người lớn, nên thường dễ bị hóc, sặc thức ăn hơn. Hạt dưa, hạt hướng dương là hai “thủ phạm” chính của các trường hợp hóc dị vật ở trẻ nhỏ mùa Tết.

Nguy hiểm hơn, một số đứa bé không biết ăn hạt, nhưng lại thích ngậm trong miệng, hoặc ngậm một viên kẹo hay thức ăn gì khác, rồi chạy đi chơi. Khi giỡn và bị sặc, trẻ lại khuất tầm mắt người lớn.

Do đó nếu nhà có trẻ nhỏ, phải để mắt tới trẻ khi ăn những thứ này.

Dấu hiệu nhận biết một người đang bị hóc dị vật chặn đường thở – cả người lớn và trẻ nhỏ – bao gồm ho sặc sụa, tím tái.

Còn ho sặc sụa xong rồi tự hết, nhưng lại ho kéo dài không rõ nguyên nhân nhiều ngày sau đó, coi chừng “dị vật bỏ quên”, xảy ra khi hạt hay thức ăn chỉ chặn một phần đường thở. Dị vật bỏ quên có thể gây ra viêm phổi tái đi tái lại.

Cách xử trí đối với trường hợp ho sặc sụa, tím tái ngay tại chỗ tùy vào độ tuổi, kích cỡ em bé.

Với các trẻ có thân hình nhỏ, thường là dưới 3 tuổi, sử dụng phương pháp vỗ lưng – ấn ngực.

Đầu tiên, cho trẻ nằm sấp, dốc xuống trên cánh tay mình – hoặc có thể là đùi tùy theo kích thước em bé – rồi dùng lòng bàn tay còn lại đánh mạnh, dứt khoát vào khu vực lưng giữa bả vai của trẻ.

Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra sau 5 cú đánh, lật trẻ ngửa lên – chú ý giữ chắc phần cổ ở những em bé nhỏ – đặt 2 ngón tay giữa xương ức ngay dưới núm vú, ép mạnh xuống 5 lần.

Thực hiện lặp lại động tác này cho đến khi dị vật rơi ra.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Biện pháp "cứu mạng" khi gặp họa vì món ăn vặt ngày Tết- Ảnh 3.

Thao tác vỗ lưng ở trẻ nhỏ trong trường hợp bị hóc dị vật

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Biện pháp "cứu mạng" khi gặp họa vì món ăn vặt ngày Tết- Ảnh 4.

Thao tác ấn ngực ở trẻ nhỏ

Với trẻ lớn, người lớn, dùng phương pháp Heimlich cơ bản: Đứng hoặc quỳ phía sau lưng tùy chiều cao của nạn nhân, nắm một tay thành quả đấm đặt ngay vùng thượng vị của nạn nhân, tay còn lại đặt lên trên quả đấm để hỗ trợ, dùng lực ép mạnh vào nhiều lần cho dị vật rơi ra.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Biện pháp "cứu mạng" khi gặp họa vì món ăn vặt ngày Tết- Ảnh 5.

Động tác Heimlich căn bản dành cho người lớn và trẻ lớn

Đối với trường hợp “dị vật bỏ quên”, thường rất khó phát hiện. Nên đưa trẻ/người thân đi bệnh viện kiểm tra nếu cứ ho kéo dài không rõ nguyên nhân, viêm phổi tái đi tái lại. Bởi đã bị như vậy thì dù là do dị vật hay do cái gì khác thì đều phải giải quyết.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Biến thể JN.1: Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng

Mới đây, Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo số ca mắc COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở nước ta ghi nhận gia tăng, trong đó có nhiều trường hợp phải nhập viện.

Đáng chú ý biến thể JN.1 của COVID-19 có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin và né tránh miễn dịch. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này có độc lực cao hơn các biến thể trước.

Biến thể JN.1: Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng- Ảnh 1.

JN.1. được xếp vào nhóm “biến thể đáng quan tâm”. Ảnh: VGP

Gia tăng ca mắc biến thể JN.1

Ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực thời gian gần đây số ca mắc biến thể JN.1 gia tăng nhanh chóng.

Tại TP HCM, ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc biến thể này điều trị tại các cơ sở y tế, chủ yếu là bệnh nhân có bệnh nền, cao tuổi.

Theo ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) các tuần đầu năm 2024, số ca mắc COVID-19 tăng hơn 2 lần so với thời điểm tương tự liền kề trước đó.

“Số ca mắc COVID-19 phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, số nhập viện và số bệnh nhân nặng có tỉ lệ thấp. Dù vậy, những người thuộc nhóm nguy cơ cao là người có bệnh nền, sức đề kháng kém, người cao tuổi, phụ nữ mang thai không nên chủ quan vì khi mắc COVID-19 bệnh dễ trở nặng”- ông Đức lưu ý.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo biến thể phụ JN.1 lưu hành nhiều nhất. Hiện hơn 70 quốc gia đã báo cáo, chiếm khoảng 66% số trình tự được giải mã.

Ngày 18-12-2023, biến thể này cũng được tổ chức WHO phân loại là “biến thể đáng quan tâm” vì lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Hiện tổ chức này đang theo dõi 5 biến thể cần quan tâm gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86 và JN.1.

Tiêm vắc-xin bổ sung và đeo khẩu trang

Đại diện Cục Y tế dự phòng tiếp tục khuyến cáo các địa phương triển khai tiêm phòng vắc-xin COVID-19 mũi tăng cường, mũi bổ sung ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Để phòng bệnh, người dân nên đeo khẩu trang khi đến các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.

Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc họng thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn.

Bộ Y tế đã đề nghị các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lấy mẫu, giải trình tự gene để phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tăng ca mắc biến thể JN.1, Bộ Y tế giải trình tự gene

Sáng 2-2, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế quý 1 năm 2024. Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết số mắc COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ghi nhận gia tăng trong thời gian vừa qua và nhiều trường hợp phải nhập viện.

Biến thể JN.1 có khả năng né miễn dịch

Ông Tâm cho biết đối với COVID-19, biến thể JN.1 đã phát hiện ở các trường hợp mắc COVID-19 tại TP HCM.

Tăng ca mắc biến thể JN.1, Bộ Y tế giải trình tự gene- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Đây là biến thể thuộc nhóm “cần quan tâm”, theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron, đã gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực thời gian gần đây.

“Biến thể JN.1 được đánh giá có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc-xin cũng như né tránh miễn dịch. Tuy nhiên theo WHO hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đây và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu”- ông Tâm nói.

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, WHO vẫn tiếp tục khuyến cáo triển khai tiêm phòng vắc-xin COVID-19 mũi tăng cường, mũi bổ sung ở các đối tượng nguy cơ cao như nhân viên y tế, trẻ em, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.

Bộ Y tế đã đề nghị các viện vệ sinh dịch tễ, viện Pasteur và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lấy mẫu, giải trình tự gene phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh.

Đồng thời, tổ chức tiêm bổ sung vắc-xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai…

Tăng ca mắc biến thể JN.1, Bộ Y tế giải trình tự gene- Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo đồng thời tiêm bổ sung vắc-xin phòng COVID-19.

Đại diện Bộ Y tế cho biết thêm tại một số khu vực trên thế giới đang trong mùa đông với thời tiết giá lạnh, gió mùa là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp lây lan.

Thực tế đã ghi nhận số mắc COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tăng trong thời gian vừa qua và nhiều trường hợp phải nhập viện.

Đáng chú ý, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội sắp tới nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất cao.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch và kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi thời tiết cực đoan, đến cơ sở y tế khi sức khỏe diễn biến bất thường…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cảnh giác biến thể mới COVID-19 né miễn dịch

Ngày 24-1, Sở Y tế TP HCM công bố vừa phát hiện biến thể mới COVID-19. Từ mẫu bệnh phẩm của 16 ca dương tính với SARS-CoV-2 nhập viện hồi tháng 12-2023, ngành y tế đã phát hiện 12 bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1.

5 biến thể cần quan tâm

Những thông tin mới này cũng được báo cáo khẩn Bộ Y tế tại hội nghị trực tuyến triển khai phòng chống dịch bệnh 2024 diễn ra trong cùng ngày. Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết quá trình phát hiện các biến thể mới của COVID-19 được nhóm giám sát bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) thực hiện vào tháng 12-2023. Từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trong tháng 12-2023, ghi nhận có 12 bệnh nhân (75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Ngoài ra, có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1; 2 ca nhiễm BA.2.86.1 và 1 ca nhiễm XDD. Đáng lo ngại, số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong 6 tuần gần đây.

Theo bà Nga, từ ngày 18-12-2023 đến 22-1-2024, các cơ sở y tế trên địa bàn TP HCM tiếp nhận 94 ca mắc COVID-19 điều trị nội trú, trong đó có 17 ca nặng phải thở ôxy. “Trong năm 2023 có ghi nhận rải rác ca mắc COVID-19 nặng nhưng 17 ca kể trên nhập viện liên tiếp trong 5 tuần vừa qua và điều cần cảnh báo các bệnh nhân đều thuộc nhóm nguy cơ. Đó là người có bệnh nền, người chưa tiêm vắc-xin hoặc mới tiêm 1 đến 2 mũi vắc-xin COVID-19. Các trường hợp này đều đã ổn định, bình phục, không có ca tử vong” – bà Nga thông tin.

Như vậy, biến thể phụ JN.1 đã xuất hiện tại TP HCM sau khi CDC Mỹ báo cáo đây là biến thể đang phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế tại Mỹ trong tháng 12-2023. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang theo dõi 5 biến thể cần quan tâm (VOI) gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86 và JN.1. Với kết quả giám sát mới trong tháng 12 thì ngoại trừ biến thể EG.5, các biến thể phụ cần quan tâm khác đều đã phát hiện tại TP HCM.

Người dân cần cảnh giác đề phòng biến thể mới COVID-19 né miễn dịch. Trong ảnh: Một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội năm ngoái Ảnh: NGỌC DUNG

Người dân cần cảnh giác đề phòng biến thể mới COVID-19 né miễn dịch. Trong ảnh: Một cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội năm ngoái Ảnh: NGỌC DUNG

TS-BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, cho biết WHO xếp biến thể JN.1 này vào nhóm cần quan tâm. Theo đánh giá mới nhất, hiện chưa có bằng chứng cho thấy độc lực của biến thể JN.1 tăng dù số mắc có dấu hiệu tăng lên. “Ngày 22-1 vừa qua, WHO đã khuyến cáo xếp JN.1 thứ 4 về mức độ nguy hiểm. Bốn mức độ này gồm các nhóm: “Quan tâm”; “quan ngại”; “cần theo dõi’ và “nguy hiểm”. Ở đây, biến thể JN.1 ở mức độ “quan tâm”. Hiện các bằng chứng cho thấy JN.1 chưa có biến đổi gien về độc lực hay gia tăng số ca mắc nhưng có dấu hiệu né tránh miễn dịch. Tuy nhiên, cần quan tâm theo dõi diễn tiến dịch để có biện pháp ứng phó kịp thời” – ông Đức nói.

Theo Bộ Y tế, trong năm 2023, cả nước ghi nhận 99.000 ca mắc COVID-19, giảm 82,4 lần so với năm 2022, không có trường hợp nào tử vong. Trong 2 tuần đầu năm 2024, nước ta ghi nhận 419 ca mắc và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố. Số mắc tăng 2,4 lần so với 2 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng, hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả.

Những ai cần tiêm vắc-xin nhắc lại?

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác… Từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, tại nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia trong khu vực đã ghi nhận gia tăng số mắc, nhập viện do COVID-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. “WHO công bố trong tháng 12-2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11-2023. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, chưa ổn định. Trong khi đó, miễn dịch đáp ứng do mắc bệnh hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian. Virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, biến thể JN.1 đang gia tăng nhanh trên toàn cầu”- bà Lan nói.

Đề cập việc tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19 trong bối cảnh miễn dịch giảm dần, biến thể phụ của SARS-CoV-2 biến đổi liên tục, ông Đức cho hay tới đây Bộ Y tế sẽ có khuyến cáo chính thức về tiêm vắc-xin COVID-19 cho người dân. Theo ông Đức, sau cuộc họp ngày 22-1 vừa qua với WHO, quan điểm chung cũng như hướng dẫn của WHO là có 3 nhóm cần tiêm nhắc lại vắc-xin COVID-19, gồm: người từ 50 tuổi trở lên và có bệnh nền; phụ nữ mang thai và người chưa tiêm vắc-xin COVID-19 lần nào. Thời gian tiêm nhắc khuyến cáo là từ 9-12 tháng sau mũi tiêm cuối cùng. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Ông Đức cho biết hiện Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương đang bảo quản hơn 432.000 liều vắc-xin COVID-19 Pfizer, hạn sử dụng đến cuối tháng 9-2024. Đây là số vắc-xin COVID-19 dự trữ cho những vùng có ổ dịch hoặc có nguy cơ cao. Bộ Y tế đã đề nghị các địa phương lập danh sách những người có nhu cầu tiêm chủng nhắc lại trong năm 2024. Hiện có hơn 100.000 liều vắc-xin COVID-19 được địa phương đăng ký sử dụng tiêm cho nhóm nguy cơ. “Đến thời điểm này, Việt Nam là một trong những quốc gia bao phủ vắc-xin COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%. Với các biến thể hiện nay, theo WHO, vắc-xin hiện thời vẫn có tác dụng” – ông Đức nhấn mạnh.

Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân trong bối cảnh Tết Nguyên đán 2024 cận kề, giao lưu, đi lại tăng cao dẫn đến nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Vì vậy, không chủ quan, lơ là và tiếp tục thực hiện các biện pháp để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Đeo khẩu trang khi đến cơ sở y tế, nơi tập trung đông người hoặc khi có triệu chứng hô hấp. Vận động người dân tiêm nhắc vắc-xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo, đặc biệt đối với những người thuộc nhóm nguy cơ như: người cao tuổi, người có bệnh nền… Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… Người cao tuổi, có bệnh lý nền, thai phụ… khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

“HCDC theo dõi sát số trường hợp mắc COVID-19 nhập viện, trường hợp nặng phải nhập khoa hồi sức cũng như tiếp tục giám sát các biến thể COVID-19. Đề nghị các bệnh viện luôn trong tình trạng sẵn sàng để tiếp nhận và điều trị các trường hợp COVID-19 cần nhập viện theo các tình huống giả định và kịch bản ứng phó” – Sở Y tế TP HCM chỉ đạo. 

Đông Nam Á dẫn đầu tỉ lệ mắc COVID-19

Công bố mới nhất của WHO hôm 22-1 cho thấy số ca COVID-19 mắc mới toàn cầu được ghi nhận trong chu kỳ 28 ngày gần nhất là 1,1 triệu ca, tăng 4% so với chu kỳ 28 ngày trước đó. Số ca tử vong liên quan đến căn bệnh là 8.700 ca, giảm 26% so với chu kỳ trước.

Trong 6 khu vực dịch tễ của WHO, khu vực dịch tễ Đông Nam Á ghi nhận tỉ lệ ca mắc mới cao nhất trong chu kỳ là 379%, trong đó một số quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Bangladesh… được WHO tô màu đỏ trên bản đồ tỉ lệ ca mắc mới, cho thấy mức tăng nhanh nhất.

Xếp thứ hai là khu vực dịch tễ Tây Thái Bình Dương, khu vực WHO xếp Việt Nam vào, với mức tăng là 77%. Màu đỏ được tô cho một số quốc gia như Trung Quốc, Campuchia, Indonesia, Philippines…

Tại 4 khu vực dịch tễ khác là châu Mỹ, châu Âu, Đông Địa Trung Hải và châu Phi, số ca mắc mới đang có xu hướng giảm.

Trên toàn cầu, biến thể JN.1 là “biến thể cần quan tâm” lưu hành nhiều nhất và đã được 71 quốc gia báo cáo. Biến thể này cũng chiếm khoảng 66% trình tự gien SARS-CoV-2 được báo cáo toàn cầu ở tuần dịch tễ gần nhất, tăng nhanh so với mức 25% của 4 tuần trước đó.

Bản đánh giá sơ bộ của WHO trước đó xếp hạng rủi ro sức khỏe cộng đồng ở cấp độ toàn cầu do JN.1 gây ra ở mức thấp, dựa trên các bằng chứng sẵn có. JN.1 lây lan nhanh và thoát miễn dịch tốt hơn các dòng trước nên có thể gây tái nhiễm ở những người từng mắc các dòng biến chủng khác, tuy nhiên độc lực (khả năng gây bệnh nặng và tử vong) lại không gia tăng. Thống kê từ Bỉ cho thấy tỉ lệ nhập viện do JN.1 không cao hơn so với các dòng trước dòng mẹ của nó là BA.2.86; trong khi một khảo sát từ Singapore cho thấy tỉ lệ nhập viện do JN.1 thậm chí thấp hơn các dòng tiền nhiệm.

Tổng hợp các bằng chứng, WHO cho biết vắc-xin COVID-19 hiện hành vẫn tiếp tục bảo vệ tốt mọi người khỏi nguy cơ bệnh nặng và tử vong liên quan đến COVID-19 do JN.1 gây ra. WHO khuyến cáo mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh hô hấp căn bản như rửa tay, đeo khẩu trang khi cần thiết, giữ môi trường thông thoáng ở nhà khi bị bệnh vì trong mùa đông này, không chỉ có COVID-19 đang lưu hành mà còn các mầm bệnh khác bao gồm cúm, RSV (virus hợp bào hô hấp), viêm phổi…

Dòng mẹ của JN.1 là BA.2.86 chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ, chiếm 7,8% số trình tự gien được tổng hợp về cơ sở dữ liệu chung GISAID. Vào 4 tuần trước đó, dòng này chiếm 7% số trình tự gien.

Ngoài JN.1 và BA.2.86, WHO cũng đang theo dõi 3 VOI khác là XBB.1.5, XBB.1.16 và EG.5. VOI là các biến thể có cấp độ thấp hơn VOC (biến thể gây lo ngại như chủng gốc, Alpha, Delta hay Omicron ban đầu).

Anh Thư

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM thông tin về biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2.

Tại buổi họp báo định kỳ về tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn TP HCM, chiều 25-1, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) Lê Hồng Nga đã thông tin về biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2.

Theo bà Nga, hồi cuối năm 2023, thông qua giải trình tự gene ở một số bệnh nhân nhập viên thì hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của TP HCM ghi nhận có sự xuất hiện của biến thể phụ JN.1.

TP HCM thông tin về biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2.- Ảnh 1.

Bà Lê Hồng Nga thông tin về biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 tại buổi họp báo chiều 25-1; Ảnh: Nguyễn PhanBàB

Bà Nga cho biết đây là một trong 5 biến thể phụ của SARS-CoV-2 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm biến thể được quan tâm và chiếm ưu thế, làm gia tăng ca mắc COVID-19 trên nhiều quốc gia. Trong số 5 biến thể phụ này TP HCM đã xuất hiện 4 biến thể.

Theo WHO, JN.1 là biến thể có mức độ lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này tăng nguy cơ gây ra các ca bệnh nặng trong cộng đồng. Tuy nhiên, với khả năng lây lan nhanh của bệnh thì đối với những người có nguy cơ hoặc chưa được miễn dịch đầy đủ, số ca nặng tăng là có thể xảy ra.

Nói về nguy cơ lây lan COVID-19 trong dịp Tết, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố nhìn nhận Tết là dịp mà người dân đi lại, giao lưu nhiều nên nguy cơ lây lan không chỉ dịch COVID-19 mà hầu hết các bệnh qua đường hô hấp đều tăng.

Do đó Sở Y tế TP HCM đã giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh, số ca nhập viện, số ca nặng, số ca tử vong. Đồng thời, tăng cường bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, đặc biệt là những người lớn tuổi và có bệnh lý nền.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố khuyến cáo người dân, nhất là những người có bệnh nền, trẻ em đến tuổi tiêm chủng cần được tiêm chủng đầy đủ để có miễn dịch. Những người có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp thì cần hạn chế tiếp xúc với người thuộc nhóm nguy cơ. Với những người thuộc nhóm nguy cơ có tiếp xúc với người có triệu chứng viêm đường hô hấp thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đột xuất kiểm tra việc khám mắt trong căn nhà màu xanh không biển hiệu

Ngày 26-1, nhận được tin báo, Thanh tra Sở Y tế TP HCM và Phòng Y tế quận 10, TP HCM đã kiểm tra đột xuất hoạt động tại Trung tâm Mắt Trưng Vương (266 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10).

Đột xuất kiểm tra việc khám mắt trong căn nhà màu xanh không biển hiệu- Ảnh 1.

Hoạt động khám mắt trong căn nhà màu xanh không biển hiệu

Tại thời điểm kiểm tra, ghi nhận tại tầng trệt bên trong tòa nhà có bàng hiệu Trung tâm Mắt Trưng Vương, khu vực nơi phòng chờ có gần chục bệnh nhân nằm, ngồi chờ khám bệnh.

Theo danh sách của phòng khám cung cấp, sáng 26-1, phòng khám tiếp nhận 32 bệnh nhân. Thanh tra ghi nhận được 2 phiếu khai báo thông tin bệnh nhân mang tên Thạch On (73 tuổi, ngụ Trà Vinh) và Phan Thị Giờ (58 tuổi, ngụ Đồng Tháp).

Nằm trong phòng tiểu phẫu tại lầu 1, bệnh nhân Thạch On cho biết sau khi khám và xét nghiệm, ông được bác sĩ đánh dấu, chỉ định nằm đây để chờ mổ. Chúng tôi ghi nhân trên tay phải, phần trán trên mắt phải của bệnh nhân đã được đánh dấu “X”.

Thanh tra Sở Y tế kiểm tra hoạt động Trung tâm Mắt Trưng Vương

Thanh tra Sở Y tế TP HCM ghi nhận cơ sở chưa có bảng hiệu phòng khám chuyên khoa mắt có đăng tải các thông tin đúng quy định, chưa niêm yết giá khám chữa bệnh, chưa cập nhật bệnh nhân đến khám chữa bệnh theo đúng quy định.

Thạch On được chỉ định nằm để chờ mổ mắt

Về nhân sự có bác sĩ Trần Thị Bích Sơn, phụ trách chuyên môn phòng khám. Bác sĩ Phan Thị Hoàng Trang, chuyên khoa mắt, hoạt động từ 7 giờ đến 16 giờ 30. Bệnh nhân tới khám từ sáng sớm và chờ phẫu thuật nhưng bác sĩ Vũ Duy Khoa, là bác sĩ chuyên khoa gây mê hồi sức tại phòng khám, lại đăng ký làm việc thời gian từ 17 giờ đến 20 giờ. 

Đột xuất kiểm tra việc khám mắt trong căn nhà màu xanh không biển hiệu- Ảnh 2.

Thanh tra Sở Y tế kiểm tra hoạt động Trung tâm Mắt Trưng Vương

Phòng khám có 2 điều dưỡng là Phạm Duy Thịnh và Nguyễn Lâm Quỳnh Anh. Trong đó, điều dưỡng Nguyễn Lâm Quỳnh Anh là điều dưỡng có chứng chỉ chuyên khoa mắt và cũng là người đo thị lực cho bệnh nhân tại 2 phiếu thông tin nhưng tại thời điểm kiểm tra phía phòng khám chưa cung cấp được chứng chỉ đo thị lực của điều dưỡng Nguyễn Lâm Quỳnh Anh.

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện phòng khám đã xuất trình được giấy phép hoạt động, tuy nhiên chưa xuất trình được quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật.

Được biết, Trung tâm Mắt Trưng Vương, địa điểm kinh doanh Công ty TNHH Thiết bị và Đầu tư Minh Anh, địa chỉ 266 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, có hình thức hoạt động là phòng khám chuyên khoa mắt theo số giấy phép hoạt động 10176/HCM-GPHĐ ngày 16/1/2024. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sĩ Trần Thị Bích Sơn.

Đoàn kiểm tra lập biên bản ghi nhận thực tế và yêu cầu cơ sở khắc phục ngay các tồn tại và đề nghị bác sĩ, chủ phòng khám giải trình, tới làm việc với Thanh tra Sở Y tế TP HCM vào ngày 29-1 tới.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)