May 20, 2024

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Ngày 7-5, ông Tăng Quốc Lập, Phó chủ tịch UBND TP Long Khánh (Đồng Nai), cho biết liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) khiến 568 người nhập viện khám và điều trị, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra- Ảnh 1.

Tính đến nay, chỉ còn 124 bệnh nhân nằm theo dõi tại bệnh viện

Cụ thể, trên địa bàn vừa qua xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghi ngờ là do ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP Long Khánh).  Tính đến sáng 7-5 chỉ còn 124 bệnh nhân còn nằm theo dõi tại Bệnh viện Long Khánh và Bệnh viện Cao su Đồng Nai. 

Tất cả đều ổn định không có dấu hiệu nặng. Riêng ca nặng ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) vẫn đang theo dõi chưa có chuyển biến. Các ca ở Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đều ổn, 1 ca nặng đã có dấu hiệu tích cực

Sau khi nhận được thông tin, UBND TP Long Khánh đã chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ. Quá trình kiểm tra và làm việc, ghi nhận tiệm bán bánh mì thịt trên phục vụ khoảng 1.000 ổ/ngày không có giấy phép kinh doanh tại địa chỉ trên và không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tại đây, có 4 người làm việc trực tiếp không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, không có giấy khám sức khỏe.

Tuy nhiên, theo quy định cần chờ kết quả xét nghiệm của Viện Y tế công cộng TP HCM để chứng minh hành vi “bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm” của chủ cơ sở kinh doanh trên.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra- Ảnh 3.

Đại diện Công an TP Long Khánh thông tin về sự việc

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Long Khánh, trong 568 ca ngộ độc trên, có những ca rất nặng và đa số là trẻ em. Vụ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, do đó căn cứ quy định tại Bộ Luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, UBND TP Long Khánh đã chuyển các hồ sơ xác minh bước đầu về cơ sở kinh doanh nói trên cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Long Khánh để điều tra làm rõ theo quy định pháp luật.

Trong khi đó, thượng tá Lê Chí Hiếu, Phó trưởng Công an TP Long Khánh, cho biết vụ việc đang được Bộ Công an quan tâm. Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp Công an TP Long Khánh vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc.

Cơ quan công an đã tiến hành lấy mẫu bánh mì để giám định nhằm xác định nguyên nhân ngộ độc, đồng thời làm việc với một số bệnh nhân và người liên quan.

“Cơ quan điều tra đang xác minh, truy xuất nguồn gốc nguồn nguyên liệu thực phẩm mà tiệm bánh sử dụng, chế biến dẫn đến vụ việc. Với sự việc phức tạp diễn ra, nhiều người bị ảnh hưởng đến sức khỏe đã đủ xác định có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm” – thượng tá Hiếu nhìn nhận.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Giữ lại ánh sáng cho trẻ bị corticoid tàn phá

Bị chàm bẩm sinh trên đôi bàn tay, gia đình em M.H (ở quận 8, TP HCM) mua thuốc có corticoid về bôi. Nhưng do sử dụng thuốc có corticoid trong một thời gian dài dẫn đến em bị biến cố “cửa sổ tâm hồn”, tăng nhãn áp, đau nhức mắt, nhìn mờ và phải bảo lưu chương trình học để điều trị.

“Sát thủ” gây mù lòa

Một trường hợp khác là em T.A (ngụ quận Bình Tân, TP HCM), mắc bệnh lý viêm màng bồ đào tại mắt. Theo gia đình chia sẻ, em cần điều trị corticoid uống và nhỏ mắt kéo dài. Sau một thời gian, em cảm thấy nhức mắt, nhức đầu và nhìn mờ. Tình trạng ngày càng nặng nên gia đình mới đưa đi thăm khám.

Tại Bệnh viện Mắt TP HCM, các bác sĩ xác định 2 bệnh nhi trên mắc bệnh cườm nước thứ phát do tác hại của thuốc có thành phần corticoid. Đây chỉ là “điển hình” trong số bệnh nhân bị biến cố đôi mắt hiện đang được nơi đây tiếp nhận điều trị.

Theo BS chuyên khoa II Mai Đăng Tâm, Khoa Glaucoma Bệnh viện Mắt TP HCM, hiện nay việc sử dụng hoạt chất corticoid (dân gian thường gọi là thuốc dexa) không kiểm soát là tác nhân gây hại. Đa phần người dân có thể tự mua dễ dàng tại quầy thuốc hoặc tự dùng tiếp toa thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ dẫn đến việc nhiều trường hợp bị mắc bệnh Glaucoma do corticoid. Ngoài ra, một số bệnh lý cần phải được điều trị với corticoid kéo dài bằng đường toàn thân (uống, tiêm) và tại chỗ (hít, thoa, nhỏ hoặc tiêm tại mắt) như hen suyễn, chàm, viêm kết mạc dị ứng, những bệnh lý tự miễn và ghép tạng…

“Bên cạnh hiệu quả trong kiểm soát viêm giúp bệnh nhân cảm thấy hết nhanh các triệu chứng nhưng sau đó, việc tăng áp lực nội nhãn (nhãn áp) và Glaucoma là biến chứng không mong muốn của thuốc có corticoid. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến giảm thị lực và mù lòa không hồi phục ở những bệnh nhân sử dụng corticoid kéo dài” – BS Tâm cảnh báo.

BS chuyên khoa II Trang Thanh Nghiệp, Trưởng Khoa Glaucoma Bệnh viện Mắt TP HCM, cho biết bệnh này có nhiều nguyên nhân, riêng ở trẻ em chủ yếu do bẩm sinh và có thể phát hiện từ khi trẻ mới vài tháng tuổi. Cứ mỗi 10.000 bệnh nhân có sử dụng corticoid sẽ có 280 người bị Glaucoma do corticoid. Tần suất Glaucoma steroid chiếm tỉ lệ 1/4 trong các hình thái Glaucoma thứ phát.

“Điều đáng nói, bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục đích điều trị Glaucoma là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác. Người mắc bệnh này có thể duy trì thị lực bằng các phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Hiện nay, Bệnh viện Mắt TP HCM là đơn vị chính tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp trẻ tăng nhãn áp và Glaucoma thứ phát do corticoid” – BS Nghiệp nhấn mạnh.

Giữ lại ánh sáng cho trẻ bị corticoid tàn phá- Ảnh 1.

Phẫu thuật bệnh nhi Glaucoma tại Bệnh viện Mắt TP HCM

Hướng mới tối ưu hóa chữa trị

Trước thực trạng này, một hướng điều trị mới được Bệnh viện Mắt TP HCM nghiên cứu thực hiện đem lại hiệu quả cao. Đó là phương pháp mở góc tiền phòng kết hợp rửa góc tiền phòng. Phẫu thuật này mở ra hướng điều trị tối ưu, tiên tiến, an toàn và tiết kiệm chi phí điều trị. Công trình này cũng vừa được vinh danh tại Giải thưởng Thành tựu y học Việt Nam năm 2023, do ngành y tế TP HCM tổ chức.

Theo BS Tâm, trong điều trị Glaucoma, không có phẫu thuật nào được xem là phẫu thuật triệt để. Có những phẫu thuật mới sử dụng thiết bị đắt tiền nhưng sau nghiên cứu vài năm thì thiết bị đó không còn hiệu quả nữa, phải thay thế bằng phương pháp phẫu thuật khác. Glaucoma là một vấn đề nan giải, đặc biệt ở trẻ em, cần phải theo dõi và điều trị suốt đời.

“Đây là điều trăn trở nhất đối với chúng tôi trước tình trạng tăng nhãn áp ở những bệnh nhân Glaucoma do corticoid. Qua xác định là do những biến đổi cấu trúc tại con đường thoát lưu dịch của mắt, anh em bác sĩ trẻ dày công nghiên cứu và đã tìm ra một phương pháp phẫu thuật tối ưu hơn” – BS Tâm chia sẻ.

So với trước đây, phẫu thuật trong điều trị Glaucoma thứ phát do corticoid là cắt bè củng mạc hoặc đặt van dẫn lưu tiền phòng, nhằm tạo một con đường thay thế giúp thoát lưu dịch nội nhãn ra bên ngoài để hạ nhãn áp. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, tình trạng viêm và xơ sẹo nhiều làm tỉ lệ thất bại cao, trẻ phải trải qua phẫu thuật thêm nhiều lần. Những phẫu thuật này nguy cơ cao gây những biến chứng nguy hiểm đe dọa thị lực như hạ nhãn áp quá mức, bong hắc mạc, nhiễm trùng bọng, viêm mủ nội nhãn…

Giải thích phương pháp mới, BS Tâm cho rằng phẫu thuật này giúp tái lập con đường thoát lưu dịch tự nhiên sẵn có của mắt (đã bị tắc nghẽn do dùng corticoid kéo dài) và giải quyết nguyên nhân chính của tình trạng tăng nhãn áp. Đây là một phẫu thuật kết hợp mới, ít xâm lấn, có hiệu quả kinh tế cao và an toàn so với điều trị số lượng lớn thuốc nhỏ hạ nhãn áp và những phẫu thuật truyền thống. Thành công này của Bệnh viện Mắt TP HCM đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho người bệnh, nhất là bệnh nhi.

Sau 4 năm nghiên cứu áp dụng (từ năm 2022), đến nay, bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho hơn 50 bệnh nhân gặp vấn đề nói trên. Phẫu thuật được đưa vào phác đồ điều trị của bệnh viện và có thể được nhân rộng áp dụng tại các cơ sở nhãn khoa tại Việt Nam cũng như trên thế giới nhằm mang lại thị lực và chất lượng thị giác tốt nhất cho người bệnh.

Nằm trong nhóm tác giả nghiên cứu, BS Nguyễn Quang Đại, Bệnh viện Mắt TP HCM, thông tin thêm kỹ thuật này nếu phổ biến đến các bệnh viện tuyến tỉnh thì bệnh nhân sẽ được điều trị sớm hơn.

“Chúng tôi rất hạnh phúc vì góp phần giữ lại ánh sáng cho trẻ mắc cườm nước, xóa bỏ mặc cảm tâm lý cũng như sự gián đoạn trong học tập khi thị lực của các em bị suy giảm. Càng ý nghĩa hơn, kỳ tích này góp phần đồng hành chiến lược chống mù lòa tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung” – BS Đại nhấn mạnh. 

Tầm soát bệnh Glaucoma miễn phí

Glaucoma là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa trên thế giới, đứng thứ hai sau đục thủy tinh thể. Ước tính đến năm 2020, trên toàn thế giới có khoảng 79,6 triệu người bị bệnh này, trong đó 4,5 triệu người bị mù – chiếm khoảng 6% dân số thế giới. Do tiến triển âm thầm, khoảng 50% bệnh nhân ở những nước đã phát triển và 90% bệnh nhân ở những nước đang phát triển không biết mình bị mắc bệnh.

Hưởng ứng Tuần lễ Glaucoma thế giới (từ ngày 10 đến 16-3), Bệnh viện Mắt TP HCM mở đợt tầm soát bệnh Glaucoma miễn phí bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo cho khoảng 500 người (trên 40 tuổi hoặc gia đình đã có người mắc bệnh cườm nước, có yếu tố nguy cơ bị cườm nước như cận thị, viễn thị, sử dụng thuốc corticoid kéo dài…), bắt đầu từ ngày 12 đến 29-3. Đây là giải pháp công nghệ số mà bệnh viện nghiên cứu phát triển để chuẩn hóa tầm soát phát hiện bệnh sớm. Người dân quan tâm vui lòng đăng ký qua các số điện thoại: 08.67312642 – 08.67312571 (bác sĩ Tuyết Mai) hoặc số 08.67938773 (điều dưỡng Phong).

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Người đàn ông Campuchia mắc bệnh hiểm quyết sang Việt Nam chữa trị

Ông P. nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội, buồn nôn, không xảy ra tình trạng yếu liệt tay chân. Ông có tiền sử bệnh huyết áp nhưng không điều trị thường xuyên, khi đang ăn cơm tối cùng gia đình thì khởi phát các triệu chứng nói trên.

Người đàn ông Campuchia mắc bệnh hiểm quyết sang Việt Nam chữa trị- Ảnh 1.

Ông P. vỡ mạch máu não ở Campuchia qua Việt Nam được các bác sĩ cứu kịp

Tại bệnh viện quê nhà, các bác sĩ đã tiến hành chụp CT scan sọ não phát hiện tình trạng vỡ túi phình động mạch cảnh trong trái, chẩn đoán xuất huyết dưới nhện và tư vấn nên qua Thái Lan để can thiệp cho gần. Tuy nhiên, gia đình quyết định đưa ông sang Việt Nam để chữa trị.

Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, kết quả chụp lại CT scan sọ não cho thấy máu trong khoang dưới nhện đã hấp thu một phần, túi phình động mạch cảnh trong trái kích thước lớn, nhiều thùy, bờ không đều và có nhú vỡ. Đánh giá nguy cơ tái vỡ rất cao, các bác sĩ chỉ định tắc túi phình càng sớm càng tốt.

ThS.BS Phạm Định Chương, Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, cho biết bệnh nhân có túi phình kích thước 5.2×4.5mm, đường kích cổ 3.2mm. Ngoài ra, còn thêm 1 túi phình kích thước nhỏ nằm ngay sát túi phình vỡ.

Qua 1 giờ, các bác sĩ thả tổng cộng 7 coils (các vòng xoắn kim loại) vào trong để tắc hoàn toàn túi phình, bảo tồn các mạch máu. Sau can thiệp, ông P. phục hồi tốt, tỉnh táo, giảm đau đầu, không yếu liệt tay chân, đã có thể vận động đi lại, sinh hoạt bình thường.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Đề xuất BHYT trả phí khám sàng lọc ung thư, tiểu đường

Nội dung trên được Bộ Y tế đưa vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, trong đó đề xuất bổ sung, mở rộng đối tượng được quỹ BHYT chi trả.

Đề xuất BHYT trả phí khám sàng lọc ung thư, tiểu đường- Ảnh 1.

Đăng ký khám bệnh tại cơ sở y tế

Đề xuất sàng lọc nhiều bệnh ung thư thường gặp

Theo đó, quan điểm của Bộ Y tế là việc khám bệnh nhằm đánh giá nguy cơ và điều trị ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lý, do đó cần mở rộng chi trả.

Diện sàng lọc được đề xuất ưu tiên mở rộng chi trả bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan C và B.

Bộ Y tế đánh giá mở rộng phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT mang lại giá trị kinh tế lớn do phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm chi phí điều trị ở giai đoạn muộn. Khi bệnh nặng kèm theo các biến chứng, phải sử dụng thuốc phát minh, đặc trị, các kỹ thuật chẩn đoán, cận lâm sàng có chi phí cao.

Năm 2023, chi phí của 6 nhóm bệnh ung thư thường gặp (vú, phổi, gan, đại tràng, dạ dày, tiền liệt tuyến) từ quỹ BHYT là 6.186 tỉ đồng. Việc chẩn đoán và điều trị sớm còn giúp tiết kiệm ngân sách chi cho hoạt động phòng bệnh và chi phí để giải quyết các vấn đề sức khỏe, xã hội.

Ví dụ, với bệnh tiểu đường type 2, năm 2021 ước tính số bệnh nhân ở Việt Nam là gần 4 triệu người, trong đó 50% chưa được chẩn đoán. Quỹ BHYT chi cho điều trị gần 2 triệu bệnh nhân, chi phí riêng tiền thuốc là hơn 3.000 tỉ đồng/năm, chiếm khoảng 8,4% tổng chi quỹ BHYT.

Năm 2023 ghi nhận hơn 15,5 triệu lượt khám chữa bệnh tiểu đường, chi phí lên đến trên 6.766 tỉ đồng, chiếm 5,6% tổng chi quỹ. Còn gần 22 triệu lượt khám chữa bệnh tăng huyết áp, chi phí hơn 6.000 tỉ đồng/năm, chiếm 4,9% tổng chi quỹ.

Tiết kiệm nhiều tỉ đồng

Bộ Y tế cho rằng nếu sàng lọc tiểu đường type 2 sẽ tiết kiệm được cho Quỹ BHYT trung bình 162,3 tỉ đồng/năm trong 10 năm đầu tiên triển khai. Sàng lọc tăng huyết áp, số tiền tiết kiệm được trung bình 1.216,8 tỉ đồng/năm.

Đối với người dân, chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh giúp tăng khả năng bảo đảm tài chính, tiết kiệm chi phí điều trị, đi lại, tạm trú so với khi bệnh nặng, giảm chi phí đồng chi trả. Như vậy, người dân được BHYT chi trả phí khám, chữa bệnh, giảm tỉ lệ chi tiền túi từ 43% xuống còn khoảng 23% vào năm 2025.

Theo Bộ Y tế, quỹ BHYT có tăng chi cho việc bổ sung quyền lợi trong giai đoạn 3 năm đầu khi triển khai, nhưng lại có thể bù đắp bằng việc tiết kiệm chi phí điều trị bệnh nặng, kỹ thuật cao, chi phí lớn. Đặc biệt, chi phí điều trị thường cao hơn gấp nhiều lần chi phí chẩn đoán sớm (trường hợp bệnh nặng chi phí hiện nay lên đến hàng tỉ đồng mỗi đợt điều trị).

Bộ Y tế nhận định giải pháp mở rộng chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh giúp tăng khả năng bảo đảm tài chính cho người dân. Đặc biệt, người dân sẽ được quỹ BHYT chi trả góp phần đạt được mục tiêu giảm tỉ lệ chi tiền túi hiện là 43% xuống còn khoảng 23% vào năm 2025.

Theo BHXH Việt Nam, tỉ lệ bao phủ BHYT tăng mạnh qua các năm. Tính đến thời điểm này, tổng số người tham gia BHYT đạt hơn 93,6 triệu, tương ứng tỉ lệ bao phủ 93,3% dân số.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 khóa XV, tháng 5-2024.

Đề xuất BHYT chi trả một số thuốc cho bệnh nhân ung thư vú

Chiều 5-3, tại hội thảo sơ kết 3 năm thực hiện đề án Tăng cường tiếp cận các liệu pháp điều trị cho người bệnh ung thư vú nguy cơ cao giai đoạn 2020- 2025, PGS-TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết tỉ lệ người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm đã tăng lên hơn 75%. Trong khi những năm trước, chỉ 30% người bệnh ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.

Đề xuất BHYT trả phí khám sàng lọc ung thư, tiểu đường- Ảnh 2.

PGS Nguyễn Thị Xuyên cho biết tỉ lệ người bệnh ung thư vú được chẩn đoán sớm tăng mạnh

Theo bà Xuyên, đề án được triển khai tại các bệnh viện: K, Bạch Mai, Ung bướu Hà Nội, Ung bướu TP HCM, Chợ Rẫy… Đây là đề án đầu tiên tại Việt Nam cho người bệnh ung thư vú với quy mô lớn. Đã có hơn 6.000 người được sàng lọc miễn phí, 431 bệnh nhân được hỗ trợ thuốc điều trị miễn phí với tổng số tiền hơn 67 tỉ đồng; hàng trăm y bác sĩ được tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực, chuyên môn…

“Tổng hội Y học Việt Nam đã đề xuất Bộ Y tế nghiên cứu phương án chi trả BHYT sàng lọc ung thư vú cho người có nguy cơ cao cũng như chi trả cho một số thuốc điều trị ung thư vú để giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh”- PGS Xuyên nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Ăn Tết, đừng quên cà phê sáng

1. Cà phê giúp gan nhiễm mỡ không “trở chứng”

Người bị gan nhiễm mỡ có nguy cơ cao bị nặng thêm trong dịp Tết, vì các bữa tiệc với thức ăn ê hề, chưa kể rượu bia.

Do vậy, theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Eulji và Đại học Hanyang (Seoul – Hàn Quốc), cần duy trì 2 ly cà phê mỗi ngày.

Ăn Tết, đừng quên cà phê sáng- Ảnh 1.

Đi uống cà phê sáng với bạn bè là một gợi ý để chương trình du xuân của bạn phong phú và thêm khỏe mạnh – Ảnh minh họa từ Internet

Họ chỉ ra cà phê có thể ức chế các gene thúc đẩy quá trình xơ hóa, ngăn ngừa sự kết dính và kích hoạt tế bào hình sao ở gan, kích thích con đường Nrf2 tạo ra hệ thống enzyme chống oxy hóa, giảm viêm gan…

Nghiên cứu này cũng cho thấy mức uống vừa phải trung bình từ 2 đến dưới 3 ly/ngày là tốt nhất.

2. Đẩy lùi nguy cơ cho thận

.Nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Anniek van Westing từ Trường Đại học Wageningen (Hà Lan), khảo sát hơn 80.000 người chỉ ra khoảng 4 ly cà phê mỗi ngày tối ưu nhất để ngăn ngừa tổn thương thận.

Ngoài ra, điều này đặc biệt có lợi ở bệnh nhân tiểu đường. Đó là một căn bệnh dễ dẫn đến tổn thương thận.

Một nghiên cứu khác từ John Hopkins Medicine (Mỹ) chứng minh, chỉ 1 ly thức uống này mỗi ngày cũng làm giảm nguy cơ tổn thương thận cấp tính (AKI).

Các nhà khoa học cho rằng các hợp chất hoạt tính sinh học bao gồm caffeine đã giúp cải thiện quá trình tưới máu và sử dụng oxy trong thận, loại bỏ các phân tử gây hại, giúp thận duy trì một hệ thống ổn định hơn.

Bên cạnh đó, điều này càng có lợi nếu như bạn để cho bệnh tiểu đường và quả thận của mình bị “hành hạ” thêm bởi những bữa tiệc kéo dài ngày Tết.

3. Cải thiện da

Các nhà khoa học Bệnh viện Đại học Ludwig Maximilian München (Đức) và Trường Y khoa Miller thuộc Đại học Miami (Mỹ) đã chỉ ra những loại thực phẩm tốt và xấu cho người bị mụn trứng cá và trứng cá đỏ trong một nghiên cứu gần đây.

Công thức tốt nhất để trị da xấu, mụn được chỉ ra là uống nhiều nước, uống cà phê và ăn trái cây tươi hàng ngày; ăn rau, trà không đường, phô mai loại bình thường hàng tuần.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung yến mạch, các sản phẩm từ sữa, trái cây nấu chín, rượu vang hàng tháng.

Có lẽ đây là gợi ý thích hợp sau một mùa Tết nạp nhiều thực phẩm chế biến sẵn (giò chả, lạp xưởng, xúc xích…), đồ ăn béo hay các loại mứt Tết ngọt, vốn khiến một số người khốn khổ vì mụn.

Ăn Tết, đừng quên cà phê sáng- Ảnh 2.

Quý cô có thể sẽ cần đến các tách cà phê trong và sau mùa Tết – Ảnh minh họa từ Internet

4. Giúp kiểm soát huyết áp

Nhóm tác giả từ Trường ĐH Khoa học Y khoa Isfahan (Iran), ĐH British Columbia (Canada) và ĐH College London (UCL – Anh) cho biết đã xem xét dữ liệu của gần 464.0000 người tại châu Âu, châu Á và châu Mỹ vì chỉ ra cà phê rất có lợi cho người cao huyết áp.

Những người uống nhiều cà phê nhất trong nhóm lại có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp hơn đến 7% so với những người không uống.

Trong khi đó, cao huyết áp được cho là một trong những căn bệnh dễ “bất ổn” nhất dịp Tết, bởi các bữa tiệc có thể khiến bạn ăn mặn hơn thường lệ, chưa kể sự xuất hiện của các món nhiều muối để nhâm nhi: Khô bò, khô heo, khô gà, các loại hạt và đậu rang muối…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cấp cứu sẵn sàng dịp Tết

Một trong những nội dung được Bộ Y tế nhấn mạnh là ngoài bảo đảm việc cấp cứu và điều trị không bị gián đoạn, chú trọng xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong dịp Tết.

Sẵn sàng

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các đơn vị bảo đảm thường trực 4 cấp: trực lãnh đạo, xử lý thông tin đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính – hậu cần và trực bảo vệ – tự vệ.

Tại Hà Nội, các bệnh viện (BV) tuyến cuối và cơ sở y tế trên địa bàn đã bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết BV đã lên kế hoạch phục vụ bệnh nhân với sự chuẩn bị chu đáo. Ngoài việc tổ chức trực Tết theo 4 cấp gồm lãnh đạo BV, lãnh đạo các khoa phòng, các bác sĩ, điều dưỡng trực tiếp thực hiện chuyên môn, BV cũng yêu cầu tập trung cao độ lực lượng ở khu vực cấp cứu, khu vực đột quỵ, trung tâm chống độc, tim mạch… Đây là những nơi rất quan trọng vì tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân ban đầu.

Cấp cứu sẵn sàng dịp Tết- Ảnh 1.

Hoạt động cấp cứu trong những ngày Tết đã được các bệnh viện sẵn sàng. Trong ảnh: Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Việt Xô. Ảnh: NGỌC DUNG

Theo ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc BV Đa khoa Đức Giang, hiện BV đã phân công lịch trực 24/24 giờ đối với lãnh đạo, nhân viên trong những ngày nghỉ Tết. Đồng thời, yêu cầu các ê-kíp trực tuyệt đối không chủ quan, lơ là, phải tổ chức lực lượng, phương tiện ứng trực và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Đặc biệt, BV lên kế hoạch về phòng, chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt, phòng, chống rét cho người bệnh…

Tại TP HCM, các BV cũng đã lên kế hoạch cấp cứu dịp Tết. Là tuyến cuối khu vực phía Nam trong việc tiếp nhận cấp cứu xuyên suốt, liên tục, BV Chợ Rẫy cũng đã chuẩn bị mọi phương án sẵn sàng. TS-BS CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc BV Chợ Rẫy, cho biết ngoài việc bảo đảm công tác điều trị nội trú cho số bệnh nhân nặng không thể về nhà dịp Tết, Khoa Cấp cứu BV đã chuẩn bị sẵn sàng về nhân sự, cấp cứu nội – ngoại viện.

ThS-BS chuyên khoa II Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc BV Nhân Dân 115 TP HCM, cho hay BV đã triển khai công tác cấp cứu dịp Tết đến tất cả các phòng, ban, khoa, đặc biệt nơi “đầu sóng ngọn gió” là Khoa Cấp cứu. BV đã lập danh sách bác sĩ trực; chuẩn bị dự phòng đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền; lên phương án triển khai cấp cứu thảm họa, các ê-kíp cấp cứu ngoại viện luôn trong tư thế sẵn sàng khi có lệnh điều động. Công tác tiếp nhận, phòng dịch bệnh cũng được chú trọng.

PGS-TS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc BV Bình Dân TP HCM, cho biết nhằm bảo đảm công tác điều trị, cấp cứu kịp thời cho người bệnh, đặc biệt là những trường hợp cần can thiệp phẫu thuật trong suốt dịp Tết, BV đã phân công lịch trực 24/24 giờ với 2 tua trực mỗi ngày. Mỗi tua trực gồm bác sĩ trực lãnh đạo, bác sĩ trưởng ca trực các khối ngoại tổng quát, niệu, nam học, nội ung bướu, lọc máu – nội thận, cùng ê-kíp gây mê, hồi sức cấp cứu, chẩn đoán hình ảnh luôn sẵn sàng tiếp ứng.

Các BV Nhi tại TP Hà Nội và TP HCM cũng đã sẵn sàng xử trí các tình huống cấp cứu và phòng chống các dịch bệnh có thể xảy ra cho trẻ trong dịp Tết.

“Phủ sóng” cấp cứu ngoại viện

TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc BV Ung Bướu TP HCM, cho biết nhờ được chuyển về cơ sở 2 mới xây nên người bệnh có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, thoải mái, thoáng mát về không gian, phòng ốc. Công tác cấp cứu, nhận bệnh duy trì như mọi năm. Ngoài những chuyến xe nghĩa tình 0 đồng được nhà hảo tâm hỗ trợ đưa bệnh nhân về quê ăn Tết, người bệnh còn ở lại điều trị cũng được hỗ trợ những suất ăn.

PGS-TS Lê Đình Thanh, Giám đốc BV Thống Nhất, cho hay năm nay BV tổ chức một chương trình đặc biệt “Xuân ấm áp – Tết yêu thương” làm cầu nối lan tỏa yêu thương. “Ngoài cấp cứu trực 24/24 giờ, người bệnh còn ở lại được chăm sóc chu đáo, chương trình muốn gửi gắm chút tình cảm đến những người trở về với gia đình đón Tết an lành” – bác sĩ Thanh chia sẻ.

Việc “phủ sóng” cấp cứu ngoại viện các cửa ngõ tại TP HCM cũng đã được các BV lưu tâm. Theo Sở Y tế TP HCM, hệ thống cấp cứu của thành phố đã “phủ sóng” gần như khắp địa bàn thành phố. Hệ thống này hoạt động 24/24 giờ, mỗi trạm luôn có ê-kíp trực gồm bác sĩ và điều dưỡng viên, sẵn sàng lên đường trong thời gian 3-5 phút kể từ khi nhận được tin báo cấp cứu.

Tại cửa ngõ phía Tây thành phố, lưu lượng giao thông rất lớn nên tai nạn giao thông luôn xảy ra. BV huyện Bình Chánh là một trong những cơ sở tiếp nhận cấp cứu ban đầu. ThS-BS CKII Võ Ngọc Cường, Giám đốc BV huyện Bình Chánh, cho biết BV phân công lịch trực Tết đầy đủ, bảo đảm về số lượng bác sĩ, nhân viên y tế các khoa, phòng; từ trực lãnh đạo, lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần, quản trị. Danh sách trực khoảng 50 nhân sự/ngày. BV cũng chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư y tế đầy đủ để bảo đảm phục vụ cấp cứu, điều trị. Là trạm cấp cứu vệ tinh 115, BV sẵn sàng để thực hiện công tác cấp cứu ngoại viện khi có yêu cầu. Công tác phòng chống dịch như sốt xuất huyết, COVID-19… cũng sẵn sàng.

Theo TS-BS Nguyễn Văn Châu, Giám đốc BV Xuyên Á, tại khu vực cửa ngõ Tây Bắc thành phố luôn có mật độ giao thông phức tạp. Tham gia hệ thống cấp cứu 115 thành phố, hệ thống BV luôn bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị xuyên suốt trước và sau Tết.

Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết trước và trong Tết, sở sẽ kiểm tra đột xuất các ê-kíp trực cấp cứu tại những điểm bắn pháo hoa và thường trực cấp cứu của một số BV. Trong những ngày nghỉ Tết, ngành y tế Hà Nội đã bố trí 114 điểm bán thuốc trong BV và tại các quận, huyện, thị xã. Sở yêu cầu các đơn vị bảo đảm cung ứng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng thuốc của người dân, không lợi dụng dịp Tết để tăng giá thuốc. Ngoài ra, bố trí các kíp trực cấp cứu tại những điểm bắn pháo hoa, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, trực cấp cứu 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết và chuẩn bị sẵn đội cấp cứu lưu động…

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo các BV rà soát lại cơ số thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là thuốc liên quan đến cấp cứu; trực Tết duy trì 24/24 giờ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. “Cán bộ trực Tết không lơ là nhiệm vụ, sẵn sàng tiếp đón khám, cấp cứu người bệnh. Cùng với đó, tổ chức tốt hoạt động động viên, thăm và chúc Tết những người bệnh phải ở lại điều trị trong dịp Tết. Các BV cũng cần quan tâm đến đội ngũ y, bác sĩ trực Tết…” – lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bác sĩ Việt can thiệp ca tim mạch phức tạp, trình chiếu sang Singapore

GS-TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, cho biết ca can thiệp được thực hiện chiều 26-1 là một trường hợp bị động mạch vành phức tạp.

Bệnh nhân nữ, 80 tuổi, có nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận và chỉ còn một thận.

Bác sĩ Việt can thiệp ca tim mạch phức tạp, trình chiếu sang Singapore- Ảnh 1.

Ca can thiệp thực hiện tại Viện Tim mạch Việt Nam được trình diễn tới hội nghị tại Singapore

Can thiệp ca tim mạch phức tạp trong 1 giờ

Mới đây, bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý động mạch vành cấp ở một bệnh viện tuyến tỉnh. Sau khi được chụp động mạch vành qua da để xét can thiệp nhưng vì tổn thương động mạch vành rất phức tạp và nguy cơ cao nên người bệnh được chuyển đến Viện Tim mạch Việt Nam.

Tại Viện Tim mạch Việt Nam, các bác sĩ hội chẩn và đưa ra nhận định đây là một ca khó, nguy cơ cao, nhiều bệnh lý đi kèm, tổn thương động mạch vành rất phức tạp với nhiều chỗ hẹp, vôi hóa toàn bộ cả 3 nhánh động mạch vành kèm tổn thương thân chung động mạch vành trái.

“Với tổn thương nghiêm trọng này, trước đây, buộc phải mổ mở mới. Nhưng bệnh nhân có nhiều bệnh nền, mổ mở nguy cơ rất lớn. Vì thế, các bác sĩ quyết định lựa chọn biện pháp can thiệp nong và đặt stent cho người bệnh”- GS Hùng thông tin.

Ca can thiệp được trình chiếu trực tiếp chiều 26-1 đến Hội nghị tim mạch can thiệp 2024 (từ 25 đến 27-1), tại Singapore. Các bác sĩ can thiệp trực tiếp vào tổn thương hẹp rất nặng của bệnh nhân. 

Thành công của ca can thiệp phức tạp được thực hiện trong 1 giờ đã được các chuyên gia hàng đầu trong khu vực và bạn bè quốc tế đánh giá cao về chuyên môn và sự hội nhập toàn diện của các bác sĩ Việt Nam.

Bác sĩ Việt can thiệp ca tim mạch phức tạp, trình chiếu sang Singapore- Ảnh 2.

Hình ảnh tại điểm cầu hội nghị ở Singapore đang theo dõi và bình luận ca can thiệp

“Trước đây, tổn thương thân chung được coi là chống chỉ định để can thiệp, nhưng ngày nay nhờ tiến bộ của kỹ thuật và nhiều phương tiện hiện đại, đặc biệt kinh nghiệm và tay nghề của thầy thuốc đã giúp có thể can thiệp những tổn thương này”- GS Hùng thông tin.

Theo GS Hùng, chuyên ngành tim mạch can thiệp của Việt Nam phát triển vượt bậc, sánh ngang các nước trong khu vực và trên thế giới. 

Hiện tại, cả nước có trên 120 trung tâm can thiệp tim mạch và đã can thiệp được hầu hết những trường hợp bệnh tim mạch thông thường, kịp thời, đặc biệt là với nhồi máu cơ tim cấp. 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

30.000 người chờ giác mạc tìm lại ánh sáng

 Chỉ riêng tại đây hiện có gần 1.000 người đăng ký chờ ghép giác mạc và con số này đang tăng. Từ năm 2007 đến nay, bệnh viện đã thu nhận được 963 giác mạc người hiến tặng từ 20 tỉnh, thành trên cả nước.

Ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương

Ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương

Theo PGS-TS-BS Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp duy nhất trên thế giới hiện nay mang lại ánh sáng cho người mù do bệnh lý giác mạc. Ở nước ta hiện nay, ghép giác mạc là trong tầm tay nhưng do nguồn giác mạc hiến tặng khan hiếm nên mới chỉ đáp ứng thấp so với nhu cầu. Nhiều người phải chấp nhận sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi nguồn giác mạc từ người hiến sau khi qua đời.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cách ăn sáng và tối đơn giản giúp chống đột quỵ

Công trình dẫn đầu bởi Viện Nghiên cứu quốc gia về nông nghiệp, thực phẩm và môi trường (INRAE) của Pháp, cho thấy nguy cơ bệnh tim mạch, nhất là bệnh về mạch máu não bao gồm đột quỵ, bị tác động mạnh mẽ bởi thời gian ăn uống.

Cách ăn sáng và tối đơn giản giúp chống đột quỵ- Ảnh 1.

Việc ăn sáng và ăn tối có thể tác động mạnh mẽ lên nguy cơ bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ – Ảnh minh họa: VIỆN Y TẾ QUỐC GIA MỸ

Tóm tắt nghiên cứu, tờ Medical Xpress cho biết các nhà khoa học đã phân tích trên bộ dữ liệu khổng lồ của hơn 103.000 người ở độ tuổi trung bình là 42, bao gồm cả nam giới và phụ nữ.

Kết quả cho thấy việc bắt đầu bữa ăn đầu tiên quá muộn, bao gồm cả việc bỏ luôn bữa ăn sáng, có thể khiến nguy cơ bệnh tim mạch nói chung tăng 6% cho mỗi giờ chậm trễ.

Đối với bữa ăn cuối cùng trong ngày, nếu nó xảy ra sau 21 giờ tối, nguy cơ mắc riêng nhóm bệnh mạch máu não bao gồm đột quỵ tăng thêm tận 28%, chưa kể các nguy cơ bệnh tim mạch khác. Điều này tác động mạnh nhất đối với phụ nữ.

Ngoài ra, thời gian nhịn ăn vào ban đêm dài hơn – tức khoảng cách giữa bữa ăn cuối cùng trong ngày và bữa ăn đầu tiên của ngày hôm sau – càng lớn thì nguy cơ đột quỵ và các vấn đề mạch máu não khác càng giảm.

Điều này gợi ý rằng phương án tốt nhất để ăn uống vẫn là kéo dài thời gian nhịn ăn ban đêm bằng cách ăn tối sớm, thay vì ăn sáng muộn.

Theo các tác giả, những phát hiện này cần được nhân rộng trong các nghiên cứu đối với các nhóm khác, cũng như các nghiên cứu khoa học bổ sung nhằm giải thích cơ chế mà thời gian ăn uống ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới theo Nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Thống kê gần nhất vào năm 2019 cho thấy chỉ trong vòng 1 năm có tới 18,7 triệu ca tử vong sớm cho bệnh tim mạch.

Trong đó, thói quen ăn uống được cho là có vai trò rất lớn cả đối với nguy cơ mắc, diễn tiến bệnh cũng như nguy cơ tử vong do các biến chứng của bệnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sáng nay, trao giải cuộc thi “Người thầy thuốc trong tôi”

Cuộc thi “Người thầy thuốc trong tôi” kể về những tấm gương sáng, những câu chuyện đẹp trong lĩnh vực y tế, có độ rung xã hội lớn; đặc biệt là những cá nhân, tập thể y – bác sĩ nổi bật tham gia tuyến đầu phòng chống Covid-19.

Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc gần xa, công tác hay học tập trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực đa dạng. Các đề tài đã được phát hiện và chuyển tải trong cuộc thi rất đa dạng. Tất cả đều là những câu chuyện người thật – việc thật.

Sáng nay, trao giải cuộc thi Người thầy thuốc trong tôi - Ảnh 1.

Nhiều bài viết đong đầy cảm xúc, khắc họa nên những bức chân dung sinh động, chân thật về người thầy thuốc – Ảnh: Quốc Thắng

Sáng nay, trao giải cuộc thi Người thầy thuốc trong tôi - Ảnh 2.

Những trang viết nóng hổi về cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 có sức lay động mãnh liệt đến trái tim người đọc. Nhiều tác giả chọn lọc được những chi tiết đắt giá, làm sáng lên tình người và tài năng chuyên môn, vẻ đẹp tâm hồn của các “chiến binh áo trắng” (Ảnh: Quốc Thắng)

Ngoài ban giám khảo, các tác giả tham gia cuộc thi, các chuyên gia y tế, Lễ trao giải cuộc thi “Người thầy thuốc trong tôi” dự kiến còn vinh dự đón tiếp các khách mời gồm:

Ông Trương Hòa Bình – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ

Bà Nguyễn Thị Thu Hà – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP HCM

Ông Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP HCM

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế)

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM

Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM

Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, phía Nam; Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM

Ông Lê Văn Thu, Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Tuyên giáo – Đối ngoại Ủy ban MTTQ TP HCM;

Ông Nguyễn Minh Hải, Trưởng phòng Báo chí – Xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM.

Cuộc thi nhận được sự tài trợ, đồng hành của các đơn vị: Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty Cổ phần Xe khách Phương Trang (Futa Bus Lines), Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ cùng với đó là khoản hỗ trợ tặng thưởng của Saigontourist và Vietravel.

Xuân Huy, ảnh: Quốc Thắng

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

5 giờ cân não tìm lại ánh sáng cho chàng trai bị khối u che lấp 2 mắt

Chiều 6-4, sau 5 giờ phẫu thuật căng thẳng, các bác sĩ Bệnh viện Thẩm mỹ JW Hàn Quốc tại TP HCM đã cứu được mắt cho anh Đặng Tòn Pu (31 tuổi, ngụ huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk).

Anh Pu bị căn bệnh quái ác năm 12 tuổi. Theo thời gian, khối u ở mặt và mắt bắt đầu sưng phù biến dạng. Năm 16 tuổi, Pu trở thành đứa trẻ mồ côi mẹ, rồi bị cha bỏ rơi.

5 giờ cân não tìm lại ánh sáng cho chàng trai bị khối u che lấp 2 mắt - Ảnh 1.

Đến nay, khối u ở mặt Pu đã phát triển phì đại. Khối u nửa mặt trái có diện tích 15 x 10cm, khối u nửa mặt phải choáng đến 10 x10 cm.

Toàn bộ khối u kéo sụp xuống cả hai mắt, gây chèn ép hốc mắt, sụp mí hoàn toàn và tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng não.

5 giờ cân não tìm lại ánh sáng cho chàng trai bị khối u che lấp 2 mắt - Ảnh 2.

Bác sĩ Tú Dung định hình vùng phẫu thuật cứu mát chàng trai

Pu không thể sinh hoạt như một người bình thường. Muốn nhìn rõ gì cũng phải dùng tay vạch khối u ở mắt ra. Thị lực lúc này chỉ còn 60%-70%, mở he hé với tầm nhìn chỉ rộng khoảng 0,5 cm và cũng không thể nhìn xa quá 2 m.

Kể từ lúc bị bệnh, Pu đã liên tục tìm kiếm nhiều cơ sở bệnh viện để điều trị căn bệnh quái ác và từng được phẫu thuật cắt bỏ khối u nhưng khối u sau đó vẫn tiếp tục tái phát cho đến nay.

5 giờ cân não tìm lại ánh sáng cho chàng trai bị khối u che lấp 2 mắt - Ảnh 3.

Bác sĩ Tú Dung đang cân não phẫu thuật

TS-BS Nguyễn Phan Tú Dung, Giám đốc Bệnh viện Thẩm mỹ Hàn JW Hàn Quốc, cũng ngán ngại cho trường hợp của Pu vì quá nguy hiểm. Qua kiểm tra kỹ, bác sĩ Tú Dung cùng đồng sự quyết tìm lại ánh sáng cho chàng trai tội nghiệp.

Sau 5 giờ, ca phẫu thuật thành công, ê-kíp bác sĩ đã tìm lại ánh sáng cuối cùng cho chàng trai 19 năm sống trong tăm tối.

Anh Pu được tạo hình được mắt trái, bảo tồn thị lực, cắt bỏ được u sắp vỡ (khối u có nguy cơ khiến bệnh nhân mù vĩnh viễn), cắt bỏ được vùng da nhão trùng chảy xệ bên mặt trái.

Ca phẫu thuật trải qua rất nhiều thách thức, đặc biệt khi khối u mắt ở vị trí quá hiểm dễ nổ tung và mù lòa đôi mắt vĩnh viễn. Đồng thời, khối u ở mặt ngay mạng lưới thần kinh chằng chịt cũng là thách thức lớn đối với ê-kip.

Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và sẽ tiếp tục điều trị nội khoa để theo dõi căn bệnh. Các khối u được cắt bỏ cũng sẽ được đưa đến các cơ sở y tế để khám nghiệm kỹ càng.

Đặc biệt, do hoàn cảnh anh Pu quá đáng thương, bệnh viện miễn phí toàn bộ cho anh.

5 giờ cân não tìm lại ánh sáng cho chàng trai bị khối u che lấp 2 mắt - Ảnh 4.

Các bác sĩ cũng đã tìm lại ánh sáng cho chàng trai

“Có người sẽ nói tôi quá liều vì dám thực hiện ca mổ thử thách như vậy nhưng kết quả có hậu luôn là lời hồi đáp xứng đáng nhất” – BS Tú Dung chia sẻ sau khi buông dao mổ.

NGUYỄN THẠNH

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Trong gian khó, sáng ngời y đức

Ngày 27-5-2021, TP HCM ghi nhận 36 ca Covid-19 liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Ba ngày sau, TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Từ thời điểm này, hàng chục ngàn y – bác sĩ (BS) được vận động ra tuyến đầu chống dịch. Gác lại hạnh phúc riêng tư, họ bước vào cuộc chiến sinh tử với tâm thế của một người lính: “Chưa hết dịch thì chưa về!”.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 1.

Cùng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), BS Hoàng Thu Minh (Khoa Gây mê hồi sức) và chồng là BS Lê Xuân Giang (Khoa Bỏng) là những người đầu tiên tham gia tuyến đầu chống dịch. BS Minh được điều động vào Khu Hồi sức Covid-19 của bệnh viện, còn BS Giang đến Bệnh viện Dã chiến số 6.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 2.

Bác sĩ Giang, chồng bác sĩ Minh đang làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến số 6

Trước ngày nhận nhiệm vụ mới, BS Minh chủ động cho 2 con xem những video chống dịch, trang bị kiến thức cơ bản để các bé tự chăm sóc khi không có cha mẹ ở bên. May mắn là cả hai bên nội ngoại đều ở TP HCM nên vợ chồng chị đã gửi con cho ông bà trông nom giúp.

Những tháng dài không thể về nhà thăm con, chỉ cần nhìn thấy bất kỳ em bé nào ngang qua là BS Minh lại thèm cảm giác ôm 2 con vào lòng. “Người mẹ nào cũng muốn ở gần bên con nhưng biết làm sao được. Đã khoác lên mình chiếc áo blouse trắng là phải làm tròn chức phận cứu người – BS Minh bày tỏ.

Tuy chỉ mới 6 tuổi nhưng cháu An Khang, con đầu lòng của vợ chồng BS Minh – BS Giang, tỏ ra khá chững chạc, luôn quan tâm chăm sóc cha mẹ. BS Minh nhớ lại những lần con trai dặn dò: “Mẹ phải quay video gửi về để con kiểm tra xem chỗ mẹ có đồ ăn không?”; “Ba mẹ phải ăn uống đúng giờ nha!”; “Ở nhà có cơm ngon lắm, ba mẹ nhanh về ăn với con”… Những câu nói ấy khiến nữ BS ấm lòng, xua đi những mệt mỏi bởi trận chiến cam go.

Trong ngôi nhà nhỏ của vợ chồng BS Minh, niềm hạnh phúc đơn giản chỉ là gia đình quây quần cùng nhau ăn bữa cơm. Thế nhưng, nghề BS là luôn phải chạy đua với thời gian nên nếu phải đi trực vào dịp sinh nhật hay kỷ niệm ngày cưới thì cũng là điều bình thường với họ.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 3.

Bác sĩ Minh đang chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19

Gần 10 năm gắn bó với nghề, cũng ngần ấy thời gian nên duyên vợ chồng, BS Minh – BS Giang vẫn giữ thói quen dành cho nhau những lời ngọt ngào trước khi đi làm. “Công việc luôn bận rộn, vì thế nếu sắp xếp được ngày nào rảnh dành cho nhau thì đó chính là ngày Valentine” – BS Minh bộc bạch.

Hiện tại, BS Minh đã quay trở lại với công việc chính của mình tại Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Chợ Rẫy, còn BS Giang vẫn đang “cắm chốt” tại Bệnh viện Dã chiến số 6. Cuộc chiến chống dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn, vợ chồng họ vẫn còn phải xa nhau.

Theo BS Giang, đã là người thầy thuốc thì hạnh phúc lớn nhất là cứu sống được bệnh nhân. Trong gian khó, niềm vui được nhân lên khi mỗi ngày có thêm bệnh nhân xuất viện.

Thương cha mẹ vất vả, nhân dịp lần gần đây nhất BS Giang được về thăm nhà, bé An Khang cùng em trai là An Phúc, 3 tuổi, đã tổ chức một lễ cưới bất ngờ cho cha mẹ. Hai bé dùng những mảnh lego ghép thành lâu đài và trang trí ngôi nhà như lễ đường thu nhỏ. Xúc động với những gì các con đã làm, chị Minh không cầm được nước mắt.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 4.

Tối 20-2, một lễ cưới tập thể đã được tổ chức cho 20 cặp cô dâu, chú rể là các y – BS của Bệnh viện Quân y 175. Lễ cưới như một sự tri ân dành cho các y – BS đã gác lại hạnh phúc riêng của mình để chung tay chống dịch. Họ mang theo lời thề Hippocrates bước vào “trận chiến” chống dịch Covid-19 khốc liệt, sẵn sàng tâm thế “chưa hết dịch thì chưa về”. Những câu chuyện xúc động về những cặp đôi này lan tỏa giá trị nhân văn, về sự quên mình, thầm lặng cống hiến của người thầy thuốc.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 5.

Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung và bác sĩ Hoàng Thị Lâm

Một trong những cặp đôi đó là thượng úy – BS Nguyễn Cảnh Chung và trung úy – BS Hoàng Thị Lâm. Theo kế hoạch, cuối tháng 5-2021, hai người sẽ cũng nắm tay nhau đến lễ đường nhưng mọi thứ phải tạm gác lại để nhường cho việc cứu người.

Trong gian khó, sáng ngời y đức - Ảnh 6.

Bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung và bác sĩ Hoàng Thị Lâm

BS Chung là người trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng nhất tại Bệnh viện Quân y 175. Thời điểm dịch diễn biến phức tạp, số ca nhập viện tăng cao, anh Chung cùng đội ngũ y – BS của bệnh viện phải “căng não” để giành giật mạng sống cho bệnh nhân. Khi biết tin vợ có thai, BS Chung vừa mừng vừa lo. Rồi những lúc điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 là sản phụ, anh thượng úy trẻ lặng người, nhớ đến vợ một mình ở nhà. Trong thâm tâm, anh tự nhủ phải hoàn thành thật tốt nhiệm vụ, nhanh chóng dập dịch để về với vợ con.

Vì chưa tiêm vắc-xin, để giữ an toàn cho 2 mẹ con nên ban giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho BS Hoàng Thị Lâm làm việc tại nhà. “Vợ ở nhà rất mệt, bản thân tôi ở khu điều trị Covid-19 cũng rất nhọc nhằn. Ông bà nội ở Nghệ An, ông bà ngoại ở Thanh Hóa, một mình vợ phải trải qua những ngày căng thẳng của thai kỳ” – BS Chung nắm chặt tay vợ tại lễ cưới, nhớ lại giai đoạn khó khăn đã qua.

Trong khi đó, BS Lâm bộc bạch: “Không có chồng ở bên, tôi cũng cảm thấy tủi thân nhưng ngoài kia còn rất nhiều người đang cần giúp đỡ hơn. Những lúc mệt mỏi, tôi thường xoa bụng và thỏ thẻ tâm sự với con: “Ráng lên con nhé! Hết dịch ba về với mẹ con mình”. Giờ thì ước mơ ấy đã tròn vẹn”.

Giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, bé trai Nguyễn Cảnh Hoàng Đức chào đời tại Bệnh viện Quân y 175. Tiếng khóc đầu đời của con là món quà vô giá của vợ chồng bác sĩ quân y này.

Kỳ tới: Ở nơi cuộc chiến tiếp diễn

HAI LẦN HOÃN LỄ CƯỚI

Trong số 20 cặp đôi y – BS được Bệnh viện Quân y 175 tổ chức lễ cưới tập thể, chúng tôi còn chú ý đến trung úy Trần Văn An – trung úy Bùi Thị Hoài Thu, công tác tại Khoa Hồi sức ngoại của bệnh viện. Họ bén duyên nhau khi cùng làm nhiệm vụ tại Nam Sudan. Hoàn thành niệm vụ về nước, anh chị quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên lễ cưới phải tạm hoãn 2 lần để tập trung cho công tác chống dịch.

Hình torng box - Trung úy Trần Văn An và trung úy Bùi Thị Hoài Thu (1)

Trung úy Trần Văn An và trung úy Bùi Thị Hoài Thu

Tối 20-2, lễ cưới được diễn ra tại bệnh viện, cả 2 người vỡ òa cảm xúc vì sau bao khó khăn cũng có thể trao nhẫn và cắt bánh kem cùng nhau. Lễ cưới càng đặc biệt hơn khi có sự chứng kiến của thiên thần nhỏ vừa tròn 1 tuổi của họ.

Chia sẻ về ngày trọng đại của mình, nữ BS – trung úy Bùi Thị Hoài Thu bày tỏ: “Cưới hỏi là chuyện quan trọng của đời người nhưng việc chữa bệnh lại là sứ mệnh của các BS. Vợ chồng chúng tôi cảm thấy tự hào vì mình đã làm điều đúng đắn”.

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Sàng lọc trong cộng đồng phát hiện hơn 100 ca mắc Covid-19

Ngày 20-11, TP Hà Nội ghi nhận 217 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 106 ca tại cộng đồng, 98 ca tại  khu cách ly, 13 ca tại khu phong tỏa.

Sàng lọc trong cộng đồng phát hiện hơn 100 ca mắc Covid-19 - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm tại cụm dân cư ở phố Đỗ Hành (Hà Nội), nơi đã ghi nhận 20 ca F0 – Ảnh: Ngô Nhung

Phân bố 106 ca cộng đồng theo theo chùm: Sàng lọc ho sốt (37), chùm F1 các trường hợp sàng lọc ho sốt (54), liên quan các tỉnh có dịch (7), liên quan các tỉnh có dịch thứ phát (2), ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang (2), ổ dịch Thôn Mới, Tốt Động (3), ổ dịch Xuân Dương, Thanh Oai (1).

Sàng lọc trong cộng đồng phát hiện hơn 100 ca mắc Covid-19 - Ảnh 2.

Phân bố 106 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Nam từ Liêm (19), Mê Linh (12), Hoàng Mai (10), Thường Tín (9), Hà Đông (7), Đông Anh (6), Hoài Đức (6), Đống Đa (4), Mỹ Đức (4), Hai Bà Trưng (4), Thanh Trì (3), Chương Mỹ (3), Cầu Giấy (3), Thanh Xuân (2), Sơn Tây (2), Quốc Oai (2), Gia Lâm (2), Ba Đình (2), Bắc Từ Liêm (1), Ba Vì (1), Sóc Sơn (1), Thạch Thất (1), Thanh Oai (1), Hoàn Kiếm (1).

Cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4-2021) là 7.508 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.752 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 4.756 ca.

Sàng lọc trong cộng đồng phát hiện hơn 100 ca mắc Covid-19 - Ảnh 3.

B.H.Thanh

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

Sàng lọc phát hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở Hà Nội

Các ca mắc Covid-19 mới phân bố tại 16/30 quận, huyện: Quốc Oai (22), Nam Từ Liêm (16), Hà Đông (16), Ba Đình (14), Long Biên (10), Gia Lâm (8), Đống Đa (7), Bắc Từ Liêm (5), Mê Linh (5), Cầu Giấy (4), Hai Bà Trưng (3), Thanh Trì (3), Thanh Xuân (3), Hoàn Kiếm (1), Hoàng Mai (1), Tây Hồ (1).

Sàng lọc phát hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở Hà Nội - Ảnh 1.

Các ca bệnh phân bố theo các chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (27); Chùm ca bệnh liên quan ổ dịch Đồng Quang, Quốc Oai (22); Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (21); Chùm liên quan Kho hàng Shopee KCN Đài Tư (11); Sàng lọc ho sốt (9); Chùm liên quan các tỉnh có dịch (9); Chùm liên quan ổ dịch Chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (6); Chùm liên quan ổ dịch Phú La, Hà Đông (6); Chùm liên quan ổ dịch đường Trần Duy Hưng (3); Chùm liên quan ổ dịch Bạch Trữ, Tiến Thắng (3); Chùm liên quan ổ dịch Yên Xá, Tân Triều (1); Chùm liên quan ổ dịch đường Bưởi, Cống Vị (1).

Phân bố 42 ca bệnh tại cộng đồng theo theo chùm: Chùm ca bệnh liên quan ổ dịch Đồng Quang, Quốc Oai (22); Sàng lọc ho sốt (9); Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho sốt (4); Chùm liên quan các tỉnh có dịch (4); Chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (3).

Phân bố 42 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Quốc Oai (22), Nam Từ Liêm (5); Bắc Từ Liêm (4), Hà Đông (3), Ba Đình (2), Cầu Giấy (1), Đống Đa (1); Gia Lâm (1), Hoàn Kiếm (1), Thanh Trì (1), Thanh Xuân (1).

Cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27-4-2021) là 6.043 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.271 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.772 ca.

Sàng lọc phát hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở Hà Nội - Ảnh 2.

B.H.Thanh

NLĐO – Sức khỏe – RSS Feed

[Chế biến] – Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Cháo hến nóng hổi, thơm ngon và bổ dưỡng thích hợp để thưởng thức vào bữa sáng.

Nguyên liệu:

  • Hến: 1 kg
  • Gạo tẻ: 100 g
  • Gạo nếp: 1 nhúm nhỏ
  • Hành, răm, tía tô: 1 ít
  • Hành khô: 4 củ
  • Gia vị: Bột canh, bột nêm, mắm ngon, mì chính

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Tham khảo cách nấu cháo hến ngon dưới đây.

Cách làm:

Bước 1: Hến mua về ngâm với chút muối, ớt cho nhả hết bùn đất rồi cho lên bếp luộc cho hến chín hay đến khi hến mở miệng.

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Bước 2: Nhặt từng con hến lấy thịt. Làm sạch hến và rửa lại cho sạch. Phần nước hến gạn qua lại lấy nước trong.

Bước 3: Hành khô bóc vỏ thái mỏng rồi phi giòn để riêng.

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Bước 4: Hành, răm, tía tô rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ.

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Bước 5: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho hến vào xào, nêm một chút bột canh.

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Bước 6: Gạo tẻ trộn cùng gạo nếp vo sạch rồi cho vào nồi áp suất ninh nhỏ lửa. Khi thấy cháo chín mềm xúc ra nồi nhỏ, chế phần nước ngao vào đun nhỏ lửa khoảng 5 phút hay đến khi thấy cháo có độ sánh.

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Bước 7: Thêm thịt hến vào đun tiếp khoảng 3 phút, nêm chút mắm ngon cho vừa miệng.

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Bước 8: Cuối cùng cho hành, răm, tía tô thái nhỏ vào nồi cháo khuấy đều lên. Nêm chút mì chính rồi múc cháo ra bát, rắc ít hành phi lên trên cùng ít hạt tiêu.

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Cháo hến dùng nóng rất ngon. Cháo ngọt, thơm rất bổ dưỡng chắc chắn cả nhà sẽ thích.

Nóng hổi với cháo hến bữa sáng

Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách nấu cháo hến!

[Chế biến] – Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Thưởng thức mì xào gà vào bữa sáng vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.

Nguyên liệu:

1 túi mì trứng, 1 chén ức gà xé nhỏ

1 nhánh hành lá thái khúc, 1 củ hành hình thái mỏng, 6 quả đậu cô ve thái lát, 1/2 củ hành tây thái mỏng

1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng đường, 1 muỗng canh ớt tỏi băm hòa chung trong một bát

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Tham khảo cách làm mì xào gà dưới đây.

Thực hiện:

Bước 1: Mì trứng ngâm vào nước lạnh 3 phút, trước khi vớt ra để ráo.

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Bước 2: Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu, chờ dầu nóng cho hành tím vào xào thơm.

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Sau đó cho hết hành lá, hành tây, đậu cô ve, ớt, chút muối vào xào lửa lớn 2-3 phút.

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Tiếp theo, cho mì vào xào chung 1 – 2 phút. Cuối cùng cho thịt gà vào trộn đều là tắt bếp.

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Mì xào gà cho ra dĩa, chan nước mắm chua cay rồi thưởng thức.

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Mì xào gà cực ngon cho bữa sáng

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm mì xào gà!

4 món cơm rang cực đơn giản cho bữa sáng

Không mất quá nhiều thời gian chị em có thể làm xong những món cơm rang này để gia đình thưởng thức vào bữa sáng.

Cơm rang gan heo

Nguyên liệu:

– 1 bát cơm nguội

– 200g gan heo tươi

– 200g rau cải bó xôi

– 80g cà rốt; 5g bột nêm; 5g muối; 5ml xì dầu; 5g bột bắp; 5ml rượu nấu ăn

Tham khảo cách làm tại đây.

 4 món cơm rang cực đơn giản cho bữa sáng

Cơm rang thịt gà

Nguyên liệu:

– Phần thịt gà và sốt: 1 cái ức gà lớn, thái hạt lựu; 5ml xì dầu; 5g bột bắp; 2.5ml dầu mè; 5ml dầu

– Các nguyên liệu khác: 15ml nước nóng; 1.5g đường; 15ml xì dầu loại nhạt màu; 5ml xì dầu loại đậm màu; hạt tiêu; 45ml dầu hạt cải; 2 quả trứng đánh đều; 1 củ hành tây thái hạt lựu; 5 bát cơm; 1 chén giá đỗ; 1 nhánh hành lá xắt nhỏ; 15ml rượu nấu ăn

Tham khảo cách làm cơm rang thịt gà tại đây.

 4 món cơm rang cực đơn giản cho bữa sáng

Cơm rang trứng

Nguyên liệu:

– 2 bát cơm nguội (khoảng 300g)

– 1 mẩu gừng

– 3 quả trứng; 20g hành lá; 30ml xì dầu; 5g muối

Xem cách làm cơm rang trứng tại đây.

 4 món cơm rang cực đơn giản cho bữa sáng

Cơm rang lạp xưởng

Nguyên liệu:

– 300g cơm

– 1 cái lạp xưởng

– 200g khoai môn

– 200g rau cải

– 2.5g muối; 2.5g hạt tiêu

 4 món cơm rang cực đơn giản cho bữa sáng

Xem cách làm cơm rang lạp xưởng tại đây.

Theo T.H

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết 4 món cơm rang cực đơn giản cho bữa sáng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

Những món ăn sáng chay hấp dẫn cho cả nhà

Nếu thích, buổi sáng ngày Rằm tháng Giêng, chị em có thể nấu những món chay này cho cả nhà thưởng thức nhé.

Bún Huế chay

Nguyên liệu:

– 500g bí đỏ; 1 củ cải trắng (300g ), 1/2 cây cải bắp thảo, 300g cà chua chín đỏ, 1/2 quả dứa

– 200g nấm rơm, 2 miếng đậu hũ, bột nêm chay, hột điều màu, 4 cây sả, 5 cây hành boa-rô, rau nêm ngò gai

– Bún, rau thơm ăn kèm

Xem cách làm bún Huế chay tại đây.

 Những món ăn sáng chay hấp dẫn cho cả nhà

Cơm chiên chay

Nguyên liệu:

– 2 bát cơm

– 1 bát nhỏ nấm hương tươi; 30ml dầu ăn; ½ bát đậu Hà Lan; ½ bát quả đỗ xanh thái nhỏ; ½ quả ớt chuông đỏ; 10ml xì dầu loại nhạt màu

– Muối vừa đủ

Tham khảo cách làm cơm chiên chay tại đây.

 Những món ăn sáng chay hấp dẫn cho cả nhà

Phở chay

Nguyên liệu:

– 1 gói bánh phở (luộc theo hướng dẫn in trên bao bì)

– Nước dùng: 1 cây tỏi tây, thái chỉ; 1 củ gừng; 1 cánh hoa hổi; 300g rau thơm; nước; ¾ muỗng canh ngũ vị hương; nước tương; đường

– Thịt chay: Dầu thực vật; 1 cây tỏi tây; 300g thịt gà chay; 240g nấm thái lát (nấm loại bạn thích); hạt tiêu đen; bột canh

Tham khảo cách làm phở chay ngon tại đây.

 Những món ăn sáng chay hấp dẫn cho cả nhà

Miến trộn riêu cua chay

Chuẩn bị:

– 100gr miến

– 1/2 mớ rau muống, 2 bìa đậu, 1 quả cà chua, hành khô

– 3-5 thìa nhỏ nước mắm, 5 thìa nhỏ dầu rán, 2 thìa nhỏ đường, 2 thìa nhỏ dấm, 1 thìa nhỏ mì chính.

 Những món ăn sáng chay hấp dẫn cho cả nhà

Xem tại đây để biết cách làm món miến trộn riêu cua chay.

Theo T.H

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Những món ăn sáng chay hấp dẫn cho cả nhà
Tin tức giải trí » Ẩm thực

[Chế biến] – Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

Thay vì rang cơm, bạn có thể làm món cơm hải sản đút lò này để cả nhà thưởng thức vào bữa sáng nhé, đảm bảo ai cũng thích.

Nguyên liệu:

 1 tô cơm nguội

– 7-8 con tôm tươi không vỏ

– 100 gr mực thái sợi nhỏ

– 1/2 củ hành tây thái nhỏ, 1/4 trái ớt chuông thái nhỏ, hành lá thái nhỏ, 2 muỗng canh sốt cà chua (ketchup), 1 quả trứng gà, phô mai

 [Chế biến] - Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

Tham khảo cách làm cơm hải sản đút lò dưới đây.

Thực hiện:

Bước 1: Bắc chảo lên bếp. Cho vào 1 chút dầu vào, đun nóng. Khi dầu nóng, cho hành tây vào xào thơm, sau đó cho sốt cà chua vào xào chung khoảng 30 giây là tắt bếp.

 [Chế biến] - Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

Bước 2: Cơm, trứng gà và chút muối, tiêu cho vào âu trộn đều. Đổ cơm trộn vào khuôn hay dĩa dàn đều, sau đó cho sốt cà chua bên trên vào.

 [Chế biến] - Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

Dùng thìa nén đều mặt cơm.

 [Chế biến] - Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

Cuối cùng cho ớt chuông, tôm, mực lên. Phô mai bào nhỏ, rắc phủ mặt cơm.

 [Chế biến] - Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

 [Chế biến] - Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

Bước 3: Lò nướng làm nóng 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Sau đó cho cơm vào nướng 17-18 phút là hoàn tất. Lấy khuôn cơm hải sản đút lò ra, rắc hành lá và hánh tây cho hấp dẫn hơn.

 [Chế biến] - Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

 [Chế biến] - Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm cơm hải sản đút lò!

Theo Lâm Anh Đào

Khám phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết [Chế biến] – Cơm hải sản đút lò tuyệt ngon cho bữa sáng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

[Chế biến] – Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

Bữa sáng mà thưởng thức món súp nui tôm rau củ thơm ngon và đậm đà này chắc chắn sẽ khiến cả nhà hài lòng.

Chuẩn bị:

 200gr nui có vị rau củ (hoặc nui thường)

– 100gr tôm nõn bóc vỏ, 100gr súp lơ, 1 củ hành tây nhỏ, gia vị hạt nêm, hạt tiêu, ớt (tuỳ khẩu vị)

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

Tham khảo cách làm súp nui tôm rau củ dưới đây.

Cách làm:

Bước 1: Rau súp lơ, hành tây rửa sạch thái miếng vừa, 1/3 củ hành tây thái hạt lựu nhỏ để phi vàng. Tôm nõn bóc vỏ chần qua nước nóng sau đó cho 1 thìa cà phê hạt nêm (hoặc nước mắm), ướp trong 10 phút.

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

Bước 2: Tiếp theo, cho nui vào nồi nước, cho 1 thìa muối trắng giúp nui đậm hơn và nui luộc sẽ nhanh chín hơn nhờ có muối, bắc lên bếp để to lửa đến khi nui chín, vớt ra.

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

Bước 3: Cho chảo có dầu rán lên bếp và chiên 1/3 củ hành tây đã thái hạt lựu cho thơm. Cho tôm đã tẩm ướp vào xào cho tôm săn ngấm gia vị. Sau đó, cho rau củ đã thái vào xào cùng đến khi chín và cho thêm gia vị hay nước mắm vào sao cho vừa miệng.

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

Bước 4: Tiếp tục, cho thêm 2 bát to nước vào đun đến khi sôi già. Trong quá trình đun súp tôm rau củ sẽ có bọt, dần dần vớt bỏ bọt đi để súp trông hấp dẫn hơn.

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

Bước 5: Khi súp sôi già, bắt đầu cho nui đã luộc chín vào rồi đun thêm 5 phút để súp nui tôm rau củ được sôi lại. Sau đó, múc ra bát tô và ăn nóng, nêm thêm hạt tiêu hay ớt bột tùy khẩu vị.

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

Món súp nui tôm rau củ đã hoàn thiện.

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

 [Chế biến] - Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng

Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm súp nui tôm rau củ!

Theo Thùy Anh

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết [Chế biến] – Súp nui tôm rau củ lạ miệng vào bữa sáng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

[Chế biến] – Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

Món miến trộn riêu cua chay, thơm ngon hấp dẫn với vị thanh nhẹ ăn kèm cùng rau muống chần xanh giòn cho bữa sáng sau những ngày Tết thật là tuyệt.

Chuẩn bị:

– 100gr miến

– 1/2 mớ rau muống, 2 bìa đậu, 1 quả cà chua, hành khô

– 3-5 thìa nhỏ nước mắm, 5 thìa nhỏ dầu rán, 2 thìa nhỏ đường, 2 thìa nhỏ dấm, 1 thìa nhỏ mì chính.

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

Cách làm:

Bước 1: Làm gạch riêu cua chay: cà chua bỏ hạt rồi thái nhỏ. Hành khô băm nhuyễn cho vào chảo dầu phi cho thơm vàng, tiếp theo, cho cà chua vào sốt.

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

Bước 2: Đậu phụ, nghiền nhuyễn rồi cho vào nồi sốt cà chua. Nêm mắm, đường. Tiếp theo, cho thêm 1 thìa hành khô phi vào cho dậy mùi. Nếu muốn có màu vàng óng, có thể cho 1 thìa nhỏ ớt bột ngọt hoặc 1 thìa nhỏ dầu điều.

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

Bước 3: Cho lửa ở mức vừa phải và đảo cho thật đều tay để các hỗn hợp hoà quyện vào nhau, đến khi hỗn hợp riêu cua chay đặc sệt lại là được. Vậy là bạn đã có hỗn hợp riêu cua chay thơm lừng với đúng mùi đặc trưng của riêu cua.

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

Bước 4: Rau muống rửa sạch, lấy nhiều về phần thân rau sau đó chẻ rau làm đôi hoặc ba. Tiếp theo, chần rau qua nước sôi để rau vừa chín tới rau sẽ xanh và giòn.

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

Bước 5: Miến chần qua nước sôi có chút muối loãng. Sau đó cho vào bát và lần lượt cho riêu cua chay, hành phi, rau muống.

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

Khi ăn, nêm thêm chút sa tế, dấm ớt tỏi rất ngon!

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

 [Chế biến] - Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng

Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm món miến trộn riêu cua chay!

Theo Thùy Anh

Khám phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết [Chế biến] – Miến trộn riêu cua chay lạ miệng vào bữa sáng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

5 món cháo bổ dưỡng, nóng hổi cho bữa sáng

Những món cháo sáng nóng hổi này sẽ xua tan đi cái lạnh mùa đông.

Cháo cá

Nguyên liệu:

– Cá (trắm, chép hoặc rô phi): 600g

– Hành củ: 50g

– Thì là, rau răm, rau mùi, gia vị

Tham khảo cách làm món cháo cá nóng hổi, thơm ngon tại đây.

 5 món cháo bổ dưỡng, nóng hổi cho bữa sáng

Cháo sườn

Nguyên liệu:

– Sườn: 200g

– Gạo tẻ ngon: 100g

– Cà rốt: ½ củ

– Ngô ngọt: 50g

– Hành, mùi, gia vị

Để có món cháo sườn ngon, chị em có thể tham khảo cách làm tại đây.

 5 món cháo bổ dưỡng, nóng hổi cho bữa sáng

Cháo tôm

Nguyên liệu:

– Gạo tẻ ngon

– Tôm lột vỏ: 150-200g

– Nấm kim châm (hoặc nấm rơm, nấm tuyết) tùy thích: 200 g; hành khô: 1 củ

– Bột nghệ: 1 thìa cà phê; hành, răm, rau mùi: 1 ít

– Gia vị, nước mắm ngon, bột nêm, mì chính, dầu ăn

Tham khảo cách nấu cháo tôm tại đây.

 5 món cháo bổ dưỡng, nóng hổi cho bữa sáng

Cháo trai

Chuẩn bị:

– 1,5kg trai

– 1 bát nhỏ bột tẻ, 1/3 bát nhỏ bột nếp

– Hành lá, rau răm, 2 củ hành khô, 3 thìa nhỏ nước mắm, mì chính, ớt bột, hạt tiêu.

Xem tại đây để biết cách nấu cháo trai ngon.

 5 món cháo bổ dưỡng, nóng hổi cho bữa sáng

Cháo bào ngư

Nguyên liệu:

– 1 con bào ngư khoảng 150 gr

– 1/2 chén gạo

– 8-10 con tôm không vỏ; 1 muỗng cà phê dầu mè; 1 miếng gừng nhỏ thái sợi; 1 muỗng cà phê rượu nấu ăn muối; tiêu; bột nêm

 5 món cháo bổ dưỡng, nóng hổi cho bữa sáng

Tham khảo cách nấu cháo bào ngư tại đây.

Theo T.H

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết 5 món cháo bổ dưỡng, nóng hổi cho bữa sáng
Tin tức giải trí » Ẩm thực

Bữa sáng ấm bụng với các món mì, bún, phở xào ngon

Bữa sáng mùa đông mà được thưởng thức các món mì, bún hay phở xào đều hấp dẫn.

Mì xào thịt heo

Nguyên liệu:

– ½ gói mì gạo

– 200g thịt nạc vai heo

– 2 củ hành khô băm nhỏ; 2 quả ớt; 1 củ hành tây; 20g rau mùi; 50ml nước luộc gà ; 30ml nước mắm; 15g đường nâu

– Gia vị ướp thịt heo: 2 quả chanh vắt nước; 1 củ sả; 15ml nước mắm; 15g đường; 5g ớt bột; 1 nhúm hạt tiêu đen

Xem cách làm mì xào thịt heo tại đây.

 Bữa sáng ấm bụng với các món mì, bún, phở xào ngon

Mì xào thập cẩm

Nguyên liệu:

– 2 gói mì ăn liền dùng để xào

– 15ml xì dầu; 5ml xì dầu loại đậm màu; 5ml dầu hào; 2.5g đường; 2.5ml dầu mè; 1 ít hạt tiêu trắng; 30ml dầu hạt cải; 2 tép tỏi thái lát; ¼ chén ớt chuông đỏ thái nhỏ; 5 cái nấm hương tươi; thái lát; 1 củ cà rốt bào sợi; 1 bát bắp cải thái sợi nhỏ; 1 chén đậu Hà Lan, cắt chéo; 1 chén giá đỗ; 2 nhánh hành lá; 15 ml rượu nấu ăn

Xem cách làm mì xào thập cẩm tại đây.

 Bữa sáng ấm bụng với các món mì, bún, phở xào ngon

Bún xào thịt cay

Nguyên liệu:

– 200g bún

– 80g thịt băm

– Hành, mùi, ớt bột, gia vị và dầu ăn

Tham khảo cách làm bún xào thịt cay tại đây.

 Bữa sáng ấm bụng với các món mì, bún, phở xào ngon

Phở xào bò

Nguyên liệu:

– Bánh phở: 500g

– Thịt bò: 200g

– Cải ngọt: 1 bó

– Cà rốt: ½ củ

– Hành tây: ½ củ

– Hành khô: 1 củ

– Gừng tươi: 1 nhánh nhỏ

– Hành hoa, rau răm

– Gia vị: dầu ăn, bột nêm, bột canh, mì chính

 Bữa sáng ấm bụng với các món mì, bún, phở xào ngon

Tham khảo cách làm phở xào bò tại đây.

Theo T.H

Khám Phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bữa sáng ấm bụng với các món mì, bún, phở xào ngon
Tin tức giải trí » Ẩm thực

[Chế biến] – Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Bánh đa bề bề thơm ngon ấm bụng cho gia đình vào những bữa sáng mùa đông.

Nguyên liệu:

– Bề bề: 500 gr

– Bánh đa: 200g

– Cà chua: 3 quả

– Hành hoa, mùi tàu (hoặc thì là), hành khô

– Tương ớt, chanh, mắm, hạt nêm, gia vị.

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Tham khảo cách làm bánh đa bề bề dưới đây.

Thực hiện:

Bước 1: Bề bề rửa sạch, dùng kéo cắt bỏ đầu và 2 bên mép dọc thân bề bề.

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Bóc bỏ phần vỏ cứng của bề bề, cho vào cối hoặc máy xay, xay nhuyễn, lọc lấy nước để làm nước dùng (khi đun nước dùng, thêm chút muối, đập thêm một củ hành vào cho gạch bề bề đông hơn).

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Bước 2: Cho phần thân bề bề vào nồi, thêm 1 củ sả và 1 củ hành đập dập, cho nồi bề bề lên bếp, luộc chín bề bề (không cần đổ nước vì trong lúc đun bề bề sẽ tự ra nước). Sau đó gỡ phần thịt bề bề.

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Bước 3: Hành, mùi thái nhỏ, cà chua thái miếng cau.

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Bước 4: Đặt nồi nước dùng lên bếp, đun nhỏ lửa để tránh gạch bề bề bị vỡ.

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Khi nước sôi, nhẹ nhàng vớt gạch bề bề để riêng ra bát.

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Bước 5: Đặt chảo lên bếp, thêm chút dầu ăn, cho cà chua thái miếng vào xào cho cà chua chín, dùng thìa dằm nhuyễn. Đổ cà chua đã xào chín vào nồi nước dùng. Nêm mắm, gia vị hạt nêm cho vừa miệng. Cho bánh đa vào nồi nước 1 phút rồi gắp ra bát.

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Bước 6: Xếp hành, mùi tàu (hoặc thì là) thái nhỏ, gạch bề bề, bề bề, vào bát bún, chan nước dùng và mời mọi người thưởng thức. Bánh đa bề bề là món ăn sáng ngon tuyệt hảo!

 [Chế biến] - Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi

Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm bánh đa bề bề!

Theo Bảo Minh

Khám phá

Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết [Chế biến] – Mời cả nhà ăn sáng bánh đa bề bề nóng hổi
Tin tức giải trí » Ẩm thực

close(x)
close(x)