May 20, 2024

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ sau vài phút bằng ''siêu máy'' tại Bệnh viện Tâm Anh

Hiện, trên thế giới chỉ có 129 hệ thống chụp CT này được sử dụng tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand… Việt Nam là nước sử dụng hệ thống thứ 130 trên thế giới, đầu tiên tại Đông Nam Á.

Sự kiện ra mắt hệ thống chụp CT 1975 lát cắt nằm trong khuôn khổ buổi lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn công nghệ y tế hàng đầu thế giới GE HealthCare (Mỹ) và Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vào ngày 15-5-2024. Buổi lễ có sự chứng kiến của đại diện Lãnh sự quán Mỹ, các cơ quan quản lý tại TP HCM.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Tập đoàn GE HealthCare ký kết hợp tác chiến lược, bàn giao máy CT 1975 lát cắt đầu tiên tại Đông Nam Á (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Tập đoàn GE HealthCare ký kết hợp tác chiến lược, bàn giao máy CT 1975 lát cắt đầu tiên tại Đông Nam Á (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

Ông Vijay Subramaniam, Tổng Giám đốc mảng Sản phẩm Chẩn đoán hình ảnh, GE HealthCare khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, cho biết đây là hệ thống chụp CT có số lượng lát cắt lớn nhất (1975 lát cắt) và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cao nhất thế giới. Hệ thống còn có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới (0,23 giây/độ phân giải thời gian 19,5 mili giây), độ bao phủ đầu thu 16 cm (mỗi vòng quay có thể thu hình được 16 cm theo chiều dọc cơ thể) giúp thu hình nhanh chóng, rõ nét bất kể tình trạng khó khăn (ví dụ người bệnh béo phì nặng), giảm liều xạ đến 96% đảm bảo an toàn cao nhất.

Đặc biệt, hệ thống ứng dụng công nghệ CT Quang Phổ GSI Xtream thế hệ mới, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) cao nhất trên thế giới, giúp phát hiện sớm và nhanh các tổn thương nhỏ chỉ 0,23 mm (các thế hệ máy trước đây cao nhất là 0,33 mm), nhờ đó giúp phát hiện các khối u, mảng xơ vữa, cục máu đông, sỏi… từ rất sớm mà các thế hệ máy cũ không phát hiện được.

TS.BS Hồ Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết hệ thống ứng dụng AI cao cấp cung cấp hình ảnh với khả năng định lượng chính xác vượt trội, cải thiện tín hiệu và độ tương phản của hình ảnh, giúp mô tả tốt hơn ranh giới và cấu trúc của tổn thương, giảm xảo ảnh kim loại trên các cơ quan để đánh giá chẩn đoán chính xác hơn.

Điển hình tại sọ não, CT 1975 lát cắt với phần mềm AI giúp chẩn đoán, xác định nhanh đột quỵ dưới 5 phút thay vì mất nhiều thời gian hơn như trước đây, phát hiện túi phình vỡ mạch não, cục máu đông. Phần mềm Smart Stroke và các giải pháp xử lý bằng AI cao cấp giúp giảm thời gian chụp, xử lý ảnh, đọc kết quả, xác định thể loại đột quỵ siêu nhanh, phục vụ cấp cứu đột quỵ chính xác, nhanh chóng, hiệu quả.

Hệ thống CT 1975 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam giúp tầm soát, xác định sớm và nhanh nhiều bệnh nguy hiểm (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

Hệ thống CT 1975 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam giúp tầm soát, xác định sớm và nhanh nhiều bệnh nguy hiểm (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

Tại phổi, hệ thống giúp phát hiện sớm ung thư phổi với CT ngực liều siêu thấp bằng liều X-Quang phổi, thu hình CT phổi độ nét cao dưới 1 giây phát tia (đặc biệt hiệu quả cho những trường hợp hen suyễn, không nín thở được). Hệ thống còn cho phép đánh giá tưới máu phổi, tự động phát hiện nốt phổi và phân biệt u phổi lành tính và ác tính. Tại gan, phần mềm AI của máy có thể giúp phân biệt u gan lành tính và ác tính, theo dõi hiệu quả điều trị.

Tại tim mạch, hệ thống giúp tưới máu toàn bộ tim và thu hình mạch vành chỉ trong 1 nhịp cho tất cả bệnh nhân với mọi nhịp tim, rất thuận lợi cho những trường hợp nhịp tim nhanh và loạn nhịp, rung nhĩ. Máy chụp nhanh với liều xạ siêu thấp, đảm bảo an toàn, hình ảnh rõ nét, giúp chẩn đoán, phát hiện hiệu quả vùng thiếu máu cơ tim hoặc vùng nhồi máu phổi. Các dòng máy CT khác hạn chế kỹ thuật này do liều xạ rất cao khi thực hiện kỹ thuật này.

Trí tuệ nhân tạo còn giúp hệ thống CT 1975 lát cắt phân biệt trên 20 loại vật chất khác nhau trong cơ thể người (mô, xương, cơ, khối u, cục máu đông, mảng xơ vữa, các loại sỏi…, mỗi cấu tạo khác nhau sẽ cho hình ảnh khác nhau), từ đó chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hơn. Hệ thống CT 1975 lát cắt còn cho phép thu hình nhi khoa nhanh chóng mà không cần sử dụng an thần và hạn chế chụp lại không cần thiết ở trẻ nhỏ.

BS.CK2 Mai Tấn Liên Bang giải thích về lợi ích của hệ thống CT 1975 lát cắt đối với tầm soát bệnh ở trẻ em

Hiện nay, tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, AI đang được áp dụng trong nhiều quy trình chụp, sàng lọc tầm soát, chẩn đoán và theo dõi diễn tiến bệnh thông qua các kỹ thuật X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner), cộng hưởng từ (MRI). Ở một số lĩnh vực, AI còn được ứng dụng trong hỗ trợ phẫu thuật, điều trị bệnh.

Bên cạnh bàn giao hệ thống CT 1975 lát cắt, GE HealthCare còn ký kết hợp tác với Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh bốn nội dung chiến lược, bao gồm: Đẩy mạnh chuyển giao các công nghệ, kỹ thuật, máy móc y tế hiện đại hàng đầu thế giới; Đào tạo, làm chủ các ứng dụng, thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại cho các bác sĩ; Triển khai các dự án nghiên cứu khoa học, tạo ra dữ liệu, chứng cứ lâm sàng, thu thập đánh giá chuyên môn từ Bệnh viện Tâm Anh, ứng dụng vào phát triển các thiết bị y tế hiện đại; Tổ chức các chuỗi hội thảo khoa học, cập nhật phương pháp, công nghệ mới trong khám chữa bệnh.

Phát biểu tại lễ ký kết và bàn giao, ông Vijay Subramaniam cho biết: “Với những thỏa thuận hợp tác quan trọng đã ký kết, GE HealthCare sẽ đẩy mạnh chuyển giao cho Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh các giải pháp, công nghệ y tế hàng đầu. Đồng thời, thông qua các dự án nghiên cứu, hội thảo chuyên sâu, hai bên hướng đến tiếp cận các giải pháp toàn diện về chẩn đoán hình ảnh, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người bệnh”.

Ông Vijay Subramaniam, Tổng Giám đốc mảng Chẩn đoán Hình ảnh của GE HealthCare khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Australia và New Zealand phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

Ông Vijay Subramaniam, Tổng Giám đốc mảng Chẩn đoán Hình ảnh của GE HealthCare khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Australia và New Zealand phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

PGS.TS.BS Trần Quang Bính – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khẳng định trong bối cảnh TP HCM hướng đến trở thành trung tâm y tế chuyên sâu, công nghệ cao của khu vực theo Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, sự hợp tác toàn diện với GE HealthCare giúp Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có cơ hội sở hữu sớm nhiều thiết bị, máy móc y tế hiện đại ngang hàng thế giới, tiếp tục cho nỗ lực tiên phong đầu tư, ứng dụng các công nghệ y tế hiện đại, chuyên sâu, phục vụ tốt nhất cho người dân cả nước khám chữa bệnh.

Theo PGS Trần Quang Bính, nhờ có chiến lược đầu tư con người và những thiết bị, công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã điều trị thành công các ca bệnh phức tạp như bệnh tim mạch, thần kinh, đột quỵ, thay khớp nhân tạo, ung thư, sản, sơ sinh… Đồng thời, tạo nên nhiều thành tựu, dấu ấn y khoa trong nước và quốc tế như: Phẫu thuật robot cho nhiều ca đột quỵ não, u não phức tạp; Can thiệp từ trong bụng mẹ các trường hợp hội chứng truyền máu song thai của các dị tật thai bẩm sinh; Ứng dụng vi phẫu trong phẫu thuật xương, thay khớp nhân tạo; Phẫu thuật các khối u tiêu hóa phức tạp; Xây dựng thành công phòng Lab ISO 5 đầu tiên trong thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam, điều trị vô sinh hiếm muộn cho hàng chục ngàn ca…

“Với trình độ tay nghề chuyên gia, bác sĩ giỏi thường xuyên cập nhật công nghệ khám chữa bệnh và máy móc hiện đại hàng đầu thế giới, người bệnh có thể yên tâm điều trị bệnh trong nước với hiệu quả tốt mà chi phí thấp hơn nhiều lần, đặc biệt là tiếp cận với các công nghệ, thiết bị này dễ hơn so với người bệnh ở nước ngoài”, PGS Quang Bính cho biết.

Sức khỏe – Tổng hợp tin Sức khỏe mới nhất trong ngày

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo điều trị bệnh ung thư, đột quỵ

Ngày 15-5, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp cộng hưởng từ (MRI) 3.0 Tesla và hệ thống máy chụp – can thiệp mạch (DSA) Innova IGS 630 Autoright bình diện GE HealthCare (Mỹ).

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo điều trị bệnh ung thư, đột quỵ- Ảnh 1.

Các bác sĩ trao đổi về những tiến bộ trong việc can thiệp nội mạch khi đưa hệ thống mới vào hoạt động

Đây là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam lắp đặt 2 hệ thống máy hiện đại với đầy đủ ứng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo, giúp bác sĩ chẩn đoán sớm, chính xác, đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Hệ thống MRI 3.0 Tesla có ưu thế trong việc phát hiện, ngăn ngừa biến chứng từ các vết rách vỡ ở phụ nữ đặt túi ngực, các bất thường mạch máu não trong chẩn đoán đột quỵ cấp, tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt.

Hệ thống này có thể thay thế PET CT, giúp tầm soát hiệu quả các nhóm bệnh lý di căn thường gặp như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Hệ thống này cho hình ảnh chụp sắc nét, khả năng tái tạo hình ảnh 3D giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện tổn thương nhỏ (từ 1-2mm), các khối u và cấu trúc giải phẫu khó, phức tạp.

Hệ thống máy chụp – can thiệp mạch DSA 2 giúp bác sĩ can thiệp thành công các nhóm bệnh lý như mạch vành và các bất thường cấu trúc tim; bệnh lý mạch não, mạch cảnh; phình động mạch chủ; nút mạch u gan và các bệnh lý khác; thay van động mạch chủ qua da. Ngoài các can thiệp nói trên, hệ thống còn hỗ trợ tốt trong các thủ thuật đặt máy tạo nhịp tim, chọc kim sinh thiết… 

Bác sĩ Tạ Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết với việc đưa vào sử dụng 2 hệ thống máy này, bệnh viện cam kết cung cấp các giải pháp y khoa hiện đại nhằm mang đến chất lượng chăm sóc tốt nhất đến người bệnh.

“Từ đó, đáp ứng mục tiêu an toàn người bệnh thông qua việc kiểm soát liều lượng tia và xử lý hình ảnh chất lượng cao. Đây là bộ đôi chuẩn vàng trong chẩn đoán và điều trị các nhóm bệnh lý điều trị kỹ thuật cao như tim mạch, thần kinh đột quỵ, ung thư gan… với khả năng phát hiện từ giai đoạn sớm và cung cấp cho bác sĩ các dữ liệu hình ảnh học quan trọng cho việc lên phương án và kế hoạch điều trị” – bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác

Ngày 13-5, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) cho biết vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị bỏng nặng do đốt rác, trong đó một trường hợp đốt rác bằng xăng.

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác- Ảnh 1.

Vết bỏng vùng cánh tay của người bệnh P.

Trường hợp thứ nhất là anh L.A.P. (32 tuổi), bị bỏng do đốt rác bằng xăng, nhập viện với chẩn đoán bỏng độ II, III vùng mặt, cổ, cẳng tay phải và ngực. Diện tích bỏng khoảng 15%.

Bệnh nhân cho biết trong quá trình thu gom rác và đổ xăng vào để đốt, thấy ngọn lửa có hiện tượng tắt đã đổ thêm xăng, khiến ngọn lửa bùng lên và bén vào người gây bỏng nặng.

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác- Ảnh 2.

Vết bỏng vùng cánh tay của người bệnh P.

Trường hợp thứ 2 là ông Đ.V.M. (60 tuổi), trong khi đang đốt rác không may trong đống rác có lẫn một vật gì không rõ phát nổ, khiến người đàn ông này bị bỏng nặng và phải nhập viện với chẩn đoán bỏng độ II vị trí mặt, cổ, cẳng tay và bàn tay trái, diện tích bỏng khoảng 7%.

Bác sĩ khuyến cáo, các trường hợp bị bỏng có thể để lại rất nhiều di chứng như co rút cơ ảnh hưởng đến vận động về sau. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn… Chỉ cần một chút thiếu thận trọng cũng có thể gây thương tích nghiêm trọng cho bản thân và gia đình.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Xét nghiệm máu đột phá giúp dự đoán trước đột quỵ

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Stroke cho thấy việc đo nồng độ của mạng lưới các phân tử gây viêm trong máu có thể giúp bác sĩ tính toán điểm rủi ro của các vấn đề liên quan mạch máu nhỏ trong não, nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ và suy giảm nhận thức.

Để thực hiện điều đó, nhóm tác giả từ UCLA Health, mạng lưới y tế phi lợi nhuận của Trường Đại học California ở Los Angeles – Mỹ, đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản, dễ tiếp cận.

Xét nghiệm máu đột phá giúp dự đoán trước đột quỵ- Ảnh 1.

Xét nghiệm máu mới giúp dự đoán mức rủi ro đột quỵ của một người – Ảnh đồ họa AI

TS Jason Hinman từ UCLA, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết hiện tại, cách duy nhất để xác định nguy cơ mắc bệnh mạch máu não của một người là sử dụng kết hợp các hình ảnh như chụp MRI, tiền sử gia đình, các biến số nhân khẩu học, đánh giá các nguy cơ khác…

Còn trong thực hành lâm sàng, các nhà thần kinh học chỉ có thể phát hiện bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh sau khi họ bị đột quỵ hoặc một biến cố não cảnh báo về điều đó.

Vì vậy, TS Hinman và các cộng sự đã nỗ lực tìm kiếm một cách thức đơn giản hơn để dự báo đột quỵ và suy giảm nhận thức, thông qua nguy cơ gặp vấn đề về mạch máu não của từng người.

Điều này được ông Hinman so sánh với các xét nghiệm cholesterol nhằm ước đoán nguy cơ đau tim.

Đối với “xét nghiệm dự đoán đột quỵ”, các tác giả đã tập trung vào mạng lưới các phân tử gây viêm được kết nối sinh học, được gọi là mạng interleukin-18 (IL-18), bao gồm các protein và phân tử tín hiệu được sử dụng để chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2020 từ Đại học California cho thấy 6 phân tử trong mạng IL-18 liên quan sự hiện diện của chấn thương mạch máu não trong quá trình quét MRI.

Dựa trên những phát hiện trên, nhóm của TS Hinman đã phát triển công cụ để nhận diện mức độ các phân tử gây hại này tồn tại trong mỗi người, từ đó tính điểm rủi ro.

Trong số hơn 2.200 tình nguyện viên tham gia nghiên cứu, những người có điểm rủi ro nằm trong top 25% có 84% nguy cơ bị đột quỵ trong suốt cuộc đời.

Nhìn chung, điểm rủi ro tăng cao có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng 51%.

Biết trước rủi ro nhiều năm là cách mỗi người có thể đẩy lùi rủi ro đó, thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn nhằm cải thiện sức khỏe, cũng như để họ lưu tâm hơn và tìm đến bác sĩ kịp thời khi những dấu hiệu đầu tiên của sự cố xuất hiện.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cách đơn giản giúp ngừa đột quỵ, đau tim

Theo một nghiên cứu vừa được trình bày tại ESC Tim mạch dự phòng 2024 – một hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) – leo cầu thang có liên quan đến việc kéo dài tuổi thọ, phòng ngừa nhồi máu cơ tim (đau tim), suy tim, đột quỵ tốt đến không ngờ.

Cách đơn giản giúp ngừa đột quỵ, đau tim- Ảnh 1.

Đi thang bộ mỗi khi có thể sẽ giúp bạn “bù đắp” việc thiếu vận động – Ảnh đồ họa AI

Bệnh tim mạch phần lớn có thể phòng ngừa được thông qua các hoạt động như tập thể dục. Tuy nhiên, hơn một phần tư người lớn trên toàn thế giới không đáp ứng được mức độ hoạt động thể chất được khuyến nghị.

Leo cầu thang là một hình thức hoạt động thể chất thiết thực và dễ tiếp cận nhưng thường bị bỏ qua.

“Ngay cả những đợt hoạt động thể chất ngắn cũng có những tác động có lợi cho sức khỏe và những đợt leo cầu thang ngắn sẽ là mục tiêu có thể đạt được” – TS Sophie Paddock, từ Đại học East Anglia và Norfolk và Tổ chức Bệnh viện Đại học Norwich (Anh), tác giả chính, cho biết.

Dữ liệu của hơn 480.000 người từ 35 đến 84 tuổi đã được nhóm của TS Paddock đưa vào phân tích để tìm ra liệu việc leo cầu thang tác động như thế nào đến nguy cơ tử vong sớm.

So với việc không leo cầu thang, leo cầu thang có liên quan đến việc giảm 24% nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào

Riêng nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn đến 39% – bao gồm tử vong vì các biến cố chết người hàng đầu như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ.

Leo cầu thang cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung.

Dựa trên những kết quả này, các tác giả khuyến khích mọi người kết hợp việc leo cầu thang vào cuộc sống hàng ngày của họ.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng càng leo nhiều cầu thang thì lợi ích càng lớn, đo đó TS Paddock khuyên rằng bạn nên tận dụng mọi chiếc cầu thang bạn gặp trong ngày: Ở nhà, tại cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại… thay vì dùng thang máy.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trị tiểu đường: Đột phá từ 2 thứ quen thuộc trong bếp Việt

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, 2 trong số 3 “thần dược” hứa hẹn thay đổi cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường type 2 đó là quế và chất curcumin trong nghệ, 2 loại gia vị cực kỳ quen thuộc với ẩm thực châu Á, bao gồm Việt Nam.

Trong khi đó “thần dược” thứ 3 là resveratrol, hợp chất chống oxy hóa nhóm polyphenol, hiện diện dồi dào trong quả mọng (nho, dâu tây, việt quất…), ca cao, đậu phộng…

Trị tiểu đường: Đột phá từ 2 thứ quen thuộc trong bếp Việt- Ảnh 1.

Quế, nghệ và thực phẩm giàu resveratrol đem lại lợi ích lớn cho bệnh nhân tiểu đường type 2 – Ảnh đồ họa AI

Theo các tác giả từ Đại học Khoa học y khoa Poznan (Ba Lan), tiểu đường type 2 là một tình trạng chuyển hóa được đặc trưng bởi sự suy giảm hoạt động của insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao và các hậu quả như bệnh thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu…

Đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường, khiến việc phòng ngừa trở nên quan trọng.

Giảm căng thẳng oxy hóa, chống viêm chính là con đường để ngăn chặn diễn biến xấu đi của bệnh tiểu đường và các biến chứng kèm theo.

Dựa trên một số bằng chứng sơ lược, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm và phân tích để xác định tính năng của 3 nguồn chất chống oxy hóa quan trong nói trên đối với bệnh tiểu đường.

Resveratrol làm giảm đáng kể nhiều chỉ số liên quan đến tình trạng viêm và căng thẳng oxy hóa trong tế bào ở các bệnh nhân tiểu đường từ 18 đến 70 tuổi.

Trong khi đó, các thử nghiệm kéo dài 8-12 tuần cho thấy bổ sung quế – vốn dồi dào nhiều loại polyphenol như catechin, procyanidin, axit cinnamic và flavon – đã làm giảm lượng đường huyết lúc đói, cân bằng nội mô glucose, giảm cholesterol xấu LDL, ức chế một số chất điều hòa quá trình tạo glucose…

Bên cạnh đó, quế và curcumin trong nghệ đều làm giảm MDA, một hợp chất hữu cơ được tạo ra trong cơ thể như một sản phẩm phụ của quá trình peroxy hóa lipid.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, mức độ MDA trong cơ thể thường cao hơn so với những người không mắc bệnh, một biểu hiện của cơ chế giảm căng thẳng oxy hóa bị suy giảm.

MDA cao có thể gây ra tổn thương tế bào và dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm biến chứng tim mạch, thần kinh, bệnh thận…

Ngoài ra, curcumin cũng giúp đẩy lùi một loạt yếu tố gây viêm và cải thiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể người bệnh tiểu đường, từ đó đẩy lùi sự suy giảm sức khỏe và biến chứng.

Vì vậy, tổng quan nghiên cứu cho thấy việc kết hợp quế, nghệ và resveratrol vào bữa ăn có thể tăng cường điều hòa trao đổi chất và cân bằng nội môi cơ thể ở bệnh nhân tiểu đường type 2, góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả hơn, ngăn ngừa biến chứng.

Các tác giả cho rằng vẫn cần thêm các nghiên cứu để chỉ ra liều lượng phù hợp nhất, từ đó thiết kế ra một chiến lược dinh dưỡng cụ thể bao gồm 3 chất này để sử dụng như phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân tiểu đường.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm được 4 điều này khi đi ngủ, giảm 34% nguy cơ đột quỵ

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng JAMA Network Open cho thấy giấc ngủ tốt có thể là thần dược chống lại bệnh tim mạch và các biến cố liên quan, nhất là đột quỵ và ngay cả khi bạn gặp bất lợi về mặt di truyền.

Công trình được thực hiện bởi nhóm tác giả từ Trường Y tế công cộng Đại học Y khoa Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học và kỹ thuật Hoa Trung, Trường Y tế công cộng Đại học Y khoa Quảng Châu và Bệnh viện Đa khoa Sinopharm Dongfeng (Trung Quốc).

Làm được 4 điều này khi đi ngủ, giảm 34% nguy cơ đột quỵ- Ảnh 1.

Giấc ngủ tốt được duy trì đều đặn hàng ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ – Ảnh minh họa AI

Dữ liệu của 15.306 người tuổi trung niên, cao niên trên khắp Trung Quốc đã được thu thập.

Tổng cộng, có 3.669 trường hợp mắc bệnh tim mạch và gặp các biến cố liên quan, bao gồm 683 trường hợp đột quỵ được ghi nhận trong vòng 5 năm.

Các tác giả đã chia nhóm tình nguyện viên này theo mức độ nguy cơ di truyền về đột quỵ ở các mức không có nguy cơ tăng thêm, nguy cơ trung bình hoặc mức cao.

Ngoài ra, họ cũng được chấm điểm chất lượng giấc ngủ.

Những người có giấc ngủ tốt bao gồm 4 tiêu chí chính: Đi ngủ từ 22 giờ đến trước 0 giờ; ngủ từ 7 đến dưới 8 giờ mỗi đêm; chất lượng giấc ngủ tốt hoặc trung bình, ngủ trưa không quá 60 phút mỗi ngày.

Kết quả cho thấy những người ngủ tốt nhất, các yếu tố di truyền bình thường thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (vốn làm tăng mạnh nguy cơ nhồi máu cơ tim) giảm 16%, nguy cơ đột quỵ giảm 34%.

Nếu có nguy cơ di truyền về đột quỵ ở mức trung bình, giấc ngủ tốt giúp giảm được 36% nguy cơ đột quỵ. Lợi ích giảm nguy cơ lên tới 45% ở những người có yếu tố di truyền đem lại rủi ro đột quỵ cao.

Để đạt được hiệu quả tối đa trong mỗi trường hợp, giấc ngủ tốt cần được duy trì liên tục, đều đặn.

Trước đó, ngày càng nhiều bằng chứng khoa học cho thấy lối sống không lành mạnh, bao gồm cả thói quen ngủ kém, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch và các biến cố chết người có liên quan là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, chiếm khoảng 33% tổng số ca tử vong theo thống kê toàn cầu gần nhất vào năm 2019.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nghiên cứu Havard: Bổ sung canxi đúng lúc có thể ngừa đau tim, đột quỵ

Canxi được biết đến là chất đóng vai trò quan trọng cho hệ xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp. Một nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan (Mỹ) cho thấy canxi còn ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ bệnh tim mạch và các biến cố liên quan.

Nghiên cứu Havard: Bổ sung canxi đúng lúc có thể ngừa đau tim, đột quỵ- Ảnh 1.

Thực phẩm giàu canxi được bổ sung hợp lý theo đồng hồ sinh học sẽ mang lại lợi ích lớn – Ảnh đồ họa AI

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học BMC Public Health, dữ liệu của hơn 36.000 người Mỹ đã được đưa vào phân tích.

Họ được kiểm tra tần suất bổ sung các món ăn, thức uống giàu canxi vào các thời điểm cụ thể trong ngày. Ngoài ra, tình trạng bệnh tim mạch của những người này cũng được đánh giá dựa trên tiền sử đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, bệnh động mạch vành hoặc đau tim.

Những người tham gia được chia thành 5 nhóm, dựa trên lượng canxi họ tiêu thụ vào bữa sáng và bữa tối.

Canxi được chứng minh là chất giúp ngăn ngừa và kiểm soát các vấn đề tim mạch bằng cách điều hòa mạch máu, tình trạng co cơ, cơ chế dẫn truyền thần kinh, sản xuất hormone, khối lượng mỡ cơ thể, mỡ máu, huyết áp…

Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ canxi là có lợi để phòng ngừa các vấn đề về tim và mạch máu. 

Tuy nhiên, đồng hồ sinh học chi phối mọi sinh vật sống, nên bổ sung canxi hay bất cứ thứ gì khác vào các thời điểm khác nhau sẽ mang lại tác dụng đôi phần khác biệt.

Kết quả phân tích cho thấy những người dùng thực phẩm giàu canxi cao nhất vào bữa tối và lượng canxi thấp nhất vào bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao nhất. 

Ngược lại, những người bổ sung lượng canxi cao nhất vào bữa sáng và lượng canxi thấp nhất vào bữa tối có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp nhất.

Với mỗi 5% lượng canxi dùng trong ngày được chuyển từ buổi tối sang buổi sáng, nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch giảm được 6%.

Các kết quả cho thấy việc ưu tiên ăn, uống các món giàu canxi vào buổi sáng sẽ mang lại lợi ích bổ sung cho việc phòng ngừa bệnh tim mạch và các biến cố liên quan, bao gồm đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, đau tim…

Theo Healthline, sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…) mang lại nguồn canxi dồi dào nhất. Ngoài ra, các loại rau màu xanh lá đậm, cá nhỏ có thể nấu nhừ ăn cả xương (như cá cơm, cá mòi), ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu… cũng giàu canxi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cảnh báo đột tử vì gắng sức

Mới đây, ở Quảng Bình, một nam sinh lớp 9 đã không qua khỏi sau khi tham gia chạy giải Hội khỏe Phù Đổng ở cự ly 200 m. Còn tại Hà Nội, một nam vận động viên 34 tuổi cũng bất ngờ ngã gục và ngừng tim khi chạy gần về đích.

Tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe

Nam vận động viên đã tử vong sau 3 ngày được cấp cứu và điều trị tích cực. Theo thông tin ban đầu, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp 4 năm và thường xuyên sử dụng thuốc điều trị. Liên tục những biến cố trên là lời cảnh báo cho những người yêu thích thể thao nên biết sức khỏe bản thân, đặc biệt là những người khi tham dự các giải chạy đường dài.

Chăm sóc bệnh nhân do vận động gắng sức tại Bệnh viện E (Hà Nội) Ảnh: NGỌC DUNG

Chăm sóc bệnh nhân do vận động gắng sức tại Bệnh viện E (Hà Nội) Ảnh: NGỌC DUNG

Trước đó, Bệnh viện E (Hà Nội) cũng cấp cứu một bệnh nhân 37 tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang chạy bộ. Tại đây, bệnh nhân có biểu hiện kích thích vật vã, được đánh giá mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân bị sốc choáng, giảm khối lượng tuần hoàn do hoạt động thể lực gắng sức. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu toan chuyển hóa, suy thận cấp phải điều trị tích cực, lọc máu.

Bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Khoa Hồi sức tích cực và chống độc – Bệnh viện E, cho biết mỗi năm khoa tiếp nhận 4-5 bệnh nhân vào cấp cứu do sốc, choáng do vận động gắng sức. Nguy hiểm hơn là tình trạng đột tử rất dễ xảy ra khi tập luyện, hoạt động gắng sức ở người trẻ, người có các bệnh nền mạn tính, nhất là bệnh lý về tim mạch. Trong khi phần lớn các bệnh tim mạch tiến triển âm thầm, đa số không triệu chứng cho đến khi gắng sức.

Theo ThS-BS Nguyễn Tuấn Long, Trung tâm Tim mạch – Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đột quỵ ở vận động viên, người chơi thể thao xảy ra phổ biến nhất ở thời điểm trong hoặc sau khi tập luyện và thi đấu cường độ cao. Nguyên nhân chính là do bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, tim bẩm sinh hoặc do sử dụng chất kích thích như doping. “Chạy bộ nói riêng và thể thao nói chung luôn có lợi cho sức khỏe tổng thể và hệ tim mạch. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát nhịp tim khi tập dễ dẫn đến cơn đau tức ngực, loạn nhịp tim, thậm chí gây đột quỵ.” – bác sĩ Long cảnh báo.

Biết lắng nghe cơ thể

Theo các bác sĩ, bất cứ ai khi tham gia hoạt động thể lực gắng sức đều có thể dẫn tới choáng, sốc, giảm thể tích tuần hoàn. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu choáng váng, mạch nhanh, ngất. Với các trường hợp ngừng tuần hoàn, đột tử do tập luyện hay hoạt động gắng sức phần lớn có liên quan đến vấn đề tim mạch.

Bác sĩ Trần Song Giang, Trưởng Khoa C9, Phó trưởng Đơn vị Tim mạch can thiệp Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết các tình huống đột tử khi chơi thể thao không hiếm gặp. Khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người có bệnh lý tim mạch từ trước. Có những người đã biết trước bệnh lý tim mạch nhưng chủ quan nghĩ là nhẹ. Cũng có những người có bệnh lý nhưng chưa phát hiện vì họ không đi khám hoặc khám nhưng không đúng chuyên khoa, không được phát hiện.

Theo bác sĩ Giang, một số hội chứng hay bệnh lý dễ gây ngừng tim khi gắng sức là hội chứng rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim… Những người này có thể không có yếu tố khởi phát nhưng bất ngờ xuất hiện rối loạn nhịp tim, tim đập rất nhanh. Bình thường tim đập 70 – 80 lần/phút nhưng khi rối loạn, nhịp tim tăng lên 300 – 400 lần/phút gây tụt huyết áp, ngất xỉu và có thể ngừng tim ngay sau đó.

PGS-TS Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Trưởng Khoa Phẫu thuật chấn thương y học thể thao và chi trên, cho rằng vận động thường xuyên rất tốt cho sức khỏe nhưng phải lưu ý đúng cách, an toàn và người mắc bệnh tim mạch nên có sự hướng dẫn của bác sĩ. Cơ thể con người chỉ có ngưỡng nhất định, nếu vượt quá ngưỡng phải đòi hỏi có quá trình tập luyện và thích nghi lâu dài. Khi nhịp tim quá nhanh, vượt qua ngưỡng chịu đựng của cơ thể sẽ dẫn tới suy tim cấp.

Bác sĩ Long cảnh báo nhiều trường hợp dù đã đi khám nhưng vẫn không phát hiện được bệnh do chưa gắng sức hoặc các dấu hiệu bệnh không rõ ràng. Người có yếu tố nguy cơ cao như gia đình có bệnh tim, mắc các bệnh đái tháo đường, thận mạn tính, tăng lipid máu… hoặc vận động viên chuyên nghiệp cần tham gia tầm soát chuyên sâu để tham gia các hoạt động thể thao an toàn. Nếu có bệnh sẽ được điều trị kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo vận động viên tập luyện cường độ cao phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đánh giá chức năng tim… Với những người bình thường cần tập luyện phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe, lắng nghe cơ thể mình trong quá trình tập luyện, trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Không sử dụng chất kích thích trước khi tập luyện hoặc khi đã uống bia rượu thì không nên tập thể dục, thể thao, bởi các chất kích thích làm tăng nguy cơ rối loạn dẫn truyền rất nguy hiểm.

Trong quá trình tập luyện cần bù nước, điện giải tốt bởi vì nhiều trường hợp đột tử cũng liên quan đến rối loạn điện giải, kali giảm hoặc tăng quá mức. Kali giảm gây yếu cơ, người mệt oải do mất mồ hôi, điện giải nếu giảm quá mức thì nguy cơ ngừng tim cao. “Khi tập thể lực, cần chú ý tới các dấu hiệu khó thở, tức ngực, khát nước liên tục dù đã uống nước, choáng, mệt cần dừng lại. Sau khi tập luyện, nếu có biểu hiện đau cơ kéo dài, mệt mỏi, nước tiểu ít, nước tiểu có màu đỏ thì cần nhanh chóng tới cơ sở y tế” – bác sĩ Phong lưu ý. 

Kiểm soát nhịp tim

Theo các chuyên gia, một số phương pháp giúp kiểm soát nhịp tim khi chạy bộ bao gồm: Sử dụng thiết bị – đồng hồ đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy. Nhịp tim của người trưởng thành, bình thường dao động trong mức 60-100 nhịp/phút. Khi chạy bộ, nhịp tim sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Nhịp tim khi chạy bộ nên nằm trong khoảng 50%-75% so với nhịp tim tối đa theo độ tuổi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đột nhiên đau chân, đi khám ra bệnh hiểm

Cả hai trường hợp người bệnh đều được phát hiện bệnh khi khối ung thư xâm lấn và viêm dính phức tạp trong ổ bụng mà trước đó họ không hề hay biết.

Đột nhiên đau chân, đi khám ra bệnh hiểm- Ảnh 1.

Các bác sĩ phẫu thuật cứu bệnh nhân

Ông P.V.Đ (60 tuổi, ở TP HCM) đi khám vì chân phải đột nhiên đau nhiều không rõ nguyên nhân gần một tuần, kèm sốt. Bệnh viện địa phương phát hiện ông có bướu thận nên chuyển lên tuyến chuyên sâu về ngoại khoa.

Tại Bệnh viện Bình Dân, các bác sĩ phát hiện bướu thận phải kích thước lớn 80 mm x 40 mm và chồi bướu đã ăn lan, xuyên vào thành tĩnh mạch chủ dưới gây chít hẹp khiến máu từ chân phải không chảy về tim được. Đây chính là lý do làm cho người bệnh đau chân dữ dội. Ông được cắt bỏ thận phải có bướu xâm lấn, thay tĩnh mạch chủ dưới.

Trường hợp thứ 2 là ông P.T.N (37 tuổi), nhập viện vì đau hông lưng âm ỉ bên phải từ 2 tháng trước kèm ăn uống kém, sụt cân. Cách đây 5 năm, người bệnh từng được phẫu thuật do ung thư vỏ tuyến thượng thận bên phải, nhưng do dịch COVID-19 đến nay không tái khám.

Các bác sĩ phát hiện bướu vỏ tuyến thượng thận đã tái phát và có kích thước 64x43x34mm (khoảng bằng trái banh tennis) và phẫu thuật gỡ dính, tách bướu an toàn ra khỏi đại tràng phải, tá tàng và cuống gan, tạo hình đoạn tĩnh mạch chủ dưới dài 6 cm bằng mảnh ghép sinh học từ màng ngoài tim bò…

Theo TS-BS Phạm Phú Phát, Trưởng Khoa Niệu A Bệnh viện Bình Dân, hiện nay có thể phát hiện bướu thận giai đoạn sớm, khi bướu chỉ mới có kích thước khoảng 1-3 cm bằng siêu âm ổ bụng. Việc cắt bướu bảo tồn thận sẽ rất thuận lợi và tiên lượng rất tốt cho người bệnh thay vì phát hiện muộn đến khi bướu đã xâm lấn hoặc di căn xa.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu kịp ca bệnh vừa qua đột quỵ não thì thêm cơn nhồi máu tim

Bệnh nhân là ông V.M.T (47 tuổi, ở Tiền Giang), bị đột ngột đau đầu nhiều, sau đó nói lan man, khó nghe và được chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện ở TP HCM trước đó.

Cứu kịp ca bệnh vừa qua đột quỵ não thì thêm cơn nhồi máu tim- Ảnh 1.

Bệnh nhân được cứu sống sau khi bị 2 biến cố nguy kịch đột quỵ não và nhồi máu cơ tim

Tại đây, ông T. được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não và được can thiệp chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) lấy huyết khối thành công. Sau khi được can thiệp, người bệnh tỉnh táo, ăn uống được.

Tưởng đã qua nguy hiểm, bất ngờ ông bỗng lên cơn khó thở, bứt rứt nhiều. Dựa trên các kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi máu não chuyển dạng xuất huyết, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim EF giảm, trên nền bệnh nhân bị tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn lipid máu không điều trị. Sau khi các bác sĩ đặt nội khí quản, người thân đã xin xuất viện để chuyển tới Bệnh viện Gia An 115.

Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Gia An 115, người bệnh có các dấu hiệu sốc tim, suy tim do nhồi máu cơ tim cấp, viêm phổi, tiên lượng rất nặng. Ngay lập tức, người bệnh dùng thuốc vận mạch, thuốc huyết áp kết hợp kháng sinh, theo dõi sát sao tình trạng thở máy, thực hiện nhanh các cận lâm sàng cần thiết…

Kết quả cho thấy người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp thành trước có ST chênh lên, bệnh mạch vành 2 nhánh, mạch vành ưu thế phải, hẹp 80% LM, tắc mạn tính LAD II vôi hóa nặng, tắc mạn tính RCA I. Ngoài ra, còn có thuyên tắc và huyết khối động mạch chi dưới, sỏi thận, tăng men gan và trào ngược dạ dày – thực quản.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê, thở nội khí quản, huyết áp chưa ổn định, thể trạng kém, lại vừa trải qua đột quỵ não – là thách thức không nhỏ nếu can thiệp vì tỉ lệ rủi ro cao. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

Sau hồi sức tích cực, các bác sĩ can thiệp nong và đặt stent động mạch vành, điều trị nội khoa tích cực,… cứu được người bệnh qua được nguy cấp và hiện sức khỏe đã hồi phục.

Theo BSCKII Dương Duy Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 (người trực tiếp can thiệp đặt stent), trường hợp này nằm trong nhóm nguy cơ cao khi vừa tăng huyết áp, rối loạn lipid máu vừa đái tháo đường type 2. 

“Tuy nhiên, thay vì đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, trong suốt thời gian dài, người bệnh lại chủ quan không điều trị, thỉnh thoảng còn tùy tiện dùng các bài thuốc Nam theo truyền miệng. Điều này rất nguy hiểm vì các bệnh lý tim mạch thường diễn tiến âm thầm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, nếu chủ quan thì hậu quả khôn lường” – bác sĩ Trang khuyến cáo. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bất ngờ với kiểu tập thể dục chống đột quỵ, đau tim hiệu quả

Một nghiên cứu mới từ Trung tâm Charles Perkins và Trường Khoa học Y tế thuộc Đại học Sydney (Úc) cho thấy tập thể dục vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể ảnh hưởng khác nhau đến nguy cơ tử vong sớm do các biến cố chết người.

Bất ngờ với kiểu tập thể dục chống đột quỵ, đau tim hiệu quả- Ảnh 1.

Tập thể dục vào các thời điểm khác nhau đem lại lợi ích ít nhiều khác biệt – Ảnh đồ họa AI

Các tác giả đã phân tích dữ liệu của gần 30.000 người có nguy cơ – là những bệnh nhân béo phì, tiểu đường – được thu thập bởi ngân hàng dữ liệu sinh học Biobank (Anh).

Những người tham gia có độ tuổi trung bình là 62,2, được theo dõi trong 8 năm. Họ được ghi nhận nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Tổng cộng có 1.425 người đã tử vong trong thời gian nghiên cứu, 3.980 người gặp các sự cố liên quan đến bệnh tim mạch, 2.162 người gặp các sự cố liên quan đến bệnh vi mạch.

Trong đó, các ca tử vong cũng chủ yếu do các sự cố tim mạch và vi mạch gây nên, bao gồm nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim…

Kết quả được công bố trên tạp chí Diabetes Care của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) cho thấy tập thể dục vào bất kỳ thời gian nào trong ngày đều giúp giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, do bệnh tim mạch hay vi mạch.

Tuy vậy, mỗi khung thời gian đem lại hiệu quả khác biệt nhau, trong đó thời gian có tác động mạnh mẽ nhất lại khá bất ngờ: Buổi tối, thay vì sáng sớm như mọi người thường nghĩ.

Với nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, người tập thể dục hoặc hoạt động thể chất khác ở mức độ từ vừa phải đến mạnh mẽ sẽ giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân 61%. Mức giảm nguy cơ là 40% với người tập buổi chiều và 33% với người tập buổi sáng.

Với nguy cơ gặp biến cố tim mạch, mức giảm nguy cơ cho việc tập thể dục buổi tối – chiều – sáng là 36%, 29% và 24%.

Tương tự, với nguy cơ gặp biến cố vi mạch, mức giảm nguy cơ lần lượt là 24%, 18% và 14%.

Kết quả trên là lời gợi ý hữu ích cho những người ít thời gian rảnh rỗi có thể sắp xếp giờ tập luyện phù hợp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thêm món ăn quan trọng giúp giảm huyết áp, ngừa đột quỵ

Theo TS Francine Marques từ Đại học Monash (Úc), thành viên nhóm nghiên cứu, mặc dù hiện nay có rất nhiều khuyến nghị về điều chỉnh lối sống dành cho bệnh nhân cao huyết áp, nhưng không có khuyến nghị cụ thể nào về chất xơ.

Và đó là một thiếu sót lớn, theo các kết quả vừa công bố trên tạp chí Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA).

Thêm món ăn quan trọng giúp giảm huyết áp, ngừa đột quỵ- Ảnh 1.

Ngũ cốc nguyên cám, rau củ, trái cây, các loại đậu – hạt… là nguồn cung cấp chất xơ trong bữa ăn – Ảnh đồ họa AI

Theo Sci-News, TS Marques và các cộng sự khác từ Đại học Monash và Đại học New South Wales (Úc) đã tiến hành một phân tích toàn diện và chỉ ra rằng chất xơ có vai trò lớn trong việc khống chế mức huyết áp, nhờ đó đẩy lùi bệnh tim mạch và các biến cố chết người liên quan.

Kết quả cho thấy với mỗi 5 g chất xơ được bổ sung vào chế độ ăn, huyết áp tâm thu sẽ giảm trung bình 2,8 mmHg và huyết áp tâm trương giảm được 2,1 mmHg.

Bởi lẽ, chất xơ có thể điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột và sản xuất axit béo chuỗi ngắn có tác dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch.

Các tác động nói trên đều đã có bằng chứng khoa học chỉ ra rằng giúp giảm huyết áp.

Bất chấp những lợi ích rõ ràng của chất xơ lên nhiều bệnh khác nhau, mức chất xơ tiêu thụ trung bình trên dân số toàn cầu chỉ khoảng 11 g.

Trong khi đó, phụ nữ cần ít nhất 28 g, nam giới cần ít nhất 38 g chất xơ mỗi ngày để kiểm soát bệnh tăng huyết áp hiệu quả.

Nghiên cứu nói trên cung cấp một thông tin quan trọng cho các bác sĩ để bổ sung vào các khuyến nghị dành cho bệnh nhân cao huyết áp.

Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp một lời khuyên dễ thực hiện cho bệnh nhân và những người có nguy cơ cao: Bổ sung chất xơ qua chế độ ăn.

Thực phẩm giàu chất xơ rất phổ biến. Ngoài rau củ và trái cây, ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, bánh mì nâu, mì nâu, yến mạch…) và các loại đậu – hạt cũng rất giàu chất xơ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 1/4 dân số trưởng thành toàn cầu đang chịu đựng tình trạng cao huyết áp. Căn bệnh này dẫn đến khoảng 10 triệu ca tử vong mỗi năm, chủ yếu do đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và suy thận.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ăn món giàu canxi giúp giảm 94% nguy cơ đột quỵ

Công trình từ Bệnh viện Severance, Đại học Y khoa Yonsei, Đại học Seoul (Hàn Quốc) và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM – Việt Nam) chứng minh rằng việc nạp vào cơ thể trên 800 mg canxi mỗi ngày có thể giúp một số phụ nữ chống lại đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề tim mạch chết người khác.

Các tác giả đã phân tích dữ liệu từ 12.348 phụ nữ Hàn Quốc từ 45-70 tuổi đã mãn kinh tự nhiên, thu thập bởi chương trình khảo sát sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hàn Quốc (KNHANES).

Ăn món giàu canxi giúp giảm 94% nguy cơ đột quỵ- Ảnh 1.

Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi rất có lợi để phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim đối với phụ nữ lớn tuổi – Ảnh đồ họa

Họ này được chia thành 3 nhóm dựa trên lượng canxi tiêu thụ hàng ngày: Nhóm 1 tiêu thụ dưới 400 mg/ngày, nhóm 2 tiêu thụ từ 400-800 mg/ngày, nhóm 3 tiêu thụ trên 800 mg/ngày.

Kết quả công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy ở những phụ nữ có thời gian mãn kinh trên 10 năm và tiêu thụ trên 800 mg canxi mỗi ngày sẽ giảm được 73% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhồi máu cơ tim, cũng như giảm tới 94% nguy cơ đột quỵ.

Theo các tác giả, canxi có thể giúp cải thiện tình trạng lipid máu (tăng cholesterol tốt HDL, giảm cholesterol xấu LDL), giảm nhẹ huyết áp, tăng cường độ nhạy insulin… Nhờ đó giúp chống lại các vấn đề tim mạch.

Ở phụ nữ tiền mãn kinh, estrogen đóng vai trò trong việc điều hòa cân bằng canxi và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Với người mãn kinh đã lâu, việc thiếu hụt estrogen trong thời gian dài sau mãn kinh phá vỡ cân bằng canxi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đó là lý do việc bổ sung canxi tác động lớn đến nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề tim mạch khác.

Các nhà nghiên cứu cho rằng cần có thêm nghiên cứu để xác nhận những phát hiện này và xác định lượng canxi tối ưu cho sức khỏe tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh.

Tuy nhiên, các phát hiện đã đủ cho thấy bổ sung đầy đủ canxi là có lợi đối với nhóm phụ nữ này trong việc ngăn ngừa các biến cố chết người.

Theo Healthline, các món ăn, uống giàu canxi bạn có thể dễ dàng bổ sung hàng ngày bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), các loại rau màu xanh lá đậm (cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, súp lơ xanh…), trứng, cá mòi, các loại hạt, nước cam…

Cũng có thể bổ sung canxi bằng viên uống, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là khi bạn có bệnh nền.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đột phá: Đưa protein “quái vật bất tử” vào tế bào người

Theo Science Alert, thử nghiệm từ nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Wyoming (Mỹ) có thể mở được cho một loạt ứng dụng y học đột phá, cứu sống nhiều mạng người cũng như giúp chúng ta chạm gần hơn đến giấc mơ “trường sinh bất lão”, nhờ một trong các yếu tố giúp tardigrade “bất tử”.

Đột phá: Đưa protein

Tardigrade “bất tử” trong nước nóng, băng giá, điều kiện khô hạn lẫn môi trường ở các hành tinh khác hoặc không gian giữa các vì sao – Ảnh đồ họa

Tardigrade, tức bọ gấu nước, là một sinh vật hoàn toàn dị biệt.

Nhỏ bé nhưng dường như không có gì phá hủy nổi, một số tardigrade sống được trong nước gần như sôi, trong lòng đất băng lạnh, hồi sinh và tiếp tục sinh sản sau hàng chục năm bị khô cong giữa sa mạc tử thần Atacama của Chile…

Thậm chí người ta hoài nghi nó đã bám theo các tàu vũ trụ và trở thành loài độc chiếm Mặt Trăng ngay lúc này.

Cơ thể tardigrade đầy những thứ giúp nó bất tử. Nhưng nhóm nghiên cứu Mỹ đã tập trung vào một protein đặc biệt gọi là CAHS D, được biết đến với khả năng giúp nó sống sót dù cơ thể bị khô nhiều năm.

Khi đưa protein này vào tế bào người trong phòng thí nghiệm, nó đã giúp các tế bào có khả năng làm chậm các quá trình sinh học, từ đó chống chịu các căng thẳng xảy ra do điều kiện cực đoan và cả quá trình lão hóa tự nhiên.

“Phát hiện của chúng tôi mở ra một con đường để theo đuổi các công nghệ tập trung vào việc tạo ra sự cân bằng sinh học trong tế bào và thậm chí toàn bộ sinh vật để làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường khả năng lưu trữ và tính ổn định” – các tác giả cho biết.

Ngoài ra, nó có thể được ứng dụng vào các phương pháp điều trị trong đó tế bào cần được lưu giữ an toàn, làm chậm quá trình hư hại tự nhiên khi thiếu đi các điều kiện cần thiết để hoạt động bình thường, ví dụ như trong phẫu thuật cấy ghép nội tạng.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu xem protein “bất tử” này có thể ổn định các phẩm máu quan trọng được sử dụng để điều trị các bệnh di truyền hay không.

Sẽ cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để biến bước khởi đầu này thành những ứng dụng được áp dụng rộng rãi trong y học.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nam thanh niên đột quỵ khi đang chơi cầu lông

Nam thanh niên 32 tuổi (ở Hà Nội) được bạn đưa đến Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng liệt nửa người trái và rối loạn ngôn ngữ.

Người bạn cho biết khi đang chơi cầu lông cùng nhau bất ngờ anh này xuất hiện tình trạng nói trên và được đưa đến bệnh viện ngay.

Nam thanh niên đột quỵ khi đang chơi cầu lông- Ảnh 1.

Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Đỗ Hằng

Cấp cứu 6 ca đột quỵ trẻ tuổi trong đêm

Theo PGS-TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đến bệnh viện trong “giờ vàng”, tức là sau 1 giờ khi có triệu chứng, nam thanh niên được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch não giữa phải.

Bệnh nhân có chỉ định dùng thuốc tiêu huyết khối và thực hiện can thiệp tái thông mạch máu. Sau 30 phút can thiệp, động mạch não giữa phải được tái thông hoàn toàn.

“Nhờ đến viện sớm và được điều trị tái tưới máu tích cực bằng cả 2 phương pháp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết khối, nam bệnh nhân đã hồi phục gần như hoàn toàn. Đến thời điểm này, bệnh nhân có thể nói chuyện và đi lại bình thường, có thể quay trở lại với sân tập với các bạn của mình”- PGS Tôn nói.

Nam bệnh nhân 32 tuổi nói trên là 1 trong số 6 ca bệnh đều là người trẻ (dưới 42 tuổi) bị đột quỵ được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong cùng 1 đêm.

Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 32 tuổi được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng liệt nửa người trái hoàn toàn và nói ngọng giờ thứ nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh giờ thứ nhất.

Nam thanh niên đột quỵ khi đang chơi cầu lông- Ảnh 2.

Nhiều bệnh nhân đột quỵ có biến chứng phức tạp

Ngoài ra, một bệnh khác là nam bệnh nhân 36 tuổi (quê ở Bắc Ninh, làm việc tại Phú Quốc) được chuyển đến trong tình trạng liệt nửa người, nói khó. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong.

“Đây là bệnh lý hiếm gặp của mạch máu não, thường xuất hiện ở người từ 30-50 tuổi. Dù đã được can thiệp nhưng bệnh nhân tiến triển chậm”- PGS Tôn đánh giá.

Tầm soát đột quỵ

Cũng theo PGS Tôn, đáng tiếc nhất là trường hợp nữ bệnh nhân 40 tuổi, chuyển từ tuyến dưới. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không dùng thuốc.

Trong ca làm việc ban đêm, bệnh nhân đột ngột đau đầu và hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện tuyến dưới, huyết áp của bệnh nhân lên tới 240/200 mmHg. Bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Nữ bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu não, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong.

Để phòng chống đột quỵ ở người trẻ tuổi, PGS Tôn khuyến cáo người trẻ cần thường xuyên vận động, tập thể dục, kiểm soát cân nặng, bỏ hút thuốc lá, ăn uống lành mạnh.

Tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ như: Tim mạch, mỡ máu, tiểu đường, huyết áp…

Khi có các biểu hiện đột quỵ như chân tay yếu, nói khó, nói ngọng, đau đầu, chóng mặt… cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị trong “giờ vàng”.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

4 tách cà phê hoặc 2 tách trà, giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, ung thư

Nhóm khoa học gia từ Đại học Miami và Đại học Columbia (Mỹ) đã xem xét dữ liệu của gần 2.500 người với độ tuổi trung bình là 68,3 để xem tác động của số tách cà phê và trà họ uống lên cơ hội sống sót 11 năm sau đó.

Các tình nguyện viên đều có sức khỏe ổn định, chưa từng bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay ung thư.

Kết quả cho thấy cả cà phê và trà đều có thể trở thành một phần của “bí quyết trường sinh”, thông qua việc giúp giảm mạnh nguy cơ xảy ra các biến cố sức khỏe nguy hiểm.

4 tách cà phê hoặc 2 tách trà, giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, ung thư- Ảnh 1.

Cà phê và trà có thể giúp người cao tuổi kéo dài tuổi thọ nhờ tránh được một loạt bệnh nguy hiểm – Ảnh minh họa từ Internet

Có 863 người đã tử vong trong 11 năm theo dõi, với các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư… Trong đó số người uống cà phê và trà tử vong ít hơn hẳn những người không uống.

Theo kết quả công bố trên The Journal of Nutrition, đối với mỗi tách cà phê được uống trong một ngày, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân trong 11 năm đó giảm 7%.

Sự bảo vệ mạnh mẽ nhất ghi nhận ở những người “ghiền” cà phê, uống từ 4 tách trở lên mỗi ngày.

Đối với trà, cứ uống 1 tách mỗi ngày, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân giảm được 9%.

Cà phê và trà được nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh là có lợi ích nổi bật nhất ở nhóm bệnh tim mạch, do đó các tác giả cũng xem xét riêng tác động của các thức uống này lên những trường hợp tử vong do các bệnh khác ngoài bệnh mạch máu.

Kết quả cho thấy với 4 tách cà phê trở lên mỗi ngày, nguy cơ tử vong không phải do bệnh mạch máu thấp hơn tận 43%.

Bên cạnh đó, tiêu thụ 2 tách trà trở lên mỗi ngày giúp giảm nguy cơ 37%. Riêng với nguy cơ tử vong do bệnh ung thư giảm tận 67% với số ly trà này.

Theo các tác giả, tuy một số thứ trong cà phê và trà gây nghi ngại cho người lớn tuổi, nhưng những thứ có lợi lại vượt trội.

Ví dụ caffeine có thể gây tăng huyết áp ở người có sẵn bệnh, nhưng tác động này lại không xảy ra ở người uống thường xuyên, hàng ngày. Điều này có thể do cơ thể quen dần, chưa kể tác động của các hợp chất chống oxy hóa lấn át tác động có hại này.

Một tách cà phê pha trung bình có 396 mg polyohenol, bao gồm 100 mg axit chlorogen. Trà chứa nhiều polyphenol khác như catechin, theaflavin… Chúng đều là những chất chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe, bên cạnh caffeine.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

“Đòi” lại ngôn ngữ cho người bị đột quỵ

Từng là một người hoạt bát, vui vẻ, giao tiếp rộng song tai ương ập đến với ông T.V (50 tuổi) vào cuối năm 2022. Cơn nhồi máu não khiến ông bị di chứng yếu nửa người và mất đi năng lực sử dụng ngôn ngữ. Chưa kể, do còn bị viêm, phù nề thanh quản nặng không thể phát âm đã làm cuộc đời ông V. càng thêm bế tắc.

Vỡ òa hạnh phúc

Không chỉ bản thân ông V. cảm thấy bất lực mà cả nhà cũng phải sống trong căng thẳng bởi không thể hiểu được ông muốn gì. Đến khám tại Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình (TP HCM), ông V. không thể phát ra bất kỳ âm thanh nào, chỉ có thể nhận biết được vật dụng quen thuộc và hiểu được câu ngắn, đơn giản.

Được chẩn đoán mất ngôn ngữ và rối loạn giọng nói dẫn đến tình trạng mất khả năng giao tiếp nghiêm trọng, ông V. bắt đầu hành trình để phục hồi. Sau nhiều gian nan, nỗ lực tập luyện với sự hướng dẫn của tập thể chuyên gia âm ngữ trị liệu Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình, niềm hạnh phúc vỡ òa khi ông cất được tiếng nói đầu tiên. “Lúc ấy đang bữa cơm, đột nhiên ông ấy nói chuyện. Những tiếng nói quen thuộc mà đã hơn 3 tháng rồi nhà tôi không thể nghe được. Con trai tôi đã khóc vì vui mừng khi nghe lại được giọng nói của ba mình” – vợ ông V. chia sẻ.

"Đòi" lại ngôn ngữ cho người bị đột quỵ- Ảnh 1.

Bệnh nhân được điều trị “Âm ngữ trị liệu phục hồi giao tiếp sau đột quỵ” tại Bệnh viện An Bình (TP HCM)

Sau quá trình điều trị, tình trạng ông V. đã tiến triển tốt, có thể nói chuyện, giao tiếp, thể hiện cảm xúc bằng lời nói, tranh luận với bệnh nhân khác trong những buổi tập nhóm nâng cao. Điều này mang lại niềm hạnh phúc vô bờ cho gia đình.

Còn ông N.Đ (67 tuổi, quê Bình Thuận) cũng bị đột quỵ vào cuối năm 2022, được điều trị 2 đợt tại Đơn vị Đột quỵ và Khoa Nội thần kinh Bệnh viện An Bình với chẩn đoán nhồi máu não và xuất viện vào tháng 2-2023.

Sau đột quỵ, ông Đ. không chỉ yếu nửa người mà còn mất khả năng nuốt (nuốt sặc ngay cả nước bọt), nói không rõ, nấc cục, nôn ói nhiều… nên chủ yếu nằm, ăn uống hoàn toàn qua ống. Do hạn chế về giao tiếp nên việc chăm sóc của người thân cho ông hằng ngày càng thêm vất vả. Suốt hơn 2 tháng nội trú và ngoại trú, ông Đ. kiên trì tập luyện, tập nói và ăn uống dưới sự hướng dẫn của tập thể chuyên gia và chuyên viên âm ngữ trị liệu.

Nhờ đó, kết quả đem lại rất khả quan. Ông Đ. nuốt được món ăn đầu tiên là món cháo xay, nói được theo ý muốn và có thể ăn những món do người nhà nấu. Một việc tưởng chừng như rất đỗi bình thường nhưng đối với ông Đ. nói riêng và các bệnh nhân rối loạn nuốt nói chung là một thử thách, hạnh phúc khó diễn tả bằng lời. Giọng nói ông Đ. ngày càng rõ ràng, khoảng cách với gia đình, xã hội không còn bởi rào cản mất ngôn ngữ đã được giải tỏa.

Viết nên kỳ tích mới

Theo BS chuyên khoa 2 Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện An Bình, hành trình phục hồi người bệnh sau đột quỵ không hề dễ dàng nếu không có sự đồng hành và hy sinh của gia đình người bệnh, đặc biệt không bao giờ bỏ cuộc. “Sự thành công này nhờ sự phối hợp kịp thời giữa các bác sĩ Khoa Nội thần kinh, Đơn vị Đột quỵ và Khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện. Với công trình “Âm ngữ trị liệu phục hồi giao tiếp sau đột quỵ”, chúng tôi vinh dự được xướng tên tại Giải thưởng Thành tựu y khoa Việt Nam năm 2023 do ngành y tế TP HCM tổ chức” – BS Giang cho biết.

Hiện nay, đột quỵ ngày càng phổ biến và hậu quả để lại rất nặng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Quyết định 569 “Phê duyệt chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Thủ tướng Chính phủ mới đây nhấn mạnh: Phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh và trong phục hồi chức năng bao gồm ngôn ngữ trị liệu.

Trở về từ ĐH Newcastle – Úc sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ ngôn ngữ trị liệu, TS-BS Lê Khánh Điền – Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ trị liệu châu Á – Thái Bình Dương – triển khai điều trị phục hồi mất ngôn ngữ tại Bệnh viện An Bình ngày càng bài bản. Chương trình điều trị phục hồi mất ngôn ngữ cho người bệnh sau đột quỵ được áp dụng theo khung International Classification of Functioning, Health and Disability (ICF) của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra năm 2001. Khung ICF dựa trên mô hình sinh học tâm lý xã hội, nhấn mạnh vào việc phục hồi chức năng của một cá nhân ở mức độ cơ thể, mức độ hoạt động tại nhà và mức độ tham gia xã hội hơn là vào bệnh tật, tăng cường chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các phương thức điều trị phục hồi dựa trên y học chứng cứ: Điều trị phục hồi cá nhân (kỹ thuật Semantic Feature Analysis), điều trị phục hồi nhóm (kỹ thuật Constraint-Induced Aphasia Therapy), hỗ trợ phục hồi chức năng xã hội (nhóm thư pháp và nhóm hội họa – giao tiếp).

Nhấn mạnh tính ưu việt của chương trình, BS Điền cho rằng công trình đã giúp nhiều người bệnh mất ngôn ngữ hồi phục khả năng giao tiếp, giúp hòa nhập cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời, góp phần vào việc phát triển phục hồi chức năng chuyên sâu cho người bệnh sau đột quỵ, không chỉ về vận động như trước đây mà còn về ngôn ngữ, nhận thức.

Theo BS Điền, ngôn ngữ trị liệu là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam, cần được quan tâm nhiều hơn một cách hệ thống và chuyên sâu để phù hợp xu hướng mới. “Suốt quá trình triển khai, chúng tôi thật hạnh phúc khi nhìn thấy sự phục hồi của người bệnh từng ngày, từng giai đoạn” – BS Điền chia sẻ. 

Hơn 7.500 người được điều trị

Từ năm 2013 đến khi Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện An Bình được thành lập (năm 2022), chương trình “Âm ngữ trị liệu phục hồi giao tiếp sau đột quỵ” đã điều trị cho 7.500 lượt người bệnh, giúp hàng trăm người sau đột quỵ tìm lại khả năng giao tiếp, trở về cuộc sống thường ngày.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết gần đây đơn vị này đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?- Ảnh 1.

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh sởi

Bệnh sởi tăng mạnh ở nhiều quốc gia

Theo WHO, các trường hợp mắc bệnh sởi đang gia tăng ở hầu hết các khu vực. Tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng trên 30 lần so với năm 2022; khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

WHO cho biết các trường hợp mắc bệnh sởi chủ yếu là do bỏ lỡ tiêm chủng trong những năm xảy ra dịch COVID-19, khi hệ thống y tế bị quá tải…

Năm 2024, Việt Nam nằm trong chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi, tỉ lệ tiêm vắc-xin sởi năm 2023 còn thấp, nếu không triển khai tiêm vắc-xin này đầy đủ thì sẽ có nguy cơ cao xảy ra dịch.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em trên toàn quốc.

Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc-xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.

Bộ Y tế cho biết theo dữ liệu của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố; không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tiêm vắc-xin ngừa sởi

Các bác sĩ cảnh báo nếu không được điều trị đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp mắc sởi chưa được tiêm phòng bệnh này. Đáng chú ý, trong số các bệnh nhi chưa tiêm phòng sởi, hơn một nửa chưa đến tuổi tiêm phòng.

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.

Bệnh sởi tăng đột biến, phòng bệnh thế nào?- Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin cho trẻ để ngừa bệnh sởi

Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với trẻ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 thì hiệu quả bảo vệ đạt được 85%.

Tiêm mũi 2 khi trẻ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ đạt 95%. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng mà chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Đây cũng là cách để phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện qua giám sát của Chương trình tiêm chủng mở rộng, số mắc sởi hiện nay rất thấp, thấp hơn những năm 2017-2019. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan vì virus sởi rất đặc thù, do đối tượng đích của virus sởi là con người nên cá thể nào chưa mắc thì sẽ mắc sởi.

Triệu chứng của trẻ khi mắc sởi gồm: Sốt, chảy nước mắt, mũi, ho khan, khàn tiếng, mắt có gỉ, sưng nề mí mắt… Ban sởi thường mọc vào ngày thứ 4 – ngày thứ 6 của bệnh, mọc theo thứ tự: Ban mọc từ đầu, mặt, cổ (vào ngày thứ nhất), đến ngực, lưng, cánh tay (ngày thứ 2), tiếp đến là mọc ở bụng, mông, đùi, chân (ngày thứ 3). Khi ban mọc đến chân, thường trẻ đã hết sốt và ban bắt đầu bay dần.

Trẻ mắc sởi có thể bị các biến chứng như: Biến chứng đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi; biến chứng thần kinh như viêm não, viêm màng não; biến chứng đường tiêu hóa như viêm ruột; biến chứng về thị giác như viêm loét giác mạc, có thể gây mù lòa…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh sởi tăng đột biến trên thế giới, Việt Nam ghi nhận 42 ca

Ngày 19-3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi.

Bệnh sởi tăng đột biến trên thế giới, Việt Nam ghi nhận 42 ca- Ảnh 1.

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi

Bệnh sởi tăng mạnh tại nhiều quốc gia

Theo Cục Y tế dự phòng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần đây đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.

Dữ liệu của WHO cho thấy tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh sởi năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Còn tại Việt Nam, ảnh hưởng của COVID-19 và việc gián đoạn cung ứng các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỉ lệ tiêm chủng các vắc-xin cho trẻ em trên toàn quốc. Việc nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi các vắc-xin là yếu tố nguy cơ gây bùng phát các dịch bệnh, trong đó có bệnh sởi.

Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay ghi nhận 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi

Để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.

Tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vắc-xin ngừa sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vắc-xin sởi – rubella cho trẻ 18 tháng tuổi.

Đồng thời rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng chống. Vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Trước đó, năm 2013- 2014, tại miền Bắc đã xảy ra vụ dịch sởi lớn khiến nhiều người mắc và hơn 100 trẻ tử vong do sởi và biến chứng sau sởi.

Các bác sĩ cho biết sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ.

Biểu hiện của bệnh là sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,… dễ dẫn đến tử vong.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ăn kiêng kiểu “hot”, tăng 66-91% rủi ro chết vì bệnh tim, đột quỵ?

Theo Live Science, phương pháp ăn kiêng vừa được nhắc đến tại Phiên họp Khoa học lối sống EPI của Hiệp hội Tim mạch Mỹ hôm 18-3 là “nhịn ăn gián đoạn”, theo công thức nghiêm ngặt 8-16.

Ăn kiêng kiểu

Ăn kiêng bằng cách nhịn ăn gián đoạn nghiêm ngặt có thể gây rủi ro cho sức khỏe – Ảnh minh họa từ Internet

Nhịn ăn gián đoạn là kiểu ăn kiêng trong đó người thực hiện dùng thoải mái tất cả các bữa trong ngày gói gọn trong một khung thời gian cố định. Khoảng thời gian còn lại, họ hoàn toàn không ăn gì, chỉ uống nước.

Người thực hiện có thể chọn phương án “thư thả” như 12-12 (ăn các bữa trong 12 giờ, nhịn 12 giờ), hoặc nghiêm ngặt hơn là 10-14 (ăn trong 10 giờ, nhịn 14 giờ) và nghiêm ngặt nhất là 8-16 (ăn trong 8 giờ, nhịn 16 giờ).

Khoảng thời gian nhịn trong ngày càng dài, tác dụng giảm cân, kiểm soát đường huyết… dược cho là càng hiệu quả.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu sơ bộ mới đây, GS Christopher Gardner từ Đại học Stanford (Mỹ), tác giả chính, cảnh báo rằng chế độ ăn 8-16 nghiêm ngặt có thể khiến người thực hiện rơi vào tình trạng ăn uống kém chất lượng.

Họ đã phân tích dữ liệu của 20.000 người. Trong vòng 8 năm theo dõi, những người nhịn ăn gián đoạn 8-16 có nguy cơ tử vong vì tim mạch cao hơn đến 91% so với người ăn uống bình thường.

Riêng với những người đang có bệnh tim mạch, ăn 8-16 và 10-14 hoặc giữa 2 khoảng này cũng có nguy cơ tử vong do bệnh tim hay đột quỵ cao hơn 66%.

Tuy vậy, phân tích vẫn chưa chỉ ra cụ thể cơ chế gây ra điều này. Các tác giả cho biết họ vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ toàn cảnh các tác động của kiểu ăn kiêng này đến cơ thể.

Trước đó, nhịn ăn gián đoạn từng được vài nghiên cứu chứng minh là mang lại ích lợi cho một số trường hợp, bao gồm cải thiện mức insulin ở bệnh nhân tiểu đường, giảm béo phì rất tốt.

Song, nhiều bác sĩ, nhà khoa học cũng cảnh báo những đối tượng đặc biệt – người có sức khỏe không tốt, cao tuổi, bệnh nền – nên thận trọng, trao đổi với các bác sĩ khi thử áp dụng.

Mọi người cũng được khuyên tốt nhất chỉ nên bắt đầu bằng các lịch trình “thư thả” hơn, ví dụ kiểu ăn 12-12 hay ăn 14 giờ, nhịn 10 giờ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Một loại dầu ăn đem lại đột phá trong điều trị ung thư

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, nhóm nghiên cứu từ Đại học Porto, Đại học NOVA de Lisboa (Bồ Đào Nha), Đại học Palermo (Ý) và Đại học Castilla-La Mancha (Tây Ban Nha) đã tìm ra một tác dụng đặc biệt mới của dầu ô liu đối với bệnh ung thư.

Đó là khả năng hỗ trợ điều trị ung thư não của oleuropein (OLE) và hydroxytyrosol (HT), hai hợp chất chống oxy hóa có trong loại dầu này.

Một loại dầu ăn đem lại đột phá trong điều trị ung thư- Ảnh 1.

Dầu ô liu có thể hỗ trợ chống lại ung thư não theo nhiều con đường – Ảnh minh họa từ Internet

OLE là hợp chất chống oxy hóa nhóm phenolic, từ lâu được biết đến với khả năng chống viêm và bảo vệ thần kinh bằng cách điều chỉnh một số con đường phân tử.

Đối với bệnh ung thư, OLE khi được điều chế và sử dụng đúng cách sẽ phát huy khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào bệnh, thúc đẩy quá trình tự hủy của chúng.

Trong khi đó HT xuất hiện từ sự phân hủy enzyme của OLE và các hợp chất glycosid khác, có đặc tính chống viêm, chống xơ vữa và chống huyết khối mạnh mẽ.

HT cũng ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL, từ đó mang lại lợi ích trong phòng ngừa và điều trị ung thư.

Trong thử nghiệm tại phòng thí nghiệm trên các tế bào u nguyên bào thần kinh đệm, một loại phổ biến trong ung thư não và rất hiểm hóc, OLE và HT đã phát huy các tác dụng mạnh mẽ.

Điều này cho thấy chúng là những hợp chất hứa hẹn để kết hợp vào các thuốc, liệu pháp điều trị ung thư trong tương lai nhằm giúp tăng dung nạp điều trị và cải thiện kết quả điều trị.

Ngoài ra, trước khi các hợp chất trong dầu ô liu có thể được đưa vào thuốc, vẫn còn một cách – dù có thể không mạnh mẽ bằng – giúp bạn tận dụng khả năng của OLE và HT: Bổ sung dầu ô liu vào chế độ ăn.

Tương tự với một số nghiên cứu khác trước đó, nhóm tác giả Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha – Ý cũng chỉ ra việc dùng dầu ô liu như dầu ăn cũng giúp ngăn ngừa ung thư nói chung, cải thiện sức khỏe ở người có bệnh lẫn người khỏe mạnh.

Các hợp chất chống oxy hóa dồi dào trong loại dầu này cũng đã được chứng minh là rất tốt để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, các rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh, giảm tổn thương tế bào và DNA – chính là một trong các yếu tố cốt lõi để phòng ung thư.

Bên cạnh đó, nó là một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải được coi là chế độ ăn lành mạnh nhất thế giới. Vì vậy các tác giả cho rằng phát hiện mới một lần nữa chỉ ra lợi ích của kiểu ăn Địa Trung Hải trong phòng ngừa ung thư và các bệnh mạn tính nguy hiểm khác.

Dầu ô liu vốn không chịu được nhiệt độ quá cao nên khi sử dụng nó như dầu ăn, bạn chỉ nên nêm vào món ăn sau khi nấu chín hoặc có thể làm dầu trộn salad.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong

Ngày 13-3, thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành.

Hiện một số địa phương ghi nhận số ca tử vong do bệnh dại cao, như: Gia Lai (14 ca), Nghệ An (7 ca), Bình Phước (7 ca), Điện Biên (6 ca), Bến Tre (5 ca), Đắk Lắk và Bình Thuận (4 ca).

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong- Ảnh 1.

Một trẻ nhỏ bị có cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nhiều ca tử vong do bệnh dại không tiêm vắc-xin

Đầu năm 2024, ca mắc bệnh dại tăng đột biến. Chỉ 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Khu vực Tây Nguyên hiện là điểm nóng với 2/4 tỉnh có ca tử vong (Đắk Lắk 4 ca, Gia Lai 1 ca).

Theo Cục Y tế dự phòng, gần đây, xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng.

Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do bệnh dại là người bị động vật nghi bị dại cắn không tiêm phòng huyết thanh kháng dại và không tiêm vắc-xin phòng dại hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên động vật còn thấp, chỉ đạt gần 50% tổng đàn chó, mèo; có nơi mới đạt khoảng 10%, thấp hơn nhiều so với quy định.

Bộ Y tế nhận định thời gian tới, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người có thể tiếp tục tăng do tỉ lệ tiêm vắc-xin dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp, công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tiêm vắc-xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; chó phải xích, nhốt, mang rọ mõm khi ra đường; không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.

Bệnh dại tăng đột biến, 22 trường hợp tử vong- Ảnh 2.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại là biện pháp duy nhất để tránh tử vong sau khi bị chó, mèo dại cắn

Khi bị chó, mèo cắn, cần rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ngay lập tức liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, rửa sạch vết thương bằng cồn 70% hoặc cồn iod. Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

Cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại kịp thời; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Theo Cục Y tế dự phòng, khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Giai đoạn tiền triệu chứng thường diễn ra từ 1- 4 ngày với biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi virus xâm nhập.

Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như: giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lần đầu tiên, nhà khoa học Việt phát hiện đột biến gien gây tăng nguy cơ tự kỉ ở trẻ

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín thế giới Nature, một nhóm nhà khoa học Việt Nam đã xác định được các đột biến gien có liên quan đến rối loạn phổ tự kỉ (ASD) trên trẻ em Việt Nam.

Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện bằng cách phân tích gien của 250 trẻ tự kỉ tại bệnh viện Trung ương Huế. Các nhà khoa học đã phân tích và phát hiện 23 đột biến gien, trong đó một số đột biến gien có liên quan chặt chẽ đến ASD. Một số đột biến khác được cho là có liên quan đến các đặc điểm tự kỉ hoặc các rối loạn phát triển thần kinh khác.

Lần đầu tiên, nhà khoa học Việt phát hiện đột biến gien gây tăng nguy cơ tự kỉ ở trẻ- Ảnh 1.

Một bệnh nhi được phát hiện tự kỉ ở giai đoạn muộn đang được bác sĩ hỗ trợ can thiệp

Nghiên cứu này góp phần phát triển các giải pháp chẩn đoán, phòng ngừa và can thiệp sớm rối loạn phổ tự kỷ cũng như các rối loạn phát triển thần kinh từ giai đoạn sớm nhất của trẻ.

Theo tiến sĩ Bùi Thanh Duyên – nhà đồng sáng lập Genetica, Tiến sĩ ngành di truyền học và sinh học phân tử tại Đại học Cornell (Mỹ) và là trưởng nhóm nhóm nghiên cứu – việc phát hiện trẻ tự kỉ ở giai đoạn đầu là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn “phát triển vàng” từ 6 tháng đến 3 tuổi của trẻ.

Hiện nay, phương pháp đánh giá lâm sàng như tiêu chuẩn chẩn đoán DSM ((Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) đánh giá qua khả năng ngôn ngữ đàm thoại vốn không phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Bên cạnh đó, một số triệu chứng tự kỉ trùng lặp với các triệu chứng gặp trong các rối loạn phát triển khác như rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển, khiến việc xác định chẩn đoán – cũng như lựa chọn các nhóm đối tượng nghiên cứu phù hợp trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, một số đặc điểm khác biệt về văn hóa, kinh tế, xã hội của người châu Á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng ảnh hưởng đến nhận thức đầy đủ của các bậc phụ huynh đối với rối loạn phổ tự kỉ ở con em họ.

Tiến sĩ Duyên nhấn mạnh việc chẩn đoán tự kỉ ở trẻ phải được phối hợp toàn diện cùng các phương pháp khác trong đó có xét nghiệm gien di truyền. “Là những nhà nghiên cứu nhiều năm về lĩnh vực di truyền tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự cấp thiết của một nghiên cứu tìm ra đột biến gien trên chính trẻ em Việt Nam, để góp phần hỗ trợ cho các bác sĩ lâm sàng trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm nguy cơ tự kỉ ở trẻ cũng như khả năng tự kỉ di truyền trong gia đình Việt Nam” – tiến sĩ Duyên nói.

Rối loạn phổ tự kỉ (ASD) là khuyết tật phát triển có thể gây ra những thách thức đáng kể trong xã hội, giao tiếp và hành vi. Trẻ mắc hội chứng này có vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ cũng có những hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại. Nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của tự kỉ bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường sống.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính cứ 100 trẻ em thì có 1 trẻ mắc ASD, tỉ lệ cao hơn ở bé trai. Năm 2018, các nhà nghiên cứu ở Mỹ ước tính cứ 44 trẻ em 8 tuổi thì có 1 trẻ mắc ASD. Trong số những người Mỹ gốc Á, tỉ lệ mắc ASD đang gia tăng do nhận thức của cộng đồng về chứng rối loạn này ngày càng được nâng cao.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)