May 20, 2024

Tiêm nhầm sữa rửa mặt vào da cho khách

Ngày 12-5, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết tại đây vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị tiêm nhầm sữa rửa mặt vào da khi đi làm đẹp tại spa.

Nữ bệnh nhân 24 tuổi (ở Thái Bình) cho biết tối 7-5, cô có chiết sữa rửa mặt và mang theo meso, dụng cụ tiêm đến một spa ở gần nhà nhờ tiêm meso làm đẹp da, giúp săn chắc da.

Tiêm nhầm sữa rửa mặt vào da cho khách- Ảnh 1.

Bệnh nhân nhập viện sau khi bị tiêm nhầm sữa rửa mặt. Ảnh: Định Nguyễn

Tuy nhiên, trong quá trình tiêm, cô thấy đau buốt, chất meso không tan ra như mọi lần mà thấy da mặt cứng nên yêu cầu dừng tiêm.

Lúc này người phụ nữ mới phát hiện dung dịch meso mang theo vẫn ở trong túi, còn dung dịch được sử dụng để tiêm vào dưới da mặt là sữa rửa mặt do chính mình mang theo.

Thấy vậy người này vội vàng đến bệnh viện địa phương để thăm khám, sau đó đến Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục thăm khám và điều trị.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân có biểu hiện đau nhức nhiều vùng mặt, gò má phải sưng nhiều, có khối cứng dưới da, dưới mi mắt dưới phải có vùng thâm đen, trán có nhiều điểm sưng tại mũi kim tiêm, bầm tím không đều.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tình trạng của nữ bệnh nhân hiện đã được cải thiện, bớt sưng sau khi điều trị.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, tiêm meso là một trào lưu làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp phục hồi da, cho làn da trắng sáng, giảm thâm nám, nếp nhăn bằng cách dùng những đầu kim đưa một lượng thuốc vào da.

Tuy nhiên, do không ít người sử dụng sản phẩm trôi nổi, không tuân thủ quy trình vô khuẩn, tiêm tại các cơ sở không được cấp phép…. nên đã có nhiều trường hợp bị phản ứng viêm, bội nhiễm, nổi u hạt sau tiêm meso. Lứa tuổi gặp biến chứng nhiều nhất từ 20-30 tuổi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da

Theo lời kể của gia đình, bé gái (trú thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) đang chơi thì nhìn thấy lọ đựng hóa chất NaOH do anh trai mua về làm thí nghiệm nên cho vào miệng ăn vì tưởng nhầm là đường.

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da- Ảnh 1.

Bé gái 5 tuổi nhập viện sau khi ăn nhầm hóa chất NaOH (Ảnh do Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cung cấp)

Sau đó, bé xuất hiện tình trạng đau rát, loét, sưng nề và xung huyết khoang miệng, tổn thương vùng hạ họng, nôn, khàn tiếng. Gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh để điều trị.

Quá trình thăm khám, bác sĩ kết luận niêm mạc thực quản của trẻ bị phù nề, xung huyết, dạ dày có dịch vị lẫn máu đông, niêm mạc phù nề xung huyết…

Hiện tại, sức khỏe trẻ ổn định, các tổn thương đã dần hồi phục, có thể tự ăn và vừa được xuất viện.

Theo các chuyên gia, hóa chất NaOH có tên gọi khác là Natri Hidroxit hoặc xút vảy, xút ăn da. Đây là hóa chất xếp hạng 1 các loại hóa chất nguy hiểm, có tính ăn mòn cao, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, thường tồn tại ở thể rắn, có màu trắng, không mùi và tan nhanh trong nước lạnh.

Nhầm tưởng là đường ăn, bé 5 tuổi nhập viện do nuốt xút ăn da- Ảnh 2.

Hóa chất NAOH nhìn giống như đường

Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo trẻ em là lứa tuổi rất hiếu động và tò mò với những đồ vật trong phạm vi hoạt động của mình. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ khi chơi, cất kỹ và để xa tầm với của trẻ các đồ vật sắc nhọn hay hóa chất để tránh cho trẻ tiếp xúc phải, hạn chế nguy cơ gặp tai nạn sinh hoạt.

Trường hợp không may tai nạn xảy ra, gia đình nên cấp cứu bé bằng cách rửa vết thương liên tục bằng nguồn nước sạch có sẵn gần nhất. Sau đó, đưa con đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiếp tục xử trí nhằm hạn chế tổn thương sâu cho trẻ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn

Ngày 2-5, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về trường hợp bé 6 tháng tuổi ngộ độc vì dùng quá liều vitamin D.

Theo bác sĩ Thái Thiên Nam, Phó trưởng Khoa thận và lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được gia đình đưa đi khám vì nôn, tiểu nhiều, sụt 700 gram trong 1 tháng.

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn- Ảnh 1.

Hình ảnh hai lọ vitamin D được gia đình chia sẻ với bác sĩ

Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 có hình thức bên ngoài giống nhau. Tuy nhiên, có một lọ dành cho người lớn, một lọ cho trẻ em.

“Người nhà nghĩ 2 lọ vitamin D này giống nhau, nên đã cho bé uống lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000 UI/giọt). Như vậy, trẻ đã uống khoảng 15.000 UI/ngày, cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi”- bác sĩ Nam thông tin.

Các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc vitamin D và phải điều trị tích cực. Đến này, sau 5 ngày điều trị, trẻ đã hết nôn, không còn tình trạng mất nước… Tuy nhiên, theo bác sĩ Nam, trẻ sẽ phải ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu.

Sau khi trẻ ra viện vẫn phải tái khám thường xuyên để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi.

Theo bác sĩ Nam, vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển xương cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều vitamin D sẽ rất nguy hiểm, gây ngộ độc.

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vì uống nhầm liều vitamin D người lớn- Ảnh 2.

Bệnh nhi phải dừng ít nhất 6 tháng các chế phẩm canxi và vitamin D sau khi điều trị thải độc

Hàng năm, bệnh viện vẫn tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc vitamin D do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài mà không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.

Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận…

Nếu không sớm phát hiện tình trạng này trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Trưa 15-4, Bệnh viện Quân y 175 cho hay vừa phẫu thuật cho 2 người phụ nữ bị vòng tránh thai chui vào ổ bụng.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ- Ảnh 1.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân sau khi phẫu thuật lấy vòng tránh thai ra

Trường hợp thứ nhất là chị V.T.T (52 tuổi) đặt vòng tránh thai chứa đồng năm 2020 tại bệnh xá. Sau khi đặt vòng được 5 tháng, chị bắt đầu thấy đau mỏi lưng và có đi khám sức khỏe tại cơ quan, chụp X-quang phát hiện có 2 vòng tránh thai. Sau đó, chị đi siêu âm kiểm tra lại thấy chỉ có 1 vòng tránh thai nằm đúng vị trí trong tử cung. Từ đó đến nay, chị vẫn thường xuyên đau ê ẩm lưng và vùng bụng dưới, đi khám siêu âm không ghi nhận bất thường.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ- Ảnh 2.

Vòng tránh thai xuyên cơ tử cung nữ bệnh nhân 24 tuổi

Tuy nhiên, 1 tháng nay chị đau bụng dưới liên tục nhiều hơn nên đến Bệnh viện Quân y 175 khám. Tại đây, chị được chụp CT-scan, kết quả có 2 vòng tránh thai 1 vòng nằm đúng vị trí trong tử cung, 1 vòng lạc chỗ trong ổ bụng nằm giữa tử cung và bàng quang.

Bệnh nhân thứ 2 là chị N.T.N.Y (24 tuổi), mổ lấy thai tháng 9-2022. Sau mổ 2 tháng, chị Y. có đặt vòng tránh thai chứa đồng và không đi khám phụ khoa kiểm tra vòng theo lịch hẹn. Gần đây, chị Y. thường xuyên đau bụng lâm râm vùng hạ vị. Đến khám tại bệnh viện cũng phát hiện vòng tránh thai chữ T xuyên qua cơ tử cung tại vị trí sẹo mổ đẻ cũ, 2 nhánh của vòng dính sát thành bàng quang.

BSCKII Nguyễn Thị Huyền Trang, Phó Chủ nhiệm Khoa Phụ sản-Bệnh viện Quân y 175, cho biết trường hợp chị T. có 1 nhánh ngang của vòng cắm vào mặt trước đoạn dưới cơ tử cung, 1 nhánh ngang nằm trong phúc mạc phủ mặt trước tử cung sát với trần bàng quang, thân vòng nằm ngang trong lớp cơ đoạn dưới cơ tử cung.

Đối với chị Y., do có tiền sử mổ lấy thai, khi vào ổ bụng mạc nối lớn dính lên thành bụng, tiến hành gỡ dính để bộc lộ rõ phẫu trường, nhìn thấy mặt trước tử cung vị trí sẹo mổ cũ dính dính lên thành bụng, mạc nối lớn bao trùm thành một khối ngay sát bàng quang, có một đoạn 2mm dây vòng thò ra ngoài. Bác sĩ đã tỉ mỉ bóc tách, gỡ dính thành công và lấy trọn vòng chữ T, không ghi nhận tổn thương bàng quang. 

Theo bác sĩ Trang, hiện cả 2 bệnh nhân sức khoẻ hồi phục tốt và được xuất viện. Vòng tránh thai có thể di trú trong ổ bụng, cài cắm ở thành trước cơ tử cung, xuyên bàng quang hoặc nằm trong quai ruột, thậm chí đi lạc vào trong cơ quan mạch máu vùng chậu. Vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng nếu không được phát hiện và gắp ra ngoài có thể gây những biến chứng như viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết,..

“Chị em sau khi đặt dụng cụ tránh thai phải thường xuyên kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để tránh việc vòng tránh thai lạc chỗ hoặc gây viêm nhiễm…” – bác sĩ Trang khuyến cáo

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

17 ca mắc ho gà, căn bệnh nguy hiểm dễ chẩn đoán nhầm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết từ đầu năm 2024 đến nay, TP Hà Nội đã có 17 trường hợp mắc ho gà, trong khi cả năm 2023 chỉ có 1 ca và năm 2022 không có ca bệnh.

17 ca mắc ho gà, căn bệnh nguy hiểm dễ chẩn đoán nhầm- Ảnh 1.

Tiêm vắc xin phòng ho gà cho trẻ tại Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chỉ tính từ ngày 8 đến 15-3, Hà Nội đã ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc ho gà. Cả hai đều là trẻ mới 1 tháng tuổi, chưa đến tuổi tiêm vắc-xin ngừa ho gà. Trẻ khởi phát bệnh với các triệu chứng ho, sốt, thở khò khè…

Nhiều trẻ mắc ho gà chưa đến tuổi tiêm vắc-xin

Theo CDC Hà Nội, hầu hết các trường hợp mắc ho gà là trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc-xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Các chuyên gia y tế cho biết ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên, bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh.

Ho gà lây lan nhanh hơn virus cúm, 1 người có thể lây cho 12-17 người. Trẻ em chưa được tiêm chủng vắc-xin ho gà đầy đủ là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh và thường có diễn biến nặng.

Ho gà có biểu hiện và triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể, đối với trẻ ho do cảm lạnh, bởi nhiễm trùng đường hô hấp trên thường bắt đầu với các triệu chứng cảm lạnh, chảy mũi, ngạt mũi và ho.

Đối với trẻ mắc ho gà, các biểu hiện điển hình là trẻ ho rũ rượi, ho từng cơn, mỗi cơn từ 15-20 tiếng ho liên tiếp, càng về sau càng yếu và giảm dần.

Đặc biệt, những cơn ho xuất hiện nhiều làm trẻ yếu dần như ngừng thở do thiếu ôxy, mặt tím tái, mặt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.

Nhiều biến chứng nguy hiểm

Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 6-20 ngày (trung bình 9-10 ngày). 

17 ca mắc ho gà, căn bệnh nguy hiểm dễ chẩn đoán nhầm- Ảnh 2.

Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh ho gà

Một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải trong trường hợp trẻ mắc bệnh ho gà như: Viêm phổi nặng, là biến chứng hô hấp hay gặp, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ suy dinh dưỡng; biến chứng viêm não với tỉ lệ tử vong cao…

Do đó, bác sĩ khuyến cáo khi thấy trẻ nghi ngờ mắc bệnh, cần cách ly trẻ với những trẻ khác (kể cả trẻ đã được tiêm phòng) và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, điều trị càng sớm càng tốt.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn là tiêm vắc-xin theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Đó là các vắc-xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván – DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virus viêm gan B và Haemophilus influenzae type b (vắc-xin 5 trong 1).

Các bà mẹ mang thai trên 20 tuần nên chủ động đến các điểm tiêm chủng để được tư vấn tiêm vắc-xin phòng bệnh trước khi trẻ chào đời để có hệ miễn dịch cho các bé từ sớm.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bé 3 tuổi ăn nhầm thuốc giảm cân chị gái mua trên mạng

Bác sĩ Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương), cho biết sau khi ăn thuốc giảm cân của chị gái, trẻ nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng.

Gia đình cho trẻ vào bệnh viện ở tỉnh Hà Nam cấp cứu và được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bé 3 tuổi ăn nhầm thuốc giảm cân chị gái mua trên mạng- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho một bệnh nhi điều trị tại Khoa Cấp cứu và Chống độc

Tiếp nhận bệnh nhi, bác sĩ đã rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, thuốc nhuận tràng, bù nước điện giải… Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện.

Theo các bác sĩ, loại thuốc giảm cân mà bệnh nhi ăn nhầm được chị gái mua về sử dụng không rõ thành phần, nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ. Người chị gái đã mua tổng số 14 viên thuốc này để giảm cân.

Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận, điều trị một bệnh nhi 13 tuổi (ở Hà Nội) nhập viện do bị ngộ độc thuốc chuột.

Trẻ có tiền sử mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng tự sát. Trước khi vào viện 2 ngày, trẻ uống 2 tuýp thuốc diệt chuột không rõ nguồn gốc. Sản phẩm được đặt mua trên trang thương mại điện tử. Sau uống, trẻ nôn nhiều, chóng mặt và được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân. Kết quả xét nghiệm độc chất, trẻ được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột Natri Fluoroacetat.

Sau gần 3 tuần điều trị tích cực, trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện.

Bác sĩ Hùng nhấn mạnh, loại thuốc chuột gây ngộ độc cho trẻ đã bị cấm lưu hành nhiều năm trước, nhưng hiện được mua bán dễ dàng. Khi ăn hay uống phải, người bệnh có thể co giật, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, hôn mê, tổn thương hệ thần kinh, suy thận, suy gan… dẫn đến tử vong.

Bé 3 tuổi ăn nhầm thuốc giảm cân chị gái mua trên mạng- Ảnh 2.

Loại thuốc diệt chuột bệnh nhi mua trên trang thương mại điện tử

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện cấp cứu do uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc diệt chuột, các chất gây nghiện, thuốc an thần của người lớn…

Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận một số trường hợp trẻ vị thành niên ngộ độc thuốc diệt chuột có chủ đích do trẻ có ý định tự tử.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc, hóa chất độc hại, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần khẩn trương đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. Khi đi cần mang theo vỏ hoặc chai thuốc, hóa chất mà trẻ ăn uống nhầm để các bác sĩ biết nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ nhầm kết quả X-quang: Bệnh viện đến nhà xin lỗi bệnh nhân

Ngày 22-2, đoàn đại diện lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng đã đến nhà ông N.H.H. (61 tuổi, xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) để xin lỗi.

Vụ nhầm kết quả X-quang: Bệnh viện đến nhà xin lỗi bệnh nhân- Ảnh 1.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng – nơi xảy ra vụ việc trả nhầm kết quả chụp X-quang.

Tại đây, người để xảy ra sai sót trong việc trả nhầm kết quả X-quang khiến ông H. bị phẫu thuật… nhầm đã xin lỗi ông H. và gia đình, hứa sẽ cẩn trọng hơn, không để xảy ra những sai sót đáng tiếc. Phía bệnh viện cũng cam kết chăm sóc sức khỏe cho ông H. sau khi để xảy ra nhầm lẫn.

Đại diện gia đình ông H. chấp nhận lời xin lỗi và mong rằng phía bệnh viện rút kinh nghiệm để hạn chế xảy ra nhầm lẫn như vừa qua.

Bác sĩ Lê Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, cho biết bệnh viện đã họp phê bình, rút kinh nghiệm sau vụ việc, yêu cầu y bác sĩ liên quan làm kiểm điểm. Hội đồng kỷ luật sẽ họp để có hình thức kỷ luật phù hợp đối với sự việc này.

Trước đó, Báo Người Lao Động đã thông tin, ngày 20-2, gia đình đưa ông H. đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng khám và điều trị sỏi thận. Kết quả chụp X-quang được gửi cho gia đình thể hiện trong bụng bệnh nhân này có một đoạn ống nhựa.

Căn cứ kết quả này, bác sĩ tư vấn gia đình đưa ông H. làm thủ thuật nội soi lấy ống nhựa ra. Thế nhưng, sau khi thực hiện thủ thuật nội soi thì không tìm thấy đoạn ống nhựa thể hiện trong kết quả chụp X-quang.

Nguyên nhân vụ việc do ông H. bị trả nhầm kết quả chụp X-quang của một bệnh nhân khác.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vụ mổ nhầm ở Lâm Đồng: Xem xét nguyện vọng người bệnh

Chiều 22-2, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng về việc xác minh, xử lý sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Theo công văn này, ngày 21-2 trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về việc bệnh nhân bị mổ nhầm, nguyên nhân do trả nhầm kết quả chụp X-quang tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Vụ mổ nhầm ở Lâm Đồng: Xem xét nguyện vọng người bệnh- Ảnh 1.

Kết quả X-quang dị vật của bệnh nhân cần mổ bị bác sĩ nhầm với bệnh nhân khác dẫn đến phẫu thuật sai người. Ảnh: VNE

Thực hiện chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế liên hệ, tổ chức gặp gỡ gia đình, xin lỗi và xem xét nguyện vọng của người bệnh, gia đình để giải quyết hợp tình, hợp lý.

Khẩn trương làm việc với Ban giám đốc Bệnh viện, chỉ cho phép phẫu thuật khi đã đủ các điều kiện bảo đảm an toàn cho người bệnh; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết năm 2023, đơn vị này đã có Đoàn giám sát việc cải tiến chất lượng và khảo sát hài lòng người bệnh tại một số tỉnh, trong đó có bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Sau đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có công văn về việc rà soát, củng cố hoạt động cải tiến chất lượng, khảo sát sự hài lòng và phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc cải tiến chất lượng vẫn chưa đạt yêu cầu khi để xảy ra sự cố tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng.

Đề nghị Sở Y tế, bệnh viện rút kinh nghiệm sâu sắc, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế và văn bản chỉ đạo khắc phục của Đoàn giám sát đã chỉ ra; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan và đề xuất các hình thức xử lý.

Báo cáo nhanh gửi về Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế trước ngày 24-2 và công khai kết quả trên các phương tiện truyền thông.

Trước đó, ngày 20-2, bệnh nhân N.H.H. (61 tuổi, trú huyện Lâm Hà) được gia đình đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng để thăm khám.

Sau khi được chụp X-quang, nam bệnh nhân này nhận thông báo bên trong bụng có một sợi dây và được tư vấn làm thủ thuật mổ nội soi để lấy sợi dây này ra. Tuy nhiên, khi làm thủ thuật, các bác sĩ phát hiện không có sợi dây nào trong bụng của ông H.

Tiến hành chụp chiếu lại, nhân viên y tế phát hiện đã trả nhầm kết quả chụp X-quang của một bệnh nhân khác.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhâm nhi món này ngày Tết, bớt lo tăng đường huyết

Các thí nghiệm của nhóm tác giả đến từ Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã chứng minh rằng ăn nhẹ một chút hạt dẻ cười (quả hồ trăn) có thể làm giảm quá trình sản xuất glucose, từ đó khống chế mức đường huyết lúc đói.

Tác dụng này đặc biệt có lợi cho những người đang rơi vào tình trạng tiền tiểu đường hoặc tiểu đường type 2, vốn rất phổ biến trong xã hội ngày nay do lối sống công nghiệp.

Nhâm nhi món này ngày Tết, bớt lo tăng đường huyết- Ảnh 1.

Các loại hạt có lợi cho sức khỏe tim mạch, chuyển hóa, trong đó hạt dẻ cười được chứng minh là giúp kiểm soát đường huyết – Ảnh minh họa từ Internet

Ngoài ra, một tin vui dành cho những người cố bỏ thói quen ăn khuya mà không được: Tác dụng kiểm soát đường huyết của hạt dẻ cười càng tốt nếu được dùng như một bữa ăn nhẹ vào khoảng thời gian từ sau bữa tối cho đến trước khi đi ngủ.

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, một thử nghiệm chéo ngẫu nhiên kéo dài 2 giai đoạn đã được tiến hành. Những người tham gia được cung cấp 57 g/ngày hạt dẻ cười rang khô không ướp muối vào ban đêm.

Suất ăn nhẹ này chứa khoảng 319 kcal, đủ để bạn dập tắt cảm giác “buồn miệng” ban đêm.

Sau 12 tuần, những người ăn đêm kiểu này cho thấy khả năng kiểm soát tốt hơn những người không ăn. Hiệu quả giúp kiểm soát đường huyết cũng được ghi nhận ở nhóm sử dụng loại đồ ăn nhẹ chứa carbohydrate dành riêng cho người tiểu đường.

Điều này chứng minh việc ăn đêm một chút ở người có đường huyết cao lại trở nên có lợi, giúp giảm được đường huyết vào sáng hôm sau.

Tuy vậy, lựa chọn hạt dẻ cười tối ưu hơn so với các dạng bữa ăn nhẹ khác. Loại hạt này đặc biệt giàu chất xơ và axit béo không bão hòa, ngoài giúp điều hòa glucose còn tăng cường sức khỏe mạch máu, theo News-Medical.

Do vậy, nó đem đến lợi ích kép, bởi các mạch máu cũng là cơ quan dễ bị tổn thương do biến chứng của bệnh tiểu đường.

Một số thử nghiệm độc lập cho thấy tiêu thụ hạt dẻ cười cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin, tức giúp người bị tiểu đường, tiền tiểu đường cải thiện “từ gốc”.

Theo các tác giả, thống kê tại Mỹ cho thấy tỉ lệ mắc tiền tiểu đường lên đến 38% dân số trưởng thành, trong đó 74% có nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người phụ nữ suốt 50 năm ngủ không nhắm mắt được

Trưa 22-4, TS-BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc cho hay ông cùng đồng sự vừa phẫu thuật xong vùng mắt, trả lại giấc ngủ cho một nữ Việt kiều (62 tuổi, ở Hà Lan) suốt 50 năm khốn khổ do không nhắm mắt lại được.

Người phụ nữ suốt 50 năm ngủ không nhắm mắt được - Ảnh 1.

Bác sĩ Tú Dung thăm khám nữ Việt kiều trước khi phẫu thuậtNgười

Năm 12 tuổi người phụ nữ này bị tai nạn thương tâm cả đầu tóc bị quấn vào máy ghe đang nổ khiến toàn bộ cả tóc da đầu bong tróc và cả da mắt cuốn chặt luôn vào đó.

Trải qua nhiều lần đại phẫu ghép da đầu, ghép mắt, dù giữ được mạng sống, da đầu đã được khâu lành nhưng để mảng sẹo lớn trên đầu không còn tóc của người phụ nữ tội nghiệp. Riêng vùng mắt dù đã ghép da nhưng không khép lại được nên suốt 50 năm qua bà rất khổ sở, không thể nào ngủ ngon giấc, đặc biệt mắt rất bị xốn rát mỗi lần rửa mặt, tắm. Bà cũng đi nhiều bệnh viện nhưng không nơi nào nhận chữa trị.

Biết được bác sĩ Tú Dung phẫu thuật thành công khuôn mặt anh Mến (chàng trai “mặt quỷ”-Báo Người Lao Động nhiều lần thông tin), bà từ Hà Lan về Việt Nam mong tìm được vận may.

Sau nhiều giờ, ca phẫu thuật thành công, các bác sĩ lấy da phần sau tai để ghép mí mắt giúp cử động nhắm mở dễ dàng hơn. Giờ đây nữ Việt kiều không còn xốn rát và có thể ngủ ngon giấc hơn sau 50 năm sống trong khốn khổ.

TIN-ẢNH-CLIP: NGUYỄN THẠNH

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Đừng nhầm lẫn bệnh cúm, cảm lạnh với Covid-19

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay, những bệnh đường hô hấp như viêm phổi, cúm, viêm phế quản, viêm xoang, bạch hầu… vẫn có nguy cơ bùng phát trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Cơ thể nhạy cảm với virus trong mùa lạnh

Thời tiết Hà Nội chuyển lạnh nên hơn một tuần nay, chị Nguyễn Thu H. (46 tuổi, ở quận Hoàng Mai) luôn trong tình trạng hắt hơi, sổ mũi, khàn tiếng, ho nhiều… Dù đã tiêm đủ liều vắc-xin nhưng khu vực xung quanh có nhiều người mắc Covid-19 khiến chị không khỏi lo lắng và tự xét nghiệm nhanh Covid-19 ở nhà.

Kết quả là âm tính nhưng chị H. vẫn chưa yên tâm bởi khu vực chị sinh sống là vùng dịch “màu cam” nên chị lại đến bệnh viện khám. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chị H. được chẩn đoán nhiễm cúm mùa. “Bình thường, cứ mỗi đợt thời tiết thay đổi thì tôi thường bị cúm mùa. Cả tuần người mệt mỏi, ngây ngấy sốt, “ho như cuốc kêu”, không làm được việc gì. Sau khi nghỉ ngơi, tẩm bổ để tăng sức đề kháng, sức khỏe tôi tốt dần. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, chỉ cần hắt hơi, sổ mũi là đã nghĩ mình có thể bị mắc Covid-19″ – chị H. nói.

Đừng nhầm lẫn bệnh cúm, cảm lạnh với Covid-19 - Ảnh 1.

Tiêm vắc-xin cho người dân tại Bệnh viện Bạch Mai (TP Hà Nội)Ảnh: HẢI ANH

Chị Hoàng Bích Ng. (32 tuổi) có con trai 6 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương cho biết trước khi nhập viện 3 ngày, bé xuất hiện triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Gia đình cho bé uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi thấy bé có biểu hiện thở nhanh, sốt, khò khè thì gia đình đưa đến bệnh viện. Cháu bé được chẩn đoán bị nhiễm virus hợp bào hô hấp. Sau gần 1 tuần điều trị và chăm sóc đặc biệt, hiện tình trạng sức khỏe của bé tiến triển tốt nhưng vẫn phải theo dõi thêm.

PGS-TS Lê Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết virus là một trong những tác nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp (RSV). Ngoài ra còn có các loại virus khác như: Rhinovirus, hMPV, Adenovirus, cúm… Đây một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu – đông hoặc xuân – hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm). Bệnh hay gặp ở nhóm dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia y tế, nhiều trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng lâm sàng, trong khi bệnh Covid-19 và cúm mùa có các biểu hiện tương tự, gần giống nhau. Tổ chức Y tế thế giới thống kê hằng năm có hơn 4 triệu trẻ em tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp (chủ yếu do viêm phổi), trẻ dưới 5 tuổi có thể bị viêm đường hô hấp cấp 4 – 6 lần/năm.

Lưu ý, vào mùa lạnh khiến người cao tuổi, người có bệnh nền… không đủ sức đề kháng để kịp thích ứng với nhiệt độ nên đường thở dễ bị nhiễm cảm, dẫn đến các đợt kịch phát hơn so với các mùa khác.

Phân biệt bệnh Covid-19 với bệnh cúm

Theo giới chuyên môn, cảm cúm, cảm lạnh là căn bệnh thường gặp và hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe của người trưởng thành nhưng lại ảnh hưởng lớn tới trẻ em nếu mắc phải. Nguyên do là bởi trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nếu gặp điều kiện bất lợi có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp như phổi, phế quản.

Với bệnh Covid-19, những người mắc bệnh khi chưa được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, viêm họng, sổ mũi, ho dai dẳng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị mất khứu giác, khó thở… Nếu bệnh nặng, ngoài tổn thương ở cơ quan hô hấp còn gây khó thở, suy hô hấp…

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy những người tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đủ liều mà mắc bệnh thì triệu chứng nhẹ hơn, giống như cảm cúm và ít gây biến chứng nặng so với người chưa tiêm chủng. Phần lớn các trường hợp đã tiêm đủ liều vắc-xin khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng ít trầm trọng và hiếm khi phải nhập viện, thậm chí tỉ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết bệnh Covid-19 và cúm có triệu chứng tương tự, gần giống nhau. Tuy nhiên, người bị Covid-19 thường chỉ ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt, mất khứu giác, khác với biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi của cúm.

Bệnh cảm lạnh thường nhẹ hơn so với cúm, có thể khỏe lại sau vài ngày. Triệu chứng thông thường của cảm cúm, cảm lạnh bao gồm sốt, ho, đau mỏi người, có các tổn thương viêm long đường hô hấp… Hiện nay, tỉ lệ tiêm đủ liều vắc-xin ngày càng cao nên triệu chứng của bệnh Covid-19 ngày càng nhẹ và khó nhận biết hơn, vì vậy để xác định đúng bệnh, cần dựa vào yếu tố dịch tễ và thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 khi cần.

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền tư vấn: Trong thời tiết chuyển mùa cần giữ ấm cơ thể, thường xuyên tập luyện thể thao, thực hiện dinh dưỡng hợp lý; vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý; vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay để hạn chế lây truyền mầm bệnh. Cần nâng cao đề kháng bằng nhiều vắc-xin khác như vắc-xin cúm mùa, thủy đậu, sởi – quai bị – Rubella, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 đầy đủ, thực hiện các liều tiêm bổ sung và nhắc lại theo khuyến cáo bởi vắc-xin là tấm lá chắn phòng Covid-19 hữu hiệu nhất, đặc biệt với người ngoài 50 tuổi, người có bệnh nền, bệnh mạn tính. 

Các chuyên gia khuyến cáo nếu có những triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 cộng với yếu tố dịch tễ nguy cơ thì tự cách ly tại nhà, tuân thủ 5K, thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 hoặc gọi điện thoại đến cơ sở y tế để được tư vấn.

NGỌC DUNG

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

TP HCM khuyến cáo tổ chức tiêm riêng từng đối tượng để tránh nhầm lẫn vắc-xin

Sở Y tế TP HCM vừa ban hành văn bản khẩn về việc tăng cường bảo đảm an toàn tiêm chủng trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Sở Y tế TP HCM yêu cầu các đơn vị tiêm chủng tuyệt đối không được bỏ qua nội dung kiếm tra “5 đúng” trước khi thực hiện mỗi mũi tiêm, gồm: tiêm đúng đối tượng, đúng lịch tiêm, đúng vắc-xin (về loại và hạn dùng), đúng liều lượng (rút đúng liều lượng vắc-xin) và đường sử dụng.

TP HCM khuyến cáo tổ chức tiêm riêng từng đối tượng để tránh nhầm lẫn vắc-xin - Ảnh 1.

Trẻ được tiêm chủng mở rộng tại phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM

Bên cạnh đó, các điểm tiêm chỉ ký xác nhận “Đã tiêm” sau khi mũi tiêm đã được thực hiện; luôn bảo đảm đầy đủ và sẵn sàng phương tiện cấp cứu cơ bản, dụng cụ, thiết bị phục vụ tiêm chủng. Nhân viên y tế phải bảo đảm đã tập huấn đầy đủ và nắm vững kiến thức về an toàn tiêm chủng, về xử trí phản vệ và các sự cố sau tiêm.

Đơn vị thực hiện phải thường xuyên nhắc nhở nhân viên tham gia tiêm chủng tăng cường cảnh giác theo dõi người sau tiêm, phát hiện sớm dấu hiệu phản vệ và đánh giá đúng mức độ để xử trí phù hợp, kịp thời.

Đối với các trạm y tế tổ chức tiêm cho nhiều đối tượng, nhiều loại vắc-xin như Covid-19 và vắc- xin tiêm chủng mở rộng, cố gắng tổ chức các buổi tiêm riêng. Nếu phải tổ chức tiêm trong cùng một buổi, cần tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình thực hiện để không xảy ra nhầm lẫn vắc-xin.

Theo Cổng thông tin Covid-19 TP HCM, hiện thành phố đã tiêm được tổng cộng 13.664.734 mũi vắc-xin Covid-19, trong đó tổng số mũi 1 là 7.822.405, mũi 2 là 5.842.329.

Tin, ảnh: Hải Yến

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

[Chế biến] – Nhâm nhi bánh khoai chiên tôm cho chiều lạnh

Mùa đông mà được nhâm nhi những chiếc bánh khoai tôm giòn ngon, nóng hổi thì thật là tuyệt!

Nguyên liệu:

– Tôm: 100g

– Khoai: 2 củ

– Bột chiên giòn

– Gia vị

 [Chế biến] - Nhâm nhi bánh khoai chiên tôm cho chiều lạnh

Tham khảo cách làm khoai lang chiên tôm dưới đây.

Cách làm:

Bước 1: Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch sau đó bào khoai thành sợi.

 [Chế biến] - Nhâm nhi bánh khoai chiên tôm cho chiều lạnh

Bước 2: Tôm đồng cắt bỏ râu, rửa sạch tôm sau đó ướp tôm với một ít hạt nêm cho ngấm gia vị.

 [Chế biến] - Nhâm nhi bánh khoai chiên tôm cho chiều lạnh

Bước 3: Cho bột chiên giòn vào tô, tiếp đó thêm khoảng 200ml nước vào hòa tan bột, sau đó cho khoai lang đã bào và tôm đã ướp vào trộn đều.

 [Chế biến] - Nhâm nhi bánh khoai chiên tôm cho chiều lạnh

Bước 4: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn. Múc từng muỗng hỗn hợp bột vào chiên ngập dầu ở lửa vừa. Khi một mặt bánh chuyển vàng thì lật bánh. Chiên cho đến khi bánh chín vàng đều thì gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

 [Chế biến] - Nhâm nhi bánh khoai chiên tôm cho chiều lạnh

Bánh khoai chiên tôm giòn ngon, nóng hổi chấm cùng tương ớt cay cay vô cùng hấp dẫn.

 [Chế biến] - Nhâm nhi bánh khoai chiên tôm cho chiều lạnh

Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm bánh khoai chiên tôm!

Theo Bảo Minh

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết [Chế biến] – Nhâm nhi bánh khoai chiên tôm cho chiều lạnh
Tin tức giải trí » Ẩm thực

[Chế biến] – Tai heo ngâm mắm giòn giòn nhâm nhi ngày Tết

Thưởng thức độ ngon, giòn lại chua chua ngòn ngọt của tai heo ngâm mắm khiến ai cũng mê mẩn.

Nguyên liệu:

– 3-4 tai heo

– 100 ml nước mắm, 200 gr đường, 100 ml dấm, 50 ml nước lạnh

– Vài nhánh sả đập dập, 1 chút xíu muối, 1 củ hành tây, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 cục đường phèn

– Hành hương, ớt và tỏi, sả thái sợi

Thực hiện:

Bước 1: Tai heo rửa qua nước có pha chút muối, sau đó rửa lại bằng nước lạnh.

Bước 2: Nấu 1 nồi nước cùng với sả và hành tây, nước cốt chanh, ½ muỗng cà phê muối và đường phèn. Khi nước sôi, cho tai heo vào luộc khoảng 30 phút với lửa hơi thấp.

Khi tai heo chín, vớt thịt ra cho ngay vào thau nước lạnh có vài cục đá và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, ngâm 2-3 phút sau đó vớt ra để ráo.

 [Chế biến] - Tai heo ngâm mắm giòn giòn nhâm nhi ngày Tết

Đem tai heo thái lát, lưu ý không thái quá mỏng.

 [Chế biến] - Tai heo ngâm mắm giòn giòn nhâm nhi ngày Tết

Bước 3: Cho nước mắm, đường, nước, dấm vào nồi hòa tan trong một nồi. Sau đó bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ, khi nước mắm sôi, thời gian nấu khoảng 12-15 phút là tắt bếp để thật nguội.

Bước 4: Xếp tai heo, ớt, tỏi, hành tím, sả vào hũ thủy tinh sạch, sau đó đổ nước mắm vào, đậy nắp lại để qua ngày là ăn được rồi.

 [Chế biến] - Tai heo ngâm mắm giòn giòn nhâm nhi ngày Tết

 [Chế biến] - Tai heo ngâm mắm giòn giòn nhâm nhi ngày Tết

Khi ăn, cho tai heo ngâm mắm ra đĩa, trang trí với ít dưa chuột tỉa hoa và xà lách cho đẹp mắt.

 [Chế biến] - Tai heo ngâm mắm giòn giòn nhâm nhi ngày Tết

Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm tai heo ngâm mắm!

Theo Lâm Anh Đào

Khám phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết [Chế biến] – Tai heo ngâm mắm giòn giòn nhâm nhi ngày Tết
Tin tức giải trí » Ẩm thực

close(x)
close(x)