May 20, 2024

Đau đầu, cổ khi “yêu”: 3 cảnh báo giật mình

Viết trên chuyên san khoa học The Conversation, GS Colin Davidson, nhà thần kinh học từ Đại học Central Lancashire (Anh), cho biết đau đầu nguyên phát liên quan đến hoạt động tình dục (PHASA) gồm ít nhất hai cơn đau ở đầu hoặc cổ do hoạt động tình dục gây ra.

Cơn đau đầu có thể tăng dần khi quan hệ tình dục hoặc xuất hiện đột ngột, dữ dội ngay trước hoặc trong khi đạt cực khoái – vốn xuất hiện ở nam giới phổ biến gấp 2-4 lần so với nữ giới.

PHASA có thể dữ dội trong khoảng từ 1 phút đến 24 giờ hoặc nhẹ trong tối đa 3 ngày. Nhưng, thứ tiềm ẩn đằng sau cảm giác khó chịu này còn đáng lo hơn.

Đau đầu, cổ khi

Cơn đau đầu xảy ra trong hoặc sau cuộc “yêu” có thể là một lời cảnh báo – Ảnh đồ họa AI

Theo phân tích của GS Davidson và các cộng sự, PHASA còn có thể là lời cảnh báo của một căn bệnh tiềm ẩn hay một biến cố sức khỏe đang chực chờ.

Thứ nhất, cơn đau trái khoáy này có thể là biểu hiện của bệnh cao huyết áp, mặc dù mối quan hệ giữa hai vấn đề vẫn chưa được hiểu đầy đủ.

Thứ hai, đau đầu khi quan hệ tình dục cũng có thể do sự bất thường của các tĩnh mạch quanh đầu và cổ. Các nghiên cứu cho thấy hẹp tĩnh mạch và đau đầu do ho hoặc gắng sức có liên quan đến PHASA.

Tháng 4-2024, một báo cáo y tế từ Mỹ ghi nhận một phụ nữ 61 tuổi ở Mỹ bị xuất huyết não sau khi quan hệ tình dục. Ban đầu, bà không biết nên uống aspirin để giảm đau đầu, điều vốn gây tai hại thêm cho dạng đột quỵ này.

Một thống kê từ Mỹ cho thấy cứ 12 bệnh nhân vào phòng cấp cứu vì xuất huyết não thì có 1 người đang quan hệ tình dục khi cơn đau bắt đầu. Bởi lẽ “yêu” là một hoạt động gắng sức, nếu cơ thể tiềm ẩn sẵn nguy cơ, đó có thể là khi vấn đề bộc phát.

Thứ ba, một lỗ bầu dục (PFO) – là một lỗ nhỏ giống như cái nắp nằm giữa hai tâm nhĩ của tim – cũng liên quan đến PHASA.

PFO vốn tồn tại khi chúng ta hãy còn là một thai nhi, nhưng sau đó đóng lại, ngoại trừ một số ít trường hợp bất thường.

Trong một báo cáo về “tác nhân gây đột quỵ bất thường”, trong hai bệnh nhân có PFO bị đột quỵ, có một người khi đang quan hệ tình dục và một người khi đang cười.

Một nghiên cứu khác cho thấy PFO cũng phổ biến ở những người bị đột quỵ khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, đau đầu khi quan hệ cũng gặp ở những người vốn đã hay bị đau đầu hay đau nửa đầu.

Nhưng nói chung, nếu bạn bị đau đầu khi quan hệ tình dục thì bạn chắc chắn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

Bác sĩ cũng có thể đề xuất vai trò “thụ động” hơn trong quan hệ tình dục hoặc thậm chí là kiêng khem trong khi các xét nghiệm sâu hơn được thực hiện để loại bỏ những lời giải thích đáng lo ngại hơn.

Riêng nguy cơ đột quỵ khi quan hệt tình dục, vẫn còn nhiều điều khoa học cần tìm hiểu. Tuy nhiên, GS Davidson khuyên nam giới trên 50 tuổi có xuất hiện tình trạng đau đầu khi quan hệ nên đi kiểm tra xem có mắc chứng phình động mạch hay lỗ bầu dục hay không.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM rà soát lịch sử khám, chữa bệnh của 3 người trong vụ loạn luân ở Long An

Ngày 13-5, Sở Y tế TP HCM có văn bản khẩn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức, phòng y tế quận, huyện về việc phối hợp rà soát cung cấp thông tin, tài liệu khám chữa bệnh.

Theo đó, Sở Y tế TP HCM nhận được công văn của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An đề nghị sở cung cấp thông tin, tài liệu khám chữa, bệnh của 3 người gồm: L.T.H.T. và L.T.K.D. (cùng 31 tuổi, đã sinh sống ở ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP HCM và ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An).

V.K.X. (29 tuổi, từng sinh sống ở ấp 2, xã Phú Vinh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai; ấp 2, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP HCM và ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An).

Căn cứ điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An yêu cầu Sở Y tế TP HCM cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án trên. Cụ thể: Từ năm 2006 đến nay, 3 đối tượng trên có khám, chữa bệnh; khám thai, sinh con tại các bệnh viện, phòng khám trên địa bàn TP HCM hay không?

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trên địa bàn tiến hành rà soát thông tin khám, chữa bệnh của các đối tượng trên và gửi kết quả và tài liệu liên quan đến Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An trước ngày 23-5.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác

Ngày 13-5, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) cho biết vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị bỏng nặng do đốt rác, trong đó một trường hợp đốt rác bằng xăng.

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác- Ảnh 1.

Vết bỏng vùng cánh tay của người bệnh P.

Trường hợp thứ nhất là anh L.A.P. (32 tuổi), bị bỏng do đốt rác bằng xăng, nhập viện với chẩn đoán bỏng độ II, III vùng mặt, cổ, cẳng tay phải và ngực. Diện tích bỏng khoảng 15%.

Bệnh nhân cho biết trong quá trình thu gom rác và đổ xăng vào để đốt, thấy ngọn lửa có hiện tượng tắt đã đổ thêm xăng, khiến ngọn lửa bùng lên và bén vào người gây bỏng nặng.

Hai người đàn ông bị bỏng nặng khi đốt rác- Ảnh 2.

Vết bỏng vùng cánh tay của người bệnh P.

Trường hợp thứ 2 là ông Đ.V.M. (60 tuổi), trong khi đang đốt rác không may trong đống rác có lẫn một vật gì không rõ phát nổ, khiến người đàn ông này bị bỏng nặng và phải nhập viện với chẩn đoán bỏng độ II vị trí mặt, cổ, cẳng tay và bàn tay trái, diện tích bỏng khoảng 7%.

Bác sĩ khuyến cáo, các trường hợp bị bỏng có thể để lại rất nhiều di chứng như co rút cơ ảnh hưởng đến vận động về sau. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn… Chỉ cần một chút thiếu thận trọng cũng có thể gây thương tích nghiêm trọng cho bản thân và gia đình.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Sự cố y khoa ở BV Đa khoa Quảng Nam: Bệnh nhân bị u nang buồng trứng 2 bên?

Theo báo báo, trường hợp ca bệnh này khả năng là u nang buồng trứng 2 bên. Phẫu thuật viên đã phát hiện và thực hiện bóc u nang buồng trứng trái làm giải phẫu bệnh lý (như đã thể hiện trong bản tường trình phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh).

Sự cố y khoa ở BV Đa khoa Quảng Nam: Bệnh nhân bị u nang buồng trứng 2 bên?- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

Việc đánh giá tổn thương buồng trứng phải của phẫu thuật viên tại thời điểm thực hiện phẫu thuật nội soi ổ bụng không phát hiện được khối u nang bì buồng trứng phải có thể do đây là u nang bì buồng trứng thể vùi.

Việc chẩn đoán vị trí khối u được xác định sau khi nội soi ổ bụng không phù hợp với chẩn đoán trước mổ do buồng trứng là cơ quan có thể thay đổi vị trí tùy thuộc vào tư thế người bệnh.

Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh. Trước đó, lãnh đạo Khoa Phụ sản và các cá nhân liên quan đã trực tiếp đến xin lỗi, thăm hỏi, động viên người bệnh và gia đình người bệnh. Bệnh viện (BV)  cũng đã cử đại diện đến gặp người bệnh.

Theo nhận xét, đánh giá của Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, Khoa Phụ sản của BV đa khoa Quảng Nam chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phẫu thuật: khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật… phải giải thích rõ ràng cho người bệnh và người nhà người bệnh.

Công tác tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh trước và sau phẫu thuật chưa tốt, làm cho người bệnh hoang mang, lo lắng và thắc mắc…

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, chị L. phản ánh kết quả siêu âm tại BV kết luận chị bị “u nang bì buồng trứng phải” nhưng khi nhận giấy ra viện thì mới biết là chị được phẫu thuật “bóc tách u nang bì buồng trứng trái”.

Khi có dư luận phản ánh, ngày 6-5, Sở Y tế có công văn yêu cầu BV Đa khoa Quảng Nam báo cáo trước 9 giờ trưa 7-5 nhưng BV không chấp hành. Sáng 8-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục có công văn lần 2, yêu cầu báo cáo trước 11 giờ trưa cùng ngày nhưng đến chiều BV mới báo cáo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tiêm nhầm sữa rửa mặt vào da cho khách

Ngày 12-5, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết tại đây vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị tiêm nhầm sữa rửa mặt vào da khi đi làm đẹp tại spa.

Nữ bệnh nhân 24 tuổi (ở Thái Bình) cho biết tối 7-5, cô có chiết sữa rửa mặt và mang theo meso, dụng cụ tiêm đến một spa ở gần nhà nhờ tiêm meso làm đẹp da, giúp săn chắc da.

Tiêm nhầm sữa rửa mặt vào da cho khách- Ảnh 1.

Bệnh nhân nhập viện sau khi bị tiêm nhầm sữa rửa mặt. Ảnh: Định Nguyễn

Tuy nhiên, trong quá trình tiêm, cô thấy đau buốt, chất meso không tan ra như mọi lần mà thấy da mặt cứng nên yêu cầu dừng tiêm.

Lúc này người phụ nữ mới phát hiện dung dịch meso mang theo vẫn ở trong túi, còn dung dịch được sử dụng để tiêm vào dưới da mặt là sữa rửa mặt do chính mình mang theo.

Thấy vậy người này vội vàng đến bệnh viện địa phương để thăm khám, sau đó đến Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục thăm khám và điều trị.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân có biểu hiện đau nhức nhiều vùng mặt, gò má phải sưng nhiều, có khối cứng dưới da, dưới mi mắt dưới phải có vùng thâm đen, trán có nhiều điểm sưng tại mũi kim tiêm, bầm tím không đều.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tình trạng của nữ bệnh nhân hiện đã được cải thiện, bớt sưng sau khi điều trị.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, tiêm meso là một trào lưu làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng. Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp phục hồi da, cho làn da trắng sáng, giảm thâm nám, nếp nhăn bằng cách dùng những đầu kim đưa một lượng thuốc vào da.

Tuy nhiên, do không ít người sử dụng sản phẩm trôi nổi, không tuân thủ quy trình vô khuẩn, tiêm tại các cơ sở không được cấp phép…. nên đã có nhiều trường hợp bị phản ứng viêm, bội nhiễm, nổi u hạt sau tiêm meso. Lứa tuổi gặp biến chứng nhiều nhất từ 20-30 tuổi.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

7 món ăn dễ tìm ở Việt Nam giúp chống lại cao huyết áp

Theo Healthline, hơn 1 tỉ người trên thế giới bị cao huyết áp. Bên cạnh thuốc men, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là chìa khóa để kiểm soát căn bệnh, trong đó một số món ăn trở nên đặc biệt hiệu quả.

Và trong số các món ăn được “điểm mặt” qua các nghiên cứu quốc tế, nhiều món rất phổ biến đối với người Việt.

7 món ăn dễ tìm ở Việt Nam giúp chống lại cao huyết áp- Ảnh 1.

“Thần dược” chống cao huyết áp có thể rất gần bạn – Ảnh đồ họa AI

1. Trái cây có múi

Một nghiên cứu kéo dài 10 năm, được công bố năm 2021 cho thấy vài trăm gam trái cây tiêu thụ mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp hiệu quả, trong đó trái cây họ cam quýt hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, nước ép cam, bưởi cũng được chứng minh là giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên bưởi có thể tương tác với vài loại thuốc, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung.

2. Cá dầu (cá béo)

Cá dầu là nguồn cung cấp chất béo omega-3 tuyệt vời, có lợi ích đáng kể cho tim. Những chất béo này có thể giúp giảm mức huyết áp bằng cách giảm viêm.

Một nghiên cứu năm 2022 đã xem xét dữ liệu gần 5.000 người và xác định 2-3 g omega-3/ngày có thể giúp giảm huyết áp hiệu quả nhất.

Các loại cá có dầu phổ biến ở Việt Nam bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi…

7 món ăn dễ tìm ở Việt Nam giúp chống lại cao huyết áp- Ảnh 2.

Cá hồi đứng đầu danh sách các loại cá dầu giúp chống cao huyết áp – Ảnh: HEALTHLINE

3. Các loại hạt

Nhiều loại hạt cung cấp nguồn dinh dưỡng để kiểm soát huyết áp, bao gồm chất xơ và arginine. Arginine là một axit amin cần thiết để sản xuất oxit nitric, một hợp chất cần thiết giúp thư giãn mạch máu và giảm huyết áp.

Loại hạt đứng đầu danh sách cũng là cái tên rất quen thuộc: Hạt bí. Ngoài ra, hạt chia được nhập khẩu nhiều những năm gần đây cũng rất tốt.

4. Cà rốt

Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy nguy cơ cao huyết áp giảm 10% khi ăn khoảng 100 gam cà rốt mỗi ngày, nhờ các hợp chất hoạt tính sinh học dồi dào trong loại củ này. Cà rốt cũng tốt cho nhiều cơ quan khác ví dụ như mắt vì chứa nhiều beta-carotene, tiền chất của vitamin A.

5. Cà chua

Cà chua và các sản phẩm từ cà chua rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm kali và sắc tố carotenoid lycopene.

Lycopene có liên quan đáng kể đến những tác dụng có lợi đối với sức khỏe tim mạch và ăn thực phẩm giàu chất lycopen nói chung cũng được chứng minh là giúp giảm các yếu tố nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch bao gồm cao huyết áp.

7 món ăn dễ tìm ở Việt Nam giúp chống lại cao huyết áp- Ảnh 3.

Món súp cà chua – cà rốt chứa nhiều hợp chất chống cao huyết áp – Ảnh: NEWS-MEDICAL

6. Trứng

Theo một nghiên cứu năm 2023 trên 2.349 người trưởng thành ở Mỹ, ăn 5 quả trứng trở lên mỗi tuần có liên quan đến mức huyết áp tâm thu thấp hơn 2,5 mm Hg so với những người ăn ít hơn nửa quả trứng mỗi tuần.

Những người ăn trứng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp trong thời gian dài thấp hơn đáng kể.

7. Gia vị và rau thơm

Nhiều loại gia vị và rau thơm chứa những hoạt chất giúp thư giãn mạch máu, chống viêm, từ đó ngăn ngừa nguy cơ cao huyết áp.

Trong đó có một số loại gia vị và rau thơm rất quen thuộc trong ẩm thực Việt được Healthline điểm mặt: Quế, gừng, tiêu đen, tỏi, hành tây, sả, ớt, kinh giới, thi là, húng quế.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tuổi thơ ít vận động, tim to bất thường

Đó là chứng phì đại thất trái, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong sớm ở tuổi trưởng thành. 1.682 trẻ em đã tham gia vào nghiên cứu ở độ tuổi 11, được theo dõi cho đến năm 24 tuổi. Trong đó, những trẻ ít vận động đã dành trung bình 6 giờ mỗi ngày cho các hoạt động ít vận động, con số này tăng lên 9 giờ mỗi ngày khi trưởng thành. Sự gia tăng thời gian ít vận động này có liên quan đến tình trạng tim to dần, đóng góp 40% vào tổng khối lượng tim tăng lên trong giai đoạn tăng trưởng 7 năm từ tuổi thiếu niên đến những năm đầu tuổi trưởng thành, bất kể trẻ có bị béo phì hay không.

Hoạt động thể chất thường xuyên rất cần thiết để có một tuổi trưởng thành khỏe mạnh Ảnh: CDC

Hoạt động thể chất thường xuyên rất cần thiết để có một tuổi trưởng thành khỏe mạnh .Ảnh: CDC

Ngược lại, trung bình 3-4 giờ mỗi ngày hoạt động thể chất nhẹ (LPA) trong suốt quá trình theo dõi đã làm giảm 49% sự gia tăng khối lượng tim. LPA cao hơn cũng liên quan đến chức năng tim tốt hơn. Tham gia hoạt động thể chất từ trung bình đến mạnh (MVPA) có dấu hiệu tăng nhẹ kích thước tim, khoảng 5%, phần lớn là hiện tượng sinh lý tốt chứ không gây hại.

“Phải có một sự thay đổi trong cách chúng ta nhìn nhận tình trạng ít vận động thời thơ ấu vì ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra một “quả bom hẹn giờ” đang kêu tích tắc” – PGS-TS-BS Andrew Agbaje từ ĐH Đông Phần Lan nói.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhiều người trẻ còn chủ quan với bệnh tăng huyết áp

Dù bệnh tăng huyết áp khá phổ biến nhưng ở giai đoạn đầu thường rất ít triệu chứng, đặc biệt là người trẻ thường được phát hiện khi đo huyết áp trong lúc khám bệnh khác hoặc khám sức khỏe định kỳ.

Không có triệu chứng ban đầu

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết một kết quả khảo sát trên 25.000 người từ 18 tuổi trở lên của Hội Tim mạch TP HCM cho thấy có 1/3 trường hợp không biết bản thân bị tăng huyết áp; 1/3 trường hợp mắc bệnh nhưng không điều trị, số trường hợp điều trị và kiểm soát huyết áp còn chưa cao.

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), thăm khám cho người bệnh tăng huyết áp bị biến chứng tim mạch phải điều trị nội trú

BSCK2 Thượng Thanh Phương, Trưởng Khoa Tim mạch tổng quát – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), thăm khám cho người bệnh tăng huyết áp bị biến chứng tim mạch phải điều trị nội trú

GS-TS-BS Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết thêm Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ đột quỵ do biến chứng của tăng huyết áp ở mức cao, nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp hoặc chủ quan với bệnh.

Đáng chú ý, thời gian qua, tại một số bệnh viện lớn ở TP HCM tiếp nhận nhiều trường hợp từ 25-35 tuổi đột quỵ, xuất huyết não, trong đó, nhiều trường hợp có nguyên nhân do bị tăng huyết áp nhưng không biết bệnh hoặc chủ quan. 

Anh T.M.T (30 tuổi, ngụ Bình Phước) phát hiện tăng huyết áp cách đây 2 năm. Anh T. cho biết anh tình cờ phát hiện tăng huyết áp trong một lần khám bệnh để học lái xe. Anh T. cho biết thêm sau khi phát hiện bệnh, anh được bác sĩ thăm khám chuyên sâu để tìm nguyên nhân gây bệnh. Kết quả, anh bị bệnh liên quan tuyến thượng thận. Đến nay, bệnh thận anh điều trị ổn định nên không còn xuất hiện tình trạng tăng huyết áp. 

Còn anh N.H (35 tuổi) dù cũng được phát hiện mắc bệnh tăng huyết áp nhưng anh H. không tìm được nguyên nhân liên quan đến bệnh lý khác. Từ khi phát hiện bệnh đến nay, anh phải uống thuốc định kỳ để giúp huyết áp ổn định. 

Bác sĩ Thượng Thanh Phương cho biết đối với người lớn tuổi mắc bệnh tăng huyết áp có đến 90% trường hợp không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, khi một người trẻ tuổi (dưới 30 hoặc 40) được chẩn đoán tăng huyết áp thì bác sĩ sẽ phải tìm nguyên nhân. Bởi người trẻ mắc huyết áp thường liên quan đến một số bệnh lý về thận, nội tiết (tuyến thượng thận, tuyến giáp…), hẹp van động mạch chủ… Nếu tìm được nguyên nhân thì tùy thuộc vào từng bệnh lý sẽ có chiến lược điều trị thích hợp. Trong trường hợp nếu tìm hết các nguyên nhân không phát hiện thì người trẻ đó mới được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp và phải uống thuốc dài hạn.

Không bỏ điều trị khi huyết áp ổn định

BSCK1 Lâm Tấn Phong, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết thông thường khi đo trị số huyết áp cao > 140/90 mmHg với nhiều lần đo trong nhiều ngày, lúc này, có thể xem là bị cao huyết áp. Nếu huyết áp không cao lắm tức khoảng 140/90-150/95 mmHg và tình trạng chung tốt, không mắc các bệnh khác làm xấu thêm tình trạng tim mạch, lúc này, có thể không dùng thuốc mà cần phải điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, nếu huyết áp cao hơn hoặc không cải thiện thì có thể xem xét điều trị thuốc ngay sau khi cân nhắc cẩn thận.

Bác sĩ Phong lưu ý thêm điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời. Vì vậy, khi huyết áp đã trở về gần bình thường không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị tiếp tục vì huyết áp gia tăng trở lại khi ngưng thuốc. Ở người lớn tuổi, bác sĩ điều trị thường cho thuốc hạ áp với liều khởi đầu chỉ bằng nửa liều người trẻ vì người già dễ tụt huyết áp do thuốc hơn. Đặc biệt, ngoài điều trị huyết áp, cần lưu ý điều trị các yếu tố nguy cơ khác kèm theo như tiểu đường, tăng lipid máu…

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đặc biệt ở người trẻ cần có lối sống lành mạnh (không hút thuốc, rượu bia, hạn chế thức khuya; tập luyện thể thao thường xuyên từ 30-45 phút…). Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống như giảm ăn mặn (<6g natri chlorua/ngày), giảm mỡ, giảm đường (nếu có tiểu đường), tăng cường chế độ ăn nhiều trái cây, rau, chất xơ…; nghỉ ngơi, giải trí hợp lý sau khi làm việc. 

Dễ dẫn tới vỡ mạch máu

Bác sĩ Thượng Thanh Phương cho biết nếu không tìm nguyên nhân tiềm tàng thì hậu biến chứng cơ quan đích ngày càng nhiều. Bởi tăng huyết áp khiếp áp lực trong lòng mạch máu cao sẽ dễ bể. Trường hợp nếu không bể thì mặt trong lòng mạch máu chịu áp lực cao sẽ bị tổn thương. Lúc này, cholesterol bám vào các tổn thương, lâu dài khiến chít hẹp lòng mạch máu dẫn đến thiếu máu, nhồi máu, đột quỵ… Bên cạnh đó, khi tưới máu tạng phủ với áp lực cao cũng sẽ dễ gây suy tim, suy thận…

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nguy kịch do uống thuốc nam chứa chì

Bệnh viện Nhi Trung ương mới đây tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi (ở Thanh Hóa), bị ngộ độc chì nguy kịch do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.

Gia đình cho biết trước đó 3 tháng thấy bé co giật nhiều hơn, gia đình đi mua thuốc nam dạng viên, không rõ nguồn gốc, về cho trẻ uống.

Nguy kịch do uống thuốc nam chứa chì- Ảnh 1.

Trẻ nguy kịch vì ngộ độc được chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Nhi trung ương

Sau khi uống thuốc, tình trạng co giật có giảm, nhưng khoảng 1 tháng nay trẻ bị rối loạn hành vi, khóc buồn vô cớ, hay kêu đau đầu…

Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái. Kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ bị ngộ độc chì rất nặng.

Một trường hợp khác là trẻ 9 tuổi (ở Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài, giảm tri giác. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc chì rất nặng và có tổn thương não. Gia đình cho biết thường mua thuốc cam về cho trẻ uống và tin tưởng đây là thuốc đông y có thành phần tự nhiên, lành tính và không độc hại.

Cách đây không lâu, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tiếp nhận nữ bệnh nhân 60 tuổi có tiền sử uống thuốc nam trị sỏi thận.

Sau khi dùng thuốc được 10 ngày, bệnh nhân xuất hiện các dát đỏ thẫm, tổn thương bọng nước nhăn nheo, trợt da, hoại tử da rải rác khắp tay chân, thân mình. Sau đó, các tổn thương này lan ra toàn thân. 

Bệnh nhân được chẩn đoán dị ứng thuốc thể hoại tử thượng bì nhiễm độc do thuốc chứa chì.

Nguy kịch do uống thuốc nam chứa chì- Ảnh 2.

Bệnh nhân bị lở loét sau khi uống thuốc nam trị sỏi thận

Bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng Khoa điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cảnh báo ngộ độc chì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ. Triệu chứng về thần kinh cấp tính là tình trạng kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt. Về tiêu hóa, trẻ có thể bị nôn, đau bụng, chán ăn…

Các biểu hiện lâu dài, không điển hình có thể xảy ra như: trẻ chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, mất các kỹ năng học tập, thay đổi thái độ hành vi, mệt mỏi, da xanh xao, cơ thể gầy yếu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng cảnh báo, không ít ca mẹ sử dụng loại thuốc bột màu cam (thường gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc cho trẻ uống với mục đích giúp trẻ tăng cân, tưa lưỡi, chữa loét miệng và chữa lành một số bệnh thông thường. Sai lầm này khiến nhiều trẻ phải nhập viện do ngộ độc.

Theo bác sĩ Nam, chì vào cơ thể có thể tích lũy lâu trong nội tạng gây tổn thương nhiều cơ quan như thần kinh, xương, hệ huyết học, máu, gan, thận, hệ tiêu hóa, tim mạch và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài.

Bác sĩ Nam khuyên cha mẹ không làm theo những phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép lưu hành. Đối với người bệnh có bệnh mạn tính, nên tuân thủ điều trị của bác sĩ cũng như tái khám theo đúng hẹn tại cơ sở y tế uy tín.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vĩnh biệt GS-BS Nguyễn Huy Dung, người từng điều trị cho Bác Hồ

Tối 11-5, thông tin từ gia đình GS-TS-BS, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Huy Dung, người cả một đời tận hiến cho nghề y, là một tấm gương sáng về lao động và sáng tạo, đã từ trần vào lúc 16 giờ 130 phút cùng ngày.

Theo đó, GS-TS-BS, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Huy Dung, sinh năm 1931, tại Hà Nội. Bác sĩ Nguyễn Huy Dung sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng, ông cũng là em ruột bà Nguyễn Thị Minh Khai và bà Nguyễn Thị Quang Thái.

Ông là một trong những tiến sĩ y khoa đầu tiên của Việt Nam (tốt nghiệp bác sĩ tại Đại học Moskva Pirogov năm 1959, bảo vệ tiến sĩ tại Viện Tim của Viện Hàn lâm khoa học y toàn Liên Xô năm 1963).

Năm 1966, ông được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho Bác Hồ. Ông cũng là người chăm sóc sức khỏe cho Bác Hồ giai đoạn cuối cuộc đời. Sau này, với cương vị Ủy viên Hội đồng sức khỏe Nhà nước, ông đã góp phần không nhỏ vào việc chăm sóc sức khỏe các lãnh đạo trung ương.

Bác sĩ Nguyễn Huy Dung nghiên cứu chuyên sâu về nội khoa và tim mạch học. Ông có hai công trình lớn là “Nghiên cứu đột quỵ do xuất huyết não ở Việt Nam” (1963 – 1967) và “Bệnh sốt thấp cấp ở Việt Nam” (1964 – 1970). 

Ngoài ra, những năm sau này, ông còn nghiên cứu thêm hai vấn đề chính là “Nghiên cứu về tiên lượng cho từng nhóm bệnh nhân tăng huyết áp” và “Phối hợp trị liệu cho các bệnh tim mạch”. Những đánh giá và tiên đoán của ông đã giúp các bác sĩ rất nhiều trong hiểu sâu và điều trị bệnh tăng huyết áp bởi vào thời điểm đó, y học thế giới vẫn chưa tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Ông cũng là người đã chỉ ra 3 điểm còn hạn chế của “Bảng phân tầng nguy cơ tăng huyết áp” của Ủy ban Liên quốc gia về phòng chống, bảo vệ, đánh giá và điều trị bệnh tăng huyết áp, trong khi bảng này được đánh giá khá cao trên thế giới. Chỉ một năm sau đó, những tiên đoán của ông đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bổ sung đầy đủ trong bảng phân tầng mới. Cuối thế kỷ 20, khi nghiên cứu về “phối hợp trị liệu”, ông cho rằng đây là điều tất yếu trong thế kỷ mới. Và đến bây giờ, dự đoán xu hướng ấy hoàn toàn chính xác.

Không chỉ tham gia khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, bác sĩ Nguyễn Huy Dung còn tích cực tham gia công tác giảng dạy cho sinh viên y khoa. 

Là nguyên Ủy viên Hội đồng Sức khỏe Nhà nước, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, với danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Nhì, nhưng ấn tượng nhất về bác sĩ Huy Dung trong mắt mọi người là đức tính khiêm nhu và đầy ắp lòng nhân ái.

Linh cữu của GS-TS-BS, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Huy Dung được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia phía Nam (số 5, Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM). Lễ nhập quan lúc 15 giờ ngày 13-5. Lễ viếng từ 16 giờ ngày 13-5 đến 8 giờ ngày 15-5. Lễ động quan vào lúc 9 giờ ngày 15-5. Hỏa táng tại Hòa Lạc Viên – Hoa viên Nghĩa trang Sala Garden (Tân Hiệp, Long Thành, Đồng Nai).

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Vì sao ngộ độc nhưng xét nghiệm không thấy tác nhân?

PGS-TS-BS PHÙNG NGUYỄN THẾ NGUYÊN, Trưởng Khoa Hồi sức Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), trả lời: Triệu chứng ngộ độc đường tiêu hóa sẽ có các dấu hiệu như ói, tiêu chảy, đau bụng, kèm theo một số biến chứng như sốt, nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.

Có nhiều tác nhân gây ngộ độc thực phẩm như do vi khuẩn E.coli, Salmolnella, tụ cầu. Đây là tác nhân thường gặp nhưng lâm sàng gần như không phát hiện được. Muốn xác định do tác nhân nào phải lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch nôn ói, phân, cấy máu để xét nghiệm. Tuy nhiên, kết quả còn phải tùy thuộc vào kỹ thuật, thiết bị xét nghiệm, số lượng mẫu, thời gian lấy mẫu tương ứng mức độ ngộ độc… Vì vậy, từ trước đến nay, tỉ lệ phát hiện tác nhân gây ngộ độc rất thấp, nhiều trường hợp không phát hiện.

Các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm vừa qua không phải không có tác nhân gây bệnh mà tìm không ra. Bởi phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu, mẫu đó còn tụ khuẩn, còn độc chất hay không, chưa kể kỹ thuật xét nghiệm cũng khác nhau…

Phụ huynh cần lưu ý cho dù bất cứ lý do gì, nếu thấy trẻ liên tục nôn ói, tiêu chảy, lừ đừ thì nhất định phải đưa đến cơ sở y tế. Đa phần các trường hợp bị biến chứng nặng, như trường hợp ngưng tim, ngưng phổi ở Đồng Nai là do nhập viện quá muộn.

Về việc điều trị, các khuẩn gây ngộ độc hiện nay phần lớn có thể điều trị bằng kháng sinh, chỉ cần đưa trẻ đến sớm, không quá muộn thì sẽ không nguy hiểm đến tính mạng.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bước tiến mới điều trị vẹo cột sống

Anh Tr.Đ (ở TP Thủ Đức, TP HCM) có con gái đang học lớp 9, sở hữu chiều cao gần 1,7 m. Mới đây, bất chợt trông dáng con, anh Đ. giật mình vì thấy bé có vẻ không bình thường, lưng như xiêu vẹo. Đưa con đi khám, các bác sĩ phát hiện con anh bị cong vẹo cột sống.

Tiên phong ứng dụng

“Từ nhỏ ở nhà không hề hay biết, đến khi bé đến tuổi dậy thì, nhổ giò thì cả nhà mới hay. Ở TP HCM có nơi nào chữa trị bệnh này không. Cả nhà có ý định hướng cho con đi du học nhưng bộ dạng bé thế này phải làm sao” – anh Đ. gọi người thân nhờ tư vấn trong trạng thái lo lắng.

Theo các bác sĩ, có 2 dạng vẹo cột sống chính là vẹo cột sống chức năng và vẹo cột sống cấu trúc. Nguyên nhân vẹo cột sống cấu trúc tới nay chưa rõ, còn gọi là vẹo cột sống vô căn. Tùy theo tình trạng bệnh nhi lúc được phát hiện như độ tuổi, góc vẹo đo được, độ trưởng thành xương mà có thể chỉ định tập vật lý trị liệu, dùng áo nẹp nắn chỉnh hoặc phẫu thuật.

Các bác sĩ tầm soát vẹo cột sống cho học sinh

Các bác sĩ tầm soát vẹo cột sống cho học sinh

Sử dụng áo nẹp nắn chỉnh để điều trị vẹo cột sống trên thế giới và Việt Nam đã cho thấy đạt kết quả khá tốt. Quy trình tạo áo nẹp truyền thống sẽ có 9 bước gồm: Thăm khám và tư vấn cho người bệnh, bó bột tạo khuôn, tạo cốt dương, sửa chỉnh cốt dương, hút nhựa, cắt nhựa khỏi khuôn mẫu, chuẩn bị cho thử nẹp trên người bệnh, hoàn thiện nẹp, kiểm tra áo nẹp đánh giá lại lần cuối trước khi giao áo nẹp.

Thầy thuốc Ưu tú – bác sĩ Đinh Quang Thanh, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (TP HCM), cho biết hầu hết trẻ bị vẹo cột sống vô căn rơi vào tuổi dậy thì, bé gái từ 9-15 tuổi. Nếu làm theo quy trình truyền thống như lâu nay thì những hạn chế rơi vào bước 2 trở đi. Thao tác làm khuôn thủ công trên người bé gái rất nhạy cảm, khó khăn, vừa chờ đợi, chưa kể không đáp ứng kỹ thuật phải làm lại từ đầu.

“Từ hạn chế trên, việc áp dụng công nghệ in 3D để tạo áo nẹp là vô cùng cần thiết. Hiện nay, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp là đơn vị tiên phong trong việc làm chủ, tiếp cận kỹ thuật và công nghệ in 3D, sử dụng sản phẩm trong điều trị phục hồi chức năng” – bác sĩ Thanh thông tin.

Với công trình “Bước đầu ứng dụng công nghệ in 3D trong chế tạo dụng cụ chỉnh hình cho trẻ em”, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp được ghi tên vào danh sách thành tựu y khoa năm 2023 của ngành y tế TP HCM.

Sở Y tế TP HCM đánh giá Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp đã bắt đầu ứng dụng công nghệ in 3D vào quy trình sản xuất các dụng cụ chỉnh hình từ năm 2020. Công nghệ này đang được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng nhưng tại Việt Nam đây là bệnh viện đầu tiên triển khai ứng dụng. Với công nghệ in 3D, các bệnh nhi được tiếp nhận các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng về chất liệu, độ chính xác cao, gọn nhẹ, thẩm mỹ và giá thành rẻ.

“Phủ sóng” diện rộng

Nói thêm về tính ưu việt của công nghệ mới này, bác sĩ Thanh cho hay khi có sản phẩm in 3D nghĩa là không đụng chạm vào người của bé; có phần mềm xử lý chỉnh sửa chính xác trên màn hình qua thông số kỹ thuật; được chọn lựa nhiều chất liệu áo nẹp khác nhau, xử lý tạo lỗ thông thoáng mà áo nẹp truyền thống không làm được; giữ độ vững, tạo sự dễ chịu, đỡ nóng; các thông số được lưu lại trên máy tính để theo dõi, nghiên cứu hoặc chỉnh sửa cho những lần sau…

Bên cạnh đó, các bệnh nhi sẽ giảm thời gian chờ đợi và sử dụng sản phẩm, dụng cụ chỉnh hình. Hiện nay, bệnh viện đã chế tạo được các loại nẹp đơn giản như: nẹp AFO, miếng lót bàn chân dùng trong các trường hợp dị dạng bàn chân, dụng cụ chỉnh hình chi trên và chi dưới. “Ngoài hiệu quả tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, độ chính xác cao, chất lượng tốt, còn mang lại sự thoải mái cho bệnh nhi vì phải mang áo trong thời gian dài, dữ liệu được lưu trữ sử dụng lâu dài” – bác sĩ Thanh nói.

Theo Sở Y tế TP HCM, ngành y tế thành phố rất quan tâm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyên ngành phục hồi chức năng. Mổ bằng robot, chẩn đoán hình ảnh (đọc X-quang, siêu âm)… đã có, còn trong phục hồi chức năng thì quá mới mẻ. Trong suốt quá trình phát triển, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến nhằm sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn. Đây là một bước tiến mới của TP HCM, đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ in 3D trong sản xuất dụng cụ chỉnh hình phục vụ nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân.

Theo TS-BS chuyên khoa II Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, bệnh viện đang là đơn vị chỉ đạo tuyến chuyên ngành phục hồi chức năng chuyên sâu cho 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ và 6 tỉnh Đông Nam Bộ cùng các bệnh viện trên địa bàn TP HCM có chuyên ngành phục hồi chức năng.

“Với triển vọng phát triển công nghệ in 3D, chúng tôi mong muốn bước tiến này phủ sóng ứng dụng hàng loạt cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố cũng như từng bước triển khai ở các bệnh viện địa phương chỉ đạo tuyến. Cái hay của công nghệ này là chúng tôi gửi phần mềm tới địa phương và hướng dẫn cho đội ngũ y – bác sĩ, kỹ thuật viên tại chỗ để quét đưa ra những thông số. Sau đó, đội ngũ của bệnh viện sẽ đến từng địa phương khám lại và từ dữ liệu này sẽ đưa ra lộ trình, kế hoạch điều trị cho bệnh nhân” – lãnh đạo Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp kỳ vọng. 

Những con số “biết nói”

Nghiên cứu tại bệnh viện từ năm 2006 đến 2016, kết quả điều trị đạt là 78,6%. Nhóm tuân thủ số giờ mặc áo nẹp đúng chỉ định 23 giờ/ngày có tỉ lệ đáp ứng tốt lên đến 94%. Góc vẹo cột sống trung bình lúc bắt đầu điều trị là 30, 90. Độ Risser trung bình lúc bắt đầu điều trị là 2,52. Các trẻ được điều trị bằng áo nẹp nắn chỉnh Boston – Chêneau từ lúc phát hiện cho đến khi trưởng thành xương (Risser độ 5). Thời gian điều trị dài nhất là 6 năm và ngắn nhất là 2 năm. Kết quả điều trị đạt được ở mức 78,6%, mức cải thiện và ổn định là 78,6%. Trong thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (TP HCM) đã khám và điều trị nắn chỉnh cho trên 800 bệnh nhi vẹo cột sống vô căn nguyên phát. Số lượng bệnh nhân ngày càng tăng nên việc sản xuất bằng công nghệ in 3D mới đáp ứng kịp nhu cầu.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH với 35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất nằm trong danh mục này.

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH- Ảnh 1.

Khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Cụ thể: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp, bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; bệnh bụi phổi than nghề nghiệp; bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; bệnh hen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng; bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; bệnh giảm áp nghề nghiệp; bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân; bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ; bệnh phóng xạ nghề nghiệp; bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp; bệnh nốt dầu nghề nghiệp; bệnh sạm da nghề nghiệp; bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm; bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài; bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

Ngoài ra, còn có bệnh Leptospira nghề nghiệp; bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp; bệnh lao nghề nghiệp; nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; bệnh viêm gan virus C nghề nghiệp; bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp và bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Dự thảo thông tư mới này không có sự thay đổi về số lượng bệnh nghề nghiệp nhưng có sự thay đổi tên một số bệnh. Chẳng hạn bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp được bổ sung thành bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

Dự thảo cũng nêu rõ, người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần hạn chế tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó; điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời; điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH- Ảnh 2.

Bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động có xu hướng gia tăng

Một số bệnh nghề nghiệp khác như bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, do rung cục bộ hoặc toàn thân và ung thư nghề nghiệp; ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.

Bộ Y tế cũng đề nghị các viện thuộc hệ y tế dự phòng, các trường đại học y, dược chủ động nghiên cứu, đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế xem xét bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.

Bệnh nghề nghiệp mới nhất được Bộ Y tế đưa vào danh mục này là bệnh COVID-19, được bổ sung vào tháng 2-2023,

Bộ Y tế thực tế cho thấy tình trạng còn nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra đã gây tổn thất về người và tài sản, để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho người lao động và hệ thống an sinh xã hội.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 659 phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020- 2030. Mục tiêu, đến năm 2025, 50% người lao động tại cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và đạt 100% vào năm 2030.

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện: Bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Cứu người đàn ông ngưng tim do điện giật

Sáng 11-5, bác sĩ CKII Võ Tuấn Trường, Giám đốc Bệnh viện quận Bình Tân (TP HCM), cho hay nơi đây vừa cứu sống nam bệnh nhân (32 tuổi) bị tai nạn điện giật ngưng tim.

Cứu người đàn ông ngưng tim do điện giật- Ảnh 1.

Những bước sơ cứu nạn nhân ngưng tim do điện giật

Trước đó, chiều 10-5, bệnh nhân được đưa vào cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ đã xử trí cấp cứu đặt nội khí quản, hỗ trợ hô hấp, sốc điện, đồng thời ấn tim, vừa lập đường truyền, truyền thuốc trợ tim, bù dịch và điện giải cho bệnh nhân.

Sau 15 phút căng thẳng giành giật sự sống, những tiếng đập của tim cũng dần trở lại với người bệnh. Tiếp tục được điều trị tích cực sau đó, bệnh nhân bắt đầu có những nhịp tự thở, phản xạ đồng tử đáp ứng.

Tuy nhiên, do tri giác người bệnh chưa có dấu hiệu hồi phục, bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn với bệnh viện tuyến trên để có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Nhận định đây là trường hợp cần can thiệp những biện pháp chuyên sâu, ê kíp trực đã nhanh chóng chuyển người bệnh đến bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Bệnh viện quận Bình Tân có đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu ngoại viện. Khi có trường hợp cấp cứu, người dân có thể liên hệ số tổng đài 1900.633.504 hoặc số điện thoại Khoa Cấp cứu (028).37.541.784 để được hỗ trợ.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nhiều người trẻ phải nhập viện do nhiễm giun đũa từ thú cưng

Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, bệnh giun đũa chó mèo gây ra các tổn thương ở gan, ở não, ở lách, thận và gây ra hiện tượng miễn dịch dị ứng, ngứa, nổi mẩn kéo dài.

Mỗi năm có khoảng 20.000 người nhiễm bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo được phát hiện và điều trị ở tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc.

Nhiều người trẻ phải nhập viện do nhiễm giun đũa từ thú cưng- Ảnh 1.

Ấu trùng giun đũa chó, mèo gây tổn thương trên da người

Thống kê tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) cho thấy riêng trong năm 2023, bệnh viện đã tiếp nhận thăm khám, điều trị cho hơn 15.500 người nhiễm giun đũa chó mèo.

“Trong người, trứng giun đũa chó mèo không thể phát triển thành giun mà ở dạng ấu trùng. Các ấu trùng này đi đến phổi, não, gan…, đặc biệt gây ngứa ở da. Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun sán”- ông Cảnh nói.

Tiến sĩ-bác sĩ Trần Huy Thọ, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), cho biết giun đũa chó, mèo (toxocara canis) khi trên vật chủ (sống trong ruột chó, mèo) sẽ đẻ trứng. Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh.

Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường, hiện nay nhiều người nuôi thú cưng, nhất là giới trẻ thường có thói quen ôm ấp thú cưng, chơi cùng, ngủ cùng chó mèo và coi vật nuôi trong nhà là những người bạn thân thiết. Đây là nguy cơ tiềm ẩn nhiễm giun đũa chó, mèo và nhiều căn bệnh khác.

Nhiều người trẻ phải nhập viện do nhiễm giun đũa từ thú cưng- Ảnh 2.

Tổn thương do lây bệnh từ chó mèo

Người bị nhiễm giun đũa, giun móc từ chó, mèo thường tới viện trong tình trạng bị ngứa dữ dội, tổn thương, nhiễm trùng trên da đã nhiều năm.

“Đáng nói là khi bị ngứa trong tiềm thức người bệnh thường nghĩ ngay tới các bệnh về da liễu và đi khám chuyên khoa da liễu, chuyên khoa dị ứng, miễn dịch nhưng điều trị bệnh không thuyên giảm. Nhiều bệnh nhân điều trị da liễu tới 5 năm, 10 năm nhưng không khỏi. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để khám thì phát hiện nhiễm ký sinh trùng từ chó, mèo”- bác sĩ Thọ nói.

Để không bị nhiễm ấu trùng giun đũa từ chó mèo, bác sĩ Thọ khuyến cáo không nên ăn ngủ chung, ôm hôn chó mèo. Nên vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo, bát đựng thức ăn, chất thải của chó, mèo nên xử lý và vệ sinh sạch sẽ.

Nên tẩy giun định kỳ cho chó, mèo định kỳ 3-6 tháng/lần để giảm nguy cơ truyền bệnh từ chó mèo lây sang cho người.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Lúc trầm cảm, lúc “vui” quá độ: Những món ăn này sẽ cứu bạn

Theo News-Medical, một công trình mới của Đại học Nam Úc cho thấy axit béo omega-6, vốn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm rất phổ biến, có thể giúp đẩy lùi chứng rối loạn lưỡng cực. Đây là dạng rối loạn tâm trạng suy nhược, biểu hiện đặc trưng là các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm tái phát.

Lúc trầm cảm, lúc

Thực phẩm giàu omega-6 có thể giúp ngừa rối loạn lưỡng cực, một vấn đề đặc trưng bởi các pha hưng – trầm cảm đan xen, tái phát – Ảnh đồ họa AI

Mặc dù nguyên nhân của nó vẫn chưa rõ ràng nhưng các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chứng lưỡng cực có khả năng di truyền cao.

Nếu cha mẹ bị lưỡng cực thì 1/10 số con có nguy cơ mắc chứng này.

Nếu giai đoạn trầm cảm có biểu hiện đặc trưng là tâm trạng buồn bã, chán nản, cảm thấy vô giá trị hay nặng nề nhất là nghĩ đến cái chết; thì trong giai đoạn hưng cảm, sự “cao hứng” quá độ có thể dẫn đến hành vi mất kiểm soát, liều lĩnh, gây thiệt hại cho cá nhân và người xung quanh.

Trên toàn cầu, cứ 8 người thì có 1 người mắc bệnh tâm thần, với khoảng 40 triệu người mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Trong đó, tỉ lệ ở người trên 16 tuổi ở Úc là 3%.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 913 chất chuyển hóa trên 14.296 người châu Âu, phát hiện 33 chất (chủ yếu là lipid) có liên quan đến nguy cơ rối loạn lưỡng cực.

Trong đó, nổi trội nhất là axit arachidonic (AA) là một loại axit béo omega-6 không bão hòa đa.

Các phân tích cho thấy sự dồi dào AA trong cơ thể giúp giảm rõ rệt nguy cơ phát triển chứng rối loạn lưỡng cực, trong khi mức độ thấp làm tăng nguy cơ.

Cách để có lượng axit béo omega-6 dồi dào rất đa dạng. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn omega-6 tốt nhất.

Trong thực phẩm, loại axit béo này xuất hiện trong thịt, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá – đặc biệt là cá hồi, các loại đậu và hạt, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật.

Omega-6 cũng được biết đến là tốt cho sức khỏe tim mạch, não bộ, da, xương…

Theo trưởng nhóm nghiên cứu David Stacey, thách thức phía trước là tìm hiểu cặn kẽ xem bổ sung omega-6 có ích lợi lên chứng rối loạn lưỡng cực vào những giai đoạn nào trong đời, cũng như nó có giúp ích cho các bệnh nhân đã được chẩn đoán hay không.

Thế nhưng, về cơ bản, phát hiện này là một bước tiến lớn, gợi ý về cách khá dễ dàng để chống lại phần nào một trong những vẫn đề khá nan giải trong tâm thần học.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

TP HCM sẽ có trung tâm tầm soát ung bướu

 tổ chức ngày 10-5. Theo đó, ngành y tế đang trình các cấp thẩm quyền trong việc xúc tiến xây trung tâm tầm soát ung bướu để phát hiện sớm bệnh, giúp điều trị hiệu quả, đỡ tốn kém.

Theo bác sĩ Tuấn, cơ sở 2 của bệnh viện đã triển khai toàn bộ hoạt động được hơn 1 năm. Từ khi về cơ sở mới, lượng bệnh nhân đến điều trị ngày càng tăng với mỗi ngày tiếp nhận khoảng 4.800 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó 81% là bệnh nhân từ các tỉnh, thành trên cả nước; mổ hơn 37.000 trường hợp; xạ trị 180.000 trường hợp và hóa trị 300.000 trường hợp.

TP HCM sẽ có trung tâm tầm soát ung bướu- Ảnh 1.

Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ mắc mới ung thư thuộc nhóm trung bình của thế giới nhưng lại thuộc nhóm tử vong cao tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu tại 3 bệnh viện nước ta cho thấy do bệnh nhân chủ yếu phát hiện bệnh trễ (giai đoạn 3-4) chiếm 50%-80%. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao phát hiện sớm hơn. Tại Hàn Quốc, Nhật Bản dù tỉ lệ người bệnh mắc mới cao hơn Việt Nam nhưng tỉ lệ tử vong thấp hơn, bởi họ có chương trình tầm soát bệnh tốt giúp phát hiện bệnh sớm.

Gần 10 năm qua, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cũng có khoa tầm soát ung thư chuyên tầm soát từ khi chưa có triệu chứng. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao vì đa phần bệnh nhân đến khám khi có triệu chứng. Bên cạnh đó, cơ sở 1 thời điểm đó cơ sở vật chất chưa đáp ứng… 

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Thông tin bất ngờ vụ 1 người chết, nhiều người nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Ngày 10-5, đại diện UBND TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) cho biết liên quan đến vụ việc 1 người tử vong, 18 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại phường Hoàng Diệu, Trung tâm Y tế TP Thái Bình đã chủ trì, phối hợp với UBND phường Hoàng Diệu, Công an phường, Trạm Y tế phường tổ chức đoàn kiểm tra tiến hành điều tra, xác minh làm rõ.

Thông tin bất ngờ vụ 1 người chết, nhiều người nhập viện sau khi ăn tiết canh dê- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế TP Thái Bình về kết quả xác minh cho thấy ngày 1-5 và ngày 2-5, gia đình ông P.V.H. (trú tổ dân phố số 5, phường Hoàng Diệu) tổ chức đãi cỗ nhân dịp gia đình chuẩn bị làm đám cưới cho con gái.

Bữa ăn trưa 1-5 có khoảng 20 mâm cỗ với 120 người ăn, thực đơn gồm các món: Thịt gà rang, tôm kho, canh dưa cà, tiết canh dê (dê giết mổ tại Ninh Bình và vận chuyển tiết, thịt về Thái Bình; nhân để làm tiết canh là tai, gan, cuống họng lợn đã luộc chín), mỗi mâm có 1 bát to tiết canh để người ăn tự lấy ăn theo nhu cầu.

Buổi chiều 1-5 và sáng 2-5, gia đình ông H. tiếp tục tổ chức đãi với thực đơn gồm: Gà luộc, tôm chao, chân giò hầm, dê tái, mèo xào, mực xào, ba ba nấu chuối, giò bò, xôi ruốc và cơm tám.

Đến 16 giờ ngày 4-5, ông P.T.T. (SN 1957) là người tham gia ăn các bữa cỗ nói trên có triệu chứng sốt nhẹ, ho, khó thở, đau tức hai bên sườn phải nên đã đến thăm khám và nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình điều trị. Khoảng 20 giờ cùng ngày, ông T. có diễn biến nặng nên đã được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội.

Đến khoảng 4 giờ 8 phút ngày 5-5, bệnh nhân đã tử vong và được chẩn đoán là nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ngừng tuần hoàn/gout.

Cũng theo báo cáo của Trung tâm Y tế TP Thái Bình, khoảng 22 giờ ngày 5-5, khi biết tin ông P.T.T. tử vong, một số người tham gia ăn cỗ cùng ông T. ngày 1-5 và 2-5 đã thông tin cho nhau, rồi lần lượt đến Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình để thăm khám, điều trị.

Trong đó, có 9 người khai triệu chứng nặng và được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình chuyển tuyến lên Bệnh viện Bạch Mai để khám và điều trị. Số người ở lại khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là 9 người.

Đoàn kiểm tra, xác minh đã tiến hành làm việc với các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình thăm khám, điều trị cho những người nói trên; đồng thời làm việc với những người khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Bệnh viện Bạch Mai (đã xuất viện về nhà).

Kết quả làm việc cho thấy, tối 5-5, Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình tiếp nhận 8 bệnh nhân, sáng hôm sau tiếp nhận thêm 1 bệnh nhân nhập viện với lý do ngày 1-5 có ăn tiết canh dê với bệnh nhân P.T.T..

Từ khi tiếp nhận 9 bệnh nhân, quá trình xét nghiệm, khám và điều trị, Khoa Truyền nhiễm chưa phát hiện triệu chứng gì liên quan đến bệnh liên cầu lợn, ngộ độc thực phẩm, sức khỏe của 9 bệnh nhân nói trên hoàn toàn bình thường.

Các bác sĩ đã tiến hành làm xét nghiệm và điều trị kháng sinh dự phòng, điều trị triệu chứng cho các bệnh nhân nói trên. Đến sáng ngày 7-5, các bệnh nhân đã viết đơn cam kết, đề nghị được xuất viện về đi làm.

Quá trình làm việc, tất cả các bệnh nhân (cả ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Bạch Mai) đều khai do thấy ông P.T.T. tử vong, vì ngày 1-5, họ có ăn tiết canh dê cùng ông T. và cùng ông T. ăn 2 bữa cỗ ngày 2-5 nên lo sợ ông T. tử vong do liên cầu lợn.

Đồng thời, những người này còn thấy anh N.V.T. và anh P.V.Q. bị dị ứng nổi mẩn ngứa khắp người (sau này mới biết là dị ứng do ăn sứa và ăn gỏi cá) nên đã cùng nhau vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình khai với bác sĩ bị các triệu chứng như sốt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng… để được khám và điều trị tại bệnh viện, thậm chí tự khai báo triệu chứng nặng để được chuyển tuyến.

“Trên thực tế tất cả xác nhận sức khỏe đều bình thường, không bị bất kì ảnh hưởng gì. Do đều là họ hàng với nhau nên đã gọi điện cho nhau để trao đổi thông tin. Tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Bạch Mai chưa có kết quả xét nghiệm cấy máu, còn các xét nghiệm khác đều bình thường”- Trung tâm Y tế TP Thái Bình thông tin.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Tin mới về sự cố y khoa tại BV Đa khoa Quảng Nam

Ngày 10-5, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết vừa tiếp tục gửi công văn yêu cầu Bệnh viện (BV) Đa khoa Quảng Nam báo cáo nội dung liên quan đến trường hợp bệnh nhân N.T.M.L (SN 1988; trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

Tin mới về sự cố y khoa tại BV Đa khoa Quảng Nam- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam

Theo ông Mười, để làm rõ hơn nguyên nhân sự cố y khoa đối với trường hợp nói trên và có đầy đủ thông tin báo cáo Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định, Sở Y tế đề nghị BV Đa khoa Quảng Nam triển khai giải quyết sự cố y khoa và báo cáo tất cả các nội dung liên quan đến sự cố y khoa tại bệnh viện kể từ khi bệnh nhân L. nhập viện đến khi ra viện.

Cụ thể, báo cáo phải trình bày được các nội dung gồm quá trình điều trị của bệnh nhân từ khi nhập viện đến khi ra viện; việc giải quyết của bệnh viện khi có phản ánh từ dư luận và công văn chỉ đạo rà soát của Sở Y tế, bao gồm công tác nhận diện và báo cáo sự cố y khoa theo quy định.

Việc tổ chức triển khai đánh giá và kết luận của Hội đồng chuyên môn của bệnh viện; việc quản lý và ứng xử truyền thông về sự cố y khoa.

Việc định hướng xử lý các vi phạm của cá nhân, tập thể theo đúng quy định (nếu có); các biện pháp, giải pháp khắc phục của bệnh viện.

Trong công văn, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh đây là nội dung quan trọng, đề nghị BV đa khoa Quảng Nam báo cáo về Sở trước 16 giờ ngày 11-5, để báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Y tế theo đúng quy định.

Trong ngày 10-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cũng đã có báo cáo nhanh gửi Bộ Y tế. Trong báo cáo, Sở Y tế cho biết khi có báo cáo cụ thể từ BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam, Sở sẽ tập hợp để báo cáo Bộ.

Trước đó, ngày 8-5, ông Nguyễn Tam Thăng, Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã ký báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam liên quan đến trường hợp trên.

Tin mới về sự cố y khoa tại BV Đa khoa Quảng Nam- Ảnh 2.

Kết luận của Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam tại báo cáo ngày 8-5

Trong đó, BV Đa khoa Quảng Nam giải thích dựa vào kết quả siêu âm, chẩn đoán khi hội chẩn “u bì buồng trứng phải”, tuy nhiên khi phẫu thuật, phẫu thuật viên nội soi thám sát ổ bụng phát hiện “u bì buồng trứng trái”. Phẫu thuật viên tiến hành bóc u và gửi bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh đúng quy định.

Tuy nhiên, tại thời điểm trong mổ, phẫu thuật viên có thám sát buồng trứng phải qua nội soi ổ bụng nhưng không thấy khối u ở buồng trứng phải như ghi nhận trong bản tường trình phẫu thuật.

BV đưa ra kết luận Khoa Phụ sản chưa tuân thủ quy trình phẫu thuật: Khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp mổ phải tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh; đánh giá tổn thương trong mổ còn hạn chế.

Công tác tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh chưa tốt, nhất là khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp mổ, sau phẫu thuật và khi ra viện, làm cho người bệnh hoang mang, lo lắng và thắc mắc.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, chị L. phản ánh kết quả siêu âm tại BV kết luận chị bị “u nang bì buồng trứng phải” nhưng khi nhận giấy ra viện thì mới biết là chị được phẫu thuật “bóc tách u nang bì buồng trứng trái”.

Khi có dư luận phản ánh, ngày 6-5, Sở Y tế có công văn yêu cầu BV Đa khoa Quảng Nam báo cáo trước 9 giờ trưa 7-5 nhưng BV không chấp hành. Sáng 8-5, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tiếp tục có công văn lần 2, yêu cầu báo cáo trước 11 giờ trưa cùng ngày nhưng đến chiều BV mới báo cáo.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Điều dưỡng được nâng cao tay nghề vì sức khoẻ bệnh nhân

Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế điều dưỡng 12-5 và tập huấn về “Giao tiếp chuyên nghiệp trong an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc” với hơn 350 đại biểu đại diện cho hơn 1.800 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên của bệnh viện tham dự.

Điều dưỡng được nâng cao tay nghề vì sức khoẻ bệnh nhân- Ảnh 1.

Điều dưỡng bệnh viện chăm sóc cho một bệnh nhi.

Buổi tập huấn bao gồm các nội dung như áp dụng công cụ AIDET và SBAR trong giao tiếp và giao tiếp trong tình huống chuyên biệt – thái độ và cách tiếp cận. Mục tiêu tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị bệnh nhân và đem đến sự hài lòng cao nhất cho người bệnh.

Điều dưỡng được nâng cao tay nghề vì sức khoẻ bệnh nhân- Ảnh 2.

Nữ điều dưỡng chăm sóc trẻ sơ sinh.

Bệnh viện Trung ương Huế có gần 1.800 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, chiếm gần 50% cán bộ, viên chức, người lao động toàn viện. Lực lượng điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh, trong phát triển các dịch vụ kỹ thuật nhất là các kỹ thuật cao, chuyên sâu trong các lĩnh vực ghép tế bào gốc, ghép tạng, ung thư, tim mạch, phẫu thuật, hồi sức, đột quỵ…

Tại buổi tọa đàm, ThS – BS CKII Hoàng Thị Lan Hương – Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế mong muốn đội ngũ điều dưỡng bệnh viện cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình trong chăm sóc cho người bệnh 24/24 giờ, hỗ trợ bệnh nhân về vệ sinh, dinh dưỡng và các hoạt động hàng ngày khác. Bên cạnh đó là theo dõi những diễn biến trên người bệnh để có kế hoạch chăm sóc phù hợp nhất, thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ và các kỹ thuật chăm sóc; chia sẻ, tư vấn cho bệnh nhân cả trong lĩnh vực tâm lý, tình cảm, văn hóa xã hội… luôn lấy người bệnh làm trung tâm và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Khuyến cáo trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra ngày 10-5, sau khi không ít người lo ngại về phản ứng sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca.

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu- Ảnh 1.

Vắc-xin AstraZeneca là 1 trong 14 loại vắc-xin COVID-19 được cấp phép

Bộ Y tế cũng cho biết đánh giá phản ứng huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu liên quan đến vắc-xin AstraZeneca là tác dụng phụ rất hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn sau tiêm. Kể từ tháng 7-2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin này.

Vắc-xin của AstraZeneca là 1 trong 14 loại vắc-xin COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Vắc-xin này hiện là một trong những vắc-xin được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 170 quốc gia đã cấp phép sử dụng khẩn cấp và hơn 2 tỉ liều được tiêm chủng toàn cầu.

Vắc-xin AstraZeneca đã được chứng minh qua thực tiễn sử dụng rộng rãi là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giảm tử vong do COVID-19.

WHO khuyến cáo sử dụng vắc-xin AstraZeneca là an toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên.

Tác dụng phụ hiếm gặp như tình trạng huyết khối kèm hội chứng giảm tiểu cầu ước tính là 1 trên 100.000 người lớn được tiêm và xảy ra trong khoảng 3-21 ngày, một số ít trường hợp xảy ra sau 42 ngày. Một thống kê khác của GAVI cho thấy tỉ lệ ghi nhận tại Anh là 4/1.000.000 người (tương đương 0,4/100.000 người).

Các nghiên cứu cũng cho biết tỉ lệ huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm vắc-xin thấp hơn nhiều so với tỉ lệ mắc phải hội chứng này sau khi mắc COVID-19.

Với tỉ lệ rất hiếm gặp của huyết khối kèm giảm tiểu cầu, WHO và Cơ quan Dược phẩm Châu Âu – EMA đều khẳng định lợi ích của việc tiêm chủng vắc-xin này trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 vượt xa so với rủi ro.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh những người đã tiêm vắc-xin này không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Nữ bác sĩ Bệnh viện K gặp nạn ở quán cà phê, nguy cơ bị liệt

Những ngày qua mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin về trường hợp nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý (29 tuổi, quê quán Diễn Châu, Nghệ An) có nguy cơ liệt hoàn toàn sau tai nạn nghiêm trọng ở quán cà phê.

Ngày 9-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Nữ bác sĩ Bệnh viện K gặp nạn ở quán cà phê, nguy cơ bị liệt- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nghe báo cáo về sức khỏe của nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý

Thông tin về tình trạng sức khỏe của nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý, các thầy thuốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết sau tai nạn hy hữu xảy ra tối 20-4 vừa qua Lý nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, vỡ nhiều thân đốt sống, tổn thương tủy sống làm hai chân liệt hoàn toàn, gãy nhiều xương sườn gây chấn thương ngực kín, tràn máu tràn khí màng phổi hai bên, chấn thương gan độ 4, chấn thương lách độ 2.

3 ngày sau khi nhập viện, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã phẫu thuật cho Lý. Mới đây, bác sĩ Lý tiếp tục được phẫu thuật lần 2. Hiện bệnh nhân đang theo dõi sức khỏe tại phòng hậu phẫu.

Chia sẻ với bác sĩ Lý, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn động viên nữ bác sĩ cố gắng vượt qua những cơn đau thể chất, yên tâm điều trị. Ông cũng yêu cầu các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tập trung hỗ trợ tối đa, sát sao quá trình điều trị cho nữ bác sĩ.

Nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý vừa tốt nghiệp bác sĩ nội trú ung thư, hiện đang công tác tại Bệnh viện K. 

Tối 20-4, khi cùng bạn bè uống cà phê tại phố Thái Hà (Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội). Trời đổ cơn giông, một tấm kính lớn từ tầng 2 của tòa nhà đã đổ sập xuống người cô.

Ngay lập tức, bạn bè đã đưa bác sĩ Lý vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Bố của bác sĩ Lý là ông Hoàng Văn Thành cho biết khoảng 21 giờ 45 phút, khi chuẩn bị đi ngủ, ông bất ngờ nhận được số điện thoại lạ gọi đến. Đó là giọng nói của con gái. Khi đó con gái có nói: “Bố ơi, con bị thương nặng lắm. Con sắp hôn mê rồi. Bố sắp xếp ra Hà Nội giúp con. Con cảm ơn công sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ”.

“Nghe vậy, lúc đầu tôi tôi còn tưởng con nói đùa, vì số điện thoại lạ. Nhưng con nói thêm mình được bạn đưa vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu, đây là điện thoại của bạn. Lúc này, chân tay tôi bủn rủn, hụt hẫng vô cùng. Vợ và con trai ở quê cũng điện thoại và kể về việc Lý gọi về nhà. Chúng tôi vội vàng ra Hà Nội”- ông Thành chia sẻ.

Đến nay, sau nhiều ngày điều trị, bác sĩ Lý tỉnh táo, có thể giao tiếp đơn giản với người thân. Tuy nhiên, cô bị liệt nửa thân dưới do chấn thương ở cột sống và cần quá trình hồi phục lâu dài.

Nữ bác sĩ Bệnh viện K gặp nạn ở quán cà phê, nguy cơ bị liệt- Ảnh 2.

Bác sĩ Hoàng Minh Lý và hiện trường tai nạn ở quán cà phê. Ảnh: PT

Bố của Lý cho biết từ lớp 1 đến khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú, con gái đều đạt loại giỏi. “Lý rất tự lập, con còn ấp ủ nhiều dự định, còn muốn đi nước ngoài học tiến sĩ. Con cũng được ký hợp đồng làm việc tại Bệnh viện K cách đây không lâu”- ông nói.

Được biết, hiện mẹ của bác sĩ Lý cũng đang bị bệnh U Lympho, một thể bệnh ung thư máu tiên lượng nặng, hiện cũng đang điều trị tại bệnh viện K. Bố của chị Lý là bộ đội làm việc xa nhà từ lâu, chị Lý còn một người em trai.

Chứng kiến gia đình chật vật xoay xở viện phí để điều trị cho bác sĩ Lý, những ngày qua trên mạng xã hội, bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương quê Nghệ An… đã có nhiều thông tin kêu gọi mọi người chung tay, góp sức hỗ trợ, chia sẻ và động viên nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Làm điều này trong bữa ăn, tăng 39% nguy cơ ung thư dạ dày

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí y học Gastric Cancer cho thấy nguy cơ ung thư dạ dày sẽ tăng cao ở những người thường xuyên phải rắc muối hay thêm nước chấm chứa muối vào món ăn mà đối với người khác đã đủ đậm đà.

Nhóm tác giả Đại học Vienna, Đại học Y khoa Vienna (Áo) và Đại học Queen’s Belfast (Anh), đã đưa ra kết luận này dựa trên kết quả phân tích dữ liệu hơn 470.000 người được thu thập bởi Ngân hàng dữ liệu Biobank của Anh.

Làm điều này trong bữa ăn, tăng 39% nguy cơ ung thư dạ dày- Ảnh 1.

Thói quen ăn uống quá đậm đà có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày – Ảnh đồ họa AI

Tất cả những người tham gia nghiên cứu được thu thập dữ liệu chi tiết về tình hình sức khỏe trong nhiều năm, chế độ ăn, bao gồm một câu hỏi chung “Bạn có thường xuyên thêm muối vào thức ăn của mình không?”.

Sau 11 năm theo dõi, những người luôn thêm muối vào món ăn đã được nêm nếm tăng tới 41% nguy cơ mắc ung thư dạ dày khi so sánh với những người không bao giờ hoặc hiếm khi cần thêm muối.

Nghiên cứu chưa đi sâu vào phân tích cơ chế liên quan giữa việc tiêu thụ nhiều muối và ung thư dạ dày, tuy nhiên một số nghiên cứu trước đó đã đưa giả thuyết về vai trò của muối trong việc phá vỡ niêm mạc dạ dày và tạo điều kiện cho vi khuẩn HP tấn công.

Nhiễm HP được biết đến là làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Muối cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày thông qua các cơ chế độc lập với nhiễm HP, ví dụ bằng cách làm tổn thương biểu mô dạ dày khi phối hợp với các hợp chất có thể gây ung thư trong thực phẩm, đồ dùng, khói thuốc lá…

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến hàng thứ 5, với tỉ lệ mắc cao nhất ở châu Á, tiếp theo là Đông Âu và châu Mỹ Latin. Đó cũng là những nơi mà người dân có thói quen ăn mặn.

Gần đây, một nghiên cứu của Nhật Bản, công bố trên tạp chí y học European Journal of Nutrition, cũng chỉ ra thói quen ăn cá khô – vốn được tẩm rất nhiều muối – của một số người dân Nhật cũng có thể làm tăng cao nguy cơ ung thư dạ dày.

Ngoài ra, việc ăn nhiều muối cũng luôn được các chuyên gia y tế cảnh báo là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cao huyết áp – tình trạng mạn tính có thể dẫn đến nhiều biến cố tim mạch chết người.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật bên trái: Bệnh viện xin lỗi

Ngày 10-5, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết đang yêu cầu các cơ quan chuyên môn tổng hợp, báo cáo về quá trình điều trị bệnh nhân N.T.M.L (SN 1988; trú xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế.

Liên quan đến trường hợp này, ngày 8-5, ông Nguyễn Tam Thăng, Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam đã ký báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.

Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật bên trái: Bệnh viện xin lỗi- Ảnh 1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

Theo báo cáo này, bệnh nhân L. siêu âm ngày 16-4 phát hiện “u nang bì buồng trứng phải”, sau đó được cho nhập viện. Ngày 22-4, BV tiến hành siêu âm đầu dò tử cung phần phụ (siêu âm trước mổ) phát hiện buồng trứng trái có khối echo hỗn hợp có bóng lưng, kích thước 48x51mm, kết luận “u bì buồng trứng trái”.

Biên bản hội chẩn phẫu thuật lúc 16 giờ 15 phút ngày 22-4 kết luận “u nang bì buồng trứng phải”, hướng điều trị phẫu thuật nội soi bóc nang buồng trứng.

Ca phẫu thuật được tiến hành lúc 8 giờ ngày 23-4 và kết thúc lúc 9 giờ cùng ngày, chẩn đoán trước phẫu thuật là “u bì buồng trứng phải”.

Tường trình phẫu thuật như sau: “Vào Trocart quan sát thấy tử cung bình thường, phần phụ phải bình thường. Gan lách trong giới hạn bình thường, không có dịch ổ bụng. U nang bì buồng trứng trái kích thước khoảng 3×4 cm. Tiến hành bóc u nang bì buồng trứng trái. Đốt cầm máu, kiểm tra kỹ phẫu trường ổn định. Đóng lỗ Trocart. Gửi mẫu bệnh phẩm làm Giải phẫu bệnh lý. Máu mất khoảng 50 ml. Chẩn đoán sau phẫu thuật là “u bì buồng trứng trái”.

Ngày 27-4, sau phẫu thuật, BV tiến hành siêu âm đầu dò kiểm tra tử cung phần phụ, xác định buồng trứng phải có hai cấu trúc tăng âm đồng nhất, giới hạn rõ KT 20x22mm, 32×25 mm, buồng trứng trái bình thường. Kết luận “theo dõi u bì buồng trứng phải”. Qua 7 ngày điều trị, bệnh ổn định, cho ra viện ngày 29-4.

Siêu âm u nang buồng trứng phải, phẫu thuật bên trái: Bệnh viện xin lỗi- Ảnh 2.

BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam thừa nhận Khoa Phụ sản chưa tuân thủ quy trình phẫu thuật

BV Đa khoa Quảng Nam giải thích dựa vào kết quả siêu âm, chẩn đoán khi hội chẩn “u bì buồng trứng phải”, tuy nhiên khi phẫu thuật, phẫu thuật viên nội soi thám sát ổ bụng phát hiện “u bì buồng trứng trái”. Phẫu thuật viên tiến hành bóc u và gửi bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh đúng quy định.

Tuy nhiên, tại thời điểm trong mổ, phẫu thuật viên có thám sát buồng trứng phải qua nội soi ổ bụng nhưng không thấy khối u ở buồng trứng phải như ghi nhận trong bản tường trình phẫu thuật.

Việc chẩn đoán vị trí khối u bình thường trên siêu âm trước mổ thường không thể chính xác tuyệt đối. Vấn đề này, BV nhận định kết quả siêu âm chỉ giúp định hướng chẩn đoán, nên việc nội soi thám sát ổ bụng phát hiện u bì buồng trứng trái giúp chẩn đoán xác định, đã thể hiện rõ ở phiếu tường trình phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh.

BV thừa nhận công tác tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh chưa tốt, nhất là khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp mổ, sau phẫu thuật và khi ra viện.

Từ đó, BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam đưa ra kết luận Khoa Phụ sản chưa tuân thủ quy trình phẫu thuật: Khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp mổ phải tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh; đánh giá tổn thương trong mổ còn hạn chế.

Công tác tư vấn cho người bệnh và người nhà người bệnh chưa tốt, nhất là khi có thay đổi chẩn đoán, phương pháp mổ, sau phẫu thuật và khi ra viện, làm cho người bệnh hoang mang, lo lắng và thắc mắc.

Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Hội đồng khoa học kỹ thuật BV sẽ tổ chức họp xem xét, đánh giá và xử lý theo quy định.

Sức khỏe | Báo Người Lao Động Online

close(x)
close(x)